Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc Toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.41 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

LÊ THỊ THU HÀ

TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA TRẦN QUỐC TOÀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Thiếu nhi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Dƣơng Thị Thúy Hằng ,
ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích để
em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm
Non trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và các
bạn để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017


Sinh viên

Lê Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết
quả và các số liệu trong khóa luận chƣa đƣợc ai công bố dƣới bất cứ
hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TẬP TRUYỆN “NHỮNG
TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA TRẦN QUỐC TOÀN ........ 7
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm ................................................................... 7
1.1.1. Tác giả Trần Quốc Toàn ......................................................................... 7

1.1.2. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Trần Quốc Toàn
........................................................................................................................... 9
1.2. Một số đặc điểm nội dung tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu
nhi” của Trần Quốc Toàn ................................................................................ 10
1.2.1 Những câu chuyện về trẻ thơ ................................................................. 10
1.2.1.1 Những câu chuyện trẻ thơ gần gũi và ngộ nghĩnh .............................. 10
1.2.1.2. Những câu chuyện trẻ thơ xúc động .................................................. 18
1.2.2. Những câu chuyện về ngƣời lớn trọng tình .......................................... 22
1.2.3. Những câu chuyện về thế giới loài vật sinh động ................................. 31
1.2.4. Thiên nhiên tƣơi đẹp ............................................................................. 36


CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP TRUYỆN
“NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI “ CỦA TRẦN QUỐC
TOÀN .............................................................................................................. 39
2.1.Thể loại……………………………………………………………………………………………….. 39
2.1.1. Truyện cổ viết lại .................................................................................. 39
2.1.2. Truyện đồng thoại ................................................................................. 44
2.1.3. Những truyện ngắn hiện đại khác ......................................................... 46
2.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 48
2.2.1. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, đồng dao ....................................... 48
2.2.2. Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng.................................................. 51
2.2.3. Sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng, dân dã ................................................. 53
2.3. Giọng điệu ................................................................................................ 55
2.3.1. Giọng điệu vui vẻ, hài hƣớc .................................................................. 55
2.3.2. Giọng điệu trữ tình đậm chất thơ .......................................................... 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn chƣơng khơi dậy cảm xúc cho con ngƣời, khiến ngƣời ta khóc
cƣời, buồn vui, yêu ghét… cùng nhân vật. Đời sống tình cảm của con ngƣời
đƣợc giàu có, phong phú lên nhờ những trang văn. Đối với trẻ em – lứa tuổi
hồn nhiên, trong sáng, dễ tiếp nhận – điều này lại đặc biệt cần thiết. Đƣa văn
chƣơng đến với trẻ em cũng là một cách thức để giáo dục các em.
Tiếp xúc với các tác phẩm văn học, trẻ nhƣ đƣợc hòa mình vào thế giới
sinh động của cỏ cây, hoa lá, các con vật, đồ vật… trong tác phẩm. Thêm nữa,
với trí tƣởng tƣợng phong phú, bay bổng, tƣ duy phát triển mạnh; trẻ có thể
hiểu đƣợc khá đầy đủ nội dung và ý nghĩa của những câu chuyện, bài thơ; tự
rút ra bài học cho bản thân và ý thức đƣợc hành vi của mình. Chính vì vậy,
văn học trẻ em có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục toàn diện nhân cách
cho trẻ.
1.2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, xuất hiện nhiều tác giả
chuyên chú viết cho các em. Có thể kể đến Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Huy
Tƣởng, Phong Thu, Võ Quảng…. Với lao động nghệ thuật miệt mài và tình
yêu đối với trẻ nhỏ, họ đã xây dựng đƣợc nền móng vững chắc cho văn học
trẻ em Việt Nam phát triển. Khác với các tác phẩm văn học trẻ em dịch, đến
với thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các tác giả văn học Việt Nam, các
em đƣợc tiếp xúc với những điều giản dị, gần gũi, quen thuộc với các em
hàng ngày. Đó là những tác phẩm văn học của trẻ em Việt Nam, cho trẻ em
Việt Nam.
Trên nền ấy, Trần Quốc Toàn là một cây bút quen thuộc và tạo đƣợc dấu
ấn khá rõ nét. Ông đƣợc biết đến là một trong những nhà văn viết cho trẻ em
đầy sung sức.

1



Trần Quốc Toàn có “vốn liếng” đầy đặn về thế giới trẻ em, không chỉ
bằng sự tích lũy trong những năm tháng đứng trên bục giảng; mà ngay cả khi
không làm công tác giảng dạy nữa, ông vẫn đƣợc sống chung với những
ngƣời bạn nhỏ của mình bằng tất cả sự quan tâm, tình yêu thƣơng. Viết cho
trẻ em, viết về chính những điều trẻ em đang háo hức tìm hiểu, khám phá nhƣ
một “ngƣời bạn lớn” trò chuyện với “ngƣời bạn nhỏ” là điều không hề dễ
dàng, nếu nhà văn không thực sự dành sự quan tâm và tài năng cho những
cuộc “trò chuyện” hấp dẫn thú vị này. Trần Quốc Toàn đã làm đƣợc điều này.
“Những truyện hay viết thiếu nhi cho” của Trần Quốc Toàn là tập
truyện tập hợp những sáng tác tiêu biểu hơn cả dành cho trẻ em của tác giả
này. Mỗi câu chuyện là một điều mới mẻ, bổ ích. Có những câu chuyện viết
về trẻ thơ trong trẻo. Cũng có những câu chuyện ngƣời lớn trọng tình trọng
nghĩa; lại có những câu chuyện về loài vật kì thú, sinh động. Sự sinh động,
phong phú, hấp dẫn và đầy tính giáo dục hiện diện trên từng trang văn.
Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài Tìm hiểu nội dung
và nghệ thuật tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Trần Quốc
Toàn làm đề tài khóa luận. Chúng tôi hy vọng rằng có thể bƣớc đầu nhận diện
những nét cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tập truyện này, từ đó
góp phần phục vụ cho quá trình công tác sau này của chính bản thân mình.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, Trần Quốc Toàn là một trong những tác giả nhận đƣợc nhiều
đánh giá ƣu ái, trìu mến về những đóng góp của ông đối với sự phát triển của
văn học trẻ em Việt Nam.
Bậc thầy văn xuôi Nguyễn Khải khẳng định: “Tôi đọc tản văn của Trần
Quốc Toàn 2 hơi, vừa tròn 2 buổi sáng, đọc liền mạch, càng đọc càng hứng
thú, nhƣ đƣợc trò chuyện với một ngƣời bạn, đi nhiều, đọc nhiều, biết nhiều
và còn biết thuật lại một cách hóm hỉnh sâu sắc”. [1,5]

