Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

luat la ma (1) :Phân tích bản chất và quá trình tiến hóa khái niệm quyền sở hữu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỞ BÀI
NỘI DUNG
I.Khái niệm quyền sở hữu và bản chất quyền sở hữu
1. Tìm hiểu chung về Luật La Mã
2. Khái niệm quyền sở hữu
3. Bản chất quyền sở hữu
3.1.Quyền sở hữu có tính độc quyền vĩnh viễn, được bảo vệ nhưng các tính
chất đó có thể điều chỉnh lại cho phù hơp hợp với hoàn cảnh thực tế và sự tiến
bộ của chính quan niệm về quyền sở hữu.
3.2.Có tính độc quyền, nhưng người sở hữu cũng có thể mang tính chất chung
trong trường hợp hai người trở lên cùng sở hữu đối với một tài sản .
II. Quá trình tiến hóa khái niệm quyền sở hữu
1.Tài sản thể hiện tư cách nhân thân của chủ sở hữu chứ chưa có khái niệm
quyền sở hữu
2.Quyền sở hữu vật là quyền của chủ thể được chi phối tuyệt đối và theo ý chí
của mình đối với vật.
3.Quyền sở hữu vật được hiểu thông qua việc liệt kê cụ thể các quyền năng
cấu thành của chủ sở hữu đối với vật của mình.
4. Mở rộng hơn khái niệm quyền sở hữu vật (thuộc thế hệ thứ ba) sang liệt kê
các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu tài sản nói chung (bao gồm vật, tiền và
cả các tài sản vô hình).
KẾT BÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ BÀI
Luật La Mã ra đời rất sớm vào khoảng thế kỉ VI – IV TCN khi Nhà nước La


Mã hình thành. Tuy nhiên, thời kì cộng hòa trở đi là giai đoạn phát triển hưng thịnh
nhất của luật La Mã. Vào thời kì này, lãnh thổ đế quóc La Mã được mở rộng nhất
và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Luật La Mã lúc này có những phát triển
vượt bậc như: đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có tính giá trị pháp lí cao, kĩ thuật
lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng. Thêm đó, bộ luật điều chỉnh hầu
hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt là quan hệ trọng lĩnh vực dân
sự về quyền sở hữu .Chính vì vậy em xin chọn đề tài :“ Phân tích bản chất và quá
trình tiến hóa khái niệm quyền sở hữu”
NỘI DUNG
I.Khái niệm quyền sở hữu và bản chất quyền sở hữu
1. Tìm hiểu chung về Luật La Mã
Khái niệm luật La Mã rất rộng, được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví
dụ luật La Mã là truyền thống luật La Mã trong lịch sử pháp luật châu Âu, dựa trên
Bộ Luật Justinian; luật La Mã còn được hiểu là luật thông dụng (Ius Commune)
được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu ; luật La Mã còn là một trường phái luật
pháp theo xu hướng bảo tồn những nguyên tắc của luật La Mã… Thế nhưng khi
nhắc đến khái niệm luật La Mã chúng ta phải hiểu rằng đó là luật pháp của nhà
nước La Mã cổ đại kéo dài suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến
thế kỷ VI sau Công nguyên). Những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực xây dựng pháp
luật của nhà nước La Mã là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất trong
lịch sử nhân loại, có thể so sánh với Kim tự tháp của Ai Cập, Vạn lý trường thành
của Trung quốc… Theo Ăng- ghen: “Luật La Mã là hình thức pháp luật hoàn thiện
nhất dựa trên cơ sở tư hữu. Sự thể hiện pháp lý những điều kiện sống và những
xung đột xã hội trong đó thống trị tư hữu mà những nhà làm luật sau đó không thể
mang thêm điều gì hoàn thiện hơn…”.
Cho đến ngày nay, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi tại sao kỹ thuật xây dựng luật
pháp của các luật gia La Mã lại hoàn thiện đến mức khó tin như vậy. Chỉ lấy một ví
dụ trong phần hợp đồng thì so với luật pháp hiện đại người ta chỉ thấy thiếu một
loại hợp đồng duy nhất, đó là hợp đồng bảo hiểm.
2



