Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ DUNG

TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 3 TUỔI
Ở TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG
PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc và vệ sinh trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. DƢƠNG THỊ THANH THẢO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các cô giáo và
các cháu lớp 3 tuổi A3 Trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thực tập sư phạm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trong khoa, gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm2017


Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3tuổi ở
trường Mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dƣơng Thị Thanh
Thảo, không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu nhập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ
ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên
cứu nào.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 4
1. 1. Quan niệm về lễ giáo................................................................................. 4
1.2. Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm non ............................... 5
1.2.1.Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay............................. 6
1.2.2. Trẻ biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm
của người khác .................................................................................................. 6
1.2.3. Trẻ biết thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi
với mình ............................................................................................................ 7

1.2.4. Trẻ biết thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại........................ 8
1.3. Phương pháp và hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ ................................... 9
1.3.1. Giáo dục thông qua hoạt động học tập.................................................... 9
1.3.2. Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi ................................................ 10
1.3.3. Giáo dục thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ..................... 11
1.3.4. Phối hợp với gia đình ............................................................................ 11
1.4. Ý nghĩa của giáo dục lễ giáo đối với trẻ ở trường mầm non ................... 12
1.5. Đặc điểm của trẻ 3 tuổi ............................................................................ 13
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUEN
HÀNH VI VĂN MINH LỄ PHÉP CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM
NON ................................................................................................................ 16
2.1. Mục đích đánh giá .................................................................................... 16
2.2. Đối tượng đánh giá……………………………………………………..16
2.3. Nội dung đánh giá .................................................................................... 16
2.4. Phương pháp đánh giá .............................................................................. 16
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ ở trường mầm non ...... 16
2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non ................... 18
2.5. Kết quả ..................................................................................................... 19
2.5.1. Thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay.......................... 19


2.5.2. Thói quen biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự
quan tâm của người khác ................................................................................ 20
2.5.3. Thói quen thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi
với mình .......................................................................................................... 22
2.5.4. Thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại .................. 23
Chƣơng 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỄ GIÁO
CHO TRẺ 3 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................ 26
3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở
trường Mầm non .............................................................................................. 26

3.1.1. Giáo dục thông qua hoạt động học tập.................................................. 26
3.1.2. Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi ................................................ 30
3.1.3. Giáo dục thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ..................... 32
3.1.4. Giáo dục thông qua việc phối hợp với gia đình .................................... 35
3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non................................................. 35
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 35
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 36
3.2.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thói quen chào hỏi ............................................... 19
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thói quen thể hiện sự quan tâm ........................... 21
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thói quen thể hiện sự biết lỗi............................... 23
Bảng 3.1. Kết quả thói quen chào hỏi ............................................................. 36
Bảng 3.2. Kết quả thói quen thể hiện sự quan tâm ......................................... 38
Bảng 3.3. Kết quả thói quen thể hiện sự biết lỗi ............................................. 39
Bảng 3.4. Kết quả thói quen thể hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại ...... 41


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là một thông điệp mà xã hội
luôn hướng tới. Một thông điệp quen thuộc nhắc nhở chúng ta: phải biết
quan tâm chăm sóc, giáo dục và luôn dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất. Sự
phát triển của trẻ mầm non không chỉ được nhìn nhận về mặt nhận thứctư
duy, thể chất, vận động mà còn được xem xét cả về phẩm chất đạo đức, tính

cách, lối sống,… bước đầu hình thành nhân cách ở trẻ. Giáo dục mầm non là
bậc học đầu tiên trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo cần hình
thành những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo tiền đề cho cho sự phát triển
nhân cách về sau của trẻ. Đó là cả một vấn đề đangđược đặt ra cho những
người làm công tác giáo dục phải làm sao để đổi mới việc giáo dục đạo đức
truyền thống cho thế hệ trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là bước đầu hình thành ở trẻ những
cơ sở đầu tiên về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục lễ
giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục con người mới, có tác
động rất lớn đến sự phát triển đời sống xã hội và tình cảm của trẻ. Đồng thời,
đây cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của bậcGiáo dục mầm
non.Giáo dục mầm non cần được bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ nhất là
trong giai đoạn trẻ 3 - 4 tuổi, để trẻ có được nền tảng vững chắc trong suốt
quá trình phát triển sau này.
Trong hệ thống giáo dục mầm non hiện nay, nhà trường còn quá chú
trọng đến nhận thức cho trẻ mà chưa quan tâm nhiều đến phát triển nhân
cách nói chung và giáo dục lễ giáo nói riêng. Bên cạnh đó, nhận thức của
một số phụ huynh còn chưa hiểu về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho
con em mình lứa tuổi mầm non nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường.
Có những phụ huynh nuông chiều con quá mức hoặc lo làm ăn kinh tế nên

