Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá kết quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.09 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2011-2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2011-2015

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số : 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Viết Khanh



Thái nguyên, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và sự
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Trần Viết Khanh.
Các số liệu, mô hình và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đề
xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất
cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ..
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Tác giả luận văn

Hoàng Tiến Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ
lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài
nguyên, khoa Sau đại học đã dạy bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu,
đóng góp những ý kiến trong suốt quá trình học tập, và làm đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
PGS.TS. Trần Viết Khanh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng, các
đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký
QSDĐ huyện Chi Lăng, phòng thống kê và UBND các xã, thị trấn tại khu vực nghiên
cứu đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, chị đồng
nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Tiến Dũng

năm 2016


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về đăng ký đất đai ...................................................................3
1.1.2. Vai trò, lợi ích của đăng ký Nhà nước về đất đai .....................................5
1.1.3. Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, bất động sản ........................................5
1.1.4. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất .....................................................7
1.1.5. Hệ thống đăng ký đất đai và bất động sản Việt Nam ...............................8
1.2. Khái quát về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ....................................12
1.2.1. Cơ sở pháp lý của VPĐKQSDĐ ............................................................12
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VPĐK quyền sử dụng đất .............................14
1.3. Kết quả nghiên cứu về đăng ký đất đai, bất động sản ở Việt Nam và thế giới .....17
1.3.1. Một số mô hình về đăng ký đất đai trên thế giới ....................................17
1.3.2. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở nước ta.21
1.3.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại tỉnh
Lạng Sơn ...........................................................................................................27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................30
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................30


iv

2.2.1. Đánh giá các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình
quản lý và sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ..................................30
2.2.2. Thực trạng tình hình hoạt động VPĐK quyền sử dụng đất huyện Chi

Lăng, tỉnh Lạng Sơn .........................................................................................30
2.2.3. Đánh giá về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................30
2.2.4. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ..30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: ......................................30
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................31
2.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp .........................................32
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .....................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................33
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .......................................................................................33
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................................33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..........................................................................36
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .......38
3.2. Thực trạng tình hình hoạt động VPĐK quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................................42
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng ..................................................42
3.2.2. Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ..............46
3.2.3. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất .............53
3.3. Đánh giá về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng....67
3.3.1. Mức độ công khai thủ tục hành chính ....................................................67
3.3.2. Thời gian thực hiện các thủ tục ..............................................................68
3.3.3. Thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ ..............................................70
3.3.4. Các khoản phí, lệ phí phải đóng .............................................................71
3.3.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ......72
3.4. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế và một số đề xuất nâng hiệu quả hoạt động
của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .......75



v

3.4.1. Hạn chế của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn ...................................................................................................75
3.4.2. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn .........................................76
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất ...............................................................................77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................79
1. Kết luận .............................................................................................................79
2. Kiến nghị ...........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐĐC

: Bản đồ địa chính

CBQL

: Cán bộ quản lý

GCN


: Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyếnử dụng đất

HSĐC

: Hồ sơ địa chính

NSDĐ

: Người sử dụng đất

QSDĐ

: Quyển sử dụng đất

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VPĐK

: Văn phòng Đăng ký

VPĐKQSDĐ

: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và sự
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Trần Viết Khanh.
Các số liệu, mô hình và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đề
xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất
cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ..
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Tác giả luận văn

Hoàng Tiến Dũng


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của VPĐK trong hệ thống quản lý đất đai ............................16
Hình 1.2. Sơ đồ mô hình tổ chức Văn phòng đăng ký QSD đất Lạng Sơn ..............27
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Chi Lăng ......................................................................33
Hình 3.2 Sơ đồ mô hình tổ chức của Văn Phòng đăng ký QSDĐ huyện Chi Lăng ......45
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm...............................................46
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình cung cấp thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường ...48
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình đăng ký lần đầu, cấp giấy chứng nhận ............................51
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình đăng ký biến động ...........................................................52