Sẽ không thái quá khi nói rằng luật La Mã là cơ sở, là nền tảng của pháp luật hầu
hết các nước trên thế giới và đối với những nhà làm luật, những người nghiên cứu
luật pháp thì việc nghiên cứu luật La Mã là điều gần như không thể bỏ qua.
Gomsten cho rằng: “Nghiên cứu luật pháp phải bắt đầu từ luật La Mã, bởi vì nếu
không nghiên cứu luật La Mã thì tổn phí biết bao công sức một cách vô ích để tìm
thấy cái mà người ta đã tìm thấy từ lâu”.
Nói đến luật La Mã chúng ta không thể không nhắc tới Luật XII bảng, Bộ Luật
Justinian, tên tuổi các luật gia La Mã nổi tiếng như Gai, Pavel, Ulpian, Modestin,
Papinian và Hoàng đế Justinian.
Khái niệm luật “dân sự” La Mã rộng hơn so với khái niệm luật dân sự Việt Nam,
bao gồm cả tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều
chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, thừa kế, thực hiện công việc
không có ủy quyền, được lợi tài sản không có căn cứ… T
2. Khái niệm quyền sở hữu
Chế định quyền sở hữu là chế định duy nhất mà các luật gia La Mã chưa đưa
ra được khái niệm chính xác về quyền sở hữu cũng như nội dung quyền sở hữu,
nhưng họ đã chỉ ra được những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Những
quyền năng đó bao gồm: quyền sử dụng tài sản (Ius Utendi) đây là quyền khai thác
những lợi ích kinh tế từ tài sản phù hợp với tính năng, tác dụng của tài sản đó;
quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fruendi) về nguyên tắc chủ sở hữu là
người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình; quyền định
đoạt tài sản (Ius Abutendi) bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phận
pháp lý của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng, thậm chí là hủy bỏ; quyền chiếm
hữu tài sản (Ius Possidendi) và quyền đòi lại tài sản (Ius Vicicandi). Về nguyên tắc
chung, chủ sở hữu tài sản có toàn quyền đối với tài sản của mình, thực hiện hành vi
mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó,Theo TS. Bùi Đăng Hiếu, khái niệm quyền sở hữu được đề cập
theo ba góc độ khác nhau, đó là:

Thứ nhất, quyền sở hữu được tiếp cận dưới góc độ là một quan hệ pháp luật
quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Theo góc độ này thì quyền sở hữu được phân

3


tích với đầy đủ các bộ phận cấu thành của bất cứ một quan hệ pháp luật nói chung
như chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt...
Thứ hai, khái niệm quyền sở hữu có thể được tiếp cận dưới góc độ là tập hợp
các quy phạm pháp luật về sở hữu (theo nghĩa khách quan). Dưới góc độ này thì
việc tiếp cận với vấn đề quyền sở hữu sẽ được thực hiện thông qua các văn bản quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Các quy
phạm này chứa đựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ
luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Với ý nghĩa là một chế định pháp luật, quyền sở hữu ra đời cùng với sự ra
đời của Nhà nước, khi mà giai cấp thống trị sử dụng công cụ pháp luật để điều tiết
lợi ích trong xã hội, đồng thời khẳng định quyền lực Nhà nước đối với khối tài sản
to lớn của xã hội, áp đặt ý chí của mình đối với các giai cấp, tầng lớp và cá nhân
trong việc phân chia của cải vật chất trong xã hội. Với ý nghĩa như vậy và trong
mối quan hệ với sở hữu (khách quan), thì quyền sở hữu mang tính chủ quan.
Nhưng trong mối quan hệ với quyền chủ thể thì quyền sở hữu, một chế định pháp
luật mang tính khách quan. TS. Đào Trí Úc đã nhận xét về tính khách quan và chủ
quan của quyền sở hữu như sau:
"Quyền sở hữu là một chế định pháp luật. Vì vậy nó mang tính chất chủ
quan ở nghĩa là sự ghi nhận của Nhà nước đối với nó. Vì tính chủ quan đó mà
chúng ta mới thấy tình hình điều chỉnh của pháp luật đối với chế độ sở hữu có khi
kịp thời, có khi không kịp thời hoặc thậm chí là duy ý chí, có lúc hiệu quả, có lúc
không hiệu quả.
Nhưng nếu xét trên bình diện phản ánh, chế định quyền sở hữu là khách
quan, bởi vì pháp luật của Nhà nước chẳng qua chỉ là sự thể chế hóa, "đưa lên

