Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

HOẠT ĐỘNG hợp NHẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM DIỄN RA NHƯ THẾ nào TRONG 5 năm gần đây , XU HƯỚNG TRONG THỜI GIAN tới ẢNH HƯỞNG của GIAO DỊCH hợp NHẤT đến CÔNG tác kế TOÁN tại DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.37 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

----------------

TIỂU LUẬN
MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
1. ĐỀ TÀI (05): HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY (2012-2016)? XU
HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI? ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH HỢP
NHẤT ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP?

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Ngọc Hùng
Học viên: Hoàng Thị Hường
Cao học Kế toán - Khoá 6 (Đợt
Lớp:
1)
Hà Nội, tháng 06 năm


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………



Ký tên


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
MỤC LỤC

Học viên: Hoang Thi Hương
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính(BCTC) theo
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ("IFRS") ngày càng nhận được sự ủng hộ của
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và
vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty
niêm yết trong nước. Lập báo cáo tài chính theo IFRS đang trở nên ngày càng phổ
biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ - con, các bên cho vay cũng như phát
sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế.
Tại Việt Nam trước sự biến đổi của nền kinh tế mô hình công ty mẹ và công
ty con càng phát triển, nên kế toán Việt Nam cũng đang có những thay đổi, hoàn
thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý đó. Minh chứng cho việc này là Sự ra đời chuẩn
mực kế toán VAS số 25 - BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty
con, sao cho phù hợp với quy định quốc tế và xu hướng hội nhập.
Tuy nhiên quá trình ra đời và áp dụng VAS số 25 tại các doanh nghiệp Việt
Nam không phải là điều dễ dàng. Vì nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập
và một số bộ phận các nhà quản trị, nhân sự vẫn còn hạn chế, vì vậy các tập đoàn,
tổng công ty chưa thực sự giống với mô hình tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên
thế giới, các DN đã phải tái cơ cấu lại để có thể phù hợp với xu thế hội nhập.

Vậy nên em xin phép được làm rõ hơn vấn đề này thông qua đề tài tiểu luận“
Hoạt động hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam diễn ra như thế nào trong 5 năm gần
đây (2012-2016) ? Xu hướng trong thời gian tới? Ảnh hưởng của giao dịch hợp nhất
đến công tác kế toán tại doanh nghiệp? Tình huống nghiên cứu thực tế.“
Tiểu luận gồm có 03 phần:
Phần I: Cơ sở lý thuyết
Phần II: Hoạt động hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2012 – 2016. Xu
hướng trong thời gian tới và Ảnh hưởng của giao dịch hợp nhất đến công tác kế
toán tại doanh nghiệp.

Học viên: Hoang Thi Hương
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Phần III: Tình huống nghiên cứu thực tế.

Học viên: Hoang Thi Hương
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm, sự cần thiết và lợi ích của hợp nhất kinh doanh

1.1.1.

Khái niệm


Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt
động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. Kết quả của phần lớn các
trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền
kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). Nếu một doanh
nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là các hoạt
động kinh doanh thì việc kết hợp các đơn vị này không phải là hợp nhất kinh doanh.
Khi một doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng
không cấu thành một hoạt động kinh doanh thì phải phân bổ giá phí của nhóm tài
sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng rẽ trong nhóm tài sản đó
dựa trên giá trị hợp lý tương ứng tại ngày mua.
Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
như: Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác; mua tất cả
tài sản thuần của một doanh nghiệp khác, gánh chịu các khoản nợ của một doanh
nghiệp khác; mua một số tài sản thuần của doanh nghiệp khác để cùng hình thành
nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh. Việc mua và bán có thể được thực hiện
bằng việc phát hành công cụ vốn hoặc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương
tiền hoặc chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên. Các giao dịch
này diễn ra giữa các cổ đông của doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một
doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác.
1.1.2.

Sự cần thiết và lợi ích từ hợp nhất kinh doanh

Có thể nói rằng, lợi ích then chốt của việc hợp nhất là nhằm tăng giá trị lớn
hơn nhiều lần cho các chủ sở hữu cũng như giá trị cho toàn công ty hay các hoạt
động kinh doanh. Hợp nhất kinh doanh đặc biệt phát huy tính ưu việt của nó khi
doanh nghiệp rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, bất lợi thị trường hay
bất kỳ yếu tố chủ quan nào. Sau đây là một số lợi ích cơ bản nhất các doanh nghiệp
có thể đạt được từ hợp nhất kinh doanh:

a. Lợi ích giảm chi phí

Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

6


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Hợp nhất kinh doanh trước hết sẽ mang lại lợi ích từ việc giảm chi phí cho các
doanh nghiệp hay các hoạt động kinh doanh so với khi hoạt động riêng biệt. Điều
này thường làm ít tốn chi phí cho một hãng mà có được nhiều nhà máy cần thiết
thông qua hợp nhất hơn là thông qua phát triển. Điều này thực sự hợp lý trong các
giai đoạn lạm phát.
b. Lợi ích từ giảm rủi ro
Mua lại các ngành hàng, doanh nghiệp đang hoạt động và có thị trường thì ít
rủi ro hơn việc mở rộng sản xuất và gây dựng thị trường mới. Thay vì chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm, các công ty có thể tiến hành việc kết hợp với công ty khác hoặc
hoạt động kinh doanh khác. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường
và khách hàng tiềm năng lại được thực hiện nhanh chóng và khả năng thành công
cao hơn, giảm thiểu được rủi ro.
c. Lợi ích từ tận dụng tài sản vô hình
Hợp nhất kinh doanh sẽ dẫn đến sự kết hợp cả tài sản hữu hình và tài sản vô
hình. Bởi vậy, việc hợp nhất hai doanh nghiệp hay hai hoạt động kinh doanh sẽ đem
lại những lợi ích từ việc sở hữu thêm những giấy phép hoạt động, mua lại bằng sáng
chế, quyền khai thác khoáng sản, nghiên cứu, dữ liệu khách hàng, đặc quyền chuyên
gia quản trị… Chính điều này trong một số trƣờng hợp là yếu tố quyết định khiến
các đơn vị kinh doanh mong muốn hợp nhất. Và con đường hợp nhất chính là cách
hợp pháp và thuận lợi nhất để các doanh nghiệp tận dụng giá trị tài sản vô hình.
d. Lợi ích giảm thiểu sự trì hoãn hoạt động kinh doanh

