Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số biểu tượng trong nhà thờ công giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.6 KB, 9 trang )

CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ
THIÊN CHÚA GIÁO
1. THÁNH GIÁ CHÚA CHỊU NẠN
Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng
đinh của Chúa Giêsu Kitô, là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô giáo
-Vị trí của thánh giá
Nằm ở vị trí trung tâm, Cung Thánh: là nơi linh mục chủ tế thực hiện các
nghi lễ. Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo
dõi thánh lễ. Phía bên trên là vị trí để treo Thánh Giá Chúa.
- Lịch sử của cây thánh giá
Hình tượng Thánh Giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc
nhau.
Theo nghĩa thần học, trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây gỗ (giá)
treo ông lên chỉ được gọi là cây thập giá, thập tự hoặc thập tự giá (không viết
hoa), đó một hình thức xử tử của Đế quốc La Mã. Khi ấy, mọi người coi cây thập
giá là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn. Sau khi
Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết, lên trời vinh hiển thì Kitô hữu mới xem cây
thập giá trở thành một vật linh thiêng và họ bắt đầu gọi là Thánh Giá (viết hoa)
ngụ ý tôn trọng.
-Về chúa Giê su
Giêsu là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái, vùng Galilee
(Galilê), sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất và qua đời trong khoảng từ năm 30
đến 36 SCN tại xứ Judea (Giuđêa), ông chỉ sông và hoạt động tại Galilê và
Giuđêa chứ không ở nơi khác, Giêsu bắt đầu đi rao giảng, khi ấy khoảng ba mươi
tuổi. Theo Kinh Thánh, Giêsu đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilea để giảng
dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy mang thẩm quyền, uy lực cùng với kỹ


năng diễn thuyết điêu luyện, Giêsu sử dụng các dụ ngôn để giảng dạy quan điểm
về tình yêu thương nên đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và
tìm đến bất cứ nơi nào Giêsu có mặt.


Giêsu cũng tìm đến và thuyết giáo tại các hội đường Do Thái giáo
Giới lãnh đạo Do Thái giáo thường bất đồng với Giêsu. Nhiều người xem
Giêsu như một nhà cải cách xã hội, những người khác tỏ ra nhiệt tình vì tin rằng
ông là vị vua đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La
Mã, trong khi giới cầm quyền xem Giêsu như một thế lực mới đang đe dọa
những định chế tôn giáo và chính trị đương thời.
Trong dịp lễ Vượt Qua, ông vào Đền thờ Jerusalem, đánh đuổi những người
buôn bán và những kẻ đổi tiền, lật đổ bàn của họ và quở trách họ rằng: "Nhà ta
được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm
cướp". Sau đó, Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận, Tòa công luận cáo
buộc Giêsu tội phạm thượng và giao ông cho các quan chức Đế quốc La Mã để
xin y án tử hình, không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc xúi giục nổi
loạn. Nhà chức trách quyết định bắt giữ Chúa Giê-su vì xem ngài là mối đe dọa
cho quyền lực của họ, vì cách thức Chúa dùng để diễn giải Kinh Thánh và vì
Chúa thường vạch trần sự giả trá của họ trong đời sống tôn giáo. Họ tìm cách bắt
Chúa Giê-su vào ban đêm hầu tránh bùng nổ bạo loạn vì ngài được dân chúng
yêu mến. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã ra lệnh đóng đinh
Giêsu.
+ Cái chết của chúa giê su:
Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.
Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những người phạm tội
nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.
Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những tử tội bị
xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh giá.
Mỗi cái đinh dài từ 6 cho tới 8 inches.


Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như thường được
minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.
Ngài buộc phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.

