Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Lựa chọn bài tập nâng cao kĩ năng bật xa cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ TRANG

LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO
KỸ NĂNG BẬT XA CHO TRẺ 4-5 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 5/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ TRANG

LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO
KỸ NĂNG BẬT XA CHO TRẺ 4-5 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Mầm non
Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Nguyễn Xuân Đoàn


HÀ NỘI, 5/2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Thị Trang
Sinh viên K39B - Giáo dục Mầm non, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài “Lựa chọn bài tập nâng cao kĩ năng bật xa
cho trẻ 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên”là kết quả
quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi của bản thân tôi dƣới sự chỉ đạo của giáo
viên hƣớng dẫn. Những kết quả nghiên cứu trong khoá luận chƣa từng đƣợc
công bố tại bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH:

Công nghiệp hóa

ĐC:

Đối chứng

ĐHSP:


Đại học sƣ phạm

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GDMN:

Giáo dục mầm non

GDTC:

Giáo dục thể chất

HĐH:

Hiện đại hóa

NQ:

Nghị quyết

STN:

Sau thực nghiệm

TDTT:

Thể dục thể thao


TN:

Thực nghiệm

TTN:

Trƣớc thực nghiệm

TW:

Trung ƣơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về Giáo dục Mầm non .................... 4
1.2. Vị trí và vai trò của Giáo dục Mầm non ................................................ 6
1.3. Vị trí và vai trò của Giáo dục Thể chất trong trƣờng mầm non............. 7
1.4. Mục tiêu của giáo dục mầm non, chƣơng trình giáo dục mầm non ...... 8
1.4.1. Mục tiêu giáo dục mầm non ............................................................ 8
1.4.2. Chương trình giáo dục mầm non .................................................... 9
1.5. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.......................... 9
1.5.1. Khái niệm bài tập thể chất .............................................................. 9
1.5.2. Khái niệm kĩ năng vận động ......................................................... 10
1.5.3. Khái niệm kỹ xảo vận động ........................................................... 11
1.6. Đặc điểm tâm sinh lí vận động của trẻ 4 – 5 tuổi ................................ 11
1.6.1. Đặc điểm tâm lí trẻ 4 – 5 tuổi ....................................................... 11
1.6.2. Đặc điểm sinh lí trẻ 4 – 5 tuổi....................................................... 13
1.7. Nhiệm vụ Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo ................................... 16

1.7.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe ............................................................. 17
1.7.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng .................................................................... 17
1.7.3. Nhiệm vụ giáo dục......................................................................... 17
1.8. Hoạt động bật xa đối với trẻ mầm non................................................. 18
1.8.1. Khái quát về kỹ năng bật xa .......................................................... 18
1.8.2. Vai trò của hoạt động bật xa đối với trẻ mầm non ....................... 19
1.8.3. Ý nghĩa của bài tập dẫn dắt trong việc nâng cao kĩ năng bật
xa cho trẻ 4 -5 tuổi .................................................................................. 20
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP – TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21


2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 21
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 21
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................ 21
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 21
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ................................................... 22
2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................... 22
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................. 22
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ................................................... 23
2.3. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 24
2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 24
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 26
3.1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất và việc sử dụng
bài tập nâng cao kĩ năng bật xa cho trẻ 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non
Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc ....................................................... 26
3.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học giáo dục
thể chất của trẻ ........................................................................................ 26

3.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Hùng
Vương ...................................................................................................... 28
3.1.3. Thực trạng việc nhận thức của giáo viên về vai trò của Giáo
dục Thể chất và dạy trẻ bài tập bật xa .................................................... 29
3.1.4. Thực trạng việc tổ chức giờ học phát triển kĩ năng bật xa cho
trẻ mầm non............................................................................................. 32
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao kĩ
năng bật xa cho trẻ 4 – 5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc
Yên – Vĩnh Phúc ......................................................................................... 33


3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao kĩ năng bật xa cho trẻ 4 – 5 tuổi
trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc ........................ 33
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá tính hiệu quả bài tập nâng cao kĩ năng
bật xa cho trẻ 4 -5 tuổi Trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên
– Vĩnh Phúc ............................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thực trạng về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học giáo dục thể
chất của trẻ (n = 36) ........................................................................ 27
Bảng 3.2: Thực trạng về đội ngũ giáo viên trong trƣờng (n = 36)......................... 28
Bảng 3.3: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết GDTC cho
trẻ mẫu giáo (n = 36)....................................................................... 29
Bảng 3.4: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động
bật xa cho trẻ mẫu giáo (n=36) ....................................................... 30

