Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐINH QUANG THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐINH QUANG THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG XUÂN

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Quang Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới
PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng
góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Xây dựng
tỉnh Bắc Ninh và các phòng ban liên quan trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp số
liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Quang Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn ............................................................................................. 3
5. Bố cục của luận văn .............................................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT .................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật......... 5
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .............. 12
1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ... 12
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .......... 13
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ
tầng kỹ thuật ..................................................................................................... 15
1.2. Thực tiễn của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ...... 17
1.2.1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên thế giới ..... 17
1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam ..... 20
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra đối với tỉnh Bắc Ninh ....... 23
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 33
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 34

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu .................................................................... 35
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH .............. 36

3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 38
3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý chất
lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ......................... 42
3.2. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật và kết quả xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh.... 44
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 44
3.2.2. Các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn................................................... 52
3.2.3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 53
3.2.4. Kết quả xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh từ 2012-2015 ........................................................................................... 54
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .......... 58
3.3.1. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của cơ quan
quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh ..... 58
3.3.2. Kiểm tra thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật (Thẩm định thiết kế)................ 67
3.3.3. Kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà
nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ............................................... 75
3.3.4. Tổ chức giám định chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật khi được yêu
cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu
theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực; tổ chức giám định nguyên
nhân sự cố ......................................................................................................... 78


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng công trình hạ tầng
kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................................. 81
3.4.1. Số công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng .................................... 85
3.4.2. Đánh giá sự hài lòng của người dân về các công trình hạ tầng kỹ thuật ........ 87
3.4.3. Đánh giá mức độ đảm bảo kỹ thuật ................................................................ 89
3.4.4. Đánh giá mỹ thuật của các công trình ............................................................. 89
3.4.5. Đánh giá của về tính an toàn của công trình ................................................... 90
3.4.6. Đánh giá của người dân về tính bền vững của công trình .............................. 91
3.4.7. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình ........................................................ 92
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ
tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh........................................................................... 93
3.5.1. Chính sách và pháp luật .................................................................................. 93
3.5.2. Trình độ, năng lực của cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về chất
lượng công trình hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế và sự phối hợp giữa các
ngành chưa đồng bộ.......................................................................................... 95
3.6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của quản lý nhà nước về chất lượng
công trình hạ tầng kỹ thuật ............................................................................... 97
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ........................................................... 100
4.1. Định hướng và quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............... 100
4.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 100

4.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 102
4.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 103
4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .. 103
4.2.2. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật .............................................................................................. 105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công
trình hạ tầng kỹ thuật ...................................................................................... 106
4.2.4. Tăng cường quản lý trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng về nội dung
đăng tải năng lực hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng,
được coi là điều kiện thông tin tiên quyết khi lựa chọn các Nhà thầu tham
gia xây dựng công trình .................................................................................. 106
4.2.5. Giải pháp tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình hạ
tầng kỹ thuật ................................................................................................... 107
4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao quản lý nhà nước về chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 108
4.3.1. Đối với Bộ Xây dựng .................................................................................... 108
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 113


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTCT

Bê tông cốt thép

CLCTHTKT

Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng

CT

Công trình

CTHTKT

Công trình hạ tầng kỹ thuật

CTXD


Công trình xây dựng

KSXD

Kỹ sư xây dựng

KTS

Kiến trúc sư

KTXD

Kinh tế xây dựng

QLCL

Quản lý chất lượng

QLNN

Quản lý nhà nước

SXD

Sở Xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân bổ mẫu điều tra ........................................................................... 34

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015........... 39

Bảng 3.2.

Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 ......... 41

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 20132015 (tính theo giá cố định 2010) ....................................................... 42

Bảng 3.4.

Vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2015 .................................................. 54

Bảng 3.5.

Biến động về số lượng và kinh phí đầu tư xây dựng công trình hạ
tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh, 2012-2015 .......................................... 56

Bảng 3.6.

Thời điểm và tần suất kiểm tra kỹ thuật .............................................. 60

Bảng 3.7.

Tổng hợp công trình sai phạm khâu khảo sát xây dựng ...................... 65

Bảng 3.8.

