Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-----------------------

ĐỖ THỊ HUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VIỆC TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA
CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-----------------------

ĐỖ THỊ HUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VIỆC TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA
CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN -VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em


Người hướng dẫn: Th.S Phí Thị Bích Ngọc

HÀ NỘI - 2017


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Phí Thị Bích Ngọc
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo Dục Mầm Non và
Khoa Sinh - KTNN đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho em để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các cô giáo trường mầm non
Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện cho em trong thời gian thực
tập, trải nghiệm. Em cũng xin được cảm ơn các cô giáo trường mầm non Văn Khê
- Mê Linh – Hà Nội đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ em trong quá trình điều tra
thực trạng.
Trong quá trình thực hiện, em không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khoá luận
không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy cô và của các bạn đọc để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Huệ



Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ
chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh
Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S
Phí Thị Bích Ngọc.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận trung thực, rõ ràng, chính
xác và chưa từng được công bố ở công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Huệ


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3

7. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 4
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .......................................................... 5
1.2. Đặc điểm trẻ 4 tuổi .................................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm tâm lý................................................................................ 6
1.2.2. Đặc điểm sinh lý ............................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm thể chất ............................................................................. 7
1.2.4. Đặc điểm bệnh lý .............................................................................. 7
1.3. Nhiệm vụ tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ........................................................ 7
1.3.1. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ ......... 7
1.3.2. Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh ăn uống của trẻ .......... 8
1.3.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc .......................................................... 9
1.4. Nội dung tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ......................................................... 9
1.4.1. Trước khi ăn ..................................................................................... 9
1.4.2. Trong khi ăn ..................................................................................... 9
1.4.3. Sau khi ăn ....................................................................................... 10
1.5. Ý nghĩa của hoạt động tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ .................................. 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ CHỨC
BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC ........................................................................... 12


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường............................................ 12
2.2. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bữa ăn trưa cho trẻ và đội ngũ

giáo viên của nhà trường ................................................................................ 14
2.3. Thực trạng về vấn đề chăm sóc vệ sinh và an toàn thực phẩm của nhà
trường............................................................................................................. 17
2.4. Thực trạng về vấn đề nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa bữa ăn
trưa cho trẻ của nhà trường ............................................................................. 20
2.5. Thực trạng về việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường .............. 22
2.6. Thực trạng về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức
bữa ăn trưa cho trẻ .......................................................................................... 30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG TRƯNG NHỊ
- PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC ........................................................................ 32
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp ....................................................................... 32
3.2. Một số biện pháp ..................................................................................... 33
3.2.1 Bố trí không gian lớp để tổ chức giờ ăn cho trẻ ............................... 33
3.2.2. Bố trí chỗ ngồi cho trẻ trong giờ ăn ................................................ 36
3.2.3 Gây hứng thú trước giờ ăn cho trẻ ................................................... 36
3.2.4. Phát huy tính tích cực của trẻ trong giờ ăn ...................................... 38
3.3. Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp ..................................... 39
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................. 41
1. Kết luận ...................................................................................................... 41
2. Kiến nghị .................................................................................................... 41
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 47


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

1

Hình 2.1: Cơ sở vật chất của nhà trường

2

Hình 2.2: Bếp nấu

3

Hình 2.3: Tủ để xô (Cơm, canh)

4

Hình 2.4: Tủ khu vực úp bát và nồi

5

Hình 3.1+3.2: Bàn ăn của trẻ được kê thành hình vuông

6

Hình 3.3: Bàn ăn của trẻ được kê thành 2 hàng dọc

7


Hình 3.4: Cô gây hứng thú trước giờ ăn cho trẻ

8

Hình 3.5: Cô gây hứng thú trước giờ ăn cho trẻ

9

Hình 3.6+3.7: Trẻ lên giúp cô chia cơm

DANH MỤC BẢNG
STT
1

Tên bảng
Bảng 2.1: Bảng định tính lượng ăn mẫu giáo
Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò

2

quan trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường
mầm non Trưng Nhị
Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò

3

quan trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường
mầm non Văn Khê

4


5
6
7

Bảng 2.4: Kết quả điều tra về những nội dung thói quen cô cho trẻ thực
hiện trước và sau bữa ăn tại trường mầm non Trưng Nhị
Bảng 2.5: Kết quả điều tra về những nội dung thói quen cô cho trẻ thực
hiện trước và sau bữa ăn tại trường mầm non Văn Khê
Bảng 2.6: Thực đơn khối mẫu giáo
Bảng 2.7: Kết quả nhận xét về việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong
thực đơn bữa trưa của trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị


Đỗ Thị Huệ

8

9

10

11

12

13

14


15

K39A – Giáo dục mầm non

Bảng 2.8: Kết quả nhận xét về việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong
thực đơn bữa trưa của trẻ tại trường mầm non Văn Khê
Bảng 2.9: Kết quả về những khó khăn gặp phải trong tổ chức bữa ăn
trưa cho trẻ
Bảng 2.10: Kết quả về việc thực hiện những yêu cầu theo tiêu chuẩn
giáo dục mầm non trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ
Bảng 2.11: Kết quả về những biện pháp mà cô dùng đối với những trẻ
kém ăn trong lớp tại trường mầm non Trưng Nhị
Bảng 2.12: Kết quả về những biện pháp mà cô dùng đối với những trẻ
kém ăn trong lớp tại trường mầm non Văn Khê
Bảng 2.13: Kết quả về vai trò, ý nghĩa của cách tổ chức bữa ăn trưa cho
trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị
Bảng 2.14: Kết quả về vai trò, ý nghĩa của cách tổ chức bữa ăn trưa cho
trẻ tại trường mầm non Văn Khê
Bảng 2.15: Kết quả thu được về việc phối hợp giữa gia đình và nhà
trường trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


:

Quyết định

BGDĐT


:

Bộ giáo dục đào tạo

NXB

:

Nhà xuất bản

PGS.TS

:

Phó Giáo sư Tiến sĩ

Th.S

:

Thạc sĩ

TS

:

Tiến sĩ

VBHN


:

Văn bản hợp nhất


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em giống như một mầm non còn rất non nớt, là hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tương lai của cả dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em cũng cần có sự quan
tâm, yêu thương, chăm sóc, giáo dục của người lớn. Đó được coi như những nền
móng đầu tiên của sự hình thành nhân cách con người.
Theo “Điều 21 - Luật giáo dục, 2005” mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Giáo dục thể chất là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của
trẻ. Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp
như: tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất...
Như vậy, một trong số những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn trưa
hợp lý cho trẻ. Trẻ chỉ có thể phát triển mạnh, hoàn thiện tốt khi được chăm sóc và
nuôi dưỡng hợp lý khoa học.
Trẻ lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đòi hỏi khẩu
phần ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng. Trẻ được ăn hai bữa tại trường là bữa
trưa và bữa phụ chiều, trong đó bữa trưa được coi là quan trọng nhất. Thông qua
bữa trưa trẻ, trẻ được bù đắp những năng lượng bị tiêu hao để tham gia vào các

hoạt động tiếp theo. Vì vậy, tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trường mầm non Trưng Nhị nằm ở tổ 3, phường Trưng Nhị, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường được thành lập vào tháng 06/2006 và nhận đạt chuẩn
quốc gia vào tháng 06/2008. Trường là một trong những trường mầm non có bề
dày về giáo dục cũng như chăm sóc trẻ của thị xã Phúc Yên. Tuy nhiên trong thực
tế, bữa ăn trưa của trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị chưa thực sự được đánh giá
cao. Các cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết suất chứ chưa chú ý đến cách
1


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

giúp trẻ ăn ngon miệng, tâm lý thoải mái và hứng thú trong bữa ăn, đôi khi trẻ còn
chưa nghiêm túc trong khi ăn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề “Một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại
trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc”. Qua đề tài này, tôi cũng
mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bữa ăn trưa cho trẻ.
Đồng thời qua đây, tôi cũng muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ nói chung và đặc biệt là nhóm trẻ ở trường Mầm
non Trưng Nhị nói riêng.

2. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức
bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi


3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các biện pháp về việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ đưa ra hợp lý và có
hiệu quả thì sẽ nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường
mầm non Trưng Nhị Phúc Yên – Vĩnh phúc, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hứng
thú với bữa ăn trưa tại trường.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Bữa ăn trưa cho trẻ
 Khách thể nghiên cứu: Trẻ 4 tuổi trường mầm non Trưng Nhị - Phúc
Yên – Vĩnh Phúc.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng tổ chức bữa ăn
trưa cho trẻ ở trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa
ăn trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên –
Vĩnh Phúc
2


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

 Điều tra thực nghiệm và đánh giá kết quả

6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thực nghiệm (quan sát, ghi chép, tổ chức thực hành)
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Phương pháp điều tra trên phiếu cho giáo viên

