Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề và gỗ keo lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------

PHẠM THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆTẠO
VÁN LẠNG KỸ THUẬT TỪ GỖ BỒ ĐỀ VÀ GỖ KEO LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Văn Chứ

Hà Nội, 2010


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển kéo theo nhu cầu của con
người ngày càng cao cả về tinh thần và vật chất, những vật liệu mới cũng phát
triển không ngừng để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng xong tâm lý của
mỗi người luôn mong những đồ dùng thiết yếu trong gia đình gần gũi với
thiên nhiên. Vì thế, không có vật liệu mới nào có thể thay thế hoàn toàn vật
liệu gỗ trong vai trò là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nội ngoại thất. Sản
phẩm mộc có nguyên liệu là các loại gỗ quí hiếm ngày càng được người tiêu
dùng ưa chuộng. Do nhu cầu này dẫn đến khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra,
diện tích rừng không ngừng bị thu hẹp lại, từ một nước có độ che phủ rừng


lớn trên thế giới, đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích
nhỏ rừng nguyên sinh.
Các loại gỗ quí ngày càng trở lên cạn kiệt, thúc đẩy ngành sản xuất ván
lạng phát triển cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất ván nhân tạo
khác. Tuy nhiên, ngành sản xuất ván lạng có những yêu cầu khắt khe về
nguyên liệu dẫn đến kim ngạch nhập khẩu gỗ dùng sản xuất ván lạng không
ngừng tăng lên. Để tạo ra các loại ván mỏng có thể thay thế được ván lạng từ
gỗ tự nhiên thì công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật đã ra đời. Đi đầu là một
số nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển như: Đức, Nhật, Trung
Quốc, Italia,...
Các công trình nghiên cứu về loại hình công nghệ này mới chỉ được
công bố một cách rất hạn chế, mang tính giới thiệu, các nội dung chuyên môn
ít được đề cập. Năm 2006, “Công trình nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật và kỹ thuật phòng chống biến màu gỗ” do Đoạn Tâm Phương
(Trung Quốc) đã được công bố, đó là công trình nghiên cứu khá tổng hợp, chi
tiết và rõ ràng về ván lạng kỹ thuật nhưng chỉ phù hợp với nguyên liệu trong
nước.


2
Ở nước ta, trong những năm gần đây bước đầu đã có các công trình công
bố kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật, như nghiên
cứu loại keo sử dụng sản xuất ván lạng kỹ thuật, nghiên cứu phương pháp
phối màu tạo vân thớ ván lạng,…. Đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong
ngành Chế biến lâm sản.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu được công bố là các kết quả nghiên
cứu của từng yếu tố riêng biệt trong quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật, như
nguyên liệu dùng trong sản xuất ván lạng, loại keo dán,… mang tính chất cụ
thể, chưa kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước đó.
Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ

mọc nhanh rừng trồng, ứng dụng làm ván trang sức trong sản xuất hàng mộc
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ
gỗ Bồ đề và gỗ Keo lai”.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đứng trước nhu cầu sử dụng các loại gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ
ngày càng cao của con người thì xu hướng sử dụng các loại ván lạng làm ván
trang sức làm tăng tính thẩm mỹ của các sản phẩm mộc có nguyên liệu không
phải là các loại gỗ quý ngày càng tăng. Thị trường tiêu thụ ván lạng trong
nước ta ngày càng tăng, trong khi đó ván lạng gỗ chủ yếu là nhập khẩu từ
nước ngoài. Các cơ sở trong nước sản xuất ra với số lượng rất ít nhưng hàng
năm đều có xu hướng tăng lên, và đa phần phải sử dụng nguyên liệu gỗ nhập
khẩu từ nước ngoài do các loại gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu về
chất lượng ván lạng. Lượng ván lạng nhập khẩu trong những năm trước đây
đều tăng, nhưng đến tháng 7 năm 2009 có xu hướng giảm xuống. Theo thống
kê của Tổng cục Hải quan Lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng tới 76%
so với năm 2005. Tháng 4 năm 2009 kim ngạch nhập khẩu ván mỏng giảm
25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,53 triệu USD trong khi đó ván lạng có
kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 đạt 3,1 triệu USD giảm 24% so với cùng kỳ,
giá nhập khẩu ván lạng trung bình ở mức 988 USD/m3. Tháng 7 năm 2009
kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 90 triệu USD giảm 8,6% so với cùng
kỳ, trong đó kim ngạch nhập khẩu ván lạng lớn thứ 2 đạt 221,5 nghìn USD.
Từ những số liệu trên cho thấy kim ngạch nhập khẩu ván lạng vào nước
ta trong hai năm gần đây có xu hướng giảm xuống rõ rệt, một trong những

nguyên nhân đó là do ván lạng kỹ thuật đã có mặt ở thị trường Việt Nam, thay
thế một phần nhỏ ván lạng từ loại gỗ quý, gỗ có chất lượng tốt. Ván lạng kỹ
thuật có những ưu điểm hơn so với ván mỏng được lạng từ gỗ tự nhiên: có thể
làm thành một tấm trang sức hoàn chỉnh từ đó mà đơn giản hoá công đoạn sản
xuất ván trang sức đồng thời có lợi cho việc thực hiện liên tục hoá của quá