Việc sang lại nhà máy thông qua hợp nhất kinh doanh rất có lợi cho doanh
nghiệp, vì sẽ tránh được trễ nải trong hoạt động. Các hãng xây dựng các cơ sở nhà
máy mới có thể tiên liệu được nhiều chậm trễ khi xây dựng, cũng như khi nhận
được sự phê duyệt của chính phủ để bắt đầu hoạt động. Nhiều nghiên cứu về ảnh
hưởng môi trường có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới hoàn thành. Trong khi các
nhà máy đang hoạt động và đã hội tụ đủ điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh,
khi hợp nhất chúng sẽ không mất thời gian xây cất, hoàn thiện các thủ tục hành
chính để được cấp giấy phép kinh doanh.
e. Lợi ích tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán

Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

7


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Việc hợp nhất kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia
niêm yết trên thị trường chứng khoán: điều kiện về vốn điều lệ, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh…
f. Các lợi ích khác
Ngoài các lợi ích kể trên, hợp nhất kinh doanh còn đem lại rất nhiều ích lợi
khác cho doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh:
-

Các công ty, doanh nghiệp chọn hợp nhất kinh doanh hơn những hình thức khác vì
lợi ích trong việc đòng thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ như chuyển khoản lỗ của
năm trước sang năm sau nhằm hưởng lợi về thuế), doanh nghiệp sẽ được lợi ở thuế

-


bất động sản, thuế cá nhân.
Giúp doanh nghiệp tăng thị phần, tăng danh tiếng trong ngành. Ví dụ, việc sáp nhập
cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối từ đó mở rộng thị

-

trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập.
Thêm vào đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng
đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng
vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều thuận lợi khác cho

công ty được hợp nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển.
1.2 Các hình thức hợp nhất kinh doanh
Mua tài sản:
Một doanh nghiệp có thể mua toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác và nắm
quyền kiểm soát doanh nghiệp đó. Khi đó doanh nghiệp bị mua chỉ còn lại tiền mặt
hay cổ phiếu mà doanh nghiệp mua trả và khoản "nợ phải trả" tồn tại từ trước khi
bán. Mặt khác, doanh nghiệp mua có thể mua toàn bộ tài sản và nhận trách nhiệm
trả toàn bộ các khoản nợ cho doanh nghiệp bị mua. Trong các trường hợp, cổ đông
của doanh nghiệp bị mua cần phê chuẩn việc bán và xác định giải thể doanh nghiệp
hay tiếp tục kinh doanh.
Mua cổ phiếu:
Một doanh nghiệp có thể nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp khác thông qua
việc mua đủ số lượng cổ phiếu để có thể có quyền xác định những chính sách kinh
doanh đầu tư tài chính của doanh nghiệp khác. Đối với hình thức này, doanh nghiệp
không cần phải mua 100% cổ phiếu của doanh nghiệp khác cũng có thể nhận được
quyền kiểm soát, do đó chi phí đầu tư là thấp nhất.
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1


8


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Theo hình thức này , việc trao đổi cổ phiếu diễn ra giữa doanh nghiệp mua và
cổ đông nên việc hạch toán tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp bị mua không có
gì thay đổi. Doanh nghiệp tiếp tục việc kinh doanh của mình như một chi nhánh,
công ty con đối với doanh nghiệp mua. Doanh nghiệp mua trở thành công ty mẹ.
Khi đó báo cáo tài chính được lập là báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty mẹ với
các công ty con.
Các hình thức khác:
Ở hình thức này, người ta có thể thành lập một doanh nghiệp mới, doanh
nghiệp này mua tài sản của các doanh nghiệp khác hợp thành hoặc mua một số
lượng cổ phiếu đủ lớn của các cổ đông để xác định quyền kiểm soát Sát nhập hợp
pháp cũng là một hình thức của hợp nhất. hai hay nhiều doanh nghiệp có thể nhập
lại và tiếp tục kinh doanh như một thực thể duy nhất. Đây là hình thức phổ biến ở
Việt Nam.

Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

9


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 2012 – 2016. XU HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH HỢP NHẤT ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
DOANH NGHIỆP.

