Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

KĨ NĂNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.35 KB, 21 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP.HCM
KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
LỚP: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 5

HỌC PHẦN: KĨ NĂNG GIAO TIẾP
ĐỀ TÀI: NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

Nguyễn Thị Thắm

Nguyễn Thị Như Ý

Hồ Thị Kim Thoa

Võ Thị Như Ý

Lý Thị Nhung

Nguyễn Thị Huỳnh Như

Đoàn Thị Tuyết Nhi

Nguyễn Thị Hoài Phương


NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

01

02

03



Ngôn ngữ trong giao tiếp

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết


01

Ngôn ngữ trong giao tiếp

1. 1. Khái niệm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người,
bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại
thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật.


1. 1. Khái niệm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của
loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao
gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ
quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.




1.2. Tính chất của ngôn ngữ


- Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu…

-Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được
thành công.

-Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên,
điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình
bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.


1.3. Vai trò của ngôn ngữ
Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nước thì ngôn ngữ gắn bó mật thiết hơn
cả với văn hóa.

-Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng
về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc

-Chính tiếng Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, nơi phản ánh chủ yếu những
tri thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm v.v...

-Là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.



Khái niệm

Đặc điểm


Ưu, nhược điểm

Lưu ý



02

Ngôn ngữ nói

2. 1. Khái niệm
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh,
dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng
ngày; trong đó người nói người nghe
tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay
phiên nhau trong vai nói và vai nghe.


2.2. Đặc điểm

-Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh
hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần
bộc lộ và bổ sung thông tin

-Ngôn ngữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ
ngôn ngữ khác như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,.. của người nói

-Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng
-Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, tức thời, không có sự gọt giũa, suy ngẫm hay lựa
chọn.



2.3. Ưu và nhược điểm

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói người nghe có thể phản hồi
để người nói điều chỉnh, sửa đổi hoặc hai bên có thể trực tiếp
giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung

Ưu điểm

Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời mau lẹ nên các phương
tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong
khi đó người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội nhanh nên cũng ít có
điều kiện suy ngẫm và phân tích

Nhược điểm


2.4. Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói
-Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phù hợp với trình độ người nghe hoặc cùng
một nội dung.
-Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”: Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió sẽ gây
ấn tượng xấu cho người nghe.

-Không đề cập đến các vấn đề người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các vấn đề
nhạy cảm (tôn giáo, chính trị, pháp luật)

-Hạn chế dùng tiếng lóng ít người biết, từ địa phương, tránh hiểu lầm cho người đối
diện.




03

Ngôn ngữ viết

3. 1. Khái niệm
Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được
thể hiện bằng chữ viết trong văn bản
và được tiếp nhận bằng thị giác


2.2. Đặc điểm

-Được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng.
-Trong ngôn ngữ viết, sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn  tự, của các hình ảnh
minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ…. giúp  biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp.

-Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao
-Trong văn bản viết, người ta thường tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, các từ địa phương,
tiếng lóng…. Về câu, ngôn ngữ viết thường dùng các câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ
chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp  các thành phần phù hợp.


2.3. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm

Ngôn ngữ viết được lựa chọn
một cách kĩ càng và chính xác,
người đọc có điều kiện đọc đi đọc

lại, phân tích và nghiền ngẫm
nội dung văn bản

Nhược điểm
+ Giao tiếp bằng chữ viết thì cả người
viết và người đọc đều phải biết các kí
hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy
tắc tổ chức văn bản
+ Giao tiếp bằng chữ viết thường nảy
sinh những thắc

mắc và những thắc

mắc ấy không được giải quyết tức thì


2.4. Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết

-Trong văn bản viết người ta cần tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, các từ địa
phương, tiếng lóng…
- Về câu: ngôn ngữ viết thường lấy các câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ
chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và được sắp xếp các thành phần phù hợp


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE




×