Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non hùng vương phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.88 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
---------------------------------

TRỊNH THỊ SEN

ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ 4
- 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG
VƯƠNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em
Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị và các bạn rất nhiều.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Nguyễn
Thị Việt Nga đã tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường
mầm non Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số
liệu về trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn trong đoàn thực tập trường mầm
non, cùng những người bạn thân thiết trong xóm trọ đã luôn ở bên động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị, gia đình đã luôn ở bên và


tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của các
thầy cô và toàn thể bạn đọc để khóa luận của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trịnh Thị Sen


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài: “Đánh giá chế độ sinh hoạt cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm
non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Việt Nga không trùng
với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: trung thực, rõ
ràng, chính xác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trịnh Thị Sen


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT

: Bộ Giáo dục và đào tạo

ĐCQG


: Đạt chuẩn quốc gia

HĐNT

: Hoạt động ngoài trời

ND

: Nội dung

NIH

: Viện sức khỏe quốc gia Mỹ

Nxb

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài...................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................2
4. Khách thể nghiên cứu của đề tài........................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học của đề tài.............................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................3

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................3
7.2. Phương pháp quan sát sư phạm....................................................3
7.3. Phương pháp đàm thoại................................................................3
7.4. Phương pháp thống kê toán học...................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......4
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non. 4
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới................................................ 4
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.................................................. 6
1.2. Cơ sở lí luận....................................................................................... 8
1.2.1. Đánh giá.................................................................................... 8
1.2.1.1. Khái niệm đánh giá.......................................................... 8
1.2.1.2. Ý nghĩa.............................................................................9
1.2.1.3. Mục tiêu......................................................................... 10
1.2.2. Chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non...........................11
1.2.2.1. Khái niệm chế độ sinh hoạt............................................11


1.2.2.2. Những yêu cầu của chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường
mầm non......................................................................................12
1.2.2.3. Các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở
trường mầm non..........................................................................14
1.2.2.4. Chế độ sinh hoạt chung của trường mầm non................15
1.2.2.5. Tổ chức các chế độ sinh hoạt cho trẻ.............................15
1.2.2.5.1. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh........................15
1.2.2.5.2. Hoạt động học..................................................... 17
1.2.2.5.3. Chơi hoạt động ở các góc....................................18
1.2.2.5.4. Chơi hoạt động ngoài trời................................... 18
1.2.2.5.5. Ăn, ngủ, vệ sinh.................................................. 20
1.2.2.5.6. Chơi hoạt động chiều.........................................21

1.2.2.5.7. Trả trẻ..................................................................22
1.2.2.6. Mục tiêu đánh giá chế độ sinh hoạt................................22
1.2.3. Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi..................................23
1.3. Thực trạng về chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non..............26
1.3.1. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia......................................29
1.3.2. Trường mầm non thuộc vùng miền núi khó khăn...................30
1.3.3. Trường mầm non ở vùng đồng bằng.......................................32
1.3.4. Trường mầm non tư thục.........................................................32
1.3.5. Trường mầm non công lập......................................................33
1.3.6. Thực trạng về chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.....36
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 4 - 5
TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG - PHÚC YÊN.......36
2.1. Nội dung tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non......................36
2.1.1. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ.........................................................37


2.1.2. Tổ chức bữa ăn cho trẻ............................................................38
2.1.3. Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ.......................................... 38
2.1.4. Tổ chức dạo chơi ngoài trời cho trẻ........................................ 42
2.1.5. Tổ chức hoạt động độc lập cho trẻ.......................................... 43
2.2. Thang đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non...........45
2.3. Vài nét về trường mầm non Hùng Vương.......................................44
2.4. Phương pháp tiến hành đánh giá..................................................... 48
2.5. Kết quả đánh giá dựa trên quan sát................................................. 59
2.6. Kết quả đánh giá dựa trên phiếu điều tra giáo viên………………….
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP...............................74
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng chế độ sinh hoạt cho trẻ 4 - 5 tuổi
ở trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc......................74
3.2. Giải pháp, khắc phục........................................................................74
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................... 75

1. Kết luận.............................................................................................. 77
2. Kiến nghị............................................................................................78
PHỤ LỤC...............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................82


