CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Thời gian thực hiện: 03 tuần (Từ ngày 16/09/2013 đến ngày 04/10/2013).
Các chỉ số đánh giá: 5, 8, 9, 16, 18, 28, 29, 30, 61, 73, 89, 108, 115.
I. MỤC TIÊU
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Tự mặc và cởi được áo, quần (CS 5).
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS 9).
- Tự rửa mặt chảy răng hàng ngày (CS 16).
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS 18).
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của
một vật so với một vât khác (CS 108).
- Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
(CS 115).
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc
nhiên, sợ hãi (CS 61).
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp (CS
73).
- Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình (CS 89).
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (CS 28).
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (CS 29).
- Đề xuất trò chơi và họat động thể hiện sở thích của bản thân (CS 30).
5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (CS 8).
II. NỘI DUNG
TT
1
Tên chủ đề
nhánh
Tôi là ai? (CS
9, 16, 29, 61,
115)
Nội dung
Hoạt động
1. Phát triển thể chất
- Tập luyện kỹ năng chải
răng, rửa mặt, lau mặt.
- Vệ sinh răng miệng sau
khi ăn, trước khi ngủ, sáng
ngủ dậy.
- Nhảy lò cò 5m.
- Trò chuyện: Lợi ích của
việc giữ gìn vệ sinh cơ thể
như cách rửa tay, rửa mặt,
đánh răng.
- Hoạt động tự vệ sinh tự
phục vụ trước sau khi ăn.
- Hoạt động LĐVS: “ Lau
mặt”, “ Chải răng”.
- HĐH: Nhảy lò cò 5m và
đổi chân theo yêu cầu.
2. Phát triển nhận thức
- Nhận ra sự giống nhau
của 2 hoặc một nhóm đối
tượng.
- Nhận ra sự khác biệt của
một đối tượng trong nhóm
so với những cái khác.
- Giải thích đúng khi loại
bỏ đối tượng khác biệt đó.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nhận ra thái độ khác
nhau của người nói
chuyện với mình qua ngữ
điệu khác nhau của lời
nói.
- Nhận ra đặc điểm tính
cách của nhân vật qua sắc
thái, ngữ điệu lời nói của
các nhân vật
- Sử dụng giọng điệu khác
nhau kể lại chuyện hoặc
một sự kiện.
- Thể hiện được cảm xúc
của bản thân qua ngữ điệu
của lời nói.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Sở thích, khả năng của
bản thân.
- Vị trí và trách nhiệm của
bản thân trong gia đình và
lớp học.
- Trò chuyện về cách phân
biệt đồ dùng, đồ chơi cá
nhân.
- HĐH: LQVT “Đếm đến 6,
nhận biết số 6”.
- Trò chuyện: về một số
trạng thái cảm xúc khi vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi….
qua lời nói.
- HĐVC: Đóng kịch “Giấc
mơ kỳ diệu”.
- HĐH: Truyện “Ai đáng
khen nhiều hơn”.
- Trò chuyện: giúp trẻ nói
lên sở thích của bản thân.
HĐH: Truyện “Câu
chuyện của tay trái và tay
phải”
2
5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ
để tạo thành bức tranh có
màu sắc hài hòa, bố cục
cân đối.
- Lựa chọn nguyên vật liệu
để tạo sản phẩm.
Cơ thể của tôi 1. Phát triển thể chất
(CS 5, 28, 89, - Các loại cử động bàn tay,
108)
ngón tay và cổ tay.
- Lắp ráp các hình, xâu
luốn các hạt, buộc dây.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa.
- Tự mặc và cởi được
quần.
- Lăn bóng bằng 2 tay và
đi theo bóng.
2. Phát triển nhận thức
- Xác định vị trí của đồ vật
( phía trước – phía sau,
phía trên – phía dưới, phía
phải – phía trái) so với bản
thân, với bạn khác, với
một vật nào đó làm chuẩn.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Sao chép tên của bản
thân theo trật tự cố định
trong các hoạt động.
- Nhận ra tên của mình
trên các bảng ký hiệu đồ
dùng cá nhân và tranh vẽ.
- Biết viết tên của mình
- Trò chuyện về bạn trai, bạn
gái.
- HĐH: Vẽ “Chân dung của
bé”
- Trò chuyện: Trò chuyện về
một sồ đồ dùng để mặc phù
hợp với thời tiết từng mùa để
bảo vệ sức khỏe.
- HĐVC: Chơi xâu hạt, luồn
hột, hạt, tết đồ chơi…
- Thực hành “ Mặc quần áo”.
- HĐH: “Lăn bóng bằng 2
tay và đi theo bóng” (tiết 1)
- Trò chuyện: về vị trí của
các bộ phận trên cơ thể trẻ
và tác dụng của chúng.
- HĐVC: Mẹ con, Bác sĩ,
Phòng khám răng, siêu thị
đồ chơi.
