Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi xã hội với người có công tại xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.15 KB, 67 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐND, UBND: Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc
TGXH, ƯĐXH: trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội.
TB, NHCSNTB, BB: Thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh, bệnh binh.
LS, NCCVCM: Liệt sỹ, người có công với cách mạng.
CĐHH: chất độc hóa học
GĐLS: gia đình liệt sỹ
BHYT: Bảo hiểm y tế
NVXH: Nhân viên xã hội
CTXH: Công tác xã hội

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ và kế thừa truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời
của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn” nên dù chiến tranh đã qua đi nhân dân ta
mãi mãi muôn đời biết ơn và ghi nhớ công lao của các liệt sỹ, chiến sỹ và những
người có công với cách mạng. Hơn nửa thế kỉ qua, Đảng và Nhà nước ta đã hình
thành một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và
người có công với cách mạng. Ngoài ra Nhà nước còn ban hành một loạt các
chính sách về chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giáo dục…Đồng thời một phong
trào chăm sóc đời sống người có công trên nhiều hình thức phong phú và phù
hợp với từng địa phương cũng diễn ra sâu rộng trong quần chúng, góp phần xã
hội hóa đời sống người có công đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng
chính sách. Vì vậy thực hiện chăm sóc giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ và
người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước
ta mà còn là trách nhiệm, là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta.
Là một người con của quê hương Nam Định, nhân dịp thực tập này em


mong muốn được về địa phương để tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến
thức về công tac xã hội và mong mỏi tương lai gần sẽ góp một phần nhỏ bé của
mình vào công tác xã hội hóa chăm sóc người có công ở trên chính quê hương
mình.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Ban TBXH xã Trực Chính em đã cố
gắng đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội với người
có công với cách mạng và vận dụng kĩ năng công tác xã hội vào làm việc với đối
tượng bị bạo lực gia đình. Cụ thể những vấn đề mà em đã thu thập và tìm hiểu
được tổng hợp trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, nội dung báo cáo gồm
3 phần chính sau:
Phần I: Khái quát đặc điểm, tình hình chung về Ban Thương binh xã hội Xã
Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

2


Phần II: Thực trạng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi xã hội với
người có công tại xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định.
Phần III: Vận dụng kỹ năng công tác xã hội cá nhân trong tiếp cận trợ giúp
đối tượng bị bạo lực gia đình.
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn: Ban
Thương binh xã hội của xã Trực Chính. Đặc biệt là Thạc sỹ Phạm Hồng Trang
và Thạc sỹ Lê Thị Thủy, Trường Đại học Lao động xã hội đã nhiệt tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực tập này. Mặc dù đã tìm hiểu, đọc tài liệu, xin ý
kiến từ nhiều cán bộ địa phương cùng với sự nỗ lực của bản thân, song không
thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản
hồi của các thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Dịu


3


Phần I. Khái quát đặc điểm tình hình chung về phòng Thương binh xã
1.
I.1.

hội xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Đặc điểm tình hình chung của xã Trực Chính
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến

chính sách an sinh xã hội.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trực Chính là một xã nằm ở phía Bắc huyện Trực Ninh cách trung tâm
huyện 3km.
Xã có tổng diện tích tự nhiện 5,8 km (579,52 ha), bao gồm 8 xóm và 1 thôn.
Phía đông bắc giáp với sông Ninh Cơ và huyện Xuân Trường, phía Tây
nam giáp với thị trấn Cổ Lễ, phía đông nam giáp với xã Phương Định.
Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu ở xã Trực Chính cũng có
những đặc điểm chung như ở nhiều vùng đồng bằng khác. Một năm có bốn mùa
rõ rệt. Mùa đông lúc thời tiết rét đậm nhất dưới 11 độ C, mùa hè thời tiết nóng
trên 27 độ C. Lượng mưa bình quân trong năm 1,500mm tập trung chủ yếu vào
tháng 6, tháng 7 và tháng 8, những tháng còn lại lượng mưa không đáng kể. Độ
ẩm trung bình 80%.
=>Xã Trực Chính là một xã thuần nông, với điều kiện tự nhiên thuận lợi như
vậy tạo được rất nhiều cơ hội cho nông nghiệp phát triển đặc biệt là trồng cấy lúa
nước và các loại hoa màu như: ngô, khoai, lạc, chăn nuôi gia súc, gia cầm …rất
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, xuất khẩu sang các vùng lân cận.
1.1.2 Điều kiện kinh tế

