Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quy định pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp về hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.25 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, không một
quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách hoàn toàn biệt lập mà không
có quan hệ với các quốc gia khác. Quá trình hội nhập với thế giới mang lại
những lợi ích to lớn để các nước có cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
nhưng đồng thời cũng mang đến những hậu quả tiêu cực. Một trong số đó là việc
gia tăng các tội phạm có tính chất nguy hiểm, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm
quốc tế. Có thể nhận thấy rằng sẽ rất khó khăn nếu như việc phòng chống các
loại tội phạm này nếu như không có sự hợp tác và hỗ trợ giữa các quốc gia với
nhau, vì vậy hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự là một nhu cầu mang tính
cấp thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. Quá trình tương trợ tư pháp về hình
sự giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng và đấu tranh phòng
chống tội phạm quốc tế và trong quan hệ giữa các nước từ trước đến nay. Trong
tiến trình nước ta hội nhập quốc tế, pháp luật đã có những quy định tương trợ tư
pháp về hình sự, thực tiễn đã mang lại những hiệu quả nhất định cho công tác
tương trợ tư pháp tuy nhiên cũng còn một số bất cập và hạn chế. Thông qua
việc nghiên cứu đề tài: “Quy định pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp về
hình sự” dưới đây sẽ làm rõ hơn về những vấn đề nêu trên.

1


NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về tương trợ tư pháp về hình sự

1. Khái niệm, nguyên tắc tương trợ tư pháp về hình sự
Tương trợ tư pháp về hình sự là một khái niệm hiện đại trong luật quốc tế.
Khoa học pháp lý chưa đưa ra định nghĩa tương trợ tư pháp về hình sự. Tuy
nhiên có thể căn cứ vào bản chất của hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, có


thể hiểu: Tương trợ tư pháp về hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền của các
quốc gia liên quan, căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thực
hiện một hoặc một số hoạt động về trao đổi thông tin; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài
liệu; triệu tập nhân chứng; thu thập hoặc cung cấp chứng cứ; truy cứu trách
nhiệm hình sự và thực hiện các yêu cầu khác về hình sự và các yêu cầu khác về
hình sự nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết vụ án có yếu tố nước
ngoài.
Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về nguyên tắc hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự và Điều 4 Luật tương trợ
tư pháp 2007, hợp tác quốc tế giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền tương
ứng của nước ngoài về đấu tranh phòng chống tội phạm được thực hiện trên cơ
sở những nguyên tắc sau đây:
Thức nhất, tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền và toàn vện lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc
của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Thứ hai, tương trợ tư pháp về hình sự được tiến hành phù hợp với Hiến
pháp, pháp luật Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các
điều ước quốc tế mà Cộng hìa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Thứ ba, tương trợ tư pháp về hình sự thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại
nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán
quốc tế.

2


2. Cơ sở pháp lý tương trợ tư pháp về hình sự
Cơ sở pháp lý tương trợ tư pháp về hình sự là tổng hợp các quy phạm điều
ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương và các quy định của pháp
luật quốc gia và trên các nguyên tắc được hình thành trong thực tiễn tư pháp

hình sự quốc tế. Trên cơ sở đó các quốc gia thực hiện tương trợ tư pháp về hình
sự. Vậy cơ sở pháp lý của tương trợ tư pháp về hình sự là Điều ước quốc tế và
tương trợ tư pháp về hình sự theo luật quốc gia.
Nước ta đã ngiên cứu và gia nhập các điều ước quốc tế nhằm thực hiện một
cách thiện chí và có trách nhiệm đối với công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, đây cũng là một trong những điều kiện về mặt pháp lý để hoạt động
tương trợ tư pháp về hình sự được thuận lợi.
Bên cạnh điều ước quốc tế, tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện
dựa trên các quy định của pháp luật có các quy định liên quan, gồm các luật, văn
bản dưới luật, có thể kể đến như các quy định tại Phần thứ tám về hợp tác quốc
tế trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015; các quy định trong luật tương trợ tư pháp
2007; một số quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 về tương
trợ tư pháp về hình sự. Bên cạnh đó khi tiến hành tương trợ tư pháp về hình sự,
các cơ quan có thẩm quyền cũng cần nguyên cứu các văn bản hướng dẫn làm
căn cứ để thực hiện đúng và hiệu quả công tác của mình.
II.

