Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đề tài tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học môn toán lớp 3 đại học cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.71 KB, 43 trang )

(ĐỀ TÀI NÀY THỰC HIỆN TRONG NĂM 2017,
ĐẠT ĐƯỢC 9 ĐIỂM NHE MỌI NGƯỜI)
PHỤ LỤC
Trang
A - MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................1
3. Khách thể nghiên cứu .............................................................................1
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................1
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................1
6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................1
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................2
8. Kế hoạch nghiên cứu ...............................................................................2
B - NỘI DUNG ............................................................................................3
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
LỚP 3 ...................................................................................................................3
1.1. Liệt kê, hệ thống các tiết dạy học trong chương trình môn Toán lớp 3..3
1.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 3 ..............................................16
1.2.1. Số học ...............................................................................................16
1.2.2. Đại lượng và đo đại lượng ...............................................................16
1.2.3. Yếu tố hình học .................................................................................17
1.2.4. Yếu tố thống kê .................................................................................17
1.2.5. Giải bài toán ....................................................................................17
1.3. Mục tiêu dạy học cần đạt ở môn Toán lớp 3 .......................................17
.................................................................................................................................
1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của môn Toán lớp 3 ........................18
1.4.1. Số học ..............................................................................................18
1.4.2. Đại lượng và đo đại lượng ...............................................................19
1.4.3. Các yếu tố hình học...........................................................................20
1.4.4. Giải toán có lời văn .........................................................................20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH


GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3 ........21
2.1. Đặc điểm cơ bản của Chương trình Sách giáo khoa Toán lớp 3 .............21
2.2. Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong
dạy học Toán lớp 3..............................................................................................22


2.2.1. Phương pháp trực quan ...................................................................22
2.2.2. Phương pháp thực hành – luyện tập ................................................23
2.2.3. Phương pháp gợi mở - vấn đáp .......................................................23
2.2.4. Phương pháp giảng giải – minh họa ................................................24
2.2.5. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ...................................24
2.3. Kế hoạch dạy học một số bài cụ thể ....................................................25
C - KẾT LUẬN .........................................................................................39
1. Kết luận ..................................................................................................39
2. Đề xuất, Kiến nghị ..................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................40

2

2


A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học nói chung,
môn Toán nói riêng theo hướng phát triển tích cực người học đã được giáo viên
Tiểu học thực hiện trên phạm vi cả nước từ hơn 15 năm qua, tính hợp lý của sự thay
đổi chương trình bậc Tiểu học vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học
để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
Toán lớp 3 thuộc lớp cuối của giai đoạn 3 năm đầu của bậc tiểu học, Vì vậy

dạy học Toán lớp 3 đòi hỏi giáo viên phải có nhiều cố gắng để đóng góp vào việc
xác nhận và khẳng định tính hợp lý, tính khả thi của những đổi mới trong dạy học
Toán theo chương trình sách giáo khoa mới môn Toán 3 nói riêng và nội dung
chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu học nói chung.
Chương trình dạy học Tiểu học truyền thống chủ yếu gồm mục đích cần đạt
được và danh mục các nội dung dạy học. Điều này gây ra không ít khó khăn cho
người sử dụng chương trình, nên trong đổi mới chương trình Tiểu học, mục tiêu đã
được cụ thể hoá bằng kế hoạch hành động sư phạm:
- Mục đích cuối cùng (thể hiện ở cấp bậc mục tiêu: bậc học, môn học, chủ đề,
bài học…).
- Những nội dung kiến thức và phẩm chất năng lực cần đạt ở học sinh.
- Các phương pháp, phương tiện dạy học, các hoạt động dạy học cụ thể.
Do đó nội dung chương trình cơ bản, hiện đại, tinh giản và thiết thực. Các
định hướng này phải phù hợp với xu thế phát triển chương trình Tiểu học của
các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện của nền giáo dục nước ta trong
đầu thập kỷ XXI.
Chính vì những lí do nêu trên nên em đã quyết định chọn đề tài "Tìm hiểu nội
dung và phương pháp dạy học môn Toán lớp 3" để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về nội dung và phương pháp dạy học
môn Toán lớp 3 ở trường Tiểu học.

3. Khách thể nghiên cứu
Học sinh và giáo viên lớp 3B Trường Tiểu học Xuân Hòa 1, huyện Kế Sách.

4. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp dạy học môn Toán lớp 3 ở trường Tiểu học.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu "Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học trong môn
Toán lớp 3” ở trường Tiểu học Xuân Hòa 1, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

6. Phương pháp nghiên cứu

3

3


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 3 và các
tài liệu khác có liên quan để tìm hiểu cấu trúc sách giáo khoa, nội dung chương trình,
phương pháp dạy học, để thực hiện tốt hơn mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học
mà mình được phân công giảng dạy, phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu đạt
hiệu quả tốt hơn.
- Phương pháp thống kê: Khảo sát, thống kê để nắm vững được số lượng bài và
số tiết phân phối bài dạy trong chương trình.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình học tập, tinh thần, thái độ của học
sinh trong giờ học Toán, để có thể thấy được những điểm tốt và hạn chế của giáo viên
trong quá trình giảng dạy. Kịp thời, giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn, uốn nắn, sửa
sai khi các em còn thiếu sót.
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện:
+ Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, với các bạn thực tập cùng nhóm để rút ra
được những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy
học môn Toán. Từ đó, tìm ra phương pháp khắc phục nhược điểm, khó khăn, phát
huy những ưu điểm.
+ Trò chuyện với học sinh trong lớp để nắm được khả năng thích ứng, tiếp thu
kiến thức của các em, những tâm tư, nguyện vọng của các em. Để đưa ra một số
giải pháp, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.


7. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung : chương 1, chương 2, chương 3
- Phần kết luận

8. Kế hoạch nghiên cứu
- Từ ngày 20/02/2017 đến ngày 23/02/2017:
- Từ ngày 25/02/2017 đến ngày 30/4/2017:
- Từ ngày 01/5/2017 đến ngày 01/6/2017:

4

Hoàn thành đề cương.
Thực hiện đề tài.
Điều chỉnh, hoàn tất đề tài.

4


B - NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
1.1. Liệt kê, hệ thống các tiết dạy học trong chương trình môn Toán
lớp 3
- Chương trình môn Toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở
Tiểu học, chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục Toán ở các
lớp 1 và lớp 2, khắc phục một số tồn tại của dạy học Toán các lớp 1, 2, 3 theo chương
trình cũ.
- Thời lượng dạy Toán lớp 3 là: 5 (tiết / tuần) x 35 (tuần) = 175 tiết.
Mỗi tiết học: 35 phút đến 40 phút.

Thời gian, chương trình cơ bản như sau:
HỌC KÌ I
(Tuần 1 – Tuần 18)
Bài/
Tiết

Bài 1 (1t)

Tên bài

Mục tiêu

Ôn tập về đọc, viết,
so sánh các số có ba
chữ số

HS ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba
chữ số.

Bài 2 (2t)

HS ôn tập về:
- Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và
Ôn tập về cộng, trừ
giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
các số có ba chữ số
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính
(không nhớ).
(phép cộng, phép trừ).


Bài 3 (2t)

HS biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ
số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng
trăm).

Cộng các số có ba
chữ số (có nhớ).

Bài 4 (2t) Trừ các số có ba chữ
số (có nhớ).

HS biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số
(có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng
trăm).

5

5


Bài 5 (2t)

HS ôn tập về các
bảng nhân và bảng
chia.

Bài 6 (1t)

HS ôn tập về các

bảng nhân và bảng
chia.

Bài 7 (2t)

Bài 8 (2t)

Bài 9 (1t)

Bài 10
(1t)

Bài 11
(2t)

Bài 12
(2t)

Ôn tập về hình học
và giải toán

Xem đồng hồ

- HS thuộc bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5;
- HS ôn tập nhân nhẩm với số tròn trăm; tính
nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho
2, 3, 4 (phép chia hết);
- HS vận dụng được vào thực hiện hai phép
tính liên tiếp, tính chu vi hình tam giác vào
giảI toán có lời văn (có một phép nhân).

- HS ôn tập thực hiện hai phép tính liên tiếp
trong đó có phép nhân hoặc phép chia;
- HS vận dụng được vào giải toán có lời văn
(có một phép nhân).
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi
hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn; và
hơn kém nhau một số đơn vị.
-HS biết xHS đồng hồ khi kim phút chỉ vào
các số từ 1 đến 12.
-HS đọc được giờ theo hai cách. Chẳng hạn, 8
giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.

- HS ôn lại cách cộng, trừ các số có ba chữ số;
HS ôn lại những gì đã cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
học
- Ôn cách giải bài toán có lời văn (so sánh hai
số hơn, kém nhau một số
Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số
có ba chữ số (có nhớ một lần).
Các HS đã học được - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của
những gì ?
đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm
vi các số đã học).
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
Bảng nhân 6

Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong
tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- HS biết:
Nhân số có hai chữ số
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
với số có một chữ số
(không nhớ).
(không nhớ)
- Vận dụng nhân số có hai chữ số với số có
một chữ số vào giải toán.

6

6


Bài 13
(2t)

- HS biết:
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
Nhân số có hai chữ số
(có nhớ).
với số có một chữ số
- Vận dụng nhân số có hai chữ số với số có
(có nhớ).
một chữ số vào giải toán.

Bài 14
(2t)


Bảng chia 6

- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6,
bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một
phép chia 6).
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.

Bài 15
(2t)

Tìm một trong các
phần bằng nhau của
một số.

HS biết cách tìm một trong các phần bằng
nhau của một số và vận dụng để giải toán.
- HS biết chia số có hai chữ số cho số có một
chữ số.
- HS luyện tập tìm một trong các phần bằng
nhau của một số.

Bài 16
(2t)

Chia số có hai chữ số
với số có một chữ số .

Bài 17

(2t)

Phép chia hết và
phép chia có dư.