thành luật" những quan hệ kinh tế khách quan về sản xuất, tiêu dùng, lưu thông,
tức là quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm do con người tạo ra".
Tóm lại, với ý nghĩa là một chế định pháp luật, quyền sở hữu là tổng hợp các
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa
người với người (Nhà nước, cá nhân và pháp nhân) về việc chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản.

4


Thứ ba, khái niệm quyền sở hữu được hiểu dưới góc độ là mức độ xử sự
(quyền năng) mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất
định (như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) lên tài sản theo ý chí của mình (theo
nghĩa chủ quan). Dưới góc độ này, quyền sở hữu được coi là một trong những
quyền năng cơ bản nhất mà một chủ thể có thể có được đối với tài sản (bên cạnh
các quyền khác đối với tài sản như quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề,
quyền dụng ích cá nhân,...).
Những quyền năng này đồng thời là nội dung quyền sở hữu, quyền chủ thể
của sở hữu chủ. Mặc dù chưa đưa ra được khái niệm chung nhất về quyền sở hữu
tài sản song nhưng nhà làm luật La Mã đã xây dựng tương đối đầy đủ nhưng quyền
năng của chủ sở hữu hợp pháp, đặc biệt là những quy định về quyền chiếm hữu tài
sản đã trở thành căn cứ pháp lí quan trọng để chủ sở hữu tài sản khi có tài sản bị
xâm hại có cơ sở để bảo vệ quyền tài sản của mình và người xét xử có cơ sở pháp
lí để bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản hợp pháp. Chế định về quyền sở hữu tài
sản đã thể hiện kỹ thuật lập pháp tiến bộ của nhà nước La Mã cổ đại, làm cơ sở xây
dựng, hoàn thiện khái niệm, nội dung quyền sở hữu - vấn đề có ý nghĩa quan trọng
của pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật đương đại.
3. Bản chất quyền sở hữu
Quyền sở hữu của Luật La mã có một số bản chất cơ bản sau:
3.1.Quyền sở hữu có tính độc quyền vĩnh viễn, được bảo vệ nhưng các tính

chất đó có thể điều chỉnh lại cho phù hơp hợp với hoàn cảnh thực tế và sự tiến
bộ của chính quan niệm về quyền sở hữu.
Xét vấn để này dưới góc độ dân sự- trong lĩnh vự tư pháp bảo vệ quyền sở
hữu là một trong những quyền năng của chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản từ chiếm
hữu bất hợp pháp khi chủ sở hữu tài sản mất quyền chiếm hữu . Chủ sở hữu mất
quyền chiếm hữu ( nguyên đơn) có quyền yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp
(bị đơn) phải trả lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp ( kể cả người chiếm hữu
ngay tình hay không ngay tình) trong những trường hợp nhất định bị đơn có thể là
người hiện tại không chiếm hữu vật( bị đơn đã chuyển tài sản,cất dấu tài sản,..)
trong trường hợp naỳ họ bị coi là cất dấu vật. Tuy nhiên, người chủ sở hữu phải
chứng minh được người đang chiếm giữ tài sản kia là bất hợp pháp và tài sản
( vật ) là vật đặc định.Đối tượng của việc đòi tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp
5


