Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thế giới nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.75 KB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

TẠ THỊ THU HƢƠNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TẬP
TRUYỆN NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI CỦA VŨ TÚ NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến giảng viên – Tiến sĩ
Dƣơng Thị Thúy Hằng, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm
non cùng các thầy cô của trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 – những ngƣời
thầy, ngƣời cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến
thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá
trình học tập tại trƣờng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thƣ
viện nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi
và nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 201
Ngƣời thực hiện
TẠ THỊ THU HƢƠNG




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Thế Giới nghệ thuật tập Những truyện hay viết
cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam” là kết quả nghiên cứu của tôi. Trong quá
trình nghiên cứu tôi đã sử dụng tài kiệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác
giả khác. Tuy nhiên đó là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu của đề
tài mình. Những kết quả và các số liệu trong luận văn chƣa đƣợc công bố
dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan
này.

Hà Nội, tháng… năm 201
Ngƣời thực hiện

Tạ Thị Thu Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA VŨ TÚ NAM ...................................................................... 5
1.1. Vài nét về tác giả Vũ Tú Nam và tác phẩm ............................................... 5
1.1.1. Tác giả Vũ Tú Nam ................................................................................. 5
1.1.2. Tác phẩm Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam ........... 6

1.2. Giá trị nội dung tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ
Tú Nam .............................................................................................................. 7
1.2.1 Những câu chuyện về loài vật ngộ nghĩnh............................................... 7
1.2.2. Những câu chuyện về con ngƣời dễ mến, thân thiện ............................ 13
1.2.3. Những câu chuyện về những đồ vật quanh em ..................................... 15
1.2.4. Thiên nhiên phong phú.......................................................................... 16
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP “NHỮNG TRUYỆN
HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA VŨ TÚ NAM..................................... 28
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ............................................................... 28


2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 32
2.2.1. Xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình nhân vật .............................. 32
2.2.2. Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật ................................ 33
2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật. ............................................................................... 34
2.4. Giọng điệu nghệ thuật. ............................................................................. 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong nền văn học Việt Nam, có nhiều nhà thơ, nhà văn sáng tác
cho trẻ em và để lại rất nhiều ấn tƣợng sâu sắc đối với các thế hệ nhỏ tuổi
nhƣ: Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyên Hƣơng,… Một trong những cây
bút đầy nhiệt huyết, có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của
văn học trẻ em Việt Nam, phải kể đến là Vũ Tú Nam. Ông sáng tác trên ở
nhiều thể loại: truyện dài, truyện ngắn, bút kí… Ở thể loại nào, nhìn chung,
ông đều để lại đƣợc những ấn tƣợng khá đậm nét. Những tác phẩm của ông
chứa đựng những nội dung đơn giản mà sâu sắc, nghệ thuật diễn đạt giản dị

và giàu sức truyền cảm. Đặc biệt, sáng tác của Vũ Tú Nam viết cho trẻ em
luôn cuốn hút đƣợc độc giả nhỏ tuổi bởi những chi tiết, nhân vật ngộ nghĩnh
đáng yêu và gần gũi. Vũ Tú Nam viết những mẩu chuyện cô đúc, với lối văn
tả, xen kẽ và nhuyễn vào suy nghĩ, là phần ý tƣởng sâu xa của chuyện, mỗi
câu chuyện đƣợc viết lên nhƣ một ngƣời cha, một ngƣời ông hiền lành dí dỏm
đang kể cho các cháu nghe. Ở mỗi câu chuyện đó, ý nghĩa giáo dục thƣờng
đƣợc ông truyền tải một cách mềm mại, nhẹ nhàng, có khả năng thấm sâu vào
bạn đọc.
1.2. Là sinh viên năm cuối ngành Giáo dục Mầm non, chúng tôi đặc
biệt quan tâm đến vấn đề giúp trẻ phát triển thông qua việc tiếp cận với tác
phẩm văn học. Chúng tôi cho rằng, đó là một phƣơng thức hữu hiệu tác động
nhiều chiều đến trí tuệ và tâm hồn trẻ nhỏ. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi
đặc biệt có hứng thú với những sáng tác viết cho trẻ em của tác giả Vũ Tú
Nam.
Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Giá trị nội dung và
nghệ thuật tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”. Xuất phát từ
những lý do trên, cùng lòng yêu thích văn học trẻ em, tôi mạnh dạn lựa chọn

1


đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật tập truyện “Những truyện hay viết cho
thiếu nhi” của Vũ Tú Nam. Tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” tập
hợp những tác phẩm tiêu biểu hơn cả mà Vũ Tú Nam đã dành tâm huyết một
đời để viết cho trẻ em. Thông qua đây, chúng tôi hi vọng rằng, bƣớc đầu có
thể hiểu rõ những đặc điểm cơ bản về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của
tập truyện này.
2. Lịch sử vấn đề
Những ai say mê, thích thú với mảng văn học trẻ em qua những trang
thơ, truyện, kịch,… không thể không nhớ tới nhà văn Vũ Tú Nam. Ông đã có

rất nhiều những trang viết thú vị cho các em. Tên tuổi, vị trí của ông đã đƣợc
khẳng định. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã quan tâm đến những sáng tác
viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam.
Khi nói về những sáng tác của Vũ Tú Nam, nhà văn Phạm Ngọc Luật
nhận xét nhƣ sau: “Đã mấp mé vào cái tuổi “xưa nay hiếm thấy”, tôi vẫn thấy
thấp thoáng đâu đó trên tạp trí này, tờ báo kia, những bài thơ ông dịch, ông
làm, cùng những truyện ngắn, thường khá ngắn và xinh xẻo. Đấy ông vẫn giữ
nhịp với cuộc đời bằng tình yêu văn học như thế đó! Vẫn thoáng nhẹ và lặng
lẽ kiểu ông. Vẫn thường nhật như ông đang dắt mới đứa cháu đi dạo chơi,
miệng kể chuyện và tay chỉ chỉ vào đất trời, thiên nhiên. Vẫn giọng nói ấm
mềm”. Trƣớc đó, ở tạp chí Văn nghệ, nhà văn Phạm Ngọc Luật cũng từng
khẳng định: “Nếu chưa gặp ông, chưa biết tâm tính ông thì văn ông đã nói hộ
ông khá nhiều hoặc tất cả. Gặp ông rồi càng dễ tin hơn rằng văn chương đó
đúng là cõi nhân hậu của ông”.
Ở góc nhìn nghiên cứu, PGS. TS. Trần Hữu Tá đã chỉ ra những nét nổi
trội về mặt nội dung cũng nhƣ một số thế mạnh tiêu biểu về mặt nghệ thuật
của truyện ngắn Vũ Tú Nam: “Tác phẩm của Vũ Tú Nam, nhất là truyện
ngắn, có nhiều ưu điểm: cái nhìn về cuộc sống nhân hậu, trong sáng, vốn