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của mỗi dân
tộc, đất nước. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong việc giáo dục mầm non quan
trọng là giáo dục được chế độ sinh hoạt cho trẻ một cách nề nếp, trật tự. Tục
ngữ Việt Nam có câu “Uốn cây từ thủa còn non - Dạy con từ thủa con còn
thơ ngây”. Vì vậy, đối với trẻ thơ việc hình thành dấu ấn ban đầu có ý nghĩa
to lớn vì nó là mầm mống, mấu chốt sau này của trẻ.
Trong xu thế hội nhập có tính toàn cầu của đất nước, các chính sách và
chủ trương của Đảng và Nhà nước đều hướng tới xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa trong một xã hội hiện đại và văn minh cần phải có văn hoá,
luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà thế hệ ông cha ta đã dày công vun
đắp. Vì vậy, công tác giáo dục ngày càng được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt,
là bậc học mầm non, bởi đây là bậc học nền tảng, nhằm hình thành cho trẻ
những kiến thức, kĩ năng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, thể chất thẩm mĩ và những kĩ năng cơ bản để trẻ học tiếp bậc học phổ
thông. Ở bậc học này, công việc của giáo viên không chỉ đơn thuần là việc
dạy trẻ kiến thức mà còn chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Vì
vậy, việc chăm sóc, giáo dục sinh hoạt hàng ngày cho trẻ là rất cần thiết và
quan trọng. Giáo viên cần giáo dục sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và kết hợp với
đánh giá sinh hoạt hàng ngày cho trẻ trong tất cả hoạt động mà trẻ tham gia.
Từ đó hình thành cho trẻ các kĩ năng cơ bản.
Ở trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng và trẻ ở các độ tuổi mầm non khác nói chung,

mọi phẩm chất và nhân cách được hình thành, phát triển trong những điều
1


kiện ổn định, trên nền tảng thói quen. Do vậy, cần tạo ra tình huống ổn định
để hình thành phẩm chất, nhân cách tốt. Đồng thời, cũng phải thay đổi điều
kiện sống để củng cố chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp trong điều kiện
mới. Đây là để tạo ra những mẫu người linh hoạt để thích ứng với mọi hoàn
cảnh khác nhau trong cuộc sống. Đánh giá chế độ sinh hoạt cho trẻ có tầm
quan trọng đặc biệt đối với trẻ: Bằng nhiều hoạt động đánh giá đa dạng,
phong phú thông qua các hoạt động như vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng
ngày, ăn, ngủ, học tập… Trẻ được rèn luyện các kĩ xảo, phát triển những xúc
cảm thẩm mĩ tốt của trẻ với quá trình thực hiện. Bằng hoạt động dạy học,
thông qua các tiết học như làm quen với môi trường xung quanh, văn học, âm
nhạc, tạo hình… Các hoạt động vui chơi. Trẻ sẽ lĩnh hội được những biểu tượng
đúng về quá trình sinh hoạt và ý nghĩa của nó. Hai con đường trên có những ưu
thế riêng với việc đánh giá chế độ sinh hoạt cho trẻ, góp phần giáo dục, hoàn
thiện trẻ.
Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, chúng tôi đặc biệt rất quan
tâm tới vấn đề sinh hoạt hàng ngày cho trẻ nên chúng tôi chọn đề tài “Đánh
giá chế độ sinh hoạt của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương Phúc Yên - Vĩnh Phúc” nhằm đánh giá chế độ sinh hoạt cho trẻ, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng
sinh hoạt cho trẻ mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá tình hình về chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non Hùng
Vương ở Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Từ đó, đưa ra các biện pháp kiến nghị để
nâng cao hiệu quả việc chăm sóc giáo dục chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường
mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá.

2


- Tìm hiểu nội dung chế độ sinh hoạt cho trẻ.
- Tìm hiểu thang đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ.
- Đánh giá tình hình chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non.
4. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chế độ sinh hoạt của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
6. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu đánh giá chính xác chế độ sinh hoạt cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm
non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc thì chúng ta sẽ tìm được các giải
pháp tốt nhất để góp phần nâng cao chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ giúp
trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đánh giá chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm
non.
- Nghiên cứu nội dung về chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non.
7.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua chế độ sinh
hoạt hàng ngày.
7.3 Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trao đổi đàm thoại với giáo viên học sinh (trẻ 4 - 5 tuổi)
trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc lúc đón và trả trẻ.

