Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luyende deso 34LPT2015 34 de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.49 KB, 6 trang )

Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />
THỬ SỨC TRƯỚC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 – MOON.VN
Môn HOÁ HỌC – Đề luyện thi số 34 (Phát hành: 01/05/2015)
Thầy LÊ PHẠM THÀNH
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Tab: Hoá học – Khoá học: luyện đề thi thử đại học 2015]
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40, Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Au = 197.
Câu 1 [193485]: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp M. Số proton có trong 1
nguyên tử X là
A. 5.
B. 7.
C. 15.
D. 17.
Câu 2 [73551]: Chọn câu sai: Trong hợp chất hữu cơ ...
A. Các nguyên tử cacbon luôn thể hiện hoá trị 4, chúng liên kết không chỉ với các nguyên tố khác, mà còn
liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon dạng thẳng, nhánh và vòng.
B. Các nguyên tử cấu thành phân tử liên kết nhau theo đúng hoá trị và trật tự nhất định.
C. Cacbon có nhiều số oxi hoá và có 2 hoá trị là 2 và 4.
D. Tính chất của chất phụ thuộc vào thành phần định tính, định lượng và cấu tạo hoá học.
Câu 3 [39568]: Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ thu được
dung dịch X có nồng độ % là 21,302% và 3,36 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối
khan. m có giá trị gần nhất với
A. 25,1.
B. 29,0.
C. 18,8.
D. 24,2.
Câu 4 [179648]: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.


- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh hợp kim Zn-Fe nhúng vào dung dịch CH3COOH.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 5 [193574]: Cho phương trình hóa học:
K2Cr2O7 + KI + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + I2 + H2O
Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 14.
B. 12.
C. 13.
D. 15.
Câu 6 [122336]: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất hữu cơ X cần 0,56 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và
hơi gồm: CO2, N2, hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỉ
khối đối với hiđro là 20. CTPT của X là
A. C3H9O2N.
B. C3H8O4N2.
C. C3H8O3N2.
D. C3H8O5N2.
Câu 7 [193814]: Cấu tạo của X : CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
A. Metyl propionat.
B. Etyl axetat.
C. Metyl axetat.
D. Propyl axetat.
Câu 8 [194146]: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại.
B. Nguyên tắc làm mềm tính cứng của nước là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+.

C. Al, Na có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh dư.
D. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !


Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />
Câu 9 [98538]: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a M một thời gian thu được dung dịch A và 1,12
lít khí ở anot (đktc). Cho một thanh Mg có khối lượng 4,8 gam vào dung dịch A sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, lấy thanh Mg ra thu được dung dịch có khối lượng bằng khối lượng dung dịch A. Giá trị của a gần
nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 0,5.
B. 0,7.
C. 0,8.
D. 0,6.
Câu 10 [193720]: Oxi có vai trò quan trọng đối với sự sống của người và động vật. Hàng năm, có hàng chục
triệu tấn oxi được sản xuất. Phương trình nào sau đây dùng điều chế oxi trong công nghiệp ?
A. 2H2O2
2H2O + O2.
B. 2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. 2KClO3
2KCl + 3O2.
D. 2H2O
2H2 + O2.
Câu 11 [118933]: Hợp chất X tác dụng được với Na, AgNO3/NH3; không tác dụng với NaOH. Khi cho X tác
dụng với H2/Ni, to tạo ancol no và ancol này tác dụng được với Cu(OH)2/NaOH tạo dung dịch xanh lam đậm.
Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CHO. B. CH3-CH(OH)-CHO. C. CH3-CH2-COOH.

