Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

NHẬN DIỆN GIAN LẬN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60 34 03 01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và viết luận văn, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ từ các Thầy Cô giáo, gia đình và đồng nghiệp. Nhân đây, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Mai Thị Hoàng Minh,
giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM đã hướng dẫn tận tình tôi trong từng giai đoạn
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp
cao học kế toán 13 Đại học Công nghệ TP.HCM đã đem đến cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý giá.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy Trần Phước và các Thầy Cô trong
Khoa kế toán - Kiểm toán, Đại học Công nghiệp TP.HCM nơi tôi đang công tác đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và hoàn thành
luận văn này.
Sau cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho Bố mẹ và Em gái là động lực để
tôi hoàn thành luận văn cũng như khoá học.
TP.HCM, ngày ..... tháng .... năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh


iii

TÓM TẮT
Gian lận trên báo cáo tài chính luôn tồn tại trong mọi điều kiện kinh tế, gần đây

các vụ gian lận trên báo cáo tài chính có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại cho nhiều
đối tượng, và là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan
quản lý thị trường chứng khoán và các hiệp hội nghề nghiệp khác nhau trên thế giới.
Và ở Việt Nam vấn đề gian lận trên báo cáo tài chính cũng không phải là ngoại lệ.
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm điểm định ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro dẫn đến
thực hiện hành vi lập báo cáo tài chính gian lận. Mục tiêu này nhằm nâng cao hiệu quả
nhận diện gian lận trên báo cáo tài chính dựa trên nguyên nhân xảy ra gian lận.
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là một mẫu gồm 70 công ty bao gồm 35
công ty có và 35 công ty không có báo cáo tài chính gian lận cùng ngành có niêm yết
cổ phiếu trên HOSE trong năm 2013. Các yếu tố rủi ro dẫn đến gian lận thực hiện
hành vi như yếu tố động cơ/áp lực, cơ hội và thái độ/sự biện minh được đo lường bằng
các biến cụ thể, các biến sử dụng dữ liệu được công bố trong báo cáo tài chính và báo
cáo thường niên. Để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro dẫn đến lập báo cáo tài
chính gian lận, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy logistic.
Kết quả nghiên cứu tìm thấy, trong điều kiện kinh tế ở nước ta các công ty có
và công ty không có gian lận trên báo cáo tài chính không có sự khác biệt về các chỉ số
như tỷ lệ doanh thu trên tài sản, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ sinh lời trên tài sản, tỷ lệ
sở hữu cổ phần cá nhân ban điều hành, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và ý kiến của kiểm toán viên
tiền nhiệm thông qua kiểm định t-test và kiểm định Wilconxon Rank Sum.
Khi phân tích hồi quy logistic, nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần cá
nhân ban điều hành là yếu tố rủi ro dẫn đến gian lận thuộc nhóm động cơ/áp lực có ảnh
hưởng ngược chiều với việc thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính, các yếu tố rủi ro
dẫn đến gian lận thuộc nhóm cơ hội và thái độ/sự biện minh không có ảnh hưởng đến
việc thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính trong mẫu nghiên cứu. Mặc dù kết quả
khác biệt so với nhiều nghiên cứu trước ở Hoa Kỳ, nhưng điều này thể hiện rằng các
yếu tố rủi ro dẫn đến gian lận không phù hợp cho tất cả các tình huống, trong đó có
trường hợp môi trường kinh doanh ở Việt Nam.



iv
Kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu đã bổ sung bằng chứng về ảnh hưởng
của các yếu tố rủi ro dẫn đến thực hiện hành vi lập báo cáo tài chính gian lận. Kết quả
nghiên cứu cũng gợi ý, sự cần thiết phải có các nghiên cứu mở rộng xác định các yếu
tố rủi ro dẫn đến gian lận và báo cáo tài chính gian lận nhằm dự báo và nhận diện hiệu
quả hơn trong điều kiện kinh tế, chính trị và văn hoá ở Việt Nam.


v

ABSTRACT
This study identifies the contemporaneous risk factors empirically related to
financial statement fraud. In this study we examine an array of potential fraud risk
factors in order to identify a comprehensive set of coexistent factors that are
consistently linked to the incidence of financial statement fraud. Extant research
identifies a number of individual factors related to fraud in various settings.
Besides, this study investigates the relationship between insider trading and
fraud. We find that in the presence of fraud, insider reduce their holdings of company
stock through high level of selling activity as measured by either the number of
transaction, the number of shares sold, or the dollar amount of shares sold. Moreover,
we present evidence that a cascaded logit model, incorporating insider trading
variables and firm-specific financial characteristics, differentiates companies with
fraud from companies without fraud.