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ai trong chúng ta cũng có thể nhận thức được rằng đất đai là một nguồn tài
nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đối với mỗi quốc gia đất
đai luôn gắn liền với ranh giới lãnh thổ, với lịch sử đấu tranh hình thành, xây dựng
và phát triển của quốc gia đó. Việc phân bố sử dụng đất đai như thế nào cho hợp lý,
hiệu quả, bền vững là một vấn đề đặt ra cho mọi thời đại.
Đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng cần phân bổ và
sử dụng hợp lý là chìa khoá đảm bảo cho cho sự tồn tại của con người. Trên thế
giới mỗi nước đều thiết lập một hệ thống đăng ký đất đai riêng cho mình, Việt
Nam cũng đã có một số công trình đề cập đến hệ thống đăng ký đất đai và đăng
ký bất động sản ở các góc độ và mức độ chi tiết khác nhau. Luật đất đai năm 2003
ra đời tạo điều kiện cho việc thiết lập hệ thống đăng ký đất đai thống nhất cả nước
thông qua một cơ quan dịch vụ hành chính công: Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất (VPĐKQSDĐ) được lập ở cấp tỉnh và cấp quận, huyện. Tuy mới được
đưa vào hoạt động nhưng VPĐKQSDĐ đã gặt hái không ít thành công, được
người dân chấp nhận và hưởng ứng bởi VPĐKQSDĐ ra đời đã khắc phục những
tồn tại yếu kém không chỉ trong quá trình sử dụng đất mà nó còn bao gồm việc làn
trong sạch đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đất đai trên cả nước. Bên cạnh
những thành tựu đạt được thì VPĐKQSDĐ vẫn còn những điểm hạn chế cần phải
khắc phục trong quá trình hoạt động.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, mặc dù bước đầu có nhiều khó khăn,
vướng mắc nhưng VPĐKQSDĐ ở huyện Chi Lăng đã thu được một số kết quả nhất
định, từng bước hoàn thiện hồ sơ địa chính, góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở những năm gần đây. Tuy
nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ hoạt động
của Văn phòng. Là một cán bộ công tác tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Chi

Lăng, qua nghiên cứu hoạt động của đơn vị, từ khi thành lập tới nay đơn vị chưa
được đánh giá kết quả hoạt động.


2

Trước tình hình trên, trong khuôn khổ yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp
cao học ngành Quản lý đất đai, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi lựa
chọn thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015” nhằm nghiên
cứu đánh giá được kết quả hoạt động của Văn phòng từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản
lý và sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động VPĐK quyền sử dụng đất huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Tìm ra nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp học viên vận dụng được

những kiến thức đã học vào thực tế.
Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKQSDĐ sẽ
giúp học viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, từ
đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm về đăng ký đất đai
a) Khái niệm đất đai, bất động sản:
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động
vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước,
đường xá, nhà cửa...)
Pháp luật các nước trên thế giới đều thống nhất xác định bất động sản là đất
đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác
định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86
Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94,
96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên, pháp luật của mỗi nước
cũng có những nét đặc thù theo những tiêu chí riêng
Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được
coi là “gắn liền với đất đai”; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn
tới các cách hiểu rất khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”.

“Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn
liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài
sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”. [11]
Các quy định về bất động sản trong pháp luật của Việt Nam là khái niệm mở.
Bất động sản bao gồm đất đai, vật kiến trúc và các bộ phận không thể tách rời khỏi
đất đai và vật kiến trúc. Bất động sản có những đặc tính sau đây: có vị trí cố định,
không di chuyển được, tính lâu bền, tính thích ứng, tính dị biệt, tính chịu ảnh hưởng
của chính sách, tính phụ thuộc vào năng lực quản lý, tính ảnh hưởng lẫn nhau.


4

b) Đăng ký Nhà nước về đất đai
Đăng ký quyền sử dụng đất (đăng ký đất đai) là thủ tục hành chính bắt buộc do
cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất. “ Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất ”. [14]
Đăng ký nhà nước về đất đai: Các quyền về bất động sản được pháp luật bảo
hộ sau khi được đăng ký nhà nước; không chỉ quyền sở hữu mà các quyền khác như
thế chấp, cho thuê, thông hành địa dịch cũng được đăng ký. Một số nước quy định
việc đăng ký là bắt buộc trong một thời gian nhất định từ khi giao dịch được thực
hiện, nếu quá thời hạn, hợp đồng giao dịch không có giá trị.
Có 2 hệ thống đăng ký bất động sản:
- Hệ thống Đăng ký Địa bạ (Deed Registration System), việc đăng ký được
thực hiện vào sổ đăng ký (ngày tháng, mục kê) và lưu trữ các chứng thư về quyền
sở hữu và các văn bản khác;
- Hệ thống Đăng ký Bằng khoán (Title Registration System), việc đăng ký dựa
trên cơ sở xác lập giấy chứng nhận đảm bảo các thông tin quan trọng của bất động
sản liên quan đến sở hữu và thế chấp, xây dựng hồ sơ đăng ký đất đai.