1


không có thời gian chăm sóc giáo dục con cáidẫn tới có nhiều trẻ nói trống
không, chưa biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Điều này có ảnh
hưởng rất lớn tới sự phát triển sau này của trẻ. Do đó, việc nghiên cứu đề tài:
“Tổ chức một số hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm
non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” là cần thiết nhằm góp phần
nâng cao chất lượng trong giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non.

2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, đánh giá mức độ hình
thành thói quen hành vi văn minh lễ phép của trẻ để đưa ra một số biện pháp
nhằm góp phần nâng cao việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi, hình thành
những kỹ năng lễ giáo chuẩn mực cho trẻ ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi của trường Mầm non
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục lễ giáo đưa ra có hiệu quả thì sẽ nâng cao
chất lượng giáo dục và hình thành thói quen hành vi văn minh lễ phép cho trẻ
ở trường mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của việc hình thành thói quen hành vi văn minh
lễ phép cho trẻ 3 tuổi.
- Đánh giá về mức độ hình thành thói quen hành vi văn minh lễ phép của
trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương.
- Đề xuất một số biện pháp đưa vào hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 3
tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương.
- Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non Hùng Vương, để xác định
hiệu quả của biện pháp đề xuất.

2


6. Phạm vi nghiên cứu
- Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở Trường Mầm non
Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài liệu.

7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: điều tra bằng bảng hỏi, trao đổi với giáo viên
chủ nhiệm lớp và với phụ huynh học sinh; quan sát: quan sát các hành vi của
trẻ, mối quan hệ của trẻ với với người lớn, với các bạn trong lớp và trong
trường,...
- Phương pháp thực nghiệm: đưa các biện pháp đã đề xuất vào hoạt động
tổ chức giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm
7.2.3. Nhóm phương pháp thống kê
Xử lý các số liệu thu được bằng thống kê toán học để rút ra những nhận
xét, kết luận có giá trị khách quan.
8. Đóng góp của đề tài
- Phân tích và đánh giá được mức độ của việc hình thành hành vi văn
minh lễ phép của trẻ 3 tuổi.
- Cung cấp được một số hoạt động, trò chơi, giáo án tiêu biểu về việc
tích hợp giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ 3 tuổi.

3


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1. Quan niệm về lễ giáo
Tính đến thời điểm hiện nay xã hội loài người của chúng ta đã trải qua
năm hình thái kinh tế xã hội khác nhau (cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa). Dù ở hình thái xã hội nào
con người cũng cần giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để tồn tại và
phát triển. Trong thời kì nguyên thủy con người giao tiếp với nhau đơn giản,
không hề có lòng đố kỵ lẫn nhau bởi lúc đó xã hội chưa phát triển con người
chủ yếu sống bầy đàn, của cải vật chất chia đều cho mỗi người. Cùng với sự
phát triển của xã hội thì mối giữa người với người, giữa cá nhân với cộng

đồng bắt đầu trở nên phức tạp và đòi hỏi mỗi cá nhân phải có cách ứng xử,
giao tiếp, điều chỉnh thái độ hành vi của mình sao cho phù hợp với những
phép tắc, quy định chung của mọi người, của cộng đồng và xã hội.
Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau
về lễ giáo:
Thời xưa người ta cho rằng lễ giáo là những điều giáo dục về khuôn
phép sống theo tư tưởng nho giáo bị trói buộc trong vòng lễ giáo phong kiến.
- Dưới góc độ xã hội: Giáo dục lễ giáo là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch nhằm trang bị cho con người những quy tắc, nguyên tắc chuẩn
mực lễ giáo, rèn cho con người hành vi lễ giáo phù hợp với yêu cầu xã hội mà
con người đang sống, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách con
người xã hội mới.
- Dưới góc độ cá nhân: Lễ giáo chính là phẩm chất, nhân cách của con
người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của
họ trong mối quan hệ giữa con người với xã hội; giữa bản thân họ với người
khác, với chính bản thân mình.