- HĐH: LQVT “Xác định
phía phải – phía trái của bạn
khác”
- Trò chuyện: nói về ý nghĩa
tên của trẻ và cách nhận ra
các chữ cái trong tên của
mình.
- HĐVC: Trang trí thiệp sinh
nhật và viết tên của mình
vào thiệp, hát theo nội dung
dưới các sản phẩm.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Lựa chọn và sử dụng
trang phục phù hợp với
giới tính, thời tiết
- Ích lợi của mặc trang
phục phù hợp.
3
Tôi cần gì để
lớn lên và
khỏe mạnh?
(CS 8, 18, 30,
73)
5. Phát triển thẩm mỹ
- Lựa chọn nguyên vật liệu
để tạo sản phẩm.
- Biết sử dụng một số kỹ
năng nặn để tạo sản phẩm.
1. Phát triển thể chất
- Lăn bóng bằng 2 tay và
đi theo bóng.
- Chải, vuốt tóc khi bù rối.
- Chỉnh lại quần áo khi bị
xộc xệch, phủi bụi đất khi
dính bẩn.
tranh vẽ về chủ đề bản thân,
Cửa hàng bán đồ dùng sinh
nhật…
- HĐNT: dùng phấn viết tên
của trẻ, xếp hột hát, dùng
các nét rời ghép tên của
trẻ….
- HĐH: LQCC “a, ă, â”.
- Trò chuyện: Sở thích, tính
cách đẹp, giữ vệ sinh sức
khỏe, hành vi văn minh lễ
phép.
- HĐH: Truyện “Đôi tai xấu
xí”.
- Trò chuyện về cơ thể bé.
- Nặn “Búp bê”.
- Trò chuyện: Về một số
món ăn chế biến từ nhóm
thực phẩm giúp cơ thể khỏe
mạnh.
- HĐH: “Lăn bóng bằng 2
tay và đi theo bóng” (tiết 2)
- Trò chuyện: Hằng ngày cô
nhắc trẻ tự biết chải khi thấy
tóc rối, luôn giữ quần áo gọn
gàng.
- Hoạt động lao động tự
phục vụ (thay quần áo) sau
giờ ăn và trước khi về.
- Hoạt động LĐVS: “ Chảy
tóc”.
2. Phát triển nhận thức
- So sánh số lượng của ba
nhóm đối tượng bằng các
cách khác nhau và nói
được kết quả: bằng nhau,
nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nói và thể hiện cử chỉ
điệu bộ, nét mặt phù hợp
với yêu cầu, hoàn cảnh
giao tiếp.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Mạnh dạn, tự tin nêu ý
kiến cá nhân trong việc
lựa chọn trò chơi, đồ chơi
và các hoạt động khác
theo sở thích của bản thân.
- LQVT “So sánh, thêm bớt
trong phạm vi 6”.
- Trò chuyện: về cách điều
chỉnh giọng nói cho phù hợp
với hoàn cảnh và nhu cầu
giao tiếp trong sinh hoạt
hàng ngày.
- HĐVC: Mẹ con, Bác sĩ,
Phòng khám răng, siêu thị
đồ chơi.
- Tạo hình huống trong các
hoạt động hàng ngày như
giờ ngũ, trong giờ hoạt động
đón trà trẻ…
- HĐH: Truyện “Gấu con bị
đau răng”.
- Trò chuyện: Giới thiệu, trò
chuyện với trẻ về cách chọn
góc chơi và đề xuất trò chơi
theo ý thích riêng của trẻ và
thực hiện vai trò của nhóm
trường trong quá trình chơi.
- HĐVC: mẹ con; phòng
khám răng, cửa háng thực
phẩm, siêu thị đồ chơi…
- HĐH: Hát “Vì sao mèo rửa
mặt”.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng - Trò chuyện: cách nhận biết
cắt, xé dán tạo thành bức vị trí trước sau của một số
tranh có bố cục cân đối
giấy thủ công thường dùng.
- Ghép và dán hình đã cắt - HĐH: Xé dán “Đồ dùng cá
theo mẫu.
nhân của bé”.
NHÁNH: TÔI LÀ AI?
Từ ngày 16/09/2013 đến ngày 20/09/2013
TT
1
Tên chủ đề
nhánh
Tôi là ai? (CS
9, 16, 29, 61,
115)
Nội dung
1. Phát triển thể chất
- Tập luyện kỹ năng chải
răng, rửa mặt, lau mặt.
- Vệ sinh răng miệng sau
khi ăn, trước khi ngủ, sáng
ngủ dậy
- Nhảy lò cò 5m.
Hoạt động
- Trò chuyện: Lợi ích của
việc giữ gìn vệ sinh cơ thể
như cách rửa tay, rửa mặt,
đánh răng.