2



Khi bàn về sự hóm hỉnh trong mỗi trang văn của Trần Quốc Toàn, nhà
văn Nguyễn Khải cũng viết: “Lại phải có cả cái mỉm cƣời nữa, lúc thông cảm,
lúc cay chua, lúc giễu cợt, thấp thoáng giữa các dòng chữ”. [1,5].
Cũng cùng quan điểm khẳng định đề cao, nhà văn Tô Hoài đã nhận xét:
“Những truyện thật ngắn, có chuyện chỉ ba bốn trăm chữ. Nhƣng gợi cảm
tƣởng man mác khiến ngƣời đọc mải mê quên để ý truyện ngắn hay dài.... Ý
nghĩa những câu chuyện rất thấm thía. Tâm lý thiếu nhi lúc nào cũng vừa thiết
thực vừa bay bổng thật xa, thật mênh mang...” (Tô Hoài – Tuần báo Ngƣời
Hà Nội).
Trong bài “Tổng kết cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi - tuần báo văn nghệ
ngày 3/10/1987”, có khẳng định: “Trần Quốc Toàn đã tìm đƣợc hƣớng viết
mới, viết về những chuyện thƣờng ngày của các em... Hầu hết các câu chuyện
rất ngắn của anh đều vui, vui một cách kín đáo, không ồn ào, và vì vậy nên có
duyên” ”. (Bài tổng kết cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi - tuần báo Văn Nghệ
ngày 3.10.1987).
Có thể thấy, đại đa số các ý kiến đều gặp nhau ở điểm là đề cao, khẳng
định tài năng, tâm huyết với nghề của Trần Quốc Toàn. Tuy nhiên cho đến
nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống vấn đề nội
dung và nghệ thuật trong các sáng tác cho trẻ em của Trần Quốc Toàn. Trên
cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập Những
truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc Toàn.”
3. Mục đích nghiên cứu
Qua khóa luận này, bƣớc đầu, chúng tôi muốn thâm nhập vào thế giới
nghệ thuật trong các sáng tác viết cho trẻ em của Trần Quốc Toàn; tìm hiểu
những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập truyện. Thông qua đặc
điểm về nội dung và nghệ thuật của tập truyện, Trần Quốc Toàn cung cấp cho
các em những câu chuyện trẻ thơ, trong trẻo, những câu chuyện ngƣời lớn

3



trọng tình, những câu chuyện về thế giới loài vật sinh động và giáo dục cho
các em những phẩm chất đạo đức tốt, cách sống tốt để đƣợc mọi ngƣời quý
mến. Qua đó, một lần nữa chúng tôi muốn khẳng định tài năng và những đóng
góp của Trần Quốc Toàn đối với sự phát triển của văn học trẻ em Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận tập trung khai thác những nét cơ bản về nội dung và nghệ
thuật của tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc
Toàn”.
5. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập Những
truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc Toàn”, chúng tôi tập trung
khảo sát 29 truyện ngắn của ông viết cho trẻ em đƣợc in trong cuốn “Những
truyện hay viết cho thiếu nhi” của Trần Quốc Toàn”, nhà xuất bản Kim Đồng,
năm 2015. Cụ thể nhƣ sau:
1. Lá đa mặt nguyện
2. Trạng khế
3. Dưa hành
4. Nàng măng và chàng Mo Nang
5. Heo mẹ chí tình
6. Bài Hịch trên những tờ lá xanh
7. Những cuộc điều tra của chó Mực
8. Đũa cả mông mang
9. Tiều ngựa
10. Có một bò con tuổi nhi đồng
11. Học trong bụng mẹ
12. Đi tìm vần
13. Cài máy tính nhỏ


4


14. Tập làm văn
15. Máy chữa tè dầm
16. Nấu cơm thi
17. Rừng và biển
18. Trường tương ớt
19. Học toán với phật Bà
20. Đêm hoa đăng thành phố
21. Đi thăm ông nội
22. Nhà bảo sanh gà
23. Người buông mùng cho trâu
24. Cùn sự chổi
25. Quà tặng ngày 20
26. Trăm vạn bờm vàng
27. Những chầm đường ngọt ngào
28. Những bác khổng lồ
29. Trời cao cúi xuống
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp sau đƣợc chúng tôi sử dụng chủ yếu trong khóa luận
này:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
đƣợc triển khai trong 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Đặc điểm về nội dung tập truyện “Những truyện hay viết
cho thiếu nhi” của Trần Quốc Toàn


5


Chƣơng 2: Đặc điểm về nghệ thuật tập truyện “Những truyện hay viết
cho thiếu nhi” của Trần Quốc Toàn

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG TẬP TRUYỆN “NHỮNG TRUYỆN HAY
VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA TRẦN QUỐC TOÀN
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Trần Quốc Toàn
Nhà văn Trần Quốc Toàn sinh năm 1949, ở nhà hộ sinh số 3 Hàng
Ngang, cách Bờ Hồ vài trăm mét. Chính bởi vậy, ông đã đƣợc hít thở không
khí sông Hồng ngay từ trong bụng mẹ. Nhƣng ông lại sống và làm việc chủ
yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Suốt thời thơ ấu , Trần Quốc Toàn đã cuốc bộ
theo đƣờng tàu điện đi học. Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, hiệu kem Bốn
Mùa… là chỗ thƣờng xuyên “đi thực tế” của ông. Văn hóa 36 phố phƣờng đã
in dấu đậm nét trên nhiều trang viết của Trần Quốc Toàn. Dấu ấn của những
năm tháng tuổi thơ với phố phƣờng Hà Nội và sau này, chính sự đi nhiều, trải
nghiệm nhiều đã đƣa đến cho mỗi trang văn của Trần Quốc Toàn vừa mang
đậm không khí của vùng đất kinh kì tinh tế, thanh lịch, với nhiều nét bản sắc
tƣơi đẹp.
Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Đại học sƣ phạm, Trần Quốc Toàn xin
lên Cao Bằng nhƣng cuối cùng, ông lại về với vùng núi thấp Bất Bạt, Ba Vì,
và sau này còn thấp hơn - thị xã Sơn Tây – một xứ Đoài với “vƣờn văn học”

