Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LA NGỌC MINH THUẬN

ẢNH HƯỞNG TUỔI VÀ THỜI GIAN ĐIỀU HÀNH
CỦA CEO ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LA NGỌC MINH THUẬN

ẢNH HƯỞNG TUỔI VÀ THỜI GIAN ĐIỀU HÀNH
CỦA CEO ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH

TP HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành
của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của TS
Lê Thị Mỹ Hạnh. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tất cả các nguồn tham khảo đã được công bố đầy đủ.
TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

La Ngọc Minh Thuận


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4

4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4

5.

Kết cấu của luận văn ............................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 6
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO và hành vi điều
chỉnh lợi nhuận ................................................................................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời gian điều hành của CEO và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận ........................................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9
1.3. Khe hổng của nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN ............................................................................................................ 16
2.1. Những vấn đề cơ bản về hành vi điều chỉnh lợi nhuận......................... 16
2.1.1.
2.1.2.
2.1.2.1.

2.1.2.2.
2.1.2.3.

Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..................................... 16
Động cơ điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 17
Động cơ hợp đồng bồi thường quản lý ....................................... 17
Động cơ giao ước nợ ................................................................... 18
Động cơ thị trường vốn ............................................................... 19


2.1.2.4. Động cơ pháp lý .......................................................................... 19
2.1.3. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận ................................................... 21
2.1.3.1. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp
kế toán hoặc các ước tính kế toán ............................................................. 21
2.1.3.2. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua cấu trúc các nghiệp vụ
kinh tế ..................................................................................................... 24
2.1.4. Mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong thực
nghiệm ..................................................................................................... 26
2.2. Lý thuyết nền......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 36
3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ....................................................... 36
3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 37
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 37
3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 38
3.2.3. Xây dựng thang đo các biến nghiên cứu ..................................... 41
3.2.3.1. Biến phụ thuộc ............................................................................ 41
3.2.3.2. Biến độc lập................................................................................. 42
3.2.3.3. Biến kiểm soát ............................................................................. 43
3.2.4. Phương pháp ước lượng .............................................................. 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 54

4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan ................................................. 54
4.2. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của
CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ......................................................... 58
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 69
5.1. Kết luận ................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 71
5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 75
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

Báo cáo tài chính

CEO

Giám đốc điều hành


DA

Discretionary accruals

GMM

Generalized Method of Moments

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HTK

Hàng tồn kho

HVĐCLN

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trường chứng khoán

VN

Việt Nam


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành
của CEO đến HVĐCLN
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
Biểu đồ 3.2: Phân bổ theo năm thành lập của các công ty trong mẫu nghiên cứu
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong luận văn
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong luận văn
Bảng 4.3 Kiểm định VIF lần 1
Bảng 4.4 Kiểm định VIF lần 2
Bảng 4.5 Kiểm định VIF lần 3
Bảng 4.6 Kết quả mô hình FEM
Bảng 4.7 Kết quả mô hình REM
Bảng 4.8 Kết quả tổng hợp và kiểm định mô hình FEM và REM
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến HVĐCLN



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bê bối kế toán liên quan đến gian lận
báo cáo tài chính (BCTC) được ghi nhận, nhiều quy định kế toán đã được xây dựng
để ngăn chặn các hiện tượng này. Ngoài việc tuân thủ các quy trình kế toán hiện
hành, kết quả điều tra các vụ bê bối tài chính của đầu những năm 2000 (ví dụ như
Enron, Worldcom, Bông Bạch Tuyết và Bibica,...) cũng ghi nhận vai trò quan trọng
cuả các Giám đốc điều hành (CEO) trong việc đảm bảo chất lượng các BCTC, khi
họ có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để tác động lên kết quả BCTC thông qua
hành vi điều chỉnh lợi nhuận (HVĐCLN). Bên cạnh đó, một phân tích do Beasley
và các đồng sự (2010)1 thực hiện, được phát hành bởi COSO (The Committee of
Sponsoring Organizations of the Treadway Commission), một Ủy ban thuộc Hội
đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC, về các trường hợp gian lận
BCTC trong giai đoạn từ 1998 - 2007 ( Fraudulent Financial reporting 1998 - 2007)
với mẫu khảo sát bao gồm 347 trường hợp gian lận bị phát hiện ra từ ngày 1/1/1998
đến 31/12/2007 cho thấy 72% số trường hợp theo công bố cưỡng chế kế toán và
kiểm toán có liên quan đến vai trò CEO, và 65% được kết luận có liên quan đến
giám đốc tài chính.
Điều này dẫn đến hiện nay ngoài các quy định liên quan đến quy trình kế
toán, còn có những quy định đối với vai trò của CEO trong việc hạn chế hành vi
điều chỉnh của các BCTC được đặt ra gần đây để bảo vệ sự minh bạch của các báo
cáo này. Ngoài ra, với tình hình kinh tế nhiều biến động trong thời gian qua, vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh
(HĐKD), nâng cao chất lượng BCTC của các công ty niêm yết (CTNY) cũng được
đặt lên hàng đầu, đòi hỏi các CTNY phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
và minh bạch thông tin BCTC.