Đăng ký Nhà nước về đất đai: Các quyền về đất đai được bảo đảm bởi Nhà
nước, liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu
địa chính. Khái niệm này chỉ rõ:
- Đăng ký đất đai thuộc chức năng, thẩm quyền của Nhà nước, chỉ có cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền tổ chức đăng ký
đất đai;
- Dữ liệu địa chính (hồ sơ địa chính) là cơ sở đảm bảo tính tin cậy, sự nhất
quán và tập trung, thống nhất của việc đăng ký đất đai;
- Khái niệm này cũng chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng dữ
liệu địa chính (hồ sơ địa chính).


5

1.1.2. Vai trò, lợi ích của đăng ký Nhà nước về đất đai
- Đăng ký đất đai là một công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi
ích cộng đồng cũng như lợi ích công dân.
- Lợi ích đối với nhà nước và xã hội:
+ Phục vụ thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế sản xuất nông nghiệp, thuế
chuyển nhượng;
+ Giám sát giao dịch đất đai, hỗ trợ hoạt động của thị trường bất động sản;
+ Phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất;
+ Cung cấp tư liệu phục vụ các chương trình cải cách đất đai, bản thân việc
triển khai một hệ thống đăng ký đất đai cũng là một cải cách pháp luật;
+ Đảm bảo an ninh kinh tế, trật tự xã hội;
- Lợi ích đối với công dân:
+ Tăng cường sự an toàn về chủ quyền đối với bất động sản;
+ Khuyến khích đầu tư cá nhân;
+ Mở rộng khả năng vay vốn xã hội.
1.1.3. Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, bất động sản

* Hồ sơ đất đai, bất động sản
Hồ sơ đất đai và bất động sản (ở Việt Nam gọi là hồ sơ địa chính) là tài liệu
chứa đựng thông tin liên quan tới thuộc tính, chủ quyền và chủ thể có chủ quyền đối
với đất đai, bất động sản.
* Nguyên tắc Đăng ký đất đai, bất động sản
Đăng ký đất đai, bất động sản dựa trên những nguyên tắc:
- Nguyên tắc đăng nhập hồ sơ;
- Nguyên tắc đồng thuận;
- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc chuyên biệt hoá.
Các nguyên tắc này giúp cho hồ sơ đăng ký đất đai, bất động sản được công
khai, thông tin chính xác và tính pháp lý của thông tin được pháp luật bảo vệ. Đối
tượng đăng ký được xác định một cách rõ ràng, đơn nghĩa, bất biến về pháp lý.


6

* Đơn vị đăng ký - thửa đất
Trong các hệ thống đăng ký giao dịch cổ điển, đơn vị đăng ký - thửa đất không
được xác định một cách đồng nhất, đúng hơn là không có quy định, các thông tin
đăng ký được ghi vào sổ một cách độc lập theo từng vụ giao dịch. Trong hệ thống
đăng ký văn tự giao dịch, nội dung mô tả ranh giới thửa đất chủ yếu bằng lời, có thể
kèm theo sơ đồ hoặc không.
Các hệ thống đăng ký giao dịch nâng cao có đòi hỏi cao hơn về nội dung mô
tả thửa đất, không chỉ bằng lời mà còn đòi hỏi có sơ đồ hoặc bản đồ với hệ thống
mã số nhận dạng thửa đất không trùng lặp.
Với hệ thống địa chính đa mục tiêu ở Châu Âu, việc đăng ký quyền và đăng
ký để thu thuế không phải là mục tiêu duy nhất, quy mô thửa đất có thể từ hàng
chục m2 cho đến hàng ngàn ha được xác định trên bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ
đia chính được lập theo một hệ toạ độ thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Trong hệ thống hồ sơ địa chính của Việt nam quy định: “Thửa đất là phần
diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả
trên hồ sơ.” [14].
* Đăng ký pháp lý đất đai, bất động sản
Đăng ký văn tự giao dịch:
Giao dịch đất đai là phương thức mà các quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan
đến đất đai được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, bao gồm thế chấp, nghĩa
vụ, cho thuê, quyết định phê chuẩn, tuyên bố ban tặng, văn kiện phong tặng, tuyên
bố từ bỏ quyền lợi, giấy sang nhượng và bất cứ sự bảo đảm quyền nào khác. Trên
thực tế các giao dịch pháp lý về bất động sản rất đa dạng trong khuôn khổ các
phương thức chuyển giao quyền. Đó có thể là một giao dịch thuê nhà đơn giản, thuê
nhượng dài hạn, phát canh thu tô dài hạn, thuê danh nghĩa kèm thu lãi, cho quyền
địa dịch, thế chấp và các quyền khác, đặc biệt là hình thức giao dịch phổ thông nhất
là mua bán bất động sản.
Do tính chất và giá trị pháp lý của văn tự giao dịch, dù được đăng ký hay
không đăng ký văn tự giao dịch không thể là chứng cứ pháp lý khẳng định quyền
hợp pháp đối với bất động sản. Để đảm bảo an toàn cho quyền của mình, bên mua
phải tiến hành điều tra ngược thời gian để tìm tới nguồn gốc của quyền đối với đất
mà mình mua.