Từ khi UBND xã xác định lấy nghành Nông nghiệp là nghành chính, điểm
tựa để công nghiệp có điều kiện phát triển, Trực Chính đã từng bước được thay
đổi. Trước đây, khi làm nông nghiệp người dân đa số phải sử dụng sức người với
các công cụ thô sơ, đến ngày nay với sự cải tiến khoa học kỹ thuật các công cụ
đều được thay bằng các thiết bị máy móc theo đó sản lượng nông nghiệp cũng
tăng theo. Năm 2016 vừa qua, giá trị nông nghiệp đạt 23.085,76 triệu đồng.
Với những thành quả đó đã làm nên nghề lúa nước truyền thống của Trực
Chính và làm nên thương hiệu “gạo tám Nam Định”. Hơn thế, hàng năm Trực
4


Chính cung cấp hàng trăm con gà thịt và thịt lợn ra thị trường, hàng nghìn tấm
khăn được dệt may xuất khẩu sang các tỉnh lân cận đã thu về hàng chục tỷ đồng
góp phần làm thay đổi đời sống của người dân.
Từ những cơ sở trên cho thấy Trực Chính có tiềm năng rất lớn để phát triển
kinh tế, mở rộng phạm vi buôn bán sang các tỉnh lân cận góp phần thay đổi cuộc
sống của người dân và nền an sinh xã hội được cải thiện.
1.1.3

Điều kiện văn hóa – xã hội

Với dân số là 6314 người (Năm 2016). Kinh tế phát triển kéo theo sự đi lên
của đời sống xã hội. Cuộc sống của người dân có sự biến đổi rõ rệt đặc biệt là
vấn đề công nghiệp hóa nông thôn nhiều gia đình thoát khỏi nghèo đói (tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo giảm đáng kể, năm 2016 đã có 29 hộ thoát nghèo), nhiều
công ty, xí nghiệp được xây dựng tạo công ăn việc làm cho người dân. Cùng với
sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng tới xã hội là sự
phân hóa giàu nghèo rõ rệt, thiếu việc làm, thất nghiệp dẫn đến nhiều tệ nạn xã
hội ra, đặc biệt là các em nam từ độ tuổi 17 trở lên không thi đại học ở nhà ăn
chơi, cờ bạc, nghiện game, trộm cắp, nghiện ma túy ngày một gia tăng làm tăng

gánh nặng an sinh xã hội của xã trong việc giải quyết các tệ nạn xã hội.
Cơ sở hạ tầng: Trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND,
UBND xã đảm bảo kiên cố. Hiện nay trường Tiểu học đã đạt được danh hiệu
ngôi trường xanh-sạch đẹp, trường trung học cơ sở đã được xây dựng mới khang
trang đạt trường chuẩn của huyện góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực tương lai
có chất lượng, riêng về trường mầm non đã và đang tu sửa lại để các bé có môi
trường tốt hơn. Toàn xã có một sân vận động để các cụ già hàng ngày tập dưỡng
sinh, các em thanh niên vui chơi, hoạt động thể thao. Giao thông cũng được cải
thiện rõ rệt, được sự đầu tư của huyện, xã Trực Chính đã và đang làm mới lại
con đường qua các thôn xóm nhằm đảm bảo sự an toàn giao thông góp phần xây
dựng nông thôn mới giàu và đẹp.
1.2
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở thực tập
Trực chính là xã nằm ở phía bắc huyện Trực Ninh, cách trung tâm huyện
3km. mảnh đất và con người Trực Chính có bề dày lịch sử lâu đời. Nhân dân
5


