Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Xây dựng mô hình tập đoàn cây thức ăn phục vụ sinh viên thực tập, rèn nghề và sử dụng cỏ trong nuôi thỏ thịt tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.49 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
---------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:
XÂY DỰNG MƠ HÌNH TẬP ĐỒN CÂY THỨC ĂN PHỤC VỤ SINH VIÊN
THỰC TẬP, RÈN NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CỎ TRONG NUÔI THỎ THỊT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Mã số : T2016- 09

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
---------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:
XÂY DỰNG MƠ HÌNH TẬP ĐỒN CÂY THỨC ĂN PHỤC VỤ SINH VIÊN


THỰC TẬP, RÈN NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CỎ TRONG NUÔI THỎ THỊT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Mã số : T2016- 09

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
---------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:
XÂY DỰNG MƠ HÌNH TẬP ĐỒN CÂY THỨC ĂN PHỤC VỤ SINH VIÊN
THỰC TẬP, RÈN NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CỎ TRONG NUÔI THỎ THỊT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Mã số : T2016- 09

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Chủ tịch HĐ:………………………………………
- Phản biện 1:……………………………………….
- Phản biện 2:……………………………………….

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017


3

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

I. Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
1. PGS.TS. Từ Trung Kiên
2. ThS. Hà Thị Hảo
3. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ
II. Đơn vị phối hợp chính
Trại Chăn ni Gia cầm khoa Chăn ni Thú y, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên


4

MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ................................................ 8

SUMMARY .......................................................................................................... 10
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
Chương 1................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 3
1.1.1. Kỹ thuật trồng cây hòa thảo ........................................................................... 4
1.1.2. Cây họ đậu .................................................................................................... 7
1.1.3. Một số loại cây khác .................................................................................... 12
1.1.3.1. Rau muống (Ipomoea aquatica) ................................................................ 12
1.1.4. Nguồn gốc phân loại và đặc điểm tiêu hóa của thỏ ...................................... 14
1.1.5. Đặc điểm giống thỏ NewZealand ................................................................. 20
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước............................................ 20
1.2.1.Tình hình nghiên cứu về năng suất một số loại cỏ và ảnh hưởng của thức ăn
đến khả năng sinh trưởng của thỏ ở trên thế giới ........................................ 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về năng suất một số loại cỏ và ảnh hưởng của thức ăn
đến khả năng sinh trưởng của thỏ trong nước ............................................. 23
Chương 2 .............................................................................................................. 25
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25
2.1. Đối tượng nghiêncứu ...................................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 26
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 29
Chương 3.............................................................................................................. 30


5


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 30
3.1. Nghiên cứu năng suất và sản lượng một số giống cỏ hòa thảo, cây họ đậu và
các cây thức ăn khác ................................................................................... 30
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm........................................................ 30
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm năm 2016 ...................................................... 30
3.1.3. Tỷ lệ sống của cây thức ăn thí nghiệm ......................................................... 31
3.1.4. Năng suất chất xanh trung bình của các cây thức ăn thí nghiệm .................. 33
3.1.5. Sản lượng tươi, vật chất khô và protein của các cây thức ăn........................ 34
3.2. Ảnh hưởng của cỏ Ghinê trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hóa thức
ăn của thỏ ................................................................................................... 36
3.2.1. Ảnh hưởng của cỏ Ghinê trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hóa
thức ăn của thỏ ........................................................................................... 36
3.2.2. Ảnh hưởng của cỏ Ghinê trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của thỏ........ 37
3.2.3. Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ ................................................. 17
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm ...................................................... 33
Bảng 3.2. Giá trị trung bình về khí tượng Thái Ngun năm 2016 ............................. 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của các cây thức ăn thí nghiệm sau trồng 30 ngày ................... 35
Bảng 3.5. Năng suất các lứa cắt của các cây thức ăn (tạ/ha/lứa) ................................. 36
Bảng 3.6. Sản lượng tươi, vật chất khô và protein của các cây thức ăn (tấn/ha/năm) .. 38
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cỏ ghinê đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn 39
Bảng 3.8. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn trong khẩu phần ăn của thỏ .................................... 40

Bảng 3.9. Sơ bộ hạch toán kinh tế (VNĐ/con) từ 40-45 ngày đến kết thúc
thí nghiệm... .............................................................................................................. 41


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Acid detergent fibre)

: Xơ axit

Ash

: Khống tổng số

Cs

: Cộng sự

CP (Gude protein)

: Protein thơ

CF (Crude fibre)

: Xơ thô

DM (Dry matter)

: Vật chất khô


EE (Ether extract)

: Béo thơ

FCR (Feed conversion ratio)

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

KL

: Khối lượng

ME (Metablisable energy)

: Năng lượng trao đổi

NDF (Neutral detegent fibre)

: Xơ trung tính

NSTB

: Năng suất trung bình

VCK

: Vật chất khô



8

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Tông tin chung:
Tên đề tài:“Xây dựng mơ hình tập đồn cây thức ăn phục vụ sinh viên thực
tập, rèn nghề và sử dụng cỏ trong nuôi thỏ thịt tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”.
Mã số: T2016- 09
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Trần Thị Hoan

ĐT: 0988 520 086

Email:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Cơ quan và cá nhân phối hợp:
- Trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y.
Cá nhân:
PGS. TS. Từ Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2016 – T12/2016
2. Mục tiêu:
- Xây dựng được mơ hình tập đồn cây thức ăn phục vụ sinh viên rèn nghề và
thực tập nghề nghiệp.
- Số liệu khoa học về khả năng sinh trưởng của thỏ Newzealand White.
3. Nội dung chính:
- Đánh giá được năng suất và sản lượng của một số giống cỏ hòa thảo, cây họ
đậu và một số cây khác.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ Newzealand White.
4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được:

Đã xây dựng được 18 giống cỏ khác nhau làm mơ hình cho sinh viên rèn nghề và
thực tập nghề nghiệp, trong đó có 11 giống cỏ hòa thảo, 3 giống cây họ đậu, 4 loại cây
thức ăn khác.
Tỷ lệ sống của các cây thức ăn cho gia súc gia cầm trồng tại vườn tiêu bản khoa
Chăn nuôi Thú y đạt khá cao, từ 70,55 đến 100 %.
Năng suất trung bình của các cây thức ăn trồng tại vường tiêu bản khoa Chăn nuôi
Thú y dao động từ 50,39 đến 378,30 tạ/ha/lứa, trong đó NSTB đạt cao nhất là cỏ VA06
(378,30 tạ/ha/lứa) còn thấp nhất là cây lạc dại 50,39 tạ/ha/lứa.