Quy định pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự

1. Phạm vi và nội dung tương trợ tư pháp về hình sự
Theo quy định tại Điều 17 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, phạm vi
tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:Tống đạt
giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự; Triệu tập
người làm chứng, người giám định; Thu thập, cung cấp chứng cứ; Truy cứu
trách nhiệm hình sự; Trao đổi thông tin; Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về
hình sự.
Trong hoạt động tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư
pháp về hình sự có thể là tông đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
3



quyết định truy tố, các bản án hoặc các quyết định liên quan đến xét xử và các
tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án được nêu trong yêu cầu tương trợ.
Các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của các bên cũng có thể yêu cầu
đối tác triệu tập người làm chứng, người giám định để làm rõ những tình tiết có
liên quan đến vụ án nhưng thường ít được thực hiện.
Hoạt động thu thập hoặc cung cấp cứng cứ là nội dung tương trợ phổ biến
nhất trong thực tiễn tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Điều 494 Bộ luật
TTHS 2015 quy định tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
thu thập theo ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài
liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy
thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ.
Tương trợ tư pháp về hình sự cũng có thể là yêu cầu truy cứu trách nhiệm
hình sự. Hoạt động này được thực hiện trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền
của nước yêu cầu đưa ra yêu cầu chuyển giao người có hành vi phạm tội đang
lẩn trốn trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu TNHS đối
với người đó.
Trong hoạt động trao đổi thông tin hoặc các yêu cầu tương trợ tư pháp khác
về hình sự, thông tin trao đổi có thể là quy định về trình tự, thủ tục điều tra, truy
tố, xét xử đối với loại tội phạm đó hoặc các quy định cua luật hình sự về hành vi
vi phạm bị coi là tội phạm, mức thấp nhất, cao nhất của khung hình phạt được
áp dụng đối với tội phạm đó. Nội dung TTTP về hình sự còn có thể bao gồm yêu
cầu về cung cấp lời khai qua cầu truyền hình, chuyển giao tạm thời bị can hoặc
bị cáo để làm chứng tại phiên tòa hình sự tại nước yêu cầu.
Bộ luật TTHS năm 2015 cũng có quy định mang tính nguyên tắc về sự có
mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù
Việt Nam ở nước ngoài, người làm chứng, người giám định, người đang chấp
hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam để phục vụ giải quyết vụ án hình sự.
Điều 6 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, TTTP về hình sự được thực hiện
trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài

thông quy ủy thác tư pháp về hình sự. Ủy thác tư pháp về hình sự thực hiện trên
văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài về thực hiện
4


hoạt động TTTP về hình sự theo pháp luật nước liên quan hoặc điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên. Nội dung TTTP về hình sự phụ thuộc vào các yêu
cầu được nêu trong văn bản UTTP. Các văn bản UTTP về hình sự kết hợp với
văn bản khác tạo thành hồ sơ UTTP về hình sự.
2. Hồ sơ UTTP về hình sự
Hồ sơ UTTP về hình sự bao gồm Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có
thảm quyền yêu cầu TTTP về hình sự và văn bản UTTP về hình sự. Văn bản
UTTP về hình sự phải có các nội dung được quy định tại Điều 18, 19 Luật TTTP
năm 2007. Ngoài các nội dung trên thì tùy trường hợp có thể có các nội dung:
- Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của đối tượng trong vụ án hình sự
hoặc những người có thông tin liên quan đến vụ án đó
- Vấn đề cần thẩm vấn, câu hỏi đặt ra, tài liệu, hồ sơ hoặc vật chứng được
đưa ra và nếu có thể thì mô tả đặc điểm người được yêu cầu xuất trình tài
liệu, hồ sơ, vật chứng đối với ủy thác thu thập chứng cứ,…
Nếu thông tin nêu trong văn bản UTTP về hình sự không đủ để thực hiện
UTTP thì cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu có thể đề nghị bằng
văn bản với nước yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung và ấn định thời hạn cụ thể
trả lời kết quả bổ sung. Còn về ngôn ngữ thì trường hợp có điều ước quốc tế
giữa Việt Nam và nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng sẽ được quy định trong
điều ước còn nếu không thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước
được yêu cầu hoặc ngôn ngữ nước đó chấp nhận.
3. Ủy thác tư pháp hình sự cho nước ngoài
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm
quyền của Việt Nam có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tương ứng của
nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy

định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu cầu là thành viên
hoặc theo quy định của pháp luật của nước được yêu cầu.
Các trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
5


của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp được quy định tại Điều 20 Luật
tương trợ tư pháp năm 2007.
Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự phải được lập thành văn
bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về hình sự theo quy định tại Điều 18, Điều
19 Luật tương trợ tư pháp năm 2007. Về thủ tục ủy thác tương trợ tư pháp về
hình sự cho người nước ngoài được quy định rõ trong Điều 22 luật tương trợ tư
pháp 2007.
4. Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển giao hồ sơ, vật chứng
của vụ án cho nước ngoài
Thực tiễn vụ án hình sự cho thấy có trường hợp người nước ngoài phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam nhưng đã trốn ra nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền
của VIệt Nam có thể yêu cầu dẫn độ hoặc yêu cầu nước nơi người đang phạm tội
có mặt tiếp tục truy cứu trách nhiệm đối với người đó. Việc yêu cầu truy cứu
trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 345 Bộ luật TTHS 2003 và
khoản 1 Điều 28 Luật TTTP năm 2007.
Bên cạnh yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự , chuyển giao hồ sơ và vật
chứng của vụ án cho nước ngoài cũng là một hoạt động cần thiết trong TTTP về
hình sự. Việc chuyển giao hồ sơ và vật chứng của vụ án cho nước ngoài phải
tuân thủ thoe qui địnhc ảu pháp luật và phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc
nhất định và chỉ được thực hiện khi có đủ hai điều kiện: Người bị yêu cầu tiếp
tục truy cứu trách nhiệm hình sự là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam điều tra,
truy tố hoặc xét xử nhưng đã trốn khỏi Việt Nam đến nước người đó đang mang

quốc tịch hoặc nước khác; Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã yêu cầu
nước ngoài dẫn độ về Việt Nam, nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước đó từ
chối dẫn dộ.
Việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng được thực hiện theo quy định tại điều
ước quốc tế mà Việt Nam và các nước được Yêu cầu là thành viên. Trong trường
hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu chưa là thành viên của điều ước quốc
tế TTTP về Hình sự thì nguyên tắc có đi có lại sẽ được áp dụng. Trình tự, thủ
6


tực chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được thực hiện theo quy định tại
thông tư liên tịch số 02 /2013/TTLT- VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP- BNG
hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu
nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
Về thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi ủy thác tư pháp về hình sự cho
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện yêu cầu của mình thì phải có
công văn và hồ sơ ủy thác tư pháp. Mẫu công văn và hồ sơ ủy thác tư pháp về
hình sự được quy định theo quy định của nước yêu cầu hoặc theo quy định của
điều ước quốc tế mà nước yêu cầu và Việt Nam là thành viên. Mặt khác hồ sơ ủy
thác tư pháp phải có đầy đủ các giấy tờ tài liệu quy định tại Điều 18 và Điều 19
Luật tương trợ tư pháp 2007.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp
về hình sự của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao phải vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ cho cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ
sơ không hợp lệ thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan có thẩm
quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể

từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của
Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo
quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc
thông qua kênh ngoại giao.
Trường hợp ủy thác tư pháp về hình sự không thực hiện được hoặc quá thời
hạn mà nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan, cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo bằng văn
bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nêu rõ lý do để Viện kiểm sát nhân
dân tối cao thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
7


Về từ chối ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
Ở Việt Nam có thể hiểu từ chối thực hiện yêu cầu TTTP là việc cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng được yêu cầu không thực hiện những hành vi tố
tụng hoặc hoạt động tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước
khác yêu cầu. Các trường hợp uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ
chối thực hiện được cụ thể tại Khoản 1 Điều 21 Luật tương trợ tư pháp 2007.
Về hoãn ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài
Trong thực tiễn tương trợ tư pháp về hình sự, có một số trường hợp thực
hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại
Việt Nam, do vậy việc ủy thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn tại Việt Nam.
Mặt khác, cũng có trường hợp quốc gia được yêu cầu không đáp ứng được yêu
cầu tương trọ của phía nước ngoài cũng dẫn đến việc hoãn ủy thác về hình sự
của nước ngoài.
6. Một số vấn đề khác liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự
Về tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định
Việc tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thực
hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thủ tục trực tiếp nhận

giấy triệu tập người làm chứng, người giám định được thựu hiện theo Điều 23
LTTTP 2007.
Về dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ
Dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ là việc
cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam cho phép được dẫn
giải người đang chấp hành án phạt tù tại các trại cải tạo của Việt Nam đến nước
yêu cầu, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đó nhằm mục đích
cung cấp chứng cứ hoặc làm chứng trong vụ án hình sự. Điều kiện để cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam dẫn giải người đang chấp hành án phạt tù quy định
tại Điều 25 LTTTP 2007
Về chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự

8


Chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp không hề nhot. Theo quy định
của Luật TTTP chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự sẽ do nước yêu
cầu chi trả trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Theo Điều 31 LTTTP)
Về vấn đề cung cấp thông tin
Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài hoặc cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam cung cấp các thông tin liên
quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự. ( Theo Điều 26 LTTTP 2007)
Về việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự
Việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự phải
đảm bảo giữ bí mật thông tin, chứng cứ; đồng thời cũng bảo đảm thông tin
chứng cứ không bị sai lệch, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng
khác. (Theo Điều 27 LTTP 2007)
Về xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân
Việt Nam tại Việt Nam.
Xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân

Việt Nam tại Việt Nam là việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi hồ sơ,
tài liệu, vật chứng của vụ án để đề nghị xem xét tiếp tục điều tra truy tố xét xử
đối với người phạm tội là công dân Việt Nam phạm tội ở ngước ngoài đang có
mặt tại Việt Nam. Trình tự thủ tục cụ thể được quy định tại Điều 29 LTTTP
2007.
III.

Thực tiễn tương trợ tư pháp về hình sự

Theo thống kê của Viện KSNDTC, tình hình thực hiện UTTP về hình sự
giai đoạn từ 01/7/2008 đến 30/6/2014 cụ thể như sau:
* Kết quả giải quyết yêu cầu TTTP của nước ngoài gửi đến Việt Nam
Viện KSNDTC đã tiếp nhận và xử lý 1.289 lượt hồ sơ, công văn liên quan
đến yêu cầu tương trợ do nước ngoài chuyển đến; trong đó 90% yêu cầu liên
quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam. Các nước có nhiều yêu cầu
tương trợ là Cộng hòa Séc, Cộng hòa Ba Lan, CHND Trung Hoa, Liên bang
Nga, Hàn Quốc, Vương quốc Anh…
9


Nội dung yêu cầu TTTP về hình sự chủ yếu là thu thập, cung cấp chứng
cứ, tống đạt tài liệu, giấy tờ, chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự… Ngoài
ra, thực tiễn đã phát sinh một số hình thức yêu cầu tương trợ mới như yêu cầu
cho phép điều tra viên của nước ngoài vào Việt Nam tham gia vào quá trình thực
hiện yêu cầu TTTP.
Các yêu cầu TTTP về hình sự liên quan đến nhiều loại tội phạm nghiêm
trọng như giết người, mua bán trái phép chất ma túy, tham nhũng, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, rửa tiền... Đáng chú ý, gần đây nổi lên một số yêu cầu liên quan đến
tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản.
Viện KSNDTC đã quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, rà soát, theo dõi,

đôn đốc tiến độ giải quyết yêu cầu tương trợ đối với các cơ quan có thẩm quyền
trong nước. Do vậy, việc thực hiện các yêu cầu TTTP cơ bản đáp ứng về thời
hạn, thủ tục theo yêu cầu của phía nước ngoài.
* Kết quả giải quyết yêu cầu TTTP do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm
quyền của Việt Nam gửi đi nước ngoài
Viện KSNDTC đã tiếp nhận, giải quyết 367 lượt hồ sơ, công văn liên
quan đến yêu cầu tương trợ của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của
Việt Nam đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thực hiện, trong đó 70% yêu cầu liên
quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam. Các nước nhận nhiều yêu cầu
tương trợ là CHDCND Lào, CHND Trung Hoa, Hàn Quốc, Liên bang Nga,
Vương quốc Anh…
Nội dung yêu cầu tương trợ chủ yếu liên quan đến việc thu thập, cung cấp
chứng cứ, xác minh lý lịch, tống đạt tài liệu, giấy tờ. Đáng chú ý, gần đây đã
phát sinh một số yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam đề
nghị các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hỗ trợ thực hiện việc thu hồi tài sản
do phạm tội mà có.
Các yêu cầu TTTP về hình sự ngày càng đa dạng, phức tạp, liên quan đến
nhiều lĩnh vực và tội phạm nghiêm trọng như tham ô tài sản, lừa đảo chiếm đoạt
10


tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng và các tội phạm xâm phạm sở hữu khác, các tội phạm về ma túy,
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người như giết
người, hiếp dâm…
Sau khi gửi hồ sơ yêu cầu TTTP đi, VKSNDTC đã chủ động phối hợp với
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh;
đôn đốc thực hiện. Kết quả hoạt động TTTP về hình sự đã góp phần giải quyết
nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp như vụ án Đại lộ Đông Tây và Môi trường
nước thành phố Hồ Chí Minh (vụ PCI), vụ án Vinashin, Vinalines…

Thông qua đó có thể thấy, thứ nhất, trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn
TTTP, Chính phủ và các Bộ, VKSNDTC, TANDTC đã phối hợp chặt chẽ để
hoàn thiện các quy định về thủ tục giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước
ngoài. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) đã được bổ sung, quy định
mới nhiều nội dung tố tụng có liên quan trực tiếp đến TTTP nhằm đảm bảo sự
đồng bộ, khả thi, phù hợp với thực tiễn, mang tính hội nhập quốc tế cao, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết,
gia nhập
Thứ hai, những quy định mới trong BLTTHS 2015, trong Luật TTTP 2007
đã khắc phục được cơ bản những bất cập, giải quyết những khó khăn phát sinh
từ thực tiễn thực hiện trong công tác truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển giao
hồ sơ, vật chứng vụ án, trong việc ủy thác tư pháp hình sự cho nước ngoài.
Thứ ba, trong việc thực hiện các yêu cầu TTTP, các CQTW: Bộ Công an,
VKSNDTC, TANDTC, Bộ Ngoại giao,… đều nghiêm túc thực hiện vai trò đầu
mối trong lĩnh vực hình sự. Việc phối hợp nội bộ, công tác đôn đốc, hướng dẫn
nghiệp vụ thực hiện các hồ sơ UTTP được quan tâm, đẩy mạnh giúp cho việc lập
hồ sơ UTTP gửi ra nước ngoài được đảm bảo đúng thủ tục nhanh chóng.

11


Ví dụ: Qua số liệu1 thực hiện UTTP cho thấy, mặc dù chưa được như mong
muốn nhưng tỷ lệ số hồ sơ UTTP thực hiện năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
có kết quả thay đổi so với trước đó. Kết quả này đã góp phần trực tiếp vào việc
giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, giúp bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, mang lại những đóng góp nhất
định cho sự phát triển kinh tế, bảo vệ trật tự an ninh và ổn định xã hội, đồng thời
thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Về công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về TTTP hình sự, mặc
dù VKSNDTC đều tích cực đẩy mạnh đề xuất việc đàm phán, ký kết, các điều

ước quốc tế về TTTP trong lĩnh vực hình sự ở cả tầm đa phương và song
phương. Tuy nhiên, do còn có sự chưa thống nhất về thủ tục nên số lượng điều
ước quốc tế được chính thức đàm phán, ký kết lại chậm về tiến độ, hoạt động rà
soát, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định về TTTP mới chỉ được
thực hiện đối với một số hiệp định trong lĩnh vực TTTP về dân sự, còn trong
lĩnh vực hình sự chưa được sự quan tâm cần thiết.
Cuối cùng, về sự phối hợp hoạt động, mặc dù luật tương trợ tư pháp, cũng
như trong các luật luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, BLTTHS 2015 quy
định nhiệm vụ quyền hạn của VKSNDTC trong hoạt động tương trợ tư pháp;
hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin còn hạn chế giữa VKSNDTC với Bộ Tư
pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp hình sự, ngược lại, VKSNDTC cũng
không nắm được số lượng công dân nước ngoài bị TAND Việt Nam xét xử do
Bộ Tư pháp đang quản lí để chủ động trao đổi cho phía nước ngoài.

1

1.

/>
12


IV.