 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, đánh giá

7. Đóng góp của đề tài
 Phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại
trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa
cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc

3


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Ăn uống và sức khỏe luôn giữ một mối quan hệ khăng khít và được coi
trọng từ ngàn xưa đến nay, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Đề cập đến vấn đề này đã có
không ít các tác giả trên thế giới đưa ra các công trình nghiên cứu.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Hiền trong cuốn “Dinh dưỡng trẻ em” Hyporcat
(460 – 377 TCN), chỉ rõ vai trò của ăn bảo vệ sức khỏe và khuyên ăn uống phải
chú ý phù hợp với tuổi tác, thời tiết công việc. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của ăn
trong điều trị: “Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị và trong
phương tiện điều trị phải có dinh dưỡng”.
Kế thừa ý tưởng của Hyporcat, Sidengai (người Anh) cho rằng: “Trong
nhiều bệnh để điều trị cũng như phòng bệnh chỉ cần cho ăn những chế độ ăn thích
hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý”. [3]

Trong cuốn luận văn thạc sĩ “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ
ở một số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc, năm 1967 cũng trích dẫn tài
liệu “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của vườn trẻ mẫu giáo” của tác giả
M.D.Covryghina, ông đưa ra vấn đề cần lưu ý khi tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm
non: Cho trẻ ăn tùy thích thú, không bắt buộc trẻ ăn như thế dạ dày mới tiết dịch
mạnh, giữa các bữa ăn không bao giờ cho ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn không đúng
lúc sẽ làm giảm khẩu vị, làm ức chế trung tâm điều khiển ăn uống và làm phá hoại
chế độ ăn uống đúng đắn. Ngoài ra, thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn sẽ
gây cảm giác thèm ăn cho trẻ. Mọi khẩu phần dành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng
một lúc để trẻ quen hết khẩu phần ăn.[2]
Chúng ta có thể thấy vấn đề ăn uống của trẻ mầm non được quan tâm từ rất
sớm. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề ăn uống liên quan
đến sức khỏe và bệnh tật chú chưa đi sâu vào cách tổ chức một bữa ăn trưa hiệu
quả cho trẻ mầm non.
4


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở Việt nam vấn đề tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non
đang rất được quan tâm và chú trọng, điều này cũng được thể hiện rõ qua một số
nghiên cứu.
Ngày 16/09/1995 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động
quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995 – 2000” với hai mục tiêu cơ bản đảm bảo
an ninh thực phẩm hộ gia đình và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
xuống 30%.[7]
Công trình nghiên cứu “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một

số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc (1992). Công trình nghiên cứu này
đều cho thấy việc cung cấp các dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở các trường mầm non
còn thấp. Đặc biệt nhấn mạnh về việc nâng cao kiến thức khoa học về dinh dưỡng
cho trẻ mẫu giáo đói với các cơ sở nuôi dạy trẻ, tránh trường hợp cho ăn theo kinh
nghiệm hay tổ chức dinh dưỡng thiếu kinh nghiệm hoặc kém hiệu quả. Tác giả
cũng đề cập đến yếu tố gia đình và nhà trường cần có những hiểu biết đúng đắn về
mối quan hệ giữa nuôi và dạy, giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ
mẫu giáo.[2]
Công trình nghiên cứu “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và bữa phụ” của tác
giả Lê Thị Khánh Hòa (1983). Kết quả cho thấy tình hình cung cấp năng lượng cho
trẻ ở trường mầm non còn thấp so với tiêu chuẩn, tỉ lệ các chất sinh năng lượng
còn chưa cân đối, lượng Gluxit quá cao và lượng Lipit quá thấp. Tác giả cũng chỉ
ra nguyên nhân dẫn đến là do: Bếp ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, có nhiều quan niệm coi nhẹ việc nuôi nên hình thức còn nghèo nàn. Vì
vậy, tác giả đưa ra một số giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho trường
mầm non để đảm bảo cho việc tổ chức ăn cho trẻ, đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình
độ hiểu biết về dinh dưỡng.[5]
Ở thế kỷ 14 trong sách “Nam thần dược hiệu” đã đề cập đến tính chất chữa
bệnh của thức ăn và có những lời khuyên ăn uống trong một số bệnh, ông cũng đã
phân biệt ra thức ăn hàn nhiệt.[3]
5