9

Sản lượng VCK, protein cao nhất ở cỏ VA06 lần lượt là 21,033; 2,527 tấn/ha/năm,
sản lượng VCK thấp nhất ở cỏ lạc dại (chỉ đạt 3,110 tấn/ha/năm), còn sản lượng protein
thấp nhất là cây sắn 0,518 tấn/ha/năm.
Khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand khi ăn khẩu phần thay thế 25 % thức
ăn hỗn hợp bằng cỏ ghinê tương đương với thỏ ni bằng khẩu phần có 100 % thức ăn
hỗn hợp, kết quả này giảm dần khi tăng lượng cỏ ghinê trong khẩu phần.
Tiêu tốn thức ăn tăng dần khi tăng hàm lượng cỏ ghinê trong khẩu phần (từ 3,34 đến
6,56 kg VCK/kg tăng trọng). Khả năng thu nhận và tiêu hóa vật chất khơ, CP, NDF, ADF
cao nhất ở khẩu phần 100 % thức ăn hỗn hợp và giảm dần khi tăng hàm lượng cỏ trong khẩu
thay thế thức ăn hỗn hợp.
Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở lô thay thế 25 % thức ăn hỗn hợp bằng cỏ ghinê
nên sử dụng mức này để chăn nuôi thỏ trong nông hộ.
5. Sản phẩm:
Sản phầm khoa học: 01 bài báo đăng trên tạp chí Đại học Thái Nguyên
Sản phẩm ứng dụng: Tạo ra mơ hình tập đồn cây thức ăn cho gia súc và gia cầm.
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng
Hiệu quả đạt được tropng đề tài là đã xác định được mức thay thế thích hợp nhất
thức ăn hỗn hợp bằng cỏ ghinê nên sử dụng mức này để chăn nuôi thỏ trong nông hộ.

Áp dụng rất tốt trong chăn nuôi thỏ thịt.


10

SUMMARY
Project title: “The model of feed stuff for student to study and using feed
stuff for growth rabbit in Thainguyen University of Agriculture and Forestry”
Code: T2016-09
Project coordinator:
Dor. Tran Thi Hoan

Tel: 0988 520 086

Email:
Ordinating agency: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry.
Cooperating agency and or individuals:
- Faculty of Animal science and Veterynary medicine
Individuals:
Tu Trung Kien - Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Duration: from 3/2016 to 12/2016
1. Objectives:
- Developing of the green feed system for student’ pratical.
- Number of scientific data on the growth capacity of Newzealand white rabbit
2. Content of study
Evaluate the productivity and yield of some grasses, legumes and some other
plant.
Evaluate the growth capacity of Newzealand white rabbit
3. Main results obtained
We had 18 different plant species as a model for studying of students, including

11 varieties grasses, legumes 3, 4 other plants.
The survival rate of these plants are very high and ranged from 70.55 to 100%.
The average productivity of the feed stuff on the field of faculty of Animal
science and veterinary medicine ranged from 50.39 to 378.30 quintal/ha/harvest, in
which the highest average productivity was VA06 grass (378.30 quintal/ha/harvest)
while the lowest was Arachis pintoy (50.39 quintal/ha/harvest).
VA06 grass had the highest DM yield and protein as 21.033; 2.527 ton/ha/year,
in respectively; the lowest DM yield was Arachis pintoy (only 3.110 ton/ha/year), while
the lowest protein yield was cassava (0.518 ton/ha/year).
The performance of NewZealand white rabbits using the diets was replace 25%
of complete pallet feed by Panicum maximum as the same as rabbits fed the diets with


11

100% complete pallet feed, and then the result reduced when the grass increase in the
diet of rabbit.
FCR increased gradually with increasing the levels of Panicum maximum in the
diet (from 3.34 to 6.56 kg DM /kg body weight gain). Feed intake ability and digestion
of dry matter, CP, NDF, ADF were highest in the diet had 100% complete pellet feed
and decreasing when the levels of grass increased in the diet.
Economic efficiency is highest at 25% of complete pellet feed was replace by
Panicum maximum, so that we should use this level to raising rabbits in households.
Scientific product: 01 article published in the journal of TNU
Applications: had a model for growing cattle and poultry.