- Hoạt động tự vệ sinh tự
phục vụ trước sau khi ăn.
- Hoạt động LĐVS: “ Lau
mặt”, “ Chải răng”.
- HĐH: Nhảy lò cò 5m và
đổi chân theo yêu cầu.
2. Phát triển nhận thức
- Nhận ra sự giống nhau - Trò chuyện vè cách phân
của 2 hoặc một nhóm đối biệt đồ dùng, đồ chơi cá
tượng
nhân.
- Nhận ra sự khác biệt của
một đối tượng trong nhóm
so với những cái khác.
- Giải thích đúng khi loại
bỏ đối tượng khác biệt đó.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nhận ra thái độ khác
nhau của người nói
chuyện với mình qua ngữ
điệu khác nhau của lời
nói.
- Nhận ra đặc điểm tính
cách của nhân vật qua sắc
thái, ngữ điệu lời nói của
các nhân vật
- Sử dụng giọng điệu khác
nhau kể lại chuyện hoặc
một sự kiện.
- Thể hiện được cảm xúc
của bản thân qua ngữ điệu
của lời nói.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Sở thích, khả năng của
bản thân.
- Vị trí và trách nhiệm của
bản thân trong gia đình và
lớp học. 29
5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ
để tạo thành bức tranh có
màu sắc hài hòa, bố cục
cân đối.
- Lựa chọn nguyên vật liệu
để tạo sản phẩm.
- HĐH: LQVT “Đếm đến 6,
nhận biết số 6”.
- Trò chuyện: về một số
trạng thái cảm xúc khi vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi….
qua lời nói.
- HĐVC: Đóng kịch “Giấc
mơ kỳ diệu”.
- HĐH: Truyện “Ai đáng
khen nhiều hơn”.
- Trò chuyện: giúp trẻ nói
lên sở thích của bản thân.
HĐH: Truyện “Câu
chuyện của tay trái và tay
phải”.
- Trò chuyện về bạn trai, bạn
gái.
- HĐH: Vẽ “Chân dung của
bé”.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Bản thân
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Thời gian thực hiện: 16/09/2013 đến ngày 20/09/2013
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
PTNT
PTNN
PTTC-XH
PTTM
- Trò chuyện: Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể như cách rửa
tay, rửa mặt, đánh răng.
Đón trẻ, trò
- Trò chuyện về cách phân biệt đồ dùng, đồ chơi cá nhân.
chuyện,
- Trò chuyện: về một số trạng thái cảm xúc khi vui, buồn, ngạc
điểm danh
nhiên, sợ hãi…. qua lời nói.
- Trò chuyện: giúp trẻ nói lên sở thích của bản thân.
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”.
- Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao.
Thể dục
- Chân 2: Ngồi khụy gối.
sáng
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên.
- Bật 2: Bật nhảy tại chỗ.
Nhảy lò cò
LQVT
Truyện “Ai
Truyện
Vẽ “Chân
5m và đổi
“Đếm đến đáng khen
“Câu
dung của
Hoạt động
chân theo 6, nhận biết nhiều hơn”. chuyện của
bé”.
học
yêu cầu
số 6”.
tay trái và
tay phải”.
Hoạt động - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ:
ngoài trời
Quan sát
Trò chuyện
Vẽ hình
Hướng dẫn
Tổ chức
tranh cơ thể về đôi bàn
bạn trai,
bé minh
cho trẻ chơi
bé.
tay.
bạn gái trên họa “Tay với đồ chơi
Tên hoạt
động
- TCVĐ:
Úp lá khoai
Hoạt động
góc
Trả trẻ
- TCVĐ:
sân.
Bịt mắt bắt - TCVĐ: Ai
dê
ra ngoài
thơm tay
ngoài trời.
ngoan”.
- TCVĐ:
- TCVĐ:
Chơi tự do
Kéo co
- Xây dựng: Xây nhà, xếp hình bé tập thể dục, xếp hình bé và bạn.
- Học tập: Xem tranh truyện về các bạn. Trẻ biết cách tự đo chiều
cao của mình, của bạn ghi lại bằng hình ảnh, ký hiệu, theo dõi cân
nặng của mình của bạn.
- Tạo hình: Sưu tầm hình ảnh các giác quan từ trong họa báo để
làm tập album.
- Âm nhạc: Hát, múa những bài hát về chủ đề bản thân.
- Phân vai: Mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng.
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc
trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Từ ngày 16/09/2013 đến ngày 20/09/2013
Các hoạt động trong ngày: (Áp dụng cho cả tuần, riêng hoạt động học soạn lại
hằng ngày)
1. Đón trẻ
- Đón trẻ.
- Trò chuyện: Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể như cách rửa tay, rửa
mặt, đánh răng.
- Trò chuyện về cách phân biệt đồ dùng, đồ chơi cá nhân.