3



7.4 Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý, sử dụng số liệu
nghiên cứu của việc điều tra thực nghiệm.
- Sử dụng công thức và thống kê như công thức tính %, giá trị trung bình.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan những nghiên cứu về chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu một cách khoa học về chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm
non có từ rất sớm như tổ chức về giấc ngủ, bữa ăn, hoạt động học tập, tổ chức
dạo chơi… Đặc biệt, về giấc ngủ đã được bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX. Với
những nghiên cứu về lý thuyết của giấc ngủ. Trong đó, có lý thuyết vỏ não
của I.P.Paplôp mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo I.P.Paplôp thì thời gian và nhịp điệu sinh hoạt có một tầm quan
trọng lớn lao trong chế độ sinh hoạt. Trong học thuyết và hoạt động thần kinh
bậc cao ông đã chỉ ra rằng “Dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương, cơ
thể sống và hoạt động rất chính xác và nhịp nhàng: tim đập nhịp nhàng, nhịp
tuần hoàn của máu và tiêu hóa thức ăn, nhịp tăng giảm năng lượng và sự mệt
mỏi của cơ thể được biểu hiện ở sự lên xuống của đường cong sinh lý hoạt
động ngày và đêm của cơ thể sống” [1].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) thì
những đứa trẻ ngủ đủ thời gian mỗi ngày sẽ ít bị béo phì, ít bị tai nạn bất
thường, có tâm trạng vui vẻ thoải mái và kết quả học tập tốt hơn. Những đứa
trẻ ngủ ít thường bị hiếu động thái quá thiếu tập trung tư tưởng trong học tập,
4


hay cáu kỉnh vô cơ và đôi khi có biểu hiện rối loạn hành vi. Ông Carl Hunt –
Giám đốc trung tâm nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ thuộc NIH còn khẳng

định: “Bất kể làm việc gì trẻ em cũng sẽ làm tốt hơn nếu chúng có một giấc
ngủ tốt” [9].
Theo báo cáo của bác sĩ Brett R.Kuln - Trường Đại học Nebraska tại
hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ: khuyến khích trẻ ngủ
nhiều có thể trừ ác mộng và mộng du. Mặc dù người ta cho rằng tình trạng
này có liên quan đến một số yếu tố di truyền nhưng tác giả cho rằng những trẻ
bị rối loạn này có thể bị giảm các biểu hiện bệnh lý nếu tăng tổng số thời gian
ngủ. Tác giả khuyên các bậc cha mẹ, các cô giáo nên cho trẻ ngủ trưa, cần cho
trẻ ngủ nhiều hơn bằng cách không để ti vi và trò chơi điện tử trong phòng
ngủ của trẻ. Tăng tổng số thời gian ngủ làm giảm rõ rệt tần suất các cơn ác
mộng [9].
Trong thời gian gần đây bác sĩ Mare Weissbluth – chuyên gia hàng đầu
về giấc ngủ của Mỹ đã đưa ra những tư liệu, nghiên cứu của mình ông đã đề
cập đến những vấn đề: “Để trẻ có giấc ngủ ngon” với phương pháp tìm ra
nguyên nhân và giả thuyết những rối loạn giấc ngủ [9].
Nói về ảnh hưởng của sự ăn uống đối với sức khỏe của trẻ S. Freud
(1835 - 1993) nhà tâm lí học người Áo thấy rằng: Sự ăn uống có ảnh hưởng
rất lớn đến cân nặng của trẻ. Ông khẳng định trong trường hợp thiếu ăn các
xương cốt vẫn dài ra, trái lại cân nặng đứng nguyên hay sụt đi.
Như ở nhà trẻ Brom – Lây Hít (Bromley Heath ) một nhà trẻ nổi tiếng
ở Mỹ, người ta đã tiến hành có kết quả một chương trình nuôi dạy trẻ dưới 3
tuổi, trong đó có việc dạy nói ngay trong bữa ăn như: “Cà rốt màu đỏ”, “đậu
côve màu xanh” và khuyến khích trẻ nhắc lại những câu ấy. Cô chỉ vào một
cháu rồi nói: “Rôbe đang ăn”, rồi chỉ vào cháu khác “Anixa cũng đang ăn” và
5


khuyến khích trẻ nhắc lại. Một bữa ăn có sự giao tiếp vui vẻ giữa người lớn
và trẻ con như vậy sẽ rất sinh động làm cho trẻ ăn thêm ngon mà lại học nói
một cách thoải mái [1].