1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới toàn diện và
căn bản nền giáo dục. Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun
đã có nhiều chủ trương chính sách để nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo ra các cử
nhân thú y, kỹ sư chăn nuôi, kỹ sư nuôi trồng thủy sản phù hợp với nhu cầu của các
Doanh nghiệp và cơ quan tuyển dụng.. Ngoài những thay đổi căn bản trên giảng đường,
Nhà trường còn chú trọng phát triển các mơ hình rèn nghề ngồi thực địa để bổ sung
những kiến thức thực tế cho sinh viên. Xuất phát từ chủ trương đó hàng loạt các mơ
hình như: Trại Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gia cầm, Bệnh xá thú y, mơ hình ni thỏ đã
được thành lập và phục vụ thực hành và rèn nghề cho gần một nghìn lượt sinh viên mỗi
năm. Tuy nhiên, trong năm 2015 diện tích đất sử dụng cho rèn nghề đồng cỏ và cây
thức ăn tại khu vực trại lợn cũ của Nhà trường đã bị thu hồi phục vụ cho xây dựng khu
Cơng nghệ cao. Vì vậy, mỗi năm hơn năm trăm sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi Thú
y, Thú y và gần năm trăm sinh viên của ngành Kinh tế Nông nghiệp, Khuyến nơng,
Nơng lâm kết hợp khơng có địa điểm rèn nghề, thực tập nghề nghiệp học phần đồng cỏ
và cây thức ăn.
Mặt khác, ở nước ta gần đây chăn nuôi thỏ đã phát triển rất nhanh. Nhiều giống
thỏ ngoại đã được nhập nhằm tăng năng suất chăn nuôi. Thỏ ngoại có tốc độ sinh trưởng
nhanh nên khẩu phần ăn cho chúng cần có hàm lượng protein cao và cân bằng dinh
dưỡng tốt. Ở nước ngoài thỏ thường được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp sử dụng
thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh đáp ứng tốt nhu cầu của chúng. Trong khi đó, khi nhập
vào Việt Nam phần lớn thỏ ngoại vẫn được nuôi ở nông hộ và người chăn ni vẫn sử
dụng thức ăn xanh trong khẩu phần. Đó một phần là do thức ăn viên hỗn hợp hoàn
chỉnh cho thỏ chưa được sản xuất phổ biến. Mặt khác, người dân muốn tận dụng cây cỏ
sản xuất tại chỗ để nuôi thỏ. Khả năng sử dụng cây cỏ làm thức ăn là một lợi thế làm
cho con thỏ ngày càng trở nên quan trọng, nhất là đối với những người dân nghèo nông
thôn và miền núi. Tuy nhiên, chất lượng khẩu phần thường là một yếu tố hạn chế chính
trong chăn ni thỏ. Do vậy, để phát triển chăn ni thỏ ngoại có hiệu quả kinh tế cao
và bền vững thì việc nghiên cứu tìm các khẩu phần ăn hợp lý trên cơ sở phối hợp các
nguồn cây cỏ với thức ăn hỗn hợp là cần thiết, nhằm một mặt khai thác được tối đa các

nguồn thức ăn có thể sản xuất tại chỗ, mặt khác vẫn phát huy được tiềm năng sinh
trưởng nhanh của các giống thỏ nhập nội. Trong các loại thức ăn xanh thì cỏ Ghinê là


2

loại cỏ mềm, gia súc thích ăn và thường được người dân sử dụng để nuôi thỏ. Mục tiêu
của để tài cịn muốn xác định được mức thay thế thích hợp thức ăn viên hỗn hợp bằng
cỏ Ghinê và đánh giá được khả năng sinh trưởng của thỏ thịt New Zealand.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng mơ hình tập đồn
cây thức ăn phục vụ sinh viên thực tập, rèn nghề và sử dụng cỏ trong nuôi thỏ thịt tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng được mơ hình tập đồn cây thức ăn phục vụ sinh viên rèn nghề và
thực tập nghề nghiệp.
- Số liệu khoa học về khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây thức ăn là cụm từ dùng để chỉ tất cả các loại thực vật gồm cây cỏ hoà thảo,
cây đậu thân thảo hay thân gỗ và những cây khác, được sử dụng để làm thức ăn gia súc
(chủ yếu là động vật nhai lại). Khái niệm cây thức ăn hàm chứa cả cây thức ăn tự nhiên
và cây thức ăn được trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngồi ra
những cây này cịn có thể được sử dụng vào việc quản lý tốt hơn nguồn tài ngun như
bảo vệ đất chống xói mịn, làm tăng độ mầu mỡ của đất và hạn chế cỏ dại.
Cây thức ăn được chia thành hai nhóm lớn sau:

- Cây hồ thảo:
Đặc điểm của nhóm này thường là những cây lâu năm, phần lớn là cây thân thảo,
có khi thân bụi và thân gỗ, có đốt rỗng, rễ chùm, tái sinh nhanh, có năng suất cao, ngon
miệng đối với gia súc. Thông thường chúng chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khẩu phần ăn
của gia súc nhai lại. Cây hoà thảo là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho
gia súc nhai lại. Tuy nhiên, hầu hết các loại hoà thảo chứa hàm lượng protein thấp, chỉ
vào khoảng 5 - 14 % so với vật chất khô (VCK), tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố như
di truyền, dinh dưỡng của đất, mùa vụ, tuổi thu hoạch,… Cây hồ thảo rất quan trọng vì
phần lớn cây làm thức ăn cho gia súc và được sử dụng rộng rãi, chúng có tỷ lệ dinh
dưỡng cao, tồn diện, đặc biệt là lượng gluxit và có tỷ lệ dinh dưỡng cân bằng nhất và
chúng có khả năng chịu đựng tốt sự thu hoạch, dễ chế biến và nhất là ít độc với gia súc.
- Cây họ đậu:
Đặc điểm của cây họ đậu là rễ cọc và có nốt sần, nơi vi khuẩn Rhizobium hoạt
động cố định đạm, là cây thân thảo, thân gỗ hay thân bụi, với nhiều kiểu sinh trưởng.
Đặc điểm quan trọng nhất của nhóm này là loại thức ăn xanh có hàm lượng protein cao,
khoảng 15 - 25% trong VCK, đó là chưa kể tới lượng Ca, P và vitamin A, D. Cây họ
đậu chứa nhiều Ca, Mg, S, Cu nhưng lại ít Mn, Zn. Cây họ đậu là nguồn cung cấp nitơ
quan trọng cho gia súc nhai lại để thoả mãn nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ của gia súc.
Nguồn nitơ này ảnh hưởng lớn đến quá trình phân giải thức ăn của dạ cỏ. Nếu bữa ăn
kém chất lượng thì các vi sinh vật dạ cỏ không thể phân giải thức ăn một cách hiệu quả
và hậu quả là gia súc sẽ không thu nhận đủ thức ăn để sinh trưởng, phát triển tốt để làm
việc, tăng trọng hoặc cung cấp sữa.