Fraud on the financial statements always exist in any
economic conditions, recently the fraud on the financial
statements have tended to increase, causing damage to many
objects, and the subject received the interest of investors,
creditors, the management body of the stock market and
various professional associations worldwide. And in Vietnam on

fraud issues financial statements nor exceptions. The objective
of this study was to review the effects of the risk factors leading
to perform acts of financial reporting fraud. The goal is to
improve the efficiency of identity fraud on the financial
statements based on the cause of the fraud.


vi
Fraud on the financial statements always exist in any economic conditions,
recently the fraud on the financial statements have tended to increase, causing damage
to many objects, and the subject received the interest of investors, creditors, the
management body of the stock market and various professional associations
worldwide. And in Vietnam on fraud issues financial statements nor exceptions. The
objective of this study was to review the effects of the risk factors leading to perform
acts of financial reporting fraud. The goal is to improve the efficiency of identity fraud
on the financial statements based on the cause of the fraud.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ................................................................................................. i
Lời cam đoan ................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................... iii
Tóm tắt ......................................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................... vi


vii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................... viii
Danh mục bảng biểu và sơ đồ ...................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................. 1

1.2. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................ 7
1.7. Kết cấu của nghiên cứu .......................................................................... 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ......................................................................................................... 9
2.1. Tổng quan về gian lận trên báo cáo tài chính ......................................... 9
2.1.1. Định nghĩa gian lận ......................................................................... 9
2.1.2. Phân loại gian lận .......................................................................... 11
2.1.3. Định nghĩa gian lận trên báo cáo tài chính.................................... 11
2.1.4. Đối tượng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính ..................... 13
2.1.5. Phương pháp thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính ................ 14
2.2. Lý thuyết nền tảng ................................................................................ 15
2.2.1. Lý thuyết tam giác gian lận ........................................................... 16
2.2.2. Lý thuyết đại diện ......................................................................... 17
2.3. Các nghiên cứu trước nhận diện báo cáo tài chính gian lận ................. 18
2.3.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài................................................... 19
2.3.2. Một số nghiên cứu trong nước ...................................................... 23
2.4 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu .............................................. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 28
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................ 28
3.2. Giả thuyết nghiên cứu và thang đo....................................................... 29
3.3. Lựa chọn mẫu ....................................................................................... 39
3.4. Thu thập dữ liệu ................................................................................... 42


viii
3.5. Mô hình kiểm định ............................................................................... 43

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ
THẢO LUẬN KẾT QUẢ ......................................................................... 46
4.1. Thống kê mô tả các biến đo lường yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận .. 46
4.2. Nhận diện đa cộng tuyến của các biến độc lập .................................... 48
4.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................. 52
4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................... 53
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 55
4.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu .............................................................. 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................ 65
5.1. Kết luận ................................................................................................ 65
5.2. Những đóng góp chính của luận văn .................................................... 66
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69
PHỤ LỤC ...................................................................................................... x


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT/TÊN ĐẦY ĐỦ

HĐQT:
VSA:

Hội đồng quản trị
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

HOSE:

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh


ACFE:

Association of Certifield Fraud Examiners
(Hiệp hội các nhà điều tra gian lận)

COSO:
SAS:

The Committee of Sponsoring Orangnization
Statement on Auditing Standards
(Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ)

SEC:

U.S. Securities anh Exchange Commission
(Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ)


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố rủi ro dẫn đến gian lận .............................. 38
Bảng 3.2: Sự phù hợp giữa công ty có và không có gian lận ..................... 43
Bảng 4.1: Thống kê mô tả bảy biến đối với 35 công ty có và 35 công ty
không có gian lận trên báo cáo tài chính có niêm yết cổ phiếu trên HOSE
năm 2013 ..................................................................................................... 47
Bảng 4.2: Thống kê mô tả hai biến giả đối với 35 công ty có và không
có gian lận trên báo cáo tài chính có niêm yết cổ phiếu trên HOSE
năm 2013 ..................................................................................................... 48

Bảng 4.3: Giá trị VIF và Tolerance ............................................................ 49
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan........................................................... 51
Bảng 4.5: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình .................. 52
Bảng 4.6: Mức độ dự báo của mô hình ...................................................... 52
Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy logistic mẫu gồm 35 công ty có và
35 công ty không có gian lận trên báo cáo tài chính có niêm yết trên HOSE
năm 2013 ..................................................................................................... 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến lập báo
cáo tài chính gian lận................................................................................... 27


1

CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Lập báo cáo tài chính gian lận là hành vi cố ý hoặc nhầm lẫn (sai sót), cho dù
cố ý hoặc nhầm lẫn, kết quả dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính [21,
tr.2]. Khi đó báo cáo tài chính gian lận không cung cấp thông tin thích hợp và đáng
tin cậy cho việc ra quyết định [17].
Trong những thập niên gần đây, có sự gia tăng gian lận báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết cổ phiếu, gây tổn thất lớn cho nhiều tổ chức và cá nhân có lợi
ích liên quan. Theo kết quả phân tích 1,388 gian lận trên toàn cầu của Hiệp hội các
nhà điều tra gian lận (ACFE, Association of Certifield Fraud Examiners), gian lận
báo cáo tài chính ít xảy ra chỉ chiếm 8% trường hợp so với biển thủ tài sản và tham
ô, nhưng trên một nửa trường hợp gây thiệt hại trên 1 triệu đô la Mỹ một trường
hợp [10, tr.10]. Hay báo cáo COSO năm 2010 (The Committee of Sponsoring
Orangnization) [15, tr.iii], một Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống
gian lận báo cáo tài chính, đã phân tích gian lận báo cáo tài chính giai đoạn 1998 –