4
trình sản xuất; vân thớ và màu sắc của ván mỏng có thể tự do thiết kế; có thể
lạng ra ván mỏng có vân thớ như nhau.
Sản xuất ván lạng kỹ thuật sử dụng nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng
trồng trong nước, không phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài thì việc
quy hoạch vùng nguyên liệu và kế hoạch khai thác rừng trồng phải được thực
hiện. Tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước, giảm giá thành sản phẩm,
đưa ra các giải pháp kỹ thuật đảm bảo chất lượng ván lạng kỹ thuật. Nhờ đó
giá trị sử dụng, phạm vi ứng dụng của gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ được tăng
lên đáng kể và tất nhiên cùng với nó thì việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên, các
loại gỗ quý hiếm cho sản xuất ván lạng cũng sẽ giảm. Đạt được mục tiêu này
thì việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật là
giải pháp hữu hiệu.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh
nào về loại ván này và chưa có bất cứ một nhà máy, xí nghiệp nào đi vào sản
xuất. Vì vậy, để sản xuất hàng loạt ván lạng kỹ thuật trên những dây chuyền
máy móc tại các công ty thì cần có các công trình nghiên cứu tổng hợp các
yếu tố trong quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật như: loại gỗ rừng trồng làm
nguyên liệu, các loại hóa chất nhuộm màu, tẩy trắng, thông số ép, thông số
lạng, phương pháp xếp phôi khác nhau sẽ tạo ra sự đa dạng vân thớ, màu sắc,
phong phú về chủng loại là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới

Khoảng 2000 năm trước đế quốc La mã, nhân loại đã dùng các mảnh gỗ
phối hợp vân thớ, màu sắc để trang sức đồ gia dụng. Có thể thấy, gỗ là vật
liệu gắn liền với sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người, con người không chỉ đơn
giản dùng nó để sản xuất đồ mộc, mà rất sớm đã biết lợi dụng màu sắc và vân
thớ của các loài cây khác nhau thông qua kỹ thuật ghép nối, trạm khảm, trang


5
sức, vẽ, điêu khắc,… hình thành màu sắc và hoa văn độc đáo làm phong phú
đời sống.
Tuy nhiên, trong thời gian đó các công trình nghiên cứu về phương pháp
phối màu cho ván mỏng làm vật liệu trang sức được công bố một cách khái
quát, mang tính giới thiệu, tham khảo chứ chưa đi sâu vào nội dung chuyên
môn.
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật
được công bố, đây là một trong những ngành có tiềm năng đối với các nước
đang phát triển như: Đức, Italia, Nhật Bản và Trung Quốc,…
Những năm 70, Cộng hòa Liên bang Đức đã chuyển giao công nghệ và
thiết bị sản xuất ván lạng kỹ thuật cho Trung Quốc. Tham gia vào công trình
này có sự đóng góp của nhà máy kiến thiết Thượng Hải, nhà máy gỗ Bắc
Kinh cùng với các nhà máy hữu quan tiến hành thiết kế. Từ đó, Trung Quốc
trở thành một nước phát triển mạnh về lĩnh vực trang sức bề mặt sản phẩm
ván nhân tạo.
Những năm tiếp theo Trung Quốc còn phát triển mạnh về sản xuất ván
mỏng dán mặt. Họ nhập các loại máy móc thiết bị từ Nhật Bản và một số
nước khác. Tiêu biểu cho công nghệ này, có hai cơ sở sản xuất đồ mộc Hoàng
Hải và Yến Đài. Bên cạnh đó, hai nhà máy Quang Hoa và Bắc Kinh đã thành
công ở kỹ thuật dán ván vi mỏng ướt trang sức, cung cấp sản phẩm cho nhiều
nước trên thế giới.
Các nhà máy đồ mộc ở Thượng Hải cũng như các địa phương khác đã

bắt đầu ứng dụng kỹ thuật dán ván lạng vi mỏng cho bộ phận cấu kiện đồ mộc
hoặc trên tấm kim loại mỏng, hay dán lên sản phẩm phù điêu ván sợi ép và
ván dăm đã được xem là vật liệu kiến trúc dùng để trang sức nội thất.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi. Các nhà sản xuất đã và đang ứng dụng
hiệu quả công nghệ này có thể kể đến: Alpiligum (Italia), Anqing Hengtong


6

Wood Co.Ltd (Trung Quốc); Linyi Kaiyuan Wood Industry Co.Ltd;
Guangzhou Weitian Timber Manufacturing Co.Ltd; Mac Douglas Wood
Flooring (Suzhou) Co.Ltd; Foshan Shunde Lulin Wood Products Co.Ltd…
Các sản phẩm sản xuất ra đã được các nhà sản xuất ván sàn, vật liệu trang trí
nội thất như: Shanghai YELS Artificial Plank Limmited Company Shanghai
King Yird Intl.Tranding Co.Ltd; Changzhou Shudi Wood Co.Ltd; Hangzhou
Hodin Decoration materials Co.Ltd; Jiashan Longsen lumbering Co.Ltd;
Foshan Nanhai Jingcheng Woodwook Co.Ltd: Hangzhou Mitsein Wood
Co.Ltd… sử dụng và đánh giá cao về độ bền cũng như hiệu quả thẩm mỹ đạt
được.[1]
Những tài liệu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thì rất hạn chế,
mới dừng lại ở mức giới thiệu một cách khái quát, mang tính giới thiệu, tham
khảo. Năm 2006, Trung Quốc công bố tài liệu về “Công nghệ sản xuất ván
lạng kỹ thuật và kỹ thuật phòng chống biến màu gỗ” của tác giả Đoạn Tâm
Phương. Tài liệu trình bày khá chi tiết, rõ ràng về ván lạng kỹ thuật. Tác giả
đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ một số
loại gỗ của Trung Quốc như gỗ Ly, Vân Sam… đều cho chất lượng tốt, hiệu
quả kinh tế cao, đặc biệt công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất không đòi hỏi
quá phức tạp, bước đầu đưa ra những cơ sở căn bản để tiếp cận công nghệ sản
xuất ván lạng kỹ thuật.

Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể tổng kết: trên thế giới đã có nhiều
công trình nghiên cứu về ván lạng kỹ thuật. Trong những năm gần đây, ở
Trung Quốc cũng đã nghiên cứu nhiều về nguyên liệu, công nghệ tạo ván và
ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng ván. Tuy nhiên, việc tổng hợp từng
quy trình cụ thể một và đưa ra những đánh giá cụ thể thì chưa có công trình
nào nghiên cứu.
1.2.2. Tại Việt Nam


7
Ván lạng đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ khá lâu, chủ yếu là nhập
khẩu từ nước ngoài. Một số năm gần đây nhu cầu sử dụng ván lạng trong
nước có xu hướng tăng đáng kể. Lượng ván lạng sản xuất trong nước cũng
như nhập khẩu hàng năm đều tăng (lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng
tới 76% so với năm 2005). Các cơ sở sản xuất ván lạng trong nước đa phần
phải sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nguyên liệu gỗ
mọc nhanh rừng trồng trong nước hầu như không được sử dụng.
Nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng trồng
trong lĩnh vực sản xuất này thì việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản
xuất ván lạng kỹ thuật là giải pháp thực sự hữu hiệu. Với công nghệ này, giá
trị sử dụng cũng như phạm vi ứng dụng của gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ được
tăng lên đáng kể và tất nhiên cùng với nó thì việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên,
các loại gỗ quý hiếm cho sản xuất ván lạng sẽ giảm đáng kể.
Hiện nay, ở nước ta các công trình nghiên cứu về công nghệ sản xuất
ván lạng kỹ thuật được công bố còn rất hạn chế. Gần đây trong đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván lạng từ gỗ mọc nhanh rừng trồng” của
PGS.TS. Trần Văn Chứ đang trong quá trình nghiên cứu, bước đầu đưa ra
một số kết quả rất khả quan. Nhóm tác giả của đề tài đã nghiên cứu được một
số yếu tố như: loại gỗ, loại keo và một số yếu tố về công nghệ.
Bên cạnh đó có một số đề tài tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học

Lâm nghiệp. Năm 2008, đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng kết hợp gỗ Bồ
Đề và gỗ Keo Lai để sản xuất ván lạng kỹ thuật”, sinh viên Nguyễn Văn Tú
thực hiện. Đề tài này sử dụng kết hợp hai loại ván mỏng từ gỗ Bồ Đề và gỗ
Keo Lai sản xuất ván lạng kỹ thuật, ván được tạo ra trong quá trình thực
nghiệm được kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng ván lạng. Đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sử dụng gỗ Bồ Đề làm nguyên liệu sản xuất ván lạng
kỹ thuật”, sinh viên Nguyễn Thị Thuận thực hiện. Đề tài này sử dụng ván
mỏng từ gỗ Bồ Đề làm nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ thuật, bước đầu sử


8
dụng hóa chất nhuộm màu cho ván mỏng nguyên liệu là K2Cr2O7 với nồng độ
3%. Ván mỏng được lạng ra từ hộp gỗ kỹ thuật đáp ứng được một số chỉ tiêu
đánh giá chất lượng ván trang sức.
Năm 2009, các đề tài vẫn tiếp tục được nghiên cứu và mở rộng như:
“Nghiên cứu sử dụng gỗ Bồ Đề và gỗ Keo Lá Tràm để tạo vân thớ trong quá
trình sản xuất ván lạng kỹ thuật”, sinh viên Phùng Thị Ngọc Oanh thực hiện.
Ván lạng kỹ thuật được sản xuất từ hai loại gỗ Bồ đề và Keo lá tràm có chất
lượng tốt. Đề tài: “Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp keo UF, PVAc vào sản xuất
ván lạng kỹ thuật”, sinh viên Nguyễn Thị Thắm thực hiện. Đề tài sử dụng ván
mỏng gỗ Bồ Đề chiều dày 0,6 mm làm nguyên liệu sản xuất hộp gỗ kỹ thuật,
hoá chất nhuộm màu cho ván mỏng nguyên liệu là Fe2O3 nồng độ 1,5%. Thay
đổi đơn pha keo dùng làm chất kết dính với tỷ lệ PVAc:UF là 5%; 10%; 15%;
20%; 25%. Ván lạng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu ván mỏng trang sức, tỷ lệ
hỗn hợp PVAc:UF dùng làm chất kết dính tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng ván lạng. Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phối màu tạo vân thớ
trong quá trình sản xuất ván lạng kỹ thuật”, sinh viên Chu Thị Kim Liên thực
hiện,…
Các đề tài nghiên cứu về ván lạng kỹ thuật từ gỗ rừng trồng dừng lại
nghiên cứu các yếu tố cụ thể, độc lập trong quy trình sản xuất như: loại gỗ,

loại keo, nồng độ dung dịch nhuộm màu,… Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã
đạt được, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật, đưa công
nghệ này vào sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp cần được thực hiện.
1.3. Đinh
̣ hướng vấ n đề nghiên cứu
Qua các kết quả nghiên cứu về ván lạng kỹ thuật trên thế giới và trong
nước và đặc biệt các kết quả đã nghiên cứu gần đây cho thấy:
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ván lạng kỹ thuật.
Các kết quả này có thể rộng khắp tất cả các lĩnh vực từ nguyên liệu, công
nghệ, tạo vân thớ và màu sắc,.. Tuy nhiên, các kết quả này thu nhận được chủ