Mãi đến năm 1967, trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ
của vườn trẻ Mẫu giáo” của tác giả M.Đ Côvryghina mới đưa ra một số vấn
đề lưu ý khi tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non: cho trẻ ăn tùy thích,
không được bắt buộc trẻ ăn như thế dạ dày tiết dịch mạnh, giữa các bữa ăn
không bao giờ cho ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn không đúng lúc sẽ làm giảm
khẩu vị làm ức chế trung tâm điều khiển ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn
uống đúng đắn.
Với những nghiên cứu trên ta thấy được các tác giả quan tâm từ rất sớm
song đối tượng của họ thường là những trẻ em có vấn đề về giấc ngủ, bữa ăn
cùng với hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Chính xuất phát từ lí do trên mà việc
đưa ra một số biện pháp đảm bảo giấc ngủ ngon, chế độ ăn hợp lí là cần thiết.
Chứng tỏ rằng trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan tới lứa tuổi mầm non. Mỗi tác giả nghiên cứu một hướng khác nhau
nhưng tất cả hướng tới một mục tiêu việc chăm sóc, giáo dục trẻ từ giấc ngủ,
miếng ăn, học tập, vui chơi cho trẻ.
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của trẻ.Trẻ được nuôi dưỡng tốt ăn uống đầy đủ thì da dẻ
hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ
ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ.
Danh y Việt Nam, Tuệ Tĩnh (XIV) đã từng nói “Thức ăn là thuốc,
thuốc là thức ăn”, khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn, các
chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên
6


đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong
cơ thể. Ngược lại cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây
ra bệnh tật.
- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Chúc với tác phẩm “Hướng dẫn tổ chức

hoạt động vui chơi” - đã đề cập đến các loại trò chơi, mức độ, mối quan hệ
trong trò chơi.
- Nguyễn Thị Ánh Tuyết với luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu “Một số
biện pháp tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 - 6 tuổi” tác giả đã
đề cập đưa ra các biện pháp: chọn lựa trò chơi phù hợp nhằm phát triển thể
lực, lập kế hoạch, tạo môi trường phong phú, đánh giá trẻ trong HĐNT.
- Đặng Hồng Phương với nghiên cứu “Thực trạng sử dụng biện pháp tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” công bố kết quả khảo
sát nhận thức của giáo viên về các trường mầm non ở Hà Nội, Hà Tây (cũ),
Thái Bình, Nghệ An về nội dung tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Báo cáo “Kết quả điều tra tình hình giấc ngủ của trẻ ở một số nhà trẻ
ở Hà Nội ”– Vũ Thị Chín, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn
Sinh Thảo – 1986.
- “Tổ chức ăn, ngủ trưa ở trường Mẫu Giáo” - Đỗ Xuân Hòa – Khoa
giáo dục Mẫu giáo – 1982.
- “Sự cần thiết đảm bảo giấc ngủ cho trẻ ” - Lê Thị Ngọc Ái – Tập san
Giáo dục Mầm Non 4/1990.
- “Báo cáo tổng kết phần: Vệ sinh chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh ” Lê Thị Ngọc Ái.
- “Khảo sát khẩu phần ăn trưa và bữa phụ” - Lê Thị Khánh Hòa
(1983) có đưa ra khảo sát khẩu phần ăn trưa năng lượng của trẻ ở trường mầm
non.
7