+ Sự phục sinh của Chúa
Theo các sách Phúc âm, Chúa Giê-su sống lại từ kẻ chết sau ba ngày kể từ
khi bị đóng đinh trên cây thập tự. Phúc âm Matthew thuật lại một thiên sứ hiện ra
bên ngôi mộ và báo tin sự sống lại của Chúa Giê-su cho những phụ nữ khi họ đến
xức xác theo tục lệ. Quang cảnh hiện ra của thiên sứ đã làm các lính canh hôn
mê.[46] Trước đó, thầy thượng tế và người Pharisee xin Pilate cho lính đến gác
mộ vì họ tin rằng các môn đồ sẽ tìm cách cướp xác. Vào buổi sáng phục sinh,
Chúa Giê-su hiện ra với Mary Magdalene. Khi Mary nhìn vào ngôi mộ, hai thiên
sứ hỏi bà tại sao khóc; và khi bà nhìn quanh, thấy Chúa Giê-su nhưng không
nhận ra cho đến khi ngài gọi bà.
+ ý nghĩa
Ngày xưa thập giá là một trong các biểu tượng nhục nhã nhất. Hình khổ
đóng đinh thập giá được dành cho những phạm nhân hết sức gian ác. Chúa Giêsu
chấp nhận khổ hình thập giá là để giành lấy ơn cứu độ cho mỗi người chúng ta.
Và khổ hình ấy dĩ nhiên đi kèm với sự nhục nhã.
Bằng vào cái chết trên thập giá, Đức Chúa Giêsu đã làm cho thập giá trở
nên biểu tượng của vinh quang và sự sống bất diệt. Thập giá là biểu tượng thánh
thiêng nhất của Kitô giáo. Khi thập giá có mang hình ảnh của Đức Chúa Giêsu
chịu đóng đinh, lúc ấy nó được gọi là Tượng Chịu Nạn hay Thánh Giá Chúa.
Thánh Giá trên bức tường trong phòng ngủ hay Thánh Giá mà chúng ta đeo
quanh cổ của mình là những dấu hiệu nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Giêsu đã
trả giá cho ơn cứu độ của từng người chúng ta


2, TƯỢNG ĐỨC MẸ MARIA
Maria là một phụ nữ người Do Thái quê ở Nazareth, thuộc xứ Galilea, sống
trong khoảng những năm cuối thế kỷ 1 TCN đến đầu thế kỷ 1SCN. bà là mẹ của
Chúa Giêsu.
Trong Phúc âm Matthew và Phúc âm Luke, Maria được mô tả là một trinh
nữ. Theo truyền thống, các tín đồ Kitô hữu tin rằng bà mang thai và sinh ra Giêsu

là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Người Hồi giáo tin rằng bà được thụ
thai theo lời phán của Thiên Chúa. Việc mang thai này xảy ra khi bà - lúc đó còn
là một thiếu nữ khoảng 12 tuổi - đã đính hôn với Giuse, và ông bà đang trong
thời gian chờ hoàn thiện nghi thức kết hôn theo tập tục của người Do Thái. Sau
khi biết mình có thai, bà và Giuse cùng chuyển đến vùngBethlehem, tại đây bà đã
hạ sinh Giêsu.
Thánh Truyền của Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương tin
rằng, trong khoảng 13 đến 15 năm sau khi Chúa Giêsu lên trời thì Maria qua đời,
trong sự chứng kiến của các Tông đồ. Sau đó không lâu, các Tông đồ mở hầm
mộ Maria ra thì bên trong chẳng còn gì, và họ xác quyết rằng Maria đã được
mang về Thiên Đàng cả hồn lẫn xác.
Trong Giáo hội Công giáo Rôma, bà Maria được tôn vinh là "Đầy Ơn Phúc"
(từ tiếng Latinh: beatus) nhằm công nhận rằng bà được lên thiên đàng ngự gần
Thiên Chúa và có khả năng can thiệp, cầu thay nguyện giúp cho những người cầu
nguyện với bà. Nhưng Giáo lý Công giáo minh định rõ ràng rằng bà Maria không
được coi là có quyền phép như Thiên Chúa và lời cầu nguyện của loài người
không phải bà đáp ứng nhưng là do Thiên Chúa đáp ứng. Bốn tín điều quan trọng
của Công giáo về bà Maria: Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời, vô nhiễm
nguyên tội, hồn xác lên trời.
Đức Trinh Nữ Maria có một vai trò trung tâm trong giáo lý, niềm tin và
thực hành tôn giáo của Công giáo Rôma hơn trong bất kỳ nhóm Kitô giáo khác.
Trong nhiều thế kỷ, người Công giáo đã thực hiện các hành vi tận hiến và uỷ thác


