Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu giá trị truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.79 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI TÔ HOÀI GIAI ĐOẠN
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

HÀ NỘI – 2017


Â

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI TÔ HOÀI GIAI ĐOẠN
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ MINH



HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa
luận tốt nghiệp đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.S Trần Thị
Minh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Tìm hiểu giá trị truyện
đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945”.
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi
đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo - Th.S Trần Thị Minh và
các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non. Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các
tác giả khác.
Hà Nội, ngày


tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
Chƣơng 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI TÔ HOÀI
GIAI ĐOẠN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945................. 6
1.1. Bức tranh thiên nhiên sinh động, phong phú ............................................. 6
1.2. Hiện thực cuộc sống con người................................................................ 13
1.2.1. Bi kịch về cái đói ................................................................................... 13
1.2.2. Cuộc đời lam lũ của người dân quê sau lũy tre làng ............................ 15
1.2.3. Hồi chuông báo động về những tính cách, lối sống đáng phê phán .... 18
1.2.4. Hoài bão về một cuộc sống tươi đẹp, tự do .......................................... 21
1.3. Những tình cảm cao đẹp .......................................................................... 23
1.3.1. Tình mẫu tử ........................................................................................... 23
1.3.2. Tình vợ chồng ........................................................................................ 25
1.3.3. Tình bạn................................................................................................. 27
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐỒNG THOẠI TÔ HOÀI
GIAI ĐOẠN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 .............. 31
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 31

2.1.1. Nghệ thuật nhân cách hóa .................................................................... 31
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, hành động . 33
2.1.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật dựa trên những chi tiết về phong tục ... 36
2.1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ ............................. 39


2.1.4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện... 39
2.1.4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật ........... 41
2.1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả tâm lí ...................... 44
2.2. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 48
2.2.1. Giọng trữ tình ........................................................................................ 48
2.2.2. Giọng hài hước...................................................................................... 50
2.2.3. Giọng châm biếm .................................................................................. 51
2.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện đồng thoại là một thể loại đã có quá trình phát triển lâu dài, đạt
được nhiều thành tựu trong dòng văn học Việt Nam hiện đại. Truyện đồng thoại
thường xuyên xuất hiện trong không gian gia đình và lớp học, nó trở thành người
bạn thân thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu trong
quá trình trưởng thành của mỗi con người. Với các nhà văn, truyện đồng thoại là
một mảnh đất màu mỡ cho họ thỏa sức sáng tạo.
Thế kỉ XX đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học hiện
đại Việt Nam nói chung đặc biệt là dòng văn học hiện thực giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng. Những hoàn cảnh đặc biệt của xã

hội trong giai đoạn này đã làm xuất hiện đông đảo các nhà văn trẻ đi sâu khai
phá, lột tả hiện thực xã hội đương thời với nhiều phương diện, khía cạnh khác
nhau. Tô Hoài là một trong các nhà văn trẻ tiêu biểu ấy. Các chặng đường
sáng tác của nhà văn gắn bó chặt chẽ với từng bước đi và có đóng góp xuất
sắc cho nền văn học hiện đại nước nhà. Thành công trên nhiều thể loại khác
nhau như: truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, bút kí, tiểu thuyết… nhưng có thể
nói những sáng tác trong mảng truyện đồng thoại đã gây được tiếng vang lớn
cho Tô Hoài và để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng bạn đọc, nhất là bạn
đọc tuổi thơ. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng
mảng truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm
1945 vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo và hoàn chỉnh. Vấn đề này vẫn còn
những khoảng trống có thể nghiên cứu, bổ sung đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, là
một giáo viên mầm non trong tương lai cùng với lòng say mê văn chương, tôi
muốn thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp các em hiểu và cảm
nhận được cái hay, cái đẹp cũng như những bài học sâu sắc trong mỗi câu
chuyện đồng thoại.

1


Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm
hiểu giá trị truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945”. Với đề tài này, chúng tôi muốn có được cách tiếp cận đúng đắn
với mảng truyện đồng thoại Tô Hoài đồng thời khẳng định tài năng sáng tạo
của nhà văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tuy xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào
những năm đầu thế kỉ XX và gây được tiếng vang lớn với tác phẩm Dế Mèn
phiêu lưu kí (Tô Hoài) nhưng lúc này truyện đồng thoại chưa được giới lý
luận phê bình đương thời chú ý đến, hoặc có chăng chỉ được nhắc đến như

một phần nhỏ trong quá trình sáng tác của các nhà văn nói chung cũng như sự
nghiệp văn chương của tác giả Tô Hoài nói riêng. Từ đầu những năm 1960,
khi sáng tác của Tô Hoài có vinh dự được đưa vào chương trình giảng dạy và
học tập thì những công trình nghiên cứu về truyện của ông ngày càng xuất
hiện nhiều hơn với các cấp độ khác nhau. Có thể kể tên một số công trình tiêu
biểu của các tác giả sau.
Nghiên cứu các tác phẩm của Tô Hoài, khi đi sâu phân tích nghệ thuật
viết truyện trong mảng đồng thoại, giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt
Nam 1945 - 1975 đã đưa ra những nhận định của mình về tài năng của nhà văn:
“Trong các truyện đồng thoại (Con mèo lười, Chim chích lạc rừng, Cá đi ăn thề),
Tô Hoài đã phát huy nhân tố tưởng tượng, phần phong phú nhất trong tư duy của
các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả năng
quan sát loài vật rất tinh tế với một bút pháp miêu tả giàu chất trữ tình và chất
thơ. Thiên nhiên ở đây giàu màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luôn động rộn
ràng, tươi vui, đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [xem 1].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Khải luận (Tổng tập văn học
Việt Nam, tập 30A) đã khẳng định tài năng viết truyện loài vật của Tô Hoài và