phì nhiêu. Ở đây ông đã làm quen với Quang Dũng tài hoa, làm bạn vong niên
với Hoàng Tố Nguyên, Trần Lê Văn, Nguyễn Khắc Dực…; kết thân với Bế
Kiến Quốc, bạn đồng lứa. Chính Bế Kiến Quốc đã chép thơ của Trần Quốc
Toàn gửi báo Văn Nghệ. Năm 1976, Trần Quốc Toàn đƣợc sung vào đội ngũ
giáo viên trƣờng sƣ phạm tỉnh Đồng Tháp.
Trần Quốc Toàn là ngƣời dành tình cảm đặc biệt cho con trẻ ngay từ
những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Cũng chính tình cảm ấy đã

7


thôi thúc ông luôn cố gắng và trở thành ngƣời thầy giáo trẻ. Hơn hai mƣơi
năm đứng trên bục giảng đã để lại những dấu ấn khá rõ nét trong văn thơ
Trần Quốc Toàn. Mảng thơ văn ông viết cho trẻ em quả là sự lựa chọn chân
xác; nó bắt đƣợc cái tạng mạch tâm hồn ông; xuất phát là thầy và mãi mãi yêu
quý những đứa học trò nhỏ bé. Có lẽ, việc viết văn thơ cho trẻ em với ông là
vẫn tiếp tục nghề sƣ phạm nhƣng ở một hình thức khác.
Những năm 1980 – 1990, văn chƣơng của Trần Quốc Toàn có xu
hƣớng thiên về phê phán, lật tẩy những cái giả dối. Tuy vậy, trên trang viết
Trần Quốc Toản, ta vẫn bắt gặp một màu hồng, không phải là thứ hồng của
son phấn tô vẽ mà là màu hồng của bình minh, của nắng sớm khơi dậy những
cảm xúc trong lành.
Đầu thập kỉ 1990, Trần Quốc Toàn chuyển qua làm báo. Khi giữ
chuyên mục cửa sổ lớp học trên Giáo dục và thời đại, ông đã viết hàng trăm
bài tản văn. Năm 1998, Nhà xuất bản Trẻ in thành tập Cửa sổ lớp học với 99
bài tản văn về trẻ em mà ông đã viết. Cửa sổ lớp học, đó chính là cửa sổ con
tàu thời gian đã đƣa Trần Quốc Toàn đến với các em khắp vùng miền đất
nƣớc, từ thành thị đến thôn quê, vùng gần, vùng xa…
Trần Quốc Toàn là nhà văn viết nhiều thơ và truyện ngắn cho trẻ em,
với các bút danh nhƣ: Viễn Giao, Phan Sự, Kính Nhi, Tƣ Hai Mắt Kiếng.

Ngoài ra, ông còn là ngƣời cầm trịch ở nhiều sân chơi văn chƣơng của các
tuần báo dành cho trẻ em.
Trong hành trình cầm bút cần mẫn chuyên chú của mình, có thể nói,
Trần Quốc Toàn đã tạo dựng đƣợc nhiều tác phẩm có ý nghĩa cho trẻ em. Ông
cũng đạt nhiều giải thƣởng có giá trị, ghi nhận những cống hiến nghệ thuật:
Giải thƣởng truyện ngắn cuộc thi viết cho thiếu nhi do Bộ Văn hóa – Trung
ƣơng Đoàn và báo Văn nghệ tổ chức năm 1987; Giải thƣởng của Hội đồng

8


Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Viết Nam cho tập thơ “ Viết đơn lên cát
trắng” năm 1994 – 1995…
1.1.2. Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Trần Quốc
Toàn
Từ những ngày tuổi còn đôi mƣơi dạy ở trƣờng làng, thầy giáo Trần
QuốcToàn đã có những bài văn, bài thơ viết cho trẻ em đăng báo. Trở thành
nhà báo, có điều kiện trải nghiệm các vùng miền, Trần Quốc Toàn viết rất
nhiều, đủ các thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện ký, tản văn… Có bạn văn từng
nhận định: “Nhƣ một dòng suối nhỏ róc rách chảy hoài qua tháng rộng năm
dài, qua sỏi đá, nắng mƣa, Trần Quốc Toàn là một trong số ít những cây bút
thủy chung, cần mẫn, bền bỉ, không ngừng hƣớng đến các em, trò chuyện
cùng các em”.
Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi gồm 29 truyện ngắn
thú vị và bổ ích giúp các em hiểu biết và yêu thƣơng gia đình, bạn bè, loài vât,
môi trƣờng xung quanh. Chỉ là những điều bình dị, gần gũi, nhƣng chính cách
kể chuyện linh hoạt, sống động và giọng văn hóm hỉnh khiến mỗi câu chuyện
trở nên lung linh, biến ảo lạ thƣờng. 29 câu chuyện là 29 màu sắc khác nhau.
Mỗi câu chuyện đều đƣợc kể thông qua con mắt của trẻ nhỏ, gần gũi và tự
nhiên. Có những câu chuyện của những đứa trẻ thơ ngây thơ ngộ nghĩnh. Có

cả những câu chuyện ngƣời lớn trọng tình , mang ý nghĩa giáo dục cho các em
những đức tính, những phẩm chất đạo đức tốt một cách sâu sắc và kín đáo.
Rồi lại có những câu chuyện về thế giới loài vật đa dạng và sinh động. Đó là
những câu chuyện đồng thoại, truyện cổ đƣợc ông viết lại hay những câu
truyện ngắn viết cho trẻ em thông thƣờng.