- Tác giả Hoàng Thị Phương với giáo trình “Vệ sinh trẻ em” đã nghiên
cứu và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ và củng cố sức
khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non, hướng dẫn cho mọi người kĩ năng chăm sóc
trẻ, cách thức tổ chức và đánh giá hiệu quả giáo dục trẻ.
- “Điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo ở một số trường
phía Bắc”- Nguyễn Thị Ngọc Trâm và “Tình hình cung cấp dưỡng chất cơ

bản cho trẻ ở một số trường Mẫu giáo” - Võ Thị Cúc (1992) cũng cho thấy
việc cung cấp dưỡng chất cơ bản (Gluxit, Lipit) cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non của nước ta hiện nay còn thấp. Hai tác giả cùng nhấn mạnh việc
nâng cao hơn nữa kiến thức khoa học về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo đối với
các cơ sở nuôi dạy trẻ, tránh tình trạng cho trẻ ăn theo kinh nghiệm hoặc tổ
chức dinh dưỡng thiếu lí luận toàn diện, chặt chẽ và kém hiệu quả.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này không
nhiều mà chủ yếu là tổng kết, đánh giá tình hình giấc ngủ trưa, dinh dưỡng,
khẩu phần ăn, vui chơi của trẻ ở trường mầm non chưa quan tâm, đi sâu vào
cách thức tổ chức ngủ trưa, tổ chức bữa ăn như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Hơn thế nữa là những nghiên cứu được thực hiện từ những năm 1975 - 1991
cho nên giá trị thực tiễn cũng giảm dần.
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Đánh giá
1.2.1.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá (evaluation) là quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào những phân tích thông tin thu được,
đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết
định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc [8].
8


Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất
những quyết định làm thay đổi thực trạng.Vì thế, đánh giá được coi là một
khâu quan trọng, phải được quan tâm ngay từ khâu làm kế hoạch và trong
suốt quá trình triển khai công viêc (sơ đồ sau) [8].

1.2.1.2. Ý nghĩa
* Đối với giáo viên[8]:

Như đã nói ở phần trên, việc kiểm tra, đánh giá trẻ em cung cấp cho
giáo viên những thông tin “Liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh
hoạt động dạy.
Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho
giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực trình độ của
mỗi trẻ phụ trách để có biện pháp giúp đỡ riêng thích hợp.
Kiểm tra đánh giá một cách công phu sẽ cung cấp cho giáo viên không
chỉ những thông tin về trình độ chung của cả lớp và khối lớp mà còn tạo điều
kiện cho trẻ em nắm được những trẻ có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột
9


để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. Người giáo viên có trách nhiệm và kinh
nghiệm thường xem kiểm tra đánh giá như một biện pháp cá nhân hóa dạy học,
giúp cho mỗi trẻ tự đánh giá để tự quyết định cách học phù hợp với mình.
Kiểm tra đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những
cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình đang theo
đuổi, nhất là những giáo viên đang tâm huyết muốn hoàn thiện việc dạy học
của mình bằng con đường thực nghiệm nghiên cứu khoa học giáo dục.

10


* Đối với cán bộ quản lý giáo dục [8]:
Kiểm tra đánh giá trẻ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp
những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để
có những chỉ đạo kịp thời, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ
trợ những sáng kiến hay bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá trẻ em có ý nghĩa về nhiều mặt trong đó
quan trọng nhất là bản thân của mỗi học sinh.

1.2.1.3. Mục tiêu
Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy
học, tình trạng kiến thức, kỹ năng thái độ của trẻ đối chiếu với yêu cầu của
chương trình phát hiện những nguyên nhân, sai sót, giúp trẻ em điều chỉnh
hoạt động học [8].
Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi
trẻ em và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng tự đánh giá,
giúp trẻ em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên thúc đẩy
việc học tập.
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh điểm
yếu của mình tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy phấn đấu không
ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học [8].
Việc đánh giá trẻ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và
định hướng điều chỉnh hoạt động của học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của thầy [8].
Trong nhà trường việc đánh giá kết quả học tập của trẻ em được thực
hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và quan sát sinh hoạt hàng ngày
một cách cũng có hệ thống theo những quy định chặt chẽ. Vì thế kiểm tra và
đánh giá là hai việc đi liền nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều
hướng tới mục đích đánh giá [8].
1.2.2. Chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non
1.2.2.1. Khái niệm chế độ sinh hoạt
11