bao gồm vật cùng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong suốt thời gian chiếm
hữu. Bên cạnh đó, người chiếm hữu ngay tình phải chịu trách nhiệm đối với tài sản
kể từ thời điểm có yêu cầu (kiện) và hoa lợi, lợi tức thu được đang còn mà không
phải là giá trị hoa lợi lợi tức thu được. Những chi phí mà người chiếm hữu ngay
tình bỏ để ra để bao quản, gìn giữ tài sản, chủ sở hữu tài sản phải trả lại cho người
chiếm hữu ngay tình nếu chi phí đó là cần thiết. Chủ sở hữu tài sản còn phải hoàn
lại cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí làm tăng giá trị của tài sản nếu
việc tách những phần hoàn lại không làm hại đến tài sản. Ngoài ra người chiếm
hữu ngay tình có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu. Đối với người chiếm hữu
không ngay tình họ phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại về tài sản trong suốt
thời gian chiếm hữu; phải hoàn trả lại hoa lợi lợi tứ thu được hoặc đáng ra thu được
từ tài sản trong suốt thời gian chiếm hữu.Nếu hoa lợi lợi tức thu được không còn
họ phải hoàn trả lại giá trị của hoa lợi lợi tức đó. Những chi phí mà người chiếm
hữu không ngay tình bỏ ra để bảo quan, gửi giữ tài sản không được chủ sở hữu
hoàn lại trừ chi phí đó là cần thiết. Kẻ căp không được hoàn lại bất cứ thứ gì

3.2.Có tính độc quyền, nhưng người sở hữu cũng có thể mang tính chất
chung trong trường hợp hai người trở lên cùng sở hữu đối với một tài sản .
Thông thường một tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể , trong trường hợp
một tài sản thuộc sở hữu của hai hay nhiều chủ thể thì tài sản đó thuộc sở hữu
chung .Theo quan điểm của các nhà luật gia La mã , mỗi đồng chủ sở hữu có phần
quyền nhất định trên toàn bộ tài sản mà không phải là phần tài sản điều này dẫn
đến hậu quả là quyền một chủ thể trong các đồng sở hữu chủ bị mất thì quyền của
các chủ thể còn lại sẽ được mở rộng đối với toàn bộ vật và nếu một phân của tài
sản bị tiêu hủy thì tất cả các chủ sở hữu cũng bị thiệt hại .Sở hữu chung có thể
hình thành từ giao dịch so hai chủ sở hữu xác lập, thỏa thuận (ví dụ: hai người
cùng mua một tài sản) hoặc một cách độc lập với ý chí của chủ sở hữu chung( Ví
dụ hai người cùng nhận một khôi di sản thừa kế). Bên cạnh đó nguyên tắc các đồng
sở hữu chủ thực hiện quyền sở hữu trên cơ sở cùng nhau thỏa thuận thì phần
quyền của các đồng chủ sở hữu có thể bằng nhau nhưng cũng có thể không bằng
nhau. Bất cứ thay đổi nào đối với tài sản thuộc sở hữu chung ( quyền đối với tài
sản chung) đều phải có sự đồng thuận của các chủ sở hữu. Mỗi chủ sở hữu đều có
quyền yêu cầu chia tài sản chung. Trong trường hợp không thỏa thuận được phân
chia tài sản , quan tòa có thể phân chia tài sản thành các phần và xác định cụ thể
từng chủ sở hữu chung có quyền đối với phần cụ thể trong khối tài sản chung đó.
6


Nếu tài sản là vật không chia được thì áp dung theo nguyên tắc người nhận tài sản
phải trong số các đồng chủ sở hữu phải thanh toán gia trị phần tài sản còn lại cho
các đồng chủ sở hữu khác.
Ngoài ra , quyền sở hữu có bản chất tính vĩnh viễn nhưng quyền sở hữu của
một người có thể được xác lập cho một người khác.