9


1.2. Một số đặc điểm nội dung tập truyện “Những truyện hay viết cho
thiếu nhi” của Trần Quốc Toàn
1.2.1 Những câu chuyện về trẻ thơ
Viết cho trẻ em phải chú ý đến đối tƣợng tiếp cận là trẻ em. Muốn đƣợc
nhƣ vậy, ngƣời cầm bút phải thực sự hiểu đƣợc tâm sinh lí của trẻ nhỏ, hiểu
đƣợc các em cần gì, muốn gì và học đƣợc những gì từ những trang viết của
mình. Nhà văn Phong Thu đã nói “Hãy viết những điều mà các em cần, các
em thích. Nếu thế thì phải hiểu chúng nó”. Hay tác giả Nguyễn Nhật Ánh
quan niệm tác phẩm văn học trẻ em là tác phẩm lấy trẻ em làm đối tƣợng cảm
thụ. Điều đó có nghĩa là viết văn làm sao để các em có thể cảm nhận đƣợc,
hiểu đƣợc và thích thú. Có thể viết về chính cuộc sống của các em, có thể
không, nhƣng tác phẩm phải gần hoặc trùng, hoặc giống với nhãn quan của
trẻ. Để làm đƣợc điều này nhà văn viết cho trẻ em không thể viết bằng chính
những suy nghĩ, cách phán quyết của ngƣời lớn áp đặt vào trong tác phẩm cho
các em. Tác giả cần đặt mình vào các em để cùng các em nhận thức thế giới
xung quanh. Có thể nói, nhà văn lấy các em làm hệ quy chiếu trong việc nhận
thức và sáng tạo.
Đến với trẻ thơ với bao điều bí ẩn, Trần Quốc Toàn đã dẫn dắt các em đi
khám phá những điều bình dị nhất của cuộc sống. Từ đó các em phát hiện ra
những điều ý nghĩa từ chính những câu chuyện bình thƣờng, gần gũi giản dị
ngay trong chính cuộc sống của các em.

1.2.1.1 Những câu chuyện trẻ thơ gần gũi và ngộ nghĩnh
Truyện Trần Quốc Toàn viết cho trẻ em thể hiện sự khám phá thế giới
xung quanh một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Các câu chuyện ông
kể đƣợc đan dệt bởi những chi tiết hết sức quen thuộc, mộc mạc với những
tình huống dí dỏm, ngộ nghĩnh.

10


Trƣớc tiên, cái ngộ nghĩnh, gần gũi ấy xuất hiện ngay từ việc Học
trong bụng mẹ. Chắc chắn ai cũng sẽ vô cùng kinh ngạc khi biết rằng ngày từ
khi ở trong bụng mẹ, bạn đã có nhiều khả năng k diệu mà bạn không ngờ
đến, và nó chính là bằng chứng cho phép nhiệm màu của sự sống. Với tất cả
chúng ta, 9 tháng 10 ngày là con số mang một ý nghĩa vô cùng cao cả. Đó
chính là quãng thời gian dài mẹ bạn mang thai, bạn nằm trong bụng mẹ, đƣợc
ngắm nhìn cả thế giới dƣới góc nhìn đặc biệt. Đó cũng là giai đoạn bạn trải
qua quá trình phát triển từ phôi thai để trở thành một con ngƣời hoàn chỉnh.
Trong quá trình này, có biết bao câu chuyện thú vị đã xảy ra mà bạn gần nhƣ
không bao giờ nhớ lại đƣợc. Trần Quốc Toàn viết không chỉ dành cho độc giả
nhí mà còn hƣớng tới cả những độc giả là ngƣời mẹ. Đọc câu chuyện, các em
hiểu đƣợc rằng ngay từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ, chúng ta đã nhận
đƣợc tình yêu vô bờ bến và sự dạy dỗ ân cần của mẹ. “Ngay từ trong bụng
mẹ, những đứa bé đã có một tuổi ta, đã biết sống. Biết chòi đạp, biết nghe”[1,
82]. Khi mẹ đi chợ quê nhân vật “Bé” nghe đƣợc tiếng chuông cà rem. Qua
con mắt tinh tƣờng của nhà văn thì tiếng chuông cà rem bán dạo đã biến thành
tiếng nhạc để “Bé” vẫy tay, đạp chân rối rít trong bụng mẹ nhƣ muốn ra ngoài
hòa vào dòng ngƣời chợ quê. “Bé” theo mẹ lên lớp dạy học lại đƣợc nghe
nhiều bài học bổ ích. Khi bé theo mẹ đi học lớp đại học, nhà văn cho rằng bé
sẽ học kém đi hơn một chút. Trần Quốc Toàn lí giải rằng với những kiến thức
phức tạp của đại học, bé “tránh sao khỏi lộn xộn, lúng túng”. Quá trình học

phải bắt đầu từ thấp đến cao, từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp. Bài học
từ trong bụng mẹ đã cho các em thấy đƣợc mình đƣợc sinh ra nhƣ thế nào, đó
là sự tác tạo của mẹ, tình yêu của cha, và bàn tay khéo nặn hình hài của tạo
hóa.
Đọc tới đây ngƣời đọc không khỏi tò mò, thôi thúc muốn đi tìm hiểu
xem nhân vật “Bé” trong câu chuyện đó tên là gì? “ Tên là gì thì phải giấu!