2


chỉ ra ý nghĩa xã hội của những sáng tác ấy: “Tô Hoài là một nhà văn có biệt
tài viết về loài vật. Đặt vào hoàn cảnh bấy giờ, ta có thể hiểu được ông muốn
nói gì với thanh niên qua câu chuyện vợ chồng gã Chuột Bạch (…) Tô Hoài
muốn giục giã thế hệ trẻ bằng những lời tâm huyết của một chú Dế Mèn trước
giờ đi xa (…) “O chuột” là một tập truyện độc đáo viết về loài vật. Phải coi
đây là sở trường đặc biệt của Tô Hoài” [xem 7].
Nghiên cứu phương diện nội dung trong mảng truyện đồng thoại của
Tô Hoài, tác giả Vân Thanh trong Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới
đã đưa ra nhận định của mình: “Thế giới loài vật là một nội dung đặc sắc và

độc đáo trong văn xuôi Tô Hoài, sáng tác một nhân vật trong thế giới của các
nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Ở ngoài tuổi hai mươi, Tô Hoài bộc lộ khả
năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của nhân
vật và đồng thời đưa lại thế giới nhân vật sự sống của con người” [10,13].
Trong lời giới thiệu cho Tuyển tập Tô Hoài, tác giả Hà Minh Đức đã
bắt đầu từ những nhận xét về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí: “Chú dế nhỏ bé
mang bao tâm trạng có ý nghĩa xã hội rộng rãi, ước mơ đổi thay hoàn cảnh,
ước mơ về một thế giới đại đồng xa xôi, ở đấy con người được sống trong hòa
bình, bình đẳng. Tác phẩm đã thể hiện được thành công chủ đề xã hội thông
qua câu chuyện về thế giới cỏ cây, loài vật. Những sự việc cụ thể, những mẩu
truyện hồn nhiên với tính chất tuổi thơ trong tác phẩm lại luôn mở ra những
liên tưởng phong phú với người lớn về mặt xã hội” [xem 2].
Khi tìm hiểu về Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả Trần Hữu Tá trong Văn
học Viêt Nam 1945 - 1975, tập II đã viết: “Dế Mèn phiêu lưu kí là một thành
công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn
học độc đáo của ông trong văn học đương thời cũng như trong lịch sử văn học
lâu dài sau này. Mỗi đối tượng độc giả - người lớn và trẻ nhỏ - đều có thể tìm
thấy ở Dế Mèn phiêu lưu kí những thích thú riêng. Tuổi thơ bị lôi cuốn bởi
cốt truyện lí thú lạ lùng, giàu kịch tính, pha trộn cả hiện thực và huyền thoại,

3


bởi thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi: chàng Dế Mèn hùng dũng, đường hoàng
đáng yêu; anh Dế Trũi cần cù, chung thủy; bác Xiến Tóc trầm lặng chán đời;
các chị Cào Cào ồn ào duyên dáng; cô Nhà Trò yếu đuối đáng thương; võ sĩ
Bọ Ngựa kiêu căng ngạo mạn; lão Cóc huênh hoang dở hơi; Ếch Cốm Đại
vương khệnh khạng thông thái giả… ngần ấy con vật, đông đúc nhốn nháo mà
sinh động, quen thuộc đấy mà sao vẫn làm ta ngỡ ngàng” [xem 9].
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại đã góp

thêm tiếng nói của mình về phương diện nội dung và nghệ thuật khi nghiên
cứu các tác phẩm truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài: “Truyện ngắn của
Tô Hoài không những đặc biệt về lời văn, về cách quan sát, về lối kết cấu, mà
còn đặc biệt cả về những đầu đề do ông lựa chọn nữa (…) Truyện của ông có
những tính chất nửa tâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe,
tưởng như những truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn
chút nào: ông không phải một nhà luân lý, truyện của ông không để răn đời.
Nó là những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài
có vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn
cũng có” [xem 8].
Qua những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy, dù đứng dưới góc độ nào
các nhà nghiên cứu cũng đều hướng tới khẳng định giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật truyện đồng thoại trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài;
dù quy mô các công trình nghiên cứu ở cấp độ nào cũng đều đi đến khẳng
định vị trí của những truyện đồng thoại cũng như tên tuổi của nhà văn Tô
Hoài trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học thiếu nhi
nói riêng. Cho đến nay, những tác phẩm truyện đồng thoại của ông vẫn giữ
sức sống lâu bền trong lòng các em nhỏ bao thế hệ.
Vì vậy, với đề tài này, khóa luận mong muốn góp thêm một tiếng nói
mới nhằm phát hiện những nét đặc sắc trong truyện đồng thoại Tô Hoài giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhìn từ phương diện nội dung và

4


nghệ thuật. Hi vọng, đây sẽ là đề tài có ý nghĩa đối với những ai quan tâm tới
truyện đồng thoại nói chung và truyện đồng thoại Tô Hoài nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng thoại Tô
Hoài giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Qua đó, thấy được ý nghĩa của truyện đồng thoại Tô Hoài đối với việc
giáo dục trẻ thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giá trị nội dung của truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945
- Giá trị nghệ thuật của truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi khảo sát những tác phẩm sau:
- Dế Mèn phiêu lưu kí, (NXB Kim Đồng, 2001)
- Truyện đồng thoại, (NXB Kim Đồng, 2005)
- Những truyện hay viết cho thiếu nhi, (NXB Kim Đồng, 2012)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp so sánh văn học.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung
của khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Giá trị nội dung truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chương 2: Giá trị nghệ thuật truyện đồng thoại Tô Hoài giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1

GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
TÔ HOÀI GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1. Bức tranh thiên nhiên sinh động, phong phú
Bước chân vào thế giới truyện đồng thoại Tô Hoài, ngoài những xúc
cảm trào dâng theo nỗi niềm của từng nhân vật, độc giả còn được đắm mình
vào trong bức tranh thiên nhiên bốn mùa vừa gần gũi, giản dị vừa hùng vĩ,
nên thơ.
Thời khắc khi xuân sang, thiên nhiên mang trong mình một vẻ đẹp tươi
xanh, nõn nà. Vẻ đẹp ấy cũng hiện lên mơn mởn trong bức tranh xuân mà Tô
Hoài dệt lên trong thiên đồng thoại Dế Mèn phiêu liêu ký. Trong cuộc phiêu
lưu kỳ thú và đầy mạo hiểm của mình, Dế Mèn cất bước hiên ngang vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ để được khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ
của thế giới đó đây. Tấm thân dạn dày trong gió sương đã có lúc thả mình
trong tiết xuân thơ mộng: “Những ngày xuân mới bắt đầu chim hót ơi ới đầu
cành. Ánh nắng lụa nõn nà phủ trên thân cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi
xanh mởn khắp mặt đất, cỏ xuân nhấm ngọt như đường phèn” [xem 3]. Qua
những áng văn miêu tả của Tô Hoài, các em như được đắm mình trong một
mùa xuân đậm đà phong vị nên thơ, ngạt ngào hương sắc.
Để khắc họa vẻ đẹp của mùa xuân, Tô Hoài còn mượn tiếng ca của
những cô bướm vàng, bướm trắng, bướm hồng, bướm nhung đang tung tăng
bay lượn để viết lên bản nhạc thánh thót, rộn ràng ngân vang trời đất:
“Cảnh như vẽ
Gió hây hây
Đào mỉm miệng

6


Liễu giương mày
Bướm nhặng bay

Trong bụi
Oanh vàng ríu rít
Đầu nhà
Chim én nhỏ hát hay” [ xem 3]
Không chỉ có trong Dế Mèn phiêu lưu kí, khung cảnh mùa xuân cũng
được hiện nhiều lần trong các trang đồng thoại khác như Dê và Lợn. Bức tranh
xuân đầu tiên xuất hiện khi chú Dê vừa trải qua một biến cố lớn của cuộc đời:
“Cu Xược đã đem mẹ Dê đi chọc tiết làm thịt rồi”. Trong nỗi đau quặn thắt của
Dê, khung cảnh mùa xuân thật ảm đạm, lạnh lẽo: “ Độ ấy đương là mùa xuân.
Nhưng chưa có mưa tới. Cỏ cây đã trút hết lá vàng cho mùa đông năm cũ bây
giờ cây cối đứng đợi nước trời, chưa thể trổ được một tấm lá nhỏ. Các bụi tre
không lá, trơ những cành rong như bộ xương cá. Cánh đồng khát nước , đất thì
nẻ mà cỏ thì cằn” [5,162]. Mùa xuân nơi đây như héo hon, cằn cỗi theo từng
tiếng lòng của Dê. Dê ngao ngán nghĩ về một nơi “Chỉ rặt những cỏ cằn, lá úa,
những sự trói buộc và những thằng Xược quái ác như ở đây” [5,164].
Trước nỗi chán chường ấy, trong lòng Dê nhen nhóm ý tưởng bỏ trại
mà đi để đến một nơi tươi đẹp. Đó chính là: “Ở bên kia đồi, mặt trời hạ
xuống, dáng nắng bừng vàng ánh lên một thung lũng xanh mờ. Ở chỗ ấy, cỏ
hẳn tốt lắm, cỏ hẳn xanh lắm” [5,165]. Khung cảnh mùa xuân trên mảnh đất
mà Dê đang mơ tưởng ở bên kia đồi sao hùng vĩ, nên thơ đến thế. Đó chính là
thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm. Bước chuyển mình ấy đã tạo nên
một bức tranh xuân kì vĩ, căng tràn nhựa sống.
Quyết tâm chạy trốn tới vùng trời mơ ước ấy, Dê vận động người bạn
Lợn Ỉn cùng đồng hành với mình. Khi thuyết phục bạn, một lần nữa, hình ảnh
mùa xuân bên kia đồi lại hiện lên lấp lánh trong mắt Dê: “Chiều hôm qua, tôi

7


nhìn sang thấy ánh nằng bừng trong cỏ lá xanh rờn và nước ao đầm sáng

loáng, hình như bên ấy đương có mùa xuân” [5,170]. Trong khi Dê và Lợn
đang sống trong một thế giới tù hãm, sự sống không thể nảy sinh thì khung
cảnh bên kia đồi cứ ngồn ngộn xanh rờn như reo vui, gọi mời. Những bất
công như giam cầm cả mùa xuân nơi đây khi muôn loài đợi chờ mỏi mòn
chưa có lấy một cơn mưa để nhen nhóm sự sống mới. Nơi tự do bên kia đồi
mới “đương có mùa xuân”. Trong con mắt Dê, cuộc sống, khung cảnh bên
kia đồi mới đẹp tươi đến nhường nào!
Cuối cùng thì một cuộc chạy trốn vội vã, đầy hi vọng đã diễn ra giữa
Dê, Lợn cùng với Mèo - kẻ cuối cùng lại là một tên phản bội. Trên con đường
hối hả tìm đến vùng trời mơ ước, khung cảnh mùa xuân tươi đẹp nơi họ đang
đứng như tiếp thêm động lực để họ vững tin tiếp tục cuộc hành trình đầy mạo
hiểm: “Gió thổi hiu hiu. Cái gió mát và nhẹ của những đêm cuối xuân. Những
cây sồi cao, lá nhỏ reo lên, tiếng lá lách chách vui vui. Sát mặt cỏ, những cây
sồi cũng lên tiếng lạt sạt nghe lạ tai. Ông giăng đã lên cao trên đỉnh đầu, tỏa
ánh sáng lấp lánh trong chòm lá sồi. Xa xa, những ngọn đồi chập chững ưỡn
lưng lên trên vòm trời xám, giát vài ánh sao lóng lánh. Ông giăng đêm mười
sáu tròn vành vạnh” [5,188]. Trong phút nghỉ chân sau chặng đường dài, Dê
thư thái tắm ánh trăng vàng và thưởng thức bản hòa tấu rộn ràng, nhộn nhịp
đang cất lên du dương từ cây cỏ. Dê say sưa cảm nhận một mùa xuân tươi
vui, tràn trề nhựa sống khác hẳn chốn nông trại.
Bên cạnh những ngày xuân thơ mộng, ngòi bút của Tô Hoài còn khắc
họa thiên nhiên mùa hạ một cách ấn tượng khiến độc giả vô cùng thích thú.
Đến với tác phẩm Một cuộc bể dâu, độc giả như được trải qua từng cung bậc
của cái nắng đặc trưng khi mùa hạ tới qua những câu văn vô cùng chân thực
mà sinh động của ông: “Có những buổi trưa, những buổi trưa hè, nắng to.
Ngoài vườn cây cối đứng chịu tội trong ánh nắng lửa. Những mảnh lá mướp