2.1 Hoạt động hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2012 – 2016
Ở Việt Nam, từ khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội
nhập kinh tế thế giới cùng với việc gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và sự ra đời của chuẩn mực số 25 nói riêng đã thể hiện một bước phát triển
của kế toán Việt Nam, khiến cho các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp
cũng dần được hình thành và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và qui mô.
Theo thống kê của IMAA (Viện Nghiên cứu hoạt động mua bán, sáp nhập và
liên kết, trụ sở tại Thụy Sỹ) và AVM Vietnam (tổ chức hoạt động chuyên sâu trong
các lĩnh vực dịch vụ đầu tư, tư vấn doanh nghiệp và đào tạo kinh doanh cao cấp),
xét về số lượng giao dịch, các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp trong nước
chiếm 77%, con số này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động hơn trong
hoạt động M&A. Xét về giá trị giao dịch, các giao dịch có giá trị lớn đều có yếu tố
nước ngoài và chiếm tỉ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A, con số này cho thấy các
nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Những khó
khăn về tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới tác động đến hoạt động
M&A tại Việt Nam, tổng giá trị giao dịch, số lượng giao dịch đều giảm.
-

Nhìn chung, tổng giá trị các thương vụ M&A ước đạt 14,8 tỷ USD, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 65%/năm trong giai đoạn 2009-2012. Năm 2009 ghi nhận 295
vụ với trị giá 1,14 tỷ USD, năm 2010 có 245 vụ tổng giá trị 1,75 tỷ USD và năm
2011 ghi nhận 266 vụ với giá trị 6,25 tỷ USD, con số này tăng lên 308 vào năm

-

2012 và 120 giao dịch được thực hiện trong nửa đầu năm 2013
Năm 2013 cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập với quy mô lớn
trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất công nghiệp, bất động sản đến dịch vụ.
Trong quý I/2013 thị trường M&A diễn ra 14 thương vụ với tổng giá trị 675,5 triệu
USD với những thương vụ quy mô lớn thuộc về lĩnh vực bất động sản. Điển hình

như việc chuyển nhượng Trung tâm thương mại Vincom Center A tại TP.HCM của
Vingroup cho Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

10


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Nam (VIPD Group) với trị giá 470 triệu USD. Thị trường cũng chứng kiến các các
công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Đất Xanh Group, Hanel,
Vingroup đang đẩy mạnh mua lại các dự án bất động sản thương mại có vị trí đắc
địa, hợp nhất các công ty nhỏ thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế
chính trong các thương vụ M&A của các doanh nghiệp trong nước.
Ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là thu hút nhất, với tổng giá trị thị trường lên
đến 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Nhà đầu tư có xu hướng
chọn chiến lược M&A để mở rộng chuỗi giá trị và tiếp cận thị trường. Ở Viêt Nam,
các doanh nghiệp bị mua là các doanh nghiệp đã có thương hiệu,với những dòng
sản phẩm lâu đời như Vinacafe, nước khoáng Vĩnh Hảo. Điển hình các giao dịch
như: Carlsberg bỏ ra 93 triệu USD đề mua lại 50% cổ phần của Huda Huế,
Unicham mua 95% cổ phần cùa Diana, Massan mua lại Vĩnh Hảo, Kinh Đô mua lại
Tribico…
+ Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng theo báo cáo của công
ty nghiên cứu thị trường Nielsen thì ngành hàng tiêu dùng vẫn đạt mức tăng trưởng
đến 23%. Điều này cho thấy ngành này luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, bởi
dù kinh tế tăng trưởng hay sụt giảm thì những mặt hàng tiêu dùng, nhất là các mặt
hàng thiết yếu vẫn đóng vai trò khó thay thế trong đời sống người dân.
Bên cạnh lĩnh vực hàng tiêu dùng, hoạt động M&A diễn ra khá sôi nổi trên thị
trường tài chính-ngân hàng với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê
thì Nhật Bản hiện đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng giao dịch cũng như giá trị

giao dịch M&A tại Việt Nam. Các giao dịch có giá trị lớn như: Vietinbank bán 20%
cổ phần trị giá 743 triệu USD cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Vietcombank bán
15% cổ phần trị giá 567,3 triệu USD cho Mizuho, Sumitomo mua cổ phần của tập
đoàn Bảo Việt, tập đoàn Daiichi mua lai Bảo Minh…
+ Riêng đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hoạt động M&A đã mang lại
một số kết quả đáng chú ý. Đó là, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thành
công trong việc tăng vốn điều lệ để đạt chuẩn quốc tế các chỉ số an toàn là 8%;
Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Các ngân hàng thực hiện
sáp nhập giảm bớt được chi phí đầu tư, xây dựng các điểm chi nhánh, tận dụng
được mạng lưới khách hàng của ngân hàng bị sáp nhập; Tăng khả năng cạnh tranh
-

trong quá trình hội nhập quốc tế.
Năm 2014, làn sóng Mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam cũng diễn ra rất sôi
động. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, rất nhiều doanh nghiệp ngoại cũng
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

11


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường hơn 90 triệu dân thông qua các thương vụ
mua bán ấn tượng.
+ Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt cũng đã bắt đầu thể hiện tầm nhìn chiến
lược mang tính toàn cầu hơn thông qua việc thực hiện các thương vụ ở nước ngoài,
ví dụ như FPT. Tuy vậy, điều đọng lại sau những thương vụ này là những hoài nghi
về chiến lược mới, về vị thế của doanh nghiệp trong nước trước làn sóng xâm nhập
của nước ngoài.
+ Thống kê đến ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Viện hợp nhất sáp nhập và

liên minh (IMAA), một tổ chức theo dõi các thương vụ M&A trên toàn cầu, cho
thấy Việt Nam đã chứng kiến 313 thương vụ M&A trong năm 2014, tăng nhẹ so với
năm trước đó. Con số này bao gồm thương vụ giữa công ty Việt Nam với nhau,
doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam
đi mua tài sản ở nước ngoài.
+ Không dừng lại ở đó, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm
nay cũng tăng 15% so với năm 2013, với giá trị lên hơn 2,5 tỉ USD. Như vậy, giá trị
trung bình trên mỗi thương vụ đạt trên 8 triệu USD, tăng 12% so với năm ngoái. Có
thể nói, con số này phản ánh một điều rằng các thương vụ M&A đã tập trung hơn
vào các công ty lớn, có quy mô và tên tuổi trên thị trường.
-