11


Cổ tích này chính là một truyện trinh thám, người kể và người nghe cùng điều
tra cho ra cái tên đẹp ấy”[1,83]. Cái tên của cậu bé thông minh đƣợc bắt đầu
từ việc học đánh vần. Bởi cậu bé đƣợc theo mẹ đi dạy lớp một ở trƣờng làng
nên bài học vần cậu thuộc “Ngon ơ”. Nào thì Á nờ ăn, khó hơn thì U ô ngờ
uông sắc uống cậu vẫn đánh vần đƣợc. Rồi từ cuộc nói chuyện với bà Mụ - cô
mẫu giáo nhà trời: “Lớp má con có ba mươi sáu cái tên, con thuộc lòng!
Nghe má gọi tên điểm danh, bao giờ cũng bắt đầu từ Nguyễn Bình An, rồi tới
Trần Thanh Anh, Lê Đình Ấm, Đinh Thị Bình, Trần Danh Công…Tới cái tên
thứ ba mươi sáu Thái Thị Bạch Yến là hết”[1, 84].
Cái gần gũi và ngộ nghĩnh trong câu chuyện của cậu bé thông minh
càng đƣợc thể hiện rõ nét qua cuộc trò truyện của cậu bé với Bà Mụ. Theo lời
giảng giải cặn kẽ của bà Mụ, mỗi đứa trẻ ra đời muốn mình tên gì thì cất tiếng
khóc đầu tiên là vần giống tên đó. Nhƣ Muốn tên Hoa hay Khoa, thì khóc
oa…oa…oa…. Trần Quốc Toàn gọi đây là “bí kíp khóc thần diệu”. Câu
chuyện mang màu sắc trinh thám khép lại với sự kiện vào đúng phút giao
thừa, cậu bé thông minh khóc tiếng chào đời “ êu…êu…êu…” và cái tên Trần
Lê Thân Yêu đã đƣợc ra đời nhƣ vậy.
Học trong bụng mẹ của Trần Quốc Toàn không chỉ mang đến sự
thích thú cho các em, mà ngƣời lớn đọc cũng thú vị, vì đọc Trần Quốc Toàn
nhƣ đƣợc trở về tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, đƣợc “học” làm trẻ con để

xứng đáng là ngƣời lớn tốt.
Qua các trang viết của Trần Quốc Toàn, ngƣời đọc sẽ bắt gặp không ít
các chi tiết lấy từ trong đời thực của chính ngƣời viết, từ sự trải nghiệm trong
quãng thời thơ bé của nhà văn. Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, nhà văn cho
rằng dù làm báo, hay viết văn cho trẻ con cũng vậy, phải rất cẩn trọng trong
việc chọn lựa ngôn ngữ, trích dẫn tài liệu hay nói đơn giản, muốn giáo dục
ngƣời khác trƣớc hết anh phải giáo dục đƣợc chính bản thân anh. Cũng chính

12


lòng yêu nghề cùng với lối viết sinh động, hồn nhiên đã khiến cho các câu
chuyện của ông đặc biệt lôi cuốn ngƣời đọc.
Vấn đề dạy vần Tiếng Việt là một vấn đề cơ bản, sơ đẳng khi bắt đầu
dạy hay học Tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy vần còn đa dạng, mỗi
nơi mỗi khác. Có nơi thì vẫn “đƣờng xƣa lối cũ”, có nơi thì thầy cô giáo dạy
một cách, về nhà phụ huynh dạy cách khác. Nắm bắt đƣợc tình hình đó. Trần
Quốc Toàn đã viết truyện ngắn Đi tìm vần để hƣớng đến đối tƣợng trẻ thơ
khi học đánh vần. Trần Quốc Toàn đã “nhập vai” vào nhân vật “Tôi”, quay
ngƣợc dòng thời gian về thời thơ ấu, để xây dựng các tình huống đi tìm vần.
Khởi đầu của học vần là việc đi tìm các tiếng có vần “êm”. Cuộc đối thoại của
tác giả với ông ngoại đang sửa xe ngoài đầu hè đã giúp tác giả tìm đƣợc tiếng
có vần “êm” trong từ “cái kềm”. Với tinh thần ham học, “Tôi” ko dừng lại ở
một từ mà tiếp tục chạy ra ngoài vƣờn hỏi bà ngoại:
“ Bà ngoại! Bà ngoại cho con một tiếng có vần êm?
Cha! Bộ chê bánh rồi sao xin thứ đó. Khó hả. Mà đây, têm trầu” [1, 88]
Vậy là tác giả tìm thêm đƣợc một từ nữa có vần “êm” “Têm trầu”. Rồi
lại chạy xuống bếp hỏi má, tình huống hài hƣớc “từ bếp bốc lên mùi gì thơm
nức. Má buông sách chạy xuống” và má cho từ “Mắm nêm”. Vậy là tác giả
đã tìm đƣợc những từ có vần “êm” nhƣ “Cái kềm”, “Têm trầu”, “Mắm nêm”

cho buổi học ngày mai.
Câu chuyện tuy ngắn, chỉ vỏn vẹn có vài trăm chữ nhƣng nó giúp các
em nắm đƣợc một cách có hệ thống các âm vị trong tiếng Việt (nguyên âm,
phụ âm, thanh điệu). Giúp các em biết ghép âm thành vần, nắm đƣợc vị trí các
âm trong vần: biết ghép các phụ âm đầu với vần tạo thành tiếng, đọc và viết
các tiếng đó.
Trẻ em yêu thích cái gì, tò mò muốn biết cái gì, thì sẽ học cái đó rất
nhanh. Muốn cho một bé học giỏi toán đầu tiên phải làm cho bé yêu toán. Cái

13


máy tính nhỏ đề cập về việc học tính của trẻ nhỏ. Nhân vật Hoàng đã nhận
đƣợc điểm thấp trong bài kiểm tra Toán bởi vì Hoàng học kém toán và mẹ
Hoàng đã mua cho cậu cái máy tính điện tử bỏ túi có gắn đàn. Vào giờ kiểm
tra, cô giáo cho đề bài: “Nam có 7 con gà, Bắc cho Nam thêm ba con. Hỏi
Nam có tất cả mấy con?” [1, 90]. Vì Hoàng đã kém toán lại ỷ lại vào chiếc
máy tính nhỏ nên dù có chiếc máy tính trong tay nhƣng Hoàng không biết làm
phép tính cộng hay trừ. Dù đã hỏi đƣợc bạn và tính ra kết quả rồi nhƣng
Hoàng đã không hiểu đƣợc bản chất của bài toán cho nên tình huống hài hƣớc
đã xảy ra “Theo cái máy nó chỉ ghi 7 + 3 = 10 mà không ghi chữ con
gà.”[1,91]
Hay để dạy trẻ học phép tính chia, Trần Quốc Toàn cũng sáng tác riêng
câu chuyện Học Toán với Phật bà để dạy cho các em cách chia. Câu chuyện
lôi cuốn độc giả ngay ở cái tên “ Ái Đô”. “Trong khai sinh tôi tên Ái Đô
nhưng cả nhà gọi tôi là thằng Đô ba số năm”. Cái tên này đƣợc nhân vật tôi lí
giải rằng: “Vì tôi to con mới sinh đã năm kí, năm phẩy năm trăm gam”[1;
109]. Câu chuyện thực sự lôi cuốn hơn khi cô giáo ra câu đố cho cả lớp. Cứ
ngỡ rằng cả lớp không bạn nào có thể giải đƣợc câu đố, nhƣng bạn Bạch Huệ
lớp trƣởng đã làm ra đƣợc kết quả.