cá nhân, tổ chức của họ cho bà Maria vì họ tin rằng bà sẽ hướng dẫn trong sự
hoạt động của họ. Những thực hành tôn giáo chủ yếu của họ liên quan đến bà
Maria là: đọc Kinh Mân Côi, đeo Áo Đức Bà và hành hươg đến các linh địa
Maria. Đặc biệt, Tháng Năm và Tháng Mười là truyền thống mà các tín đồ Công
giáo đẩy mạnh sự tôn kính bà Maria. Nhiều vị giáo hoàng đã ban hành các thông
điệp khuyến khích lòng sùng mộ và tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.

Truyền thống Công giáo cũng cho rằng bà Maria có công trạng trong công
trình cứu rỗi của Chúa Giêsu (đồng công cứu chuộc) nhưng không định quan
điểm đó là một học thuyết.
-Ý nghĩa
Người nữ trong sách Khải Huyền trích đọc hôm nay, tiên trưng cho Mẹ
Maria. Ðức trinh nữ Maria ngay từ giây phút ban đầu đã được Thiên Chúa bảo
toàn, gìn giữ và tuyển chọn. Nên, tâm hồn và thể xác của Mẹ luôn thuộc về Thiên
Chúa, không mang vết tỳ ố, không nhuốm tội lỗi, tâm hồn tinh trong, thánh thiện,
tinh tuyền, xứng đáng là đền thờ cho Chúa Thánh Thần ngự trị. Thiên Chúa đã
yêu thương Mẹ, đã tuyển chọn Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ Ðấng cứu thế
Giêsu. Hậu quả của tước vị làm Mẹ Thiên Chúa: Maria đã được chọn lựa riêng,
được đặc ân vô nhiễm nguyên tội. Thân xác và tâm hồn của Mẹ đã được dành
riêng cho Thiên Chúa. Con Mẹ cưu mang trong cung lòng là do bởi phép Chúa
Thánh Thần.
Chính niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa đã khiến Maria trở nên vững mạnh
và đáng được chúc tụng muôn đời. Sự tinh ròng của thể xác và tâm hồn khiến
Maria được đặc ân riêng biệt. Maia đã biến phút giây tuyệt vời khi sứ thần
Gabrien truyền tin cho Mẹ và lời xin vâng của Mẹ đã biến giây phút hiện tại ấy
trở thành niềm vui vĩnh cửu, trở thành hạnh phúc trường tồn vì chính phút giây
ấy đã thay đổi cuộc đời của Mẹ cách hoàn hảo nhất. Ðó là giờ của ơn cứu độ. Sự
vô tì tích của tâm hồn và thể xác của Mẹ, đã được Thiên Chúa chúc phúc cho hồn
xác Maria về trời hưởng vinh quang vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi và triều


thần thánh trên trời. Ngày ó/11/1950, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã long trọng
tuyên bố tín điều Ðức Maria hồn xác về trời.
Maria đã được diện đối diện với Thiên Chúa. Maria lên trời là hình ảnh của
Giáo Hội khải hoàn và vinh quang của thập giá là vinh quang của Mẹ. Tin vào
thập giá sẽ được ơn cứu độ. Vì thế, tin vào Ðức Kitô đã giải thoát Mẹ khỏi sự
chết của tội lỗi, tức là tin vào sự bất diệt của tâm hồn và thể xác Thiên Chúa dành