2007 dựa trên kết quả điều tra của Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC, U.S.
Securities and Exchange Commission), báo cáo đã phân tích số lượng 347 trường
hợp tăng so với 294 trường hợp giai đoạn 1987 – 1997 (điển hình như trường hợp
Enron, WorldCom). Trên một nửa số trường hợp gây thiệt hại gấp ba lần so với báo
cáo trong giai đoạn trước, vào khoảng 12 triệu đô la Mỹ so với 4.1 triệu đô la Mỹ
báo cáo COSO năm 1999 trong giai đoạn 1987- 1997. Ngoài ra, báo cáo COSO năm
2010 còn cho thấy quy mô trung bình công ty có gian lận báo cáo tài chính gia tăng,
có tổng tài sản từ 16 tăng lên 93 triệu đô la Mỹ và doanh thu từ 13 tăng đến 72 triệu
đô la Mỹ.
Gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết không phải là vấn đề mới,
nhưng là vấn đề được các nhà quản lý thị trường chứng khoán rất quan tâm. Đã có
nhiều hướng dẫn và quy định được đưa ra để cải thiện chất lượng của báo cáo tài


2
chính. Trong năm 1987, Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về gian lận báo cáo tài chính
cũng đưa ra các kiến nghị để phòng ngừa và nhận diện các báo cáo tài chính có gian
lận [21]. Sự sụp đổ của nhiều công ty trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000
diễn ra như Tyco, Waste Management, WorldCom và Erron đã dẫn đến Quốc hội
Mỹ đã ban hành luật Sarbanes – Oxley (SOX) được thông qua năm 2002, nội dung
chính là đưa ra các quy tắc chỉ đạo công ty (quản trị công ty). Luật SOX áp dụng
các hình thức phạt dân sự và hình sự đối với những đối tượng không tuân thủ, gia
tăng các quy định về công bố thông tin tài chính.
Vấn đề gian lận báo cáo tài chính cũng được cộng đồng kiểm toán đặc biệt
quan tâm. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận thuộc về trách nhiệm của Ban quản
trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, nhưng kiểm toán viên chịu trách nhiệm
đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng
thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không [11]. Gian lận
không còn là mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, tuy nhiên do sự khác biệt về
kỳ vọng nên có một sự gia tăng đáng kể các vụ kiện tụng liên quan đến việc không

phát hiện được gian lận, những vụ kiện tụng làm giảm uy tín nghề nghiệp và kiểm
toán viên phải chịu trách nhiệm pháp luật [3]. Để giữ uy tín nghề nghiệp, các tổ
chức nghề nghiệp như Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA,
American Institute of Certified Public Accountants) đưa ra hướng dẫn để nâng cao
trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc nhận diện gian lận gây ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính, hướng dẫn được đưa ra trong chuẩn mực kiểm toán
(SAS, Statement on Auditing Standards) số 53 (1998), SAS số 82 (1997), và SAS
số 99 (2002). Đặc biệt, chuẩn mực SAS số 99, đã giới thiệu các yếu tố dẫn đến có
rủi ro gian lận đến thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận, phân loại các yếu tố này
dựa trên nền tảng lý thuyết tam giác gian lận của Cressey (1953). SAS số 99 yêu
cầu kiểm toán viên cần đánh giá các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận bao gồm các
yếu tố: động cơ/áp lực; cơ hội; thái độ/sự biện minh cho hành động.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực
hiện về chủ đề gian lận trên báo cáo tài chính với mục đích cải thiện khả năng nhận


3
diện và phòng ngừa gian lận. Các chủ đề nghiên cứu điển hình về chủ đề này như
miêu tả đặc điểm tài chính và phi tài chính của công ty gian lận, xây dựng mô hình
đánh giá rủi ro gian lận, kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố dẫn đến có rủi ro
gian lận với việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận, hiệu quả của các công cụ
kiểm toán trong việc nhận diện gian lận, vai trò của quy chế chỉ đạo công ty, hiệu
quả của các chuẩn mực kiểm toán SAS số 82, và trách nhiệm của các đối tượng liên
quan đến gian lận trên báo cáo tài chính. Trong lĩnh vực nghiên cứu về các yếu tố
dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận đã tìm
thấy có nhiều yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận có mối tương quan với báo cáo tài
chính gian lận. Một số yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận phân loại theo lý thuyết tam
giác gian lận: Nhóm động cơ/áp lực thực hiện như tăng trưởng doanh thu, khả năng
thanh toán bị ảnh hưởng [24], vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu
và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA, Return On Assets) [14]; Nhóm cơ hội thực