- Trò chuyện: về một số trạng thái cảm xúc khi vui, buồn, ngạc nhiên, sợ
hãi…. qua lời nói.
- Trò chuyện: giúp trẻ nói lên sở thích của bản thân.
- Điểm danh.
2. Thể dục
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”.
- Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao.
- Chân 2: Ngồi khụy gối.
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên.
- Bật 2: Bật nhảy tại chỗ.
3. Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Quan sát tranh cơ thể bé, trò chuyện về đôi bàn tay, hướng dẫn
bé minh họa “Tay thơm tay ngoan”, vẽ hình bạn trai, bạn gái trên sân, tổ chức
cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
- TCVĐ: Úp lá khoai, bịt mắt bắt dê, đi ra ngoài, kéo co, chơi tự do.
* Mục đích
- Trẻ biết quan sát và vẽ hình bạn trai, bạn gái.
- Trẻ nắm được cách chơi và chơi hứng thú.
- Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi.
* Chuẩn bị
- Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Trang phục cô trẻ, gọn gàng.
- Trống lắc, máy hát.
* Tiến hành
HĐCCĐ
- Các con đang học chủ điểm gì?
- Cho trẻ quan sát sân trường.
- Cho trẻ nêu cảm nghĩ về bản thân.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bản thân mình.
- Tiến hành hoạt động có chủ đích.
- TCVĐ: Úp lá khoai, bịt mắt bắt dê, đi ra ngoài, kéo co, chơi tự do.
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, động viên trẻ.
4. Hoạt động góc
- Xây dựng: Xây nhà, xếp hình bé tập thể dục, xếp hình bé và bạn.
- Học tập: Xem tranh truyện về các bạn. Trẻ biết cách tự đo chiều cao của
mình, của bạn ghi lại bằng hình ảnh, ký hiệu, theo dõi cân nặng của mình của
bạn.
- Tạo hình: Sưu tầm hình ảnh các giác quan từ trong họa báo để làm tập
album.
- Âm nhạc: Hát, múa những bài hát về chủ đề bản thân.
- Phân vai: Mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng.
* Mục đích
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, hình khối, que hạt để xây dựng nhà.
- Trẻ thuộc một số bài hát và thơ về chủ điểm.
- Trẻ biết cách cầm bút và tô màu đều.
* Chuẩn bị
- Một số đồ dùng, đồ chơi: Khối gỗ, gạch, hàng rào, que,...
- Đàn, trống lắc, phách tre...
- Bút màu, tranh ảnh, kệ trưng bày sản phẩm,...
* Tiến hành
Trò chuyện thỏa thuận chơi
Cho trẻ quan sát 5 góc chơi.
- Cô có những góc chơi nào?
- Giới thiệu thẻ đeo tương ứng với từng góc.
- Trò chuyện về đồ chơi, cách chơi.
- Cho trẻ nói ý tưởng.
- Giáo dục: Khi chơi không được dành đồ chơi của bạn, biết chơi cùng
nhau và lấy, cất đồ chơi gọn gàng.
- Cho trẻ về góc chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ.
- Cô bao quát và khuyến khích các góc liên kết khi chơi.
- Nhận xét.
- Cho trẻ tham quan các góc chơi của bạn.
- Nhận xét, động viên trẻ.
- Bật nhạc cho trẻ cất đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 16 tháng 9 năm 2013
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài: Nhảy lò cò 5m và đổi chân theo yêu cầu
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu
(CS 9).
- Khi nhảy lò cò, trẻ biết nhảy trên một chân, một chân co gối.
2. Kỹ năng
- Phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan khi vận động.
- Phát triển cơ chân, cơ tay, rèn luyện bền bỉ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học và chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu
cầu của cô.
- Nhường nhịn bạn trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ…
- Máy hát.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Để cơ thể khỏe mạnh, các con phải làm gì? (Tập thể dục)
- Vậy bậy giờ chúng ta cùng tập thể dục nhé!
* Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc nền kết hợp các kiểu chân: đi thường, đi
bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy
nhanh, chạy chậm, đi thường…chuyển đội hình 3 hàng ngang để tập bài tập phát
triển chung.
* Trọng động
BTPTC
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”.
- Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao.
- Chân 2: Ngồi khụy gối.
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên.
- Bật 2: Bật nhảy tại chỗ.
Vận động cơ bản
- Hôm nay cô có rất là nhiều trò chơi lớp mình có muốn chơi cùng cô
không?
- Hôm nay lớp mình sẽ chơi nhảy lò cò 5m. Lớp mình chú ý xem cô chơi
rồi tí lớp mình sẽ chơi nha!
- Cô làm mẫu 1
+ Lần 1: không giải thích.
+ Lần 2: cô vừa thực hiện vừa giải thích.