8



to bản đều cụp uốn xuống, để lộ ra những cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ
cánh sè sè của những con ong bò vẽ đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây
tranh” [5, 231]. Với các chất liệu tự nhiên như cây, hoa, ong… Tô hoài đã
nhào nặn nên một bức tranh mùa hạ đặc trưng, không bị pha loãng, hòa tan
với bất cứ khung cảnh thiên nhiên nào.
Tiết trời mùa hạ như rũ bỏ hoàn toàn cái nắng, cái nóng vốn có, ngập
tràn không gian hùng vĩ những gió và mây để gọi “mưa ào ạt đến” : “ Mây
đến rồi mây đi, mây đến mây lại đi, các tảng mây chuyển vùn vụt. Ấy thế rồi gió
nổi lên dạt dào trong các lũy tre” [ 5, 236- 237]. Với sự quan sát tỉ mỉ và tài năng
độc đáo của mình, Tô Hoài đã miêu tả bức tranh mùa hạ với tất cả sắc thái đặc
trưng của nó, mang đến cho bạn đọc cảm giác gần gũi cũng như cảm nhận đa
chiều về bức tranh thiên nhiên quen thuộc trong cuộc sống.
Xuân về - hè tới - thu sang, bức tranh mùa thu xinh đẹp dịu dàng
nghiêng mình trong từng trang đồng thoại của Tô Hoài. Ông dẫn người đọc
bước vào những ngày đầu thu trong veo, thơ mộng: “Mùa thu mới chớm nhưng
nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn lại
bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng
gần núi xa luôn luôn mới” (Dế Mèn phiêu lưu kí, trang 53). Trong thế giới
thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ của thiên truyện, ta vô tình bắt gặp một ngày chớm
thu trong trẻo đến thế qua hình ảnh dòng nước. Tô Hoài đã đặt một hòn cuội
trắng tinh nổi bần bật dưới đáy để lột tả dòng nước với vẻ đẹp tinh khôi, thanh
khiết ấy. Khung cảnh tươi đẹp ven sông như thổi một làn gió tươi vui vào bức
tranh mùa thu có phần lặng lẽ.
Đôi chân Mèn cứ ngang tàng bước đi mặc cho gió sương có làm bờ vai
rám nắng. Đến một ngày, Mèn ngỡ ngàng nhận ra đất trời lại đã sang thu:
“Chẳng còn mấy ngày nữa thì mùa xuân hết. Rồi mùa hạ qua đi, bây giờ hoa
sen trong đầm nước đã tàn rồi. Lá ngàn xanh ngắt bắt đầu úa đỏ.Trời đã ngả

9



sang mùa thu” (Dế Mèn phiêu lưu kí, trang 103). Nếu như ngày trước mùa thu
được cảm nhận qua dòng nước trong vắt thì giờ đây sắc lá úa đỏ lại gọi mùa
thu sang.
Màu lá úa đỏ đặc trưng cũng chính là chất liệu để Tô Hoài khắc họa
thiên nhiên mùa thu trong tác phẩm Võ sĩ Bọ Ngựa: “Bấy giờ đã vào giữa mùa
thu. Nắng dịu dàng xuống màu vàng. Bãi cỏ bắt đầu xơ xác và cằn lại. Những
chiếc lá hồng đã úa đỏ” [5, 43]. Bức tranh mùa thu hiện lên có phần ảm đạm
bởi sự cằn cỗi của bãi cỏ và màu úa đỏ của những chiếc lá hồng hiu quạnh.
Chỉ có ánh nắng mùa thu vẫn dịu dàng, chan hòa như thế.
Tạm biệt bức tranh giữa thu đượm buồn trong Võ sĩ Bọ Ngựa, ta cùng
nhau đi đến cuối mùa thu trong Ba anh em: “Một ngày cuối thu kia, gió thổi
hiu hiu. Nền trời có mây trắng bay. Ngoài lũy lá tre rụng ào ào. Thực là một
ngày thu êm và đẹp” [5, 132]. Trong tiết trời cuối thu vạn vật ánh lên một vẻ
đẹp thật trong lành và êm ả.
Theo dòng tuần hoàn của thiên nhiên, mùa thu êm dịu rồi cũng qua đi để
một mùa đông băng giá tràn về. Tô Hoài đã phác họa bức tranh mùa đông đậm
đà phong vị đặc trưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc: “Thế là mùa
rét đã tới. Cánh đồng vắng ngắt, màu xám trên trời và màu xám dưới đất đã liền
vào nhau ở giữa có gió suốt đêm ngày. Trẻ con ra ngoài đồng thì lạnh tai và đỏ
hắt mũi. Rét quá, rúm cả chân” (Dế Mèn phiêu lưu kí, trang 87). Bức tranh mùa
đông hiện ra với vẻ u ám, ảm đạm đến não nề.
Trong khi Dế Mèn và cư dân miền Cỏ May vẫn chưa tìm thấy một nơi
ẩn náu an toàn, ấm áp thì cái lạnh giá của mùa đông lại càng như khắc nghiệt
hơn: “Ngoài đồng, mây đen cuồn cuộn, gió thổi tan tác, mặt đất và gió lùa cái
giá buốt vào tận ruột gan, không ai muốn cất bước” (Dế Mèn phiêu lưu kí,
trang 88). Bức tranh mùa đông như thử thách, tôi luyện ý chí sắt đá của Dế
Mèn, để cuối cùng, Mèn đã gan góc vượt qua tất cả và thực hiện lí tưởng cao
đẹp về một thế giới đại đồng.