1

Beasley, S.M; Carcello, V.J; Hermanson, R. D and Neal, L.T. (2010) An analysis of US Public Company:
Fraudulent Financial Reporting: 1998 – 2007. COSO


2

Các sai phạm kế toán trong những năm gần đây cũng đặt ra yêu cầu cần thiết
phải cải thiện chất lượng trình bày trong các BCTC bằng cách thiết lập các cấu trúc
giám sát phù hợp. Mối liên hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng
thông tin vẫn luôn là một đề tài được tranh luận sôi nổi đặc biệt tại các quốc gia
đang phát triển, trong đó có Việt Nam (VN), những nơi mà chất lượng BCTC không
được đánh giá cao và luôn bị chỉ trích (Agrawal & Chadha, 20052; Brown và cộng
sự, 20103).
Nhiều nghiên cứu của tác giả trên thế giới chỉ ra rằng hành vi điều chỉnh lợi
nhuận là một trong những tiêu chí để chứng minh chất lượng của BCTC. Một số
nghiên cứu trong nước gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá và phân
tích các yếu tố tác động đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC đặc biệt là hành vi
điều chỉnh lợi nhuận BCTC, đặc điểm hội đồng quản trị, các nhân tố bên trong, quy
mô doanh nghiệp, cấu trúc vốn,….Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, tác giả chưa
tìm thấy nghiên cứu trước công bố chính thức tại Việt Nam với nội dung chỉ tập
trung đề cập đến nhân tố tuổi của CEO, thời gian điều hành của CEO có mối quan
hệ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các CTNY trên thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong
muốn tìm hiểu, đánh giá, phân tích HVĐCLN và mối liên hệ giữa các nhân tố tuổi
của CEO, thời gian điều hành của CEO ảnh hưởng như thế nào đến HVĐCLN
nhằm đưa ra những khuyến nghị, chính sách công bố và minh bạch BCTC phù hợp

nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC các công ty hoạt động trên TTCK VN,
tác giả đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Ảnh hưởng tuổi và thời
gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết trên TTCK VN”.
Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học:
2

Agrawal & Chadha, (2005). Corporate Governance and Accounting Scandals. Journal of Law and
Economics, 48: 371-406
3
Brown, L. & Caylor, M. (2006). Corporate Governance and Firm Valuation. Journal of Accounting and
Public Policy, 25: 409-434


3

Đề tài đóng góp vào sự phong phú của các nghiên cứu tại VN liên quan đến
HVĐCLN, mối quan hệ của tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN.
Về mặt thực tiễn:
Từ kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế như sau:
- Thứ nhất, tuổi và thời gian điều hành của CEO có thể được sử dụng như dữ
liệu đầu vào trong các mô hình lập quyết định được sử dụng bởi các công ty kiểm
toán, các tổ chức tín dụng, trong việc xác định mức độ chấp nhận rủi ro khi lập kế
hoạch kiểm toán hoặc ra quyết định cho vay.
- Thứ hai, các doanh nghiệp khi tuyển dụng hoặc bổ nhiệm CEO nên lựa
chọn các ứng viên có độ tuổi và kinh nghiệm điều hành phù hợp để hưởng lợi hơn
thông qua việc có BCTC phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp, điều này sẽ làm
giảm chi phí vốn và tăng giá trị của doanh nghiệp
- Thứ ba, các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng BCTC khác nên xem xét

tuổi và thời gian điều hành của CEO cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận,…. khi đánh giá chất lượng báo cáo của doanh nghiệp trước
khi ra quyết định đầu tư.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét xác định mối quan hệ giữa tuổi và
thời gian điều hành của CEO ảnh hưởng như thế nào đến HVĐCLN BCTC của các
CTNY. Từ đó đề xuất các kiến nghị làm giảm thiểu HVĐCLN và làm tăng niềm tin
của người sử dụng BCTC.
Trong đó hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một trong những tiêu chí để chứng
minh chất lượng của BCTC.
Để đạt được mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
Tuổi và thời gian điều hành của CEO có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận? Mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK VN?