hiện gian lận như tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập [13]; Nhóm
thái độ/sự biện minh cho hành động gian lận như ý kiến của kiểm toán viên tiền
nhiệm [23].
Gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết là chủ đề nóng ở Việt
Nam thu hút sự chý ý của nhiều đối tượng sau khi có một số vụ gian lận đã xảy.
Mặc dù chưa nghiêm trọng như các nước trên thế giới, nhưng đây không phải là vấn
đề nhỏ của nền kinh tế [8]. Khi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ
yếu cho doanh nghiệp, gian lận xảy ra sẽ làm giảm niềm tin của công chúng vào báo
cáo tài chính của công ty niêm yết. Cũng tương tự như ở Hoa Kỳ, cơ quan quản lý
thị trường chứng khoán nước ta cũng quan tâm đến gian lận báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết bằng cách ban hành Thông tư số 121/2012/TT-BTC “Quy
định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” nâng cao hiệu quả của
hoạt động quản trị công ty trước nguy cơ gian lận trên báo cáo tài chính [2]. Trong
lĩnh vực kiểm toán, Bộ Tài Chính đã ban hành Chuẩn mực kiểm toán số 240 “Trách
nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo
tài chính” [1], chuẩn mực là cơ sở để đánh giá trách nhiệm của kiểm toán viên


4
trong việc phát hiện gian lận ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Chuẩn
mực cũng đề cập đến việc đánh giá các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc
thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận. Dưới góc độ nghiên cứu ở Việt Nam, theo
tìm hiểu của tác giả thì chưa có nhiều nghiên cứu được công bố về ảnh hưởng của
các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian
lận [4 - 8].
Gian lận trên báo cáo tài chính luôn tồn tại trong mọi điều kiện kinh tế, khi
nó xảy ra sẽ gây tổn thất cho nhiều đối tượng, và là chủ đề nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu và hiệp hội nghề nghiệp khác nhau trên thế giới và ở Việt
Nam cũng không phải là ngoại lệ.
1.2. Vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đã tìm thấy ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến có rủi ro
gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận. Các nghiên cứu trước tập
trung một vài yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận, trong khi đó các yếu tố không tồn tại
đơn lẻ. Để nhận diện báo cáo tài chính gian lận, điều quan trọng là phải nhận định
và hiểu được lý do một cá nhân/tổ chức thực hiện các hành vi không tuân thủ các
quy định kế toán. Gần đây các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận trong chuẩn mực
kiểm toán đã được phân loại theo lý thuyết tam giác gian lận của Creesey (1953).
Các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận trong chuẩn mực kế toán ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc phát triển các kỹ thuật nhận diện báo cáo tài chính gian lận. Gian lận trên
báo cáo tài chính xảy ra khi có ba yếu tố: động cơ/áp lực thực hiện gian lận; cơ hội
thực hiện gian lận và thái độ hay sự biện minh cho hành động gian lận. Bên cạnh
việc sử dụng lý thuyết tam giác gian lận để giải thích điều kiện hay nguyên nhân
gian lận xảy ra, còn có lý thuyết đại diện và lý thuyết bất đối xứng cũng giải thích
cho vấn đề này.
Từ cơ sở của những lý thuyết trên, nghiên cứu đặt ra câu hỏi sau: Những yếu
tố dẫn đến có rủi ro gian lận nào ảnh hưởng đến thực hiện lập báo cáo tài chính gian
lận?


5
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận và thực
hiện lập báo cáo tài chính gian lận không có nhiều, điều này có thể do thị trường
chứng khoán mới được thành lập. Trong VSA số 240, các chỉ dẫn về các yếu tố dẫn
đến có rủi ro gian lận là hữu ích cho kiểm toán viên khi đánh giá khách hàng với
các thông tin nội bộ. Câu hỏi đặt ra đối với nhà quản lý, nhà đầu tư hay cả kiểm
toán viên là các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận có hiệu quả khi sử dụng các thông
tin được công bố để nhận biết sớm gian lận xảy ra?
Gian lận trên báo cáo tài chính xảy ra gây tổn thất cho nhiều đối tượng, cũng
như không có nhiều các nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố dẫn đến có rủi ro
gian lận và thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận ở Việt Nam dựa trên lý thuyết

gian lận với dữ liệu có sẵn được công bố. Vì vậy, nghiên cứu “Nhận diện gian lận
trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam” dựa trên các chỉ
dẫn về các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận theo phân loại của lý thuyết tam giác
gian lận của Cressey (1953), sử dụng thông tin được công bố trong báo cáo tài chính
và báo cáo thường niên được thực hiện.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi, các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận ảnh hưởng như thế
nào đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận. Một số mục tiêu cụ thể cần
đạt được trong nghiên cứu:
 Tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết nền tảng của gian lận trên báo cáo tài
chính.
 Kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực
hiện lập báo cáo tài chính gian lận với dữ liệu được công bố của doanh
nghiệp Việt Nam.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để kiểm định các giả thuyết đưa ra, nghiên cứu tiến hành chọn mẫu các báo
cáo tài chính được xem có gian lận để phân tích. Mẫu được sử dụng để phân tích
bao gồm 70 công ty có niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
(HOSE) thời điểm năm 2013. Ba mươi lăm công ty trong 70 công ty được xem có