10


Đối lập với những ngày đông lạnh lẽo trong Dế Mèn phiêu lưu kí là
những ngày đông ấm áp đến ngọt ngào trong Võ sĩ Bọ Ngựa: “Một hôm, trời
có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao hai mẹ con hong cánh dưới
mặt trời” [5, 73]. Dưới tiết trời ấy, mẹ Bọ Ngựa đã nhẹ nhàng chỉ ra những
lầm lỗi mà cậu mặc phải trong những ngày mẹ vắng nhà. Bức tranh mùa đông
với : “Ánh nắng rung rinh trong lá cây” [5, 74] như bị nhòe đi trong đôi mắt
ngấn lệ của chú Bọ Ngựa khi đã nhận ra những lỗi lầm của mình. Nhà văn Tô
Hoài đã vẽ nên một khung cảnh mùa đông giản dị mà chất chứa bao tình cảm
cao đẹp, giúp độc giả vừa thưởng thức bức tranh thiên nhiên, vừa chiêm
nghiệm những đạo lí sống ở đời.
Với Đôi Ri Đá, độc giả lại có dịp chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh
mùa đông với một vẻ đẹp rất khác: “Bấy giờ là đầu mùa đông. Ngoài ruộng,
lúa chín vàng hây. Những bông thóc nếp mập và tươi ong óng, trĩu gù lưng
xuống. Màu vàng san sát giải từ cánh đồng làng Nghĩa Đô mênh mông đến
tận bờ tre làng Phú Gia” [5, 92]. Mùa đông trong đoạn văn được khắc họa bởi
vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đang đến độ thu hoạch. Tông vàng chủ đạo
như bao trùm cả đoạn văn, làm nên một vẻ đẹp giàu có, trù phú đối lập với
mảnh đời của các nhân vật trong tác phẩm.
Bên cạnh thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp, ta còn bắt gặp trong những trang
đồng thoại của Tô Hoài một thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. Đặt nhân vật
trong không gian bức tranh thiên nhiên phảng phất tâm trạng của mình, Tô Hoài
đã tạo nên một sự liên tưởng gần gũi, gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Ta
bắt gặp sự liên tưởng ấy trong các truyện đồng thoại của ông khi nhà văn đặt các
nhân vật vào những hoàn cảnh quyết định số phận, sự đổi thay cuộc đời.
Khát vọng được ra đi, khám phá những điều kì thú của thế giới đó đây
ngày một lớn dần trong Dế Mèn sau cuộc trở về từ thế giới loài người. Đưa
đôi mắt khát khao, cháy bỏng hướng ra xa, Mèn cảm thấy thiên nhiên thật bao

la kì vĩ: “Khi hoàng hôn xuống, mặt nước phương trời bỗng sáng lên trong

11


giây lát gợi vẻ bao la khêu gợi vô hạn lòng giang hồ” [3, 48]. Miêu tả tâm
trạng của “kẻ giang hồ”, Tô Hoài đã mượn bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà,
với khung cảnh hoàng hôn buông xuống huy hoàng rực rỡ, với mặt nước
phương trời ngút ngàn, vô tận. Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua tâm
trạng của kẻ giang hồ đang mang trí lớn càng trở nên hùng vĩ như giục giã đôi
chân cất bước lên đường.
Và rồi, cái ngày lên đường cũng đã đến, sát cánh bên Dế Mèn còn có
người em Dế Trũi cùng chung chí hướng, nguyện một lòng sinh tử có nhau.
Trong giờ phút dứt áo ra đi để khám phá thế giới ấy, Tô Hoài đã đặt nhân vật
vào khung cảnh: “Hôm ấy, nước đầm trong xanh, những áng cỏ mượt rời rợi.
Trời đầy mây trắng. Gió hiu hiu thổi như giục giã lòng kẻ ra đi” [3, 50].
Dường như trong niềm hân hoan, phấn khởi khi chí lớn được thực hiện, thiên
nhiên được nhìn qua lăng kính của kẻ khao khát vùng vẫy biển khơi trở nên
căng tràn nhựa sống, rạng rỡ sắc màu. Đó là màu xanh trong vời vợi của đầm
nước, là sức sống ngồn ngộn của áng cỏ “mượt rời rợi”, là màu trắng tinh
khôi của vầng mây lững lờ trôi trên bầu trời. Rõ ràng, bức tranh thiên nhiên
cảnh vật như một lời thúc giục, động viên quyết tâm của “kẻ ra đi”. Thiên
nhiên là động lực, là cảm hứng cho tâm trạng Mèn khi thực hiện quyết định
lớn, làm nên bước ngoặt của cuộc đời.
Thiên nhiên không phải lúc nào cũng đẹp tươi như thế và tâm trạng Dế
Mèn không phải lúc nào cũng hân hoan như ngày cất bước ra đi. Trong cuộc
hành trình đầy mạo hiểm, đã có lúc thiên nhiên ủ rũ, thê lương theo từng cơn
sóng gió của Dế Mèn. Ngày Mèn từ biệt miền Cỏ May để ra đi tìm người em
Dế Trũi, thiên nhiên ảm đạm hiện lên như chính nỗi lòng buồn bã của Dế
Mèn: “Bấy giờ đã tàn mùa hoa may từ lâu, trên đồng bãi và bờ ruộng chỉ còn

xám mờ những đám gốc rạ và gốc cỏ của trẻ chăn trâu đã nhổ lên, chất đống,
để đốt sưởi. Đám khói cỏ xanh ngắt trong vòm trời gió buốt, càng đượm vẻ