Trẻ nhỏ lớn lên cùng với sự phát triển các khái niệm toán học. Rất lâu
trƣớc khi hiểu đƣợc 5+5 có nghĩa là gì thì trẻ đã và đang hình thành những ý
tƣởng là nền móng cho việc học toán sau này. Cha mẹ cần biết trong độ tuổi
mẫu giáo lớn và lớp 1 các con cần phát triển khái niệm toán học nhƣ thế nào
và chúng ta có thể làm gì để giúp con yêu thích môn toán và học giỏi môn
toán. Qua câu chuyện, Trần Quốc Toàn cũng hƣớng đến cho các em đức tính
tự học. Tinh thần tự học là ý thức học, ý thức ấy dần trở thành một nhu cầu
thƣờng trực đối với các em; là có ý chí vƣợt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự
học một cách có hiệu quả; là có phƣơng pháp học phù hợp với trình độ bản

14


thân, hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Nó chính là một chiếc chìa khóa đƣa trẻ đến
kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Tự học giúp
trẻ thơ có đƣợc ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi,
khám phá, nghiên cứu và nắm đƣợc bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp
thu đƣợc các kiến thức.
Những câu chuyện về trẻ thơ gần gũi quen thuộc với các em đƣợc tác
giả viết truyện từ những môn học của các em nhƣ Tiếng Việt, Toán. Cái gần
gũi và ngộ nghĩnh còn xuất hiện trong cả bài Tập làm văn. Chắc chắn, Trần
Quốc Toàn phải là ngƣời đi tìm hiểu và nghiên cứu rất kĩ về chƣơng trình
giáo dục của các em thì mới có những trang văn rất gần gũi với các em nhƣ
vậy. Bài tập làm văn tả “Cây hoa nhà em” đƣợc viết qua lăng kính trẻ thơ.
Phải suy nghĩ một hồi rất lâu “ Tôi ngồi đò dọc ba mươi cây số Sa Đéc – Lấp
Vò”[1, 92], “Tôi” mới chỉ viết đƣợc phần mở đầu của bài văn. Rồi sau đó
bằng cảm nhận thực tế của các kênh giác quan chủ yếu là thị giác thì “Tôi” đã
viết đƣợc những đặc điểm cấu tạo của cây hoa hồng. Nhân vật Mực xuất hiện
nhƣ một nguồn sáng. Nhờ việc Mực ngoạm cuốn sách Tiếng Việt, đứng nhún
nhảy bên cây hồng nên bài tập làm văn miêu tả cây hồng đƣợc đầy đủ hơn.

Hoa hồng còn có gai nhọn, những chiếc gai có nhiệm vụ bảo về bông hồng,
giữ cho bông thả sức đẹp. Bài tập làm văn kết thúc bằng việc chăm sóc bảo vệ
cây hoa hồng của nhân vật “Tôi”. Qua bài tập làm văn, Trần Quốc Toàn muốn
nhắc nhở các em đức tính trung thực trong học tập. Với đối tƣợng là những
độc giả nhí thì việc giáo dục cho các em đức tính trung thực là rất cần thiết.
Nó là nền móng để phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em sau này.
Thế giới tuổi thơ đƣợc Trần Quốc Toàn phát hiện dƣới một cái nhìn rất
tinh tế và đƣợc lý giải bằng con mắt trẻ thơ. Từng đoạn văn đƣợc ông trau
chuốt từ ý đến lời, hài hƣớc, hóm hỉnh; ông bắt nhịp đƣợc sự hồn nhiên ngây
thơ, ngộ nghĩnh trong suy nghĩ của trẻ thơ. Ngƣời lớn đọc truyện của Trần

15


Quốc Toàn thì cƣời phá lên, vì nhân vật trong truyện sao giống mình… ngày
xƣa đến thế. Ai cũng có thể bắt gặp lại chính thời ấu thơ trong những truyện
kể của ông. Những câu chuyện của Trần Quốc Toàn không chỉ mang đến sự
thích thú cho các em, mà ngƣời lớn đọc cũng thú vị, vì đọc Trần Quốc Toàn
nhƣ đƣợc trở về tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, đƣợc “học” làm trẻ con để
xứng đáng là ngƣời lớn tốt.
Câu chuyện đặc biệt nhất trong tập truyện này có lẽ phải kể đến Máy
chữa tè dầm. Vừa bất ngờ lại dí dỏm, hài hƣớc mà ngộ nghĩnh, mỗi đoạn văn
đều mang đến những tiếng cƣời khi thì tủm tỉm, khi lại sảng khoái. Mẩu
chuyện này chắc sẽ là một lời an ủi của tác giả gửi tới những cô bé, cậu bé
đang bị bệnh “đái dầm”. Ở thế giới ảo có tên là Internet, các chú Lùn ở phố
Cổ Tích đã kết tóc làm máy đánh thức để chữa bệnh tè dầm. Câu chuyện của
Trần Quốc Toàn làm ngƣời ta liên tƣởng đến những nhân vật cổ tích trong “
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn”. Rồi sau đó, câu chuyện lại chuyển sang phố
Thần Thoại, đó là nhận vật Thánh Gióng, bà mẹ Phù Đồng Thiên Vƣơng. Sự
đan xen giữa nhiều kiểu không gian từ hiện đại đến cổ tích, chuyển qua thần

thoại đã tạo ra những bƣớc chuyển tâm lý thú vị, tạo ra sự huyền hoặc, kì ảo.
Một bình chữa lửa đƣợc nâng cấp thành máy đánh thức, sợi cáp đƣợc kết
bằng các lọn tóc của cô Tấm, Nàng Tiên Cá, Công Chúa Tóc Vàng và mái tóc
huyền của nàng Bạch Tuyết xinh đẹp để cù vào gan chân những ai ngủ say
không biết giời đất là gì. Cơ chế hoạt động của máy chữa tè dầm nhƣ sau:
“Vào đúng giờ tí, tức là canh ba đêm ấy, mỗi chú lùn với một bình chữa lửa
trên lưng, bay ra từ màn hình máy vi tính còn thức, dù ông bác sĩ chủ máy
đang ngáy khò khò. Họ chuyền tay nhau cái máy đánh thức vừa chế tạo xong,
rón rén bước vào phòng riêng của cu Tý. Từ trong máy, sợ cáp trườn ra như
một con rắn. Con rắn hiền leo qua tay, qua vai của bảy chú lùn và tìm tới
giường cu Tý.