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của các nhân tố tuổi và thời
gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận chỉ đo lường bằng hành vi
điều chỉnh lợi nhuận BCTC.
Phạm vi nghiên cứu chỉ liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán thông qua
biến kế toán dồn tích (AEM - Accruals-based Earnings Management) và không
nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua chi phối các nghiệp vụ kinh tế
(REM – Real Activities Manipulation hay Real Earning Management).

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn với mẫu bao gồm những công ty
cổ phần niêm yết trên cả 2 sàn: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2007-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được sử dụng là nghiên cứu định lượng.
Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của các CTNY trên sàn
giao dịch chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2007-2015. Dữ liệu thu thập được
tổng hợp thành dạng bảng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Sau đó dựa vào tài liệu
và dữ liệu thu thập, tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích và đánh giá. Thực hiện
thống kê mô tả, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp
phân tích hồi quy trên phần mềm Stata 13. Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ sử dụng
phương pháp so sánh và phân tích để đánh giá các kết quả đạt được với những bài
nghiên cứu trước, xem xét có sự khác biệt giữa các kết quả thu được hay không.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia thành 5 chương.
Phần mở đầu: Giới thiệu về công trình nghiên cứu


5

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan: chương này tác
giả trình bày các nghiên cứu liên quan trước đây đã nghiên cứu về hành vi điều
chỉnh lợi nhuận tại VN và quốc tế.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: chương này tác giả trình bày các lý thuyết về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận, mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các
lý thuyết nền.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này tác giả phát triển các giả
thuyết nghiên cứu trong bài, đưa ra mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phương
pháp phân tích dữ liệu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chương này tác giả trình bày
kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy và thảo luận về mối quan hệ giữa các nhân
tố và hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị: chương này tác giả trình bày kết luận của
nghiên cứu, hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất định hướng nghiên cứu trong
tương lai.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận BCTC là vấn đề đã được nghiên cứu của rất
nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam.
Để có một cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu có liên quan, luận văn chọn lựa
và giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các vấn đề này. Qua đó, sẽ
rút ra khe hổng nghiên cứu đối với luận văn.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO và hành vi điều
chỉnh lợi nhuận
Liên quan đến nội dung nghiên cứu về tuổi của CEO và hành vi điều chỉnh
lợi nhuận, nhóm tác giả Hua-Wei Huang và cộng sự thực hiện năm 2012 đã thực
hiện nghiên cứu với chủ đề: CEO Age and Financial Reporting Quality4. Dựa trên
những gì tìm được từ nghiên cứu trước đó (e.g., Mudrack 1989; Peterson et al.
2001; Sundaram và Yermack 2007) về việc cá nhân trở nên thận trọng và tuân thủ
các chuẩn mực đạo đức hơn khi họ càng lớn tuổi, nhóm tác giả lập luận rằng, các
CEO lớn tuổi hơn thường ít có xu hướng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, điều này
làm giảm HVĐCLN và làm cho chất lượng BCTC cao hơn. Cụ thể, nhóm tác giả
giả định rằng độ tuổi của CEO có quan hệ nghịch với việc các doanh nghiệp đạt
được hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và điều chỉnh lợi nhuận. Nhóm tác giả kiểm tra

giả định này bằng cách thực hiện phương pháp phân tích từng biến một và phân tích
hồi quy đa biến trên một mẫu gồm 3143 doanh nghiệp trên Compustas (Compustat
là một cơ sở dữ liệu thông tin tài chính, thống kê và thị trường cho các công ty toàn
cầu hoạt động và không hoạt động trên khắp thế giới. Dịch vụ này bắt đầu vào năm
1962) trong khoảng thời gian từ 2005 – 2008. Nhóm tác giả tìm thấy mối liên hệ
nghịch biến rõ rệt giữa độ tuổi CEO với việc hoàn thành hay vượt lợi nhuận mục
4

Hua-Wei Huang, Ena Rose-Green, and Chih-Chen Lee, 2012.CEO age and financial reporting quality.

American Accounting Association, 26(4): 725–740


7

tiêu và điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy các CEO lớn tuổi
ít có khả năng để điều chỉnh hoàn thành hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và các CEO
lớn tuổi ít có khả năng thực hiện HVĐCLN. Do đó nghiên cứu của nhóm tác giả
xem xét mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và HVĐCLN bằng cách xác định
tuổi CEO là một yếu tố quyết định HVĐCLN. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
mang ý nghĩa điều chỉnh bổ sung cho các tác nhân được xác định từ các công trình
nghiên cứu trước rằng tuổi của CEO có liên hệ với việc doanh nghiệp hoàn thành
hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và điều chỉnh lợi nhuận.
Tiếp đến, tương tự với nội dung nghiên cứu của nhóm tác giả Hua-Wei
Huang và cộng sự kể trên nhưng đề cập thêm yếu tố sở hữu gia đình, tác giả Tang
Wing Yin và Tsui Pui Chun trong năm 2014 cũng đã thực hiện đề tài với tên gọi
How do the CEO age and family-owned business affect the quality of financial
reporting? 5 . Nhóm tác giả đã cho rằng để xác định chất lượng của các BCTC,
HVĐCLN là một trong những yếu tố cần được xem xét. Nhóm tác giả đưa ra giả
thuyết rằng công ty có CEO lớn tuổi ít có khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Trong