Bình luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tương trợ tư
pháp về hình sự

1. Hạn chế
Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự là một yêu cầu khách quan, tất yếu
ngày càng trở nên bức thiết và giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hành

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua,
việc Việt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương, kí kết các điều ước
quốc tế song phương đã tạo cơ sở pháp lí, cơ chế hợp tác trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung, tương trợ tư pháp về hình sự nói riêng. Cùng với đó,
việc tăng cường hợp tác bằng tương trợ tư pháp về hình sự góp phần làm hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực
hiện các nghĩa vụ quốc tế, các cam kết của Việt Nam trong phòng, chống tội
phạm trên phạm vi toàn cầu.
Qua thực tiễn trên, có thể thấy việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự
đã có nhiều bước tiến so với những năm trước đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số
hạn chế cần được khắc phục, đặc biệt là về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình
sự.
Hạn chế đầu tiên phải kể đến thời gian thực hiện ủy thác tư pháp hình sự
vẫn còn kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình tố tụng. Nhiều trường hợp kéo dài
đến vài năm và không đáp ứng yêu cầu về thời gian xét xử trong nước. Việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch
hay việc thu thập chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại
Việt Nam là những dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho việc thời gian thực hiện
ủy thác không thể áp dụng đúng theo thời gian mà pháp luật hay điều ước quốc
tế quy định. Bởi công việc này phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan dẫn tới
việc chậm trễ thực hiện là không thể tránh khỏi.
Thứ hai, việc ủy thác ra nước ngoài còn chậm, chưa được các cơ quan liên
quan nghiên cứu và phân tích tìm ra nguyên nhân để từ đó tìm ra được giải pháp
khắc phục những bất cập còn tồn tại. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được
chú trọng giải quyết bởi việc tìm ra những vướng mắc, sai sót là cần thiết cho
13


việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay.

Thứ ba, số hồ sơ ủy thác tư pháp chưa trả lời vẫn còn cao, điều này làm ảnh
hưởng đến quá trình tố tụng trong nước. Những trường hợp hồ sơ chưa được trả
lời sẽ gây chậm trễ trong quá trình điều tra, truy tố, có thể dẫn đến bỏ lọt tội
phạm.
Thứ tư, hoạt động kí kết các điều ước quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự
chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn. Do ảnh hưởng của xã hội và chế độ
chính trị, kinh tế,… của mỗi quốc gia nên việc kí kết các điều ước quốc tế chỉ
giải quyết được một mặt nào đó của vấn đề, bên cạnh đó trên thực tiễn đòi hỏi
phải có những biện pháp triệt để hơn. Đây cũng là một trong số những lí do để
Việt Nam phải bảo lưu các điều ước quốc tế. Bên cạnh đó, cơ chế tổ chức thực
hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa các cơ quan nhà nước chưa thống nhất và
còn nhiều bất cập. Sự chồng chéo về các quy định của pháp luật và những văn
bản dưới luật dẫn đến việc thực hiện tương trợ tư pháp nói riêng và thi hành
pháp luật nói chung còn nhiều khó khăn và vướng mắc.
2. Nguyên nhân
Thứ nhất, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ vẫn còn hạn chế, ảnh
hưởng đến chất lượng thực thi nhiệm vụ tương trợ tư pháp về hình sự.
Thứ hai, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chỉ viện
dẫn chung là áp dụng các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp trong khi
đó Luật Tương trợ tư pháp lại chưa có các quy định về những nội dung đặc thù
cho hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực này hoặc quy định pháp luật hiện
hành về tương trợ tư pháp còn một số khoảng trống so với yêu cầu thực tế nên
dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở pháp lý, gây khó khăn cho thực tế áp dụng giải
quyết các vụ việc cụ thể. Nhiều điều ước quốc tế về hình sự có một số quy định
mà hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng hoặc chưa có quy định,
trong đó có nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm, dẫn đến khó khăn trong việc
triển khai tổ chức thực hiện.