-HS nhận biết phép chia hết và phép chia có
dư ; biết số dư bé hơn số chia.
- HS biết vận dụng phép chia hết vào giải toán.

Bài 18
(2t)

Bảng nhân 7

- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính
giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của
phép nhân qua ví dụ cụ thể.

Bài 19
(2t)

Gấp một số lên nhiều
lần

HS biết cách gấp một số lên nhiều lần và vận
dụng vào giải toán.


Bài 20
(2t)

Bảng chia 7

Bài 21
(2t)

Giảm đi một số lần

- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán
có lời văn (có một phép chia 7).
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần và
vận dụng vào giải toán.

7

7


Bài 22
(2t)

Tìm số chia

HS biết cách tìm số chia chưa biết của phép
chia


Bài 23
(2t)

Góc vuông, góc
không vuông.Thực
hành nhận biết và vẽ
góc vuông bằng ê ke

- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông,
góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông,
góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo
mẫu).

Bài 24
(1t)

Bài 25
(2t)

Bài 26
(2t)

Bài 27
(2t)

Bài 28
(1t)

- HS biết tên gọi, kí hiệu của hai đơn vị đo độ

dài là đề-ca-mét, héc-tô-mét.
Đề-ca-mét. Héc-tô- Biết quan hệ giữa héc-tô-mét và đề-ca-mét..
mét
- Biết đổi số đo có đơn vị đề-ca-mét hoặc héctô-mét ra số đo có đơn vị là mét.
- HS thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông
dụng (km và m; m và cm).
Bảng đơn vị đo độ
- Biết đọc, viết và làm tính với các số đo độ
dài
dài.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị thành
số đo độ dài có một tên đơn vị (nhỏ hơn đơn vị
đo kia).
- HS biết dùng thước độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những
vật gần gũi hàng ngày cái bút, cái bàn…
Thực hành đo độ dài
- Biết ghi kết quả đo độ dài và so sánh các độ
dài.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài với đơn vị
đo thông dụng (tương đối chính xác).
HS biết :
Bài toán giải bằng hai
-Giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai
phép tính
phép tính.
-Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số
đo độ dài có tên một đơn vị đo.


Kiểm tra định kì
(giữa học kì I)

Tập trung vào việc đánh giá:
- Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các
bảng nhân 6, 7; bảng chia 6,. 7.
- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với
số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số
có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn
vị đo (với một số đơn vị đo thông dụng).
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ
dài cho trước.
- Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần,
tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

8

8


Bài 29
(2T)

Bài 30
(2T)

Bài
31(2T)


Bài
32(2T)

Bài toán giải bằng hai HS biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng
phép tính (tiếp theo)
hai phép tính.

Bảng nhân 8.

Nhân số có ba chữ số
với số có một chữ số

So sánh số lớn gấp
mấy lần số bé .

Bài
33(2T)

Bảng chia 8.

Bài
34(2T)

So sánh số bé bằng
một phần mấy số lớn

Bài
35(2T)

Bài

36(2T)

Bảng nhân 9

Gam

Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng
được phép nhân 8 trong giải toán.
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong
tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
với ví dụ cụ thể.
HS biết:
- Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Vận dụng nhân số có ba chữ số với số có một
chữ số vào giải toán.
HS biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
và vận dụng vào giải toán.

Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được
trong giải toán (có một phép chia 8).
Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong
giải toán (có một phép chia 8).

HS biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy
số lớn và vận dụng vào giải toán.
Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng
được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm
9.
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong

giải toán (có một phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
qua các ví dụ cụ thể.
- HS biết gam là một đơn vị đo khối lượng và
biết liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2
đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối
lượng là gam.

9

9


Bài
37(2T)

Bài
38(2T)

Bảng chia 9

Chia số có hai chữ số
cho số có một chữ số
(tiếp theo)

Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong
giải toán (có một phép chia 9).
Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính

toán, giải toán (có một phép chia 9).
HS biết:
- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Vận dụng chia số có hai chữ số cho số có
một chữ số vào giải toán
HS biết chia số có ba chữ số cho số có một
chữ số
trong các trường hợp: có dư và không có dư;
trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

Bài
39(2T)

Chia số có ba chữ số
cho số có một chữ số
(tiếp theo)

Bài
40(2T)

Giới thiệu bảng nhân,
Biết cách sử dụng bảng nhân, bảng chia.
bảng chia
HS làm tính nhân, tính chia ( với cách viết
gọn) và giải toán có hai phép tính.

Bài
41(1T)

Luyện tập


Bài
42(1T)

Luyện tập chung

HS ôn về thực hiện phép tính và giải bài toán
có hai phép tính.

Làm quen với biểu
thức

- HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu
thức.
- HS biết tính giá trị của biểu thức chỉ có phép
cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.

Bài
43(2T)

Bài
44(2T)

Bài
45(2T)
Bài
46(1T)

Tính giá trị của biểu
thức


Tính giá trị của biểu
thức (tiếp theo)

Luyện tập chung

- HS biết tính giá trị của biểu thức chỉ có phép
cộng, trừ, nhân, chia.
HS biết tính giá trị của biểu thức có chứa dấu
ngoặc ( ).