Năm 2015 oạt động M&A đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm
2012. Đặc biệt, chỉ tính riêng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A ước tính
đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo một năm sôi
động cho các giao dịch M&A tại Việt Nam. Với đà tăng tốc của M&A, nhiều
chuyên gia dự báo trong năm 2016, giá trị M&A và có tính chất M&A tại Việt Nam

-

có thể đạt mốc 6 tỷ USD đồng thời xác lập một mốc mới.
Đạt được những con số ấn tượng trên, ngoài ảnh hưởng của xu hướng M&A thế giới
và khu vực, các yếu tố chính thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua
là làn sóng tiếp cận thị trường của các nước trong khu vực mà nổi bật là Thái Lan,
Singapore và Nhật Bản. Bên cạnh đó, sự phục hồi của thị trường bất động sản và
việc kỳ vọng Việt Nam gia nhập TPP và thành viên của AEC cũng là một yếu tố
quan trọng. Đặc biệt, cuối năm 2015 và đầu 2016 là khởi đầu của một nhiệm kỳ mới
cùng với những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân, cải cách một số luật lệ liên quan
Học viên: Đao Thi Huyền

Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

12


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
đến doanh nghiệp và đầu tư, môi trường vĩ mô ổn định đã tố thúc đẩy các doanh
-

nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong hoạt động M&A.
Năm 2016 giá trị các giao dịch M&A của 50 thương vụ thuộc List 50 do Diễn đàn
M&A Vietnam công bố này ước đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 64.97% giá trị các thương
vụ M&A trong cả năm 2015 và 7 tháng đầu năm 2016. Quy mô trung bình mỗi
thương vụ trong List 50 lên đến 100 triệu USD/thương vụ. Trong đó các nhà đầu tư
nước ngoài chiếm đa số trong danh sách các thương vụ có giá trị lớn. Trong Top 10
thương vụ có giá trị lớn nhất, có đến 9 thương vụ có mặt nhà đầu tư nước ngoài với
vai trò là bên mua. Top 3 các thương vụ giá trị nhất thuộc về các thương vụ mua lại
hoặc phát hành riêng lẻ từ các nhà đầu tư Thái lan: thương vụ Central Group mua
lại Big C Việt nam, thương vụ Singha đầu tư vào Masan Consumer, Masan Brewery
và thương vụ TCC hoàn tất mua Metro. Các nhà đầu tư Singapore tập trung trong
lĩnh vực bất động sản với các thương vụ mua lại của ba ông lớn Keppel Land,
Mapletree và Capita Land. Các nhà đầu tư Nhật bản đầu tư chiến lược vào hai
doanh nghiệp nhà nước lớn là Vietnam Airlines và Petrolimex.
2.2 Xu hướng của hoạt động hợp nhất kinh doanh trong thời gian tới
Hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ vào giai đoạn 20162020.
Thực tế, năm 2015, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục
5,2 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm 2016, ước tính con số này đã lên tới gần 3,5 tỷ
USD. Bên cạnh sự bùng nổ về quy mô, năm 2015 và nửa đầu năm 2016 đã xuất
hiện những thương vụ M&A có giá trị lên tới hàng tỷ USD và có tác động quan
trọng đến nhiều ngành, lĩnh vực và nền kinh tế nói chung.

Thị trường M&A cũng đang đón nhận làn sóng đầu tư từ Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ… đổ vào Việt Nam nhằm đón đầu, tận dụng cơ hội từ quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Tiến sĩ Christopher Kummer – Chủ tịch Viện mua lại, sáp nhập và liên kết
– IMAA của Thụy Sỹ cũng nhận định, giao dịch M&A của Việt Nam đang rất cao
và chiều hướng tăng trưởng này sẽ diễn ra trong thời gian tới. Ông khẳng định:
“M&A Việt Nam đã tăng bậc nhanh trong bảng xếp hạng trên thế giới và hiện đang
xếp ở vị trí thứ 15, cho thấy tầm quan trọng của thị trường Việt Nam hiện nay”.
Theo các chuyên gia tại diễn đàn, có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển
này, trong đó lý do nổi bật nhất là Việt Nam đang trong tiến trình tham gia vào TPP,
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

13


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
AEC và EVFTA, cũng như việc nới room ngoại trong các công ty niêm yết khiến
Việt Nam tiếp tục trở thành thị trường hấp dẫn cho các hoạt động M&A.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước có mức dự báo tăng trưởng
kinh tế cao trên thế giới trong năm nay. Dự báo tăng trưởng này thu hút rất nhiều
công ty nước ngoài mở rộng thị trường vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét các
chuyển động chính sách gần đây như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 bắt
đầu đi vào cuộc sống, hàng chục nghị định quy định chi tiết thi hành các luật mới
này có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư
kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều giấy phép con
được bãi bỏ, lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện được thu hẹp; các quy định về
điều kiện kinh doanh rõ ràng, minh bạch hơn đang góp phần thúc đẩy dòng chảy
M&A từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Chính phủ
cam kết bảo hộ rất mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự an tâm khi rót vốn vào
Việt Nam.
Cũng theo nhận định của các chuyên gia, một trong những lĩnh vực đang mở
ra nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới là bán lẻ,
tiêu dùng, công nghiệp, bất động sản, nông nghiệp.
Trong những thương vụ M&A gần đây, Thái Lan được nhắc đến nhiều khi các
tập đoàn lớn của nước này chọn Việt Nam để đầu tư, vươn ra khu vực.
Bên cạnh các doanh nghiệp ở Thái Lan thì các doanh nghiệp ở khu vực châu Á
như Hàn Quốc và Nhật Bản đang rất quan tâm và muốn tìm kiếm cơ hội tại thị
trường Việt Nam. Đơn cử như Nhật Bản, rất nhiều DN vừa và nhỏ đã quan tâm,
sang Việt Nam tìm hiểu về công nghệ để đầu tư. Các lĩnh vực nhà đầu tư Nhật Bản
quan tâm M&A là dược phẩm, nông nghiệp sạch, bất động sản.
Theo ông Masataka Sam Yoshida – Giám đốc điều hành cao cấp Tập đoàn
Recof, trong 20 năm qua, doanh nghiệp Nhật không hề quan tâm tới thị trường địa
ốc Việt Nam (trừ một vài ngoại lệ). Vậy mà xu hướng này đã thay đổi từ năm ngoái
và bùng nổ đến giờ”. Vì vậy, thời gian tới, thị trường Việt Nam có thể sẽ đón nhận
làn sóng M&A mới từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