6
gian lận bởi vì có sự chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán dẫn đến phải trình
bày lại báo cáo tài chính trong năm 2013. Với mỗi công ty gian lận được chọn vào
mẫu, sẽ chọn thêm một công ty không có gian lận (nhóm công ty đối chứng) cùng
ngành để tạo ra một mẫu gồm 35 công ty gian lận và 35 công ty không có gian lận.
1.5. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Quy trình phân tích được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi đặt ra bao gồm các
công việc sau:
Nhận diện các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận trong các nghiên cứu trước

và kết nối với lý thuyết về tam giác gian lận.
Các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận được xác định và sau đó các biến được
xác định nhằm mục đích đo lường từng yếu tố. Việc đo lường nhằm phục vụ việc
kiểm định xem có sự khác nhau giữa chúng trong báo cáo tài chính có và không có
gian lận. Kiểm định t-test, kiểm định Wilconxon Rank Sum [14] được dùng để đánh
giá sự khác biệt giữa các biến liên tục (các biến liên tục không dựa vào giả định
phân phối chuẩn như kiểm định t-test) và kiểm định Chi bình phương các biến
không liên tục (vì biến nhị phân).
Mô hình kinh tế lượng được lựa chọn để phân tích ảnh hưởng của tất cả các
yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận là
hồi quy logistic [13, 14, 16]. Hồi quy logistic được chọn để phân tích ảnh hưởng
của các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính
gian lận bởi vì biến phụ thuộc là biến nhị phân (gian lận hay không gian lận), các
biến độc lập đo lường các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận như tỷ lệ doanh thu trên
tài sản, tăng trưởng doanh thu, chỉ số phải thu, ROA, tỷ lệ nợ/trên tài sản, tỷ lệ
thành viên HĐQT (Hội đồng quản trị) độc lập, chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm CEO, tỷ
lệ sở hữu cổ phần cá nhân của ban điều hành, và ý kiến của kiểm toán viên tiền
nhiệm.
Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, thuộc loại dữ liệu
chéo của 70 công ty niêm yết ở Việt Nam. Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính quý
4/2013 chưa được kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2013, báo cáo kiểm toán năm


7
2012. Dữ liệu được thu thập, sau đó được chọn ra, đưa vào file Microsoft Excel để lưu
trữ và đưa vào phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích.

Việc thực hiện thống kê mô tả đặc điểm của công ty, các biến đo lường, và
mô hình hồi quy logistic, cũng như tính toán các giá trị kiểm định được thực hiện
thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0.

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa lý thuyết: Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hoá được các lý thuyết
giải thích cho việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận bao gồm lý thuyết tam
giác gian lận, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất cân xứng thông tin. Thứ hai, nghiên
cứu đã xây dựng được khung phân tích các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận dẫn đến
việc thực hiện lập báo cái tài chính gian lận.
Ý nghĩa về thực tiễn: Thứ nhất, nghiên cứu đã tìm thấy không có sự khác biệt
giữa các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận giữa nhóm công ty có và không có báo
cáo tài chính gian lận trong mẫu. Thứ hai, nghiên cứu cũng sẽ đã tìm thấy tỷ lệ sở
hữu cổ phần cá nhân của ban điều hành là động cơ/áp lực ảnh hưởng đến việc thực
hiện lập báo cáo tài chính gian lận. Kết quả này sẽ hỗ trợ cho các công ty niêm yết,
cơ quan quản lý thị trường và kiểm toán trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa
và nhận diện sớm việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận.
1.7. Kết cấu của nghiên cứu
Bố cục của nghiên cứu được tổ chức thành năm chương.
Chương 1 “Giới thiệu” nhằm mục đích giới thiệu tầm quan trọng của nghiên
cứu, vấn đề nghiên cứu, và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu. Chương 2 “Tổng quan về gian lận trên báo cáo tài chính”.
Chương này, trình bày định nghĩa về báo cáo tài chính gian lận, nền tảng lý thuyết
về gian lận như lý thuyết tam giác gian lận, lý thuyết đại diện, và tổng quan các
nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề gian lận trên báo cáo tài chính. Đây là cơ
sở để xây dựng khung phân tích. Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu” đưa ra các
giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn mẫu, xây dựng các biến nhận diện yếu tố dẫn đến
có rủi ro gian lận và mô hình hồi quy logistic. Chương 4 “Phân tích và thảo luận kết


8
quả nghiên cứu”, kết quả kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố dẫn đến có rủi
ro gian lận và thực hiện lập báo cáo tài chính gian lận. Cuối cùng, Chương 5 “Kết
luận”. Chương này trình bày kết luận chính của nghiên cứu, cũng như các đóng góp

của đề tài. Ngoài ra chương này còn trình bày các hạn chế trong nghiên cứu và đề
xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ đề về gian lận trên báo cáo
tài chính.