HS ôn tập về tính giá trị của biểu thức ở cả 3
dạng

10

10


Bài
47(2T)

Hình chữ nhật, Hình
vuông

Bài
48(2T)

Chu vi hình chữ
nhật. Chu vi hình

vuông

Bài
49(2T)

Bài
50(1T)

HS nhận biết hình chữ nhật và hình vuông qua
đặc điểm về cạnh, góc của hình.

- HS biết quy tắc tính chu vi hình chữ nhật,
chu vi hình vuông và vận dụng vào giải toán

- HS ôn lại bảng nhân, bảng chia.
- Ôn cách nhân (chia) số có hai, ba chữ số với
(cho) số có một chữ số.
HS ôn lại những gì đã
- Ôn lại cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi
học
hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy
của một số.

Kiểm tra định kì
(cuối học kì I)

Tập trung vào việc đánh giá:
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng
tính đã học; bảng chia 6,. 7.
- Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một

chữ số (có nhớ 1 lần), chia số có hai, ba chữ số
cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu
phép tính.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình
vuông.
- XHS đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
- Giải bài toán có hai phép tính.
HỌC KÌ II
(Tuần 19 – Tuần 35)

Bài/
Tiết
Bài 51
(2T)

Tên bài
Các số có bốn chữ
số

Mục tiêu
- Nhận biết các số có 4 chữ số (trường hợp các
chữ số đều khác 0).
- Biết đọc, viết các số có 4 chữ số.
-Nhận biết thứ tự các số có 4 chữ số.

11

11



Bài 52
(2T)

Bài 53
(1T)

Các số có bốn chữ
số (tiếp theo)

Số 10 000

HS biết:
-Đọc ,viết các số có 4 chữ số (trường hợp chữ số
hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0).
- Cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số
- Viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn,
trăm, chục, đơn vị và ngược lại .

- HS nhận biết số 10000.
- HS biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn

chục, thứ tự các số có 4 chữ số.

Bài 54
(2T)

Điểm ở giữa Trung điểm của
một đoạn thẳng


- HS biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung
điểm của một đoạn thẳng.
- HS biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng
cho trước.

Bài 55
(2T)

So sánh các số
trong phạm vi
10000

HS biết so sánh và xếp thứ tự các số có 4 chữ số

Bài 56
(2T)

Phép cộng các số
trong phạm vi
10000

- HS biết cộng các số trong phạm vi 10000 (bao
gồm đặt tính và tính đúng), cộng nhẩm các số tròn
trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số;
- HS biết giải toán có lời văn bằng hai phép tính.

Bài 57
(2T)

Phép trừ các số

trong phạm vi
10000

- HS biết trừ các số trong phạm vi 10000 (bao
gồm đặt tính và tính đúng), trừ nhẩm các số tròn
trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số;
- HS biết giải toán có lời văn bằng hai phép tính.

Bài 58
(2T)
Bài 59
(1T)

Bài 60
(2T)

- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng
Tháng - Năm
trong năm; biết số ngày trong từng tháng;
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, lịch năm,…).
HS ôn lại:
HS ôn lại những gì -Cộng, trừ các số trong phạm vi 10000
đã học
-Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành
phần chưa biết của phép cộng, phép trừ
Hình tròn, tâm,
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán
đường kính, bán
kính, đường kính của hình tròn.

kính
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn
có tâm và bán kính cho trước.
12

12


Nhân số có bốn
chữ số với số có
một chữ số

HS biết:
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- Vận dụng nhân số có bốn chữ số với số có một
chữ số vào giải toán

Bài 62
(2T)

Nhân số có bốn
chữ số với số có
một chữ số (tiếp
theo)

HS biết:
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có
nhớ hai lần không liền nhau).
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.


Bài 63
(2T)

Chia số có bốn
chữ số cho số có
một chữ số

HS biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ
số trong các trường hợp: có dư và không có dư.
với thương có 4 chữ số và 3 chữ số.

Bài 64
(2T)

Chia số có bốn
chữ số cho số có
một chữ số (tiếp
theo)

HS biết chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

Bài 65
(2T)

Làm quen với chữ
số La Mã

Bài 61
(2T)


Bài 66
(2T)

Bài 67
(1T)

Thực hành xHS
đồng hồ

Luyện tập chung

Làm quen với chữ số La Mã.
Biết đọc, viết, nhận biết giá trị các số các số từ I
đến XII, số XX, XXI.
- Biết xHS giờ chính xác đến từng phút.
- Nhận biết được về thời gian (Phân biệt thời
điểm, khoảng thời gian).
- Biết xHS giờ ở các đồng hồ (cả mặt đồng hồ có
ghi số La Mã và đồng hồ điện tử).
- Biết thời điểm làm công việc hằng ngày cho phù
hợp.
- HS ôn lại nhân, chia số có bốn chữ số cho số có
một chữ số và giải toán có hai phép tính
-

Giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai
phép tính.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số
đo độ dài có tên một đơn vị đo


Bài 68
(2T)

Bài toán liên quan
đến rút về đơn vị

-

Bài 69
(1T)

Luyện tập chung

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.