14


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Một thông tin đáng chú ý tại diễn đàn là xu hướng khởi nghiệp và sự ảnh
hưởng ngày càng nhiều của công nghệ, internet tại Việt Nam. Vì vậy, thời gian tới
cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ.
Trong các phân khúc, bán lẻ được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư thông qua M&A,. Do tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam ở mức rất thấp (hiện

chưa đạt 30% từ siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm, các chuỗi cửa hàng tiện
lợi…) tạo ra sự hấp dẫn cho nhà đầu tư ngoại. Các thương vụ đã diễn ra năm qua:
Central Group mua lại Big C Việt Nam, Singa trở thành đối tác chiến lược của Tập
đoàn Masan,Tập đoàn Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark…
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng cho thấy, hoạt động M&A thời gian
vừa qua của Việt Nam cũng bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là
luật pháp chính sách vẫn còn bất cập, sự thiếu minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước, cũng như trong quá trình định gía và công bố thông tin…
Vẫn có một số nhà đầu tư thâu tóm triệt tiêu thương hiệu trong nước.
Hầu hết các hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty nước
ngoài tìm tới thực hiện các thương vụ, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có
những thương vụ M&A tại nước ngoài.
Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Công ty luật LNT & Partners), vẫn còn nhiều
vấn đề chưa thống nhất giữa chủ trương và quy trình thực hiện trong giao dịch
M&A tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam vẫn chưa
thực sự hưởng quyền lợi của Luật đầu tư như chính sách đặt ra.
Đơn cử, thương vụ Big C bán cho Central Group ở góc độ pháp lý còn nhiều
yếu tố cần xem xét như chính sách thuế khi thương vụ diễn ra hoàn toàn ở nước
ngoài, rồi cách tính thị phần…
Do đó, vấn đề đặt ra là luật pháp có nghiêm khắc nhưng chưa rõ ràng khiến
doanh nghiệp ngoại chọn M&A ở nước ngoài để khỏi phải xin phép, tránh được các
khoản thuế… Do đó, nên chăng cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hơn nữa cho nhà
đầu tư nước ngoài?
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế
doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế khẳng định: “Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì và

Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

15



Tiểu luận Kế toán tài chính 2
minh bạch chính sách thuế, quản lý thuế đối với hoạt động M&A. Quan trọng là
quy định rõ, cụ thể hơn trách nhiệm của người mua và người bán”.
Ông Phụng cho biết: “Thời gian qua, một số doanh nghiệp tái cấu trúc bằng
cách lập ra các công ty ở nước ngoài, tiếp tục sở hữu phần vốn ở Việt Nam để tránh
nộp thuế. Nhưng theo quy định, dù thương vụ chuyển nhượng ở đâu thì thu nhập
phát sinh cũng phải nộp thuế mà Metro và Big C là ví dụ điển hình.
Từ những bứt phá trong M&A, MAF nhận định thị trường M&A đã xuất hiện
6 xu hướng chính. Cụ thể,
+ Ở lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng xuất hiện những thương vụ tiếp cận thị
trường hơn 90 triệu dân như thương vụ Central Group mua lại BigC Việt Nam với
giá 1,140 tỷ USD; Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark tuy không được
tiết lộ giá trị nhưng theo giới chuyên môn, đây cũng là một thương vụ có giá trị lớn.
Bên cạnh đó, thương vụ tỷ đô khác đó là Singha trở thành đối tác chiến lược của
Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữ 25% cổ phần của Masan
Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Brewery… Các khối ngoại chiếm ưu thế
trên thị trường với các nhà đầu tư Thái Lan, Singapore và Nhật Bản, trong đó đáng
chú ý là xu hướng các tập đoàn quốc tế mua lại các khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư.
Với xu hướng này, các quỹ đầu tư và các tổ chức trung gian đang đóng vai trò
là xúc tác cho các thương vụ. Điển hình như thương vụ mua lại của Domesco năm
2014 và mới đây, công bố thương vụ Công ty Taisho của Nhật Bản mua lại các
khoản đầu tư để chiếm 24% cổ phần của Dược Hậu Giang. Các công ty mà nhà đầu
tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao có thể là những đối tượng cho các thương vụ M&A
lớn trong tương lai như Dược Hậu Giang, Vinamilk, Traphaco…
Đặc biệt, xu hướng khởi nghiệp được xác định là tiềm năng cho các thương vụ
M&A. Bởi lẽ, chưa năm nào hai từ “Khởi nghiệp” và “Start-Up” được nhắc đến
nhiều như năm 2015 và nửa đầu năm 2016 tại Việt Nam. Thống kê của Topica
Founder Institute cho thấy, số lượng các doanh nghiệp Start-up được đầu tư cũng

tăng 2,4 lần, từ 28 doanh nghiệp năm 2014 lên đến 67 doanh nghiệp năm 2015. Bên
cạnh đó, các thương vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, cổ phần hóa, bất động
sản đang là xu hướng hứa hẹn những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam.
Bên cạnh những xu hướng mới, việc Việt Nam hoàn tất đàm phán TPP và là thành
viên của AEC đã tạo ra một không gian kinh tế mở, tạo đà cho một cuộc đua mới
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