4

Cây họ đậu cũng rất có ý nghĩa trong đồng cỏ kết hợp, nó giúp tăng năng suất và
giá trị dinh dưỡng của loại đồng cỏ này. Ngày nay, cây họ đậu giữ vị trí quan trọng
trong chăn ni trâu bò, đây là nguồn thức ăn cung cấp giàu protein. Ngồi ra do có vi
khuẩn cố định đạm sống cộng sinh nên cỏ họ đậu có thể lấy được 1/2 lượng nitơ trong

cây và có khả năng cải tạo đất rất tốt. Hàng năm cây họ đậu cho 100 - 400 kg N/ha.
Bên cạnh những ưu việt trên, cây họ đậu có nhược điểm lớn là độ ngon miệng,
năng suất thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ (10 - 30% ở đồng cỏ ôn đới và không đáng kể ở đồng cỏ
nhiệt đới). Gia súc thường ăn cây họ đậu ít hơn cây hồ thảo. Hơn nữa, một số cây họ
đậu có chứa độc tố nhóm glycoside và chất kháng dinh dưỡng, nên nếu bổ sung với tỷ lệ
cao loại này cho gia súc dạ dày đơn thì chúng có thể bị trúng độc. Tuy nhiên, với động
vật nhai lại thì liều gây độc cao hơn do khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ có khả năng phân
giải những độc tố này.
Trong mơ hình tập đồn cây thức ăn có những cây họ đậu như sau: Cây keo dậu
(leucaena leucocephala), cây cỏ stylo (Stylosanthes guianensis), cỏ lạc dại (A. Pintoi).
Ngoài cây họ đậu và cây hịa thảo, trong tập đồn cây thức ăn cịn có cây sắn, cây chè
đại, khoai lang, rau muống,...
1.1.1. Kỹ thuật trồng cây hịa thảo
Tại mơ hình tập đồn cây thức ăn của chúng tơi, có các loại cây cỏ hòa thảo như
sau: cỏ VA06, cỏ Voi, cỏ Ruzi, cỏ Mulato 1, cỏ Mulato 2, cỏ Goatemala, cỏ ghinê
Hamin, cỏ Ghinê TD58, cỏ Brachiria Brizantha, cỏ Brachiria Decumben, Paspalum A.
tratum. Từ 11 giống, dòng cỏ trên, kỹ thuật trồng chia thành 2 loại: cây thân đứng (cỏ
VA06, cỏ Voi), cây thân bụi (cỏ Goatemala, cỏ Ghinê Hamin, cỏ Ghinê TD58,
Paspalum A. tratum, cỏ Brachiria Brizantha, cỏ Brachiria Decumben, cỏ Ruzi, cỏ
Mulato 1, cỏ Mulato 2).
1.1.1.1. Cỏ hòa thảo thân đứng
Cỏ hịa thảo thân đứng trong mơ hình gồm cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ
VA06 (Varime số 6).
Thời vụ trồng: Từ tháng 2 đến tháng 6, tốt nhất tháng 2 đến tháng 3.
Chuẩn bị đất: Đất trồng ở nơi đất thấp có độ ẩm cao. Cày và bừa đảo (2 lần) làm
tơi đất, làm sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu 20 – 25 cm theo
hướng Đông - Tây, khoảng cách hàng là 60 – 80 cm. Đất trồng cỏ voi và cỏ VA06 cày ở
độ sâu 20 - 25 cm.



5

Phân bón: Đầu tư cho 100 m2 cỏ trồng.
Loại phân bón
Phân hữu cơ hoai mục

Số lượng (kg)
200

Supe lân

3

Sulfat kali

2

Phân urê

3

Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót tồn bộ theo lịng rãnh hàng; phân urê
bón chia đều cho các lần thu hoạch trong năm và bón thúc.
Giống: Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80 - 100 ngày và được chặt vát thành
hom có độ dài 50 - 60 cm/hom. Mỗi hom có 3 - 5 mắt mầm. Tốt nhất lấy phần thân
bánh tẻ. Sử dụng 60 đến 70 kg hom giống/100 m2.
Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng và bón phân đầy đủ theo quy định, đặt hom
theo lòng rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia nối nhau, dùng cuốc lấp kín hom một
lớp đất 3 - 5cm và đảm bảo mặt đất bằng phẳng sau khi lấp hom giống.
Chăm sóc: Sau khi trồng 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ này mầm (mầm

nhô lên mặt đất). Trồng dặm những chỗ bị chết và làm cỏ phá vách (tránh không chạm
và thân giống đã trồng). Dùng cuốc làm cỏ dại 2 - 3 lần trước khi cỏ lên cao phủ kín đất
trồng. Bón thúc 1 - 2 kg urê/100m2 khi cỏ ở giai đoạn 20 - 25 ngày tuổi. Sau mỗi lần thu
hoạch, chăm sóc làm cỏ dại một lần và bón thúc phân đạm khi cỏ tái sinh lá mới (sau
khi thu hoạch 15 ngày).
Thu hoạch: Thảm cỏ được thu hoạch khi cỏ đạt 35 - 50 ngày tuổi. Khoảng cách
những lần thu hoạch tiếp theo là 30 - 45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 - 120
cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để
lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến
hành bón thúc bằng đạm urê.
1.1.1.2. Cỏ hịa thảo thân bụi
Cỏ Ghinê(Panicum maximum), cỏ Goatemala (Tripsacum laxum), Cỏ Brachiria
Brizantha, cỏ Brachiria Decumben, cỏ Brachiria Ruzi, cỏ BrachiriaMulato1, cỏ
BrachiriaMulato 2...
Những loại cỏ này sinh trưởng nhanh, phát triển thành cụm khóm, có năng suất
cao, có khả năng chịu hạn và các điều kiện kham khổ. Cỏ có khả năng chịu được hạn và
bóng râm.
Thời vụ trồng: Từ tháng 2 đến tháng 9, tốt nhất tháng 2 đến tháng 3.
Chuẩn bị đất: Cày vỡ đất với độ sâu 20 cm, bừa và cày đảo (cày 2 lần), bừa tơi