2


sống khá dồi dào về các vùng quê của chính mình, nghệ thuật diễn đạt giản dị
và giàu sức truyền cảm”.
Bàn về những mảng văn chƣơng viết cho trẻ em của nhà văn Vũ Tú
Nam, tác giả Trƣơng Hữu Lợi cũng có ý kiến tƣơng tự: “Khi tiếp cận và tìm
hiểu mảng văn học viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Tú Nam, chúng tôi ngạc
nhiên không ngờ ông viết được nhiều và có nét riêng xuyên xuốt những thiên
truyện của mình dành cho các em”. Tác giả khẳng định rằng, với sự lao động
thầm lặng, cần mẫn và lòng tha thiết yêu trẻ, nhà văn Vũ Tú Nam đã đóng

góp cho văn học trẻ em nhiều tập truyện có chất lƣợng về cả mặt nội dung,
nghệ thuật, giá trị giáo dục. Tác giả Trƣơng Hữu Lợi cũng nhận thấy, khác
với nhiều câu bút viết cho trẻ em quá lấn tới yêu cầu li kỳ, lạ lẫm; nhà văn Vũ
Tú Nam sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày nhƣng toát lên cái hay, cái
đẹp. Chính ông đã lặng lẽ sƣu tầm và tái dựng lại một số truyện cổ tích dân
gian theo lối kể giản dị ấm áp của mình và tạo ra một nét riêng cho tác phẩm,
tƣởng chừng rằng “cái kho” viết cho thiếu nhi của ông khó mà cạn đƣợc.
Có thể thấy rằng, các ý kiến đều gặp nhau ở chỗ khẳng định và đề cao
tài năng của Vũ Tú Nam trong lĩnh vực sáng tác cho trẻ em. Tuy nhiên, những
ý kiến đó thƣờng dừng lại ở những bài viết, ý kiến mang tính chất nhỏ lẻ. Cho
đến hiện nay, chƣa có một bài viết, công trình nào đi tìm hiểu sâu về những
điểm nổi bật trong nội dung, trong nghệ thuật ở truyện viết cho trẻ em của Vũ
Tú Nam. Trên cơ sở đó, kế thừa một số những gợi ý của ngƣời đi trƣớc,
chúng tôi thực hiện đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật tập truyện “Những
truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khóa luận này, chúng tôi muốn làm nổi rõ một số những đặc
điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập truyện “Những truyện hay
viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam. Trên cơ sở đó, trong khóa luận, chúng

3


tôi cũng nhấn mạnh, thông qua nội dung và nghệ thuật đó, tác giả Vũ Tú Nam
đã chuyển tải những thông điệp gì đến bạn đọc nhỏ tuổi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng tìm hiểu của khóa luận này là giá trị nội dung và nghệ thuật
của tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận khảo sát tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ
Tú Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giá trị nội dung tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi
của Vũ Tú Nam
Chƣơng 2: Giá trị nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi
của Vũ Tú Nam

4


CHƢƠNG 1
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA VŨ TÚ NAM
1.1. Vài nét về tác giả Vũ Tú Nam và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Vũ Tú Nam
Vũ Tú Nam tên khai sinh Vũ Tiến Nam; sinh ngày 5 tháng 10 năm
1929; quê tại thôn Lƣơng Kiệt, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông có hai anh trai ruột là nhà văn Vũ Ngọc Bình và nhà thơ Vũ Cao. Vũ Tú
Nam xuất thân trong một gia đình nhà nho. Lúc nhỏ, ông theo học Trƣờng
Tiểu học Pháp - Việt ở thị xã Hòa Bình, sau đó lên Hà Nội tiếp tục học bậc
Trung học.
Năm 1947, ông nhập ngũ tham gia hoạt động cách mạng. Nhờ vào khả
năng viết văn mình, ông đƣợc phân công công tác tại báo Chiến sĩ (Liên khu

IV) Năm 1948, ông đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm
1950, ông đƣợc ông Lƣu Văn Lợi xin chuyển về công tác tại Báo Quân đội
Nhân dân. Ông cũng là một trong những biên tập viên đầu tiên của Tạp chí
Văn nghệ Quân đội năm 1957, cán bộ văn nghệ thuộc Cục Tuyên huấn Quân
đội Nhân dân Việt Nam, cấp bậc chính trị viên tiểu đoàn (tƣơng đƣơng Thiếu
tá).
Tháng 6 năm 1958, ông đƣợc chuyển sang công tác tại tạp chí Văn học
của Hội Nhà văn Việt Nam, đƣợc kết nạp là Hội viên. Trong suốt những năm
từ năm 1958 đến 1995, ông lần lƣợt công tác tại các vị trí: Thƣ ký tòa soạn
báo Văn học (nay là Văn Nghệ), Phó tổng biên tập báo Văn nghệ, Giám đốc
Nhà xuất bản Tác phẩm Mới (nay là Nhà xuất bản Hội Nhà Văn). Ông cũng
đƣợc bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II,
III, IV, Tổng thƣ ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.Vũ Tú Nam là Đại biểu
Quốc hội Việt Nam khóa IX.

5


Vũ Tú Nam là một trong những nhà văn đƣợc trao tặng giải thƣởng nhà
nƣớc về Văn học Nghệ thuật năm 2001.
Ông nghỉ hƣu năm 1994.
Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến nhƣ:


Bên dường 12 (truyện vừa, 1950, Giải nhất văn xuôi Văn nghệ liên khu
4)



Quê hương (truyện ngắn 1960)




Sống vời thời gian hai chiều (tập truyện, 1983)



Mùa xuân tiếng chim (truyện ngắn, 1985)



20 truyện ngắn (1994)



Tuyển tập Vũ Tú Nam I và II (1997)



Mây hồng (1998)



Có và không có (Tuyển thơ dịch, 2003)




Hồi ức tình yêu (viết cùng Thanh Hƣơng, 2001)
Những truyện hay viết cho thiếu nhi (Tuyển, 2013)