Bảng 3.5: Thực trạng về việc sử dụng bài tập bổ trợ nhằm phát triển kĩ
năng bật xa cho trẻ mẫu giáo (n = 36) ............................................ 31
Bảng 3.6: Thực trạng việc tổ chức giờ học phát triển kĩ năng bật xa cho
trẻ mẫu giáo..................................................................................... 32
Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn giáo viên về lựa chọn một số bài tập bổ trợ
nhằm nâng cao kỹ năng bật xa cho trẻ 4 - 5 tuổi trƣờng mầm
non Hùng Vƣơng (n = 36)............................................................... 35
Bảng 3.8: Bảng phỏng vấn mức độ ƣu tiên sử dụng test kiểm tra đánh giá
kĩ năng bật xa cho trẻ mẫu giáo nhỡ trƣờng mầm non Hùng
Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc (n=36)......................................... 41
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN (nA
= nB = 15) ........................................................................................ 43
Bảng 3.10: Tiến trình giảng dạy một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển kĩ
năng bật xa cho trẻ 4 -5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng. ........ 44
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra sau TN của nhóm ĐC và TN (nA= nB=15) ....... 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của
giáo dục toàn diện cho trẻ, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình
giáo dục trẻ, góp phần phát triển toàn diện các mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ
và lao động cho trẻ.
Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ ngay từ bậc
học mầm non. Ở giai đoạn này cơ thể của trẻ còn non yếu, vì vậy thông qua
hoạt động thể chất,trẻphát triển và dần hoàn thiện các cơ quan, hệ cơ quan
trong cơ thể tăng sức đề kháng giảm bệnh tật, trẻ khỏe mạnh, linh hoạt và
nhanh nhẹn. Ngay từ nhỏ, nếu trẻ có chế độ ăn uống, học tập và rèn luyện thể
chất phù hợp sẽ đào tạo ra đƣợc thế hệ trẻ đáp ứng đƣợc mục tiêu xây dựng

con ngƣời trong thời đại mới, thời đại CNH-HĐH nhƣ Đảng và Nhà nƣớc đã
đề ra và cụ thể hóa thực hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng khoá VII đã nêu "Con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội"[6].
Việc thiếu coi trọng đến công tác GDTCcho trẻ ở trƣờng mầm non là
một thiếu sót vô cùng to lớn. Ở giai đoạn nàyGDTC không chỉ đơn thuần là
việc hình thành những kiến thức sơ đẳng về GDTC cũng nhƣ những kỹ năng
vận động để trẻ có thể đáp ứng cho hoạt động của trong hiện tại cũng nhƣ
trong tƣơng lai mà việc vô cùng quan trọng không thể thiếu trong công tác
này còn là hình thành nền tảng sức khỏe, khả năng thích nghi cung cấp tƣ thế
thân ngƣời hợp lý và hơn nữa là có thể uốn nắn những sai lệch của cơ thể do
bẩm sinh và hoạt động hàng ngày tạo nên. Đặc biệt kinh nghiệm về cuộc sống


2

còn hạn chế thông qua giáo dục thể chất còn có tác dụng điều chỉnh hành vi
sai lệch và những mặt còn lại của giáo dục toàn diện.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bao gồm các nội dung vận động rất
đa dạng trong đó bật xa là một trong những hoạt động vận động cơ bản đóng
vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động bật xa giúp phát triển sức mạnh cho
trẻ mầm non.Tổ chức các bài tập rèn kĩ năng bật xa cho trẻ mầm non góp
phần phát triển cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ, trẻ có sự phối hợp cơ
thể dẻo dai, linh hoạt uyển chuyển. Thông qua bài tập bật xa đòi hỏi cần có sự
phối hợp giữa tay, chân và các bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng để có kết
quả tốt, góp phần củng cố và phát triển hệ vận động; tránh đƣợc những trấn
thƣơng trong quá trình tập luyện gây ra.
Trẻ mầm non 4 – 5 tuổi, ở giai đoạn này các chức năng sinh lý dần

hoàn thiện, các cơ khớp đang ngày càng đƣợc củng cố và phát triển so với
giai đoạn trƣớc. Vì vậy trẻ cần có những bài tập nâng cao, nhằm kết hợp các
bộ phận của cơ thể linh hoạt đòi hỏi cần có sự nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ
mà không làm trẻ quá căng thẳng, mệt mỏi, tạo cho trẻ hứng thú trong các bài
tập, góp phần phát triển thể chất ở trẻ. Tuy nhiên để hoạt động bật xa đạt kết
quả tốt đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng giữa chân, tay và toàn thân. Trẻ không
thể thực hiện tốt luôn bài tập ngay từ giai đoạn ban đầu, vì vậy đòi hỏi giáo
viên cần phải thiết kế những bài tập phát triển kĩ năng bật xa cho trẻ.
Những bài tập có vai trò quan trọng giúp trẻ thực hiện hoạt động bật xa
đạt kết quả tốt đồng thời tránh đƣợc những tổn thƣơng trong tập luyện. Bài
tập giúp cho trẻ làm quen với cách lấy đà, cách phối hợp chân tay, cách giữ
thân ngƣời khi bật nhảy… Các bài tập bổ trợ cũng góp phần cho trẻ bớt gặp
những chấn thƣơng khi thực hiện bài tập bật nhảy. Thông qua các bài tập dẫn
dắtgiúp hình thành ở trẻ những kĩ năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể
nhằm đạt kết quả cao trong bài tập bật xa. Trong quá trình tập bật xa cho trẻ,