Bài 70
(2T)

Tiền Việt Nam

- Nhận biết tiền Việt Nam loại:100 đồng; 200
đồng; 500 đồng, 1000 đồng; 2000 đồng; 5000
đồng và 10 000 đồng.
- Bước đầu biết sử dụng tiền Việt Nam và chuyển

13

13



đổi tiền với các tờ giấy bạc đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Bài 71
(2T)

Bài
72(1T)

Bài 73
(1T)

Bài 74
(2T)

Bài 75
(2T)

Làm quen với
thống kê số liệu

Luyện tập

- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu
thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích các số liệu của một bảng.
HS thực hành rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí

số liệu của một dãy và bảng số liệu.

Tập trung vào việc đánh giá:
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có
bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất
trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ
số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các
Kiểm tra định kì
số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp;
(giữa học kì II)
nhân (chia) số có bốn chữ số với (cho) số có một
chữ số.
- Đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo
có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó
trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Biết số góc vuông trong một hình.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn,
hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong
Các số có năm chữ
trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
số
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Biết viết các số tròn nghìn (từ 10000 đến 19000)
vào dưới mỗi vạch của tia số.
HS biết:
- Đọc ,viết các số có 5 chữ số (trường hợp chữ số

hàng đơn vị, hang chục, hàng trăm, hàng nghìn là
Các số có năm chữ
0).
số (tiếp theo)
- Thứ tự của các số có 5 chữ số.
- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.

14

14


Bài 76
(1T)

Bài 77
(2T)

Số 100000

So sánh các số
trong phạm vi
100000

Bài 78
(1T)

Luyện tập

Bài 79

(2T)

Diện tích của một
hình

Bài 80
(2T)

- HS nhận biết số 100 000.
- HS biết số liền sau của 99 999 là 100 000.

HS biết:
- Đọc và biêt thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm
có năm chữ số.
- So sánh các số trong phạm vi
100 000.
-Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000
(tính viết và tính nhẩm).
HS biết:
- Đọc, viết số trong phạm vi 100 000.
- Thứ tự các số trong phạm vi 100 000
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải
bài toán có lời văn.
- Làm quen với khái niệm diện tích
- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông.

Diện tích hình chữ HS biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi
nhật
biết hai cạnh của nó.


Bài 81
(2T)

Diện tích hình
vuông

Biết qui tắc tính diện tích hình vuông khi biết số
đo cạnh của nó.

Bài 82
(2T)

Phép cộng các số
trong phạm vi
100000

- HS biết cộng các số trong phạm vi 100000 (bao
gồm đặt tính và tính đúng);
- HS biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật;
- HS biết giải toán có lời văn bằng hai phép tính.

Bài 83
(2T)

Phép trừ các số
trong phạm vi
100000

- HS biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10000
(bao gồm đặt tính và tính đúng);

- HS biết giải toán có phép trừ gắn với mối quan
hệ giữa km và m; bài toán giải bằng hai phép tính
và bài toán rút về đơn vị.

15

15


Bài 84
(2T)

Bài 85
(2T)

Bài 86
(2T)

Bài 87
(2T)

Bài 88
(2T)

Bài 89
(2T)

Bài 90
(1T)


Tiền Việt Nam

- Nhận biết tiền Việt Nam, loại giấy bạc 20 000
đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng.
- Bước đầu biết chuyển đổi tiền với các tờ giấy
bạc theo mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ nhẩm trên các số tròn chục nghìn
với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

Nhân số có năm
chữ số với số có
một chữ số

HS biết :
- Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.

Chia số có năm
chữ số cho số có
một chữ số

HS biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ
số

Luyện tập chung
Bài toán liên quan
đến rút về đơn vị
(tiếp theo)


HS ôn lại nhân, chia số có năm chữ số cho số có
một chữ số và giải toán có hai phép tính.
HS biết :
Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Tính giá trị của biểu thức

Luyện tập chung

HS ôn lại cách tính giá trị của biểu thức số; cách
giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

Kiểm tra

Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức, kĩ năng đọc, viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4
số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực
hiện phép cộng, phép trừ các số có năm chữ số;
nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có
nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số
có một chữ số.
- XHS đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác
nhau.
- Biết giải toán có đến hai phép tính.

16

16



Bài 91
(2T)

Bài 92
(3T)

Bài 93
(1T)

Bài 94
(2T)

Bài 95
(2T)

Bài 96
(2T)

HS ôn tập các số
trong phạm vi
100000

HS ôn tập bốn
phép tính trong
phạm vi 100000

HS ôn tập về đại
lượng

HS ôn tập về hình

học

HS ôn tập về giải
toán

HS ôn tập về:
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000;
- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị
và ngược lại.
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước;
- Sắp xếp một dãy số theo một thứ tự nhất định.
HS ôn tập về :
- Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100
000;
- Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm
thừa số trong phép nhân;
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài
toán giải bằng hai phép tính
HS ôn tập về:
- Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại
lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền
Việt Nam).
- Giải bài toán liên quan đến đại lượng đã học.
HS ôn tập về:
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn
thẳng;
- Tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình
vuông;
- Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình
đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.