Ngoài ra, ông còn viết phê bình, dịch thuật.
Vũ Tú Nam đã dành nhiều thời gian tâm huyết và tình cảm của mình để

viết ra những tác phẩm hay cho các em. Số lƣợng tác phẩm Vũ Tú Nam viết
cho trẻ em khá đồ sộ: 28 tập truyện ngắn cho trẻ em, trong đó có 3 tập nổi
tiếng: Con sáo gỗ, Tiếng ve ran và Trăng tiêu lá; 16 tập truyện tranh cho nhi
đồng; 4 tập thơ; 8 cuốn sách dịch. Với sự quan sát tinh tế và một giọng văn
nhân hậu, những trang văn của ông nhƣ một bộ sƣu tập sinh động góp phần
lƣu giữ "hồn quê" đất Việt trong đời sống tinh thần của các lớp bạn đọc nối
tiếp sau này.
1.1.2. Tác phẩm Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam
Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam do nhà xuất
bản Kim Đồng tuyển chọn và in năm 2015. Tác phẩm gồm 52 truyện ngắn và

6


1 truyện dài. Những truyện tiêu biểu nhƣ sau: Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan
tướng công, Ong bắt Dế, Vịt gà tranh cãi, Cây trò kể chuyện, Chuyện Gấu
ăn trăng, Công chúa Ốc sên, Bác Lợn hay cười, Cái trứng Bọ Ngựa, Hội
mùa xuân, Cá chép rỡn trăng, con Cà Cuống kể, Măng tre, Gấu xù muốn
có nhiều trăng, Na Á đánh lại trời, Con thạch sùng, Cái trứng của bọ ngựa,
Bát canh của bà, Tiếng ve ran, Ba em gái Campuchia… Các câu chuyện thú
vị và bổ ích, giúp các em khám phá tìm hiểu về thế giới loài vật, thiên nhiên,
con ngƣời và những bài học quý giá; biết yêu thƣơng gia đình, bạn bè, loài
vật, thiên nhiên. Chỉ là những điều gần gũi, bình dị, thân thuộc, nhƣng bằng
cách kể chuyện linh hoạt, sống động cùng với ngôn ngữ đời thƣờng cùng
giọng điệu vui tƣơi, hóm hỉnh; Vũ Tú Nam đã khiến cho nó trở nên lung linh,
sống động, biến ảo lạ thƣờng. Có những câu chuyện viết về thế giới loài vật
ngộ nghĩnh, đa dạng, sinh động. Có những câu chuyện về những con ngƣời

gần gũi, thân thiện. Nhà văn đã rất khéo léo khi dùng những mẩu chuyện nhỏ
để giáo dục kín đáo những đức tính tốt, những phẩm chất đạo đức, những bài
học nhỏ đơn giản mà sâu sắc.
1.2. Giá trị nội dung tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của
Vũ Tú Nam
Nội dung của tác phẩm văn học không chỉ là chỉ những hiện tƣợng đời
sống đƣợc miêu tả phản ánh trong mỗi chữ viết, trang sách thuộc về bản thân,
sự việc khách thể mà còn qua tác phẩm nhà văn muốn bộc lộ tƣ tƣởng, cảm
xúc của mình. Nổi bật trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ
Tú Nam là câu chuyện về những con vật ngộ nghĩnh, con ngƣời dễ mến thân
thiện, những đồ vật quanh em…
1.2.1 Những câu chuyện về loài vật ngộ nghĩnh
Thuở bé, Vũ Tú Nam nổi tiếng là đứa trẻ tò mò, thích quan sát thiên
nhiên. Ông hay bắt nòng nọc về nuôi xem nòng nọc hóa nhái, bắt bọ ngựa

7


chửa, bƣớm chửa, ve sầu chửa mang về thả trong màn xem chúng đẻ trứng
hoặc nở ấu trùng. Đặc biệt, nếu những đứa trẻ con khác bắt dế bằng nƣớc
hoặc “vắt cần câu” tè vào hang để dế “bị bỏng” phải mò ra thì nhà văn Vũ Tú
Nam có hẳn “chiêu” riêng. Ông bắt ong rồi buộc chỉ vào mông, sau đó cho
ong thẳng tiến vào hang dế. Sau một hồi giao chiến trong hang, dế bị ong
chích nọc sẽ mò lên, thế là bị cậu bé Vũ Tú Nam tóm gọn. Chính bởi vậy, sau
này khi sáng tác cho trẻ em, ông đã tạo ra một thế giới riêng, rất gần gũi với
tâm sinh lí, trí tƣởng tƣợng của trẻ nhỏ. Thế giới loài vật trong truyện của ông
rất phong phú, đó là những con vật nhỏ bé mà gần gũi quen thuộc với trẻ thơ.
Những con vật trong văn Vũ Tú Nam đƣợc đối xử một cách khá bình đẳng.
Ông không phân biệt loài xấu – loài đẹp, loài nhỏ bé – loài to lớn, loài hiền
lành – loài hung dữ… Từ những con côn trùng nhỏ bé nhƣ con ong, con dế,

cái trứng bọ ngựa, cánh cam, cà cuống, con gián, con nhện vằn… đến những
con vật thân thuộc gần gũi trong gia đình nhƣ con lợn, con mèo, con gà, con
vịt…; tất cả đều đƣợc ông lựa chọn để đƣa vào trong những câu chuyện của
với bao nhiêu những điều ngộ nghĩnh, lạ lùng.
Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Cuộc phiêu lƣu của Văn ngan tƣớng
công”. Hình ảnh của chú ngan ngộ nghĩnh, đáng yêu đƣợc tác giả miêu tả một
cách thật cụ thể: “Các bạn thử ngắm kỹ loài ngan mà xem. Chẳng biết tôi có
khe khắt quá không, chứ cái giống ấy nom ít dễ thương quá. Chú ngan nào
cũng vênh vênh váo váo, không mấy lúc là không gật gù cái đầu. Nếu chỉ nhìn
cái mào đỏ tía của chú ngan và cái vẻ dương dương tự đắc của chú, chắc hẳn
có người lầm tưởng ngan ta có nhiều tài lắm. Hắn ta đi bộ được, lội nước
được, thậm chí còn biết cả bay nữa. Nhưng ngan đi bộ thì đủng đỉnh chậm
chạp như rùa, lội nước thì lờ đờ như thuyền không lái, và cái tài bay của
ngan thì giỏi lắm chỉ có thể ăn được điểm hai. Cũng cần nói thêm là ngan ta
kêu không biết kêu, hót không biết hót, chỉ nói bằng cái giọng phì phò khào