II. Quá trình tiến hóa khái niệm quyền sở hữu
Khái niệm quyền sở hữu được hình thành rất sớm do đó cùng với sự phát

triểncủa đất nước nó đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa khác nhau nhưng chưa có tài
liệu nào có thể khẳng định được chính xác thời điểm hình thành khái niệm quyền sở
hữu. Từ đó, có thể khái quát hoá quá trình phát triển của khái niệm quyền sở hữu
thông qua bốn thế hệ cơ bản, thể hiện bốn cách hiểu khác nhau về quyền sở hữu:
1.Tài sản thể hiện tư cách nhân thân của chủ sở hữu chứ chưa có khái niệm
quyền sở hữu
Đây là giai đoạn sơ khai trong lịch sử phát triển chế định sở hữu. Khái niệm
quyền sở hữu ban đầu được hiểu khác xa rất nhiều so với cách hiểu của chúng ta
ngày nay. Trong giai đoạn sơ khai này mới chỉ có khái niệm chủ sở hữu chứ chưa
có khái niệm quyền sở hữu. Tài sản khi đó được hiểu như là sự tiếp nối tư cách cá
nhân của chủ sở hữu. Ai xâm phạm đến tài sản của một người (lấy mất con thú săn
được, hoa trái thu lượm được) là xúc phạm tới cá nhân người đó. Thời La mã cổ
đại có quan niệm rằng: Một người kiện kẻ trộm không phải vì mình có quyền sở
hữu, mà vì người ăn trộm đã xúc phạm đến danh dự của mình thông qua hành vi ăn
trộm đó. Kẻ trộm khi đó bị coi là kẻ xúc phạm (bị kiện theo phương thức kiện hành
vi trộm cắp – actio furti), chứ chưa được coi là người chiếm hữu bất hợp pháp tài
sản của người khác (chưa áp dụng các phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu như
kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình – actio rei vindicatio, hay phương thức
kiện đòi lại tài sản bị trộm – condictio furtiva). Quan niệm đó dẫn đến một loạt các
hệ quả pháp lý quan trọng sau đây:
Theo quan niệm đó mà pháp luật La mã giai đoạn cổ đại đã quy định cho
phép chủ sở hữu không những được lấy lại tài sản bị trộm mà còn được trả thù lại
sự xúc phạm đó đối với kẻ trộm: chặt tay, giam giữ, giết, bán làm nô lệ, phạt gấp
7


nhiều lần tài sản trộm, …(1). Cần lưu ý rằng trộm cắp thời đó được coi là vi phạm
tư pháp và được điều chỉnh bởi hệ thống luật tư, chứ không phải bởi luật công như
ngày nay.
Nếu tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không có sự xúc phạm đến nhân thân của

