Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Văn hóa truyền thống ĐÔNG NAM Á ( nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.48 KB, 22 trang )


Bài 11:

1) Tín ngưỡng và tôn giáo
+ Tín ngưỡng nguyên thuỷ:
- Thờ cúng tổ tiên, các thần thiên nhiên: Thần
núi, Sông…
- Tín ngưỡng phồn thực: Cầu mưa, cầu được
mùa, giống nòi sinh sôi nảy nở…
+ Từ đầu công nguyên:

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu các tôn giáo
Hinđu, thờ các thần Brama,Visnu, Siva, xây
đền tháp. Từ thế kỷ XIII Phật giáo chiếm ưu
thế, các tích truyện Phật giáo phát triển mạnh.
Chùa chiền được xây dựng…
2 - Văn tự và văn học

Chữ viết:
+ Chữ Chăm TK IV
+ Thế kỷ VII chữ Khơme…
+ Văn học viết hình thành muộn, trên cơ sở văn học
dân gian và văn học nước ngoài. (cung đình)

Đều dựa vào chữ Phạn để sáng tạo ra chữ viết riêng
của mình.

Văn học:
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển, phong phú
về thể loại ( thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ
ngôn, truyện cười, thơ ca…) gắn liền với thiên


nhiên và cuộc sống lao động của con người.
+ Văn học cung đình nhanh chóng phát triển và trở
thành nền văn học của cả dân tộc.

+ Nền văn học viết bằng tiếng dân tộc phát
triển nhanh chóng, có xu hướng tìm về văn
học dân gian thay thế dần cho văn học viết
vay mượn.
+ Văn học viết đã tái tạo thúc đẩy văn học dân
gian phát triển.

3 - Kiến trúc và điêu khắc

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Đông Nam Á là
chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

Những thành tựu chủ yếu:
- Thế kỷ X: Nổi tiếng với Thánh địa Mỹ sơn ( Chăm - Việt
nam) và Bôrôbuđua (Inđônêxia).
- Thế kỷ X đến XIII nổi tiếng là khu đền Ăng co ở
Cămpuchia.
- Thế kỷ XIV nổi tiếng với khu di tích Pagan (Mianma)
với 5000 ngôi chùa đặc biệt là chùa Vàng.
- Nghệ thuật tạo hình (điêu khắc, tạc tượng…): vừa
thể hiện ảnh hưởng của Ấn độ vừa thể hiện sự sáng
tạo của các nghệ sĩ.

Thánh địa Mỹ sơn - Quảng Nam



Mĩ Sơn là quần thể kiến trúc Chăm gồm trên 60 di
tích đền tháp lớn nhỏ. Mĩ Sơn đã được UNESCO
công nhận là "Di sản văn hoá thế giới". Năm 1898,
một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu
đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung
lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó
không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn
Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký
và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ sơn. HỌ
vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy
đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng
nhất của người Champa, xây dựng liên tục trong
suốt hơn 1000 năm.


Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua
Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến
năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ
thứ XIII, đầu thế kỉ XIV dưới triều vua
Jaya Simhavarman III (Chế Mân),

Các đền tháp phần lớn quay về hướng
Đông - phương mặt trời mọc, chỗ trú
ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài
tháp quay về hướng Tây hoặc cả hai
hướng Đông - Tây, thể hiện tư tưởng
hướng về thế giới bên kia của các vị
vua sau khi chết được phong thần và
để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

×