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như chính sách trên mới chỉ
tiến hành nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ chưa đi sâu vào
việc tổ chức một bữa ăn trưa hiệu quả, gây hứng thú cho trẻ mầm non. Việc nghiên

cứu này nhằm đưa ra một vài giải pháp nâng cao hiệu quả khâu tổ chức bữa ăn trưa
cho trẻ ở trường để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

1.2. Đặc điểm trẻ 4 tuổi
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Trẻ giai đoạn này được thực hiện rất nhiều các hoạt động nên trẻ hay tò mò,
thích tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, đặc biệt là trẻ rất ham chơi.
Sự phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách là một quãng đường dài trẻ sẽ
trải qua trong suốt quá trình phát triển của mình. Vào 4 tuổi trẻ đã có sự hình thành
tâm lý rõ ràng, có những bước phát triển vượt bậc so với lúc 2 – 3 tuổi. Giai đoạn 3
tuổi có sự hình thành tâm lý, cá tính riêng của từng bé, sang 4 tuổi cá tính đó trở
nên khá ổn định dần trở thành cá tính riêng của một con người hoàn thiện.[8]
Tư duy logic và ngôn ngữ của trẻ giai đoạn này phát triển nhanh và mạnh.
Vì thế, việc tiếp thu kiến thức thông qua lời nói, lời dạy của cô giáo diễn ra ở trẻ
rất nhanh. Thời điểm này cô giáo có thể dậy cho trẻ các kỹ năng sống thông qua
các bài thơ, câu chuyện hay giáo dục rèn luyện thói quen cho trẻ là rất tốt.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Tốc độ tăng trưởng của trẻ giai đoạn này chậm hơn nhưng trẻ cũng cần rất
nhiều năng lượng để tham ra nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Chính vì vậy,
mà bữa ăn của trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp lý để
trẻ có một cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Chức năng cơ bản của các bộ phận dần dần được hoàn thiện. Chức năng vận
động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, trẻ có khả năng phối hợp các hoạt động
khéo léo hơn.
Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh đặc biệt là ngôn ngữ, ngôn ngữ có vai trò
quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ.[9]

6



Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

1.2.3. Đặc điểm thể chất
Cân nặng và chiều cao của trẻ:
Trẻ trai cân nặng đạt từ 14,4 – 23,5 kg, chiều cao đạt từ 100,7 – 119,1 cm.
Trẻ gái cân nặng đạt từ 13,8 – 23,2 kg, chiều cao đạt từ 99,5 – 117,2cm.[12]
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi có vẻ tiến bộ hơn rất nhiều so
với những năm trước đó đến từ khả năng kiểm soát và phối hợp đôi tay của mình.
Cột mốc quan trọng cho phép trẻ sao chép các chữ cái, con số và vẽ các hình khối
là việc có thể cầm viết giống như người lớn. Kỹ năng vận động tĩnh của trẻ giờ đây
bao gồm cả việc sử dụng tốt muỗng và dĩa, tự mặc quần áo và dọn sạch sau mỗi lần
đi vệ sinh...
Trẻ 4 tuổi đã có thể vận động toàn thân hoặc làm các động tác phức tạp hơn
như chơi: đá cầu, nhảy dây, leo trèo, nhào lộn...[12]
1.2.4. Đặc điểm bệnh lý
Xu hướng bệnh ít lan tỏa hơn.
Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu
thận cấp.
Phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều, nên sức miễn dịch còn yếu dễ
mắc bệnh, nhất là một số bệnh lây.[4]
Do đặc điểm bệnh lý của trẻ như vậy nên việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại
trường cần được chú ý và đảm bảo. Bữa ăn trưa của trẻ cần phải có đầy đủ các
nhóm thực phẩm chính (Protein, Gluxit, Lipit, các vitamin và muối khoáng) để
đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một cơ thể khỏe mạnh
sẽ giúp trẻ luôn sẵn sàng tham gia mọi hạt động học tập cũng như vui chơi. Ngoài
ra, trẻ cũng có thể tránh được các căn bệnh lây nhiễm và dị ứng.