9
yếu ở dạng thông tin chung chung và không thể ứng dụng ngay vào sản xuất
của Việt Nam. Mặt khác, do điều kiện công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu,
công nhệ của chúng ta khác xa nước ngoài nên không thể ứng dụng ngay
được mà phải có các nghiên cứu.
Qua tìm hiểu cho thấy, tại Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực này
còn quá ít. Trước tình hình gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn nguyên liệu
truyền thống cho sản xuất ván lạng sẽ không còn, vấn đề sử dụng gỗ rừng
trồng làm nguyên liệu thay thế sẽ là tất yếu. Thực tế, hướng sử dụng ván lạng
để trang trí bề mặt ván nhân tạo, gỗ có chất lượng thẩm mỹ bề mặt thấp đã là
giải pháp tiết kiệm gỗ. Song, nếu như ván lạng này cũng được sản xuất từ
những loại gỗ rừng trồng nhưng sử dụng các thông số công nghệ hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng thẩm mỹ thì điều đó còn có ý nghĩa hơn rất nhiều. Để
làm được điều này, cần phải xác định rõ một số định hướng nghiên cứu như
sau:
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về ván lạng kỹ thuật đã được công bố
để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật từ các loại gỗ
mọc nhanh rừng trồng;

- Nghiên cứu các giải pháp về mặt công nghệ để ván lạng kỹ thuật phong
phú về màu sắc, đa dạng về chủng loại, và chất lượng ván được nâng cao;
- Nghiên cứu cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ván
lạng kỹ thuật để từng bước tự động hóa quá trình sản xuất.
1.4. Mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.4.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Sử dụng được nguồn nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng trồng sản xuất
ván lạng kỹ thuật có chất lượng tốt;
- Hoàn thiện được quy trình công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật.
1.4.1.2. Mục tiêu cụ thể


10
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ hai loại
gỗ Bồ đề và Keo lai trong điều kiện sản xuất của Việt Nam;
- Sản xuất được ván lạng kỹ thuật theo quy trình công nghệ lựa chọn;
- Đánh giá được chất lượng ván lạng kỹ thuật, đây là căn cứ đánh giá các
thông số công nghệ lựa chọn trong quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật.
1.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Sưu tầm, tìm hiểu và đánh giá các hướng nghiên cứu công nghệ sản
xuất ván lạng kỹ thuật đã được công bố;
- Lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật từ hai loại gỗ
Bồ đề và Keo lai;
- Tiến hành sản xuất loại ván lạng kỹ thuật theo quy trình lựa chọn;
- Kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ván lạng kỹ thuật.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4.3.1. Vật liệu nghiên cứu
+ Ván mỏng nguyên liệu
Ván mỏng được bóc tại tổng Công ty cổ phần Kim Khí-Văn Điển. Chiều

dày của ván mỏng gỗ Bồ đề: 1,5 mm và Keo lai: 1,7 mm.
Ván mỏng được kiểm tra độ ẩm, sai số chiều dày, tần số vết nứt và chiều
sâu vết nứt theo tiêu chuẩn GB 13010-91 trước khi đưa vào sản xuất.
+ Chất kết dính
Chất kết dính là hỗn hợp giữa keo bột UF và keo sữa PVAc, đóng rắn ở
điều kiện nhiệt độ thường.
Lượng keo tráng 350g/m2.
Đơn pha chế:
- Keo bột UF

: 100 phần trọng lượng

- Nước

: 60 phần trọng lượng

- Keo sữa PVAc

: 45 phần trọng lượng

- Chất đóng rắn NH4Cl: 1 phần trọng lượng.


11
1.4.3.2. Công nghệ
Sản phẩm ván lạng kỹ thuật từ gỗ Bồ đề và gỗ Keo lai được tạo ra trên
cơ sở các yếu tố công nghệ được lựa chọn như sau:
+ Nguyên liệu: Ván mỏng được bóc từ gỗ Bồ đề và Keo lai.
+ Loại chất kết dính: Keo PVAc, Keo UF, chất đóng rắn…
+ Phương pháp ép ván: Phương pháp ép nguội.

Các chỉ tiêu đánh giá:
- Hộp kỹ thuật:
+ Màu sắc, hoa văn
+ Khả năng bám dính giữa các lớp ván
+ Khả năng trượt giữa các lớp ván
- Chất lượng ván kỹ thuật:
+ Chỉ tiêu ngoại quan (màu sắc, vân thớ…)
+ Tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt
+ Sai số chiều dày
+ Độ nhẵn bề mặt
+ Khả năng bám dính của ván lạng kỹ thuật
+ Khả năng chống chịu với môi trường.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về cấu tạo, tính chất cơ vật lý gỗ Bồ đề
và Keo lai;
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về nhuộm màu ván mỏng, chất kết dính,
các thông số trong quá trình ép ván;
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật.
1.4.4.2. Phương pháp thực nghiệm
Các mẫu ván lạng kỹ thuật được tạo ra bằng phương pháp thực nghiệm.
Các bước tiến hành như sau:


12
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cắt ván mỏng gỗ Bồ đề, gỗ Keo lai theo
kích thước khuôn ép. Nhuộm màu ván mỏng Keo lai. Keo dán (keo PVAc,
keo UF và chất đóng rắn).
+ Kiểm tra chất lượng ván mỏng và keo dán.
+ Chuẩn bị thiết bị: Khuôn mẫu, các loại máy móc thiết bị phục vụ cho

việc tạo ván lạng kỹ thuật (máy ép, máy lạng…).
+ Quy trình tạo ván lạng kỹ thuật.
+ Tiến hành sản xuất ván lạng kỹ thuật.
+ Gia công mẫu để kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về chất
lượng ván lạng kỹ thuật.
1.4.4.3. Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm
Kiểm tra ván mỏng nguyên liệu và ván lạng kỹ thuật
- Kiểm tra độ ẩm ván mỏng nguyên liệu
Dụng cụ đo: Máy đo độ ẩm kiểu cảm ứng
- Kiểm tra sai số chiều dày
Các bước tiến hành kiểm tra như sau:
+ Dụng cụ thí nghiệm: Máy đo chiều dày ván mỏng Mitutoyo, độ chính
xác lấy tới 10-4 mm
+ Kích thước mẫu thử: 100x100 (mm), 10 mẫu cho một loại ván mỏng.
+ Phương pháp thí nghiệm: Ta kẻ 4 điểm t1, t2, t3, t4 trên mẫu như hình
vẽ:
100

t1

t2

t3

t4

100

25


25


13
Dùng đầu đo chiều dày ván mỏng của máy Mitutoyo đo lần lượt 4 điểm
t1, t2, t3, t4 cho 10 mẫu thử rồi tính giá trị trung bình.
+ Kết quả: Sai số chiều dày của ván mỏng được tính theo công thức :
T T
S  dn tb x100%
T
dn