3

những bài tập khiến trẻ cảm thấy bài tập đơn giản hơn, kết hợp cơ thể cũng
không quá phức tạp tạo nên tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng khiến trẻ thích thú
hơn trong bài tập và đạt kết quả tốt hơn.
Hiện nay, ở trƣờng mầm non vận động bật xa là vận động cơ bản trong
GDTC cho trẻ. Tuy nhiên trong dạy và hƣớng dẫn trẻ luyện tập giáo viên mới
chú ý tới việc cho trẻvận động chứ chƣa chú ý tới chất lƣợng và hiệu quả thực
hiện động tác giúp trẻ hoàn thiện các vận động. Chính vì giáo viên chƣa thực
sự thấy đƣợc sự quan trọng của những bài tập bổ trợ phù hợp nâng caokĩ năng
bật xa cho trẻ và còn ngại tổ chức, ngại tiến hành. Ngoài ra, những giờ phát
triển thể chất chƣa đƣợc tổ chức đúng đắn, phù hợp thậm trí trẻ không đƣợc
tập luyện các bài tập một cách khoa học, bài bản.Vì vậyviệclựa chọn bài tập

bổ trợ để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng nhƣ những tiêu chuẩn
đặc thù của bài tập bật xa.
Xuất phát từ phân tích trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Lựa chọn
bài tập nâng cao kĩ năng bật xa cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trườngmầm non
Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc”.
* Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn các bài tập phù hợp nâng cao kỹ năng bật xa, góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học GDTC và phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi Trƣờng
Mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
* Giả thuyết khoa học
Nếu việc lựa chọn bài tập để nâng cao kĩ năng bật xa cho trẻ mẫu giáo 4
– 5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc có hiệu quả
thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ
thể, thúc đẩy sự phát triển những năng lực vận động cần thiết cho trẻ.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về Giáo dục Mầm non
Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con ngƣời. Khi sinh thời Bác Hồ đã nói “Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu”cho ta thấy đƣợc vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục.
Nền giáo dục có phát triển thì quốc gia đó mới hùng mạnh, chính vì thế đầu tƣ
cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp
có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nƣớc. Trong Đại hội Đảng khóa
IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [4]. Vì vậy giáo dục hiện nay là sự
quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đặc biệt, GDMN có một vị
trí rất quan trọng, là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt
nền móng cho sự phát triển giáo dục của đất nƣớc trong tƣơng lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “dạy trẻ giống như trồng cây
non, trồng cây non tốt thì cây lớn lên sẽ tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu
thành người tốt” [1]. Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của GDMN Đảng và
Nhà nƣớc đã ngày càng quan tâm, chú trọng với bậc học mầm non. Hiện nay,
việc giáo dục trẻ trƣớc tuổi đi học luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đã có những
xác định rõ ràng về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục lứa tuổi mầm non.
GDMN nhận đƣợc xứ mệnh góp phần giáo dục toàn diện, đặt nền móng cho
con ngƣời giai đoạn mới có đầy đủ các phẩm chất đức, trí, thể, mĩ.
Tƣ tƣởng của Đảng, của Nhà nƣớc và GDMN cũng đƣợc thể hiện rõ
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đó là:“…Đổi mới mạnh


5

mẽ GDMN và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình
trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo
khoa phổ thông, đảm bảo tính khoa học, cơ bản, phù hợp tâm lí lứa tuổi và
điều kiện cụ thể của Việt Nam…” [7].
Quan điểm chiến lƣợc về GDMN đến năm 2020 là thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc trong những năm tới. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã
khẳng định: “Ở mọi cấp học, bậc học không thể coi nhẹ việc chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe cho học sinh, tạo mọi điều kiện cho các em được học tập thông qua
các hoạt động, khiến trẻ cảm thấy thoải mái về thể chất, tinh thần” [6].
Nhà nƣớc đã coi GDMN là một bậc học đóng vai trò quan trọng đặt nền
móng cho các cấp học tiếp theo và không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc

dân. Trong nghị quyết số 14 NQ/TW ngày 11/1/1997 của bộ chính trị về cải
cách giáo dục đã chỉ rõ: “…kết hợp các biện pháp thể dục, khoa học và những
biện pháp y học hiện đại để bảo vệ sức khỏe và rèn luyện các cháu, làm cho thể
chất của các cháu ngay từ bé đã được nuôi dưỡng và phát triển tốt”[8].Thấm
nhuần đƣợc tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc, ngành GDMN đang ngày càng
đƣợc trú trọng nâng cao về cơ sở vật chất, về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực
hiện đƣợc nhiệm vụ nhà nƣớc đã giao, rèn luyện thế hệ trẻ có đủ đức, đủ tài
trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
Nghị quyết TW8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: “Đối
với GDMN giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thầm mỹ, hình thành
các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, hoàn thành
phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập
trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2026. Từng bước chuẩn
hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng
phù hợp với điều kiện của từng dịa phương và cơ sở giáo dục”[6].