chủ sở hữu (Ví dụ như: chủ sở hữu cho người khác mượn tài sản, sau đó người
mượn
Cũng theo quan niệm đó mà Luật La mã thời kỳ cổ đại đã từng quy định
rằng, nếu như có nhiều kẻ trộm cùng ăn trộm một tài sản, thì hành vi của mỗi kẻ
trộm được coi là những sự xúc phạm riêng biệt đối với chủ sở hữu. Khi đó mỗi kẻ
trộm phải trả cho người bị trộm toàn bộ tài sản đã ăn trộm (có bao nhiêu kẻ trộm
cùng thực hiện việc trộm cắp thì chủ sở hữu được hưởng ngần ấy lần tài sản của
mình)(3). Ví dụ như hai kẻ trộm cùng ăn trộm một con ngựa, thì khi bị bắt mỗi kẻ
trộm phải nộp cho người bị trộm một con ngựa.
Do tài sản là sự tiếp nối tư cách nhân thân của chủ sở hữu, do đó khi chủ sở
hữu chết thì tư cách nhân thân chấm dứt, tài sản trở thành vô chủ. Một số tài liệu
khảo cổ cho thấy thời xa xưa tại nhiều dân tộc có tồn tại tập quán rằng sau khi một
người chết đi thì tài sản của người đó (tiền bạc, đồ dùng quý giá, thậm chí cả nô lệ)
cũng được chôn theo. Cùng với đó một nguyên tắc pháp lý được hình thành dưới
thời La mã cổ đại có nội dung như sau: “Việc lấy đi tài sản của người chết không
được coi là ăn trộm” – “Rei hereditariae furtum non fit”(4). Trong giai đoạn này
chế định thừa kế chưa được hình thành rõ nét, chưa có quy định cụ thể cho việc
dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống.
2.Quyền sở hữu vật là quyền của chủ thể được chi phối tuyệt đối và theo ý chí
của mình đối với vật.
Với sự phát triển của giao lưu dân sự, thì khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ
hai dần được hình thành và được hiểu là “quyền thống trị tuyệt đối của một chủ thể
lên vật”. Quyền sở hữu là một loại vật quyền quan trọng nhất thể hiện sự phụ thuộc
tuyệt đối và vô hạn của vật đối với chủ sở hữu. Chủ sở hữu có mọi quyền năng đối
với vật. Việc xác lập quyền sở hữu đối với vật trả lời cho câu hỏi: Vật này của ai?
Đối với một vật cụ thể thì không thể có bất kỳ chủ thể nào có nhiều quyền
năng hơn chính chủ sở hữu vật đó. Mọi hành vi tác động lên vật hoàn toàn phụ
8



thuộc vào ý chí của chính chủ sở hữu đó. Các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu
được khái quát hoá là: 1) Tính chất tuyệt đối, 2) Tính độc nhất, 3) Mọi xử sự, 4)
Theo ý chí của chủ sở hữu, 5) Vô thời hạn, 6) Việc thực hiện quyền sở hữu không
dẫn tới chấm dứt quyền sở hữu đó. Cũng từ khi có cách hiểu này mà chủ sở hữu
mới được bảo vệ bằng những phương thực kiện vật quyền. Ví dụ như kiện đòi lại
tài sản thuộc sở hữu của mình (rei vindicatio).
Cũng trong giai đoạn này mới hình thành nên nguyên tắc: “Một người không
thể chuyển giao cho người khác nhiều hơn những gì mình có” (. Và hệ quả trực
tiếp của nguyên tắc này là: nếu như tài sản đã được chuyển giao từ người chiếm
hữu bất hợp pháp sang cho người thứ ba thông qua giao dịch dân sự thì chủ sở hữu
vẫn được đòi lại tài sản từ người thứ ba đó. Ví dụ như một người mua phải tài sản
do trộm cắp có được thì phải trả lại cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu đòi lại. Bởi lẽ
bản thân kẻ trộm không có quyền sở hữu đối với vật trộm được, do đó không thể
chuyển giao quyền sở hữu sang cho người mua (không thể chuyển giao cái mà
chình mình không có), khi đó người mua phải tài sản trộm cắp sẽ không thể trở
thành chủ sở hữu tài sản mua được.
Tại đây phát sinh một vấn đề: Khi đó một người khi mua tài sản nào đó
thường sẽ rất băn khoăn rằng: Không biết người bán cho mình có đích thực là chủ
sở hữu tài sản không. Nếu người bán mà không phải chủ sở hữu tài sản thì đến một
lúc nào đó sau khi mua chủ sở hữu sẽ đến đòi lại, bên mua khi đó bị buộc phải trả
lại cho chủ sở hữu tài sản mình đã mua. Nhằm khắc phục tận gốc vấn đề đó mà
pháp luật các nước mới bắt đầu hình thành cơ chế đăng ký tài sản. Phương thức
đăng ký tài sản đó ban đầu được áp dụng đối với bất động sản, sau đó áp dụng dần
cho các loại tài sản khác là động sản.
Cách hiểu này đã cho phép chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với tài sản, do
đó ở thế hệ thứ hai này ta không thấy có sự liệt kê các quyền năng cơ bản của chủ
sở hữu.
3.Quyền sở hữu vật được hiểu thông qua việc liệt kê cụ thể các quyền năng
cấu thành của chủ sở hữu đối với vật của mình.
Trên thực tế thì trong một xã hội công dân, mọi hành vi của mỗi thành viên,