4


Dù có nhiều quan niệm khác nhau về lễ giáo nhưng nhìn chung lễ giáo
vẫn được quan niệm là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện
thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người. Nó là một hệ thống các quy
tắc ứng xử, các chuẩn mực xã hội mà cộng đồng tập thể xây dựng nên, buộc
con người trong quan hệ giao tiếp ứng xử với mọi người với xã hội phải lấy
các quy tắc, các chuẩn mực đó làm thước đo, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi
thái độ của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng
đồng và xã hội. Góp phần làm cho mọi người trong xã hội ngày càng xích lại
gần nhau, xã hội ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân có nhân cách tốt đẹp. Với
trẻ mầm non lễ giáo được xem như là những chuẩn mực đạo đức sơ đẳng nhất

về hành vi ứng xử cũng như thái độ yêu quý bạn bè, kính trọng yêu thương
ông bà, cha mẹ ,cô giáo và những người thân yêu nhất của trẻ.
1.2. Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trƣờng mầm non
Giáo dục lễ giáo hình thành cho trẻ những thói quen hành vi văn minh lễ
phép. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất giàu tình cảm có thể nói đây là giai đoạn mà
tình cảm ảnh hưởng rất mạnh đến hành động của trẻ. Đứa trẻ chỉ thực hiện
hành vi tốt với đối tượng chúng cảm thấy yêu quý và có sự khuyến khích
khen ngợi của người lớn. Rõ ràng trong quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ
mầm non không thể thiếu sự giúp đỡ của người lớn đặc biệt là giáo viên mầm
non. Làm cách nào để sự giúp đỡ của người lớn thật sự có kết quả tốt trong
quá trình hình thành lễ giáo cho trẻ mầm non? Nhiều công trình nghiên cứu
đã chứng minh rằng nếu biết vận dụng những đặc điểm tâm lí ở từng độ tuổi
để xây dựng nội dung giáo dục lễ giáo cho phù hợp với trẻ thì sự giúp đỡ ấy
sẽ đạt thành tích cao trong quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ. Do đó, để giáo
dục lễ giáo cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao điều cần làm trước tiên là xác
định những nội dung giáo dục lễ giáo cho phù hợp với độ tuổi trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm non bao gồm những nội dung

5


chính sau đây:
1.2.1.Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay
Trẻ có thể học cách chào hỏi từ rất sớm, thậm chí ngay khi mới biết nói.
Vào lúc này, phụ huynh đã có thể dạy trẻ cách nói "xin chào" khi gặp mặt
hoặc "tạm biệt" khi chia tay. Khi trẻ khoảng 3 tuổi trở lên, phụ huynh và giáo
viên nên bắt đầu dạy trẻ chi tiết hơn về cách chào hỏi.
- Trẻ phải hiểu được tại sao chúng ta phải chào mọi người?
- Trong trường hợp nào thì chào? (Khi gặp người quen, khi khách đến
nhà, khi có khách đến lớp, trước khi đi học và khi đi học về,...)

- Cách chào như thế nào? (khi chào nên nhìn thẳng vào mặt người mà
mình chào, nếu chào người lớn nên khoanh tay, nếu là bạn bè cùng tuổi có thể
vừa chào vừa vẫy tay. Thay vì chỉ nói xin chào, trẻ nên chào đầy đủ cả tên,
địa vị của người mình gặp, như "cháu chào chú A", hoặc "con chào ông B"...
dạy trẻ sử dụng một số câu hỏi khi chào như: “Bác đang làm gì đấy ạ?” hoặc
“Bác đi đâu vậy ạ?”,...)
Có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích trẻ quan tâm đến những người
trong gia đình như dạy trẻ luôn chào hỏi một cách vui vẻ, thường xuyên hỏi
han mọi người về công việc, sức khỏe, cảm xúc...của họ. Ví dụ: khuyến khích
trẻ chào hỏi ông bà khi đi học về: “Cháu chào ông/ bà. Hôm nay ông bà ở nhà
có gì vui không ạ?”, hoặc hỏi han công việc của cha mẹ: “Hôm nay ở cơ quan
của bố/ mẹ có gì vui không ạ?” hay “Hôm nay mẹ mệt à? Mẹ có cần con làm
gì giúp không?” [1].
1.2.2. Trẻ biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan
tâm của người khác
- Trẻ hiểu tại sao phải quan tâm và đáp lại sự quan tâm của người khác?
Ở độ tuổi mẫu giáo bé, một loại động cơ mang tính đạo đức xã hội được
hình thành, thể hiện sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối

6


với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ
được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Những giá trị lễ giáo như sự quan
tâm chia sẻ đến mọi người và đáp lại sự quan tâm của người khác nên được
khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Khi nào cần chia sẻ quan tâm đến người khác?
Rèn luyện cho trẻ tính nhạy cảm thông qua việc chú ý đến nét mặt, ngôn
ngữ cơ thể, thái độ, cảm xúc... của ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè,để biết
trạng thái sức khỏe, tinh thần, tình cảm của họ. Ngoài ra, nên giúp trẻ nhớ

những sự kiện, những ngày kỉ niệm trong gia đình và giúp trẻ thể hiện tình
cảm của mình thông qua những hành động cụ thể hoặc khi gặp những người
già, thương binh, khuyết tật,... đang cần sự giúp đỡ của mình. Khi được mọi
người giúp việc gì phải biết cảm ơn,..
- Cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào?
Ví dụ: vẽ một bức tranh tặng mẹ nhân ngày 8/3; tự làm một món quà nhỏ
cho em nhân ngày sinh nhật; hát múa, đọc thơ cho ông bà nghe mỗi khi về
thăm ông bà; gọi điện hỏi thăm khi bố đi công tác xa,...
Trên thực tế, trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ quan tâm và đáp lại sự quan tâm
của người khác, nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện điều đó ra
ngoài và thể hiện một cách phù hợp. Do vậy, giáo viên cần chăm lo, dạy dỗ,
uốn nắn tình cảm cách cư xử của trẻ một cách trực tiếp, giúp trẻ bước đầu có
những cử chỉ, lời nói, hành vi sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự
quan tâm của người khác. Để hành vi văn minh này trở thành một trong
những thói quen lễ giáo sớm được hình thành ở trẻ [1].
1.2.3. Trẻ biết thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi
với mình
- Trẻ hiểu tại sao mình phải nhận lỗi, phải xin lỗi?
Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ

7


quan. Đôi khi trẻ có những hành động, thái độ chống lại người lớn, tuy nhiên
nếu được người lớn để ý và giáo dục con ngay từ thuở nhỏ trẻ sẽ sớm hình
thành thái độ lễ phép và cách hành xử lễđộ. Giáo viên có thể giải thích với trẻ
về giá trị của hai từ “xin lỗi”. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được đôi khi một lời
xin lỗi là điều cần thiết nhất. Trước khi để trẻ biết thể hiện sự biết lỗi người
cần giúp trẻ nhận ra lỗi của mình, không nên đổ thừa cho người khác. Từ đó,
trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với việc làm của mình. Đồng thời, giúp trẻ hiểu

rằng có nhiều trường hợp mắc lỗi xảy ra có thể do vô ý, đòi hỏi trẻ có cách
xin lỗi phù hợp với từng tình huống.
- Trẻ phải biết cách thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người
khác có lỗi với mình
Việc dạy trẻ biết thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mực khi người khác
có lỗi với mình nên được giáo viên và phụ huynh quan tâm và cân nhắc khi
dạy cho trẻ.
Trẻ nên biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng tha thứ có thể làm lành
những lỗi lầm tồi tệ nhất. Không phải xấu hổ khi xin sự tha thứ hay khi tha
thứ cho người khác. Ngược lại, tha thứ và xin được tha thứ là dấu hiệu của
lòng dũng cảm. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này và bỏ qua
những sai lầm, tổn thương mà người khác gây ra[1].
1.2.4. Trẻ biết thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại
Bước đầu tiên để trẻ tham gia cuộc hội thoại là phải biết thể hiện nhu cầu
muốn được tham gia cuộc hội thoại đó. Ở độ tuổi lên 3, trẻ thường có cách thể
hiện dựa vào bản năng và thường chỉ hành động theo những gì bản thân
muốn.
- Cần phải cho trẻ hiểu các yêu cầu khi tham gia hội thoại: Dạy trẻ cách
nói năng (nói năng phải mạch lạc, mạnh dạn; không nói nhanh, không nói tục
chửi bậy,...), cách xưng hô với bạn bè, người lớn.