6

1.2. Vị trí và vai trò của Giáo dục Mầm non
GD&ĐT là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lƣợc trồng ngƣời. Phát triển
giáo dục là nền tảng để tạo ra những nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, là
động lực của sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng
định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”[6]. Trong đó GDMNcó vị trí rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực đất nƣớc.
GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là cấp
học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm
xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức mà trẻ đƣợc tiếp thu trong
chƣơng trình chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công
sau này của trẻ. Do vậy, phát triển GDMN là yếu tố quan trọng trong việc

phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc.
Ngày nay, khi tình hình kinh tế đất nƣớc đang phát triển, GDMN ngày
càng có vị trí và vai trò quan trọng của ngành. GDMN trở thành cấp học đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là giai đoạn đặt nền móng cho trẻ học
những cấp học tiếp theo. Theo quan niệm của giáo dục hiện đại và tiến bộ cho
rằng: “đối với trẻ càng nhỏ bao nhiêu, thì lại cần phải đảm bảo sự cân đối
giữa nuôi và dạy bấy nhiêu, hai yếu tố này càng ảnh hưởng và tác động qua
lại với nhau. Nếu thiếu hụt một trong hai yếu tố trên đều có thể gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ”[6].
Việt Nam bƣớc sang giai đoạn CNH – HĐH đất nƣớc, hội nhập kinh tế
toàn cầu, GDMN càng đƣợc coi trọng và coi đây là giai đoạn vàng của sự
phát triển. Ngay từ nhỏ trẻ đƣợc học trong môi trƣờng tốt, nhất định sẽ tạo
nên những con ngƣời tốt, nhƣ Hồ Chí Minh sinh thời đã nói: “Làm mẫu giáo
tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non,trồng cây non được tốt
thì sau này cây sẽ tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”[1]. Vì
vậy ngƣời đã luôn coi trọng giáo dục trẻ trong giai đoạn mầm non, trẻ cần


7

đƣợc ăn, ngủ, học tập khoa học tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng cần
thiết cho sự phát triển sau này.
Hiện nay, GDMN ngày càng đƣợc coi trọng với những yêu cầu cao.
Trẻ đến trƣờng không chỉ ăn, ngủ mà còn tham gia các hoạt động học tập
thông qua kết hợp với vui chơi rèn luyện cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo tạo nền
móng kiến thức cơ sở cho trẻ học ở trƣờng phổ thông. Vì vậy đội ngũ giáo
viên mầm non ngoài yêu nghề mến trẻ thì nay cần đạt đƣợc những yêu cầu về
chuyên mônnghiệp vụ đáp ứng với nhu cầu của xã hội đề ra đối với giáo dục
ở trƣờng mẫu giáo.Để đảm bảo cho sự tăng trƣởng của xã hội mai sau, việc
phát triển nhân tố con ngƣời phải đƣợc tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ

còn nhỏ.
Nhìn chung, khi kinh tế đất nƣớc phát triển khả năng nhận thức của
ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao. GDMN ngày càng đƣợc đặt đúng tầm quan
trọng không những chỉ ở các thành phố lớn mà ở các địa phƣơng cũng có
những chuyển biến tích cực: Tỷ lệ trẻ đến lớp tăng, cơ sở trƣờng lớp ngày càng
khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại, đội ngũ giáo viên không
những đảm bảo về số lƣợng thay vào đó ngày càng đƣợc nâng cao về chuyên
môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội đối với ngành GDMN.
1.3. Vị trí và vai trò của Giáo dục Thể chất trong trƣờng mầm non
GDMN hƣớng đến giáo dục trẻ tiến tới sự phát triển toàn diện về: Đức,
trí, thể, mĩ, lao động trong đó GDTC là bộ phận không thể thiếu và đóng vai
trò quan trọng góp phần phát triển toàn diện.
Đối với GDMN thì GDTC đóng vai trò quan trọng hơn bất cứ bậc học
nào. Bởi lứa tuổi này cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh về thể chất, các cơ
quan hệ cơ quan đang dần hoàn thiện. Việc thƣờng xuyên cho trẻ tham gia các
hoạt động GDTC giúp cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối; trẻ khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày.