8


khào, giống hệt anh chàng say rượu trúng phong vậy. Tầm vóc của ngan
không cao không thấp, lông lá thường đốm trắng đốm đen, màu sắc cứ lộn
phèo đi. Theo ý riêng tôi nhận xét, ngan chỉ có mấy cái “giỏi” là: làm biếng,
ăn tục và phóng uế bậy” [7; tr 5]. Chỉ bằng vài dòng, đặc điểm hình dạng cho
đến vai trò, lợi ích của loài ngan đều hiện ra sinh động, rõ nét. Con ngan
không biết kêu, không biết bay cũng không biết hót, chỉ có cái tài ăn tục
phóng uế bậy nó đƣợc thể hiện qua những câu nói của Văn ngan tƣớng công:
“Thưa quý nương. Bấy lâu nay tôi không dám ngỏ lòng tôi với quý nương, bởi
vì quý nương là một người rất mực đoan trang, hiền hậu. Quý nương muốn
giấu kín tung tích của mình, nhưng ngọc kia dù phủ bùn vẫn sáng, hoa kia dù
khép cánh vẫn thơm …Tôi chờ cô tối qua. Suốt canh chầy chẳng thấy cô ra”

những câu nói phong uế đó nhưng cho ta thấy ngan ta cực kì láo cá nhưng
cũng không kém phần dí dỏm, ngây thơ, nghộ nghĩnh đáng yêu vì đem lòng
yêu “quý nương” [7; tr 9]
Đến câu chuyện Đêm hè, Vũ Tú Nam kể cho các em về hành trình lột
xác của chú bọ ve sống trong lòng đất cho tới khi thành một con ve trƣởng
thành, cất tiếng kêu râm ran trong suốt mùa hè. Con bọ ve nhỏ bé sống dƣới
lòng đất đã lắng nghe tiếng gọi của mùa hè “mùa hè đang gọi nó” nhƣ: mùi cỏ
gấu, rau má những loài cây chỉ có trong mùa hè làm cho bọ ve say say, nó
luôn cảnh giác nhanh nhẹn đề phòng để tránh những mối nguy hiểm ở trên
mặt đất: “nó đánh hơi đề phòng những con cóc già và những con chuột già đi
ăn đêm”, nó lồm cồm bò, thật nhanh thật nhanh nhƣ một hòn đất nhỏ đang
động đậy bò tới gốc cây, từ từ lột xác qua cái vỏ bọc của mình một cách khó
nhọc: “Bỗng nhiên bọ ve khẽ co mình. Lưng nó nứt ra một quãng như bị
chích. Rồi lặng lẽ, từ từ khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ
xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve ló ra, chui hẳn khỏi xác bọ ve. Chú
run rẩy rùng mình từng đợt, rút hai chân, rồi bốn chân… ra khỏi xác. Người

9


chú mềm oặt, xanh nõn treo lơ lửng, đầu chú thõng xuống, chỉ còn phần cuối
mình chú và đôi cánh ướt nhũn dính vào cái xác bọ ve” [7; tr 72-73] để rồi
hồi hộp, nín thở quan sát chú ve: “Chao ôi, thật là hồi hộp” cuối cùng chú ve
ráng hết sức cong ngƣời để rút nốt cái cánh mềm ra khỏi xác ve rồi nhanh
chóng duỗi căng đôi cánh của mình bay vào cái gió cái nắng của mùa hè để
góp tiếng kêu của mình vào những ngày hè thêm để thêm phần rộn ràng xao
động,vui tƣơi.
Hình ảnh con dế không còn lạ lẫm trong các tác phẩm văn học dành
cho trẻ em, đặc biệt không thể không kể đến Dế mèn phiêu lưu kí của Tô
Hoài. Vũ Tú Nam cũng đã sáng tạo ra một chú dế của riêng mình với những

nét độc đáo. Câu chuyện Ong băt dế kể về cuộc chiến sinh tồn giữa Ong xanh
và Dế cụ. Ong xanh hùng mạnh, nhanh nhẹn: “Con ong xanh biếc, to bằng
quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Bụng nó
tròn, thon bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc” [7;
tr 78], còn dế cụ cũng không kém tài và nhanh nhẹn: “Đó là một con dế đực
lực lưỡng, đầu tròn bóng như sừng, cánh vân hình sóng lượn và đôi càng mập
cứng đầy gai nhọn hoắt”. Cuộc chiến giữa ong xanh và dế cụ diễn ra hết sức
ác liệt và đầy căng thẳn: “Ba giây… Bốn giây…Năm giây! Ta nghe tiếng ong
kêu văng vẳng “i i” và đôi càng dế bật “pách pách” ở tận sâu, sâu lắm” [7; tr
79]. Phải là một ngƣời có một tâm hồn yêu loài vật thì mới có thể có cái nhìn
và quan sát tỉ mỉ tới các loài vật nhƣ vậy. Câu chuyện đã đƣa các em đến với
thế giới loài vật một cách tự nhiên, chân thực mà nhẹ nhàng.
Đến với câu chuyện Con công và con cóc, ngƣời đọc đƣợc tiếp cận với
đặc điểm của loài công và loài cóc một cách chân thực nhất: “Cóc bé nhỏ,
trần trụi móc meo, xấu xí như một hòn đất. Công thì cao lớn, có bộ lông thướt
tha, đủ các màu óng ả” [7; tr 94]. Cóc tuy xấu xí nhƣng là một con vật tốt
bụng thƣờng giúp đỡ cứu nguy cho các loài khác, còn công tuy đẹp đẽ nhƣng

10


luôn trau chuốt xòe dang đôi cánh, khoe ta tài giỏi luôn bắt nạt cóc. Đến khi
công gặp nạn, cóc đứng ra để bảo vệ công thoát khỏi miệng hổ, công mới thấy
hối hận về những việc mà mình đã làm với cóc. Từ đó, công và cóc trở thành
đôi bạn thân thiết với nhau, cùng kiếm mồi và nhƣờng thức ăn cho nhau
Truyện Gà và vịt tranh cãi kể về một cuộc trò chuyện của gà và vịt
xoay quanh nội dung tại sao lại chỉ có những con vật đó đƣợc xếp vào 12 con
giáp. Vũ Tú Nam với sự dí dỏm và khéo léo đã dùng một cuộc tranh cãi của
gà và vịt để cho các em biết đƣợc đặc điểm và lợi ích của các con vât; Cuộc
trang cãi kéo dài, không ai chịu nhƣờng ai, đúng với câu nói truyền miệng của