12


thê lương” [3, 92]. Khung cảnh thiên nhiên như thay Dế Mèn nói lên nỗi lòng
đau đáu về người em Dế Trũi. Không biết giờ này Trũi đang lưu lạc nơi
phương trời nào? Trũi có được bình an hay đang là kẻ tù binh khốn khổ? Trũi
và Mèn bao giờ mới có ngày hội ngộ? Tất cả nỗi niềm ấy cứ khắc khoải khôn
nguôi, bao trọn không gian của một ngày đông buồn.
Với sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ và tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ,
Tô Hoài đã dẫn các em tới chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên bốn
mùa đậm đà phong vị đặc trưng mà nên thơ, sống động; giúp các em cảm
nhận một thiên nhiên trĩu nặng những tâm tư, tình cảm của nhân vật. Những
áng văn miêu tả đó cũng chính là yếu tố làm nên giọng điệu trữ tình trong các
sáng tác của ông đồng thời khẳng định tài năng độc đáo của một nhà văn lớn.
1.2. Hiện thực cuộc sống con ngƣời
1.2.1. Bi kịch về cái đói
Khai thác hình thức đồng thoại, Tô Hoài đã khắc họa một cách chân thực,
đầy ám ảnh bi kịch về cái đói thông qua phận đời của những loài vật trong các
tác phẩm như: Ba anh em, Dê và Lợn, Mèo già hóa cáo, Hai con ngỗng, Dế Mèn
phiêu lưu kí… Trong các tác phẩm ấy, cái đói và miếng ăn tuy là câu chuyện của
loài vật nhưng vẫn nằm trong mạch cảm hứng của con người bởi chúng đã được
nhân cách hóa để trở thành một ẩn dụ của con người trong xã hội.
Cũng như nhiều nhà văn đương thời, Tô Hoài quan niệm miếng ăn “là
thử thách ghê gớm đã phân hóa tính cách theo hai thái cực hoặc mất cả nhân
cách (...) hoặc trở thành những bậc trí thiện” [7, 272]. Chúng ta cùng nhau tìm
hiểu xem Tô Hoài đã miêu tả bi kịch xót xa về cái đói và miếng ăn như thế
nào ở thái cực thứ nhất - Do đói đến nỗi không còn biết trời đất là gì nữa nên

sẵn sàng làm hại kẻ khác miễn là mình có ăn, điển hình cho tính cách này
chính là gã Mèo xảo quyệt trong Ba anh em. Mèo bỏ nhà lang bạt đã mấy
ngày nên đói lắm, trong cơn đói quằn quại ấy, Mèo trở về nhà và gặp Chó

13


Vện cùng Chó Đen đang rủ nhau bỏ trốn. Cái đói dường như đã lấy đi nhân
cách của gã Mèo khiến gã u mê chỉ nghĩ đến việc được thưởng ăn ngon mà
nhẫn tâm báo cho lão chủ trại biết cuộc chạy trốn của hai chú Chó. Kết cục
hai chú Chó bị bắt về và tiếp tục hứng chịu những trận đòn roi đau đớn. Cũng
vì miếng ăn mà hai con Mèo trong Mèo già hóa cáo đã bày trò lừa Chó Nhôm
khiến Chó Nhôm bị ông chủ phết cho một trận nên thân.
Ở thái cực thứ hai, người đọc bắt gặp trong Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô
Hoài cái đói đã làm bừng sáng lên vẻ đẹp cao cả của hình tượng. “Qua ngày mười
cả hai chúng tôi không đứa nào còn có thể đứng lên được. Cái đói ghê gớm cứ
đánh liệt dần từng bộ phận trong người, bây giờ đến lúc nó làm dúm kheo lại,
chân run lẩy bẩy lại phải nằm móp bụng xuống” [2, 56]. Trước tình thế éo le
này, tấm lòng của Dế Trũi với Dế Mèn hiện ra cao cả, cảm động: “Chú cứ
khẩn khoản chìa đôi càng lên mời tôi ăn”. Tấm lòng cao cả của Dế Trũi và
hành động từ chối kiên quyết của Dế Mèn đã thắp sáng lung linh một tình bạn
cao đẹp. Cái đói thực sự là một thử thách mà tình bạn của Dế Trũi và Dế Mèn
được thử lửa càng thêm sâu sắc, bền chặt.
Không làm tha hóa nhân cách, cũng không khiến nhân vật trở thành
những bậc trí thiện, đôi khi cái đói đơn thuần hiện lên khắc khoải như một nấc
thang tột cùng nỗi khổ của loài vật. Chẳng hạn như trong xóm đầm lầy của Đại
vương Ếch Cốm trong Dế Mèn phiêu lưu ký, anh em Dế Mèn và Dế Trũi xót xa
khi nhận ra “Nước hồ lâu mưa thì trong vắt, chỉ đẹp mắt mà không có thứ gì ăn,
nên cư dân trong hồ đói lắm” [2, 61]. Đọc Chuột thành phố, chúng ta không
khỏi bị ám ảnh về lũ chuột đói mèm phải ăn cả xà phòng, dây giày và thường

xuyên uống nước lã. Từ việc miêu tả sự gian nan tranh đấu để kiếm miếng ăn
của loài chuột, nhà văn đã đưa người đọc tiếp cận hình ảnh ngôi nhà mà ở đó
“chĩnh gạo không, chai nước mắm không”. Sự hiện diện của cuộc sống con

14


người trong trường hợp này có ý nghĩa bổ sung tương hợp để tạo ra những cảm
nhận đa chiều về bức tranh hiện thực mà nhà văn phản ánh.
Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác cái đói và miếng ăn làm cho tiêu
mòn đi, hủy diệt đi nhân cách, nhân phẩm, nhân tính con người thì Tô Hoài
lại đóng góp một tiếng nói riêng trong đề tài ấy khi phản ánh tình trạng thảm
hại và nỗi khát khao về một cuộc sống đổi thay qua từng trang đồng thoại. Sự
liều lĩnh trong cơn đói cuồng quay đã khiến cho nhân vật xuất hiện khát khao
được giải thoát để tìm đến một vùng trời mơ ước có ánh sáng tự do và được
no ấm mỗi ngày.
Cuộc sống của hai chú chó trong Ba anh em là những tháng ngày phải hứng
chịu liên tiếp đòn roi: “Bị cùm suốt ngày không được ăn uống gì cả”. Không
muốn chịu đựng thêm những tháng ngày giam hãm và cơn đói hành hạ hơn nữa,
Vện và Đen quyết chí cùng nhau tìm cách ra đi. Chú Dê trong Dê và Lợn cũng
vậy, cái nỗi niềm "ở đây khổ cực" cũng trĩu nặng tâm tư của chú Dê trẻ tuổi. Khi
còn nhỏ Dê đã không được bú mẹ nên gầy loeo khoeo. Dê chán ngán cuộc sống
hiện tại mà mơ tưởng về chân trời khác. “Ở chỗ ấy cỏ hẳn tốt lắm. Cỏ hẳn xanh
lắm. Ở đấy hẳn không có thằng Xược độc địa” [4, 164]. Ý nghĩ nung nấu tâm can
Dê và Dê đã thực hiện cuộc vận động bầy đàn cùng bỏ trốn mà đi. Rồi cuối cùng
cuộc ra đi của nhân vật không thành nhưng nó thật sự đã mang đến tiếng nói phản
ánh hiện thực và khát vọng về một thế giới khác tốt đẹp hơn.
Trong miêu tả, Tô Hoài quan sát loài vật từ góc độ theo những mối
tương quan hình thức, nội dung khác nhau. Nhà văn không miêu tả dài dòng
nhưng nhờ từ ngữ góc cạnh, so sánh thú vị kết hợp với nét sắc sảo mà đã tạo