trong đó kể cả hành vi đối với tài sản của chính mình, cũng chỉ giới hạn trong

9


phạm vi cho phép sao cho không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể khác, cũng như lợi ích của toàn xã hội, của cộng đồng nói chung.
Chính vì lý do đó quyền năng của chủ sở hữu mới luôn bị hạn chế trong một
giới hạn luật định. Quyền năng vô hạn của chủ sở hữu đối với vật “của mình” chỉ
được thể hiện với ý nghĩa lớn hơn so với bất kỳ một chủ thể nào khác, chứ không
bao giờ có thể nhiều hơn những gì pháp luật quy định. Nói cách khác, quyền sở
hữu khi đó được hiểu là tập hợp một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp
luật quy định. Bắt đầu hình thành khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ ba – liệt kê cụ
thể các quyền năng cấu thành của quyền sở hữu vật. Cách hiểu này được sử dụng
rộng rãi trong pháp luật nhiều quốc gia những thế kỷ vừa qua.
Dưới thời cộng hoà La mã thì quyền sở hữu được hiểu bao gồm năm quyền
năng là: 1) Quyền chiếm hữu, 2) Quyền sử dụng, 3) Quyền hưởng dụng lợi ích từ
việc sử dụng vật, 4) Quyền định đoạt số phận vật, 5) Quyền kiện đòi lại vật từ
người chiếm hữu bất hợp pháp.
Điều 544 Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp quy định rằng chủ sở hữu tài sản có hai
quyền năng là “hưởng thụ và định đoạt vật một cách tuyệt đối, miễn là không sử
dụng tài sản vào những việc mà pháp luật cấm”. Theo quy định tại Điều 903 Bộ
luật dân sự Liên bang Đức thì chủ sở hữu vật có hai quyền năng “định đoạt vật
theo ý chí của mình và được bảo vệ khỏi mọi sự tác động của người khác lên vật”.
Pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh- Mỹ thì lại liệt kê cụ thể
hơn nữa các quyền năng của chủ sở hữu vật (thậm chí có thể có đến 10 –12 quyền
năng). Điểm đặc biệt ở chỗ các quyền năng này lại có thể được hình thành theo các
nhóm không giống nhau tại nhiều chủ thể khác nhau.
Trong các tài liệu nghiên cứu của các luật gia trên thế giới cũng có thể hiện
rất nhiều các quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề liệt kê các quyền năng của

chủ sở hữu vật. Luật gia Italia Pugliatti cho rằng quyền sở hữu bao gồm hai quyền
năng cơ bản là quyền sử dụng và quyền định đoạt(5). Luật gia người Đức Haas T.
bên cạnh ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt lại muốn bổ sung thêm
quyền năng thứ tư là quyền quản lý(6).
Một số luật gia muốn đưa ra hàng loạt các quyền năng cụ thể mà chủ sở hữu
có thể có được để ghép chúng vào với nhau theo từng ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ như:
10