9

CHƢƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục đích chính của nghiên cứu là kiểm định ảnh hưởng các yếu tố dẫn đến
có rủi ro gian lận đến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính để nâng cao hiệu quả
nhận diện báo cáo tài chính gian lận. Trong chương này, trước tiên trình bày tổng
quan về gian lận trên báo cáo tài chính bao gồm định nghĩa gian lận, gian lận trên
báo cáo tài chính, người thực hiện gian lận và phương pháp thực hiện gian lận.
Điểm quan trọng trong chương này là lý thuyết tam giác gian lận, lý thuyết đại diện
làm cơ sở xây dựng sự hiểu biết về các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận. Một phần
không thể thiếu là trình bày tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước
liên quan đến các yếu tố dấn đến có rủi ro gian lận giúp nhận diện báo cáo tài chính
gian lận. Tổng quan này cho thấy khoảng trống nghiên cứu ở Việt Nam, và điều này
giải thích cho tính cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này trong điều kiện kinh tế ở
nước ta. Trong phần cuối chương, sẽ trình bày khung phân tích về sự ảnh hưởng của
các yếu tố dẫn đến có rủi ro gian lận đến việc thực hiện lập báo cáo tài chính gian
lận.
2.1. Tổng quan về gian lận trên báo cáo tài chính
2.1.1. Định nghĩa gian lận
Hành động gian lận luôn tồn tại trong nhiều điều kiện kinh tế xã hội khác
nhau và trong bất kỳ tổ chức nào. Khi gian lận xảy ra ảnh hưởng đến nhiều cá nhân,
tổ chức và thị trường vốn. Vậy gian lận được hiểu như thế nào?
Theo từ điển Tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh
khoé nhằm lừa gạt người khác [8, trích lại tr.41].

Trong lĩnh vực kiểm toán, định nghĩa về gian lận được đề cập trong chuẩn
mực kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 đoạn 11, định nghĩa gian
lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong ban quản trị, ban giám đốc, các
nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính
hoặc bất hợp pháp. Còn theo Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ số 99 đoạn 5, gian lận


10
là một hành động cố ý, kết quả dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính
trong cuộc kiểm toán.
Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận thì gian lận là hành vi cố tình lạm
dụng hoặc sử dụng sai mục đích tài sản của doanh nghiệp nhằm thu lợi cho cá nhân
[10].
Các định nghĩa về gian lận ở trên có các thành phần như: (1) Đối tượng thực
hiện gian lận như ban quản trị, ban giám đốc, nhân viên; (2) Thực hiện gian lận với
mục đích để thu lợi ích; (3) Thực hiện gian lận bằng hành vi gian dối, lạm dụng, sử
dụng sai mục đích của tài sản; (4) Nạn nhân ảnh hưởng của hành vi gian lận là cá
nhân hoặc tổ chức bị tổn thất do gian lận xảy ra.
Trong các định nghĩa trên về gian lận để phân biệt gian lận và sai sót dựa vào
hành động cố ý hay không cố ý. Hành động cố ý thực hiện gian lận thường khó xác
định được ví dụ như trường hợp xác định các ước lượng kế toán hoặc ứng dụng các
nguyên tắc kế toán là cố ý hoặc không cố ý dẫn đến báo cáo tài chính sai lệch. Hơn
nữa, gian lận là một khái niệm pháp lý rộng, kết luận về gian lận thuộc về cơ quan
quản lý nhà nước. Kiểm toán viên không đưa kết luận có hay không có gian lận trên
báo cáo tài chính. Mặc dù, cuộc kiểm toán không được thiết kế để xác định ý định,
nhưng kiểm toán viên phải có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện cuộc kiểm toán
nhằm đảm bảo báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu, cho dù sai sót đó là cố
ý hay không cố ý. Dưới khía cạnh người sử dụng thông tin kinh tế tài chính như nhà
đầu tư, chủ nợ và các đối tượng có lợi ích khác trong thị trường vốn. Khi chỉ sử
dụng các thông tin được công bố thì việc xác định sai sót là cố ý hay không cố ý là

điều khó.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về gian lận, nhưng với mục đích sử
dụng các thông tin được công bố để nhận diện gian lận, thì trong nghiên cứu này
gian lận được hiểu là hành vi cố ý hoặc sai sót ảnh hưởng đến người khác, kết quả
dẫn đến nạn nhân bị tổn thất và/hoặc người thực hiện thu được một lợi ích.