cho Maria, cũng như cho nhân loại và cho Giáo Hội khải hoàn.
3. NHÀ TẠM
Nhà

tạm,

tiếng

Hipri

là mishkan nghĩa

là cư

ngụ và

La

ngữ

là tabernaculum nghĩa là một cái lều, bởi vì đối với người Do Thái thưở xưa, nhà
tạm chính là một đền thánh hay cung thánh di động, có thể mang đi được, có hình
như một cái lều trại, được làm theo sự chỉ dẫn chi tiết của Thiên Chúa.
Khi người Do Thái phải lang thang trong hoang địa và trước khi xây dựng
được đền thờ Giêrusalem, Nhà tạm đặc biệt này chính là dấu chỉ sự hiện diện của
Thiên Chúa cho dân được tuyển chọn, là nơi thông truyền ý muốn của Ngài và là
nơi thờ tự của những bộ tộc người Hipri.
Nhà tạm ngày xưa giống hệt như cái lều hình chữ nhật và được gọi là “lều
hội ngộ” do những người Do Thái dựng lên mỗi khi đóng trại. Nó được che bởi
những bức rèm làm từ lông con dê, màu sắc sặc sỡ và có trang trí hình các thiên

thần; còn mái của lều thì được làm bằng da con cừu đực. Bên trong nhà tạm được
chia làm hai phòng: Nơi Thánh và Nơi Cực Thánh. Chúng tách biệt nhau bởi bức
rèm hay bức màn che.
Trong các nhà thờ, nhà tạm là một cái hộp được trang trí, hoặc những tủ nhỏ
có khóa, dùng để lưu giữ bánh thánh hay “Mình Thánh Chúa”.
Bánh thánh là loại bánh làm bằng bột mì hay bột lúa mạch, hình tròn dẹt,
thường bằng đồng xu, hoặc cũng có thể làm bánh to rồi cắt thành những miếng
nhỏ. Bánh thánh là vật mang tính tượng trưng và được dùng trong nghi lễ các tín


đồ Kito dâng lên cho Thiên Chúa. Trong thánh lễ bánh được truyền phép và mỗi
tín đồ lần lượt quỳ trước bàn thờ nhận lại bánh như được nhận một phần “mình
thánh chúa” – hay sau khi làm lễ, bánh đã trở thành một phần da thịt thật của
Chúa như lời Chúa đã nói : “Bánh ta sẽ ban, chính là thịt ta, để cho thế gian được
sống”
Trong các nhà thờ tương đối rộng, không nên đặt nhà tạm ở giữa cung
thánh, nhưng đặt trong một nhà nguyện riêng để tôn kính Chúa hiện diện trong
Thánh Thể. Ðối với các nhà thờ nhỏ, nhà tạm có thể được đặt trên bàn thờ hoặc
gắn vào tường. Phải có một ngọn đèn chầu để nói lên sự hiện diện của Chúa. Các
tín hữu được mời gọi đến viếng Thánh Thể.
4. THÁNH GIUSE
Là cha nuôi của Chúa Giêsu, là người quản gia trung tín và khôn ngoan,
Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa,
Giuse đã đính hôn với Maria mà Ngài phát hiện ra Maria đang mang thai.
Thánh Giuse quả thực đã trằn trọc và quyết định rời bỏ Maria.
Thánh Giuse vì là con người thánh nên đã luôn làm theo ý Chúa dù rằng
định tâm bỏ Maria, nhưng khi biết được ý Chúa, Ngài đã nhiệt tình nhận Maria
về nhà, săn sóc, thương yêu mẹ Maria. Giuse kết bạn với Đức trinh nữ Maria để
mẹ Maria luôn bảo vệ được sự trinh khiết của mình, để mẹ Maria sinh con sẽ hợp
pháp và không bị nghi ngờ. Ngài đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu và bảo vệ, yêu

thương săn sóc mẹ Maria trong suốt quãng đường sống bậc vợ chồng
Khi được triệu báo của Thiên Thần, thánh Giuse đã đưa Chúa Hài Đồng
Giêsu và mẹ Maria trốn qua Ai Cập và được triệu báo, thánh Giuse lại đưa Mẹ
Maria và Chúa Giêsu trở về quê hương và sống ở Nagiarét cho tới khi lìa đời. Tại
Nagiarét, thánh Giuse đã sống xứng đáng là một gia chủ khôn ngoan, Ngài đã ân
cần nuôi dưỡng mẹ Maria và Chúa Giêsu bằng nghề lao động: thợ mộc của mình.
Thánh Giuse đã sống một cuộc đời thật thầm lặng ở Nagiarét,