8


- Cần cho trẻ hiểu cách thể hiện khi tham gia hội thoại: Trong giờ học
muốn nói phải giơ tay, nếu cần ra ngoài phải xin phép cô, cô giáo hỏi ai thì
người đó trả lời, không nói leo, muốn mượn hay lấy cái gì phải hỏi và được sự
đồng ý mới sử dụng, trong lớp muốn ra ngoài phải xin phép cô; biết thưa gửi,
vâng dạ; không gật, lắc, ừ, nói trống không với người lớn,... để hướng trẻ đến
những suy nghĩ đúng đắn, dạy trẻ biết cách ứng xử cho phù hợp với các

nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Giáo viên nên thường xuyên nói chuyện với
trẻ trong quá trình dạy dỗ. Cần thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù
hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp. Hướng dẫn trẻ biết sử dụng các
câu đề nghị khi tham gia cuộc hội thoại.
- Cho trẻ hiểu được ý nghĩa của những việc làm đó
1.3. Phƣơng pháp và hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ
Việc hình thành hành vi văn minh lễ phép cho trẻ là cả một quá trình tác
động lâu dài về nhiều mặt cả về nhận thức, tình cảm lẫn hành vi. Quá trình tác
động này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa mục đích, nội dung và
biện pháp. Nếu mục đích và nội dung giáo dục đã được xác định, nhưng
không có con đường chuyển tải thì hiệu quả giáo dục sẽ rất thấp. Chính vì thế,
muốn giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi thành công cần xác định được các hoạt
động giáo dục cụ thể. Trên thực tế, có nhiều hoạt động giáo dục lễ giáo cho
trẻ 3 tuổi, những hoạt động này không tách biệt mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau
tạo ra những tác động tổng hợp lên trẻ. Sau đây là một số hoạt động giáo dục
lễ giáo cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non:
1.3.1. Giáo dục thông qua hoạt động học tập
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ học đạo đức
riêng, do đó giáo dục lễ giáo cho trẻ được hình thành thông qua hoạt động tích
hợp lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực khác với mức độ phù
hợp. Từ đó, việc lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào hoạt động học tập

9


có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép có
văn hóa,… Để phát huy tối đa vai trò của hoạt động học tập đối với giáo dục
lễ giáo, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng một cách sáng tạo thông qua hoạt
động có chủ đích để trẻ có những cảm xúc vui vẻ thoải mái, hình thành ở trẻ
tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa những con người gần gũi, biết

yêu cái thiện ghét cái ác, tôn trọng lẽ phải, lên án cái xấu xa. Qua đó, tình cảm
chân thực của trẻ được thể hiện một cách thiết thực [1].
1.3.2. Giáo dục thông qua hoạt động vui chơi
Như chúng ta đã biết, cuối tuổi ấu nhi (tuổi lên ba) ở trẻ xuất hiện một
mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang được phát triển mạnh, muốn tự
mình làm tất cả mọi việc như người lớn và một bên là khả năng còn quá non
yếu của trẻ, không thể làm nổi những việc đó [2]. Để giải quyết mâu thuẫn
này, trẻ phải tìm kiếm một hoạt động mới: không làm thật mọi việc như người
lớn thì làm giả vờ. Do đó, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện và chuyển
sang vị trí chủ đạo. Khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thực
hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn.
Qua đó, trẻ biết giao tiếp, ứng xử phù hợp như: biết chào hỏi lễ phép, biết cảm
ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai, có cách cư xử đúng mức khi người
khác có lỗi với mình, biết thể hiện yêu cầu khi tham gia hội thoại. Vui chơi là
hoạt động mà trẻ được thể hiện bản thân một cách rõ nét, trẻ được học làm
người, trải nghiệm những xúc cảm tình cảm. Do vậy, những yếu tố đạo đức
xuất hiện ngay trong bản thân trẻ một cách tích cực chứ không phải dưới lới
nói trừu tượng và nó có tác dụng hình thành động cơ đúng cho trẻ. Nếu chú ý
quan sát giáo viên sẽ thấy được tính cách, hành vi của từng trẻ trong khi chơi.
Vì vậy, giáo viên sẽ kịp thời uỗn nắn, điều chỉnh những biểu hiện chưa phù
hợp của trẻ, giúp trẻ hình thành những kỹ năng khi vui chơi, những thói quen
hành vi văn minh trong giao tiếp [1].