(Tư thế chuẩn bị: 2 tay chống hông, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, đứng
sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì nhảy bằng 1 chân liên tục khi cô
yêu cầu đổi chân thì nhanh chóng đổi chân khác, nhảy lò cò tiếp đến điểm đích
và đi về cuối hàng)
- Cô chọn 1 - 2 trẻ khá lên làm mẫu.
- Cô cho nhóm trẻ thực hiện 3 lần.
- Cả lớp thực hiện với hình thức thi đua.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
TCVĐ “Kéo co”
- Cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co”.
- Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau,
xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng
đầu hàng ở vạch chuẩn cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn.
Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh về phía mình. Nếu người đứng đầu
hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Nhận xét sau khi chơi.
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 1 - 2 lần.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm đến 6, nhận biết số 6
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6.
- Đếm thứ tự từ trái sang phải, biết đặt số tương ứng.
- Trẻ biết giữ gìn, bảo quản các loại đồ dung gia đình.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đếm thành thạo, ghi nhớ, chú ý.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết tự học qua sách báo.
- Trẻ biết nghe lời và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ số từ 1 đến 5 và 2 thẻ số 6
- 6 cái bánh (bằng nhựa)
- Các nhóm đồ vật có số lượng là 6 đặt xung quanh lớp: 6 cái bút, đĩa, ly,
thìa, bóng...,
- Các loại đồ dùng đồ chơi.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
Hát bài “ ngày vui của bé”
- Bài hát nói lên điều gì?
- Đoán xem cô có gì?
* Cung cấp kiến thức
- Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 5. Cô cho trẻ đếm số
lượng
- Ôn đếm lại số lượng, thêm 1 nữa là mấy? (6)
- Tạo nhóm có 6 đồ vật, đếm đến 6, nhận biết số 6.
- Cho cháu lên gắn cho cô tương ứng 5 đồ vật.
- Cho cháu đếm và so sánh 2 số lượng ,tạo bằng nhau và bằng số lượng 6
(trẻ xếp số tương ứng 1 - 1 và so sánh)
- Số bánh so với số thìa như thế nào? (Không bằng nhau)
- Số nào nhiều hơn? số nào ít hơn? (Số bánh ít hơn số thìa)
- Làm sao cho bằng nhau? (Thêm 1 cái bánh)
- Bây giờ số thìa và số chén như thế nào? (Bằng nhau)
Cho trẻ dùng phép đếm để kiểm tra kết quả và bớt dần số lượng cho trẻ so
sánh.
- Bạn nào giỏi hãy tìm thẻ số tương ứng với số lượng là 6.
- Cô giới thiệu thẻ số 6.
* Luyện tập
- Cho trẻ xếp đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu trẻ xếp 1
nhóm có số lượng 6.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ dùng đồ chơi có số lượng 6.
* Trò chơi “Tìm đúng số nhà”
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số (3, 4, 5, hoặc 6). Sau đó đi vòng
tròn và hát một bài hát, khi kết thúc bài hát, trẻ về nhà có số giống thẻ số trên
tay mình.
- Luật chơi: Không được đổi số với bạn.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô nhận xét sau chơi.
* Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường MN”.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn?”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên tác giả, các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: 2 anh em Thỏ rất ngoan vì biết vâng
lời mẹ, nhưng sẽ ngoan hơn nếu biết giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn.
- Trẻ nhớ được lời thoại của từng nhân vật.
2. Kỹ năng
- Trẻ ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Ai đáng khen nhiều hơn bằng
ngôn ngữ mạch lạc.
- Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, giọng nói,…thể hiện tính cách các nhân vật
trong câu chuyện.
3. Thái độ
- Trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, người lớn…, biết giúp đỡ người khác
mà không cần trả ơn.
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện trên máy.
- Mũ thỏ.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Hát và vận động bài “Trời nắng, trời mưa”
- Chú thỏ trong bài hát đã làm những gì?
* Dạy bé kể chuyện
- Cô có câu chuyện nói của tác giả Phong Phu kể về 2 anh em thỏ xám,
các bạn lắng nghe câu chuyện để biết chuyện gì đã xảy ra nhe!
- Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
Giảng nội dung: Câu chuyện nói về anh em nhà Thỏ xám biết vâng lời mẹ,
nhưng thỏ em ko biết giúp đỡ người khác còn thỏ anh thì biết giúp đỡ mọi người,
thương thỏ em. Vì vậy thỏ anh rất ngoan và được mẹ khen nhiều hơn thỏ em.
- Cô kể lần 2 kết hợp với tranh.
Đàm thoại
- Bạn nào giỏi đặt tên cho câu chuyện nào! Cho trẻ nhắc lại tên truyện “Ai
đáng khen nhiều hơn”
- Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật?