1.3. Nhiệm vụ tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

1.3.1. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ
Tổ chức chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi và đối tượng trẻ để
ăn ngon miệng, ăn hết suất đảm bảo được sự tăng trưởng và phát triển hài hòa của
cơ thể.
7


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Tùy từng lứa tuổi của trẻ mà chế biến thức ăn cho trẻ khác nhau. Đối với lớp
nhà trẻ, các cháu ăn cháo là chính nên mọi thực phẩm nấu cùng cháo phải được
xay nhuyễn ra. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, trẻ đã biết ăn cơm nên thức ăn cần được
thái nhỏ hạt lựu và nấu kỹ.
Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, cân đối giữa các thành phần Protit, gluxit,
lipit, muối khoáng và các loại vitamin.[7]
Công tác vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến
cần được quan tâm và chú trọng.
Giáo viên không được bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng trong khi
đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng.[11]
1.3.2. Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh ăn uống của trẻ
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trẻ cần nhiều kỹ năng, kỹ xảo và hình
thành các thói quen tốt. Chính vì vậy, việc giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo và hình
thành thói quen cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với trẻ.
Thói quen là những hành động của cá nhân diễn ra trong điều kiện ổn định
về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Có nội dung tâm lý ổn định
và thường gắn với nhu cầu của bản thân. Khi đã trở thành thói quen thì mọi hoạt
động trở nên ổn định, cân bằng, khó loại bỏ.[6]
Ví dụ: Thói quen đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, thói quen

đi dép, thói quen đi học đúng giờ...
Giáo dục cho trẻ thói quen ăn đúng giờ. Thói quen này sẽ giúp trẻ đi vào nề
nếp, tạo một phản xạ có điều kiện giúp trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình tiêu
hóa, phát triển thể chất tốt.
Ngoài ra, việc giáo dục thói quen vệ sinh trong ăn uống cho trẻ cũng là một
việc làm rất có ý nghĩa, giúp trẻ hình thành thói quen mang tính đạo đức và thẩm
mỹ từ đó rèn luyện được ý thức tự giác và biết giữ vệ sinh sạch sẽ.
Trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay và ngồi đúng vị trí, biết mời mọi người.
Trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, nhai kỹ thức ăn, không làm
rơi vãi thức ăn, ăn hết suất, không vừa ăn vừa nói chuyện.
Sau khi ăn: Lau dọn, dọn dẹp dụng cụ ăn uống, bàn ghế.[6]
8


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Đối với trẻ mầm non, nhà trường và các cô giáo phải thường xuyên rèn
luyện cho trẻ các kỹ năng kỹ xảo và hình thành thói quen vệ sinh. Điều này giúp
trẻ tự biết bảo vệ sức khỏe của mình làm tăng hệ miễn dịch cơ thể, tránh khỏi
những vi khuẩn xâm nhập.
1.3.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc
Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng
giờ và dễ dàng thích nghi khi di chuyển từ hoạt động này qua hoạt động khác.
Chính thói quen này giúp đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tạo điều
kiện cho sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể
trẻ.[6]

1.4. Nội dung tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

1.4.1. Trước khi ăn
- Chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát. Bàn ghế sắp xếp gọn gàng thuận
lợi cho trẻ đứng lên ngồi xuống.
- Dụng cụ ăn uống đảm bảo vệ sinh và kích thước phù hợp với từng lứa tuổi
trẻ.
- Không cho trẻ ăn vặt và vận động quá nhiều trước khi ăn.
- Cho trẻ vệ sinh: rửa tay, rửa mặt trước khi ăn.
- Cho trẻ ăn đúng thời điểm trong ngày (ăn đúng giờ) tạo phản xạ có điều
kiện đồng thời kích thích ăn ngon miệng.[6]
1.4.2. Trong khi ăn
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thể vì vậy giáo viên cần biết được nhu cầu
ăn về lượng cũng như khẩu vị ăn của từng trẻ trong lớp.
- Tạo bầu không khí thoải mái và dễ chịu trong phòng ăn, giáo viên không
quát mắng trẻ, không nhắc nhở trẻ quá nhiều, không bắt ép trẻ ăn...
- Cần rèn luyện cho trẻ ăn hết suất và các kỹ xảo ăn có văn hóa. Không ăn
vội vàng, không vừa ăn vừa nói chuyện và biết cầm bát cầm thìa đúng cách.
- Trong khi ăn giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ, quan sát xem trẻ
ăn có ngon miệng không, ăn hết suất không và trẻ có những biểu hiện gì khác
9


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

thường để nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp
thời.[6]
1.4.3. Sau khi ăn
- Trẻ cất bát, thìa, đối với những trẻ lớn thì cho trẻ cất bàn.
- Cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước.