10


1.3.3. Giáo dục thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày là biện
pháp cũng hết sức quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách cho trẻ
nhằmbiến những khái niệm lễ giáo thành những hành vi thói quen lễ giáo. Chỉ

trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi người trẻ mới lĩnh hội
được các quy tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động theo các tiêu
chuẩn lễ giáo. Vì thói quen tức là những hành vi được tự động hóa, được lặp
đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với nhu cầu, lúc đó trẻ sẽ thực hiện các hành vi
lễ giáo một cách tự nhiên. Giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để
nói chuyện với trẻ về các mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con
người với con người. Giải thích với trẻ vì sao phải ứng xử như vậy. Khuyến
khích trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực đối với
mọi người. Khi trò chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng câu đơn giản, ngắn
gọn rõ ràng, gắn với kinh nghiệm sống của trẻ, cần kiên nhẫn lắng nghe và trả
lời các câu hỏi của trẻ.
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng
chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ em. Từ đó, mà trẻ có những thái độ,
những hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi lễ phép, tôn
trọng người lớn, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè,... Do vậy,
cần tổ chức cuộc sống của trẻ như một chỉnh thể, nhằm phát triển theo
phương hướng và mục tiêu mà xã hội đòi hỏi. Hơn nữa, cuộc sống của trẻ
luôn vận động và phát triển, nên những gì giáo dục trẻ phải mới mẻ, thân thiết
với cuộc sống hiện tại và cần thiết cho tương lai của chúng[1].
1.3.4. Phối hợp với gia đình
Giáo dục lễ giáo là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia
đình, nhà trường và xã hội. Bởi “Cây giáo dục chỉ đơm hoa và kết trái ngọt
khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội” như

11


Dorothy Holte đã nói. Ông bà, cha mẹ, anh chị là tấm gương sáng để trẻ noi
theo, gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng trẻ tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý

nghĩ chủ quan của mình.
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao
trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường và giáo viên mà quên rằng vai trò của
gia đình là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục
con cái bởi “cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ”, ngay cả khi giao
trẻ cho cô giáo mầm non thì vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi.
Cha mẹ cần đi cùng con trong suốt quãng đường đời mà những năm tháng
tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng chắc chắn cho trẻ khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ
những nội dung giáo dục của trẻ ở lớp cũng như việc giáo dục hành vi lễ giáo
cho trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng có thể tham gia đánh giá được cách giáo
dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần
là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc thói quen lễ giáo trẻ mới đạt
được hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi
trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện trao đổi với các cô giáo. Việc
giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ chỉ có thể đạt hiệu qủa nếu có sự phối hợp
giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Từ đó, tạo sợi dây liên kết giữa gia đình
và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt. Qua đó,
còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với người xung
quanh [1].
1.4. Ý nghĩa của giáo dục lễ giáo đối với trẻ ở trƣờng mầm non
Dưới sự giáo dục của người lớn, đứa trẻ ngay từ những tháng năm đầu
tiên của cuộc đời thực sự có thể lĩnh hội một số khái niệm, biểu tượng lễ giáo
đơn giản và có hành vi. Người lớn bằng những hình thức giáo dục khác nhau

12


sẽ cung cấp cho trẻ những khái niệm, những chuẩn lễ giáo mà xã hội đã qui
định cho một con người, đồng thời uốn nắn sửa chữa cho trẻ những hành vi,

thái độ đi lệch chuẩn. Ở trường mầm non, khi giao tiếp với giáo viên, trẻ được
chứng kiến những hành vi của họ và sự đánh giá "nên", "không nên" hay
"được phép" "không được phép" của giáo viên. Từ đó, trẻ biết được cái gì tốt
cái gì xấu và trẻ nhanh chóng tiếp thu những điều đó như là cơ sở vững chắc
cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu trong khoảng thời gian từ 0 - 6
tuổi trẻ không nhận được sự tác động nào từ người lớn thì nhân cách của trẻ
không được hình thành, đứa trẻ sẽ sống và hành động theo bản năng.
Chính vì vậy, nếu muốn nhân cách của trẻ phát triển theo hướng tốt thì
ngay từ tuổi mầm non chúng ta phải chăm lo giáo dục trẻ về mọi mặt nhất là
về mặt lễ giáo. Giáo dục lễ giáo hình thành cho trẻ những thói quen hành vi
văn minh lễ phép, những phẩm chất đạo đức tốt. Nhất là trong thời đại hiện
nay, nhiều hành vi thói quen tốt đang không được coi trọng thì giáo dục lễ
giáo cho trẻ ngay ở lứa tuổi mầm non là việc làm phù hợp và cần thiết. Thói
quen văn minh của trẻ không phải tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành và
phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục lễ giáo. Giáo dục lễ giáo thực
sự có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
lứa tuổi mầm non. Qua đó, trẻ biết cách giao tiếp lễ phép, biết chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi và có hành vi ứng xử đúng mực với những người xung quanh; tình
yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn đối với người lớn tuổi và tình thân ái
đối với bạn bè. Nói cách khác, giáo dục lễ giáo giúp hoàn thiện cả về phẩm
chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ hình thành cho trẻ nhân cách con
người mới xã hội chủ nghĩa.
1.5. Đặc điểm của trẻ 3 tuổi
- Đặc điểm tâm lý
Một trong những đặc điểm tâm lí quan trọng của trẻ 3 tuổi là sự bắt đầu