- Thỏ mẹ đã nhờ 2 anh em thỏ xám làm gì vậy? (thỏ anh hái cho mẹ mười
chiếc nấm hương, thỏ em hái cho mẹ mười bông hoa đồng tiền thật đẹp…)
- Vì sao Thỏ em lại về trước thỏ anh? (trả lời theo ý kiến của trẻ: vì thỏ em
không rong chơi, thỏ em đi nhanh hơn thỏ anh)
- Tại sao thỏ anh lại về trể vậy các bạn? (vì thỏ anh phải tìm giúp mẹ gà
mái hoa mơ tìm đứa con thất lạc, và hái hạt dẻ cho em, hái nhiều nấm cho mẹ)
- Thỏ mẹ đã khen ai nhiều hơn? Vì sao? (Thỏ anh, vì thỏ anh biết quan
tâm đến mẹ, biết quan tâm đến em, giúp đỡ cô gà hoa mơ)
- Trong câu chuyện này các bạn thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Hằng ngày các bạn có giúp đỡ ai không?
→ Giáo dục: Để là bé ngoan bên cạnh biết vâng lời ông bà, cha mẹ còn
phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
* Trò chơi “Thỏ về chuồng”
- Cách chơi: 2 bạn nắm tay với nhau làm chuồng thỏ, các bạn còn lại thì
làm thỏ. Vừa đi vừa hát một bài khi cô nói trời mưa thì các bạn thỏ sẽ chạy về
chuồng thật nhanh. Mỗi chuồng sõ có 1 chú thỏ vào.
- Luật chơi: Nếu bạn thỏ nào ko có vào chuồng thì sẽ làm theo yêu cầu
của các bạn.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết thúc
- Cho trẻ hát “Tay thơm tay ngoan”.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2013
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Đề tài: Truyện “Câu chuyện của tay trái và tay phải”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nhớ chi tiết nội dung chuyện.
- Trẻ nhớ tên nhân vật trong truyện, trẻ tập kể truyện.
2. Kĩ năng
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô, lời nói mạch lạc rõ ràng.
- Phát triển ngôn ngữ nói.
3. Thái độ
- Trẻ ham học, thích được kể và kể chuyện cùng cô, cùng các bạn.
- Trẻ biết vệ sinh tay chân, tay sạch sẽ hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh truyện về tay phải, tay trái.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Trò chuyện: cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh trong tuần.
- Cô cho trẻ hát bài: “Đôi bàn tay ngoan”
- Cô hỏi trẻ nội dung bài hát nói về cái gì nào? (Đôi bàn tay)
- Đúng rồi! Vậy cô và các con có mấy bàn tay? (2 bàn tay)
- Cô cho trẻ đưa từng bàn tay lên và đọc (tay trái, tay phải)
- Các con ạ! Mỗi con người chúng ta sinh ra là đã có đầy đủ các bộ phận
của 1 con người, mỗi bộ phận đều có 1 chức năng hoạt động riêng, như tay phải,
tay trái. Nhưng để xem tay phải, tay trái làm những việc gì? Hôm nay cô sẽ kể
cho các con nghe 1 câu chuyện, các con chú ý nghe cô kể nhé!
* Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Giảng nội dung: Qua Câu chuyện tay phải và tay trái đã cho chúng ta
thấy, tay phải chê tay trái không làm được việc, mọi việc đều do nó làm,tay trái
buồn và không nói gì , một buổi sáng thức dậy nó tự làm một mình nhưng gặp
rất nhiều khó khăn. Cuối cùng nó phải xin lỗi tay trái.Và mọi việc làm được trôi
chảy, dễ dàng hơn, khi tay phải và tay trái cùng làm.Trong cơ thể chúng ta bộ
phận nào cũng quan trọng như nhau. Nếu mất đi một phần trong cơ thể thì mọi
việc làm sẽ gặp rất nhiều khó khăn .
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh chuyện
Đàm thoại:
- Các con có thể đặt tên cho câu chuyện là gì? (Trẻ đặt tên). Cô cho trẻ
nhắc lại tên truyện “Câu chuyện của tay trái và tay phải” (Trẻ nhắc lại tên truyện)
- Câu chuyện kể có những nhân vật nào? (Tay trái, tay phải, bạn giấy)
- Tay phải đã làm gì cho mẹ? (Xách giỏ giúp mẹ)
- Tay phải đã nói gì với tay trái? (Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì
nặng nhọc, còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc cơm, cầm bút, thái
rau… tất tật đều do một tay tớ cả)
- Buổi sáng khi con người thức dậy tay phải làm việc gì? (Đánh răng, mặc
quần áo, vẽ tranh)
- Các công việc đó có thuận lợi không? (Không)
- Cuối cùng tay phải và tay trái như thế nào? (Tay Phải sung sướng thốt
lên: Nhờ cậu mà tớ đỡ vất vả. Cậu và tớ đều quan trọng như nhau. Không có cậu
thì tớ có nhiều việc mà một mình tớ không thể nào làm được)
→ Giáo dục: Mỗi chúng ta, trong gia đình hay trong tập thể lớp cũng vậy,
nếu biết phối hợp giúp đỡ nhau thì việc gì cũng dễ dàng. Ngoài ra con phải biết
giữ gìn cơ thể, vì mọi bộ phận trong cơ thể đều cần thiết. Các con phải biết giữ
gìn và bảo vệ đôi tay của mình.