Trực Chính trải qua bao thế hệ, đã đoàn kết quê hương, tạo nên truyền thống
nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo và văn hóa tốt đẹp. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, truyền thống đó đã được kế thừa và phát huy, góp phần viết nên những
trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Trực Chính.
Xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đầu thế kỉ XIX là xã Dịch
Diệp và xã An Lãng thuộc Tổng Phương Để, huyện Trực Ninh, Phủ Thiên Trường
tỉnh Nam Định. Đầu năm 1947 xã Dịch Diệp, xã An Lãng, xã Phương Để hợp nhất
thành xã Liên Phương, đến năm 1952 theo Nghị quyết của Ủy ban hành chính Liên
khu III xã Liên Phương được tách thành xã Trực Phương và xã Trực Chính.
Năm 1978 xã Trực Chính được hợp nhất với xã Trực Nghĩa thành Chính
Nghĩa. Đến năm 1984 thực hiện Quyết định số 02/QĐ – HĐBT ngày 10/01/1984
của Hội đồng bộ trưởng, tách xã Chính Nghiã thành xã Trực Chính và Thị Trấn

Cổ Lễ huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định và xã Trực Chính trở lại với tên cũ địa
giới hành chính được ổn định cho đến nay.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của xã
Trực Chính
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, tổ chức
và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản Nhà nước cấp trên
trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội an ninh quân sự ở địa phương. Dựa trên những
văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các
phòng ban tương ứng của xã Trực Chính, mỗi phòng ban sẽ thực hiện các chức
năng riêng biệt và đây là một số phòng ban liên quan tới việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội.
Phòng Thương binh và Xã hội
+ Về lao động, việc làm: Phòng lao động Thương binh và xã hội sẽ trình
UBND huyện quyết định chương trình và các giải quyết về việc làm của huyện.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về luật lao động
phổ biến hướng dẫn các chính sách pháp luật về luật lao động và việc làm.
6


+ Về thương binh, liệt sỹ và người có công: Trình Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh xem xét, quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt
sỹ và người có công với cách mạng theo quy định:
-Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần
cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng
-Hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chế độ,
chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng theo quy định của pháp luật.
-Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh và người có

công, thân nhân liệt sỹ; cấp kinh phí và hỗ trợ các dụng cụ kỹ thuật chỉnh hình
như lắp chân, tay giả, trợ thính…
-Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ vào ngày 27/7, truy điệu liệt sỹ
khi báo tử; nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sỹ
theo hướng dẫn của sở Lao động – TB & XH; tổ chức thăm hỏi các gia đình
thương binh, bệnh binh mỗi khi họ đau ốm; tổ chức thăm hỏi gia đình thương binh,
bệnh binh, người có công với cách mạng vào các ngày lễ lớn, tết Nguyên Đán…
+ Về bảo trợ xã hội: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách
bảo trợ xã hội trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa
đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ
chức cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất tinh thần
đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô
đơn không nơi nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh
và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
+ Về phòng chống tệ nạn xã hội: Trình UBND huyện chương trình, kế
hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và giải quyết
các vấn đề xã hội sau cai nghiện; Trình UBND quyết định các đối đi cai nghiện
tập trung và cai nghiện tại cộng đồng.
Hội Cựu chiến binh
Chức năng của hội Cựu chiến binh là đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền
lợi chính đáng của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp ủy Đảng làm
7


nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện nhiệm vụ chính
trị - xã hội của cách mạng, của Hội, tham gia giám sát hoạt động của cơ quan
Nhà nước, đại biểu dân cư và cán bộ viên chức Nhà nước.
+ Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến
nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến

binh.
+ Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm
chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá,
khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ côngdân.
+ Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát
huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc
Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
+ Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ
chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền
thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế
hệ trẻ.