HS ôn tập về:
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán
liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính giá trị biểu thức.

- HS ôn tập về:
- Đọc, viết các số có đến năm chữ số; cộng, trừ,
nhân, chia, tính giá trị biểu thức;
HS ôn lại những gì - Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn
đã học
giản;
- XHS đồng hồ chính xác đến từng phút;
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

17

17


Bài 97
(2T)

HS ôn tập về:
- Tìm số liền sau của một số; so sánh các số; sắp
xếp một nhóm bốn số; cộng, trừ, nhân, chia các số
HS ôn lại những gì
có đến năm chữ số;
đã học
- Ngày, tháng;
- Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép

tính.

Bài 98
(1T)

Tập trung vào việc đánh giá:
- Tìm số liền sau của một số có bốn hoặc năm chữ
số.
- So sánh các số có bốn hoặc năm chữ số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có bốn,
năm chữ số (có nhớ không liên tiếp); nhân (chia)
số có bốn chữ số với (cho) số có một chữ số (nhân
có nhớ không liên tiếp; chia hết và chia có dư
trong các bước chia).
- XHS đồng hồ (chính xác đến từng phút), mối
quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

Kiểm tra định kì
(cuối học kì II)

1.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 3
1.2.1. Số học
- Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000.
- Giới thiệu các số trong phạm vi 10 000.
- Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000.
1.2.2. Đại lượng và đo đại lượng
- Lập bảng các đơn vị đo độ dài. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích: xăng - ti - mét vuông.

- Giới thiệu về gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới
thiệu 1kg = 1000gam.
- Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch.
- Giới thiệu về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản.
1.2.3. Yếu tố hình học
- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học.
- Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

18

18


- Giới thiệu com pa. Giới thiệu tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Vẽ
hình tròn bằng com pa.
- Thực hành vẽ trang trí hình tròn.
Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
1.2.4. Yếu tố thống kê
- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản.
- Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước.
1.2.5. Giải bài toán
- Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học.

1.3. Mục tiêu dạy học cần đạt ở môn Toán lớp 3
* Dạy học Toán 3 giúp Học Sinh

Biết Đọc, Viết, Đếm, so sánh và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia các số trong phạm vi 100.000.

-

Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính.

-

Biết Cộng, Trừ với các số có đến năm chữ số.

-

Biết Nhân, Chia các số có hai, ba, bốn chữ số cho số có một chữ số (Chia
hết và chia có dư)



Biết tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính.



Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.



Biết tìm một phần trong các phần bằng nhau của một số.

Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp: độ dài, khối lượng, hiểu
biết ban đầu về diện tích một hình và Cm2 .





Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.



Hiểu biết ban đầu về các yếu tố thống kê.

 Biết giải toán có lời văn không quá hai bước tính.

1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của môn Toán lớp 3
1.4.1. Số học
* Các số đến 100 000
- Biết đếm đến 100 000, bao gồm:

19

19


+ Đếm thêm 1.
+ Đếm thêm 1 chục.
+ Đếm thêm 1 trăm.
+ Đếm thêm 1 nghìn.
- Biết đọc, viết các số đến 100 000.
- Biết gọi tên các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng
chục nghìn) và nêu giá trị theo vị trí của mỗi chữ số.
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau.
- Biết viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược lại.
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so
sánh các số có tới năm chữ số.

- Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số cho trước.
- Biết sắp xếp các số có bốn hoặc năm chữ số (nhiều nhất là 4 số) theo thứ tự từ
bé đến lớn hoặc ngược lại.
* Phép cộng, phép trừ
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến năm chữ số, không nhớ hoặc
có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp.
- Biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số có đến năm chữ số có nhớ không quá
hai lượt và không liên tiếp.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
- Biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm một
thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
* Phép nhân, phép chia
- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có đến năm chữ số với số có một
chữ số, có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp.
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia các số có đến năm chữ số cho số có một
chữ số (chia hết hoặc chia có dư).
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia; nhân, chia nhẩm các
số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… với (cho) số có một chữ số (trường hợp đơn giản)
thường gặp.
1 1
1
- Nhận biết được 2 , 3 ,…, 9 .
1 1
1
bằng hình ảnh trực quan. Biết đọc, viết: 2 , 3 ,..., 9 .

20

20



1 1
1
- Biết tìm 2 , 3 ,…, 9 của một đại lượng.