16


Cáp rắn thè năm ngón tóc khẽ liếm vào gan bàn chân người bệnh tè dầm.
Anh chàng vẫn ngủ. Sáu chú chú lùn em lúng túng, hoang mang. Lùn anh rậm
râu ra lệnh:
- Giữ vững thân máy! Chuyển lập trình dự phòng!
Máy khởi động lại. Cáp rắn lại trườn. Lần này trườn hẳn lên đầu giường rồi
thật bất ngờ, bốn ngón tóc cúp lại, chỉ riêng ngón út khẽ luồn vào lỗ mũi cu
Tý mà vân vê. Cu Tý bật cười, thức giấc, tiến ngay vào nhà tắm, tháo cho hết
nước dư trong bụng. Bệnh tè dầm cắt cơn tức thì!”[1; 98,99]
Vậy là bệnh tè dầm của cu Tý đã đƣợc chữa khỏi nhờ vào trí thông
minh của các nhân vật cổ tích. Chƣa rút ngay mà bảy chú lùn còn xông vào
phòng của ông bác sĩ: “ Các chú lùn xúm quanh giường của ông bác sĩ,
hướng bảy cái vòi chứa lửa, xịt nước lần này là thứ nước thật vào chỗ đái
dầm của ông ta”. Điều ấn tƣợng và khiến các độc giả khúc khích cƣời là khi
đọc câu văn này: “Sáng hôm ấy, thức giấc, vị bác sĩ ngạc nhiên hết sức vì đã
lâu lắm ông mới lại tè dầm”[1; 99]

Có thể nói những yếu tố bất ngờ, ngộ nghĩnh luôn là đặc điểm nổi bật
trong cách viết truyện của Trần Quốc Toàn. Ông có khiếu quan sát tinh tế mà
dí dỏm theo cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ. Thì ra trẻ con trong thời đại
công nghệ thông tin vẫn rất cần thơ ca, truyện kể, lời ru, đồng dao... cùng
những trò chơi dân gian. Ở câu chuyện Nấu cơm thi, tác giả Trần Quốc
Toàn đã mở ra cho các em thế giới của những trò chơi quen thuộc, truyền
thống. Tình huống hài hƣớc “quên nấu cơm điện” của cô bé Ánh tạo ấn tƣợng
đặc biệt. Cả lớp đặt hết niềm tin vào Ánh Ngọc vì nghe nói cô vẫn tự tay nấu
cơm cho gia đình. Nhƣng khi vào cuộc thì mặt cô tái mét, lúng túng, làm
phỏng tay vì quẹt que diêm. Vậy là cô không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ
cả lớp đã tin tƣởng giao cho: “Thưa cô em chỉ quen nấu nồi điện,thứ nồi có
nhạc hiệu.” [1,102].

17


Đâu ai bày cho, chính các em đã tự biến lời thơ, lời văn thành một trò chơi
vui nhộn. Cứ thế trò chơi kéo dài không chán, bên cạnh các trò khác, nhƣ bịt
mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, nu na nu nống... Qua mỗi trang văn, ngƣời đọc
nhƣ thấy cảnh các em đang chơi, với những hình dung về một thời tuổi thơ
xƣa của ông bà, của bố mẹ và của chính mình. Đêm trăng sáng và các trò chơi
nhƣ không muốn dừng của tuổi nhỏ. Truyện của Trần Quốc Toàn gần gũi với
các em biết bao, giúp các em mở rộng tầm nhìn, tầm nghe, nâng cao nhận
thức và mĩ cảm. Trong vui chơi, phải chăng lời thơ, lời văn cũng đã chấp cánh
thêm cho niềm vui tâm hồn, cho trí tƣởng tƣợng của các bé thăng hoa, cùng
với sự phát triển tƣ duy, ngôn ngữ...
Mỗi câu chuyện trong tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi
của Trần Quốc Toàn đều chứa đựng những tình cảm ƣu ái của Trần Quốc
Toàn dành cho các em, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc mà ông luôn
đặt trọn niềm tin yêu qua những trang viết thấm đẫm tình yêu thƣơng con

ngƣời, trân trọng cuộc đời. Bằng ngòi bút rất chân thực và tinh tế, ông đã tái
hiện khá chính xác và đầy đủ đời sống, nhất là đời sống gần gũi, mộc mạc của
trẻ em trong tập truyện; đem lại những rung cảm vừa tinh tế vừa ngộ nghĩnh
cho bạn đọc.
1.2.1.2. Những câu chuyện trẻ thơ xúc động
Bên cạnh những câu chuyện của trẻ thơ gần gũi và ngộ nghĩnh, trong
tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc Toàn còn có những
câu chuyện xúc động về những mảnh đời, những số phận khác nhau của các
cô bé, cậu bé…
Gia đình là môi trƣờng có tác động to lớn đến sự hình thành và phát
triển mọi mặt về thể chất cũng nhƣ tinh thân, đặc biệt về tình cảm đạo đức của
con trẻ. Tổ ấm của trẻ thơ chính là gia đình, là môi trƣờng văn hóa, đƣợc tạo
dựng cơ sở tình yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau của những ngƣời có quan hệ