- Cho trẻ nghỉ ngơi sau khi ăn và cho trẻ ngủ.[6]

1.5. Ý nghĩa của hoạt động tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ
Từ ngàn xưa, chúng ta đã biết sức khỏe luôn được coi trọng. Sức khỏe là
vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là yếu tố quan trọng nhất
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Con người được coi là một nguồn
lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vì vậy việc chăm sóc con người
ngay từ khi còn nhỏ là một việc làm hết sức cần thiết. Do vậy việc chăm sóc và
giáo dục trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là việc
tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại trường mầm non.
Tổ chức bữa ăn đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi và
khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ có ý nghĩa khá lớn với việc tiêu hóa
thức ăn của trẻ.
Tổ chức bữa ăn trưa để bù đắp năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng
lượng để tham gia hoạt động mới. Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt, đảm
bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.[5]
Tổ chức bữa ăn tốt cho trẻ giúp cho những thói quen tốt trong ăn uống : ăn
đúng bữa, biết mời ăn, ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn. Đặc biệt thói quen vệ
sinh trong ăn uống.[6]
Bữa ăn giúp trẻ có những kiến thức về dinh dưỡng, trẻ biết cách chế biến
một số món ăn đơn giản: Thịt lợn xào cà rốt, thịt lợn hầm khoai tây, canh mồng tơi
nấu cua, đậu sốt cà chua… biết các nhóm thực phẩm: chất béo, đạm, vitamin...[7]
Việc chăm sóc trẻ đầy đủ, nhất là trong tổ chức bữa ăn ở trường mầm non có
tác dụng phòng ngừa các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ
và học tập của trẻ phổ thông, đặc biệt sự giáo dục đúng đắn sẽ quyết định việc hình
10


Đỗ Thị Huệ


K39A – Giáo dục mầm non

thành nhân cách cho trẻ sau này. Vì vậy các cán bộ mầm non phải nhận thức được
toàn diện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là để phòng ngừa các nguyên nhân gây
bệnh và tạo điều kiện cho trẻ lớn và trưởng thành.

11


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ
CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
Trong quá trình điều tra về thực trạng tôi tiến hành sử dụng các câu hỏi dưới
dạng phiếu điều tra và điều tra tại hai điểm trường là trường mầm non Trưng Nhị
và trường mầm non Văn Khê. Tuy nhiên, trong đề tài này có một số vấn đề tôi chỉ
tiến hành phân tích trên một địa điểm trường là mầm non Trưng Nhị để làm sáng
tỏ hơn ý nghĩa của đề tài.
Đối tượng điều tra: Giáo viên trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm
non Văn Khê.
Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu, tương ứng 30 giáo viên
Kết quả thu được như sau:

2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường
Trường mầm non Trưng Nhị nằm ở tổ 3, phường Trưng Nhị, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường được thành lập vào tháng 06/2006 và nhận đạt chuẩn
quốc gia vào tháng 06/2008.

Trong quá trình thực tập đợt 2 (Từ ngày 06/02/2017 đến ngày 24/02/2017)
tại trường mầm non Trưng Nhị, qua quan sát thực tế tôi nhận thấy:

Hình 2.1: Cơ sở vật chất của nhà trường

12


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Cơ sở vật chất và không gian của nhà trường còn chật hẹp và thiếu thốn rất
nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và chăm sóc trẻ. Diện tích nhà
trường hẹp khoảng 1600m2. Trường có 10 phòng học, 1 phòng hiệu trưởng, 1
phòng hội đồng, 1 phòng y tế, 1 phòng bảo vệ và một khu vực bếp ăn. Do tổng
diện tích rất hẹp nên diện tích các phòng cũng rất nhỏ.
Sân trường cũng không có nhiều không gian trống, vì thế nên đồ chơi ngoài
trời của trẻ cũng không được phong phú lắm: đu quay, cầu trượt, bập bênh. Khắc
phục tình trạng trên, nhà trường vẫn hướng đến xây dựng một môi trường mầm
non xanh - sạch - đẹp. Nhà trường đã tạo một khuân viên nhỏ làm “ Vườn cổ tích”
trong đó trồng các loại hoa, cây xanh, và có các nhân vật trong các câu chuyện
(nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Cô tiên, Ông bụt...)
để tạo điều kiện cho trẻ tham gia các tiết học ngoài trời được đi quan sát và trò
chuyện.
Trường có một dãy nhà 2 tầng và có 10 phòng học. Trong đó có 2 lớp 5 tuổi,
3 lớp 4 tuổi, 2 lớp 3 tuổi và 3 lớp nhà trẻ. Trường không có các phòng học múa,
hát, thể chất riêng cho trẻ mà mọi hoạt động đều diễn ra tại lớp chính. Lớp học tuy
hẹp nhưng được các cô giáo trang trí sặc sỡ, ngộ nghĩnh trông rất bắt mắt với trẻ,
sạch sẽ, thoáng mát, đồ chơi phong phú đa dạng và nhiều màu sắc, có đầy đủ quạt