16


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
thực sự đã bắt đầu của hoạt động M&A. Theo đó, các thương vụ M&A tiếp tục tập
trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng và bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh
vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng bao gồm hạ tầng cảng biển và hàng không, vật
liệu có thể sẽ xuất hiện những thương vụ lớn, đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt
động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Những thương vụ lớn sẽ tiếp tục lộ diện dần trong những năm tới, không chỉ ở
bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng mà mở rộng ra viễn thông, cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghiệp - vật liệu. Thị trường có thể trông đợi các thương vụ
phát hành riêng lẻ để chọn đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ
phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, những thương vụ
chuyển nhượng liên quan đến các dự án đầu tư nước ngoài có thể sẽ đóng góp nhiều
hơn vào bức tranh M&A tại Việt Nam.
2.3 Ảnh hưởng của giao dịch hợp nhất đến công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Giao dịch nội bộ theo cách hiểu truyền thống là những giao dịch phát sinh
trong mối quan hệ kinh tế giữa một doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn
vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, giữa các
doanh nghiệp độc lập với nhau trong Tổng công ty, trong đó, cấp trên là Tổng công
ty, công ty là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập không phải là cơ quan
quản lí, các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ

thuộc Tổng công ty, công ty nhưng là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng. Mối
quan hệ nội bộ trong giới hạn này mang dấu ấn của thời kì bao cấp và thời kì
chuyển đồi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, khi mà vốn kinh doanh của
toàn Tổng công ty, công ty do ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân
sách. Căn cứ vào mức độ phân cấp quản lí tài chính, Tổng công ty, công ty thực
hiện giao vốn cho các đơn vị thành viên. Dựa vào mức độ phân công, phân định
trách nhiệm, quyền hạn trong quản lí tài chính cho các đơn vị thành viên mà Tổng
công ty, công ty thực hiện tổ chức phân cấp hạch toán cho phù hợp, hình thành nên
những đơn vị thành viên hạch toán độc lập và những đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc. Do đó, những giao dịch phát sinh trong mối quan hệ nội bộ này mang
bản chất của các khoản phải thu, phải trả nội bộ phát sinh từ các giao dịch về vốn
như cấp vốn, nhận vốn, điều chuyển vốn kinh doanh trong nội bộ; các giao dịch
mua bán vật tư, hàng hóa, tài sản trong nội bộ; các giao dịch cung ứng, phục vụ lẫn
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

17


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
nhau trong nội bộ doanh nghiệp; các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc
các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên
phải cấp cho cấp dưới…Theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành,
các giao dịch nội bộ phải được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tổng hợp của
Tổng công ty hoặc báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty mẹ, tập đoàn theo
trình tự như sau:
- Đối với giao dịch nội bộ giữa Tổng công ty, công ty với các đơn vị hạch toán
phụ thuộc báo sổ, kế toán phải bù trừ toàn bộ công nợ nội bộ trước khi lập Báo cáo
tài chính của tổng công ty.
- Đối với giao dịch nội bộ giữa Tổng công ty, công ty với các đơn vị trực thuộc

hạch toán độc lập, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau, giữa các công ty trong cùng
một Tổng công ty, trên cơ sở số liệu trên Báo cáo tài chính của riêng từng đơn vị, kế
toán phải điều chỉnh loại trừ hoàn toàn trước khi lập Báo cáo tài chính Tổng hợp.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp
Việt Nam ngày càng lớn mạnh, tạo lập được uy tín cao trên thị trường. Cùng với sự
phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh và giảm thiểu rủi ro, thực tế ở các doanh nghiệp đã diễn ra ngày càng nhiều
các hoạt động đầu tư tài chính đan xen nhau. Dựa vào tỉ lệ vốn đầu tư và khả năng
kiểm soát, sự ảnh hưởng của nhà đầu tư đối với bên nhận đầu tư mà khoản đầu tư
tài chính của một doanh nghiệp có thể là dưới các hình thức như đầu tư tài chính
vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài
chính thông thường khác. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa nhà đầu tư và
bên nhận đầu tư cũng phát sinh các giao dịch mua bán, thanh toán về vật tư, hàng
hóa, tài sản cố định; các giao dịch về đi vay và cho vay; các giao dịch về chi trả cổ
tức… Vấn đề đặt ra là các giao dịch này có được xem là giao dịch nội bộ không
(?).
Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu
tư vào công ty con”được Bộ Tài chính Việt Nam ban hành theo quyết định
234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003, chuẩn mực này đưa ra qui định và
hướng dẫn lập và trình bày các báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ - con gồm
nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ đã đáp ứng nhu cầu phát triển
qui mô hoạt động và đầu tư tài chính các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tập
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