* Trò chơi “Đội nào giỏi?”
- Luật chơi: Khi bạn lên kể chuyện, không được nhắc bạn.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, cho từng đội thi đua lên kể theo nội
dung từng tranh, cho các đội kể nối tiếp nhau từng đoạn.
- Cô nhận xét, tuyên dương.
* Kết thúc
- Vận động bài “ Múa cho mẹ xem”.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2013
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ “Chân dung của bé” (Đề tài)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ được chân dung của mình.
- Trẻ biết dùng những đường nét cơ bản như: nét thẳng, nét xiên, nét cong
để bố trí hợp lý: Mắt, mũi, miệng, tóc….hài hòa.
2. Kỹ năng
- Phát triển vận động cơ ngón tay, bàn tay, khả năng ghi nhớ, quan sát.
- Rèn kỹ năng bố cục tranh, óc sáng tạo, tô màu đẹp và không lem ra
ngoài.
3. Thái độ
- Trẻ thích được vẽ tranh.
- Trẻ yêu thích bản thân mình, biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết sắp
xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
II. CHUẨN BỊ
- Máy, băng nhạc.
- Tranh vẽ về chân dung của bé.
- Giấy A4, bút màu.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì? (Rửa mặt như mèo)
+ Hằng ngày khi thức dậy các con làm gì? (Rửa mặt, chải tóc)
+ Đúng rồi! Khi chải đầu các con có nhìn vào gương ko? Và các con nhìn
thấy gương mặt của mình như thế nào?
+ Trên gương mặt con có những bộ phận nào?
+ Đúng rồi, gương mặt bạn nào cũng có đầy đủ các bộ phận, bạn nào cung
đẹp và xinh xắn. Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ lại chân dung của mình các con
có thích ko?
* Cho trẻ xem tranh mẫu
- Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối! Trời sáng!
+ Đây là tranh gì? (bạn gái)
+ Vì sao con biết đây là tranh chân dung bạn gái? (tóc dài, có hoa tai)
+ Con xem cô vẽ mặt bạn có dạng hình gì? (hình tròn)
+ Còn đây gọi là gì? (mái tóc)
+ Để vẽ mái tóc bạn gái con vẽ như thế nào? (vẽ nét cong áp vào mặt)
+ Ngoài ra con còn vẽ gì nữa?
+ Còn tranh này cô vẽ bạn trai hay bạn gái? (bạn trai)
+ Để vẽ bạn trai con vẽ thế nào?
+ Con vẽ tóc bạn trai ra sao? (tóc ngắn)
* Trẻ thực hiện
- Cô báo quát trẻ và gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ.
* Trưng bày sản phẩm
- Bạn gái treo tranh ở bên phải, bạn trai treo ở bên trái.
- Cô cho trẻ nhận xét tranh.
- Cô nhận xét, tuyên dương tranh.
→ GD: Các con nhớ là phải luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để mình luôn gọn
gàng và xinh đẹp để được mọi người yêu mến nhé!
* Kết thúc
- Cô cùng trẻ vận động “Tay thơm tay ngoan”
NHÁNH: CƠ THỂ CỦA TÔI
Từ ngày 23/09/2013 đến ngày 27/09/2013
TT
2
Tên chủ đề
nhánh
Cơ thể của tôi
(CS 5, 28, 89,
108)
Nội dung
Hoạt động
1. Phát triển thể chất
- Các loại cử động bàn tay,
ngón tay và cổ tay.
- Lắp ráp các hình, xâu
luốn các hạt, buộc dây.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa.
- Tự mặc và cởi được
quần.
- Lăn bóng bằng 2 tay và
đi theo bóng.
- Trò chuyện: Trò chuyện về
một sồ đồ dùng để mặc phù
hợp với thời tiết từng mùa để
bảo vệ sức khỏe.
- HĐVC: Chơi xâu hạt, luồn
hột, hạt, tết đồ chơi…
- Thực hành “ Mặc quần áo”.
- HĐH: “Lăn bóng bằng 2
tay và đi theo bóng” (tiết 1)
2. Phát triển nhận thức
- Xác định vị trí của đồ vật
( phía trước – phía sau,
phía trên – phía dưới, phía
phải – phía trái) so với bản
thân, với bạn khác, với
một vật nào đó làm chuẩn.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Sao chép tên của bản
thân theo trật tự cố định
trong các hoạt động.