Trong đó: Tdn - chiều dày ván mỏng danh nghĩa (mm);
Ttb - chiều dày ván mỏng trung bình (mm).

Hình 1.1. Máy đo độ ẩm

Hình 1.2. Máy đo chiều dày ván mỏng

- Kiểm tra tần số vết nứt và chiều sâu vết nứt
Các bước tiến hành kiểm tra:
+ Dụng cụ kiểm tra: Mực tàu, chổi quét, cốc, kéo và kính lúp.
+ Phương pháp thí nghiệm:
Kẻ mẫu thành các ô có kích thước 100x100 (mm), dùng mực tàu quét
vào các ô xen kẽ với nhau ở mặt trái của ván mỏng như hình vẽ:


14
Để ván khô khoảng 30 phút, rồi dùng kéo cắt các mẫu đã quét mực tàu.
Dùng kính lúp đếm các vết nứt lần lượt trên 2 cạnh của mẫu theo chiều

dọc thớ và đo chiều sâu vết nứt đó.
+ Kết quả:
Tần số vết nứt được xác định theo công thức:
Ts =

N
, Vết/cm.
20

Trong đó: Ts - Tần số vết nứt (vết/cm);
N - Số lượng vết nứt (vết).
Chiều sâu vết nứt được tính theo công thức:
n

H
Cs =

i 1

N .t

i

x 100 (%)

Trong đó: Hi - Chiều sâu vết nứt thứ i (mm);
t - Chiều dày trung bình của ván (mm);
N - Số lượng vết nứt (vết).
- Kiểm tra độ nhấp nhô bề mặt của ván lạng kỹ thuật.
Các bước tiến hành kiểm tra:

+ Dụng cụ kiểm tra: Sử dụng máy đo độ nhấp nhô bề mặt TR - 200

Hình 1.3. Kính lúp

Hình 1.4. Máy đo độ nhấp nhô bề mặt TR-200


15
+ Phương pháp thí nghiệm: Dùng máy đo độ nhấp nhô bề mặt đo theo
chiều dọc thớ, ngang thớ của mặt phải và mặt trái ván lạng kỹ thuật.
+ Kết quả: Độ nhấp nhô bề mặt ván là giá trị Rz (µm).
- Kiểm tra khả năng chống chịu với môi trường.
+ Khả năng chịu khí hậu: Để ván ở nhiệt độ môi trường, nếu ván không
có hiện tượng phồng rộp, không phát sinh vết nứt thì ta kết luận rằng ván lạng
kỹ thuật có khả năng chống chịu với môi trường tốt và ngược lại.
+ Khả năng chịu ẩm: Tiến hành thí nghiệm ngâm ván trong nước ở điều
kiện môi trường với các khoảng thời gian: 30 phút; 1 giờ; 2 giờ; 3 giờ; 5 giờ;
7 giờ; 10 giờ. Kết quả thu được các mẫu ván ngâm trong các khoảng thời gian
là như nhau nếu không có hiện tượng bong tách màng keo, màu sắc của ván
nhuộm cũng không bị biến màu. Khi đó, kết luận rằng ván có khả năng chịu
ẩm tốt và ngược lại.
Kiểm tra và đánh giá sơ bộ hộp gỗ kỹ thuật
- Kiểm tra và đánh giá sự trượt giữa các lớp ván mỏng.
- Kiểm tra và đánh giá sự bong tách giữa các lớp của hộp gỗ.
Kiểm tra và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ván lạng kỹ thuật
- Đánh giá chỉ tiêu ngoại quan: màu sắc, hoa văn và khuyết tật gia công.
Màu sắc sản phẩm: màu sắc trên cùng 1 mặt ván đồng đều không, giữa
các ván khác nhau của cùng một loại sản phẩm có tồn tại chênh lệch không.
Hoa văn: Khi kiểm tra sản phẩm sản xuất, thường dùng phương pháp so
sánh sản phẩm với sản phẩm, sản phẩm giữa các loạt… có chênh lệch rõ rệt

không.
Khuyết tật gia công bao gồm: rách ván, rạn nứt bề mặt, bẩn bề mặt, vết
keo, độ nhấp nhô bề mặt. Trên nguyên tắc khuyết tật gia công cần khống chế
nghiêm ngặt, đặc biệt đối với khuyết tật ảnh hưởng tương đối lớn đối với tính
trang sức.