- Bước đầu làm quen với biểu thức, giá trị của biểu thức.
- Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị của các biểu thức số có đến hai dấu phép
tính (có ngoặc hoặc không có ngoặc).
- Biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm một
thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
* Yếu tố thống kê
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu, biết sắp xếp các số liệu thành dãy số liệu.
- Bước đầu làm quen với bảng thống kê số liệu. Biết ý nghĩa của các số liệu có
trong bảng thống kê đơn giản, biết đọc và tập nhận xét bảng thống kê.
1.4.2. Đại lượng và đo đại lượng
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài.
- Biết đổi từ số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một đơn vị đo.
- Biết thực hiện các phép tính với các số đo độ dài.
- Biết sử dụng thước đo độ dài để xác định kích thước các đồ vật, đối tượng
thường gặp trong đời sống.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết gam (g) là một đơn vị đo khối lượng; biết mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết sử dụng các dụng cụ đo : cân đĩa, cân đồng hồ để xác định khối lượng các đồ vật.
- Biết ước lượng khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh diện tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản (bằng cách
đếm số ô vuông trong mỗi hình rồi so sánh các số ô vuông đó hoặc bằng cách chồng
hình lên nhau).
- Biết xăng-ti-mét vuông (cm2) là đơn vị đo diện tích.
- Biết xem đồng hồ chính xác tới phút.
- Biết 1 năm có 12 tháng, số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch (loại lịch tháng, năm).

- Nhận biết các đồng tiền : tờ 2000 đồng, tờ 5000 đồng, tờ 10 000 đồng, tờ
50 000 đồng, tờ 100 000 đồng.
- Biết đổi tiền, tính toán trong một số trường hợp đơn giản.
1.4.3. Các yếu tố hình học
- Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số hình hình học : góc
vuông, góc không vuông ; hình chữ nhật (có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2
cạnh ngắn bằng nhau) ; hình vuông (có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau) ; hình tròn
(có tâm, bán kính, đường kính) ; nhận biết điểm ở giữa hai điểm, trung điểm của một
đoạn thẳng.
21

21


- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc).
- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc).
- Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
trong trường hợp đơn giản : đoạn thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng đó
là số chẵn (2cm, 4cm, 6cm,…).
- Biết dùng com pa để vẽ hình tròn.
- Biết vẽ bán kính, đường kính của một hình tròn cho trước (có tâm xác định).
1.4.4. Giải toán có lời văn
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính.
- Biết giải và trình bày bài giải một số dạng bài toán: Tìm một trong các phần
bằng nhau của một số; bài toán liên quan đến rút về đơn vị; so sánh hai số hơn kém nhau
một số đơn vị ; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ; so sánh số bé bằng một phần mấy số
lớn ; gấp một số lên nhiều lần; giảm đi một số lần; bài toán có nội dung hình học
(tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông).


22

22


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH
GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
2.1. Vài nét về đặc điểm cơ bản của Chương trình Sách giáo khoa Toán
lớp 3
- Chương trình Toán lớp 3 là sự tích hợp các nội dung số học (bao gồm các số và
phép tính) với các nội dung đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải các bài toán
có lời văn, thành môn Toán thống nhất về các cơ sở khoa học bộ môn và cấu trúc nội dung.
Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp trong nội dung số học.
- Các nội dung giáo dục khác ( về tự nhiên và xã hội, về dân số và môi trường,
về an toàn giao thông…) được tích hợp với các nội dung Toán học trong quá trình dạy
học và thực hành, đặc biệt là giải các bài toán có lời văn.
- Mức độ học: rộng và sâu dần về các kiến thức và kĩ năng cơ bản cũng như sự
phát triển của trình độ tư duy được tăng dần trong từng mạch nội dung. Đồng thời, tích
hợp mà có sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng mạch nội dung, giữa các mạch kiến thức, giữa
Toán lớp 3 và các môn học khác.
- Dạy học các nội dung số học góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát
triển kĩ năng tính toán , một số kĩ năng cơ bản của người lao động mới. Tỷ số phần
trăm giữa thời lượng dạy học từng mạch nội dung so với tổng thời lượng dạy học toán
lớp 3 như sau :
Mạch nội dung

Số học

Thời lượng (so với
70%

tổng thời lượng)

Đại
lượng và đo
Yếu tố hình học
đại lượng
11%

10%

Giải bài toán
9%

- Toán lớp 3 là môn học thống nhất, không có các phân môn. Nên các mạch nêu
trên chỉ nhằm giúp giáo viên nhận biết các loại nội dung chủ yếu của Toán lớp 3, sự kế
thừa và phát triển Toán lớp 3 so với Toán lớp 1 và Toán lớp 2.
- Dạy học các nội dung số học là góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát
triển kĩ năng tính toán, một trong số các kĩ năng cơ bản của người lao động. Toán lớp 3
đã dành cho nội dung số học 70% tổng thời lượng dạy học toán.
- Việc dạy học các nội dung về đại lượng và đo đại lượng, hình học, giải toán có
lời văn. Trong Toán lớp 3 các mạch kiến thức trên được sắp xếp gắn bó với nội dung
thích hợp của số học, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung đó được thể hiện tính
thống nhất và tích hợp của Toán lớp 3 với hạt nhân là "số học".
+ Ví dụ như các bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, Tiền Việt Nam, Đơn
vị diện tích. Xăng-ti-mét vuông, Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông,...
- Toán lớp 3 củng cố và phát triển những nội dung của Toán lớp1 đặc biệt là
Toán lớp 2, chuẩn bị bước đầu cho việc hệ thống hoá, hoàn thiện một số kiến thức và
kĩ năng của môn Toán trong giai đoạn các lớp 1, 2, 3.
23