11
2.1.2. Phân loại gian lận
Gian lận luôn tồn tại, có thể xảy ra trong tất cả các tổ chức kinh tế xã hội và
có nhiều hình thức gian lận khác nhau.
Theo Báo cáo quốc gia về gian lận ACFE năm 2012 [10], dữ liệu để thực
hiện nghiên cứu là từ 1,388 gian lận xảy ra trên toàn cầu từ tháng 01.2010 đến tháng
12.2011. Tất cả thông tin được cung cấp bởi các thành viên của ACFE những người
điều tra các tình huống gian lận từ 94 quốc gia. Trong báo cáo này, gian lận bao
gồm ba loại gian lận:
Tham ô: lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn làm lợi cho bản thân (ví dụ: nhận
tiền bất hợp pháp, hối lộ, và tống tiền);
Gian lận liên quan đến biển thủ tài sản: (ví dụ: biển thủ tiền, đánh cắp thiết
bị, đánh cắp văn phòng phẩm);
Gan lận trên báo cáo tài chính: thông tin trên báo cáo tài chính không phản
ánh trung thực, hợp lý (ví dụ: ghi nhận doanh thu không xảy ra, hạch toán sai niên
độ kế toán, che giấu nợ phải trả).
Trong VSA số 240, SAS số 99 gian lận được phân loại gồm hai loại [1, 11]:
Biển thủ tài sản: ví dụ như biển thủ các khoản phải thu đã thu được bằng
tiền, lấy cắp hàng tồn kho, trả lương cho nhân viên không có thực;
Gian lận trên báo cáo tài chính: ví dụ như ghi nhận doanh thu khống, đánh
giá thấp nợ phải trả và chi phí, giao dịch nội bộ, ghi nhận tài sản không thuộc sở
hữu, chi phí vốn hoá không đúng, không công bố các thông tin các nghiệp vụ kinh
tế ảnh hưởng báo cáo tài chính.

2.1.2. Định nghĩa gian lận trên báo cáo tài chính
Định nghĩa báo cáo tài chính gian lận được chấp nhận và sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau được phát biểu bởi Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về gian lận báo
cáo tài chính (National Commission on Fraudulent Financial Report) trong báo cáo
quốc gia về gian lận trên báo cáo tài chính năm 1987. Theo Hội đồng này, báo cáo
tài chính gian lận được hiểu như là hành vi cố ý hoặc nhầm lẫn (sai sót), cho dù cố ý
hoặc nhầm lẫn kết quả dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính [21, tr.8].


12
Trong lĩnh vực kiểm toán định nghĩa về gian lận trên báo cáo tài chính được
đề cập trong chuẩn mực kiểm toán. Trong SAS số 99 (2002) trách nhiệm của kiểm
toán viên về gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính của Hiệp hội kế toán viên
công chứng Hoa Kỳ (AICPA, American Institute of Certifield Public Accountants).
Trong SAS số 99 đoạn 6, báo cáo tài chính gian lận do hành vi cố ý trình bày sai
hoặc làm sai lệch số tiền hoặc không công bố các sự kiện, giao dịch ảnh hưởng đến
người sử dụng báo cáo tài chính dẫn đến có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài
chính, cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, tất cả dẫn
đến có sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính [11, đoạn 6]. Trong VSA số 240
đoạn A3 cũng đề cập việc lập báo cáo tài chính gian lận có thể được thực hiện thông
qua các hành vi sau: (1) Xuyên tạc, làm giả, hoặc sửa đổi chứng từ, sổ kế toán có
chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập báo cáo tài chính; (2) Làm sai
lệch hoặc cố ý không trình bày trong báo cáo tài chính các sự kiện, giao dịch hoặc
các thông tin quan trọng khác; (3) Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên
quan đến các số liệu, sự phân loại, cách thức trình bày hoặc thuyết minh [1, đoạn
A3].
Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận (ACFE) thì gian lận trên báo cáo tài
chính được hiểu là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản
ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt người sử
dụng thông tin [8, trích lại tr.44].

Theo Báo cáo COSO năm 2010 [15, tr.7], gian lận trên báo cáo tài chính là
hành vi cố ý làm sai lệch trọng yếu báo cáo tài chính hoặc không trình bày trong
thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong các nghiên cứu trước về gian lận trên báo cáo tài chính của Persons
(1995), Beasley (1996) và Beneish (1999) việc lập báo cáo tài chính gian lận có thể
được hiểu là các hành vi làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, vi phạm
các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc vi phạm các quy định của Luật
chứng khoán làm ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính [13, tr.445; 14,
tr.25; 20, tr.39]. Việc lập báo cáo tài chính không dựa trên các nguyên tắc kế toán