8

Thông qua hoạt động GDTC làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ,
trẻ vui tƣơi, hoạt bát và hào hứng tham gia hoạt động thông qua kết hợp học
mà chơi, chơi mà học. GDTC trong trƣờng tác động đến trẻ về vẻ đẹp thẩm
mĩ của con ngƣời, tạo cho trẻ những thói quen tham gia vào tập luyện hàng
ngày, ngăn nắp gọn gàng. Những hoạt động GDTC trên lớp đã góp phần giải
quyết nhu cầu tham gia vận động cho trẻ nhƣ: chạy, nhảy, bò, trƣờn… khiến
trẻ càng thích thú, làm đa dạng hơn các môn học trong trƣờng mầm non.
GDTC trong trƣờng mầm non vừa là một môn học cũng là những hoạt
động của trẻ. Thông qua các hoạt động GDTC góp phần củng cố và phát triển

các cơ quan, hệ cơ quan còn non yếu của trẻ. Đồng thời GDTC có vị trí vô
cùng quan trọng trong việc hình thành tƣ thế thân ngƣời đúng cho trẻ ngay từ
giai đoạn mầm non. Vì vậy GDTC trong trƣờng mầm non chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của con ngƣời trong những
giai đoạn đầu tiên của cuộc sống.
Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ ở tất cả các
cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ khi sinh ra đƣợc thừa hƣởng những đặc
điểm sinh vật của con ngƣời. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển
thể chất và tâm lí sau này của đứa trẻ. Khả năng phát triển của trẻ còn phụ
thuộc vào quá trình giáo dục, vì vậy giáo dục thể chất đóng vai trò vô cùng
quan trọng ngay từ khi trẻ nhỏ, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ tốt của trẻ
trong những giai đoạn tiếp theo.
1.4. Mục tiêu của giáo dục mầm non, chƣơng trình giáo dục mầm
non
1.4.1. Mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng


9

lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp
với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1.4.2. Chương trình giáo dục mầm non
Chƣơng trình giáo dục mầm non đƣợc ban hành là chƣơng trình khung,
có kế thừa những ƣu việt của các chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ trƣớc
đây, đƣợc phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các
vùng miền, các đối tƣợng trẻ, hƣớng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội

cho trẻ phát triển.
Chƣơng trình giáo dục mầm non bao gồm:
- Chƣơng trình giáo dục nhà trẻ.
- Chƣơng trình giáo dục mẫu giáo.
Chƣơng trình GDMN gồm 2 nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục:
- Nhiệm vụ chăm sóc: Góp phần chăm sóc vệ sinh cá nhân, bữa ăn, giấc
ngủ cho trẻ khoa học hợp lí. Trẻ ở trƣờng luôn có giờ giấc nhất định, giờ nào
việc đấy, phù hợp với đặc điểm về tâm sinh lí của trẻ ở từng giai đoạn khác
nhau sao cho phù hợp. Hoạt động chăm sóc góp phần tạo điều kiện cho trẻ
phát triển thể chất tốt nhất; trẻ khỏe, linh hoạt, nhanh nhẹn.
- Nhiệm vụ giáo dục: Chƣơng trình GDMN đảm bảo nội dung phát
triển toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và
kĩ năng xã hội. Chƣơng trình đảm bảo cho trẻ đƣợc phát triển một cách tối đa
về cả thể chất lẫn tinh thần, đặt nền tảng tốt cho trẻ học tập ở các cấp học tiếp theo.
1.5. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Khái niệm bài tậpthể chất
Bài tập thể chất là những hoạt động vận động chuyên biệt do con ngƣời
sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các qui luật Giáo dục
Thể chất. Ngƣời ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ Giáo dục Thể
chất, đáp ứng những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con ngƣời.


10

Theo định nghĩa trên, không phải bất cứ hoạt động vận động nào cũng
đƣợc coi là bài tập Thể dục, Thể thao.
Nhiều động tác tự nhiên trong đời sống của con ngƣời đã trở thành nội
dung của các bài tập Thể dục, Thể thao. Tất nhiên, hình thức và nội dung của
chúng đã thay đổi nhiều để phù hợp với các quy luật và đáp ứng đƣợc các yêu
cầu, mục tiêu của Giáo dục Thể chất. Thí dụ: những hình thức vận động cơ