nghiên cứu của mình, nhóm tác giả xác định sự tồn tại của việc điều chỉnh lợi nhuận
bằng cách so sánh các con số lợi nhuận ròng của hai năm liên tiếp, họ so sánh các
BCTC từ các báo cáo hàng năm của CTNY để xem liệu có bất kỳ điều chỉnh nào
trên BCTC. Sau đó, họ thu thập dữ liệu tuổi của CEO và ban kiểm soát cũng như
các biến khác như các thành viên hội đồng quản trị thông qua các báo cáo hàng năm
của CTNY. Bên cạnh đó, họ còn lấy các chỉ số tài chính đưa vào mô hình hồi quy
như các biến kiểm soát thông qua Bloomberg. Cuối cùng, họ điều tra sự tương quan
giữa tuổi tác CEO và HVĐCLN bằng việc sử dụng phần mềm SPSS. Dựa trên các
nghiên cứu trước đó của Tong (2007)6, công ty sở hữu gia đình có HVĐCLN cao

5

Tang Wing Yin and Tsui Pui Chun, 2014. How do the CEO age and family-owned business affect the
quality of financial reporting? Hong Kong Baptist University
6
Tong, Yen H (2007). Financial Reporting Practices of Family Firms, Advances in Accounting,
incorporating Advances in International Accounting, ISSN 0882-6110, ISBN 0762314257, Volume 23, pp.
231 – 261


8

hơn, trong khi một số nghiên cứu (ví dụ như Madani, et al., 2013)7 cho thấy rằng
quyền sở hữu gia đình không nhất thiết ảnh hưởng đến HVĐCLN. Do đó, nhóm tác
giả đã kết hợp các biến của tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong mô hình
hồi quy thứ hai để tìm hiểu xem sự hiệu ứng kết hợp của tuổi CEO và tỷ lệ sở hữu
của các thành viên gia đình đến HVĐCLN. Với nghiên cứu trên 174 công ty mẫu,
kết quả cho thấy rằng tuổi CEO có một mối quan hệ ngược chiều với HVĐCLN.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của hiệu ứng kết hợp của tuổi CEO và tỷ lệ sở hữu của các
thành viên gia đình đến HVĐCLN chính là không đáng kể, đều này có nghĩa là mối

quan hệ đó là không chắc chắn.
1.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời gian điều hành của CEO và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Theo Ali và Zhang (2013)8 thời gian điều hành hay đương chức cũng có là
một yếu tố phản ánh độ tuổi và kinh nghiệm của các CEO. Nghiên cứu của nhóm
tác giả này xem xét những thay đổi trong động cơ của CEO trong quản lý thu nhập
của doanh nghiệp trong thời gian đương chức của mình. Nghiên cứu này cho thấy,
doanh thu thường có xu hướng bị phóng đại lên trong những năm đầu hơn trong
những năm cuối trong khoảng thời gian tại vị của các CEO và mối liên hệ này thì
yếu hơn đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu bởi các tổ chức đầu tư và tại các
doanh nghiệp có ban kiểm soát cũng như ban điều hành độc lập. Kết quả này phù
hợp với động cơ của CEO trong những năm đầu là xây dựng tầm ảnh hưởng trên thị
trường về năng lực của mình trong những năm đầu bằng việc điều chỉnh tăng doanh
thu. CEO với năng lực cao hơn sẽ có khả năng “sống sót” qua các đợt có quyết định
cách chức hoặc giữ lại trong những năm đầu của họ, và do đó họ có động cơ gian
lận để đánh bóng khả năng của mình. Về sau, chính những CEO này sẽ thường thận
trọng hơn trong việc phóng đại thành tích để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của
mình. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy rằng hiện tượng điều chỉnh tăng
7

Madani; MoeinAddin; and Rad, (2013). Impact of Family Ownership, State ownership and Major
Shareholders on the Financial Reporting Quality of the Firms Listed on the Tehran Stock Exchange.
Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 5(5): 50-64
8
Ali and Zhang (2013) CEO Tenure and Earnings Management. Journal of Accounting and Economics.