16
- Kiểm tra và đánh giá tính chịu nước của màng keo: Ván lạng kỹ thuật
thường dùng phương pháp kiểm tra tính chịu nước của màng keo do ngâm sấy
mẫu ván của hộp gỗ kỹ thuật. Sau thực nghiệm quan sát cạnh của mẫu có
bong lớp hay không để thông qua đó đánh giá tính chịu nước của màng keo
trên ván lạng kỹ thuật.
Các bước tiến hành kiểm tra như sau:
+ Dụng cụ thí nghiệm: Nồi đun nước. Thước đo có độ chính xác 1mm.
Tủ sấy, nhiệt độ có thể thay đổi  10C, phạm vi nhiệt độ 40~2000C.
+ Kích thước mẫu thử: chiều dài x chiều rộng x chiều dày: 75 x 75 x 25
mm, 6 mẫu.
+ Phương pháp thí nghiệm:
Hộp gỗ kỹ thuật được xẻ theo phương chiều dày, tạo ra tấm ván có kích
thước chiều dày 25 mm, mẫu thí nghiệm có chiều dài và chiều rộng được cắt
theo theo phương chiều dài và chiều rộng tấm ván.
Ngâm mẫu thử vào nồi nước nhiệt độ 6330C, sau khi ngâm 3h, lấy mẫu
ra lau sạch nước bám trên bề mặt, cho vào tủ sấy (6330C) sấy 3h, quan sát bề
mặt mẫu thử có hiện tượng bong hay không, dùng thước đo chiều dài bong
của mỗi mẫu thử.
+ Kết quả: Dùng chiều dài bong hoặc phần phân lớp biểu thị, nếu bong
hoặc phân lớp của một cạnh chia thành vài đoạn thì cần cộng lại chính xác
đến 1 mm.
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận văn trình bày các vấn đề cốt yếu trong công nghệ tạo ván lạng kỹ
thuật với các trang thiết bị và điều kiện sản xuất hiện có của Việt Nam:
- Nguyên vật liệu trong sản xuất ván lạng kỹ thuật: ván mỏng, keo dán,
hóa chất nhuộm màu.


17
- Thiết kế hoa văn cho ván lạng kỹ thuật thông qua kết cấu hộp gỗ và
phương pháp lạng ván mỏng.
- Các thông số công nghệ của quá trình ép hộp gỗ và lạng ván mỏng.
- Kiểm tra chất lượng ván lạng kỹ thuật.
1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Bước đầu hoàn thiện quy trình sản xuất ván lạng kỹ thuật từ gỗ mọc
nhanh rừng trồng có ý nghĩa rất lớn. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể áp
dụng vào thực tiễn sản xuất, phù hợp với công nghệ, dây chuyền sản xuất của
Việt Nam.
Việc nghiên cứu sử dụng phối hợp các loại gỗ mọc nhanh rừng trồng tạo
ra ván lạng kỹ thuật thay thế một phần ván lạng gỗ tự nhiên sử dụng trong
trang sức bề mặt hoặc dùng làm gỗ xẻ. Giúp mở rộng phạm vi sử dụng gỗ
mọc nhanh rừng trồng và đa dạng hóa các loại sản phẩm đồng thời có thể giữ
và bảo tồn được nguồn gỗ quý, mở ra hướng phát triển mới cho ngành Chế
biến lâm sản.


18
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về ván lạng kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm về ván lạng kỹ thuật

Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood Veneer), tên học thuật là ván trang
sức tổ chức lại (Reconstitued Decorative Lumber), dùng ván mỏng (bóc hoặc
lạng) gỗ mọc nhanh rừng trồng hoặc gỗ bình thường làm nguyên liệu chính,
dùng kỹ thuật điều chế màu ván mỏng, ép lớp, ép khuôn dán định hình chế tạo
thành, là loại vật liệu trang sức chất gỗ kiểu mới có đặc tính cảm giác chất,
hoa văn, màu sắc của loài gỗ quý tự nhiên hoặc hoa văn nghệ thuật khác.[1]
Ván lạng kỹ thuật do ván mỏng ép lớp tổ chức lại mà thành. Thông
thường chiều dày của ván mỏng như nhau, chiều thớ song song nhau. Quy
cách của ván lạng kỹ thuật có thể căn cứ công dụng khác nhau trực tiếp chế
tạo thành kích thước quy cách cần. Kết cấu của nó do ván mỏng và lớp keo
dán cấu thành, về lượng keo đưa lên rất nhỏ, lớp keo dán của nó chủ yếu lấy
hình thức lớp hỗn hợp keo dán và ván mỏng tồn tại. Lớp keo dán ván lạng kỹ
thuật mô phỏng vòng sinh trưởng hoặc vòng năm của gỗ tự nhiên thiết kế.
Như thế, trên mặt cắt của ván lạng kỹ thuật lớp keo dán và lớp ván mỏng cấu
thành hoa văn.[1]
2.1.2. Đặc điểm của ván lạng kỹ thuật
2.1.2.1. Phân loại ván lạng kỹ thuật
- Chia theo hình thái sản phẩm.
+ Sản phẩm tồn tại ở hình thái ván lạng, dùng để làm mặt trang sức gọi
là ván lạng kỹ thuật;
+ Sản phẩm tồn tại ở hình thái hộp gỗ, chủ yếu là hình thức gỗ xẻ sử
dụng gọi là gỗ xẻ kỹ thuật.
- Chia theo phương pháp chế tạo.


19
+ Sử dụng keo đóng rắn nhiệt độ thường, gọi là phương pháp ép nguội.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến
+ Sử dụng keo đóng rắn nhiệt độ cao, gọi là phương pháp ép nhiệt, hoặc
đóng rắn gia nhiệt cao tần…