bản của con ngƣời nhƣ đi, chạy, nhảy…có thể trở thành bài tập Thể dục, Thể
thao. Khi chúng có hình thức hợp lý theo quan điểm Giáo dục Thể chất và tạo
ra đƣợc các quá trình biến đổi chức năng của cơ thể ở mức độ cần thiết, phù
hợp với yêu cầu giữ gìn sức khỏe, nâng cao các tố chất thể lực, hoàn thiện các
kỹ năng vận động [12].
1.5.2. Khái niệm kĩ năng vận động
Việc giảng dạy trong bất cứ lĩnh vực nào cũng không chỉ nhằm cung
cấp biểu tƣợng, khái niệm về các vấn đề cần dạy, mà còn cung cấp kỹ năng,
kỹ xảo thực hiện các vấn đề đó.
Kỹ năng vận động là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều
kiện ngƣời học phải tập trung chú ý cao độ vào từng động tác của bài tập thể chất.
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động là mức độ tiếp thu kỹ thuật vận
động thể hiện ở sự tập trung cao độ vào các thao tác của bài tập và thực hiện
bài tập dƣới nhiều hình thức nhƣ tập tay không, tập với dụng cụ, dƣới dạng
trò chơi, tập với âm nhạc.
Trong quá trình Giáo dục Thể chất, kỹ năng vận động đƣợc hình thành
theo 2 dạng: kỹ năng thực hiện tổng hợp một số vận động và kỹ năng thực
hiện các động tác riêng lẻ với độ phức tạp khác nhau [12].


11

1.5.3. Khái niệm kỹ xảo vận động
Kỹ xảo vận động là năng lựcgiải quyết nhiệm vụ vận động một cách tự
động hoá trong đó ngƣời học chỉ tập trung chú ý vào các điều kiện và kết quả
của hành động mà không tập trung vào kỹ thuật động tác riêng lẻ.
Nói cách khác, kỹ xảo vận động là loại hành động vận động đƣợc tự
động hoá một cách có ý thức, tự động hoá nhờ luyện tập, là mức độ tiếp thu
kỹ thuật vận động, trong đó việc điều khiển vận động đã trở nên tự động hoá
và các thao tác thể hiện sự tin tƣởng cao [12].

1.6. Đặc điểm tâm sinh lí vận động của trẻ 4 – 5 tuổi
1.6.1. Đặc điểm tâm lí trẻ 4 – 5 tuổi
* Tri giác
Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tƣợng, con ngƣời... độ nhạy cảm
phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng ngày càng chính xác và
đầy đủ.
Một số quan hệ không gian và thời gian đƣợc trẻ trẻ tri giác hơn trong
tầm nhìn, nghe của trẻ.Khả năng quan sát của trẻ đƣợc phát triển không chỉ số
lƣợng đồ vật mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc...
Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác bằng cách
hành động thao tác lắp ráp, vặn mở... phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu. Các loại
tri giác nhìn, nghe, sờ mó... phát triển ở độ tinh nhạy.Việc tổ chức tri giác,
hƣớng dẫn quan sát, nhận xét của cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển tính mục
đích, kế hoạch.
* Trí nhớ
Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tƣởng trong trí nhớ để nhận lại và nhớ
lại các sự vật và hiện tƣợng.
Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức
ăn...Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm thanh ngôn ngữ đƣợc trẻ


12

tri giác, hiểu và sử dụng chúng nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp ới những ngƣời
xung quanh tuy ở mức độ đơn giản.Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng
hoạt động phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh.
Khi bƣớc sang tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ƣu thế.
Khi lƣợng trí nhớ tăng lên trẻ có thể học thuộc những bài thơ, bài vè, ca dao,
tục ngữ…mà không cần quá căng thẳng của hệ thần kinh. Ở giai đoạn này trí
nhớ gắn liền với trực quan, vì vậy nếu đƣợc tác động bằng hình ảnh trực quan

thì trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn. Đến giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của
trẻ có chủ định hơn và phát triển mạnh.
Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều đƣợc
phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhƣng đều đƣợc hình thành và tham gia
tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình... ở trẻ.
* Tƣ duy
Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tƣ duy đều đƣợc phát triển nhƣng mức độ khác
nhau.Tƣ duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhƣng chất lƣợng
khác với trẻ 3 - 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt
động, phƣơng pháp và phƣơng tiện giải quyết nhiệm vụ tƣ duy.
Tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh mẽ và chiếm ƣu thế.Nhờ có
sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tƣ duy trừu tƣợng.
- Một số đặc điểm trong tƣ duy ở trẻ 4 - 5 tuổi:
Mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm dần từ 4 đến 5 tuổi trong hoạt động
tƣ duy của trẻ.Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm (liên tƣởng) của trẻ
tăng lên từ 4 - 5 tuổi.Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 - 5 tuổi,
nhƣờng chỗ cho các chi tiết đặc thù của các sự vật hiện tƣợng.
Cô giáo cần tổ chức các tiết học vui chơi kích thích sự phát triển tƣ duy
ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu giống nhau, khác nhau, so sánh các đồ
vật, tranh ảnh, hoa quả, đồ chơi.