18


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
đoàn. Sự ra đời của chuẩn mực này đã làm thay đổi nhận thức về nội dung và phạm

vi giao dịch nội bộ trong doanh nghiệp. Nghĩa là, các giao dịch nội bộ ngoài những
nội dung và phạm vi quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới nêu trên, còn bao gồm các
giao dịch phát sinh trong mối quan hệ đầu tư tài chính giữa công ty mẹ với công ty
con, giữa các công ty con với nhau cùng một tập đoàn kinh doanh. Trong đó, công
ty mẹ, công ty con là những pháp nhân đầy đủ, độc lập, bình đẳng với nhau trước
pháp luật. Giao dịch nội bộ giữa Công ty mẹ và các công ty con là giao dịch giữa
các pháp nhân độc lập, trong đó, bản chất của các giao dịch về vốn là những hoạt
động thuộc về đầu tư tài chính, bản chất của các giao dịch về mua bán hàng hóa, vật
tư, tài sản là những hoạt động thuộc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng theo qui định của VAS 25 và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, thì
thông tin về các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ hoàn toàn trước khi lập Báo
cáo tài chính hợp nhất.
Từ những vấn đề nêu trên, rút ra được hai điểm chung giống nhau giữa giao
dịch nội bộ phát sinh trong mối quan hệ giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới và
giữa công ty mẹ với công ty con, đó là:
- Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công
ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của
công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).
- Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của
công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công
ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty
mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu
các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết
với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.
- Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các
khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp
nhất

.


- Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ
các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp
nhất.
Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

19


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập
đoàn

.

- Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên
báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh
doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày
theo ý muốn chủ quan.
Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ.
- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì
loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh
doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và
chắc chắn.
Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra
ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội
bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận
chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên
+ Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của

bên bán
+ Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả
kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán
hợp nhất.
+ Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp
dịch vụ, cho vay…) . Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo
cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ
hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán .
- Tất cả báo cáo của các đối tượng đơn vị có quan hệ nội bộ đều nằm trong
phạm vi tổng hợp hay hợp nhất số liệu khi lập Báo cáo tài chính.
Vấn đề đặt ra là các giao dịch giữa doanh nghiệp với công ty liên doanh, liên
kết có được xem là giao dịch nội bộ không (?). Một doanh nghiệp hoạt động theo
mô hình tập đoàn công ty mẹ - công ty con, khi có các hoạt động đầu tư vào một
doanh nghiệp khác dưới các hình thức liên doanh, liên kết, thìsố liệu trên Báo cáo
tài chính của công ty liên doanh, liên kết phải nằm trong phạm vi hợp nhất khi lập
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

20


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo qui
định của VAS 07“Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và VAS
08 “Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh”. Mặt khác, trong
qui định của VAS 08, trường hợp doanh nghiệp (với tư cách là bên liên doanh) bán
tài sản cho liên doanh, nếu tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ
ba độc lập thì khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, bên liên doanh sẽ không phản ánh
phần lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ giao dịch này cho đến khi tài sản này được
liên doanh bán cho bên thứ 3 độc lập, trong trường hợp này phải thực hiện các

nghiệp vụ loại trừ lãi nội bộ nằm trong giá trị tài sản mà liên doanh đang nắm giữ
tính theo tỉ lệ vốn của doanh nghiệp trong liên doanh. Từ những phân tích này và
căn cứ vào các điểm chung giống nhau của giao dịch nội bộ nêu trên, thì giao dịch
giữa doanh nghiệp với công ty liên doanh, liên kết phải được xem là giao dịch nội
bộ. Do đó, các nghiệp vụ giao dịch giữa doanh nghiệp với tư cách là nhà đầu tư với
công ty liên doanh, liên kết gồm giao dịch góp vốn; giao dịch mua bán tài sản; cổ
tức và lợi nhuận được chia… phải được coi là các giao dịch nội bộ của doanh
nghiệp với công ty liên doanh, liên kết .
Như vậy, có thể thấy các giao dịch nội bộ không chỉ giới hạn trong phạm vi
các giao dịch giữa các đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới
với nhau, hoặc giữa công ty mẹ với công ty con. Việc xác định các giao dịch thuộc
loại giao dịch nội bộ hay không căn cứ vào các đối tượng đơn vị có quan hệ về vốn
nằm trong phạm vi hợp nhất hay tổng hợp khi lập báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Nói cách khác, tất cả các giao dịch phải thực hiện việc loại trừ hay dẫn đến
việc loại trừ khi tổng hợp hay hợp nhất khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
đều được coi là giao dịch nội bộ.Tuy nhiên, việc loại trừ được thực hiện như thế nào
còn phụ thuộc vào tình trạng của tài sản mua bán nội bộ đang còn tồn kho (hoặc tài
sản cố định đang sử dụng) hay đã được tiêu thụ cho bên thứ ba độc lập.
Căn cứ vào mối quan hệ về vốn, có thể chia các giao dịch nội bộ trong doanh
nghiệp thành hai loại:
- Giao dịch nội bộ phát sinh từ cấp vốn cho các đơn vị thành viên trong nội bộ
Tổng công ty, công ty (là những khoản đầu tư nằm trong phạm vi tổng hợp khi lập
báo cáo tài chính tổng hợp), đối với các giao dịch nội bộ này, các khoản vốn cấp,
mua bán, thanh toán về vật tư, hàng hóa, tài sản cố định; các giao dịch về đi vay và
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