7

Đăng ký quyền:
Quyền được hiểu là tập hợp các hành vi và các lợi ích mà người được giao
quyền hoặc các bên liên quan được đảm bảo thực hiện và hưởng lợi.
Trong hệ thống đăng ký quyền, không phải bản thân các giao dịch, hay các văn
tự giao dịch mà hệ quả pháp lý của các giao dịch được đăng ký vào sổ. Nói cách
khác, đối tượng trung tâm của đăng ký quyền chính là mối quan hệ pháp lý hiện hành
giữa bất động sản và người có chủ quyền đối với bất động sản đó. Đăng ký quyền dựa

trên các nguyên tắc: Phản ánh trung thực; khép kín và bảo hiểm.
1.1.4. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
- Nguyên tắc xác định người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất:
+ Là người đang sử dụng đất;
+ Là người có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
- Các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất được
quy định tại điều 5 của Luật Đất đai 2013 (về cơ bản không khác với Luật đất đai
2003) gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập
và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có
cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên
hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
chính phủ;


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ
lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài
nguyên, khoa Sau đại học đã dạy bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu,
đóng góp những ý kiến trong suốt quá trình học tập, và làm đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
PGS.TS. Trần Viết Khanh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng, các
đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký
QSDĐ huyện Chi Lăng, phòng thống kê và UBND các xã, thị trấn tại khu vực nghiên
cứu đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, chị đồng
nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Tiến Dũng

năm 2016


9

- Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển đổi của nền kinh tế sau 7 năm thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng. Vì vậy, đất đai (quyền sử dụng đất) tuy chưa được
pháp luật thừa nhận là loại hàng hoá nhưng trên thực tế, thị trường này có nhiều
biến động, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật xảy ra thường

xuyên, đặc biệt là khu vực đất đô thị, đất ở nông thôn thông qua việc mua bán,
chuyển nhượng bất hợp pháp không thực hiện việc đăng ký với cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai (1998, 2001) tiếp tục phát triển các quy
định về đăng ký đất đai của Luật Đất đai 1993, công tác đăng ký đất đai được chấn
chỉnh và bắt đầu có chuyển biến tốt. Chính quyền các cấp ở địa phương đã nhận
thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nhiệm vụ đăng ký đất đai với
công tác quản lý đất đai, tìm các giải pháp khắc phục, chỉ đạo sát sao nhiệm vụ này.
* Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến Luật đất đai 2013
- Theo quy định pháp Luật đất đai năm 2003 đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng vào các mục đích; Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, ở nước ta đăng ký đất đai là đăng ký quyền sử
dụng đất Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nhiệm vụ: “ Đăng ký quyền sử dụng
đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
“Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với
một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất” .[14]
Luật dành riêng một chương quy định các thủ tục hành chính trong quản lý và sử
dụng đất đai theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất hợp
pháp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình. Theo Luật sửa đổi bổ
sung một số điều liên quan đến Luật đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt là tinh thần của
Nghị định 88/2009/NĐ- CP thì việc đăng ký thể hiện rõ là quyền của người sử dụng
đất, sở hữu tài sản ở đây không có cơ chế xin cho mà là đề nghị cơ quan nhà nước thực
hiện các nội dung công việc theo quy định.