6

đất, làm sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng với khoảng cách 40 - 50 cm,
sâu 15 cm (trồng bằng thân khóm) và 7 - 10 cm (gieo bằng hạt).
Phân bón: Đầu tư cho 100 m2 trồng cỏ:
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót theo hàng; phân đạm bón chia đều cho
mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.
Loại phân bón
Phân hữu cơ hoai mục

Supe lân

Số lượng (kg)
100-150
2-2,5

Sulfat kali

1,0-2,0

Phân urê

3,0-3,5

Giống: Khóm cỏ giống chuẩn bị bằng cách tách ra từ cụm lớn, trồng bằng thân,
khóm sử dụng 40 - 60 kg/100 m2 và được chuẩn bị như sau: Khóm cỏ Ghinê, Goatemala
làm giống được xén bỏ phần lá ngọn để lại gốc cao khoảng 25 - 30 cm. Dùng cuốc đánh
khóm cỏ, đập rũ đất khỏi gốc rễ, cắt bớt rễ dài để lại cịn 4 - 5 cm. Sau đó tách khóm
thành các cụm nhỏ liền khối, đảm bảo mỗi cụm có 3 - 4 thân nhánh tươi. Sử dụng 40
đến 60 kg hom giống/100m2.
Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng, bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống
vào thành hàng rạch với khoảng cách 20 - 25 cm/ khóm, Đặt hom, để hở phần
ngọn,dùng cuốc lấp kín ½ độ dài của thân giống (phần gốc) lấp đất dày 10 cm và dùng
chân dậm chặt đất lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện giữ độ ẩm,
nhanh nảy mầm và đạt tỷ lệ sống cao. (Nếu dùng hạt, gieo rải đều theo hàng rạch và
dùng đất nhỏ lấp kín hạt một lớp mỏng hoặc dùng tay khỏa đều hạt với đất theo hàng
trồng).
Chăm sóc: sau khi trồng 15 - 20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, những chỗ khơng có
mầm mọc thì trồng bổ sung. Nếu là cây con mọc từ hạt thì phải chờ đén khi phân biệt rõ
(rất dễ nhầm lẫn với cỏ dại mọc) mới chăm sóc cỏ trong hàng và trồng tỉa bổ sung.

Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ phát triển tốt phủ đất. Dùng phân đạm bón thúc
khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.
Thu hoạch: Thu hoạch cỏ Ghinê cho lứa đầu sau khi trồng 45 - 55 ngày
Trong mùa mưa, lứa tái sinh cứ 25 - 30 ngày sau lại được thu cắt, mùa khô lứa tái sinh
khoảng 40 - 50 ngày, khi thu cắt, độ cao gốc cắt từ 6 - 8 cm. Sau khi thu hoạch cỏ xới
ngay cho đất tơi xốp và làm sạch chế cỏ dại.


7

1.1.2. Cây họ đậu
1.1.2.1.Cây keo dậu (Binh linh, táo nhơn, me, …) leucaena leucocephala
Keo dậu có nguồn gốc ở Trung, Nam, Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương. ở nước
ta keo dậu mọc tự nhiên ở vùng ven biển miền Trung, một số giống nhập vào nước ta từ
australia.
Keo dậu là cây chịu hạn rất tốt có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khơ. Nó
có thể làm cây bóng cho các cây khác nên thường được chọn làm cây che bóng cho
vườn chè, cà phê, rau... Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng phải là đất thốt
nước và khơng q chua (pH > 5) nó ưa đất nhiều mùn, pH trung tinh hoạc hơi kiềm.
Thích hợp với những vùng có lượng mưa > 800 mm/năm, khí hậu vùng nhiệt đới chịu
lạnh và sương muối kém.
Năng suất chất xanh dùng làm thức ăn gia súc khá biến động tuỳ theo giống, đất
đai, sự chăm sóc. Ở nước ta năng suất chất xanh 40 –45 tấn/ha/năm. Nếu sản xuất bột từ
lá cây có thể thu được 4-5 tấn/ha/năm. Ở Ấn Độ người ta cịn có thể thu được 20- 25
tấn/ha/năm. Ngoài cành lá non làm thức ăn gia súc, nó cịn có khả năng cung cấp lượng
củi lớn làm chất đốt, và làm giầu cho đất thông qua bộ rễ có nốt sần
Keo dậu có thể trồng được ở rất nhiều nơi khác nhau như trồng tập trung để thu
cắt chất xanh hay làm hàng rào, trồng làm đường đồng mức để chống sói mịn, trồng
dọc các bờ mương máng. Mặc dù trồng với mục đích tận thu nhưng năng suất chất khơ
có thể đạt là 13 tấn/ha/năm.

Về giá trị dinh dưỡng
Keo dậu là loại cây thức ăn thơ xanh có giá trị dinh dưỡng cao. Ngọn lá keo dậu
tươi thường có từ 30-31% chất khơ; protein thơ 21- 25%; xơ thơ 17-18%; khống tổng
số 6-8%; mỡ 5-6%... ngồi ra keo dậu cịn rất dầu caroten, vitamin, các chất khoáng đa
vi lượng khác
Keo dậu là cây thức ăn rất tốt cho gia súc cho sữa (bò, dê...). Cành lá keo dậu có
thể phơi khơ giũ lấy lá nghiền nhỏ làm bột cỏ cho gia súc gia cầm ăn rất tốt. Trâu bò sữa
cho ăn lá keo dậu có thể cho năng suất sữa tăng trung bình 10- 15%. Gà đẻ trứng, gà thịt
ăn lượng 3% trong khẩu phần có tác dụng làm lịng đỏ trứng có mầu vàng sáng, da,
chân và mỡ gà có mầu vàng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, làm tăng giá trị sản
phẩm, và tỷ lệ ấp nở, nuôi sống cũng tăng lên.
Hạn chế: Trong lá, cành non và hạt có chứa độc tố mimosin nếu gia súc ăn quá
nhiều có thể dẫn đến tình trạng rụng lơng ở ngựa và trâu bò, làm giảm trọng lượng gia
súc.