9

doanh thu còn diễn ra rõ ràng hơn vào năm cuối trước khi về hưu so với những năm

khác trong thời gian tại vị của họ. Kết quả này được ghi nhận chỉ sau khi đã kiểm
soát việc thổi phồng doanh thu trong những năm trước. Điều này cũng phù hợp với
các vấn đề liên quan đến việc ra đi của các CEO, và đồng thời lý giải sự thiếu kiểm
soát của các CEOs trẻ lên doanh thu trên BCTC trong những năm đầu phục vụ khi
họ đang bắt đầu được chuyển giao dần công việc từ CEO tiền nhiệm.
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi và thời gian
điều hành của CEO đến HVĐCLN
Yếu tố liên quan

Tác giả

Tên nghiên cứu

Mối

đến HVĐCLN

quan
hệ
Huang và cộng CEO

Financial

-

Yin và Chun How do the CEO age and family-

-

sự (2012)


Tuổi CEO

(2014)

Age

and

Reporting Quality

owned business affect the quality
of financial reporting

Huang và cộng CEO

Financial

+

Yin và Chun How do the CEO age and family-

+

sự (2012)

Thời

gian


điều (2014)

hành của CEO

Age

and

Reporting Quality

owned business affect the quality
of financial reporting

Ali và Zhang CEO
(2013)

Tenure

and

Earnings

-

Management
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận đối
vối các công ty niêm yết trên TTCK VN đã được một số tác giả nghiên cứu trước

thực hiện như sau:


10

Tác giả Huỳnh Thị Vân với chủ đề “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận
ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên TTCK VN” 9 được thực hiện
năm 2012 trên cả hai sàn HOSE và HNX; đồng thời đo lường HVĐCLN bằng cả 2
mô hình của De Angelo (1986) và Friedlan (1994) để so sánh sự tương đồng cũng
như sự khác nhau kết quả của 2 mô hình. Trong nghiên cứu, tác giả đã kết luận
trước sự hấp dẫn của những lợi ích ngắn hạn, các công ty thường có xu hướng điều
chỉnh lợi nhuận lệch so với thực tế. Các công ty cổ phần có xu hướng điều chỉnh lợi
nhuận tăng lên trong năm đầu niêm yết. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các
công ty được hưởng ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận
trong năm đó lên rất cao nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và quy
mô công ty không ảnh hưởng đến HVĐCLN.
Tiếp đến, đi sâu vào đặc điểm của quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, tác giả Giáp Thị Liên đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa
quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM 10 thực hiện vào năm 2014 sử dụng mô hình của
Dechow & các cộng sự (1995) để đo lường nhận diện HVĐCLN và thu thập dữ liệu
của 101 CTNY trên sàn HOSE trong 5 năm giai đoạn 2009-2013. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tách biệt vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị với tổng giám đốc,
tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị, tăng tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc sẽ làm
giảm HVĐCLN. Bên cạnh đó nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô
Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm chức vụ trong
công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính – kế toán –
kiểm toán, tỷ lệ sở hữu của thành viên Ban kiểm soát cũng như tỷ lệ sở hữu của
thành viên Hội đồng quản trị đối với HVĐCLN. Ngoài ra, cũng xem xét đến quản
trị công ty và HVĐCLN, năm 2015 tác giả Nguyễn Trọng Nguyên đã thực hiện

nghiên cứu “Tác động của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC

Huỳnh Thị Vân,2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên
niêm yết trên TTCK Việt Nam. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Đà Nằng.
10
Giáp Thị Liên,2014. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM
9


11

tại các công ty niêm yết ở VN”11. Tác giả đã khảo sát 195 công ty niêm yết trên
TTCK VN bao gồm cả 2 sàn HOSE (107 doanh nghiệp) và HNX (87 doanh nghiệp)
trong năm 2012 là năm đầu tiên thông tư 121 về quản trị công ty và thông tư 52 về
công bố thông tin có hiệu lực. Qua phân tích thống kê mô tả, kết quả cho thấy chất
lượng thông tin BCTC chung của các CTNY tại VN chỉ đạt mức dưới trung bình.
Ngoại trừ đặc biệt tính kịp thời đạt mức trung bình, các đặc tính còn lại đều dưới
mức trung bình. Mức độ chất lượng thông tin BCTC các công ty dưới trung bình thể
hiện chủ yếu ở hai hoạt động trình bày và công bố trong đó tập trung chủ yếu ở
thông tin phi tài chính. Mặc dù những nội dung liên quan đến chất lượng thông tin
BCTC đã được Bộ tài chính yêu cầu thực hiện theo thông tư 52, nhưng hầu hết các
doanh nghiệp chỉ trình bày và công bố ở mức độ tuân thủ các nội dung này nhưng
chưa hướng tới sự hữu ích của thông tin cho người sử dụng. Như vậy cho thấy chất
lượng thông tin BCTC thấp chủ yếu do khối lượng và tính trung thực của thông tin
phi tài chính, các yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào việc định hướng và giám sát
của chính các CTNY.
Nghiên cứu khác đi sâu vào đặc điểm hoạt động kiểm toán đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận có nghiên cứu của Trần Thị Thu Thảo với chủ đề “Nghiên cứu
thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán

viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên TTCK VN”12 được
thực hiện năm 2014, có 450 quan sát thu thập từ 90 công ty trên cả 2 sàn HOSE và
HNX trong 5 năm (2009-2013) và sử dụng mô hình De Angelo Model (1986) được
cải tiến bởi Friedlan (1994) để đo lường các khoản dồn tích tự định (DA). Kết quả
nghiên cứu cho thấy giới tính kiểm toán viên có ảnh hưởng đến HVĐCLN thông
qua các khoản dồn tích tự định (DA), cụ thể các nữ kiểm toán viên chấp nhận DA ở
mức giá trị cao hơn so với các kiểm toán viên là nam. Thêm vào đó, kết quả cho
thấy số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên có mối quan hệ ngược chiều với
Nguyễn Trọng Nguyên,2015. Tác động của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC tại các
công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM
12
Trần Thị Thu Thảo,2014. Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm
toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Luận văn
Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM
11


12

HVĐCLN, số năm kinh nghiệm càng tăng các khoản DA càng giảm, nghĩa là chất
lượng BCTC càng cao. Ngoài ra, nghiên cứu không nhận thấy được mối quan hệ
giữa quy mô công ty kiểm toán (trái ngược với kết quả Phan Thị Thanh Trang
2015), nhiệm kỳ kiểm toán viên, nhiệm kỳ kiểm toán và HVĐCLN của nhà quản lý.
Ở góc độ nghiên cứu chung liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận,
nghiên cứu năm 2015 của tác giả Phan Thị Thanh Trang với đề tài “Nghiên cứu
hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM”13. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 54 CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 7 nhóm ngành nghề khác nhau, trong 3
năm và sử dụng mô hình của Friedlan (1994) để đo lường HVĐCLN BCTC. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các CTNY trên TTCK đều có HVĐCLN trong

những năm niêm yết, đặc biệt là vào năm đầu nhằm thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó
tác giả tìm ra mối quan hệ cùng chiều của quy mô công ty đến HVĐCLN, cụ thể là
các công ty có quy mô doanh thu càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng
cao. Thêm vào đó thời gian hoạt động càng lâu thì khả năng các công ty có
HVĐCLN càng tăng nguyên nhân do có thể công ty muốn duy trì mức lợi nhuận ổn
định, đồng thời tạo sự tin tưởng với các cổ đông. Ngoài ra, chất lượng công ty kiểm
toán ảnh hưởng đáng kể đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể với sự tham gia
kiểm toán của các công ty kiểm toán Big 4 đã làm hạn chế HVĐCLN của nhà quản
trị.
Gần nhất, nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nhưng có
đề cập đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận có nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương
Hồng được thực hiện năm 2016 với tên gọi “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chướng khoán – bằng chứng thực
nghiệm tại VN”14. Tác giả sử dụng dữ liệu của 123 CTNY trên TTCK VN trong giai
đoạn 3 năm (2012-2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 23 biến độc lập đưa
Phan Thị Thanh Trang,2015. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM – Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM
14
Nguyễn Thị Phương Hồng,2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên
thị trường chướng khoán –bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trường ĐH Kinh Tế
TP.HCM
13


13

vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 cho thấy có 11 biến có tác động
đến chất lượng BCTC. Trong số 11 biến có tác động đến biến phụ thuộc (chất lượng
BCTC), có 5 biến có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC đó là tính kiêm
nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên môn

tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng và thời gian niêm yết. Có 6 biến có
tác động ngược chiều đến chất lượng BCTC đó là quyền sở hữu bởi tổ chức, khả
năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, loại ngành công nghiệp, lợi nhuận
(ROE) và chính sách chia cổ tức. Các biến còn lại bao gồm quyền sở hữu vốn của
nước ngoài, quyền sở hữu vốn Nhà nước, quyền sở hữu vốn nhà quản lý và sự tập
trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của
HĐQT, đòn bẩy tài chính, tuổi của công ty, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm
toán, tính trì hoãn của BCTC và triển vọng phát triển không có tác động đến biến
chất lượng BCTC xét về mặt ý nghĩa thống kê.
1.3. Khe hổng của nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả
Tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu trong
nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu của tác giả. Các công trình nghiên cứu quốc tế
đều là những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO, thời gian
điều hành cũng như kinh nghiệm của CEO đối với HVĐCLN tại các quốc gia khác
nhau trong những thời điểm khác nhau. Trong khi các đề tài đã được thực hiện tại
VN đề cập đến là những công trình nghiên cứu về mô hình nhận diện HVĐCLN,
HVĐCLN trong năm đầu niêm yết, và quản trị công ty, đặc điểm công ty kiểm toán
có mối quan hệ như thế nào đối với HVĐCLN. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả,
tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu trước công bố chính thức tại Việt Nam với nội
dung chỉ tập trung đề cập đến nhân tố tuổi của CEO, thời gian điều hành của CEO
có mối quan hệ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các CTNY trên thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
 Do đó, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu xem xét liệu có mối quan hệ giữa
tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN hay không. Từ đó đưa ra các


14

phân tích, nhận định cũng như khuyến nghị nhằm giảm thiểu HVĐCLN cũng như
cải thiện chất lượng BCTC của các CTNY trên TTCK VN.



15

Kết luận chương 1
Ở chương này, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước
cũng như ở nước ngoài về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu về hành vi điều
chỉnh lợi nhuận là một đề tài mang tính hấp dẫn và cấp thiết, có giá trị to lớn đối với
người sử dụng BCTC nói riêng và xã hội nói chung.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tài liệu nghiên cứu, tác giả đã xác định được
nhưng điểm mạnh cũng như khe hổng của các nghiên cứu trước. Từ đó, tác giả kế
sẽ kế thừa có chọn lọc điểm hay, điểm mạnh của các nghiên cứu trước nhằm xây
dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu phù hợp với TTCK VN. Đồng thời, tác
giả cũng sẽ khắc phục những hạn chế mà các nghiên cứu trong nước chưa làm được
để thực hiện đề tài nghiên cứu có tính mới, tính khác biệt hơn.


16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày phần cơ sở lý thuyết về khái niệm, động
cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ trình bày các thủ
thuật điều chỉnh lợi nhuận và các mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận trên
thế giới của các công ty niêm yết để làm căn cứ xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
2.1. Những vấn đề cơ bản về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay còn gọi là quản trị lợi nhuận là một khái
niệm đã được nghiên cứu sâu rộng trên thế giới. Hiện nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Theo Huỳnh Thị Vân (2012) “Dù

có những tên gọi khác nhau nhưng đó là việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được
thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Hành vi này thường
được gọi là quản trị lợi nhuận”.
Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa của Healy & Wahlen
(1999)15 làm cơ sở để định nghĩa HVĐCLN được khái quát như sau:
“Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện khi các nhà quản lý sử dụng các xét
đoán trong BCTC và trong cấu trúc các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi BCTC nhằm
đánh lừa các bên có liên quan về kết quả HĐKD tiềm ẩn của doanh nghiệp, hoặc
nhằm tác động đến các kết quả của hợp đồng mà chúng phụ thuộc vào các số liệu kế
toán được báo cáo”.
Theo Schipper (1989)16, Arya và các cộng sự (2003)17 cho rằng HVĐCLN có
thể có lợi cho quản lý để truyền tải thông tin cá nhân của họ dựa trên hoạt động
công ty, và các tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đối với các nhà đầu tư có
thể được giảm thiểu nếu chi phí thông tin là thấp. Còn theo một số nhà nghiên cứu
15

Healy, P. M. & Wahlen, J. M., 1999. A review of the earnings management literature and its implications
fos standard setting. Accouting Horizons, 13(4), pp. 365-383.
16
Schipper, K., 1989. Commentary on Earning Management. Accounting Horizons, 3(4), pp. 99-102
17
Arya, A., Glover,. J.C & Sunder, S., 2003. Are unmanaged earnings always better for shareholders?
Accounting Horizons, Volume 117, pp 111-116.


17

khác cho rằng HVĐCLN làm tăng thông tin bất cân xứng giữa nhà quản và cổ đông,
hành vi này làm xuất hiện rủi ro trong việc mất mát tài sản của cổ đông khi có sự
xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý. Theo Dechow & các cộng sự (1996)18