Giáo Hội chọn ngày 19/3 kính trọng thể thánh Giuse, bạn trăm năm Đức
Maria và ngày 01/5 kính thánh Giuse lao động.
Trong nhà thờ, tượng thánh Giuse cùng với tượng đức mẹ Maria bế con (hoặc
ngược lại: thánh Giuse bế con) thường được đặt ở hai bên.
14 CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ
14 chặng đường thánh giá thuât lại quá trình rao giảng và suy niệm Mầu
nhiệm Chúa Giêsu chết và sống lại, chính là Mầu nhiệm Vượt Qua.
Các chặng đàng thánh giá nên đặt thứ tự theo chiều quay của kim đồng hồ;
nghĩa là thuận theo tự nhiên.
6. MẶT NHẬT
Mặt Nhật là tiếng Việt Nam dùng để dịch tiếng Latin ostensorium hay tiếng
Anh monstrance, cả hai từ ngữ đó dùng để chỉ về một vật dụng thánh chứa đựng
Mình Thánh Chúa để cho tín hữu tôn thờ ngoài Thánh Lễ. Theo tiếng Latin (cũng
như tiếng Anh) danh từ ấy biến thái từ động từ ostendere hay monstrare có nghĩa
là chỉ cho thấy, trình bày cho thấy. Mình Thánh Chúa được trình bày cho người ta
thấy được trong vật dụng thánh ấy (thường trong hộp tròn có ghép kính). Còn
tiếng Việt Nam thì lại dùng chữ Mặt Nhật có nghĩa là Mặt Trời vì theo hình thức
kiến trúc vật dụng ấy - hình tròn, thường có nhiều tia toả ra kiểu tia sáng mặt trời.
Chúa Kitô chính là Mặt Trời tuyệt đối chiếu giãi ánh sáng cho trần gian vì Chúa
là Ánh Sáng Trần Gian.
Khi Chúa Giêsu cầm chén trong bữa Tiệc Ly và truyền phép - thiết lập Bí

Tích Thánh Thể - thì Ngài không sử dụng một chén ngoại lệ hay đặc biệt nào
khác mà là một trong những chén mà người Do Thái thường dùng trong các bữa
ăn. Vậy hình dáng của Chén Thánh tùy theo tập tục địa phương chứ không theo
một qui định ngoại lệ nào khi Chúa lập Bí Tích Thánh Thể. Dạng tròn của Chén
Thánh không tùy thuộc vào những qui định của Thánh Kinh hay Phụng Vụ. Theo


Luật Phụng Vụ, Chén Thánh cần phải làm bằng những kim loại quí, hay ít là mạ
phía bên trong của Chén. Không qui định gì về dạng tròn hay vuông.
Còn việc chầu Thánh Thể dưới hình thức chầu lượt hay chầu cá nhân là tùy
theo sự qui định của giáo quyền theo Phụng Vụ cũng như theo lòng mộ đạo bình
dân của tín hữu. Trong hình thức chầu chung với những nghi thức Phụng Vụ là
một sinh hoạt Phụng Vụ có tính cách công cộng của hành vi thờ phượng. Chắc
chắn việc làm chung với nhau nhân danh Giáo Hội có một giá trị khác biệt với
việc thờ chầu Chúa âm thầm riêng tư. Mỗi hình thức thờ chầu đáp ứng cho nhu
cầu thiêng liêng hay tâm linh của cộng đoàn cũng như cá nhân mỗi tín hữu.



×