8


1.3.2 Hệ thống tổ chức bộ máy xã Trực Chính
Đảng ủy

Khối chính quyền

HĐND xã

UBND xã


Khối Mặt trận đoàn
thể

Ủy ban
mặt trận
TQ

Cựu chiến
binh

Đoàn
thanh
niên

Hội nông
dân

Hội Liên
hiệp phụ
nữ

Phòng ban chuyên
môn

VP thống

Văn hóa




Xã hội

Tài
chính kế
toán

Ban Công an
Khối các ban
Đảng

9

Chỉ huy
quân sự

Địa
chính
xây
dựng

Tư pháp
hộ tịch


1.3.3 Đội ngũ cán bộ, nhân viên của UBND xã Trực Chính
stt

Họ và tên


Giới

Năm

tính

sinh

1

Bùi Đình Cầu

Nam

1959

2

Vũ Đức Mạnh

Nam

1960

3

Mai Trung Tuấn

Nam


1965

4

Mai Văn Chiều

Nam

1966

5

6

Vũ Hồng Quân

Đinh Thị Phượng

Nam

Nữ

1970

1985

7

Mai Xuân Ngọc


Nam

1990

8

Nguyễn Văn Chín

Nam

1980

9

Đỗ Khắc Điều

Nam

1965

10

Nguyễn Mạnh
Chức

Chức vụ
Bí thư đảng
ủy
Chủ tịch
UBND

Phó chủ
tịch UBND
Cán bộ văn
phòng
thống kê
Cán bộ tư

Trình độ

14 năm

Trung cấp

11 năm

Trung cấp

8 năm

Trung cấp

7 năm

Cao đẳng

7 năm

Đại học tài

toán-tài


chính-kế

chính
Trưởng CA

toán

chính
Cán bộ
Thương

niên

Trung cấp

pháp
Cán bộ kế


Cán bộ địa

Thâm

6 năm

Đại học Luật

4 năm


Cao đẳng

9 năm

Trung cấp

5 năm

Trung cấp

6 năm

Cao đẳng

7 năm

Trung cấp

5 năm

Trung cấp

10 năm

binh- xã hội
Cán bộ văn
Nam

1980


11 Trịnh Thanh Niên

Nam

1967

12 Phạm Hữu Sơn

Nam

1981

13 Đặng Duy Điệp

Nam

1961

hóa thông
tin
Chủ tịch
UBMTTQ
Chủ tịch hội
nông dân
Chủ tịch
Hội Cựu

10



chiến binh
Chủ tịch
14 Đoàn Thị Dịu

Nữ

1990

Hội liên

Cao đẳng

5 năm

hiệp PN
15 Vũ Thị Thơ

Nữ

1988

Bí thư Đoàn Đại học Luật

5 năm

1.4Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên
Hiện nay chế độ đối với cán bộ công chức, viên chức xã được tính theo quy
định của Nhà nước ban hành với mức lương cơ bản là 1.210.000 đồng. Đối với
cán bộ làm hợp đồng thì mức lương do xã quy định, đảm bảo nhu cầu của cán

bộ.
Phụ cấp: Ngoài các mức lương được hưởng thì cán bộ, công chứcđược
hưởng thêm 0,05% mức lương đang hưởng và các phụ cấp từ bảo hiểm, thai sản,
ăn uống, đi lại…
*Về công tác đào tạo tại phòng
Hàng năm xã có tổ chức cho cán bộ của phòng ban đi tập huấn, đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu,
cũng như tiếp cận nhanh với các chính sách mới được Nhà nước ban hành đối
với các đối tượng
*Tạo động lực tinh thần cho cán bộ, nhân viên
Hàng năm xã cũng có quà cho cán bộ công nhân viên chức vào các ngày lễ
lớn trong năm như: Tết Nguyên Đán, rằm Trung Thu, Tết dương lịch, đối với
cán bộ nữ có thêm ngày 8 tháng 3 và ngày 20/10…
Khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt trong công tác và hoàn thành
nhiệm vụ từ đó có chế độ thưởng cuối tháng và Tết hợp lý.
Tạo điều kiện cho cán bộ và nhân viên các phòng ban đi học thêm các lớp
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn.
Vào dịp hè hoặc đầu năm tổ chức đi du lịch, dã ngoại tạo tinh thần thoải mái
cũng như tăng sự gắn bó, đoàn kết của nhân viên, tạo động lực làm việc, cống
hiến cho xã nhà.
11