Tổng hợp công trình hạ tầng kỹ thuật sai phạm khâu lập dự toán
xây dựng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra ............................... 66

Bảng số 3.9. Kết quả kiểm tra thiết kế một số công trình hạ tầng kỹ thuật trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, 2012-2015 ...................................................... 73
Bảng 3.10.

Tổng hợp đánh giá kết quả công tác kiểm tra trước khi đưa công
trình vào sử dụng ................................................................................. 78

Bảng 3.11.

Tổng hợp đánh giá công tác giám định công trình hạ tầng kỹ

thuật, 2013-2015.................................................................................. 81

Bảng 3.12.

Đánh giá của người dân về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 82

Bảng 3.13.

Dấu hiệu kém chất lượng của công trình hạ tầng kỹ thuật .................. 86

Bảng 3.14.

Mức độ hài lòng về chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh................................................................... 88

Bảng 3.15.

Đánh giá của người dân về kỹ thuật công trình hạ tầng kỹ thuật ........ 89

Bảng 3.16.

Đánh giá của người dân về mỹ thuật của công trình hạ tầng kỹ thuật........ 90

Bảng 3.17.

Đánh giá của người dân về mức độ an toàn của công trình hạ
tầng kỹ thuật ........................................................................................ 91

Bảng 3.18.


Đánh giá của người dân về tính bền vững của công trình ................... 92

Bảng 3.19.

Mức độ bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật ...................... 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Sơ đồ chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ................................................... 8

Hình 1.2.

Hệ thống cơ quan quản lý NN về chất lượng CTXD ở nước ta ............ 11

Hình 1.3.


Hệ thống quản lý NN về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .......... 11

Hình 1.4.

Phân cấp quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật ..................... 21

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 37

Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức UBND tỉnh ................................................................... 44

Hình 3.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chúc của Sở Xây dựng Bắc Ninh................................. 46

Hình 3.3.

Sơ đồ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm kiểm định chất lượng và
kinh tế xây dựng tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 49

Hình 3.4.

Sơ đồ quy trình kiểm tra thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ............ 61

Hình 3.5.


Sơ đồ quy trình kiểm tra giai đoạn thi công .......................................... 63

Hình 3.6.

Sơ đồ Quy trình kiểm tra thiết kế kỹ thuật ............................................ 68

Hình 3.7.

Sơ đồ quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công ................................. 70

Hình 3.8.

Sơ đồ Quy trình kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng ............................ 77

Hình 3.9.

Quy trình đánh giá chất lượng công trình đang tồn tại hoặc sự cố
công trình ............................................................................................... 80

Hình 3.10. Hệ thống quản lý chất lượng của Chủ đầu tư ........................................ 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có

liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng và hiệu quả của dự án
đầu tư xây dựng công trình. Đây là nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý
dự án theo Luật Xây dựng. Trong những năm qua, phục vụ mục tiêu Công nghiệp hóa
- Hiện đại hóa, Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tỉnh
Bắc Ninh được tái lập từ năm 1997 đến nay tốc độ đầu tư xây dựng công trình tăng
nhanh về quy mô, số lượng, giá trị đầu tư. Năm 1997 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
cơ bản chỉ chiếm 23.7% thì đến năm 2015 đã tăng lên trên 76%. Năm 2015 trên địa
bàn tỉnh có 319 công trình hạ tầng kỹ thuật với nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong đó
có 195 công trình từ vốn Nhà nước với giá trị đầu tư 2.152,5 tỷ đồng.
Sự phát triển đó đòi hỏi liên tục phải tăng cường quản lý nhà nước về xây
dựng, trong đó quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là một
nhiệm vụ ưu tiên. Trong những năm qua, Sở Xây dựng đã tích cực tham mưu cho
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành nhiều văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật. Công tác tập huấn pháp luật xây
dựng, hội thảo về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật mang lại hiệu quả tích cực.
Công tác kiểm tra, thanh tra cũng được các cấp tăng cường. Các Chủ đầu tư quản lý
nguồn vốn ngân sách nhà nước không ngừng tăng thêm số lượng, đội ngũ kỹ sư
luôn được quan tâm và đào tạo nghiệp vụ. Có những công trình hạ tầng kỹ thuật
chất lượng vàng đã được chứng nhận như: Công trình cung cấp nước sạch sinh hoạt
Long Phương; công trình xử lý nước thải thị xã Từ Sơn; công trình xử lý rác thải
hợp vệ sinh tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; công trình hạ tầng kỹ thuật dọc trục hai
bên đường Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh...
Mặc dù vậy, nhiều công trình không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra. Thông
qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công
trình không đảm bảo an toàn, kém chất lượng bị phá bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
biện pháp gia cố tốn kém. Nhiều công trình tiềm ẩn kém chất lượng chưa được kiểm
tra, nhanh chóng xuống cấp. Trong thời gian gần đây một số hiện tượng vi phạm
chất lượng diễn ra khá nghiêm trọng, thậm chí có cả sự cố công trình khiến dư luận
nhân dân và công luận lên án gay gắt. Đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật
công cộng như hệ thống đường ống, đường dây vỉa hè đô thị; hệ thống đường ống
cấp nước sạch đô thị và nông thôn; hệ thống thoát nước đô thị; hệ thống xử lý rác
thải; hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh...
Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật bằng các giải pháp cụ thể hiệu quả đang là câu hỏi mang tính cấp bách đặt ra
trước những người làm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói
chung và chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng, góp phần ổn định xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, 2015).
Vì vậy, tác giả lựa chọn đi sâu nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về chất
lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của quản lý nhà nước về chất lượng công
trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đề xuất một số giải pháp góp
phần tăng cường hơn nữa vai trò của quản lý nhà nước đối với chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về
chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của quản lý nhà
nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ
tầng kỹ thuật bao gồm: Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất
của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật; kiểm tra thẩm định
thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng; tổ chức giám định chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật khi được yêu
cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết
kế, có nguy cơ mất an toàn; tổ chức giám định nguyên nhân xảy ra sự cố.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây (từ
năm 2010 ÷ năm 2015).
4. Những đóng góp của luận văn
Đề tài đã góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà nước về
chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn một tỉnh. Phân tích thực trạng
quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh; đánh giá được ưu, nhược điểm, hạn chế bất cập và những nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời tác giả luận văn cũng đã đưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
ra kiến nghị với các cơ quan hữu quan và người dân để chủ động thực hiện tốt các
giải pháp.
Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương và người dân có cách nhìn nhận,
tiếp cận mới đối với chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về chất lượng
công trình hạ tầng kỹ thuật.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về chất lượng công
trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm công trình hạ tầng kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nhau,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành
cho dịch vụ công cộng bao gồm: Công trình cấp nước; công trình thoát nước; công
trình hào và tuy nen kỹ thuật; công trình giao thông; công trình cấp điện; công trình
cấp xăng dầu, khí đốt; công trình chiếu sáng; công trình viễn thông; công trình xử lý
chất thải; công trình nghĩa trang và các công trình khác.
Công trình hạ tầng kỹ thuật thường được xây dựng trong thời gian dài nên để
phù hợp với công việc bàn giao đưa vào sử dụng cần phân biệt sản phẩm trung gian
và sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây
dựng, các giai đoạn, các đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối
cùng là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và có thể
bàn giao đưa vào sử dụng (Quốc hội, 2014).
* Đặc điểm của công trình hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng, 2012)
- Đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng, về kết cấu.
- Là sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương xây
dựng công trình.
- Có thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Nhu cầu vốn, lao động, vật tư,
máy móc thiết bị thi công rất lớn. Do đó những sai sót trong quá trình xây dựng gây
nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa đổi.
- Là sản phẩm hàng hóa đặc biệt được mua khi sản phẩm chưa hình thành và
không có sản phẩm phế phẩm.
- Có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau cùng hợp tác tạo
thành. Đặc điểm này làm cho việc quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ

thuật khá phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
- Ảnh hưởng cũng như tác động rất lớn đến kiến trúc cảnh quan, môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội, do đó liên quan rất nhiều đến lợi ích của cộng đồng dân
cư địa phương nơi xây dựng công trình.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật là sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp
về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và an ninh, quốc phòng.
- Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật được đo bởi sự thỏa mãn của người
sử dụng.
- Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật thể hiện bởi sự tuân thủ các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được quy định qua các giai đoạn hình thành công trình xây dựng.
- Do quá trình hình thành công trình hạ tầng kỹ thuật lâu dài nên chất lượng
sản phẩm xây dựng bị thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.
- Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật không thể thấy được toàn bộ ngay
khi bàn giao sản phẩm mà nó còn được đánh giá trong quá trình sử dụng. qua cảm
nhận của người sử dụng và các chủ thể liên quan.
* Một số đặc điểm của công trình hạ tầng kỹ thuật xuất phát từ điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của Việt Nam (Bộ Xây dựng, 2012)
- Theo điều kiện tự nhiên:
Công trình hạ tầng kỹ thuật tiến hành ngoài trời trong điều kiện nhiệt đới
mưa, nóng, ẩm.
Công trình hạ tầng kỹ thuật phân bổ không đồng đều trên khắp vùng lãnh
thổ, địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp.
Vật liệu xây dựng hạ tầng kỹ thuật khá phong phú, tuy nhiên một số vật liệu

có chất lượng cao chưa được sản xuất tại Việt Nam mà phải nhập ngoại.
- Theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội:
Xuất phát điểm kinh tế của Việt Nam tương đối thấp
Kinh tế đang phát triển nhưng chưa vững chắc
Trong bối cảnh hội nhập thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
còn thấp, nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều nguy cơ, thách thức
Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên có những điểm riêng khác một số nước khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
1.1.1.2. Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng sản phẩm được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau như:
Xuất phát từ bản thân sản phẩm: Chất lượng là tập hợp những tính chất của
bản thân sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu
xác định phù hợp với ứng dụng của nó.
Xuất phát từ phía nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của
một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác
định trước.
Xuất phát từ phía thị trường, từ phía khách hàng: Chất lượng là sự phù hợp
với mục đích sử dụng của khách hàng.
Về mặt giá trị: Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích
thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Về mặt cạnh tranh: Chất lượng có nghĩa là cung cấp những thuộc tích mà mang
lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm khác cùng loại trên thị
trường (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia, 2006).

- Định nghĩa chất lượng theo TCVN: Tập hợp các đặc tính của một thực thể
(đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu, đã
nêu ra hoặc tiềm ẩn (Bộ Khoa học công nghệ, 1994).
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9000 - 2000 đưa ra khái niệm: “Chất lượng
là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những
nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn. Nói cách khác, chất lượng là mức độ đáp ứng
các yêu cầu của một tập hợp các mặc định vốn có” (Nguyễn Tiến Cường, 2003).
- Theo thuật ngữ và định nghĩa tại Luật Xây dựng: Chất lượng công trình hạ
tầng kỹ thuật là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công
trình phù hợp với các chỉ dẫn kỹ thuật, các thỏa thuận về chất lượng công trình nêu
trong hợp đồng xây dựng (Quốc hội, 2014).
Qua những định nghĩa trên cho thấy: Trong xây dựng, chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật (kết cấu, bộ phận, hạng mục hoặc công trình) là toàn bộ những đặc
tính (thông số kỹ thuật) công năng của công trình thỏa mãn được các yêu cầu của
thiết kế được duyệt, của quy trình, quy phạm kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và các
quy định hiện hành của Nhà nước…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Đảm bảo

Phù hợp

. An toàn

. Quy chuẩn


. Bền vững

. Tiêu chuẩn

. Kỹ thuật

+

. Mỹ thuật

CLCT HẠ TẦNG

. Quy định pháp luật

=

KỸ THUẬT

. Hợp đồng

Hình 1.1. Sơ đồ chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Như vậy, Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
* Thoả mãn hai yêu cầu: yêu cầu "tường" và yêu cầu "ẩn".
Yêu cầu "tường" phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất. Yêu cầu "ẩn" là
mong muốn của những người sử dụng công trình: họ muốn phù hợp điều kiện sinh
thái, phù hợp sự phát triển xã hội, có mỹ thuật lại vừa túi tiền (chi phí vừa đủ nhưng
có giá trị nổi trội).
* Chất lượng thiết kế và chất lượng xây dựng
- Thiết kế đặt ra các tiêu chuẩn và đúng sai, cho giá đầu vào rẻ để phù hợp với