và điều hòa. Tuy nhiên điều khó khăn là không lớp nào có nhà vệ sinh riêng cho trẻ
cả mà trẻ vẫn phải dùng bô.
Số lượng giáo viên trong trường hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu
của trẻ. Thực tế, mỗi lớp có từ 40 – 50 trẻ thậm chí có lớp trên 50 trẻ mà chỉ có 2 –
3 giáo viên nên việc chăm sóc và giáo dục trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt
trong giờ ăn cô giáo không thể để ý từng trẻ một và đôi khi còn thiếu thìa, thiếu bát
khi ăn. Những điều này dẫn đến không ít những khó khăn cho giáo viên trong quá
trình chăm sóc và tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ.

13


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

2.2. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bữa ăn trưa cho trẻ và
đội ngũ giáo viên của nhà trường
Trong suốt quá trình thực tập tại trường mầm non Trưng Nhị tôi thấy rằng
Ban giám hiệu nhà trường đã rất quan tâm và quản lí việc tổ chức bữa ăn trưa cho
trẻ và quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên Ban giám hiệu vẫn chưa thực sự sát
sao trong việc kiểm tra hoạt động tổ chức bữa ăn trưa trên lớp. Phần lớn các giáo
viên đều thực hiện việc tổ chức bữa ăn trưa một cách sơ sài chỉ khi nào có đoàn
thanh tra đến kiểm tra thì mới thực hiện theo đúng quy trình.
Ban giám hiệu cũng thường xuyên xuống bếp ăn để kiểm tra các nguồn thực
phẩm có đảm bảo an toàn về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hay không và theo
dõi quá trình chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí đầu tư còn
hạn hẹp nên khi kiểm tra độ an toàn của thực phẩm chỉ có thể nhìn bằng mắt
thường, ngửi và sờ chứ không có máy móc để kiểm tra. Vì vậy, kết quả kiểm tra

chưa thật sự đáng tin cậy.
Ngoài vấn đề lựa chọn thực phẩm tốt, nhà trường cũng đưa ra bảng định
lượng tính ăn và thực đơn ăn theo mùa cho hai đối tượng trẻ: trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu
giáo, nhằm đảm bảo và cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Bảng 2.1: Bảng định tính lượng ăn mẫu giáo
Bữa chính
(Cơm, thực phẩm)
Gạo tẻ (cơm)

Bữa phụ

1 suất (gam)

(Thực đơn)

80 – 100
(140 – 180)

1 suất (gam)

Bún

80 – 100

Thịt, cá

25 – 50

Quả chín


100 – 200

Dầu ăn, mỡ nước

10 – 15

Sữa

100 – 200

Đậu, lạc

10 – 15

Bánh mì mềm

10 -15

Rau, củ, quả, (canh)

30 -50

Xôi

20 – 50

Nước mắm

5 – 10


Chè đỗ đen

100 – 200

Trứng

50 – 70

Đường, mật

20 – 30

14


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Cháo

200 – 250

Đội ngũ giáo viên trường mầm non Trưng Nhị trẻ tuổi, năng động và nhiệt
tình, 100% các giáo viên đều có trình độ và bằng cấp. Trong đó, có 22 giáo viên
hợp đồng tỉnh và 02 giáo viên hợp đồng phòng, 09 giáo viên vào biên chế. Trình
độ Đại học liên thông có 20 giáo viên, trình độ Cao đẳng có 06 giáo viên, trình độ
Trung cấp có 07 giáo viên. Nhìn chung đội ngũ giáo viên đoàn kết, thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và chăm sóc trẻ nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Hàng năm, nhà trường tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, thi
viết sáng kiến kinh nghiệm và đi học để nâng cao trình độ chuyên môn đi đến nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường không
ngừng học hỏi, thi đua và đã đạt được nhiều thành tích cao như:
+ 01 Giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Thị
+ 01Giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh
+ 01 Giải Nhì Elearning cấp Thị
+ 02 Giải ba Elearning cấp Thị
Để đánh giá khách quan về vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi
tại hai điểm trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Văn Khê như sau:
Câu hỏi: Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ dưới đây cô đánh
giá hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất?
A. Học tập
B. Vui chơi
C. Bữa ăn
D. Giấc ngủ
E. Ý kiến khác của cô:
Kết quả thu được như sau:

15


Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò quan
trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non
Trưng Nhị
Ý kiến


Tổng số
phiếu
20

A

B

C

D

E

0/20

2/20

4/20

3/20

11/20

0%

10%

20%


15%

55%

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò quan
trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non Văn Khê
Ý kiến

Tổng số
phiếu
10

A

B

C

D

E

2/10

2/10

0/10

0/10


6/10

20%

20%

0%

0%

60%

Qua kết quả bảng 2.2, ta nhận thấy giáo viên trường mầm non Trưng Nhị
đều đánh giá cao vai trò quan trọng của các hoạt động (ăn, chơi, ngủ nghỉ) trong
chế đọ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trong đó: 10% ý kiến cho rằng Vui chơi là
hoạt động quan trọng nhất, 20% ý kiến cho rằng Bữa ăn là hoạt động quan trọng
nhất, 15% cho rằng Giấc ngủ là hoạt động quan trọng nhất và không có ý kiến nào
lựa chon Học tập là một hoạt động quan trọng.
Tuy nhiên, có tới 55% ý kiến cho rằng tất cả các hoạt động (Học tập, Vui
chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) đều đóng vai trò quan trọng trong chế độ sinh hoạt hàng
ngày của trẻ tại trường mầm non.Như vậy, cho thấy các giáo viên đã nhận thức
được tầm quan trọng của các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Qua kết quả bảng 2.3, ta nhận thấy việc đánh giá hoạt động có vai trò quan
trọng nhất trong sinh hoạt của trẻ của giáo viên trường mầm non Văn Khê đã có sự
khác biệt so với giáo viên trường mầm non Trưng Nhị. Trong đó, ý kiến cho rằng
Học tập và Vui chơi là hoạt động quan trọng nhất đều chiếm 20%, không có ý kiến
nào cho rằng Bữa ăn và Giấc ngủ là hoạt động quan trọng nhất, có tới 60% ý kiến
16



Đỗ Thị Huệ

K39A – Giáo dục mầm non

cho rằng tất cả các hoạt động (Học tập, Vui chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) đều đóng vai
trò quan trọng.
Qua đây cho thấy rằng, giáo viên của hai trường mầm non Trưng Nhị và
Văn Khê đều nhận thức rõ được vai trò quan trọng của tất cả các hoạt động sinh
hoạt (Học tập, Vui chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) hàng ngày của trẻ, không có hoạt động
nào là quan trọng nhất. Điều cần thiết nhất là phải biết kết hợp hài hòa giữa các
hoạt động sinh hoạt của trẻ, giúp trẻ không chỉ phát triển về thể chất, trí tuệ mà còn
có một tinh thần vui tươi và thoải mái khi đến trường.

2.3. Thực trạng về vấn đề chăm sóc vệ sinh và an toàn thực phẩm của
nhà trường
Qua quá trình quan sát tôi nhận thấy, do cơ sở vật chất còn kém nên điều
kiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Trẻ hoàn toàn không có
nhà vệ sinh riêng để vệ sinh chân, tay, mặt mũi trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ
sinh xong. Sau mỗi giờ tạo hình xong, cô giáo thường phải múc sẵn chậu nước vào
đó cho trẻ rửa tay... Chính vì thế nên điều kiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ của nhà
trường còn chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Nhà trường có nguồn nước sạch đảm bảo phục vụ cho việc nấu ăn ở nhà bếp
và các hoạt động sinh hoạt khác. Ban giám hiệu nhà trường cũng tiến hành kiểm
tra sát sao về vấn đề an toàn thực phẩm (nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, vệ sinh...).
Rau, thịt… thường được nhận vào buổi sáng sớm và được kiểm tra đảm bảo về
chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên bếp mới ký và chế biến. Nếu
thực phẩm không đảm bảo chất lượng như: ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ trả
lại nhà cung cấp. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong
tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực

phẩm không đảm bảo thì sẽ có biện pháp xử lý kịp thời không thể để tình trạng
dùng thực phẩm kém chất lượng để chế biến cho trẻ.
Tuy nhiên, kiểm tra chỉ dựa trên cơ sở quan sát bằng mắt thường, sờ và ngửi
chứ không hề qua máy móc. Chính vì thế mọi kết luận mới chỉ dừng ở tính chủ
quan và tương đối.
17


×