Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy môn sinh học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.94 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
TRONG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 6
-----------//----------Tiết 10

SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
+ HS tự thiết kế được thí nghiệm xác định được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
+ Hiểu được con đường rễ cây hút nước và MK hoà tan.
2.Kĩ năng :
+ Thao tác, các bước tiến hành TN.
+ Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3.Thái độ : Giáo dục lòng yêu tự nhiên bảo vệ TV.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1.Giáo viên :
- Dụng cụ: Chậu nhỏ, dụng cụ đào đất.
- Mẫu vật thật: một số cây có rễ.
2.Học sinh : Rễ cây + Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Cấu tạo miền hút của rễ gồm những bộ phận nào ? Chức năng?
3. Bài mới :
Bước 1: Tình huống xuất phát
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
-GV đưa ra tình huống: “làm gì để cây phát -HS hình dung ra các hoạt động chăm sóc
triển tốt”
cây trồng hàng ngày.
-GV yêu cầu học sinh vẽ hoặc mô tả vào vở


thực hành
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-HS tiến hành vẽ hoặc mô tả theo suy nghĩ
của mình.
-GV quan sát tìm các hình của học sinh.
-GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ,
nhận thức ban đầu của mình về tế bào dưới


dạng các câu hỏi
- HS nêu câu hỏi:
+ Cây cần nước nhiều hay ít?
+ Không có đất cây sống được không?
+ Tại sao phải bón phân cho cây?
+ Chỉ tưới nước và bón phân đầy đủ thôi
thì cây có phát triển tốt không
-GV nhắc nhở HS ghi lại các công việc cần - HS ghi lại việc chăm sóc cây
thiết khi chăm sóc cây.
+ Tưới nước
+ Bón phân
+ Nhổ cỏ, bắt sâu, xới đất …
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS -HS quan sát các hình vẽ giáo viên giới
về biểu tượng ban đầu.
thiệu.
-GV gợi ý HS đề xuất giả thuyết “cây cần gì -HS đề xuất giả thuyết

GT 1
GT1: Cây cần đất
GT 2
GT2: Cây cần nước.


để phát triển tốt” 
GT3: Cây cần đủ các loại muối khoáng
GT 3

GT 4
GT4: Cây cần xới đất, bắt sâu , làm cỏ.




-HS thảo luận và đưa ra các giả thuyết
chung của nhóm.
-GV đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới
việc đề xuất phương án kiểm chứng giả
thuyết.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV phát dụng cụ cho các nhóm HS làm thí -HS tiến hành làm thí nghiệm trồng cây
nghiệm.
vào chậu, đem các chậu cây về nhà chăm
sóc, sau 2 tuần báo cáo kết quả.
- HS ghi chép quá trình thí nghiệm.
Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu học sinh qua thí nghiệm hãy -HS nêu nhận xét kết quả thực hành:
nêu nhận xét .
+Cây trồng trong chậu đất và chậu nước


- GV cho HS quan sát các thí nghiệm giáo
viên đã làm trước , đối chiếu với kết quả thí
nghiệm của các nhóm HS đã làm, và đối
chiếu với giả thuyết ban đầu , rút ra kết
luận.

đều phát triển tốt
+Cây không tưới nước sẽ héo và chết, cây
rất cần nước để sống
+Cây tưới nước, bón phân đầy đủ thì phát
triển tốt, cây cao, cành lá nhiều
+ Cây không được xới đât, bắt sâu, làm cỏ
thì ít cành lá và chậm phát triển hơn
- HS đối chiếu với giả thuyết ban đầu
kết luận
+ cây rất cần nước, không có nước cây sẽ
héo và chết
+Nhu cầu nước của cây phụ thuộc từng
loại cây, từng giai đoạn sống và từng bộ
phận khác nhau
+Cây còn cần đầy đủ các loại muối
khoáng
+ Ngoài ra cần phải xới đất, làm cỏ, bắt

sâu cho cây

-GV nhận xét phần kết luận của học sinh và
bổ sung cho đầy đủ.
- GV : HS cũng có thể làm thí nghiệm về
nhu cầu khoáng của cây đối với muối đạm,
lân, kali,…
IV.Câu hỏi/ Bài tập kiểm tra đánh giá:
Câu 1: Vì sao cần phải bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc?
Câu 2: Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước cho cây , khi trời mưa nhiều, đất
ngập nước phải chống úng cho cây?
V. Hướng dẫn tự học:
-

Học bài và trả lời câu hỏi sgk
Đọc mục “ Em có biết”
Xem lại bài: cấu tạo miền hút của rễ.
Sọan ∇ SGK trang 37

----------



×