18


ruột thịt. Trong xã hội, có những cô bé, cậu bé đƣợc cha mẹ bao bọc, có một
cuộc sống, đầy đủ, hạnh phúc, ấm no. Nhƣng cũng có những đứa trẻ mồ côi,
lang thang cơ nhỡ, không đƣợc ăn học mà phải mƣu sinh từ khi còn rất nhỏ.
Đó là trƣờng hợp đƣợc đề cập đến trong câu chuyện Trời cao cúi xuống.
Truyện ngắn kể về cuộc đời lang thang khổ sở của cậu bé tên Nép. Cuộc sống
của Nép khi còn mẹ bên cạnh rất hạnh phúc dù còn nghèo đói. Nép đƣợc đến
trƣờng, đƣợc phụ mẹ làm việc. Khi ấy Nép là một cậu bé học giỏi : “Con chị
học như người thành phố! Học lực ấy vào đại học khó gì. Người làng này, tôi
chỉ hi vọng mình nó! Chị đừng tiếc sức.” [1, 153]. Nhƣng thật trớ trêu, Nép đã
mồ côi cha và giờ đây mẹ cũng bỏ Nép lại một mình mà ra đi. Mẹ Nép đã bị
một trận mƣa lớn khiến cát tràn vào nhà. Cát đã cƣớp đi ngƣời mẹ kính yêu,
ngƣời luôn tảo tần ngày đêm lo lắng cho bữa ăn giấc ngủ của cậu. Rồi sau đó,
Nép bỏ học, vào đời từ ngày đó. Mẹ không còn nữa, không còn ai lo cho Nép

nữa nên cậu phải tự kiếm sống. Nép lại ra bến cá tự kiếm miếng ăn cho mình.
Cuộc đời của cậu bé quăng quật nơi bến cá, bến xe. Mỗi chiều lựa cá xong
cậu lại xúc lên xe đống cá vụn làm ƣớp mắm, sau đó lại theo xe vào Phan
Thiết. Tới nhà mắm , cậu lại xuống cá, ƣớp muối rồi mới ăn và ngủ. Kể từ đó
nhà mắm là nhà của cậu. Nép bỏ không về làng nữa vì nhà cậy đã bị cát vùi
lấp, không còn nhà để về nữa. Cậu bị cuốn theo công việc: “cứ bến cá – nhà
mắm, nhà mắm – bến cá mà nối ngày vào đêm, chuyển đêm sang ngày. Nép
như bị tù trong vòng tròn công việc nặng hơn tuổi nó rất nhiều”[1, 154]. Một
đứa trẻ mƣời ba tuổi nhƣ Nép phải đƣợc đến trƣờng, đƣợc học, đƣợc chơi,
đƣợc sự bao bọc của cha mẹ, chứ không phải tuổi mƣu sinh cuộc sống với
những công việc nặng nhọc hơn tuổi của câu. Tuổi thơ của cậu cũng bị cát lấy
đi. Nép lại đánh bạn với bọn bụi đời, cậu bỏ nhà mắm, bám xe đò tìm lên Đồi
Hồng, bắt đầu cuộc sống lang thang. Cậu đi nhận những chai nƣớc suối của dì
Ba La Vi để chạy theo bán cho khách. Số tiền lãi đƣợc chỉ vỏn vọn hai trăm

19


đồng. Dù ở những nơi xô bồ nhất, khốn cùng nhất nhƣng bản chất lƣơng thiện
trong cậu vẫn đƣợc duy trì. “Nép bám khách mà không làm phiền họ. Nó im
lặng theo khách đẻ chờ cơ hội giúp đỡ. Khi thì chạy ngược dốc, lấy lại cho
chị kia cái nón bị gió cuốn đi. Khi thả xuôi xuống chân đồi mua giúp cho anh
nọ cuộn phim Kodak mà không cần lấy tiền trước, mua đúng giá chợ, không
xin thêm một đồng” [1, 156]. Nép còn cứu đƣợc Cái Ngọt Mía Lạnh khỏi tay
xàm xỡ trong chiếc xe biển 62. Ông trời không phụ lòng một ai bao giờ, làm
việc tốt sẽ đƣợc đền đáp lại, ông trời đã đƣa những con ngƣời tốt bụng tới bên
Nép. Nhờ có ơn cứu của Nép mà Ngọt đã tin và truyền ngay cho Nép những
món nghề rất cần cho ngƣời lang thang vùng cát du lịch này. Nép đeo bám
các thành viên trong câu lạc bộ Chim Yến để tới đƣợc lúc cô trƣởng đoàn trao
máy cho nó nhờ bấm giúp. Sau sự việc chụp ảnh giúp mà cô đoàn trƣởng đã

chính thức thuê cậu dẫn đƣờng để đi săn lùng những đồi cát khác ngoài Đồi
Hồng. Vì Nép sinh ra từ cát, lớn lên cũng từ cát nên cát đã trở thành bạn của
cậu, cho nên việc dẫn đƣờng cho câu lạc bộ dễ nhƣ trở bàn tay: “Nó thuộc cát
như thuộc bài hồi còn học trong trường”[1, 158]. Từ đó mối quan hệ giữa
Nép và câu lạc bộ Chim Yến trở nên thân hơn, những bà mẹ, những cô gái
trong câu lạc bộ đã hiểu đƣợc hoàn cảnh của cậu nên đã không nỡ bỏ mặc cậu
bé. Và họ đã nhận đỡ đầu tất cả những đứa trẻ lang thang Đồi Hồng. Họ muốn
truyền nghề cho những đứa trẻ. Sau một khóa đào tạo với những chiếc máy
ảnh từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em nghèo Thành phố Hồ Chí Minh xin đƣợc,
những đứa trẻ lang thang đã bỏ nghề bán la vi, đánh giày, chuyển sang nghề
phó nháy. Cuộc sống của chúng đã đƣợc lật sang một trang mới. Trong cuộc
sống nghèo khó, khí hậu khắc nghiệt, của vùng quê mà mẹ cậu đã nằm xuống,
những đứa trẻ trên đồi cát Bình Thuận đã dùng trò chơi tuổi thơ (trƣợt cát
bằng mo cau) để rồi cho ra đời dịch vụ cho thuê tấm trƣợt cát bằng nhựa để
mƣu sinh và đến trƣờng.

20


×