- Theo tác giả Hoàng Thị Phương nói: Chế độ sinh hoạt là sự luân
phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một
ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động
và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần
kinh, giúp cơ thể phát triển tốt. Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt

từ 5 - 10 phút [2].
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục cho trẻ có kết quả.
Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ pháp triển tính độc
lập tích cực sáng tạo của trẻ giúp trẻ có những phẩm chất đạo đức, sinh hoạt
có nề nếp theo trật tự thời gian.
- Trong “Chương trình Giáo dục mầm non” – Ban hành theo thông tư
số17/2009/TT/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã ký có khái niệm: Chế độ sinh
hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm
non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó
giúp trẻ hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực
[9].
- Ngoài ra theo tác giả Nguyễn Thị Oanh: Chế độ sinh hoạt của trẻ ở
trường mầm non được hiểu là sự sắp xếp trình tự các hoạt động của trẻ trong
mỗi ngày và phân bố thời gian cho các hoạt động căn cứ vào đặc điểm phát
triển tâm - sinh lí lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tiễn của từng địa phương
nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non
[4].
Như vậy, chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian hoặc luân phiên rõ
ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày ở các
cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ,
qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen và những kỹ năng sống
tích cực. Đặc biệt, việc phân bố thời gian cho các hoạt động căn cứ vào đặc
12


điểm phát triển tâm - sinh lí lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tiễn của từng
địa phương.
* Ý nghĩa về chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non.
- Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ. Do sự thường xuyên

lặp lại các thao tác, các hoạt động trong thời gian nhất định và theo một trình
tự nhất định làm cho trẻ nắm được những sinh hoạt hợp lý những kỹ năng văn
hóa - vệ sinh và hoạt động.
- Chế độ sinh hoạt cũng giúp trẻ có những phẩm chất và thói quen đạo
đức sinh hoạt có nề nếp trật tự theo trật tự thời gian.Thói quen giờ nào việc
nấy, thói quen điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với tập thể, thói quen
tuân thủ quy tắc chung của tập thể.
- Việc thực hiện nghiêm túc, đúng đắn chế độ sinh hoạt của trẻ sẽ là
điều kiện quan trọng để phát triển cân đối giữa thể lực và tâm lí cho trẻ. Trẻ
được sống trong trạng thái thăng bằng của hệ thần kinh, trẻ cảm thấy vui vẻ,
sảng khoái.
Ví dụ: Đón trẻ là hoạt động mang tính chất tĩnh, cho nên tiếp theo hoạt
động này là thể dục sáng - hoạt động mang tính chất động.
- Thực hiện nghiên túc chế độ sinh hoạt hàng ngày còn là điều kiện
tích cực để giáo dục hình thành cho trẻ một số nét tính cách tốt như: tính kỷ
luật, tinh thần tự giác, tính khoa học và giáo dục trẻ biết kiềm chế, biết phối
hợp hoạt động trong tập thể.
1.2.2.2. Những yêu cầu của chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non
Chế độ sinh hoạt đúng sẽ đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu
hóa, làm cho trẻ ăn ngủ ngon hơn có khả năng làm việc cao hơn tạo cho sự
phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khỏe của trẻ được củng cố. Việc
tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ chính là tạo điều kiện để cho
hệ thần kinh trẻ phát triển, hoạt động bình thường, đề phòng trạng thái hưng
phấn không thích hợp của hệ thần kinh giúp trẻ hoạt động và nghỉ ngơi tốt.
- Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo yêu cầu sau:
13


+ Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những
đặc điểm sinh, tâm lí của trẻ trên cơ sở đó những nhiệm vụ giáo dục và điều

kiện sinh hoạt quyết định.
+ Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ
được sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể với môi
trường sống.
+ Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo theo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt
động trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lí và khả năng hoạt động của các
độ tuổi.
Ví dụ: Trẻ từ 1- 5 tháng ăn 6 bữa trong ngày, trẻ từ 5 - 12 tháng ăn 12
bữa trong ngày, trẻ từ 12 - 72 tháng ăn 4 bữa trong ngày. Thay vào đó khoảng
thời gian giữa các bữa ăn tăng theo lứa tuổi từ 3.5 đến 4 giờ và 4.5 giờ một lần.
+ Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và
nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và
tránh quá sức đối với trẻ.
+ Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại không được xáo trộn nhiều
để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ.
+ Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt và phù hợp
đối với mọi trẻ, đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm
riêng của từng trẻ: với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần
tăng cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt một ngày từ đầu đến
cuối với tất cả các yếu tố cấu thành của nó luôn luôn dẫn tới hình thành mối
liên hệ có điều kiện bền vững ở trẻ, làm cho quá trình luân chuyển từ hoạt
động này sang hoạt động khác ở cơ thể trẻ diễn ra một cách dễ dàng. Bởi vì,
cơ thể trẻ trong mỗi thời điểm nhất định giống như được chuẩn bị trước cho
14