được ấn tượng sâu đậm với bạn đọc về những bi kịch xót xa do cái đói gây ra.
1.2.2. Cuộc đời lam lũ của người dân quê sau lũy tre làng
Cuộc sống nhỏ bé, tù túng, mỏi mòn, luôn lo sợ về những tai ương khó
nhọc của các nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại Tô Hoài chính là tấm

15


gương phản chiếu sâu sắc hiện thực cuộc sống con người giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những đau khổ, bất hạnh của các con vật
hiện lên một cách cụ thể, chân thực như nó vốn có ở đời. Bởi “Chúng đã được
định hướng như một con người trong xã hội” [6, 64]. Viết về những con vật
và số phận hẩm hiu của chúng, Tô Hoài biểu lộ một cái nhìn, một thái độ yêu
mến sẻ chia, một sự đồng cảm sâu sắc chân thành với những con người đau
khổ bị đè nén, sống bất hạnh giữa cuộc đời.
Dê Đen trong Dê và Lợn và chị Nhà Trò trong Dế Mèn phiêu lưu ký
đều mang số phận của những đứa trẻ mồ côi. Tiếng khóc ấm ức, nỉ non của
chị Nhà Trò khi kể về phận đời mình cho Dế Mèn không khỏi làm ta đau xót:
“Năm trước, phải khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện.
Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm
yếu, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm nghèo túng
vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được, Nhện cứ nhất định bắt em trả
nợ nó. Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường
để bắt em, vặt chân vặt cánh ăn thịt em” [3, 36]. Chú Dê trong Dê và Lợn
cũng chịu chung số phận mồ côi mẹ như chị Nhà Trò. Thằng Xược độc ác
ngang nhiên cướp đi người mẹ hiền, người chở che Dê trước những sóng gió
cuộc đời. Sau cái chết tức tưởi của mẹ, Dê “chợt hiểu ra người ta áp chế Dê
nhiều quá” [5, 161].
Vện và Đen trong Ba anh em cũng sống một cuộc đời đau khổ. Cuộc sống

của Vện và Đen là chuỗi ngày dài hứng chịu nỗi đau về thể xác bởi lão chủ nhà
độc ác: “Lão ta bèn thủ một cái gậy, cốp cho mỗi cậu mười gậy thật đau. Hai con
chó đau quá” [5, 111]; “Lão bổ luôn mấy gậy xuống đầu chó đen” [5, 113]; “Hai
cu cậu định tháo lui thì một trận mưa gậy đã giáng xuống đầu xuống lưng” [5,
115]; “Lão giáng cho mỗi cu cậu một gậy hạng nặng” [5, 119].

16


Dù không phải hứng chịu những trận đòn chí mạng hay sự hành hạ của
cơn đói, cuộc đời của chú Chuột Nhắt trong Đám cưới chuột vẫn trải dài trong
những tháng ngày khổ đau, bất hạnh. Cái chân bị thọt trong buổi lễ vinh quy
đã khiến cậu bị từ hôn. Nanh vuốt của lão Mèo lại cướp đi sinh mạng của mẹ
Chuột khi hắn đến khà khịa về cái chuyện cưới xin đã không thành ấy. Kể từ
đây, cuộc đời cậu bị mất phương hướng. Chú Chuột Nhắt hiện lên với một bộ
dạng thật thảm hại khi cùng với cái chân thọt “người chú gầy tọp lại. Lông tóc
chú rụng nhiều quá, hói hết cả đỉnh đầu” [5, 36]. Người ta không còn nhìn
thấy một vị tân khoa oai phong ngày nào nữa, chỉ thấy hình ảnh một kẻ tật
nguyền cả về thể xác lẫn tâm hồn ôm mộng báo thù.
Bước vào trang đồng thoại Tô Hoài, độc giả còn bắt gặp phận đời long
đong, khổ cực của những cặp vợ chồng, ấy là vợ chồng nhà Ri Đá (Đôi Ri
Đá) và vợ chồng nhà Cóc (Trê và Cóc). Sống dưới một xã hội mà những tai
họa có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, hết lần này đến lần khác, vợ chồng Ri
Đá phải rời bỏ chiếc tổ sau bao ngày lam lũ, khổ cực mới dựng được để bay
đi lánh nạn và cuối cùng, họ không bao giờ còn quay trở về đó nữa. Bên cạnh
đó, sống dưới một chế độ mà những áp bức, bất công cứ ngày càng dồn nén,
đè nặng lên đôi vai bé nhỏ, vợ chồng nhà Cóc đã long đong bao ngày theo
kiện để đòi lại những đứa con thơ dại đã từ tay gã Trê độc ác.
Nỗi khổ của người dân đen như trào dâng lên đến đỉnh điểm bởi những
cái chết tức tưởi, kinh hoàng. Ngỗng em (Hai con ngỗng) sống trong một xã

hội luôn rình rập những mối hiểm nguy, tồn tại những nỗi sợ hãi mà không gì
có thể đẩy lùi đi được. Xã hội ấy thản nhiên cướp đi sinh mạng của Ngỗng em
một cách dễ dàng dưới ánh trăng “giãi lạnh lùng”. Không ai bênh vực, không
một thế lực chở che, sau một tiếng “kíu” kinh hoàng cất lên, Ngỗng em tức
tưởi ra đi mãi không bao giờ trở về nữa.
Nhan đề Một cuộc bể dâu như đã dự báo kiếp sống thăng trầm của cộng
đồng loài vật có trong tác phẩm. Cuộc sống của chúng êm đềm trôi qua cho