- Chia theo nguồn gốc thiết kế hoa văn.
+ Ván lạng kỹ thuật phỏng tự nhiên: Ván có màu sắc và hoa văn mô
phỏng màu sắc và hoa văn của gỗ quý tự nhiên để thiết kế, chế tạo ra.
+ Ván lạng kỹ thuật hoa văn nghệ thuật: Ván có màu sắc và hoa văn theo
ý tưởng của nhà thiết kế hoặc theo sở thích, đơn đặt hàng của khách hàng.
- Chia theo vân thớ mặt trang sức.
+ Vân thớ bổ đôi: Mặt trang sức của ván lạng kỹ thuật phỏng theo mặt
cắt bổ đôi của vòng năm hoặc vòng sinh trưởng, hoa văn biểu hiện là các dây
gần như song song chiều dài tổ thành.
+ Vân thớ bổ tư: Mặt trang sức phỏng theo chiều xuyên tâm vòng năm
hoặc vòng sinh trưởng thành một góc cắt nhất định mà thành, hoa văn tương
tự hoa văn bổ đôi, nhưng chiều rộng của dây rộng hơn vân thớ bổ đôi.
+ Vân thớ tiếp tuyến: Mặt trang sức cắt theo chiều tiếp tuyến vòng năm
hoặc vòng sinh trưởng mà thành, hoa văn biểu hiện sắp xếp gần như chữ V
hoặc hình đường cong.
- Chia theo công dụng đặc biệt
+ Ván lạng kỹ thuật chống cháy.
+ Ván lạng kỹ thuật chống nước.
+ Ván lạng kỹ thuật chống ẩm ướt.
+ Ván lạng kỹ thuật thu âm…[1]
2.1.2.2. Đặc tính sản phẩm của ván lạng kỹ thuật
- Thành phần của ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật giữ lại thành phần vốn có và đặc tính tự nhiên của gỗ,
thông qua phối hợp các màu sắc và sắp xếp các thành phần kết cấu của ván,


20
làm cho ván có tính năng trang sức và tính năng vật lý, cơ học đặc biệt. Tỷ lệ
khối lượng các thành phần của ván lạng kỹ thuật khô kiệt thường gặp như sau:
+ Gỗ tự nhiên: 92 ÷ 95%

+ Keo và chất phụ gia: 4 ÷ 6%
+ Chất bắt màu (bao gồm thuốc nhuộm và chất màu): 0 ÷ 2%
+ Vật liệu phụ gia: 0 ÷ 0,5%. [1]
- Đặc tính sản phẩm của ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật giữ lại thuộc tính tự nhiên của gỗ tự nhiên như: cách
nhiệt, cách điện, điều ẩm, điều nhiệt. Ngoài ra ván lạng kỹ thuật còn có các
đặc điểm sau:
+ Màu sắc phong phú, vân thớ đa dạng: Ván lạng kỹ thuật có thể thay
đổi màu sắc, hoa văn bằng cách thay đổi hóa chất nhuộm màu nguyên liệu
ván mỏng, phương pháp sắp xếp kết cấu ván, làm cho màu sắc, hoa văn ván
lạng đa dạng, phong phú.
+ Tính năng vật lý, cơ học được nâng cao: Ván lạng kỹ thuật trên cơ sở
dán ép các lớp ván mỏng từ gỗ tự nhiên với chất kết dính bằng phương pháp
ép nguội hoặc ép nhiệt giúp khắc phục nhược điểm của gỗ tự nhiên, khối
lượng thể tích, độ cứng, cường độ uốn tĩnh… đều tăng so với nguyên liệu ván
mỏng.
+ Tỷ lệ thành phẩm cao: Ván lạng kỹ thuật dùng các loại ván mỏng bóc
từ gỗ tròn làm nguyên liệu, biến gỗ tròn thành vuông, nâng cao tỷ lệ lợi dụng
của gỗ.
+ Hạn chế khuyết tật tự nhiên của nguyên liệu gỗ tự nhiên: Ván lạng kỹ
thuật khắc phục được những khuyết tật của nguyên liệu dùng sản xuất như: lỗ
mọt, nứt, mục, biến màu, chênh lệch màu…
+ Ván lạng kỹ thuật nhiều công năng: Quá trình chế tạo có thể tiến hành
xử lý biến tính phòng mục, phòng mọt, chống ẩm ướt, thu âm, chậm cháy,
phát huy đầy đủ tính năng của gỗ.


21
2.1.2.3. Ứng dụng của ván lạng kỹ thuật
Ván lạng kỹ thuật có rất nhiều ứng dụng trong ngành gia công chế biến

gỗ như:
- Ván trang sức
+ Trang sức bề mặt ván nhân tạo.
+ Vải tường gỗ, ván lạng thành cuộn.
+ Ván lạng, ván lạng kỹ thuật ghép nối được dán lên trên giấy hoặc vải
tạo thành ván lạng thành cuộn dạng băng liên tục, có thể sử dụng dán cạnh
ván nhân tạo cơ giới hóa.
- Gỗ xẻ kỹ thuật. Hộp gỗ kỹ thuật có thể sử dụng như gỗ xẻ tự nhiên, gỗ
xẻ kỹ thuật có ưu điểm cường độ cao, tính ổn định kích thước tốt, tỷ lệ lợi
dụng cao… so với gỗ tự nhiên. Hiện nay được dùng rộng rãi để sản xuất ván
sàn, đồ gia dụng, cửa đi, cửa sổ, nẹp gỗ…
- Ứng dụng khác. Lợi dụng kỹ thuật màu sắc đa dạng, vân thớ đẹp khó
biến dạng… điêu khắc thành các sản phẩm công nghệ được ưa chuộng ở thị
trường trong và ngoài nước, hiện nay còn dùng để chế tạo cán bút chì, vợt
bóng bàn…, cùng với nhận thức của mọi người đối với ván lạng kỹ thuật
ngày một sâu hơn.[1]
2.2. Lý thuyết chung về nguyên liệu dùng trong sản xuất ván lạng kỹ thuật
2.2.1. Cấu tạo gỗ
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất,
là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Cấu tạo gỗ là
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Gỗ do vô số tế bào cấu tạo
nên. Các tế bào liên kết với nhau bằng pectic, giống như vữa gắn các viên
gạch. Các yếu tố của cấu tạo gỗ ảnh hưởng đến chất lượng ván lạng là: Vòng
năm, gỗ lõi, gỗ giác, tia gỗ, ống dẫn nhựa, thớ gỗ.
2.2.2. Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất gỗ kỹ thuật