21



Tiểu luận Kế toán tài chính 2
cho vay; các giao dịch về cung ứng dịch vụ, chi trả hộ lẫn nhau… mang bản chất là
các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ.
- Giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính dưới hình thức đầu
tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết (là những khoản đầu tư nằm
trong phạm vi hợp nhất khi lập báo cáo tài chính hợp nhất), đối với các giao dịch
nội bộ này, các khoản giao dịch mua bán, thanh toán về vật tư, hàng hóa, tài sản cố
định; các giao dịch về đi vay và cho vay; các giao dịch về chi trả cổ tức… mang bản
chất của mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân độc lập.
- Giao dịch nội bộ phát sinh từ cấp vốn và giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt
động đầu tư tài chính khác nhau về bản chất nên tổ chức thông tin kế toán giao dịch
nội bộ cũng khác nhau để phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ. Trên góc độ khái
quát, có thể đưa ra những điểm khác nhau cơ bản trong tổ chức thông tin kế toán
của hai loại giao dịch nội bộ này như sau:
- Về chứng từ sử dụng:
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ việc cấp vốn cho cấp dưới: Biên bản
giao vốn, Biên bản điều chuyển vốn, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Lệnh
điều động nội bộ.
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính: Biên bản
đánh giá tài sản.
- Về tài khoản sử dụng:
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ việc cấp vốn cho cấp dưới: Các giao
dịch nội bộ về khoản vốn cấp, điều chuyển vốn, mua bán, thanh toán về vật tư, hàng
hóa, tài sản cố định; các giao dịch về đi vay và cho vay; các giao dịch về cung ứng
dịch vụ, chi trả hộ lẫn nhau… mang bản chất là các khoản phải thu, phải trả trong
nội bộ nên sử dụng các tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “Phải trả
nội bộ” trong quá trình thanh toán.
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính: Các giao
dịch về vốn được phản ánh ở nhóm các tài khoản đầu tư tài chính dài hạn, đó là các
tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con”, tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh”, tài

khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”; đối với các giao dịch nội bộ về mua bán,
thanh toán vật tư, hàng hóa, tài sản cố định; các giao dịch về đi vay và cho vay; các
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

22


Tiểu luận Kế toán tài chính 2
giao dịch về chi trả cổ tức… mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các pháp
nhân độc lập nên sử dụng các tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” và tài khoản 331
“Phải trả người bán” trong quá trình thanh toán các giao dịch nội bộ này.
- Về sổ kế toán:
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ việc cấp vốn cho cấp dưới: Sổ kế toán
chi tiết phải được mở cho từng đơn vị có quan hệ nội bộ, chi tiết theo từng nội dung
thanh toán. Thực hiện đối trừ công nợ nội bộ trên sổ kế toán chi tiết theo từng đơn
vị có quan hệ cuối kì.
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính: Sổ kế toán
chi tiết được mở chi tiết theo dõi khoản đầu tư theo từng đối tác đầu tư.
- Về lập và trình bày Báo cáo tài chính
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ việc cấp vốn cho cấp dưới: Thực hiện
lập báo cáo tài chính tổng hợp cuối niên độ. Thông tin về các giao dịch nội bộ phải
được điều chỉnh loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định
của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, gồm:
- Số dư các tài khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ
- Các khoản lãi/lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ
+ Đối với giao dịch nội bộ phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính: Thực hiện
lập báo cáo tài chính hợp nhất cuối niên độ. Thông tin về các giao dịch nội bộ phải
được điều chỉnh loại trừ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25

“BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”. Nội dung loại trừ
cũng tương tự như khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, nhưng đối với giao dịch mua
bán nội bộ làm phát sinh lãi lỗ nội bộ chưa thực hiện trong trường hợp công ty con
bán hàng cho công ty mẹ được loại trừ toàn bộ, nhưng phải thực hiện phân bổ lãi lỗ
nội bộ chưa thực hiện cho công ty mẹ và cho các cổ đông thiểu số tính theo tỉ lệ lợi
ích của công ty mẹ và cổ đông thiểu số trong vốn chủ sở hữu của công ty con.
Việc xác định đúng nội dung và phạm vi các giao dịch nội bộ giúp cho kế toán
xử lí thông tin chính xác, thực hiện các bút toán loại trừ (nếu có) để loại bỏ hoàn
toàn các giao dịch nội bộ trước khi lập báo cáo tài chính, đảm bảo cung thông tin
trung thực về tình hình tài chính của Tổng công ty, công ty và của tập đoàn.
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

23


Tiểu luận Kế toán tài chính 2

PHẦN III: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Đề bài: Phân tích các nghiệp vụ liên quan (các bút toán điều chỉnh) đến việc
lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty A trong năm X1.
Ngày 1/1/20X1: Công ty A mua 70% cổ phần có quyền biển quyết của Công
ty B giá 750 tỷ đồng, tài sản thuần của Công ty B tại ngày 1/1/X1 như sau:
Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

24


Tiểu luận Kế toán tài chính 2

Vốn đầu tư

600

Lợi nhuận CPP

400

Giá trị hợp lý

1.020

Giá trị hợp lý tài sản thuần của Công ty B bằng giá trị ghi sổ
Năm X1 Công ty mẹ A bán hàng hóa cho công ty con B với giá bán 780 tỷ và giá vốn
200 tỷ, lượng hàng hóa này được Công ty A mua bên ngoài tập đoàn.
Ngày 31/12/20X1: Công ty B chưa bán lô hàng mua của M ra bên ngoài. Lợi thế
thương mại phân bổ 05 năm và thuế TNDN 20%.
Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20X1 như sau

Chỉ tiêu

Công ty A

Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Nguyên giá

Khấu hao lũy kế
Đầu tư vào công ty con B

Công ty B

1.600

2.040

100

210

1.110

1.190

390

640

2.320

1.430

1.570

1.430

2.600


2.220

-1.030

-790

750

-

Tổng tài sản

3.920

3.470

Nợ phải trả

1.100

1.480

Nợ ngắn hạn

500

1.040

Nợ dài hạn


600

440

Vốn chủ sở hữu

2.820

1.990

Vốn sở hữu

1.370

1000

Học viên: Đao Thi Huyền
Lớp: CH Kế toán khóa 6 – đợt 1

25


×