=>Với chế độ, chính sách dành cho cán bộ nhân viên xã Trực chính nhìn
chung là đảm bảo đời sống hàng ngày, bên cạnh đó với mức thu nhập hiện nay là
khá khiêm tốn nên cũng dẫn đến nhiều bất cập, chưa thu hút nhiều nhân tài có
trình độ chuyên môn cao, nhiều hiện tượng tiêu cực, quan liêu xảy ra.
1.5 Các cơ quan đối tác tài trợ của xã Trực Chính
Nguồn lực của xã chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của Nhà nước, ngoài ra
xã được sự trợ giúp từ tỉnh, huyện, ngân hàng Agribank, ngân hàng Coobank,

công ty TNHH gạch Mixen, và một số doanh nghiệp khác…
*Nhận xét: Trong quá trình hoạt động UBND xã Trực Chính đã huy động
sự tham gia đóng góp quỹ cho các đối tượng thuộc TGXH và ƯĐXH của các tổ
chức, công ty, doanh nghiệp địa phương và nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt
tình, đóng góp của đông đảo người dân trong xã, huyện góp phần cải thiện đời
sống sinh hoạt của đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn giúp họ có thêm động lực,
niềm tin vào cuộc sống.
2. Thuận lợi và khó khăn của xã Trực Chính trong việc thực thi nhiệm vụ,
chức năng được giao.
*Thuận lợi
-Càng ngày càng có nhiều đội ngũ nhân viên trẻ năng động vào làm việc
trong xã, với sự nhiệt tình và nhận biết kiến thức nhanh đã giúp ích nhiều cho
các phòng ban
-Môi trường làm việc rộng, thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ, mỗi ban đều
có phòng làm việc riêng biệt đầy đủ tiện nghi.
-Hiện nay xã có thêm 5 nhân viên với trình độ đại học về làm việc với kiến
thức chuyên nghành mới họ đem đến nhiều sự sáng tạo mới khi thực hiện nhiệm
vụ được giao.
-Tuy lương Nhà nước còn khá khiêm tốn nhưng vẫn thu hút được nhiều cán
bộ, nhân viên bởi công việc ổn định không lo thất nghiệp sau này mà khi về hưu
vẫn được hưởng lương hưu khi về già.
*Khó khăn

12


-Nguồn nhân lực tại xã còn thiếu, năng lực chưa thực sự đồng đều. Một số
cán bộ của phòng ban không học đúng chuyên nghành hoặc trình độ ở trung cấp
nên khi mới vào làm còn bỡ ngỡ, mất thời gian đào tạo, tập huấn mới có thể
hoàn thành tốt công việc.

-Cán bộ, nhân viên tuy có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ nhưng trình
độ về công nghệ thông còn kém nên việc lưu trữ, xử lý thông tin còn hạn chế.
-Mặc dù cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ nhưng cơ sở vật chất vẫn còn
thiếu, một số phòng ban chưa có máy tính, phòng hội trường nhỏ, chật hẹp.
-Hiện nay nguồn vốn để chi cho các hoạt động, công tác an sinh xã hội còn
rất hạn chế, nguồn vốn chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước và huy động từ cộng
đồng, chưa có sự trợ giúp nào từ các công ty, tổ chức hay các doanh nghiệp.
-Mức lương và phụ cấp còn thấp nên chưa thu hút được đội ngũ nhân viên
trẻ về làm việc.

13


Phần II. Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi xã hội với
người có công tại xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định
Quy mô, cơ cấu, nhu cầu của đối tượng
Căn cứ vào pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012của Ủy
ban thường vụ quốc hội về sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của
Chính Phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng; Thông tư số 05/2013/NĐ-CP

ngày

15/05/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ quản lý hồ sơ về thực hiện chế độ ưu
đãi với người có công với cách mạng và một số văn bản pháp lý khác về hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy
định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận, các chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
Theo thống kê từ năm 2009 đến năm 2016 hiện nay của ban thương binh xã

hội trên địa bàn xã có 199 người thuộc đối tượng là người có công và thân nhân
của họ
Tình hình sức khỏe: Hiện nay các đối tượng thuộc diện là những người
được hưởng trợ cấp phụ cấp ưu đãi người có công đều đã cao tuổi, hoặc bị
thương tật do chiến tranh để lại nên hầu hết các đối tượng này có sức khỏe yếu
hơn so với những đối tượng khác nên họ cần được gia đình, cộng đồng, Nhà
nước quan tâm hơn đến nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ về các dịch vụ y tế, cũng như
việc hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày, việc làm này có ý nghĩa to lớn nó thể
hiện lòng biết ơn, thái độ tôn trọng, tôn vinh đối với những người có công với
cách mạng, ngoài ra nó còn là hành động giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống
“uống nước nhớ nguồn”.
1.1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán
bộ lão thành cách mạng): 0 người
1.2 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945đến trước
tổng khởi nghĩa 1945(cán bộ tiền khởi nghĩa)
-Số lượng: 1 người
14