- Nhận ra tên của mình
- Trò chuyện: về vị trí của
các bộ phận trên cơ thể trẻ
và tác dụng của chúng.
- HĐVC: Mẹ con, Bác sĩ,
Phòng khám răng, siêu thị
đồ chơi.
- HĐH: LQVT “Xác định
phía phải – phía trái của bạn
khác”.
- Trò chuyện: nói về ý nghĩa
tên của trẻ và cách nhận ra
các chữ cái trong tên của
mình.
trên các bảng ký hiệu đồ
dùng cá nhân và tranh vẽ.
- Biết viết tên của mình
dưới các sản phẩm.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Lựa chọn và sử dụng
trang phục phù hợp với
giới tính, thời tiết
- Ích lợi của mặc trang
phục phù hợp.
- HĐVC: Trang trí thiệp sinh
nhật và việt tên của minh
vào thiệp, hạt theo nội dung
tranh vẽ về chủ đề bản thân,
Cửa hàng bán đồ dùng sinh
nhật…
- HĐNT: dùng phấn viết tên
của trẻ, xếp hột hát, dùng
các nét rời ghép tên của
trẻ….
- HĐH: LQCC “a, ă, â”.
- Trò chuyện: Sở thích, tính
cách đẹp, giữ vệ sinh sức
khỏe, hành vi văn minh lễ
phép.
- HĐH: Truyện “Đôi tai xấu
xí”.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Lựa chọn nguyên vật liệu - Trò chuyện về cơ thể bé.
để tạo sản phẩm.
- Nặn “Búp bê”.
- Biết sử dụng một số kỹ
năng nặn để tạo sản phẩm.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Bản thân
Chủ đề nhánh: Cơ thể của tôi
Thời gian thực hiện: 23/09/2013 đến ngày 27/09/2013
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
PTNT
PTNN
PTTC-XH
PTTM
- Trò chuyện: Trò chuyện về một sồ đồ dùng để mặc phù hợp với
thời tiết từng mùa để bảo vệ sức khỏe.
- Trò chuyện: về vị trí của các bộ phận trên cơ thể trẻ và tác dụng
Đón trẻ, trò của chúng.
chuyện,
- Trò chuyện: nói về ý nghĩa tên của trẻ và cách nhận ra các chữ cái
điểm danh trong tên của mình.
- Trò chuyện: Sở thích, tính cách đẹp, giữ vệ sinh sức khỏe, hành vi
văn minh lễ phép.
- Trò chuyện về cơ thể bé.
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”.
- Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao.
Thể dục
- Chân 2: Ngồi khụy gối.
sáng
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên.
- Bật 2: Bật nhảy tại chỗ.
Lăn bóng LQVT
LQCC “a, Truyện
Nặn “Búp
bằng 2 tay “Xác định ă, â”
“Đôi
tai bê”
Hoạt động
và đi theo vị trí không
xấu xí”
học
bóng (tiết gian so với
1)
bạn khác”
Hoạt động - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ:
ngoài trời Dạo chơi Chơi
với Hát và đọc Nhặt lá làm Dạo chơi
sân trường, cát, in dấu thơ những búp bê.
ngoài trời.
quan
sát bàn
tay, bài có nội - TCVĐ: - TCVĐ:
thời tiết và bàn chân dung
về Truyền tin Giúp cô tìm
những thay lên cát.
bản thân.
bạn
đổi của thời - TCVĐ: - TCVĐ:
tiết
liên -Ai đứng Thi ai viết
quan đến cạnh tôi?
nhanh
sức khỏe để
mặt quần
áo phù hợp
với
thời
Tên hoạt
động
Hoạt động
góc
Trả trẻ
tiết.
- TCVĐ:
Thi
đi
nhanh
- Xây dựng: Xây dựng khu công viên giải trí của bé.
- Học tập: Xem tranh truyện, hình ảnh về các bạn, bản thân trẻ.
- Tạo hình: Cắt dán “Bé tập thể dục”, vẽ thêm vào những bộ phận
còn thiếu, làm đồ chơi tặng bạn, vẽ chân dung mình, chân dung
bạn, xé dán tạo khuôn mặt với nhiều trạng thái khác nhau.
- Âm nhạc: Hát, múa những bài hát về chủ đề bản thân.
- Phân vai: đóng vai gia đình mẹ con, phòng khám bệnh, cửa
hàng/siêu thị.
- Vệ sinh.
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Cơ thể của tôi
Từ ngày 23/09/2013 đến ngày 27/09/2013
Các hoạt động trong ngày: (Áp dụng cho cả tuần, riêng hoạt động học soạn lại
hằng ngày)
1. Đón trẻ
- Đón trẻ.
- Trò chuyện: Trò chuyện về một sồ đồ dùng để mặc phù hợp với thời tiết
từng mùa để bảo vệ sức khỏe.