dạng hoạt động mà chúng cần phải thực hiện và tất cả quá trình sống (tiêu hóa
thức ăn, hưng phấn, ức chế …) diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm hơn với sự tiêu
tốn năng lượng ít hơn. Chế độ sinh hoạt đúng đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy

quá trình tiêu hóa, làm cho trẻ ăn ngủ ngon hơn, có khả năng làm việc cao
hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khỏe
của trẻ được củng cố [2].
1.2.2.3. Các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường
mầm non
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non cần phải chia
thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế
độ sinh hoạt riêng nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ
dàng giúp cơ thể phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ
là ngủ, vui chơi, dạo chơi.... Các hoạt động này được được phân định rõ ràng
trong chế độ sinh hoạt theo trình tự theo thời gian khác nhau theo lứa tuổi.
Chế độ sinh hoạt của trẻ được chương trình chăm sóc do Bộ giáo dục –
Đào tạo ban hành cụ thể như sau [1]:
TT

Nội dung


1
2
3
4
5
6
7
8

Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm

1h15ph

danh
Các tiết học
30ph
Hoạt động ngoài giờ
50ph
Trò chơi sáng tạo
50ph
Vệ sinh ăn trưa
1h
Ngủ trưa
2h50ph
Vệ sinh,vận động nhẹ, ăn quà chiều (ăn
50ph
xế chiều)
Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan
50ph
chiều thứ bẩy)
15

Thời gian
Nhỡ

Lớn

1h15ph

1h

1h
30ph

50ph
5ph
2h5ph

1h20ph
30ph
50ph
40ph
2h40ph

40ph

30ph

1h

1h10ph


9

Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ

1h20ph

1h20ph 1h20ph

Việc thực hiện chế độ không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi em cần có
sự linh hoạt. Có thể xê dịch thời gian biểu sao cho phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh. Vì vậy, các hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ cần đảm bảo

được tổ chức một cách hợp lí, khoa học nhất.
1.2.2.4. Chế độ sinh hoạt chung của trẻ ở trường mầm non
Hoạt động

Thời gian
Mùa hè
6h45 - 8h00
8h00 - 8h30
8h30 - 9h20
9h20 - 10h10
10h10 - 11h10
11h10 - 14h00
14h00 - 15h50
15h50 - 15h40
15h40 - 17h00

Mùa đông
7h00 - 8h30
8h30 - 9h00
9h00 - 9h40
9h40 - 10h30
10h30 - 11h30
11h30 - 14h00
14h00 - 14h40
14h40 - 15h50
15h50 - 17h00

-

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

Hoạt động học
Chơi hoạt động ở các góc
Chơi và hoạt động ngoài trời
Vệ sinh - ăn trưa
Ngủ trưa
Vệ sinh, ăn phụ
Chơi và hoạt động theo ý thích
Trả trẻ

1.2.2.5. Tổ chức các chế độ sinh hoạt cho trẻ
1.2.2.5.1. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh
* Đón trẻ chăm sóc trẻ:
- Đón trẻ:
+ Giáo viên đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Đối với những cháu
mới đi mẫu giáo, một vài ngày đầu gần gũi với trẻ, đón và dẫn trẻ vào tận lớp.
+ Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, các bạn, chào khách khi đến lớp.
Hướng dẫn cho trẻ cách cất guốc, dép, mũ đúng nơi quy định.
+ Khi đón trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về một số điều
cần thiết để tiếp tục theo dõi, chăm sóc khi trẻ ở trường, giáo dục thói quen vệ
sinh cho trẻ một cách thống nhất.
16


- Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trò chuyện về
những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự
kiện xảy ra hàng ngày xung quanh trẻ.
- Thể dục sáng (6 - 8 phút): Bắt đầu trước giờ học 15 phút và được tiến
hành thường xuyên hàng ngày, có thể cho trẻ tập trong lớp hoặc ngoài sân
phụ thuộc vào điều kiện của phòng lớp và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc
là tốt nhất. Nếu sân trường rộng có thể tạo điều kiện cho toàn trường tập cùng

một thời điểm, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành đồng
thời tắm nắng ban mai góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Điểm danh: Cần thực hiện dưới nhiều hình thức, giúp trẻ biết tên và
quan tâm đến nhau: giáo viên có thể gọi tên lần lượt từng trẻ hoặc làm cho
mỗi trẻ một thẻ tên - kí hiệu. Khi đến lớp trẻ tự gắn lên bảng thành dãy theo tổ
hoặc theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm tên - kí hiệu, phát hiện trẻ vắng
mặt hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt.
* Trò chuyện với trẻ đầu mỗi ngày: Để chuẩn bị cho trẻ bước vào một
ngày mới ở trường mầm non sau khi điểm danh cô giành một thời gian ngắn
(5 - 7 phút) để trò chuyện với trẻ giúp trẻ được sống trong tâm trạng thoải
mái, vui vẻ.
Ví dụ: Hôm nay thời tiết đột ngột thay đổi tất cả trẻ đều cảm nhận được
điều đó có thể nội dung thời tiết có thể trở thành nội dung trò chuyện của cô
và trẻ, qua đó cô có thể nhắc nhở trẻ về cách ăn mặc cho phù hợp với sự thay
đổi của thời tiết định hướng cho trẻ cách quan sát và cảm nhận sự thay đổi
của thời tiết.
1.2.2.5.2. Hoạt động học
Mang tính tích hợp và được dự kiến theo kế hoạch tuần phù hợp với
các lĩnh vực, nội dung giáo dục trong chương trình và theo chủ đề. Các tiết
học được tổ chức một cách có hệ thống và có kế hoạch trong chế độ sinh hoạt
17


vào buổi sáng. Thời gian tổ chức tiết học tăng dần theo lứa tuổi mỗi tiết học
không quá 20 - 25 phút. Giữa các tiết học cần cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất là từ 5
- 10 phút.
Mỗi ngày trẻ được học một nội dung trọng tâm (Phát triển nhận thức,
phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển thể chất, âm nhạc, tạo hình)
tích hợp với một hoặc hai nội dung khác mang tính chất bổ trợ. Đây là phần ta
có thể tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh, kĩ năng xã hội… cho trẻ một cách

hiệu quả và đem lại hiệu quả. Thông qua các môn học ta có thể giáo dục sinh
hoạt hàng ngày cho trẻ.
Ví dụ: Với tiết học “Làm quen với tác phẩm văn học”, có thể dạy trẻ
các bài thơ, câu chuyện. Thông qua câu chuyện,bài thơ, ca dao, câu đố mà trẻ
học được những bài học nhất định. Giáo viên chủ động lồng ghép các kiến
thức hàng ngày cho trẻ, giúp trẻ nhận thức các kiến thức một cách dễ dàng,
thuận lợi.
Với tiết học “Làm quen với môi trường xung quanh”, đây là tiết học dễ
dàng lồng ghép nhất, giáo viên vừa cung cấp kỹ năng cho trẻ mà còn cho trẻ
thực hành ngay. Thông qua, các chủ đề giáo viên có thể lồng ghép sinh hoạt
hàng ngày một cách khéo léo và chủ động giúp trẻ hình thành kiến thức, kĩ
năng.
Tương tự, trong tất cả các tiết học của trẻ như làm quen với biểu tượng
toán, tạo hình, âm nhạc đều có thể xen kẽ các nội dung giáo dục sinh hoạt cho
trẻ nhiều hay ít.
1.2.2.5.3. Chơi hoạt động ở các góc
- Xây dựng môi trường, sắp xếp các góc chơi theo hướng mở tạo điều
kiện để cho trẻ được tự do các nhóm chơi, tham gia vào các trò chơi và hoạt

18


×