Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đông sơn thanh hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.28 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

LÊ THỊ HƯƠNG

MỞ RỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐÔNG SƠN THANH HOÁ

Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC

HÀ NỘI - 2014


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động
các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tính đến tháng 6 năm 2013, cả tỉnh Thanh Hóa có 6,324 doanh nghiệp đang hoạt
động, trong đó tổng số DNNVV là 6,240 doanh nghiệp, chiếm 98%. Trong thời gian vừa
qua, do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lãi suất Ngân hàng biến động
liên tục, sức mua thị trường giảm mạnh, thị trường bất động sản trầm lắng,…đã tác động
bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó khó khăn lớn nhất của các DNNVV vẫn
là tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu cơ có
hàng tồn kho lớn, hoặc doanh nghiệp bất động sản.
Hiện tại, hoạt động cho vay DNNVV đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đông Sơn Thanh Hóa xác định là hoạt


động cần nỗ lực để khai thác. Tuy nhiên tổng số DNNVV được tiếp cận với nguồn vốn
vay của Ngân hàng mới chỉ đáp ứng được trung bình 14% nhu cầu vay vốn của DNNVV
trên địa bàn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng mới tập trung cho vay DNNVV trong lĩnh vực
Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp, Nông Lâm Ngư nghiệp, mà chưa chú trọng đến một
số các ngành khác như Thương mại - Dịch vụ và Giao thông, Xây dựng, Thủy lợi. Trước
tình hình đó việc mở rộng cho vay DNNVV của Chi nhánh theo hướng đảm bảo chất
lượng, gia tăng rõ rệt quy mô và số lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa
phương đồng thời góp phần giải quyết bài toán khó khăn về vốn của các DNNVV là thực
sự cấp thiết. Từ những phân tích và nhận định đó em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đông Sơn Thanh Hóa”
Luận văn được chia làm ba chương:


Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đông Sơn Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay các các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đông Sơn Thanh
Hóa.
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về
DNNVV, hoạt động cho vay và mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM. Từ đó tìm
ra những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với DNNVV.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng kí kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Được xác định dựa trên theo quy mô nguồn vốn, số lao động bình
quân năm theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.
Về đặc điểm của DNNVV thì cũng có nhiều điểm mạnh nhưng cũng còn nhiều
điểm yếu cần được khắc phục. Các điểm mạnh đó là: Quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp và sử
dụng ít lao động, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Tuy

nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu: Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn
chế, chất lượng tay nghề lao động còn thấp, trình độ công nghệ của các DNNVV vẫn còn
khá lạc hậu, chưa chú trọng đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt DNNVV có
quy mô vốn nhỏ nên khả năng tiếp cận thị trường kém, khó tiếp cận nguồn vốn Ngân
hàng.
Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. DNNVV ngày một đóng vị trí quan trọng
trong nền kinh tế. DNNVV đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, góp
phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định kinh tế xã hội. Hoạt động của các DNNVV
tạo ra sự cân đối giữa các vùng miền, các ngành nghề kinh tế. Bên cạnh đó DNNVV góp
phần khai thác tiềm năng của địa phương, là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Ngoài ra
DNNVV hỗ trợ hiệu quả các khâu sản xuất kinh doanh cho DN lớn, là nền tảng để hình
thành các DN lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng DNNVV tạo ra môi


trường cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy thị trường vốn, thị trường tín dụng phát
triển.
Hoạt động cho vay của NHTM đóng một vai trò rất lớn đối với các DNNVV. Đó
chính là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNNVV phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV đồng thời
nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, nâng cao trình
độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động. Qua đó một
lần nữa ta có thể khẳng định được vai trò to lớn của việc Ngân hàng cho các DNNVV vay
vốn. Đặc biệt là các DNNVV hoạt động ở vùng nông thôn, những địa phương còn gặp
nhiều khó khăn.
Mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNNVV được hiểu là tất cả mọi hoạt
động của NHTM nhằm tăng quy mô dư nợ, tăng số lượng khách hàng cho vay, tăng các
phương thức cho vay đối với DNNVV. Mở rộng hoạt động cho vay có ý nghĩa quan trọng
đối với NHTM và DNNVV, nó hỗ trợ và tăng cường sự gắn bó lẫn nhau. Tuy nhiên để
mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM cũng phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện
chẳng hạn như: Môi trường chính trị, kinh tế xã hội, chính sách hỗ trợ phát triển các