mong đợi của người sử dụng.
- Xây lắp cho sản phẩm phù hợp với tiêu chí đã xác định theo chất lượng thiết kế.
Để đánh giá chất lượng người ta dùng các tiêu chí và chỉ tiêu chất lượng:
* Khái niệm về tiêu chí và chỉ tiêu chất lượng:
- Tiêu chí chất lượng của công trình hạ tầng kỹ thuật đều được xem xét ở
nhiều góc độ khác nhau trên nhiều giai đoạn hình thành (thực hiện) chất lượng. Tiêu
chí chất lượng bao quát các giải pháp được quyết định trong thiết kế cũng như các
biện pháp kỹ thuật - công nghệ và tổ chức sản xuất và chất lượng lao động trong các
quá trình đó.
- Chỉ tiêu chất lượng là đại lượng được lượng hoá, đại diện cho một hoặc
nhiều tiêu chí nhất định.
* Tiêu chí đối với công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Công năng, độ tin cậy, tính phù hợp, tính an toàn, tính kinh tế và thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
- Tính không hỏng (duy trì được khả năng làm việc trong suốt thời gian nhất
định tại những điều kiện vận hành nhất định); tính bảo toàn (giữ được các chỉ tiêu
vận hành trong và sau thời gian bảo quản, vận chuyển); sự cố (mất khả năng làm
việc của công trình hay bộ phận của nó mà không thể sửa chữa lại được).
- Mức độ thực hiện công việc đúng "cái định sẵn" của những người trực tiếp
thi công trên công trường.
* Dấu hiệu chất lượng: chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật phản ánh qua
những dấu hiệu sau:
Đối với tiêu chí chất lượng thiết kế:
- Giải pháp kiến trúc, kết cấu phù hợp với với mục đích sử dụng, với môi

trường cảnh quan ở khu vực xây dựng.
- Giải pháp về vật liệu xây dựng bền, đẹp, sang trọng mà thông dụng, dễ kiếm.
- Giải pháp công nghệ thi công đảm bảo tính tiên tiến, tính phổ biến, tính hiện
đại nhưng khả thi về kỹ thuật, phương pháp và nguồn lực.
Đối với tiêu chí chất lượng thi công:
- Thực thi đúng và đủ các quy định mà thiết kế chỉ ra.
- Quá trình thực hiện các quy định đó có đúng quy trình, quy phạm kỹ thật
hay không.
- Sản phẩm đẹp đến mức nào về đường nét, kích cỡ, bề mặt.v.v.
- Chỉ tiêu đo lường chất lượng: Chất lượng sản phẩm đo lường bằng các chỉ
tiêu sau:
Đối với chất lượng thiết kế:
+ Tiêu chí "giải pháp thiết kế phù hợp": mức độ sử dụng kết cấu điển hình,
mô-đul điển hình, diện tích và khối tích cho một đầu người sử dụng, mức độ an toàn
của kết cấu…
+ Về tiêu chí "vật liệu phù hợp": mức độ thông dụng của vật liệu, độ bền
tương đối của loại vật liệu được sử dụng, tính tiên tiến của tổ hợp vật liệu dùng
trong công trình.
+ Về tiêu chí "công nghệ thi công": tiên tiến, phổ cập, khả thi (kinh nghiệm)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Đối với chất lượng thi công:
+ Tiêu chí "thi công đúng thiết kế": độ sai lệch về kích thước, diện tích, thể
tích, độ bền,… của từng chi tiết kết cấu, từng bộ phận công trình và của toàn bộ
công trình nói chung.