14



Thứ ba, số lượng các hiệp định tương trợ tư pháp còn ít và độ phủ của các
điều ước quốc tế của Việt Nam đã ký cũng hẹp nên không có cơ sở pháp lý yêu
cầu phía nước ngoài thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam, nhất
là khi nguyên tắc có đi có lại không phát huy tác dụng vì phía nước ngoài lại
không có yêu cầu ủy thác tư pháp đến Việt Nam.
Thứ tư, việc không có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, tham vấn giữa cơ
quan trung ương của Việt Nam về tương trợ tư pháp với cơ quan trung ương của
đối tác để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ủy thác tư
pháp cũng làm hạn chế hiệu quả thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: cơ sở vật chất, trang thiết bị
chưa đảm bảo; công tác tuyên truyền, triển khai các hiệp định, điều ước quốc tế
chưa thực sự được chú trọng; pháp luật của nước ngoài quy định về trình tự, thủ
tục tương trợ tư pháp về hình sự có phần phức tạp hơn.
1. Giải pháp

Từ những nguyên nhân nhóm đã đưa ra, cần có những giải pháp để hoàn
thiện và khắc phục những thiếu sót của pháp luật tương trợ tư pháp, đặc biệt là
trong lĩnh vực hình sự:
Đầu tiên, việc bổ sung thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện được
yêu cầu ủy thác tư pháp thay vì chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện
quyền năng này. Bổ sung thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện vừa làm
giảm bớt số lượng công việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, vừa đảm bảo tính kịp
thời, nhanh chóng của việc thực thi pháp luật.
Thứ hai, các Bộ, ngành tập trung tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu
quả, nâng cao tỷ lệ số hồ sơ ủy thác tư pháp thực hiện có kết quả trong đó chú
trọng các hoạt động theo dõi, đôn đốc thực hiện; tăng cường hướng dẫn thực
hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự tại
các cơ quan trực tiếp thực hiện trong và ngoài nước nhằm phát hiện kịp thời
những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật

liên quan.

15


Thứ ba, việc tống đạt trực tiếp hồ sơ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
nếu không trái pháp luật nước sở tại hoặc thông qua cơ quan đại diện của Việt
Nam tại nước ngoài mà không phải thông qua cơ quan trung gian là Bộ Tư pháp,
Bộ ngoại giao như hiện nay. Đảm bảo thủ tục tống đạt nhanh gọn, kịp thời và đảm
bảo việc giải quyết vấn đề được nhanh chóng.
Bên cạnh đó đối với ngành Kiểm sát nhân dân, đầu tiên, VKSNDTC cần
tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức về tương trợ tư pháp hình sự cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên
trong ngành Kiểm sát nhân dân để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan
trọng của công tác này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay; thứ hai, tăng cường nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết Hiệp định tương
trợ tư pháp về hình sự với các nước trên thế giới, trước mắt ưu tiên những nước
có đông người Việt Nam sinh sống, các nước trong khu vực, các nước láng
giềng; thứ ba, xem xét việc bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng có
những quy định riêng về thẩm quyền, thời hạn giải quyết đối với những vụ án có
yếu tố nước ngoài, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tương trợ tư pháp quy định
cụ thể về một số hoạt động tương trợ tư pháp như hợp tác quốc tế trong việc tịch
thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có, trình tự, thủ tục phong tỏa, kê biên, thu giữ,
tịch thu và trả lại tài sản; trình tự thủ tục dẫn giải người đang chấp hành hình
phạt tù để cung cấp chứng cứ và hỗ trợ điều tra ở nước ngoài; thứ tư,VKSNDTC
và VKSND các tỉnh cần quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường đội
ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp.

KẾT LUẬN
Thông qua bài viết về quy định của pháp luật và thực tiễn về TTTP về hình

sự, có thể khẳng định TTTP hình sự có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia. Pháp luật
nước ta cũng đã có những quy định về tương trợ tư pháp về hình sự, tuy nhiên
những quy định này vẫn còn những hạn chế nhất định khiến cho cho công tác
tương trợ tư pháp về hình sự trên thực tế gặp không ít vướng mắc và chưa mang
lại hiệu quả cao nhất. Từ việc đánh giá đúng đắn quy định của pháp luật và thực
16


tiễn thực hiện nay, chúng ta có thể tìm ra các giải pháp trên các phương diện
tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả của tương trợ tư pháp về hình sự, qua đó
hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm trên phạm vi toàn cầu và giữa các quốc gia trên thế giới.

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
1. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
2. TTTP: Tương trợ tư pháp
3. VKSNDTC: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
4. TANDTC: Tòa án Nhân dân tối cao
5. UTTP: Ủy thác tư pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tương trợ tư pháp, nxb
Chính trị quốc gia sự thật, 2016
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2015

3. Luật tương trợ tư pháp 2007

4. Các webside:


17


/>fref=gc&dti=1292334980888535
/>ItemID=2145&fref=gc&dti=1292334980888535

18



×