8

Kỹ thuật trồng:
Làm đất như các trồng như đối với các cây khác. Rạch hàng cách nhau 70-80 cm
và cây cách cây 15-20 cm. Nếu trồng theo đường đồng mức thì nên trồng 2-3 hàng so le
nhau và hang cách hàng 50-60cm.
Phân bón:
Bón lót:
Phân chuồng

10 tấn/ha

Phân lân


300 kg/ha

Kali clorua

150 kg/ha

Tất cả lượng phân này bón trước khi bừa lần cuối và hàng năm phải vun đất xung
quanh gốc và bón phân cho cây vào đầu xuân.
Thời vụ gieo trồng:
Thời vụ tốt nhất là tháng 4. Không nên trồng vào trước giai đoạn tháng 4 vì đó là
thời kỳ phát triển của rệp nên ngọn cây thường bị tàn phá. Trong trường hợp trồng sớm
phát hiện thấy có rệp thì phải phun thuốc trừ rệp với chu kỳ 15 ngày/lần. Mật độ trồng
là 20 kg/ha
Hạt cần được xử lý như sau:
Dùng nước lã rửa nhanh hạt để làm ướt hạt. Đổ nước sôi 90- 1000C với lượng
nước gấp 2 lần hạt. Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70- 750C trong 4-5 phút. Gạn hết nước,
đổ thêm nước lã ngập hạt, ngâm tiếp 6-10 giờ, sau đó gạn nước đi, thêm đất bột hoặc tro
đẻ gieo cho dễ. Gặp đất khô hay thời tiết khơng thuận lợi thì sau khi xử lý hạt bằng
nước nóng 4-5 phút đổ ra phơi khơ ngay và đem bảo quản nơi khô ráo. Khi thời tiết
thuận lợi đem đi gieo mà không cần xử lý nữa. Hạt đã qua xử lý không để quá 1 tháng.
Trường hợp trồng làm hàng rào có thể giâm hạt vào bầu. Cây con cao 30- 40 cm có thể
đem đi trồng như trồng rừng vẫn làm. Mật độ trồng làm hàng rào thì tùy mục đích người
sử dụng.
Hạt sau khi qua xử lý đem gieo theo hàng đã rạch sâu 7-10 cm, lấp sâu 4-5 cm.
Với lượng hạt 20 kg/ha. Tỷ lệ nẩy mầm là 75%, trung bình 1m dài theo hàng gieo 20
hạt. Nếu trồng bằng cây con thì cây cách cây là 10cm.
Sau khi gieo hạt 7-10 ngày thì kiểm tra mức mọc của cây. Cần trồng dặm lại những cây
đã chết. Sau khi cây đã mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu. Xới đất giữa hàng, nhổ cỏ
trong hàng 20-30 ngày sau lần làm cỏ đợt đầu. Xới lần hai thì chỉ cần xới với mục đích
ngăn khơng cho cỏ phát triển ức chế keo lớn là được.



9

Thu hoạch và chế biến:
Khi cây cao 1,5- 1,6m có thể thu hoạch lứa đầu. Thông thường phải mất 4-5
tháng mới đạt được độ cao này. Khi thu hoạch để chừa lại phần gốc 70cm. Các lứa sau
thu hoạch sau 40-45 ngày và để lại nhánh tái sinh 5cm. Một năm keo dậu cho thu hoạch
từ 4-5 lứa từ tháng 5 đến tháng 12. Keo dậu thu hoạch được nhiều năm và phải mất 5-6
năm mới phải trồng lại. Từ năm thứ hai trở đi chỉ cần làm cỏ và bón phân vào đầu xn.
Có thể cho trâu, bị, dê tho ăn tươi bằng cách cắt về hay chăn thả ngồi cánh
đồng, có thể cho trâu bị ăn từ 35- 40% trong khẩu phần.
1.1.2.2. Cỏ Stylo
Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu có khả năng thích nghi lớn đặc biệt là với khí hậu
nhiệt đới. Là cây có khả năng thích nghi rộng với các vùng sinh thái, yêu cầu lượng
mưa từ 1500 – 2500mm. Cỏ có thể sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình
khoảng 890 mm. Tuy nhiên, với lượng mưa 650mm cây vẫn có thể sống được nhưng
sinh trưởng rất kém, ở những nơi mùa khô kéo dài 7 – 8 tháng cây vẫn sống nhưng kém.
Vào mùa khơ Độ ẩm khơng khí thích hợp là 70 – 80%. Cỏ Stylo cũng có thể chịu được
ngập tạm thời, ở những nơi quá ẩm, năng suất cỏ cũng bị giảm. Cỏ Stylo phát triển tốt
khi nhiệt độ khơng khí trong khoảng 20 – 350C. Với nhiệt độ dưới 15,50C sinh trưởng
của cỏ không ngừng trong khi nhiều hồ thảo khơng sống được. Khi nhiệt độ dưới 50C
và trên 400C cây phát triển kém. Đây là loại cỏ có khả năng chịu bóng kém vì vậy
khơng nên trồng dưới tán các cây khác. Ánh sáng có ảnh hưởng tích cực tới lượng chất
xanh, nếu bị che nắng năng suất sẽ giảm.
Thời vụ gieo trồng
Tùy theo nguồn giống mà thời vụ gieo trồng như sau:
- Nếu gieo hạt: Thời vụ tốt nhất là đầu mùa mưa (tháng 3 – 4 đối với miền Bắc
và tháng 5 – 6 đối với miền Nam).
- Nếu dùng cành giâm: Thời vụ tốt nhất là giữa mùa mưa (tháng 7 – 8).