dân gian ta “Ông nói gà bà nói vịt”.
Truyện Con Cà Cuống kể về Cà Cuống, Cánh Cam, Bọ Dừa, Bọ Đa,
Xén Tóc bị gió quật ngã rơi xuống một cái cống trong thành phố, đó là lãnh
địa của Chuột Cống và tự xƣng là Đấng thống lĩnh, Chuột Cống đƣợc xuất
hiện với hình dạng : “Cà Cuống ngước mắt nhìn, thấy lù lù ngay trước mặt
mình một con Chuột Cống to béo, già cốc đế, bộ long bạc thếch, đang nhe
hàm rang nhọn hoắt vàng ệch và phì ra những hơi thở hôi thối” [7; tr 111].
Vậy là Cà Cuống và các bạn bị bắt làm tù nhân của Đấng thống lĩnh, ở đó có
2 con cóc canh gác và có “Tể tướng Gia-va” hay chính là Chuột Bạch. Câu
chuyện giúp cho các em về những đặc điểm hình dạng, nơi sống và thức ăn
của loài chuột cống một cách sinh động, đầy đủ nhất qua đôi mắt tài ba của
nhà văn Vũ Tú Nam.
Vũ Tú Nam hƣớng tầm nhìn về những cánh rừng xa xôi, nơi các độc
giả nhỏ tuổi thƣờng có cảm giác sợ hãi trƣớc những con vật hung dữ. Thông
qua nhân vật con hổ, con rắn trong câu chuyện Chuyện con hổ ác và con rắn
hiền, nhà văn cho các em thấy đƣợc những đặc tính và khả năng của chúng
một cách chân thực và đầy đủ nhất. Với những con vật xấu xí nhƣ thạch sùng,
dơi dơi; nhà văn lại dành những tình cảm đặc biệt, sự trân trọng và yêu mến:

11


“Eo ôi, con thạch sùng… Một con thạch sùng to, đen sạm, nằm cuộn tròn trên
cái nắp phích bằng nhôm bóng nhoáng – cái phích mẹ mới mua hôm nọ”. Một
con thạch thùng có ích vì nó có thể bắt muỗi. Nó đƣợc bố và Huấn nuôi. Ngôi
nhà đầu tiên của nó ở kẽ tƣờng bên cửa tò vò, nhƣng rồi vì không thích nơi đó
nên nó lại quay lại cái lắp phích. Lần này, bố và Huấn cho nó ở cái hốc xây
bằng gạch, vì ở đó vừa ấm áp, vừa có nhiều thức ăn, nhiều gián, cuốn chiếu.
Ở câu chuyện Cái trứng Bọ Ngựa, dƣới cái nhìn tỉ mỉ của nhà văn;
những cái trứng bọ ngựa cũng trở nên sống động. Từ những cái trứng bọ ngựa

dính trên cành chanh: “Nó cứ như là một hòn đất, màu nâu xỉn… Mỗi lần tôi
ngồi vào bàn trông ra là nom thấy nó, tròn tròn, mốc mốc, chẳng hấp dẫn nổi
ai” [7; tr169] nở ra những chú bọ ngựa con nhỏ bé hết sức đáng yêu. Chú bọ
ngựa con đầu đàn “nhảy dù” rồi các con bọ ngựa con lần lƣợt nhảy theo.
Những chú bọ ngựa con đƣợc tác giả nhìn nhƣ những “võ sĩ” với sự dũng
cảm, tự lập. Trong một truyện khác, con nhện vằn nhỏ bé cùng với chiêu thức
dùng dây tơ để bắt mồi nhƣ những ngƣời thợ săn điêu luyện, bài bản (Con
Nhện vằn) “Bỗng nhiên chú nhện nhe rang ngoạm chặt lấy ngực gián, lấy hết
gân cốt tha gián vào giữa tấm lưới. Gián bị dính lưng vào đó, chân cẳng quơ
lên cuống quýt. Lâp tức nhện tháo bốn tấm “băng” – dệt sẵn bằng tơ dày
trắng nõn, xếp hình chữ thập châu đầu vào chỗ nhện nằm – nhanh chóng gói
con mồi lại. Thế là con gián không thể chạy thoát. Nhện bắt mồi to và để
giành mồi như vậy đấy” [7; tr 173].
Loài chim cũng không nằm ngoài tầm quan sát của Vũ Tú Nam. Ông
đã dành nhiều công sức, tâm huyết của mình để tìm hiểu nó. Tác phẩm Chim
gọi vịt nói về một cậu bé trong câu chuyện của bà ngoại kể cho nhân vật tôi.
Vì mải chơi để lạc mất vịt, cậu con trai đó hối hận bỏ ăn bỏ uống đi tìm gọi
vịt và biến thành con chim kêu “vít vít”. Hình ảnh chim chích và bồ nâu những loài chim thƣờng gặp - trong câu chuyện Bồ Nâu và chim Chích của

12


Vũ Tú Nam hiện lên đầy cảm động. Cặp vợ chồng chim chích mang đậm tình
yêu thƣơng, làm việc hăng say, không quản mệt nhọc xây lên một tổ ấm, chờ
đón những đƣa con chào đời: “Một hôm, tình cờ ra vườn chơi, đến bên gốc
ngái, tôi thấy có hai con chim chích cứ bay quanh quẩn ở đó. Tôi đoán vợ
chồng chú chích này muốn làm tổ. Quả đúng như vậy thật. Ba hôm sau, tôi ra
thăm, thấy vợ chồng chích đã khâu bốn cái lá ngái tươi chụm vào thành cái
bọng tròn. Tôi xem kĩ, càng xem càng ngạc nhiên. Chắc là chích đã dùi lá
bằng mỏ, còn “chỉ khâu” là những sợi cỏ mềm” [7; tr 204].

1.2.2. Những câu chuyện về con người dễ mến, thân thiện
Tác phẩm của Vũ Tú Nam viết cho trẻ em không chỉ đề cập về những
loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu mà còn có những con ngƣời gần gũi trong đời
thƣờng quanh em. Vũ Tú Nam là một ngƣời luôn chú ý vào những điều thiện,
điều tốt đẹp của con ngƣời; chính vì thế, trong những trang văn của ông luôn
tồn tại một tuyến nhân vật mang những tính cách đời thƣờng - con ngƣời dễ
mến, thân thiện.
Trong câu chuyện Sinh nhật vườn ông, hiện lên hình ảnh ngƣời ông hiền
lành, dịu dàng ân cần trò chuyện với các cháu của mình về các trồng và chăm
sóc các loài cây: “Ông tôi bảo:
- Trồng cây phải có kiến thức” [7; tr 88].
Tất cả những cây trong vƣờn đều một tay ông chăm sóc, cây nào cũng tƣơi
tốt. Nào là đu đủ đã ra hai lứa quả, quả nào cũng dày thịt, ngọt và đặc biệt là
không có hột. Giàn mƣớp của ông sai lúc lỉu đến hơn trăm quả. Những cây
rau tƣơi tốt, Những loài hoa nhƣ hoa nhài, hoa hồng bạch, hoa hồng, hoa loa
kèn, hoa địa lan, hoa trinh nữ, hoa ngô đồng đua nhau khoe sắc. Ông cởi mở,
thân thiện, yêu thƣơng đối với tất cả mọi ngƣời. Sự nhẹ nhõm, vui vẻ thể hiện
qua việc hỏi chị em nhân vật tôi: “- Cuối tháng này, vườn nhà mình tròn ba
tuổi. Ly và Đốm định mừng nó cái gì nào”. Điều này cho thấy ngƣời ông luôn