17


đến khi đất trời “trái gió”. Chàng Gà Chọi hảo hán oai phong lẫm liệt cũng
không thoát khỏi một cái kết thương tâm “buổi chiều thì Gà Chọi tắt thở”.
Vậy là một đấng anh hào vang bóng một thời cũng không thể chống cự lại
được guồng quay nghiệt ngã của chế độ. Một chế độ mà những bi kịch kinh
hoàng cứ bất chợt giáng xuống phận đời nhỏ bé mong manh khiến họ không
kịp trở tay và cũng không thể chống đỡ nổi.
Có những sự ra đi đã gieo vào lòng độc giả biết bao nỗi xót xa, đó là
cái chết của Dế Choắt (Dế Mèn phiêu lưu kí). Vì trò đùa tai quái, ngỗ ngược
của Dế Mèn lúc còn nông nổi mà Dế Choắt phải hứng chịu những nhát giáng
như “chọc xuyên trời đất” của mụ Cốc và mãi mãi ra đi. Phận đời của Dế
Choắt cũng chính là một hình ảnh ẩn dụ cho người dân thấp cổ bé họng lúc
bấy giờ. Choắt không thể tự định đoạt cuộc sống của mình. Sự sống vốn đã
mong manh của Choắt bị người ta dễ dàng cướp đi dẫu cho nhân vật biết sợ
hãi trước những nỗi hiểm nguy và an phận sống một cuộc đời nghèo đói, khổ
cực.
Tô Hoài bằng tấm lòng nhân hậu đặc biệt của mình đã viết về những
phận đời lam lũ, cùng quẫn bằng tất cả sự sẻ chia và cảm thông sâu sắc. Dẫu
vậy kết cục số phận của các nhân vật đều đượm buồn. Phải chăng dấu ấn bi
quan, bế tắc của văn học hiện thực đương thời đã chi phối, ảnh hưởng đến

những truyện loài vật này?
1.2.3. Hồi chuông báo động về những tính cách, lối sống đáng phê phán
Truyện đồng thoại Tô Hoài không những khiến người đọc liên tưởng
tới một thế giới loài vật phong phú, đa dạng mà còn tái hiện lại tính cách nhân
vật điển hình, đại diện cho tầng lớp con người trong xã hội với nhiều tình
huống, hoàn cảnh sống phức tạp khác nhau. Đặt vào hoàn cảnh xã hội Việt
Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 bấy giờ, có những tính
cách, lối sống tưởng chừng như vô hại nhưng lại thực sự nguy hiểm, rất đáng

18


lên án và phê phán. Đó chính là lối sống của một hạng người vô vị, đơn điệu,
tù túng trong cái “ao đời phẳng lặng” hay như cách nói của Nam Cao đó là
cuộc sống “chết mòn”.
Gã Chuột Bạch trong Truyện gã Chuột Bạch đã sống một cuộc đời như
thế. Suốt đời chỉ quanh quẩn với việc ăn gạo, đánh võng và ngủ đứng. Đối với
gã mọi việc trên đời chỉ như vậy, không thay đổi, không ồn ào. Gã tự nguyện
chấp nhận cuộc sống an phận thủ thường, tù túng, đơn điệu và tẻ nhạt.
Trước khi được Dê Đen thức tỉnh, Lợn Ỉn trong Dê và Lợn cũng đang
chìm đắm, u mê trong lối sống tai hại trên. Cuộc sống mà Dê Đen cho là chốn
ngục tù thì với Lợn Ỉn nó vẫn rất thoải mái. Có lẽ suốt đời “nhòm nhõm ngơ
ngẩn” trong cái chuồng hôi hám đã khiến Lợn “cứ ăn no là khoái” mà “quên cả
thế nào là nghĩa của hai chữ tự do”. Lợn hào hứng thanh minh với Dê Đen về
cuộc sống “loanh quanh, luẩn quẩn” ngày nào cũng thế mà Lợn đang rất hài
lòng: “Này tôi có thể cạy cửa, leo xuống cầu thang rồi chơi tha thẩn trong sân.
Những lúc cuồng cẳng tôi vẫn leo xuống đi thế luôn” [5, 168]. Lợn bằng lòng
với cuộc sống hiện tại và nếu không có Dê Đen thức tỉnh thì mãi mãi Lợn chỉ
mê muội trong “cái thoải mái có hàng rào đó” mà thôi.
Gã Mèo Mướp trong O Chuột cũng là một hình bóng khác của loại

người như Chuột Bạch và Lợn Ỉn. Thực ra, gã chỉ là một kẻ ăn không ngồi
rồi. Những biểu hiện bên ngoài của gã về dáng hình, điệu bộ, động tác có vẻ
oai nghiêm, tư lự, đăm chiêu nhưng bên trong lại chẳng có tư tưởng gì. Cuộc
đời gã là gì nếu không phải chỉ là sự khó chịu với những tiếng động nhỏ, rúc
rích của đám Chuột Nhắt vì đã phá tan sự yên tĩnh cố hữu của gã. Và rồi gã
cũng dành tất cả đời mình để làm một việc rất vô bổ, tẻ nhạt, không mục đích
là luẩn quẩn đi "o chuột"
Ngoài lối sống “mòn” trên, thế giới nhân vật trong những trang đồng
thoại của Tô Hoài còn hội tụ một số tính cách, thói tật cần thẳng thắn lên án,
phê phán mà trước hết đó là thói hung hăng, ngông cuồng, kiêu căng, ngạo

19


×