13
dùng để phân biệt gian lận với hành vi “quản trị lợi nhuận” khi lập báo cáo tài
chính. Hành vi quản trị lợi nhuận được thực hiện trong phạm vi của nguyên tắc kế
toán được chấp nhận chung, nếu nó xảy ra ảnh hưởng đến nhà đầu tư nhưng không
vi phạm quy định về kế toán. Còn gian lận hoặc gian lận trên báo cáo tài chính là
hành vi vi phạm các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.
Từ các định nghĩa trên về gian lận trên báo cáo tài chính, với mục đích nhận
diện gian lận trên báo cáo tài chính dựa vào các thông tin được công bố ở Việt Nam,
gian lận trên báo cáo tài chính được hiểu trong nghiên cứu này là hành vi cố ý hoặc
nhầm lẫn (sai sót), cho dù cố ý hay nhầm lẫn kết quả đều dẫn đến sai sót trọng yếu
trong báo cáo tài chính ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính. Định nghĩa này phù hợp với các nghiên cứu trước và chuẩn mực kiểm toán
dựa trên nền tảng thông tin hữu ích cho việc ra quyết định [13, 14, 20].
2.1.3. Đối tƣợng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính
Mỗi cá nhân có vai trò khác nhau trong công ty, họ đều có thể thực hiện hành
vi gian lận từ cấp độ nhân viên, nhà quản lý đến chủ sở hữu và nhà quản lý cao cấp.
Trong Báo cáo ACFE năm 2012, đối tượng thực hiện gian lận có 42% là
nhân viên, 38% là nhà quản lý, 18% là chủ sở hữu/nhà quản lý cấp cao và 2% là đối
tượng khác [10, tr.39]. Cũng trong báo cáo này, có một mức độ tương quan giữa

người thực hiện gian lận và tổn thất do gian lận xảy ra. Chủ sở hữu/nhà quản lý gây
tổn thất gấp ba lần nhân viên quản lý, nhân viên quản lý gây tổn thất gấp ba lần
nhân viên khi gian lận xảy ra.
Theo Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về gian lận trên báo cáo tài chính (1987),
hầu hết các trường hợp đều được thực hiện bởi nhà quản lý cấp cao như giám đốc
điều hành, giám đốc tài chính hoặc chủ tịch HĐQT [21, tr.24]. Hành động gian lận
của các đối tượng này nhằm mục đích thổi phồng lợi nhuận hoặc tài sản của công
ty. Gian lận trên báo cáo tài chính xảy ra thường không bắt đầu bằng một hành động
bí mật để điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính. Hành động gian lận bắt đầu bằng
cách ứng phó với các tình huống khó khăn, ban đầu nó không phải gian lận nhưng


14
trong những lần kế tiếp nhà quản lý cấp cao cho phép hoặc có động cơ thực hiện
hành động gian lận, kết quả là gian lận trên báo cáo tài chính xảy ra.
Kết quả phân tích trong Báo cáo COSO năm 2010, khi phân tích 347 công ty
gian lận dựa trên kết quả điều tra của SEC giai đoạn 1997 – 2007 cho thấy đối
tượng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính tương tự báo cáo Hội đồng quốc gia
Hoa kỳ về gian lận trên báo cáo tài chính năm 1987. Theo báo cáo này, trong hầu
hết các trường hợp gian lận xảy ra gần 90% được thực hiện bởi CEO và/hoặc CFO
[15, tr.45].
Từ các báo cáo trên, đối tượng thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết thường được thực hiện bởi thành viên HĐQT, giám đốc điều
hành và giám đốc tài chính.
2.1.4. Phƣơng pháp thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính
Phương pháp gian lận trên báo cáo tài chính có nhiều hình thức khác nhau.
Theo báo cáo ACFE năm 2012 [10, tr.6], trong cây gian lận thì gian lận trên
báo cáo tài chính được thực hiện gồm hai nhánh chính: ghi tăng tài sản/doanh thu;
ghi thấp tài sản/doanh thu.
Theo báo cáo COSO năm 2010, hai kỹ thuật gian lận trên báo cáo tài chính

phổ biến nhất được thực hiện gồm ghi nhận doanh thu khi chưa thoả mãn điều kiện,
trình bày giá trị tài sản quá cao. Phương pháp gian lận trên báo cáo tài chính chiếm
tỷ lệ lớn nhất là vi phạm điều kiện ghi nhận doanh thu (ghi nhận doanh thu khống,
ghi nhận doanh thu sai kỳ kế toán), chiếm 61% trong 347 trường hợp gian lận, trong
khi đó 51% gian lận ghi tăng giá trị tài sản (ví dụ: vốn hoá chi phí đi vay, ghi nhận
tài sản không thuộc sở hữu) [15, tr.17]. Còn các gian lận khác diễn ra thấp hơn như
đánh giá thấp các khoản nợ phải trả, ghi chi phí thấp hơn thực tế phát sinh, các bên
liên quan, và giao dịch nội bộ.
Qua báo cáo ACFE năm 2012 và COSO năm 2010 cho biết phương pháp
tổng quát gian lận trên báo cáo tài chính xảy ra. Khi công ty muốn thổi phồng tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh quan trọng, phương pháp gian lận có thể được sử
dụng như:


×