13


yêu thƣơng, ân cần dạy bảo cho các cháu của mình những kiến thức về đời
sống; sự yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với thiên nhiên.
Tác phẩm Mẹ vẽ nên hình ảnh ngƣời mẹ hiền lành, lam lũ, tần tảo sớm
hôm chăm lo cho từng miếng ăn giấc ngủ của con: “mẹ từ dưới bếp chạy lên,
tay mẹ còn cầm đôi đũa cả…” [7; tr 166]. Trong truyện Bát canh của bà là
hình ảnh ngƣời bà hiện lên trong kí ức của ngƣời cháu một cách giản dị mộc
mạc nhƣng thật gần gũi, thân thƣơng: “Tôi nhớ người bà gầy quắt. Bà mặc áo

thâm sờn bạc, áo cánh nâu. Bà không biết chữ, nhưng bà thuộc nhiều câu ca,
câu vè lắm” [7; tr 188]. Một ngƣời bà hiền từ, chu đáo luôn yêu thƣơng con
cháu, muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con cháu. Điều đó thể hiện qua
việc làm nhỏ nhƣng chứa bao tình thƣơng đó là món canh cua nấu với rau tập
tàng, “bà tủm tỉm ngồi nhìn cháu ăn, bà còn quạt cho cháu bằng cái mo cau
nữa”. Cho đến sau này, hình ảnh bà cùng mùi vị của bát canh rau vẫn không
chút phai mờ trong tâm trí tác giả.
Hay trong câu chuyện Giúp mẹ, nhân vật anh Tân là một cậu bé ham chơi,
hồn nhiên, hiếu động nhƣng lại rất thƣơng em: “Khéo không lại ăn đòn, người
ta không bênh mình được đâu!”, thấy trời mƣa Tân lại chạy phóc ra ngõ vùa
chạy vừa reo: “Tắm mưa! Các đồng trí ơi, tắm mưa!”. Cô bé Nga lại là một
em bé ngoan, biết vâng lời, hiểu chuyện, biết giúp đỡ bố mẹ, Nga biết ra lấy
quàn áo khi trời mƣa, biết giúp mẹ gập quần áo. Hai anh em mỗi ngƣời một
tính cách riêng biệt nhƣng họ đều là những cô bé, cậu bé dễ thƣơng, dễ mến.
Bà ốm kể về Loan - một cô bé có tính cách hồn nhiên, hiếu thảo. Khi
thấy bà bị ốm, Loan rất buồn, thƣơng và lo cho bà. Bà mới vắng nhà vài hôm
Loan đã rất nhớ bà. Mỗi một đồ vật đều gợi nhớ bóng dáng của bà: nhớ bình
vôi bà ăn trầu, nhớ cái chổi bà thƣờng hay quét, cái rế, cái nồi, rổ bát… Vì
bận học, Loan không lên thăm bà đƣợc nhƣng em không quên gửi cho bà
“mười quả trứng” và bức thƣ có viết những lời yêu thƣơng của bé Loan muốn

14


giành cho bà: “Bà yêu quý của cháu. Bà cứ yên tâm chữa bệnh, mẹ cháu mải
làm đông, cháu tưới vườn và chăm đàn gà đúng như lời bà dặn. Cháu làm bài
thi tốt lắm, bà ạ. Cháu Loan của bà” [7; tr 216]. Hôm bà đƣợc xuất viện về
nhà, vừa nhìn thấy bà, Loan chạy ra ôm chầm lấy và khóc òa lên. Qua đây, sự
hiếu thảo, chăm ngoan, học giỏi của Loan chính là một sự phản chiếu gián
tiếp thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc.

Có thể nói, những con ngƣời trong tập truyện Những truyện hay viết
cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Tú Nam là những ngƣời luôn gần gũi bên cạnh
các em. Mỗi ngƣời có một nét tính cách riêng, nhƣng tất cả đều là những con
ngƣời hiền hậu, dễ mến thân thiện.
1.2.3. Những câu chuyện về những đồ vật quanh em
Vũ Tú Nam một nhà văn của trẻ em. Các tác phẩm của ông đều viết về
những hình ảnh, hiện tƣợng xung quanh đời sống của các em gần gũi. Không
chỉ là con ngƣời, không chỉ là thiên nhiên; đó còn là những câu chuyện về các
đồ vật gần gũi quanh em.
Đến với tác phẩm Đồ vật trong nhà, thế giới đồ vật hiện lên trong câu
chuyện cùng với lời giải thích tỉ mỉ của ngƣời bố. Đầu tiên là cái lọ thủy tinh
làm từ cát trắng, cái bàn nơi bố hay làm việc: “Cái bàn này bằng gỗ lim. Ngày
trước nó chỉ là mọt hạt lim bé bé nảy mầm ở một khu rừng nào đó, cái mầm
đó khi đó rất yếu rát nhỏ, bây giờ đã thành một chiếc bàn rắn chắc, ta có thể
dùng mấy tram năm không hỏng” [7; tr 176]. Mỗi một đồ vật lại có những
nguồn gốc xuất xứ khác nhau với những công dụng khác nhau: cái ghế cũng
đƣợc làm từ tay bác thợ mộc và dùng để ngồi; cái nón của mẹ làm bằng lá cọ
mọc trên đồi; cái chiếu đƣợc dệt bằng cây cói; cái vỏ phích kia đƣợc đan bằng
tre của ba bốn cây tre. Rồi những vật gần gũi, gắn bó với trẻ: quần áo của Việt
là từ cánh đồng bông trắng xóa, qua bao nhiêu công đoạn cùng với sự khéo
léo của các cô thợ may để làm nên những bộ quần áo nhƣ bây giờ Việt đang