D. HCOO-CH2-CH3.
Câu 12 [193969]: Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo. Tinh bột chuyển hóa thành
ancol etylic qua 2 giai đoạn:
Tinh bột → glucozơ → ancol etylic
o
Tính thể tích ancol etylic 46 thu được từ 10 kg gạo (chứa 81% tinh bột). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%,
khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml.
A. 6 lít.
B. 4 lít.
C. 8 lít.
D. 10 lít.
Câu 13 [195071]: Chất rắn X là hợp chất của crom, khi cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa màu vàng. X
không phải chất nào dưới đây ?
A. Cr(OH)3.
B. CrO3.
C. K2Cr2O7.
D. Na2CrO4.
Câu 14 [193611]: Cho các thay đổi khi tiến hành thí nghiệm sau:
(a) Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi.
(b) Thay thế Zn hạt bằng Zn bột khi cho tác dụng với dung dịch HCl 1M ở cùng 25oC.
(c) Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp amoniac.
(d) Cho lượng Zn bột tác dụng với 100ml HCl 1M, sau đó thay bằng 200ml HCl 1M.
Số thay đổi làm tăng tốc độ phản ứng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15 [116925]: Cho x mol Mg và 0,2 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2; đến
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 61,6 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của x là
A. 0,25.

B. 0,30.
C. 0,275.
D. 0,325.
Câu 16 [77230]: Axit axetylsalixylic (X) dùng làm thuốc cảm (aspirin) được điều chế bằng phản ứng của
anhiđrit axetic với axit salixylic (o-hiđroxibenzoic). Công thức phân tử của X là
A. C8H8O4.
B. C9H10O4.
C. C8H8O3.
D. C9H8O4.
Câu 17 [182086]: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trong ăn mòn điện hoá trên cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hoá nước.
C. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
D. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.
Câu 18 [193894]: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm
khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng
ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho
toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. m gần nhất với giá trị

A. 2,65.
B. 2,70.
C. 2,60.
D. 2,75.
Câu 19 [193920]: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ure có công thức là (NH4)2CO3.
B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.
C. NPK là hỗn hợp các chất chứa đạm, lân và kali dinh dưỡng.
D. Không nên bón phân lân nung chảy cho những cây trồng ở khu vực đất chua.
Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !



Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />
Câu 20 [194200]: Este X no mạch hở có 4 nguyên tử cacbon. Thủy phân X trong môi trường axit thu được
ancol Y và axit Z (Y, Z chỉ chứa một loại nhóm chức duy nhất). Số công thức cấu tạo thoả mãn X là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 21 [117474]: Cho 63,3 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào một lượng
nước dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 118,5.
B. 86,1.
C. 173,7.
D. 206,1.
Câu 22 [39813]: Cho các dung dịch sau: NaOH, BaCl2, KHSO4, Al2(SO4)3, (NH4)2SO4. Để phân biệt các dung
dịch trên, dùng thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau thì sẽ cần tiến hành ít thí nghiệm nhất ?
A. Ba(OH)2.
B. Quỳ tím.
C. H2SO4.
D. KOH.
Câu 23 [93925]: Cho các nguyên tố có cấu hình electron tương ứng sau:
X: 1s22s22p63s23p63d104s1;
Y: 1s22s22p63s23p1;
2 2 6 2 6 2
Z: 1s 2s 2p 3s 3p 4s ;
T: 1s22s22p63s1
Nguyên tố có tính khử mạnh nhất là

A. Y.
B. T.
C. Z.
D. X.
Câu 24 [194431]: Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác
dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2 (ở
đktc); sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. % khối lượng của ancol propylic trong hỗn hợp X có giá trị gần
nhất với
A. 45%.
B. 50%.
C. 55%.
D. 60%.
Câu 25 [193940]: Công thức tổng quát của dãy các amino axit no, mạch hở, tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ
lệ mol 1 : 1, tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 là
A. CnH2n+2O2N2.
B. CnH2nO2N2.
C. CnH2n+1O4N.
D. CnH2n-1O4N.
Câu 26 [114461]: Hỗn hợp X gồm Fe và hai kim loại kiềm thổ M, R (MM < MR) với tỉ lệ nFe : nM : nR = 5 : 6 : 9.
Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y thu được 44,08 gam muối khan. Kim loại R là
A. Mg.
B. Ca.
C. Sr.
D. Ba.
Câu 27 [184062]: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4, K2Cr2O7, KClO3 hoặc PbO2.
B. Không thể thay HCl đặc bằng HCl loãng.