DNNVV, năng lực của các DNNVV, năng lực và chính sách của NHTM.
Qua tìm hiểu kinh nghiệm mở rộng cho vay DNNVV của Ngân hàng Vietinbank
và ACB. Chúng ta đã thu được rất nhiều bài học bổ ích về quá trình mở rộng cho vay
DNNVV từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm.
Chương 2 nội dung tập trung phản ánh và phân tích thực trạng hoạt động cho vay
DNNVV của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Đông Sơn Thanh Hóa để thấy
được thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh khi tiến hành mở rộng cho vay DNNVV. Đầu
chương 2 sẽ giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh huyện Đông Sơn
Thanh Hóa. Tiếp theo tình hình kinh doanh của Ngân hàng thông qua nguồn vốn huy
động, hoạt động cho vay, lợi nhuận trước thuế, nợ xấu. Đồng thời cũng đi sâu phân tích
thực trạng cho vay DNNVV của Chi nhánh trên các phương diện như: Dư nợ DNNVV,
quy mô khách hàng DNNVV và đánh giá chất lượng cho vay.


Trong giai đoạn từ 2010 – 2012 Chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn
huy động tăng dần qua các năm từ 315,582 triệu đồng lên 419,807 triệu đồng. Tốc độ
tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 16.1%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.2% xuống 1.67%. Tốc độ
tăng lợi nhuận trước thuế từ 5.2% lên 13.7%.
Thực trạng cho vay DNNVV giai đoạn 2010 – 2012. Tỷ trọng dư nợ DNNVV có
xu hướng gia tăng từ 45% lên 50.3%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV trung bình
18.1%. Quy mô khách hàng tăng lên 37 doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng khách hàng
DNNVV trung bình là 29,6%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu DNNVV trên tổng nợ xấu toàn
Chi nhánh đang còn cao từ 58.54% lên 87.3%.
Dựa trên phân tích tình hình thực tế công tác cho vay DNNVV của Chi nhánh luận
văn cũng đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi Chi nhánh tiến hành mở
rộng cho vay DNNVV. Những mặt thuận lợi đó là:
Từ phía Chính phủ: Chính phủ đưa ra các chương trình trợ giúp đối với các
DNNVV, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất, giãn, giảm thuế… cho các
DNNVV.
Từ phía chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương đã khuyến khích sự

tham gia của các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn phát triển trong việc hỗ trợ cho các
DNNVV, phê duyệt dự án phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các DNNVV đồng thời cũng cho quy hoạch xây dựng mặt
bằng cho thuê với giá rẻ.
Từ phía DNNVV: Số lượng DNNVV trên địa bàn liên tục tăng, khoảng 12%/năm,
kinh doanh của các DNNVV trên đia bàn bước đầu đã thu được kết quả. Nhu cầu vay vốn
của các DNNVV trên địa bàn trong các lĩnh vực ngày càng gia tăng. Đặc biệt nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu đá ốp đã nhận được rất nhiều hợp đồng lớn từ nước ngoài. Chính
vì vậy nhu cầu mở rộng sản xuất là rất cần thiết, điều đó cũng kéo theo nhu cầu về vốn
tăng.


Từ phía Ngân hàng: Dư nợ cho vay DNNVV tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ
trọng khá cao; Số lượng DNNVV có quan hệ với Chi nhánh tăng lên; Ngành nghề sản
xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn khá đa dạng; Thủ tục vay vốn ngày càng
được tinh gọn, thời gian làm thủ tục ngày càng nhanh, nhân viên tín dụng ngày càng niềm
nở với khách hàng.
Nhưng mặt khó khăn đó là:
Từ phía Ngân hàng: Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận nguồn vốn của Chi nhánh vẫn
đang còn thấp chiếm tỷ trọng 15.8%; Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao trên 2%; Vốn trung và dài
hạn vẫn chưa được Chi nhánh đầu tư vào các DNNVV; Thời gian từ lúc doanh nghiệp
xin vay vốn cho đến lúc giải ngân vẫn còn kéo dài; Một số cán bộ Ngân hàng chưa
nghiêm túc chấp hành quy trình tín dụng.
Từ phía các DNNVV: Một số DNNVV sử dụng vốn vay sai mục đích, không có
thiện chí trong việc trả nợ; DNNVV vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cho vay của Ngân
hàng; DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trang thiết bị, công nghệ sản xuất cũ,
lạc hậu; Việc khai báo thông tin của các DNNVV khi vay vốn Ngân hàng vẫn chưa trung
thực, sổ sách kế toán còn chưa minh bạch; Thiếu tài sản đảm bảo; Trình độ học vấn của
lãnh đạo DNNVV còn thấp; Trình độ tay nghề của người lao động tại các DNNVV đa số
chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp

Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay DNNVV.
Ngoài phần định hướng và mục tiêu phát triển của Chi nhánh, thì Chương 3 đưa ra 4
nhóm giải pháp đảm bảo hoạt động mở rộng cho vay DNNVV của Chi nhánh sẽ giúp
tăng quy mô dư nợ, tăng số lượng khách hàng và tăng chất lượng vốn vay cho DNNVV:
Nhóm 1 – Nhóm giải pháp mở rộng quy mô dư nợ cho vay đối với DNNVV: đưa ra
các giải pháp như Áp dụng linh hoạt các quy định về tài sản đảm bảo; Các giải pháp gia
tăng nguồn vốn; Đa dạng hóa các phương thức cho vay như cho vay theo hạn mức thấu
chi, cho vay tín chấp; cho vay luân chuyển; Hoàn thiện cơ cấu tín dụng; Rút ngắn hơn
nữa thời gian từ lúc doanh nghiệp đề nghị vay vốn cho đến lúc giải ngân;


Nhóm 2 - Nhóm giải pháp củng cố và gia tăng số lượng khách hàng DNNVV: đưa
ra các giải pháp hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng; Mở rộng phạm vi cho
vay DNNVV trên các địa bàn lân cận;
Nhóm 3 - Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay: đưa ra các giải pháp hoàn
thiện quy trình thẩm định tín dụng và đảm bảo thực hiện đúng quy trình trước khi giải
ngân; Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của
DNNVV sau khi giải ngân; Tăng cường quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để
nâng cao chất lượng tín dụng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan
hệ với các DNNVV thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng;
Nhóm 4 - Nhóm giải pháp bổ trợ như: Các giải pháp gia tăng nguồn vốn; Xây
dựng mục tiêu cho vay đối với DNNVV;
Ngoài ra luận văn còn đề xuất một số kiến nghị:
Đối với NHNo&PTNT Việt Nam: Nhanh chóng hoàn thiện chiến lược về thị trường
khách hàng DNNVV; Xây một quy trình riêng về cho vay và cung cấp dịch vụ cho
DNNVV để tạo điều kiện cho DNNVV dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và dịch vụ Ngân
hàng; Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng phát triển doanh nghiệp của
NHNo&PTNT Việt Nam để cung cấp thông tin cho các Chi nhánh về khách hàng; Đẩy
nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng; Xây dựng phần mềm thẩm định dự
án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm

định và tín dụng; Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp với thực
tế, giảm việc chỉnh sửa thay đổi thường xuyên; Ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời
các chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN cho các Chi nhánh.
Đối với NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và các văn bản luật liên quan; Tăng khung mức uỷ
quyền phán quyết cho vay DNNVV đối với các Chi nhánh cấp II; Thường xuyên tổ chức
hội thảo trong tỉnh về mở rộng khách hàng DNNVV đồng thời đưa ra các giải pháp để
nâng cao công tác tìm kiếm khách hàng cũng như chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng
nhằm rút kinh nghiệm chung cho các Ngân hàng trong tỉnh.


Đối với các DNNVV: Cần thiết các DNNVV tham gia vào các tổ chức hiệp hội
doanh nghiệp, hiệp hội ngành Ngân hàng để nhận được sự hỗ trợ và tạo liên kết kinh
doanh đối với các DN khác trong hiệp hội; Chú trọng xây dựng một chiến lược kinh
doanh dài hạn; đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để tăng năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm. Xây dựng mạng thông tin để quảng bá hình ảnh, đồng thời cung cấp
thông tin cho khách hàng và Ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp.Tăng cường
liên kết, hợp tác giữa các DNNVV để tận dụng nguồn lực của nhau. Chuyên nghiệp hóa
trong tổ chức hoạt động bộ máy kế toán – tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực
trong các báo cáo. Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các
cấp quản lý của DNNVV. Từ đó nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh và niềm tin đối với các
NH và các tổ chức tín dụng. Bản thân doanh nghiệp phải xác định và làm quen với các
nguồn tài chính bên ngoài tiềm năng khác và tự họ phải tận dụng được những gì mà thị
trường tài chính đem lại. Cuối cùng thì chỉ có các DNNVV mới quyết định được chính số
phận của họ.
Kết luận chung luận văn khẳng định DNNVV đóng vai trò quan trọng trong các
hoạt động kinh tế và mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNNVV là xuất phát từ yêu
cầu thực tế. Các định hướng, mục tiêu mở rộng cho vay DNNVV của Chi nhánh là hoàn
toàn đúng đắn chính vì vậy Chi nhánh cần thiết tiến hành mở rộng cho vay DNNVV
trong thời gian tới.




×