15


mặc; chiếc chăn len mẹ vẫn thƣờng hay đắp cho Việt là quà tặng của những
con cừu béo múp; cái ví của bố đƣợc làm từ da cá; cái chậu nhôm Việt vẫn
hay gội đầu đƣợc lấy từ dƣới đất sâu ơi là sâu… Tất cả những đồ vật đó đều
là những đồ vật gần gũi, đời thƣờng mà các em đƣợc tiếp xúc hằng ngày, gắn
bó với các em, đã hiện lên một cách đầy đủ, sống động qua ngòi bút của nhà

văn. Điều này giúp cho trẻ bƣớc đầu tiếp xúc với các đồ vật, dễ dàng tìm
hiểm, hứng thú khám phá có ý thúc bảo vệ những đồ vật xung quanh mình.
1.2.4. Thiên nhiên phong phú
Trong sáng tác viết cho trẻ em của Vũ Tú Nam, thiên nhiên không chỉ
đơn thuần là các hiện tƣợng tự nhiên; nó mang đậm dấu ấn cảm xúc, và đều
nhƣ có linh hồn. Vũ Tú Nam đã thổi vào các hiện tƣợng tự nhiên tƣởng chừng
vô tri vô giác ấy hơi thở mạnh mẽ của sự sống.
Hình ảnh cây gạo lung linh hùng vĩ, rất hiền, rất thảo đƣợc quan sát từ
xa, gọi bao nhiêu những chú chim đến vui hội mùa xuân: “Từ xa nhìn lại, cây
gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; hàng ngàn bông hoa là hang ngàn
ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất
cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn
đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau. Trò chuyện,
trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa
xuân đấy!” [7; tr 75]. Câu chuyện Cây gạo nhƣ “một bức tranh phong cảnh”
với đủ các gam màu sống động, đặc biệt là vào mùa xuân: mùa xuân, hoa đỏ
chót ngày tháng trôi qua thật nhanh, những cánh hoa đỏ rực ngày nào đã rơi
xuống theo gió quay tít nhƣ chong chóng thật đẹp. Đến mùa quả chín, nhƣ
những quả gạo múp míp, rồi những bông hoa gạo trắng xóa nhƣ những nồi
cơm điện rồi từng loạt, từng loạt một bay tung vào trong gió trắng xóa nhƣ
tuyết bay đi khắp nơi. Qua những trang văn đầy chất thơ, Vũ Tú Nam đã
truyền đến bạn đọc nhỏ tuổi tình yêu đối với thiên nhiên tƣơi đẹp.

16


Trong chuyện Cây trò kể chuyện, Vũ Tú Nam đã dành những tình cảm
đặc biệt của mình đối với cây trò. Cây trò vốn là vật vô tri, vô giác nhƣng ông
đã cho cây trò có tiếng nói, có suy nghĩ biết kể về cuộc đời của mình cho các
bạn nghe nhƣ ngƣời bạn gần gũi tâm tình với các em. Cây trò từ đâu mà tới,

rồi biết nhiều chuyện quê mình, biết bao nhiêu chuyện hay về những năm
tháng đấu tranh chiến đấu giành độc lập của dân tộc ta. Cây đã chứng kiến
chiến tranh tàn phá và những cuộc đấu tranh của quân đội ta: “Tôi biết trận bộ
đội ta phục kích quân Pháp ở Chân Mộng – Trạm Thản bọn giặc chết như
đàn cào cào bị lửa đốt. Tôi biết ở dốc đường nhựa kia, có ông cụ dưới xuôi
tản cư lên đây từ những năm đầu chống Pháp, nhà cụ có khóm diễn tươi xanh
như tranh vẽ và bụi dâm bụt ra hoa hồng phớt giống những bông phù dung”
[7; tr 83]. Cây trò còn biết về chú kĩ sƣ đang mải mê nghiên cứu diệt sâu đục
măng tre. Chú đã tìm ra “thủ phạm” là một loài vòi voi thân cứng nhƣ bọ đa,
nó dùng vòi cƣa đục vào ngọn măng để đẻ trứng. Cây trò còn đƣợc chứng
kiến ngày đất nƣớc độc lập, thống nhất Nam Bắc một nhà, đƣợc các thanh
niên, chiến sĩ gƣơng mẫu lựa chọn và các chú bộ đội, cán bộ đƣa về bên Lăng
Bác: “Các đơn vị bộ đội thiết giáp, bộ đội ra-đa, cơ quan ủy ban nông nghiệp
tỉnh, thannh niên và nhân dân huyện Cẩm Khê, thanh niên và nhân dân huyện
Lâm Thao, vân vân…” [7; tr 85]. Cây trò đã đƣợc tham dự ba năm lễ Quốc
Khánh đƣợc thấy bộ đội ta, tên lửa qua, nhân dân vui vẻ diễu qua.
Hình ảnh cây tre ta đã bắt gặp rất nhiều trong thơ ca Việt Nam, vốn
mộc mạc gần gũi và thân thiết với các thời kỳ của dân tộc. Tre luôn là nguồn
cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật. Cây tre đã có mặt hầu khắp các
nẻo đƣờng đất nƣớc và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt trong tâm thức ngƣời Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn
cả, đƣợc xem nhƣ là biểu tƣợng của ngƣời Việt đất Việt,... Một lần nữa,
chúng ta lại bắt gặp hình tƣợng tre trong truyện Măng tre của Vũ Tú Nam.

17


Điều dặc biệt là không giống các nhà văn khác, Vũ Tú Nam lại lựa chọn hình
tƣợng măng tre để khám phá. Qua ngòi bút của Vũ Tú Nam, măng tre đƣợc
hiện lên một cách chân thực: “không cành, không lá, cây chẳng ra cây!” kiên