luật gia Honore A. nêu ra danh mục mười một các quyền năng và yếu tố khác nhau
của quyền sở hữu:
“1) Quyền chiếm hữu (hiểu theo nghĩa hẹp như nắm giữ cơ học)
2) Quyền sử dụng (trực tiếp tác động để khai thác công dụng hữu ích của vật)
3) Quyền quản lý (Quyết định việc cho ai sử dụng và sử dụng như thế nào)
4) Quyền thu lợi tức (thu nhận các lợi ích vật chất từ hai quyền trên)
5) Quyền tiêu huỷ, tiêu dùng, thay đổi vật theo ý muốn của mình.
6) Quyền bảo quản giữ gìn, không cho người khác tước đoạt.
7) Quyền chuyển giao vật;
8 ) Tính chất vô thời hạn;
9) Không được sử dụng vật với mục đích gây hại cho người khác;
10) Có thể mang đi bảo đảm trả nợ, bị xử lý cho việc trả nợ
11) Quyền khôi phục lại các quyền năng nêu trên khi chúng bị xâm phạm”(7)
Một số luật gia khác (như luật gia Mỹ Becker) hưởng ứng theo quan điểm này và
còn bổ sung thêm rằng trong mỗi ngữ cảnh khác nhau thì nội dung quyền sở hữu
có thể khác nhau, chỉ cần trong đó có ít nhất một trong 5 quyền năng đầu tiên là
được. Hệ quả từ đó, quan điểm này cho phép tồn tại nhiều loại quyền sở hữu cùng
tồn tại song song đối với một vật(8 ).
4. Mở rộng hơn khái niệm quyền sở hữu vật (thuộc thế hệ thứ ba) sang liệt kê
các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu tài sản nói chung (bao gồm vật, tiền và
cả các tài sản vô hình).

Khái niệm quyền sở hữu của Luật dân sự Việt nam, cũng như của Liên bang
Nga và của một số nước Đông Âu khác, đang ở vào thế hệ thứ tư này. Theo đó
quyền sở hữu vật được mở rộng thành quyền sở hữu tài sản nói chung (cho cả vật,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản) và được hiểu thông qua ba
quyền năng cấu thành là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Khoản 1 Điều 209 Bộ luật

11


dân sự Liên bang Nga quy định rằng: “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản của mình”(9).
Khái niệm quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt nam hiện nay thuộc thế
hệ thứ tư này. Điều 173 Bộ luật dân sự quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của pháp luật”.
Trong BLDS có chứa các quy định về quyền sở hữu các tài sản vô hình (quyền sở
hữu đối với quyền tài sản). Ví dụ như tại Điều 422 BLDS về đối tượng của hợp
đồng mua bán có quy định rằng “3- Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua
bán là quyền tài sản, thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh
quyền đó thuộc sở hữu của bên bán”.
Hoặc ví dụ như Điều 442 BLDS về hợp đồng mua bán quyền tài sản có quy
định rằng “1- Trong trường hợp mua bán quyền tài sản, thì bên bán phải chuyển
giấy tờ và làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải
trả tiền cho bên bán.
3- Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua
nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ
thời điểm đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định”.
Như vậy, khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ tư này đang được coi là hoàn
thiện nhất và thông dụng nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên ngay từ bây giờ
cách hiểu đó cũng vẫn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được.

Các vấn đề này là hệ quả tất yếu của việc áp dụng cơ chế ba quyền năng đồng thời
cho nhiều loại tài sản khác nhau (vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài
sản).
KẾT BÀI
Trải qua mấy ngàn năm, luật La Mã nói chung và chế định về quyền sở hữu
nói riêng vẫn là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng luật
La Mã là một phần không thể thiếu được của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho
đến nay một số quy phạm của luật La Mã không còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ
hiểu bởi vì điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã khoảng
haingànnăm về trước khác xa so với bây giờ.).
12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật La Mã - Đại học Luật Hà Nội - Nxb.CAND.
2. TS. Bùi Đăng Hiếu – Đại học Luật Hà Nội - TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5 NĂM
2003
3. Bộ luật Dân sự Việt Nam.
4. Giaó trình Luật La Mã đại học cần thơ( NXB Chính trị quốc gia)
5.

13



×