Ông: Mai Văn Thiêm (sinh năm 1929) là người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945.
-Hoàn cảnh sống: hiện tại ông đang sống cùng vợ và con cháu, cuộc sống của
ông hiện nay rất ổn định, được Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm cả về
mặt thể chất và tinh thần, vừa qua ông được địa phương, thanh niên tình nguyện hỗ
trợ trong việc tu sửa lại nhà ở, đảm bảo chất lượng đời sống hàng ngày.
1.3 Liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ
-Hiện nay, tổng số liệt sỹ đã được xác nhận hi sinh qua các thời kỳ ở xã
Trực Chính và giải quyết chế độ là 40 người.
Trong đó:
+Liệt sỹ được xác nhận từ 31/12/1994 trở về trước là 15 người

+Liệt sỹ được xác nhận từ 01/01/1995 đến nay là 25 người.
-Tổng số gia đình liệt sỹ đã được công nhận và giải quyết chế độ là 38
gia đình. Trong đó:
+ Số gia đình có 1 con là liệt sỹ: 34 người.
+ Số gia đình có 2 con là liệt sỹ: 4 người.
1.4 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã được xác
nhận đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 54 người. Trong đó:
-Mất sức lao động từ 81%-100% là: 15 người.
-Mất sức lao động từ 21%-40% là: 24 người
-Mất sức lao động từ 41%-60% là: 15 người
1.5 Bệnh binh
-Hiện nay tổng số bệnh binh được xác nhận và hưởng trợ cấp là 36 người.
Trong đó:
+Mất sức lao động từ 61%-70% là: 21 người
+Mất sức lao động từ 71%-80% là: 11 người
+Mất sức lao động từ 81%-90% là: 4 người
1.6 Bà Mẹ Việt nam anh hùng
-Tổng số Bà mẹ được phong tặng hoặc truy tặng là 6 người
Trong đó:
+Số mẹ được phong tặng là 01 người
+Số mẹ được truy tặng là 5 người.
1.7 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời
kỳ kháng chiến.
-Số lượng: 4 người
1.8 Người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
1.9 Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày
-Số lượng: 1 người
-Ông: Mai Ghi Tranh bị địch bắt tù đày ở Côn Đảo
15



1.10 Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa
học
-Người tham gia kháng chiến bị nhiễm và con đẻ cỏa họ bị nhiễm là 15
người
Trong đó:
+Bản thân người tham gia kháng chiến 9 người
+Con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học là 7 người
1.11 Người có công giúp đỡ cách mạng là 4 người
-Số người được hưởng trợ cấp cơ bản hàng tháng là 3 người
-Số người được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là 1 người
Nhận xét:
Qua những số liệu tổng hợp trên cho thấy số lượng người có công theo
Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định tại xã Trực Chính là không nhỏ trong
đó đối tượng TB, NHCSNTB, BB chiếm phần đông đa số người có công trên địa
bàn
Cơ cấu người có công có một số đặc điểm như sau:
-Về độ tuổi:
+Số NCC có độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm: 14%
+Số NCC có độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm: 29%
+Số NCC có độ tuổi 61-70 tuổi chiếm: 38.3%
+Số NCC có độ tuổi trên 70 tuổi chiếm: 18.7%
Như vậy có thể thấy đa số NCC ở độ tuổi từ 50-70 tuổi không còn khả năng
lao động, lại mang trong mình thương tích và bệnh tật nên cuộc sống bản thân
và gia đình gặp không ít khó khăn. Bởi vậy rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh
thần của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong toàn xã.
Mặt khác, só lượng NCC ở độ tuổi từ 40-50 chiếm tỷ lên thấp hơn, đây là
độ tuổi tuy còn trong độ tuổi lao động nhưng hầu hết bị mất sức lao động hoặc
suy giảm khả năng lao động nên không còn là lao động chính trong gia đình. Số

lượng NCC trên 70 tuổi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, họ không còn khả năng tự
chăm sóc cho bản thân, không thể góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình.
Vì vậy họ cũng rất cần sự quan tâm về đời sống vật chất tinh thần từ phía Nhà
nước và chính quyền địa phương.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
a, Trình tự thực hiện
+ Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại UBND xã trong
giờ hành chính.
16