cƣờng, bất khuất vƣơn lên mặc cho bao khó nhọc, gian khổ luôn đấu tranh vì
sự sống của mình. Sự bất khuất của măng tre giống nhƣ sức sống của con
ngƣời Việt Nam. Trong quá trình trƣởng thành, bởi không giống ai nên măng
tre đã gặp phải bao khó khăn, đặc biệt là sự kì thị của mọi vật xung quanh:
“Sau những trận mưa tầm tã, bên khóm tre già đã bị chặt cụt, đát bỗng nứt
ra, và một búp măng nó đầu lên, đội lá phá vỡ con đường bọn mối đang đắp.
Lũ mối chạy toán loạn, la lên:
- Làng nước ơi! Có kẻ cướp, kẻ cướp!
Bọ xít chêm vào:
- Ừ, mùi nó hôi quá!
Mấy cái nấm dại chụm đầu vào nhau bàn tán:
- Nó là giống gì vậy? Không cành, không lá, cây chẳng ra cây!
Nhái bén làm ra vẻ thâm thúy:
- Hãy cứ nhìn kĩ mà xem. Đầu nó nhọn hình lưỡi mác, chắc là nó có mưu
đồ nham hiểm!” [7; tr 142]. Lũ kiến bâu đến cắn, thi nhau hút nhựa cứ
nhƣ là hội chợ, nhƣng măng tre mặc cho những lời nguyền rủa, chê bai,
cứ “lừng lững vƣơn cao” từng ngày, vƣơn đủ cao ngọn măng tre nảy
cành ra lá, một cây tre non xanh tƣơi in hình trong mùa thu trong trẻo.
Cây tre hiền từ lên cao không còn nghe thấy những tiếng nguyền rủa.
Tre còn tỏa lá cành che gió che mƣa cho mọi vật xung quanh. Vũ Tú
Nam đã mang đến cho các em một loài cây hết sức quen thuộc, gần gũi
với sức sống mãnh liệt và những đức tính tốt đẹp. nó có một sức sống
mãnh liệt và những đức tính tốt đẹp.
1.4. Những bài học nhỏ đầu tiên

18


Trong tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam, có
thể nói, mỗi câu chuyện đều mang lại những bài học riêng cho các em, đó là

những bài học giáo dục về: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lẽ sống.
Tìm hiểu về nội dung này, chúng ta không thể không nhắc đến câu
chuyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công. Đây là một truyện dài và
gồm tám mẩu chuyện nhỏ, mỗi một mẩu chuyện là một bài học giáo dục cho
các em. Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công là tác phẩm ghi lại hành
trình phiêu lƣu của một chú ngan với đủ cả chuyện vui, chuyện buồn trên
những chặng đƣờng mà chú đi qua. Góc nhìn của một ngƣời kể chuyện giàu
kinh nghiệm sống và có khiếu hài hƣớc nhƣ Vũ Tú Nam đã làm nên một tác
phẩm dí dỏm mà cũng không kém phần sâu sắc, giàu chất nhân văn. Qua câu
chuyện của Văn Ngan tƣớng công, các bạn hẳn sẽ cũng rút ra đƣợc những
điều quý giá cho bản thân mình trên bƣớc đƣờng trƣởng thành.
"... Các bạn thử ngắm kỹ loài ngan mà xem. Chẳng biết tôi có khắt khe
quá hay không, chứ cái giống ấy nom ít dễ thương quá. Chú ngan nào cũng
vênh vênh váo váo, không mấy lúc là không gật gù cái đầu. Nếu chỉ nhìn cái
mào đỏ tía của chú ngan và cái vẻ dương dương tự đắc của chú, chắc hẳn có
người lầm tưởng ngan ta nhiều tài lắm. Hắn ta đi bộ được, lội nước được,
thậm chí còn biết cả bay nữa.
Nhưng ngan đi bộ thì đủng đỉnh chậm chạp như rùa, lội nước thì lờ đờ
như thuyền không lái, và cái tài bay của ngan thì giỏi lắm có thể ăn được
điểm hai.
Cũng cần phải nói thêm là ngan ta kêu không biết kêu, hót không biết
hót, chỉ nói bằng giọng phì phò khào khào, giống hệt anh chàng say rượu
trúng phong vậy. Tầm vóc của ngan không cao không thấp, lông lá thường
đốm trắng đốm đen, màu sắc cứ lộn phèo đi. Theo ý riêng tôi nhận xét, ngan
chỉ có mấy cái “giỏi” là: làm biếng, ăn tục và phóng uế bậy.

19


Vốn đánh giá thấp loài ngan như thế, nhưng tôi vẫn cố gắng tìm hiểu

nguồn gốc tật xấu của Ngan, mong sao mình có thể nhận xét một cách công
bằng hơn. Tôi chiụ khó đọc sách khoa học lắm, xem truyện cổ tích cũng khá
nhiều, nhưng tìm mãi vẫn chưa ra tung tích cội rễ của loài ngan. May sao
mùa xuân năm ngoái, nhân ngày tết rỗ rãi, một ông cụ tỉnh Nam kể cho tôi
nghe câu chuyện vui về thuỷ tổ loài ngan. Tôi nghe câu chuyện khó có thể tin
là thực, nhưng nghe ngồ ngộ và có ích. Nay xin chép ra đây để giới thiệu với
các bạn...” [7; tr 5, 6, 7].
Bé cái lầm: nói về loài ngan có tính tham ăn bị bạn bè là vịt, ngỗng
xua đuổi, đƣợc gà thiến tốt bụng giúp đỡ kiếm cho cái ăn chỗ ở, muốn giúp
cho ngan thành tài, Gà thiến đã bảo ngan phải đã nuôi trí lớn cho ngan phải
học đƣợc một cái nghề và trở thành ngƣời tốt. Qua câu chuyện, các em hiểu
đƣợc phải luôn biết giúp đỡ mọi ngƣời trong lúc họ gặp khó khăn. Muốn trở
thành một ngƣời tốt trƣớc hết chúng ta phải có một một công việc chính đáng
cho riêng mình.
Một chuyến lên trời: sau khi nghe lời “quý nương” Gà Thiến, ngan
quyết tâm lên đƣờng tìm một chữ Tài cùng với rất nhiều đồ ăn mà Gà Thiến
đã chuẩn bị cho Ngan, trên đƣờng đi Ngan gặp một Chú chim Gáy, nhờ tài
khoác lác của mình và ý nghĩ sẽ lợi dụng con chim kia để học cái nghề bay
bổng. Chim Gáy một lòng dốc hết sức chỉ bảo cho hiệp sĩ (tức là Ngan),
nhƣng chƣa học xong mới động tác chính Ngan đã đòi thi tài với Chim Gáy,
lợi dụng lòng tốt và sự cả tin của Chim Gáy Ngan giở trò gian lận, nhƣng vì
không có thực tài nên kết quả là Ngan ta thua thậm tệ và bị ngã một cú đau
điếng ngƣời, và lại quyết định từ bỏ việc học bay: “Nghề bay này học đau
mình mẩy quá, tội gì theo đuổi cho khổ thân!”, không những vậy sau khi
Ngan đƣợc Chim Gáy tiếp đãi no nê, nó lấy trộm của chim gáy đôi bát đĩa
giấu vào trong cánh coi “để làm vật kỉ niệm”. Câu chuyện giúp các em biết

20



×