23


- Các nội dung trong từng mạch đều được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm,
hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong
phạm vi 100, 1000, 100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm
bảo tính hệ thống để kiến thức học sau là sự ứng dụng mở rộng và sự ôn tập, củng cố
kiến thức đã học trước.
- Giảm một cách đáng kể về nội dung lý thuyết, tăng cường thực hành, thực
hiện học gắn với hành, chú trong đến luyện tập thực hành nhiều hơn.
- Toán lớp 3 quán triệt quan điểm phổ cập giáo dục và dạy học phát triển đảm
bảo sự bình đẳng về chất lượng giáo dục Toán học và khuyến khích phát triển năng lực
cá nhân học sinh.
- Toán lớp 3 chỉ gồm những nội dung liên quan trực tiếp đến hình thành và phát
triển các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất, phù hợp với khả năng học
tập của các đối tượng học sinh, từng bước tiếp cận với trình độ dạy học Toán của các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, dạy học Toán lớp3 đem lại chất
lượng mới và sự bình đẳng trong giáo dục Toán học cho mọi học sinh.
- Trên cơ sở các nội dung dạy học rất cơ bản và thiết thực, Toán 3 đã chọn các
giải pháp thích hợp để ngay trong các nội dung cơ bản và tối thiểu của SGK cũng có
thể "khai thác" phục vụ dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh.
- Nội dung Toán lớp 3 là nội dung tối thiểu của việc đảm bảo chất lượng giáo
dục cho mọi đối tượng học sinh.
- Như đã trình bày, sách giáo khoa Toán lớp 3 bao gồm các nội dung cơ bản nhất
của môn Toán ở lớp 2, lớp 3. Đây là cơ sở quan trọng để dạy học phát triển ở lớp 3.
- Theo chương trình Tiểu học mới từ lớp 3, ngoài sách giáo khoa Toán 3, vở bài
tập Toán 3, còn có các nội dung dạy học tự chọn không bắt buộc, nhằm giúp học sinh
học rộng và sâu các nội dung cơ bản của Toán 3.
- Sách giáo khoa Toán 3 là tài liệu cụ thể hoá và chuẩn hoá nội dung chương
trình Toán 3. Tài liệu này giúp học sinh thực hiện các hoạt động học tập tích cực, tự

phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh và thực hành, vận dung kiến thức mới với
sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, với sự giúp đỡ của thiết bị dạy học.

2.2. Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng
trong dạy học Toán lớp 3
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức
Toán học và phương pháp nhận thức Toán học, các phương pháp dạy học thường được
sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm: phương pháp trực quan, phương pháp
thực hành – luyện tập, phương pháp gợi mở – vấn đáp, phương pháp giảng giải – minh
hoạ, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.2.1. Phương pháp trực quan
* Quan niệm
- Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học là một phương
pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh trực triếp hoạt động

24

24


trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức và kĩ
năng cần thiết của môn Toán.
* Phạm vi sử dụng
- Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong khi hình thành kiến thức mới
cho học sinh, đặc biệt là những nội dung có tính trừu tượng.
- Ví dụ các bài Toán như: Tiền Việt Nam, diện tích của một hình, diện tích hình
chữ nhật, diện tích hình vuông,...
* Yêu cầu sử dụng
- Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học không thể
thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học.

- Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan.
- Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng.
- Không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan.
2.2.2. Phương pháp thực hành – luyện tập
* Quan niệm
- Phương pháp thực hành – luyện tập là phương pháp dạy học trong đó giáo
viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để
giải quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới kiến thức và kĩ năng về môn Toán.
Từ đó hình thành được kiến thức và kĩ năng cần thiết cho học sinh Tiểu học.
* Phạm vi sử dụng
- Phương pháp thực hành – luyện tập được sử dụng phổ biến ở trong các tiết
dạy Toán ở Tiểu học (bài tập + ôn tập + thực hành). Ngoài ra ở một số tiết hình thành
kiến thức mới nếu giáo viên khéo vận dụng thì vẫn có thể sử dụng phương pháp này.
- Ví dụ các bài như: luyện tập, luyện tập chung, thực hành xem đồng hồ...
* Yêu cầu sử dụng
- Chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành – luyện tập.
- Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng học sinh đều
được thực hành một cách tích cực.
- Trong khi thực hành giáo viên cần giám sát, kiểm tra và điều chỉnh những sai
sót nếu có; tránh làm thay hoặc làm hết phầm việc của học sinh.
- Nhà trường cần phải trang bị đủ những phương tiện tối thiểu đáp ứng được
các hoạt động thực hành cơ bản.
- Mọi học sinh phải chuẩn bị kiến thức và phương tiện theo yêu cầu của giáo
viên.
2.2.3. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
* Quan niệm
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học Toán ở Tiểu học là phương pháp
dạy học trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử
25


25


×