C. Bình H2SO4 có thể thay bằng P2O5 khan hoặc CaO rắn.
D. Có thể dùng dung dịch NaCl loãng hoặc bão hoà.
Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !


Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />
Câu 28 [189225]: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, fructozơ, etylen glicol, anđehit axetic, axeton, anbumin,
mantozơ, metanol, axit fomic. Số lượng dung dịch có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 29 [194301]: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon (MY < MZ).
Đốt cháy hoàn toàn các chất trong X đều thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol 1 : 1. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác
dụng với AgNO3 dư trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Thành phần % theo khối lượng của Y trong hỗn hợp X là
A. 56,86%.
B. 39,47%.
C. 43,13%.
D. 60,53%.
Câu 30 [193520]: Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản bằng 34. Nguyên tố Y có tổng hạt cơ bản bằng 28. Loại
liên kết trong phân tử được hình thành từ X và Y là
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết cho nhận.
D. Liên kết ion.
Câu 31 [114740]: Khi cho 200 ml dung dịch NaOH aM vào 500 ml dung dịch AlCl3 bM thu được 15,6 gam kết
tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH aM vào 500 ml dung dịch AlCl3 bM thì thu được 23,4 gam kết
tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị b : a gần nhất với

A. 0,15.
B. 0,20.
C. 0,25.
D. 0,30.
Câu 32 [193843]: Teflon là tên của một polime được dùng làm
A. Chất dẻo.
B. Tơ tổng hợp.
C. Cao su tổng hợp.
D. Keo dán.
Câu 33 [194183]: Chia 20,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 làm 3 phần:
- Phần 1 tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc).
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,2M đun nóng.
- Phần 3 (có khối lượng bằng khối lượng phần 2) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 1,344 lít (đktc) khí bay ra.
Khối lượng C2H5OH trong phần 1 là
A. 0,46 gam
B. 0,92 gam .
C. 1,38 gam.
D. 2,30 gam.
Câu 34 [193973]: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại
A. Cho CO dư tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. Điện phân nóng chảy Al2O3.
D. Điện phân dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 35 [179813]: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X
vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,075M và KOH 0,05M, thu được dung dịch Y và 10,85 gam kết tủa. Đun
nóng Y thấy lại xuất hiện thêm kết tủa nữa. Giá trị của m là
A. 12,0.
B. 9,0.
C. 6,3.
D. 11,6.

Câu 36 [195070]: Cho sơ đồ phản ứng:

A2, A3, A5 không phải chất nào dưới đây ?
A. Vinyl xianua.
B. Vinylaxetilen.
C. Buta-1,3-đien.
D. Butan.
Câu 37 [189298]: X là hợp chất hữu cơ đơn chức, phân tử chỉ chứa C, H, O. Cho 1 lượng chất X tác dụng hoàn
toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn được 105 gam rắn khan Y và m gam ancol Z. Oxi hóa m gam
ancol Z bằng oxi có xúc tác được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag.
- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí (đktc).
- Phần 3 tác dụng với Na vừa đủ thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam rắn khan.
CTPT của X là (Biết Z đun với axit sunfuric đặc nóng, 170oC tạo olefin)
A. C4H8O2.
B. C5H10O2.
C. C6H12O2.
D. C3H6O2.
Câu 38 [118426]: Cho các chất sau: Ba(HSO3)2, Cr(OH)2, Sn(OH)2, NaHS, NaHSO4, NH4Cl,
CH3COONH4, C6H5ONa, ClH3NCH2COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !


Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />

Câu 39 [89992]: Dung dịch A chứa a mol HCl và b mol HNO3. Cho A tác dụng với một lượng vừa đủ m gam
Al thu được dung dịch B và 7,84 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm NO, N2O và H2 có tỉ khối so với H2 là 8,5. Trộn
C với một lượng O2 vừa đủ và đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, rồi dẫn khí thu được qua dung dịch NaOH dư
thấy còn lại 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị (a + b) gần nhất với
A. 1,0.
B. 1,5.
C. 1,25.
D. 1,75.
Câu 40 [181947]: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Khi thuỷ phân hoàn toàn protein chỉ thu được các phân tử α-aminoaxit.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit và photpholipit.
D. Enzim là những xúc tác sinh học, có tính chọn lọc cao và hiệu năng xúc tác lớn.
Câu 41 [122762]: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo 1 hỗn hợp
khí ở nhiệt độ 127oC mà N2 chiếm 76,36% về thể tích. Tỉ lệ mol giữa butađien và stiren trong polime này là
A. 2/1.
B. 3/2.
C. 2/3.
D. 3/4.
Câu 42 [193668]: Cho các thí nghiệm sau:
(1) dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
(3) khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 dư.
(4) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(5) Bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.

Câu 43 [194102]: Chia 35,7 gam hỗn hợp A gồm kim loại R (có hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2 phần
bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 34 gam muối và 3,36 lít khí
thoát ra ở đktc.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y, và thoát ra 0,5376 lit khí X
duy nhất (ở đktc), cô cạn dung dịch Y được 47,85 gam muối. Khí X là
A. NO.
B. N2O.
C. N2.
D. NO2.
Câu 44 [193947]: Paracetamol là một hoạt chất có trong thuốc giảm đau. Paracetamol được tạo thành khi
ngưng tụ axit axetic với p-aminophenol với tỉ lệ mol 1 : 1. Chọn phát biểu đúng về paracetamol
A. Trong phân tử paracetamol có chứa liên kết peptit.
B. Paracetamol có thể làm mất màu dung dịch brom.
C. Paracetamol có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
D. Dung dịch paracetamol (trong nước) làm xanh giấy quỳ.
Câu 45 [116869]: Cho các chất sau: C2H2, HCOOH, HCOONa, C6H12O6 (fructozơ), CH3CHO, C2H4O2 (mạch
hở,đơn chức, không đổi màu quỳ tím) và CH3COCH3. Số chất có phản ứng tráng bạc là
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 46 [194218]: Cho các chất sau: HCOOCH3, C2H5OH, CH3COOH, HCHO, C6H12O6, C3H6 và
CH3COOC6H5. Khi đốt cháy, số chất có số mol H2O bằng số mol CO2 là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 47 [193864]: Hỗn hợp X gồm 3 peptit với tỉ lệ số mol là 1 : 2 : 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X thu
được chỉ thu được 13,5 gam glixin và 7,12 gam alanin. Giá trị của m là

A. 17,38 gam.
B. 16,30 gam.
C. 19,18 gam.
D. 18,46 gam.
Câu 48 [193657]: Cho các cặp chất sau đây:
(I) Na2CO3 + BaCl2 ;
(II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2 ;
(III) Ba(HCO3)2 + K2CO3;
(IV) BaCl2 + MgCO3;
(V) K2CO3 + (CH3COO)2Ba;
(VI) BaCl2 + NaHCO3 .
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (I), (II), (III), (V).
B. (I), (II), (V), (VI).
C. (I), (II), (III), (VI).
D. (I), (II), (III), (IV).
Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !


Khoá LUYỆN GIẢI ĐỀ môn HOÁ – Thầy Lê Phạm Thành

Group: />
Câu 49 [188758]: Cho các phản ứng sau:

Các sản phẩm chính là
A. X2, X4, X5, X7.
B. X1, X3, X5, X7.
C. X2, X4, X6, X8.
D. X2, X3, X6, X8.
Câu 50 [189044]: Hỗn hợp rắn X gồm FeO và Fe3O4 có tỉ lệ mol 2 : 1. Dẫn khí CO đi qua m gam X nung nóng

thu được 20 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với
A. 22,5.
B. 24,0.
C. 20,5.
D. 24,5.

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn

Tham gia trọn vẹn các gói học Pro S và Pro Adv môn HOÁ để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 !



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×