+ Cán bộ chuyên trách xác minh hồ sơ, tra cứu hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ,
trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận thực hiện cho người dân,
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để
người nộp hoàn thiện đủ hồ sơ.
+ Trình phó chủ tịch UBND ký xác nhận và công chứng.
+ Chuyển trả kết quả ban Thương binh xã hội.
+Ban thương binh chuyển hồ sơ lên Phòng Lao động thương binh để phê
duyệt.
+Sau khi có quyết định từ Phòng Lao động trả về, ban thương binh sẽ lưu
hồ sơ.
b, Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã.
c, Thành phần hồ sơ bao gồm:
*Giấy tờ phải nộp
1. Đơn đề nghị, xác nhận.
2. Thẻ thương binh hoặc giấy chứng nhận hoặc quyết định công nhận
người có công.
3. Sổ hộ khẩu thường trú hoặc chứng nhân dân của người đề nghị.
4. Bản sao giấy chứng nhận kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc
“Bằng có công với nước hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

* Số lượng hồ sơ (02)
1 bộ lưu tại UBND xã, 1 bộ chuyển lên Phòng Lao động Thương binh xã
hội huyện.
d, Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
-Phê duyệt danh sách được hưởng chế độ: Đầu tiên Ban Thương binh xã
hội của xã kiểm tra hồ sơ, gửi hồ sơ lên Phòng LĐTB&XH để phân loại các đối
tượng người có công hưởng các chế độ chính sách theo quyết định do UBND
Huyện ký duyệt và lập kế hoạch phân bổ trợ cấp cho các đối tượng người có
công và báo cáo với Sở LĐTB&XH để đề nghị cấp kinh phí.
-Xác nhận và giải quyết chế độ: Kế toán phòng LĐTB&XH lập dự toán ngân
sách gửi Sở LĐTB&XH và phòng tài chính – kế hoạch huyện. Phòng tài chính –
kế hoạch Huyện căn cứ vào quyết định phê duyệt của lãnh đạo UBND Huyên
phân bố ngân sách Ban TB&XH xã để giải quyết chế độ cho các đối tượng.
17


-Chi trả: Phòng LĐTB&XH cấp ngân sách cho các xã, thị trấn dựa trên cơ
sở số đối tượng được hưởng trợ cấp đã được phê duyệt, phân bố kịp thời cho trả
cho các đối tượng người được hưởng chính sách người có công.
d, Lưu hồ sơ đối tượng
Ban thương binh xã hội của xã sẽ in hồ sơ đối tượng thành 2 bản và gửi lên
Phòng LĐTB&XH 1 bản và xã giữ lại 1 bản để tiện theo dõi kiểm tra hàng qúy,
hàng tháng.
3.Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước và quy định của địa
phương.
3.1 Theo quy định của Nhà nước
Chế độ ưu đãi của Nhà nước dành cho NCC không chỉ thể hiện trách
nhiệm, sự quan tâm và cố gắng của Nhà nước đối với những người đã hi sinh vì
nước, vì dân, nhằm ổn định đời sống cho người có công khi họ bị bệnh tật, hoàn
cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Đồng thời còn taọ tiền đề cho các gia đình