10


- Hệ thống Đăng ký đất đai có hai loại là đăng ký ban đầu và đăng ký
biến động.
+ Đăng ký ban đầu được thực hiện khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân; đăng ký quyền sở hữu
tài sản hợp pháp.
+ Đăng ký biến động: đăng ký những biến động đất đai trong quá trình sử
dụng đất do thay đổi diện tích (tách, hợp thửa đất, sạt lở, bồi lấp, chuyển
nhượng…), do thay đổi mục đích sử dụng, do thay đổi quyền và các hạn chế về
quyền sử dụng đất.
- Cơ quan đăng ký đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan
dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về
sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính. [5]
* Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. So với Luật
Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7
chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh
trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác
động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm
rộng rãi của nhân dân. Luật Đất đai 2013, có thể thấy một số đổi mới quan trọng
bao gồm:
Thứ nhất, Luật Đất đai sửa đổi đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ
của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Quy định về những bảo đảm của Nhà
nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân
tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong
việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân.
Thứ hai, Luật mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức
đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức
nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất
đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát

triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích
lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).


11

Thứ ba, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo
mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ
việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với
một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện
hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của
tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để
xác định giá đất cụ thể.
Thứ tư, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà
đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực
hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê
đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại
khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
Thứ năm, một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2013 là
quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu,
đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng; bổ sung quy định trường hợp quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung
của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ
và trao cho người đại diện. Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy
chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Thứ sáu, Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có
đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất

mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đặc
biệt, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường
hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử
dụng; quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước
phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp
dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định
thu hồi đất.


12

Thứ bảy, điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ
sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá
một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở
hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống
thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của
mọi người dân.
Thứ tám, Luật đất đai 2013 quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai
đối với khu vực nông nghiệp; hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối
với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy
định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực
tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ chín, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về
đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải
cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
thực hiện.
Thứ mười, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc
điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất
đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể. Luật cũng bổ sung những quy định quan trọng
trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
1.2. Khái quát về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
1.2.1. Cơ sở pháp lý của VPĐKQSDĐ
Luật Đất đai 2003 quy định:
“Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất trong các trường hợp: Người đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về đăng ký đất đai ...................................................................3
1.1.2. Vai trò, lợi ích của đăng ký Nhà nước về đất đai .....................................5

1.1.3. Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, bất động sản ........................................5
1.1.4. Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất .....................................................7
1.1.5. Hệ thống đăng ký đất đai và bất động sản Việt Nam ...............................8
1.2. Khái quát về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ....................................12
1.2.1. Cơ sở pháp lý của VPĐKQSDĐ ............................................................12
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VPĐK quyền sử dụng đất .............................14
1.3. Kết quả nghiên cứu về đăng ký đất đai, bất động sản ở Việt Nam và thế giới .....17
1.3.1. Một số mô hình về đăng ký đất đai trên thế giới ....................................17
1.3.2. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở nước ta.21
1.3.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại tỉnh
Lạng Sơn ...........................................................................................................27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................30
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................30


14

- Thông tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của liên
Bộ Tài chính và Bộ TN&MT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và trách nhiệm của
các cơ quan liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tài chính, nhằm đáp
ứng yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính khi người sử dụng đất, thực hiện
nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và nhà (nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất lệ phí trước bạ
và các khoản thu khác nếu có).
- Bộ Luật Dân sự (2005)
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thực hiện đăng

ký quyền sử dụng đất tại VPĐK, quyền sở hữu được Bộ Luật Dân sự 2005 quy định
cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ
sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164); Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản
(Điều 167); Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168); Các quyền
của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173). Trên cơ sở đó, pháp
nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về bất động sản hợp pháp
(trong đó có quyền sử dụng đất) đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.
Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐK
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều nhưng được
xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập và đưa các
VPĐK đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy liên quan đến VPĐK còn
những hạn chế như:
- Thiếu các quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động của VPĐK và việc phổ
biến, tổ chức tập huấn cho công tác này chưa được tiến hành đồng bộ do vậy tình
trạng hoạt động chồng lấn hay phụ thuộc vào phòng TNMT là cơ bản.
- Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụng của tổ
chức này đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai.[11]
Tình hình trên cho thấy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đưa VPĐK đi vào hoạt
động hiệu quả là nhiệm vụ bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất phục
vụ phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VPĐK quyền sử dụng đất
1.2.2.1. Chức năng của VPĐK quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện


15

đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật,
chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai

và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà
nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của
pháp luật.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của VPĐK quyền sử dụng đất
- Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
- Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý
việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
- Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý
hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
- Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận.
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực
theo quy định của pháp luật.
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng
đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.



×