13


có ý thức về bản ngã (còn gọi là cái “tôi” của một người) trẻ dần nhận ra mình

là một con người riêng biệt, trẻ biết tách mình ra khỏi mọi nguời xung quanh
để nhận ra chính mình.
Trẻ quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh: trẻ chú ý hơn tới các vật
dụng gia đình, các công việc hàng ngày của người thân và bắt chước một
công việc mà trẻ thích.
Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình: biết bày tỏ tình cảm của mình với
ông, bà, cha, mẹ, thể hiện “tinh thần đoàn kết” với các bạn cùng chơi. Giai
đoạn này, trò chơi đóng vai theo chủ đề vùa mới xuất hiện rất non nớt. Quan
hệ giữa các vai chơi còn mờ nhạt, lỏng lẻo nhưng nó vẫn góp phần tạo ra ở trẻ
mọt cấu tạo tâm lý mới.
Xuất hiện những khủng hoảng ở trẻ: đôi khi trẻ có hành động và thái độ
chống đối lại người lớn, không chịu làm theo một số yêu cầu của bố mẹ hoặc
cô giáo.
Trẻ có nhiều thắc mắc, chúng ta thường nghe trẻ hỏi những câu hỏi “tại
sao” như “Tại sao trời mưa?”, “Tại sao con vịt đi được trên nước” và không
chịu thỏa hiệp nếu cha mẹ trả lời qua loa.
Tư duy của trẻ là tư duy trực quan - hình tượng. Tuy nhiên, các biểu
tượng và hình tượng trong trẻ còn gắn liền với hành động và bị chi phối mạnh
mẽ bởi cảm xúc. Nhờ tư duy mà trẻ có thể lĩnh hội được khái niệm và những
thao tác lôgic đơn giản [2].
- Đặc điểm sinh lý
Sự phát triển cơ thể trẻ diễn ra chậm hơn giai đoạn trước, chức năng của
các bộ phận được hoàn thiện dần. Chiều cao trung bình của trẻ lứ tuổi này
khoảng 90 - 100 cm, cân nặng trung bình từ 14- 16 kg.
Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa
được tăng cường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn.

14



Hệ thần kinh ngày càng phát triển. Cân nặng não 1200 gram, gần bằng
não người lớn, quá trình miêlin hóa phát triển mạnh, khả năng hoạt động của
các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở võ não phát triển.
Hệ cơ xương hoàn thiện dần, chức năng vận động phát triển nhanh. Do
vậy, trẻ có thể múa, làm những động tác đơn giản để phục vụ bản thân.
Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ [4].
- Đặc điểm bệnh lý
Ở tuổi này trẻ thường gặp các bệnh chủ yếu về đường tiêu hóa, hay mắc
các bệnh nhiễm khuẩn do tiếp xúc: viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị
ứng, mề đay… do trẻ chưa có ý thức phòng bệnh và do phạm vi giao tiếp mở
rộng [1].

15


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUEN HÀNH VI
VĂN MINH LỄ PHÉP CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
2.1. Mục đích đánh giá
Xác định thực trạng về mức độ hình thành hành vi văn minh lễ phép của
trẻ 3 tuổi. Từ đó, đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao
mức độ hình thành thói quen này ở trẻ.
2.2. Đối tƣợng đánh giá
Trẻ lớp lớp 3 tuổi A3, Trường Mầm non Hùng Vương- Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
Số trẻ: 30 trẻ.
2.3. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá được tiến hành theo các nội dung:
-Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay.

-Biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm
của người khác.
-Biết thể hiện sự biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với
mình.
-Biết thể hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại.
2.4. Phƣơng pháp đánh giá
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ ở trường mầm non
Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên 3
lĩnh vực: Nhận thức, kỹ năng, thái độ.
Trong việc giáo dục, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích xá định kết
quả giáo dục đã đạt được mà cần phải quan tâm đến những tiến bộ đã đạt
được khỏe trẻ sau một thời gian nhất định, phát hiện những khó khăn ở trẻ,

16


đánh sự phù hợp của nội dung và việc sử dụng các biện pháp giáo dục. Do
vậy, khi đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận
thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp
với chúng.
Để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và có độ tin cậy
cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xác định phải bao quát
được mọi khía cạnh của vấn đề cần đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại
cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc [1].
 Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức
Nhận biết được hành động lễ giáo
Biết được được các yêu cầu của hành động lễ giáo
Hiểu được cách thể hiện của hành động lễ giáo
Hiểu được ý nghĩa của hành động lễ giáo
 Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kỹ năng và thái độ)

Tính tự giác của hành động.
Tính đúng đắn của hành động.
Mức độ thành thạo của hành động.
Động cơ thực hiện hành động.
Dựa vào các tiêu chí cần xác định thang đánh giá thói quen lễ giáo của
trẻ mầm non
 Thang đánh giá sự nhận thức
Loại tốt (5 điểm): có biết về hành động; biết rõ các yêu cầu đối với hành
động đó; hiểu cách thể hiện; hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại khá (4 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với hành
động đó; hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc;
có thể hiểu được ý nghĩa của hành động khi được giáo viên gợi ý.
Loại trung bình (3 điểm): có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với

17


hành động và hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen
thuộc; chưa hiểu ý nghĩa của hành động.
Loại yếu (2 điểm): có biết về hành động; nêu ra các yêu cầu của hành
động không phù hợp với tình huống cụ thể.
Loại kém (1 điểm): không biết các hành động văn minh lễ giáo.
 Thang đánh giá việc thực hiện
Loại tốt (5 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; thực hiện
một cách tự giác; thể hiện thai độ đúng; thực hiện hành thạo.
Loại khá (4 điểm): Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác
thực hiện trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiện thái độ đúng; thực
hiện tương đối thành thạo.
Loại trung bình (3 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự
giác thuwch hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của

giáo viên; có cố gắng thể hiện thái độ đúng; thực hiện chưa thành thạo.
Loại yếu (2 điểm): trong những tình huống quen thuộc khi được giáo
viên nhắc nhở, có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động, nhưng
thể hiện thái độ không đúng.
Loại kém (1 điểm): không thực hiện hành động văn minh lễ giáo.
2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ mầm non
Để đánh giá thói quen lễ giáo của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát hành vi
của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục…
Đồng thời kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin
về trẻ. Kết quả thu thập được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán thống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: được tiến hành trong phòng riêng, yên
tĩnh. Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra.
Người kiểm tra tạo tâm trang thoải mái cho trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực

18


hiện bằng những câu chào, hỏi thăm trẻ. Khi trẻ thoải mái, sẵn sàng mới bắt
đầu giới thiệu cộng việc: “Cô và cháu sẽ cùng trò chuyện với nhau: cô sẽ hỏi
cháu, cháu nghe và trả lời cô nhé!”. Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác
định trẻ biết gì về các thói quen lễ giáo.
- Khảo sát việc thực hiện thói quen lễ giáo của trẻ: được tiến hành bằng
cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hành ngày của trẻ tại trường mầm non.
Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu
không có đủ cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra có thể tạo tình huống
cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét thông qua
trao đổi với giáo viên và phụ huynh [1].
2.5. Kết quả
2.5.1. Thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay

Qua nghiên cứu thói quen chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay ở
trẻ lớp 3 tuổi A3 Trường Mầm non Hùng Vương, tôi thu được kết quả thể
hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thói quen chào hỏi
Mức
độ
Tiêu
chí
Nhận
thức
Thực
hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

2/30

6,7%

7/30

23,3%

16/30

53,3%

3/30

10%

2/30

2/30


6,7%

5/30

16,7%

18/30

60%

3/30

10%

2/30

Kết quả bảng 2.1 cho thấy mức độ hình thành thói quen chào hỏi mọi
người khi gặp gỡ và chia tay ở trẻ đạt được là:

19

%
6,7
%
6,7
%



×