Chuẩn bị đất
Yêu cầu làm đất kỹ như trồng cỏ Voi (cầy, bừa 2 lần). Cầy sâu 15 – 20 cm, bảo
đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính < 1 cm phải chiếm 70 – 80%, còn lại là chấp
nhận hạt đất có đường kính 2 – 5cm.
Giữa 2 lần cày bừa nên cách nhau 10 – 15 ngày để diệt được nhiều mầm cỏ dại
trước khi gieo trồng.
Phân bón
Trung bình mỗi ha trồng cỏ Stylo cần lượng phân bón như sau:


10

- Phân chuồng hoai mục: 10 – 15 tấn, bón lót tồn bộ theo hàng rạch.
- Super lân: 300 – 350 kg. Bón lót tồn bộ theo hàng rạch.
- Đạm urê: 50 kg. Bón thúc khi cây cao 5 – 10 cm.
Nếu đất chua thì bón lót thêm vơi bằng cách rải đều khi cày bừa. Liều lượng là
0,5 tấn vơi/ha khi pH = 5.
Chuẩn bị giống
Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa trồng bằng
hạt, vừa trồng bằng cành giâm.
Có hai cách thiết lập như sau:
- Trồng bằng hạt: hạt sạch, có tỉ lệ nảy mầm từ 60 – 90%, tùy theo độ nảy mầm
ta có thể dùng 5 – 8 kg/ha.
- Trồng bằng hom: chọn cành bánh tẻ, có độ dài 30 – 40cm, cắt bỏ phần ngọn.
Cách trồng
Có hai cách trồng như sau:
- Trồng bằng cành hom:
+ Cắt cành dài 30 – 40cm, có 4 – 5 mắt.
+ Làm đất kỹ, rạch hàng sâu khoảng 15cm, hàng cách hàng 45 – 50 cm.
+ Trồng theo khóm, mỗi khóm 5 – 6 hom và các khom cách nhau 25 cm

+ Lấp đất dày 5 – 6 cm để cành ngập trong đất 20cm.
- Gieo bằng hạt:
+ Sử dụng 5 – 8 kg hạt giống/ha
+ Rạch hàng sâu khoảng 10cm và hàng cách hàng 45 – 50cm.
+ Gieo hạt thành hàng rạch.
+ Lấp hạt bằng một lớp đất mỏng.
+ Để cho cây chóng mọc nên ủ hạt trong nước nóng 60 – 70oC, khi hạt nứt
nanh thì đem gieo.
+ Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20 – 25cm thì nhổ ra
trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15 – 20 cm.
Khả năng luân canh: cỏ Stylo có khă năng tổng hợp protein từ nitơ trong khơng
khí rất cao, hàng năm ngồi lượng protein trong chất xanh thảm cỏ cịn tích luỹ lại cho
đất 90 – 120 kgN/ha. Vì vậy sau 3 – 5 năm trồng cỏ Stylo nên luân canh với cây màu,
cây lương thực để tận dụng lượng đạm mà cỏ Stylo đã tích luỹ cho đất.
Khả năng xen canh: cỏ Stylo co thể xen canh với rất nhiều loại cỏ hoà thảo như
xen với pangola, ghinê để làm đồng cỏ chăn thả. Xen với cỏvoi và các cỏ khác theo


11

băng để thu cắt chất xanh tăng chất lượng thức ăn. Cỏ Stylo trồng dưới tàn cây công
nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su làm thức ăn gia súc, phủ đất giữ ẩm và chống
xói mịn.
Chăm sóc
Khi cây mọc cao khoảng 5 – 10 cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp.
Thảm cỏ cần được chăm sóc và nhổ cỏ dại 2 – 3 lần từ sau khi gieo trồng đến khi cây
sinh trưởng khép tán. Bón thúc phân đạm khi cây con mọc cao 5 – 10 cm là thời gian
cây chưa có khả năng cố định đạm thông qua hệ vi khuẩn nốt sần cộng sinh. Khoảng
2 tháng tuổi xới cỏ một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt.
Thu hoạch

Thu hoạch lứa đầu khi cỏ trồng được 3 – 4 tháng khi thảm cỏ đã phủ kín đất và
cao thảm 50 – 70cm.
Các lứa tái sinh cần được thu cắt khi thảm cỏ được 60 – 80 ngày tuổi và có độ
cao 45 – 55cm (nếu thu cắt chất xanh) và độ cao 35 – 40cm cho chăn thả gia súc.
Chỉ nên chăn thả gia súc sau khi thảm cỏ đã thu cắt chất xanh được 2 lứa.
Độ cao gốc cỏ còn lại sau khi thu hoạch khoảng 20 – 25 cm là thích hợp cho khả
năng mọc tái sinh lại của cỏ.
1.1.2.3. Lạc dại (Arachis pintoi)
Lạc dạilà cây họ đậu thuộc loại thân bị, sinh trưởng vơ hạn, hoa có màu vàng
tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố
định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Ghi nê dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể
thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến
đất cát, đất chua mặn ven biển.
Lạc dại là cây đa tác dụng: có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các
loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ, cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố
định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất
mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân
xanh hay làm thức ăn cho chăn ni gia súc như trâu, bị, dê, cá… với khối lượng bình
quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,53%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che phủ thành các băng
chống xói mịn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn ngày (ngô, đậu).
- Chuẩn bị hom giống: Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu
chuyển sang màu hơi vàng, cao 30-40cm.


12

- Chuẩn bị đất trồng: Phát, xới sạch cỏ dại đem tủ vào gốc cây ăn quả, dùng cuốc
xẻ rãnh sâu 20-25cm, hàng cách nhau 25-30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo
đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói
mịn cho đất. Trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 50-100cm.

- Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2-3 hom cành cách nhau 10-15cm. Lấp
đất kỹ, dện chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.
- Chăm sóc: Sau trồng 25-30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ cỏ
cho ghi nê bằng tay để tránh bật gốc, chết cây. Với những nơi trồng thuần thành đồng
cỏ thì sau khoảng 3-4 tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng ra hoặc làm phân
xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và tưới đủ ẩm cho
cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các lứa cắt tiếp theo.
1.1.3. Một số loại cây khác
1.1.3.1. Rau muống (Ipomoea aquatica)
Chuẩn bị đất: Trồng rau muống cạn. đất được cày bừa kỹ làm sạch cỏ dại. Lên
luống, mỗi luống rộng: 1,2 - 1,5 m, cao: 15 - 20 cm
Phân bón: Đầu tư cho 100m2 trồng cỏ:
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dung bón lót theo hàng; phân hữu cơ hoại mục 50 100 kg, Supe lân 2,0 - 2,5 kg, Sulfat kali 1,0 - 2,0kg phân đạm urê
Bón thúc chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm 3 - 3,5kg.
Giống: Loại rau muống giống trắng. Khi trồng chọn ngọn bánh tẻ, dài 20 - 25 cm.
trồng ngay sau khi hái làm giống.Lượng giống trồng 60 - 70 kg ngọn rau giống /100m2.
Cách trồng: Trồng theo hàng rạch sẵn, rãnh sâu 15 cm. Khoảng cách khóm cách
khóm: 10 -15 cm, mỗi khóm trồng 2 - 3 ngọn, đặt hơi xiên, lấp đất dày 10 - 15 cm
khoảng 4 - 5 đốt nén chặt và tưới nước.
Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi trồng 15 - 25 ngày, xới phá váng và diệt cỏ dại. bón
thúc
Thu hoạch: Rau muống thu hái cho lứa đầu sau khi trồng được 25 - 35 ngày, khi
thu cắt, để lại độ cao gốc từ 2 - 3 đốt.
1.1.3.2. Rau Lang (Ipomoea batatas)
Chuẩn bị đất: Cày vỡ đất với độ sâu 20cm, bừa và cày đảo (cày 2 lần), bừa tơi đất,
làm sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng, lên luống bề ngang rông 1m, cao 30 - 40
cm rãnh luống rông 20 cm sâu 25 cm tiện cho thốt nước,
Phân bón: Đầu tư cho 100m2 trồng cỏ:
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dung bón lót theo hàng; Phân hữu cơ hoại mục 50 -



13

100 kg, Supe lân 2,0 - 2,5 kg, Sulfat kali 1,0 - 2,0 kg, phân urê bón thúc sau khi trồng
mới, lúc có đẻ nhánh và sau mỗi lần thu hoạch3,0 - 3,5 kg.
Giống: Sử dụng giống khoai lang Hoàng Long. Trồng bằng thân, giống tốt 3 - 4
tháng tuổi. Sau khi cắt, xén bỏ phần ngọn non, nếu dài cắt thành đoạn 35 - 40cm có từ 6
- 7 mắt, mập, không sâu bệnh trồng hom ngon bánh tẻ cho năng suất cao hơn hom gốc.
bó thành từng bó 5 - 7 kg bằng dây mềm để thân cỏ không bị dập nát. Để 2 ngày cho
các mắt đâm rễ mới khi đem trồng sẽ ra rễ và đâm chồi nhanh hơn, tỉ lệ sống cao.
Lượng giống trồng 65 - 75 kg hom giống/100m2.
Cách trồng: Rạch hàng ở giữa luống sâu 15 - 18 cm, đặt hom giữa rãnh mỗi hom
cách nhau 15 - 20 cm lấp đất chặt, ngọn hom nhô khỏi mặt luống 10 cm.
Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi trồng 15 - 25 ngày, xới phá váng và diệt cỏ dại, bón
thúc.
Thu hoạch: Rau lang thu cắt than lá lứa đầu sau khi trồng được 35 - 45 ngày
tuổi. Trong mùa mưa, lứa tái sinh cứ 25 - 30 ngày sau lại được thu cắt, mùa khô lứa tái
sinh khoảng 40 - 50 ngày, khi thu cắt, độ cao gốc cắt từ 6 - 8 cm. Sau khi thu hoạch cỏ
cần xới ngay cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại.
1.1.3.3. Chè đại (Trichanthera gigantean)
Chuẩn bị đất trồng: Cày vỡ đất với độ sâu 20cm, bừa và cày đảo (cày 2 lần), bừa
tơi đất, làm sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng.
Phân bón: Đầu tư cho 100m2 trồng chè đại:
Các loại phân hữu cơ, lân, kali dung bón lót theo trồng Phân hữu cơ hoại mục 50 100 kg; supe lân 2,0 - 2,5 kg, sulfat kali 1,0 - 2,0 kg. Phân urê bón thúc sau khi trồng
mới, lúc có đẻ nhánh và sau mỗi lần thu hoạch 3,0 - 3,5 kg.
Giống: Trồng bằng thân, giống tốt 3 - 4 tháng tuổi, cắt thành đoạn 20-30cm có ít
nhất 2 cặp lá hay 2 đốt để khi trồng ít nhất 1 đốt được vùi dưới đất để ra rễ, đốt nằm
trên mắt đất ra lá, hom bánh tẻ cho năng suất cao hơn hom gốc. bó thành từng bó 5 - 7
kg bằng dây mềm để thân cỏ không bị trầy sước,dập nát.
Cách trồng: Trước khi trồng các hom giống ươm 15 - 20 ngày cho mầm non xuất

xiện thì đem trồng, bổ hố trồng 4 hom /1m2 sâu 15 - 20cm. hom cách nhau 45 - 50 cm
lấp đất chặt, ngọn hom nho lên khỏi mặt luống 10 - 15cm.
Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi trồng 15 - 25 ngày, xới phá váng và diệt cỏ dại, bón
thúc.
Thu hoạch: Chè đại thu hái lá lứa đầu sau khi trồng được 100 - 120 ngày thu
cắt. Lứa tái sinh cứ 90 - 100 ngày sau lại được thu cắt. Sau khi thu hoạch cần xới ngay


×