cung cấp bằng chứng cho thấy có một sự sụt giảm khoảng 9% trong giá cổ phiếu
của những công ty bị SEC điều tra về HVĐCLN. Còn theo Võ Văn Nhị và Hoàng
Cẩm Trang (2013)19 hành vi điều chỉnh có thể gây bất lợi cho nhà đầu tư và thậm
chí còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thực sự của công ty, HVĐCLN tương
đồng với nguy cơ phá sản. Các công ty điều chỉnh lợi nhuận thì nguy cơ phá sản
càng cao.
2.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận
Có nhiều động cơ thôi thúc các nhà quản trị thực hiện HVĐCLN mà các đối
tượng sử dụng thông tin không thể nhận ra, mục tiêu cuối cùng của việc điều chỉnh
lợi nhuận là nhằm thu được lợi ích nhất định cho doanh nghiệp hay cho nhà quản lý.
Theo Giáp Thị Liên (2014) có bốn động cơ chính đề thôi thúc các nhà quản trị thực
hiện HVĐCLN đã được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu là động cơ hợp đồng
bồi thường quản lý, động cơ giao ước nợ, động cơ thị trường vốn và động cơ pháp
lý.
2.1.2.1.

Động cơ hợp đồng bồi thường quản lý

Hợp đồng bồi thường quản lý hay còn gọi là cam kết thưởng dựa trên việc
hoàn thành kế hoạch kinh doanh thông qua chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi
nhuận. Khi nhà quản lý được bồi thường một cách rõ ràng hoặc hiển nhiên dựa trên
hiệu quả hoạt động của công ty thì họ có thể sẽ che giấu hiệu quả hoạt động thực sự
bằng cách điều chỉnh lợi nhuận để có được một khoản bồi thường cao hơn. Nhà
quản lý có xu hướng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình vì vậy đây là một
18

Dechow, . M.P., Sloan, G.R. & hutton, P.A., 1996. Causes and consequences of earnings manipulations: an
analysis of firms subject to enforcement actions by the SEC. Contemporary Accounting Research, 13(1), pp.
1-36
19

Võ Văn Nhị & Hoàng Cẩm Trang, 2013. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy cơ phá sản của các công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, số 276.


18

động cơ mạnh khuyến khích các nhà quản lý có HVĐCLN. Theo nghiên cứu của
Watts & Zimmerman (1990)20 thì cho rằng các nhà quản lý có động lực để chuyển
lợi nhuận từ kỳ kế toán tương lai về kỳ kế toán hiện hành khi một kế hoạch giải
thưởng tồn tại dựa trên lợi nhuận. Bên cạnh đó Healy (1985)21 cũng đưa ra nhận
định rằng nhà quản lý sử dụng các ước tính kế toán để điều chỉnh tăng lợi nhuận
nhằm đạt được khoản tiền thưởng theo thu nhập. Ngoài ra theo nghiên cứu của
Noronha & các cộng sự (2008)22 cho thấy động cơ hợp đồng bồi thường quản lý là
động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy nhà quản lý có HVĐCLN tại các CTNY của Trung
Quốc.
2.1.2.2.

Động cơ giao ước nợ

Ngân hàng và chủ nợ luôn xem xét tư cách pháp nhân, lịch sử trả nợ, triển
vọng của doanh nghiệp trong tương lai, khả năng sinh lời của kế hoạch kinh doanh,
dòng tiền dự án đầu tư để xếp hạng tín dụng và đánh giá khả năng trả nợ của doanh
nghiệp trước khi xét duyệt khoản tín dụng cho doanh nghiệp ngoài những tài sản
đảm bảo cho khoản vay. Các ngân hàng và chủ nợ thường yêu cầu doanh nghiệp đạt
được một kết quả kinh doanh nhất định thể hiện qua số liệu kế toán. Nếu doanh
nghiệp không thực hiện được như trong giao ước nợ thì khả năng ngân hàng và các
chủ nợ sẽ xếp hạng tín dụng khách hàng thấp hơn điều này đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay hơn, chi phí vốn vay cao hơn. Tương ứng
với hạng tín dụng thấp hơn lãi suất vay sẽ cao hơn do ngân hàng xem đây như phần
bù rủi ro khi cho vay khách hàng có mức rủi ro cao hơn. Theo Defond & Jiambalvo

(1994)23 xem xét một mẫu gồm 90 công ty vi phạm giao ước nợ và thấy rằng các

20

Watts, R. L. & Zimmerman, J.L., 1990. Positive Accouting Theory: A Ten Year Perspective. The
Accounting Review, 65(1), pp. 131-156.
21
Healy, P. M, 1985. The effect of bonus schemes on accounting decisions. Journal of Accounting and
Economics, volume 7, pp. 85-107
22
Noronha, C., Zeng, Y. & Vinten, G., 2008. Earnings management in China: an exploratory study.
Managerial Auditing Journal, 23(4), pp. 367-385.
23
Defond, M. L. & Jiambalvo, J. 1994. Debt Convenant Violation and Manipulation of Accruals. Journal of
Accounting and Economics, 17(1-2), pp. 145-176.


×