13

* Tƣởng tƣợng
Nhờ có khả năng phát triển tạo hình mà tƣởng tƣợng của trẻ phát triển.
Trẻ có thể thực hiện đƣợc những nhiệm vụ học tập thông qua nhớ lại cách làm
mẫu, hình ảnh đã đƣợc quan sát khá tốt. Không những vậy, trẻ ở giai đoạn này
có khả năng tƣởng tƣợng rất phong phú, đa dạng. Trẻ có thể tƣởng tƣợng mọi
thứ xung quanh cuộc sống dƣới con mắt và tƣ duy của chúng [9].

1.6.2.Đặc điểm sinh lí trẻ 4 – 5 tuổi
1.6.2.1.Sự phát triển thể chất của trẻ 4 – 5 tuổi
Ở giai đoạn này cơ thể đã dần hoàn thiện, các cơ quan, hệ cơ quan vẫn
đang trong giai đoạn phát triển. Thời kì 4 -5 tuổi là giai đoạn rất thuận lợi để
trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Trẻ
em ở giai đoạn này lớn nhanh, cơ thể cảm thấy nhƣ gầy hơn mất vè tròn trĩnh,
mập mạp ở những giai đoạn trƣớc. Đặc trƣng ở giai đoạn này là cơ thể phát
triển chƣa ổn định và khả năng vận động còn gặp nhiều hạn chế.
* Sự phát triển của hệ thần kinh
Hệ thần kinh của trẻ ở giai đoạn này đã đạt đƣợc mức độ cao hơn ở giai
đoạn trƣớc. Trẻ 4 -5 tuổi là giai đoạn diễn ra các quá trình ức chế tích cực dần
dần phát triển; trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo vận động và phân biệt đƣợc các hiện tƣợng xung quanh. Vì vậy giáo viên
cần có những bài tập phù hợp giữa vận động và nghỉ ngơi của trẻ, tránh để trẻ
ức chế căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình tham gia vận động.
* Sự phát triển hệ vận động
Hệ vận động bao gồm hệ xƣơng, hệ cơ và hệ khớp. Bất cứ hoạt động
nào của cơ thể đƣợc hoàn thành đều thông qua hệ vận động.
Hệ xƣơng của trẻ chƣa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học xƣơng
của trẻ có chứa nhiều nƣớc và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với ngƣời lớn,
nên có nhiều sụn xƣơng, xƣơng mềm và dễ cong gãy.


14

Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ,
mảnh thành phần nƣớc trong cơ tƣơng đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn
yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó trẻ ở giai đoạn này không thích nghi với sự
căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi trong thời
gian luyện tập.

Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp
còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tƣơng đối kém.
Hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp đƣợc rèn luyện, từ đó
tăng dần tính vững chắc của khớp.
Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt các chức năng của mình, cần phải
thƣờng xuyên cho trẻ luyện tập hợp lý, vừa sức và chú ý đến tƣ thế thân ngƣời
đúng của trẻ trong đời sống hàng ngày.
* Hệ tuần hoàn
Đối với trẻ sức co bóp của tim còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi
đƣợc một lƣợng máu rất ít, nhƣng mạch đập nhanh hơn ở ngƣời lớn. Các mạch
máu của trẻ rộng hơn so với của ngƣời lớn, do áp lực của máu yếu, cần củng cố
các cơ tim cũng nhƣ các thành mạch làm cho nhịp điệu co bóp của tim tốt hơn
và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi lƣợng vận động phù hợp. Khi
cho trẻ luyện tập nên đa dạng hóa các bài tập, nâng dần lƣợng vận động cũng
nhƣ cƣờng độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng.
* Hệ hô hấp
Đƣờng hô hấp của trẻ tƣơng đối hẹp, niêm mạc hô hấp mềm mại, mao
mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ nhỏ, không khí
đƣa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí ở phổi kém.
Khi trẻ vận động, cơ thể đòi hỏi một lƣợng trao đổi khí tăng lên rõ dệt,
điều này thúc đẩy tế bào phổi tham gia vào vận động hô hấp tăng lên, cơ hô


15

hấp mạnh dần lên, nâng cao tính đàn hồi của thành phổi, tăng lƣợng không
khí phổi và dung tích sống.
Bộ máy hô hấp của trẻ vẫn còn nhỏ, không chịu đƣợc những vận động
quá sức kéo dài liên tục, những vận động đó sẽ làm cho cơ đang vận động bị
thiếu oxy. Việc tăng dần lƣợng vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều

kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lƣợng oxy cần thiết và ngăn ngừa
đƣợc sự xuất hiện oxy quá lớn của cơ thể. Ngoài ra việc thở đúng và sâu của
cơ thể trong quá trình tập luyện cũng rất quan trọng.
* Sự phát triển của hệ trao đổi chất
Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lƣợng tiêu hao
và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Trẻ 4 – 5 tuổi
quá trình lớn lên và hình thành các tế bào diễn ra với tốc độ chậm hơn so với
ở những giai đoạn trƣớc, khác với ngƣời lớn ở trẻ em năng lƣợng tiêu hao cho
sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp.
Vận động cơ thể đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể mới
có thể thực hiện đƣợc, đồng thời vận động cơ thể có tác dụng rèn luyện và
thúc đẩy toàn bộ cơ thể. Việc thực hiện chế độ vận động hợp lý cho cơ thể trẻ
sẽ giúp quá trình phát triển cơ thể của trẻ tốt hơn, nếu ngƣợc lại sẽ có hại cho
sức khỏe của trẻ.
1.6.2.2. Sự phát triển sinh lý vận động của trẻ 4-5 tuổi
Tốc độ vận động thể lực của trẻ ở giai đoạn này chậm hơn so với những
giai đoạn trƣớc nhƣng quá trình cốt hóa xƣơng lại diễn ra nhanh. Khả năng làm
việc của hệ thần kinh còn yếu nên nếu vận động nhiều thì sẽ nhanh mệt mỏi.
Các phản xạ có điều kiện hình thành nhanh, song củng cố còn chậm. Vì vậy,
những thói quen vận động mới đƣợc hình thành không bền vững, dễ sai lệch.
- Vận động đi chạy nhảy và cảm giác thăng bằng: Ở trẻ 4 -5 tuổi có sự
phối hợp tay, chân chƣa nhịp nhàng, tƣ thế còn ngập ngừng chƣa chính xác.


16

- Vận động nhảy: Việc vận động nhảy ở giai đoạn này còn gặp nhiều
khó khăn, khả năng phối hợp vận động của trẻ chƣa tốt, tay chƣa là yếu tố tích
cực thúc đẩy tăng vận tốc khi nhảy.
- Vận động ném, chuyền, bắt bóng: Trẻ biết xác định hƣớng ném đúng,

đã biết cách phối hợp cơ thể và tay tuy nhiên vẫn còn vụng về thiếu chính xác.
- Vận động bò, trƣờn, trèo: Khi bò trẻ đã biết phối hợp chính xác giữa
tay và chân; khả năng trèo của trẻ tốt hơn đã biết cách xác định hƣớng vận
động của mình.
Vận động của trẻ giai đoạn này đã có bƣớc phát triển hơn so với giai
đoạn trƣớc. Tuy nhiên trẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phối
hợp các vận động với nhau và cần có những bài tập phù hợp để phát triển khả
năng vận động cho trẻ [8].
1.7.Nhiệm vụ Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo
Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của
nhà trẻ - mẫu giáo nêu rõ mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Hình thành ở
trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam”
[10]:
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
- Giàu lòng thƣơng, biết quan tâm, nhƣờng nhịn, giúp đỡ những ngƣời
gần gũi (bố, mẹ,bạn, cô giáo) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp
xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kĩ năng
sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết vào trƣờng phổ
thông, thích đi học.
Thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị tiền đề quan trọng, cần thiết cho
việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Để thực hiện đƣợc


17

mục tiêu giáo dục mầm non thì giáo dục thể chất trong trƣờng mầm non cần
thực hiện những nhiệm vụ sau:


1.7.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe
Nhiệm vụ này bao gồm chăm sóc, nuôi dƣỡng và rèn luyện một cách
khoa học; chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học, đảm bảo việc thực hiện chế
độ sinh hoạt đúng giờ cho trẻ; cho trẻ ăn đủ chất, đủ lƣợng; rèn luyện cơ thể
bằng các hình thức tiết học thể dục, trò chơi.
Nhiệm vụ này đƣợc triển khai cụ thể nhƣ sau:
- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trƣớc những tác động
từ môi trƣờng xung quanh.
- Củng cố và phát triển các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật.
1.7.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng
- Hình thành và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các
tố chất thể lực, thói quen vệ sinh, biết nắm đƣợc một số kiến thức sơ đẳng về
GDTC. Ở trẻ có khả năng thích nghi của hệ thần kinh, những vận động đƣợc
hình thành dễ dàng ở trẻ.
- Trẻ sử dụng những kĩ năng vào các hoạt động hàng ngày để thực hiện
các vận động cơ bản nhƣ đi, chạy nhảy, leo trèo…trở thành các thói quen vận
động. Những thói quen vận động giúp trẻ tiết kiệm đƣợc sức khi chuyển động
trong không gian, thúc đẩy sự phát triển các giác quan trong cơ thể tăng
cƣờng khả năng nhận thức trong thế giới xung quanh.
1.7.3. Nhiệm vụ giáo dục
Trong quá trình GDTC, có nhiều khả năng giải quyết những nhiệm vụ
giáo dục trí tuệ, đạo đức, thầm mĩ và lao động.


×