+ Tiêu chí "đúng kỹ thuật": tỉ lệ khối lượng công việc, kết cấu không đạt mức
quy phạm kỹ thuật ấn định.
+ Tiêu chí "tốt" và "mỹ quan" là hoàn toàn định tính.
+ Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động: số người làm sai, làm hỏng sản
phẩm, lượng sản phẩm hỏng do tay nghề, do vô kỷ luật lao động, do không quán
triệt quy trình thi công…
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền
lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp (Nguyễn Hữu
Hải, 2010).
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu
nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực
hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước
nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình
(Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013).
Tổng kết những quan điểm trên, với nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả
cho rằng: Quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là hoạt động chuyên
nghiệp và không chuyên nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá
nhân có tác động gián tiếp hay trực tiếp vào công trình thông qua hệ thống các quy
định pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình khảo sát, thiết
kế, thi công xây dựng và khai thác sử dụng (Quan điểm này do học viên đưa ra).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
Chính phủ
Bộ xây dựng
Thống nhất QLNN
về CLCTXD

Bộ có QLCTXD
chuyên ngành
UBND cấp tỉnh

Sở xây dựng
Thống nhất QLNN
về CLCTXD ở tỉnh

Sở có QLCTXD
chuyên ngành
UBND cấp huyện

Phòng Hạ tầng KT
(Phòng QL Đô thị)
Đầu mối QLNN về
CLCTXD ở huyện

Phòng Kinh tế
UBND cấp xã

Hình 1.2. Hệ thống cơ quan quản lý NN về chất lượng CTXD ở nước ta
(Nguồn: Chính phủ-2015)

Cơ quan QLNN về

CLCTHTKT

Pháp
luật

Chủ sử dụng

Pháp luật

Chủ đầu tư
(Trách nhiệm trực tiếp, toàn diện)

Pháp luật

Các nhà
thầu

Hợp đồng

Công trình hạ tầng
kỹ thuật
Hình 1.3. Hệ thống quản lý NN về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
(Nguồn: Chính phủ-2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

- Quản lý trực tiếp:
- Chủ đầu tư (giúp việc cho Chủ đầu tư có Ban quản lý dự án): Trách nhiệm
quản lý trực tiếp và toàn diện.
- Nhà thầu tư vấn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:
khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng, tư
vấn đấu thầu...
- Nhà thầu xây dựng; cung cấp, lắp đặt thiết bị.
- Chủ sử dụng công trình: Trách nhiệm trực tiếp trong giai đoạn sử dụng.
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Công tác quản lý chất lượng công trình có vai trò to lớn đối với nhà thầu, chủ
đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng công trình nói chung và xây dựng công trình
hạ tầng kỹ thuật nói riêng, vai trò đó được thể hiện cụ thể là:
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình hạ tầng kỹ
thuật sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.
Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới
tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu.
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các
yêu cầu của đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà
thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là yếu tố quan trọng, quyết
định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. Hàng năm, vốn đầu tư dành
cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20 - 25% GDP. Vì vậy quản lý chất lượng công trình
hạ tầng kỹ thuật rất cần được quan tâm. Thời gian qua, còn có những công trình
chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết
đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật có
hiệu quả (Cục Giám định xây dựng, 2011).
1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là hoạt động của các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nhà nước trong quá trình chuẩn bị,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác sử dụng nhằm đảm bảo các yêu
cầu về chất lượng và an toàn của công trình (Chính phủ, 2015).
Quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật không can thiệp
trực tiếp mà gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý
sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà
thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật là
mang tính vĩ mô, tính định hướng, tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quan công
quyền. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về tình hình chất lượng
công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ không phải là
chất lượng cụ thể của từng công trình (Chính phủ, 2015).
Nhà nước tổ chức nghiên cứu, soạn thảo và ban hành qui chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí và chuẩn mực để làm ra sản phẩm xây dựng và
đánh giá chất lượng sản phẩm cần đạt được. Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý
và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm
tra phải được thực hiện theo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ
thể thực hiện đầy đủ về nội dung và trình tự qui định trong công tác bảo đảm chất
lượng công trình hạ tầng kỹ thuật không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư, của các
chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng.
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được quy định
tại nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, học viên tập trung vào 4 nội dung chính có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
1.1.4.1. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của quản lý
nhà nước về chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật
Bản chất của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
là mang tính vĩ mô, tính định hướng, tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quan
công quyền. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về tình hình chất
lượng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×