22
Tất cả các loại gỗ bóc thành ván mỏng đều có thể làm nguyên liệu sản
xuất ván lạng kỹ thuật. Nhưng với loài cây quý có hoa văn, vân thớ đẹp sử

dụng làm ván lạng kỹ thuật đều không có ý nghĩa. Sử dụng các loài gỗ bình
thường hoặc gỗ mọc nhanh rừng trồng, cải thiện tính năng lý hoá, nâng cao
giá trị của gỗ, thúc đẩy kinh tế lớn mạnh.
Thông thường các loại gỗ dùng làm nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ
thuật có các tính chất sau:
- Lượng nhiều, giá rẻ, tốc độ sinh trưởng nhanh: nguồn nguyên liệu
phải dồi dào, tốc độ sinh trưởng nhanh tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho
quá trình sản xuất là liên tục.
- Thớ thẳng, khối lượng thể tích trung bình đến nhỏ: Thớ gỗ thẳng thì
trong quá trình bóc ván, ván mỏng không bị gãy vụn; thuận lợi trong quá trình
ép, khi lạng ra sản phẩm ván lạng trang sức cũng giảm thiểu khuyết tật. Gỗ có
khối lượng thể tích từ trung bình đến nhỏ là gỗ mềm, xốp, có mật độ gỗ thấp,
không phải qua nhiều khâu xử lý để bóc gỗ.
2.2.3. Đặc điểm nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ thuật trong đề tài
Gỗ Keo lai
Cây Keo lai (có tên khoa học thường dùng là: Acacia mangium x
auriculiformis, và tên khoa học chính thức: Acacia auriculiformis x
A.mangium) là kết quả của sự lai tạo chéo giữa cây Keo tai tượng (Acacia
mangium Willd) và cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn.ex
Benth).[2]
Tại Việt Nam, cây Keo lai phân bố ở một số địa phương:
- Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương,….
- Trung Bộ và Tây nguyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam,
Đà Nẵng, Gia Lai,…
- Bắc Bộ: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái,…


23
Trong những năm gần đây, bước đầu đã có những nghiên cứu sử dụng
làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp như:

- Trong công nghiệp bột giấy: cây Keo lai có tốc độ sinh trưởng nhanh,
mạnh, và tổng sinh khối lớn. Vì vậy, cây Keo lai chắc chắn sẽ là nguồn
nguyên liệu có nhiều tiềm năng hơn các loài cây nguyên liệu truyền thống
trong công nghiệp sản xuất bột giấy.
- Trong xây dựng và khai khoáng: sử dụng làm cột chống trong xây
dựng và khai khoáng, hoặc sử dụng làm ván cốt pha, và các chi tiết khác.
- Trong nông nghiệp và bảo vệ sinh thái: cây Keo lai là một cây họ đậu
có khả năng cố định đạm cho đất và làm cho đất không bị bạc màu, thoái
hóa.[7]
Đặc điểm cấu tạo của gỗ Keo lai
- Cấu tạo thô đại: Gỗ Keo lai khi mới chặt hạ có giác lõi phân biệt không
rõ, sau một thời gian gỗ lõi có màu nâu sẫm, giác có màu nâu nhạt. Vòng
năm, gỗ sớm, gỗ muộn không phân biệt rõ, chiều rộng vòng năm từ 12-17
mm. Thớ gỗ thẳng và khá thô.
- Cấu tạo hiển vi: Mạch gỗ có kích thước trung bình (0,1-0,2 mm), số
lượng ít, mạch gỗ xếp phân tán, hình thức tụ hợp đơn và kép với số lượng 2-3
lỗ/mm2. Trong mạch gỗ không có thể bít.
Trên mặt cắt ngang: Tia gỗ nhỏ và khá rõ (<0,1mm) số lượng trung bình
5-10 tia/mm. Tế bào mô mềm trong gỗ Keo lai có hình thức phân bố phân tán,
hình thức tụ hợp vây quanh mạch kín hình tròn. Lỗ thông ngang xếp so le,
kích thước nhỏ (đường kính 6-8 µm). Ngoài các đặc điểm trên gỗ Keo lai
không có ống dẫn nhựa dọc, không có cấu tạo lớp.
Gỗ Keo lai có pH = 6,2 - 6,3


24
Bảng 2.1. Một số tính chất vật lý của gỗ Keo lai [7]
Tính chất

STT


Đơn vị

Trị số
γ0 = 0,466

1

Khối lượng thể tích

γ12 = 0,549

g/cm3

γ18 = 0,533
2

Hút nước sau 24 giờ ngâm nước

21,2

%

3

Hút ẩm sau 24 giờ

2,0

%


Độ co rút
4

- Dọc thớ

0,59

- Xuyên tâm

2,73

- Tiếp tuyến

5,61

%

Độ dãn dài sau 30 ngày ngâm nước
5

- Dọc thớ

0,37

- Xuyên tâm

2,41

- Tiếp tuyến


5,94

%

Bảng 2.2. Một số tính chất cơ học của gỗ Keo lai [7]
STT

Tính chất

Trị số

Đơn vị

- Phương tiếp tuyến

11,38

MPa

- Phương xuyên tâm

12,07

Giới hạn bền khi nén ngang thớ cục bộ (W=12%)
1

Giới hạn bền khi nén ngang thớ toàn bộ (W=12%)
2


3
4

- Phương tiếp tuyến

6,749

- Phương xuyên tâm

7,289

Giới hạn bền khi kéo dọc thớ (W= 12%)

126,8

Giới hạn bền khi kéo ngang thớ (W=12%)
- Phương tiếp tuyến

4,061

MPa

MPa
MPa


×