chính sách phát huy truyền thống anh hùng cách mạng và phẩm chất đáng quý
của dân tộc Việt Nam. Mặt khác chính sách Nhà nước đang dần dần được hoàn
thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung; ngay từ khi có NĐ 147/CP ban hành tháng
11/2005 và mới gần đây nhất là NĐ 20/2015/NĐ-CP về việc quy định mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.318.000 đồng.
3.2 Theo quy định của địa phương
• Thực hiện chính sách ưu đãi về chăm sóc sức khỏe.
Chăm sóc sức khỏe cho NCC là một yêu cầu lớn quan trọng đối với Chính
quyền, nhân dân nói chung và đối với nghành LĐTBXH, nghành Y tế nói riêng.
NCC ở xã Trực Chính nhìn chung tuổi thọ khá cao và sức khỏe ngày càng giảm
sút rõ rệt nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng (80% ncc có nhu cầu
khám chữa bệnh thường xuyên). Chính vì vậy cần phải phát huy vai trò của cộng
đồng, các ban nghành trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCC đặc biệt là vai
trò của nghành Y tế và Hội chữ Thập đỏ Xã Trực Chính. Phục vụ cho NCC Ban
TBXH đã hợp tác với cơ quan bảo hiểm xã hội Tỉnh làm thẻ BHXH cho các đối
tượng NCC, thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí quy
định hiện hành của Nhà nước.
18


Trong năm 2016 vừa qua Ban TBXH đã kết hợp với các ban nghành liên
quan tổ chức, tham hỏi chu đáo tới các gia đình có công với cách mạng nhân các
dịp lễ tết như tết Nguyên Đán, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Đồng thời Huyện
đã tổ chức cho thương binh, bệnh binh đi điều dưỡng tại Trung tâm trị giá
1000.000 đồng/suất và điều dưỡng tại gia đình 500.000 đồng/suất.
Bên canh đó khi vào khám chữa bệnh tại các bệnh viên, trung tâm y tế các
đối tượng NCC luôn dành được sự ưu ái từ các bác sỹ, nhân viên y tế như: ưu
tiên khám trước, cấp phát thuốc miễn phí, chăm sóc theo dõi định kỳ…
• Thực hiện chính sách ưu đãi về Giáo dục – Đào tạo
Trong những năm vừa qua, công tác ưu đãi giáo dục và đào tạo cho các đối

tượng luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân xã Trực Chính,
đặc biệt là đối với các đối tượng thuộc diện chính sách luôn nhận được sự ưu đãi
về giáo dục – đào tạo từ cấp mầm non tới cấp đào tạo chính quy. Bởi vậy mà
100% con em các gia đình chính sách đều được đến trường.
Ban TBXH đã thực hiện đầy đủ các quy định về ưu đãi giáo dục cho con
của NCCVCM như xét duyệt miễn, giảm học phí, tiếp nhận và chi trả trợ cấp ưu
đãi học đường cho học sinh, sinh viên là con gia đình chính sách.
Hàng năm UBND xã Trực Chính luôn tổ chức gặp mặt, khen thưởng, biểu
dương tặng quà cho con của gia đình chính sách có thành tích cao trong học tập.
• Thực hiện chính sách ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở.
Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa ra đời đã được Đảng ủy, chính
quyền nhân dân xã Trực Chính nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực vận động , kêu gọi sự
đóng góp của các cá nhân, tổ chức đoàn thể tỏng phạm vi toàn Xã.
Hiện nay, các gia đình chính sách tại xã đều có nhà mái ngói hoặc nhà mái
bằng kiến cố, một số gia đình có nhà tầng. Xã Trực Chính đã hoàn thành chỉ tiêu
xóa nhà tranh tre, dột nát; hỗ trợ kinh phí tu sửa và xây dựng nhà ở cho các gia
đình khó khăn. Cụ thể:
-Số nhà được xây mới: 10 nhà với tổng kinh phí 1.000.000.000 đồng
Trong đó: +Kinh phí huy động: 200.000.000 đồng
+ Kinh phí tỉnh, huyện, xã: 500.000.000 đồng
-Số nhà được sửa chữa: 15 nhà với tổng kinh phí 300.000.000 đồng
• Ưu đãi về giải quyết việc làm, hỗ trợ ổn định cuộc sống và phát triển
kinh tế gia đình.

19


Đây là một chính sách hết sức cần thiết. Xã Trực Chính là một xã thuần
nông nên đa số bà con nông dân đều tham gia làm ruộng trồng lúa, hoa màu
tham gia sản xuất, vậy nên chính quyền xã đặc biệt quan tâm tới các gia đình

chính sách ưu tiên cấp phát mảnh ruộng ở vị trí thuận lợi, nhiều màu hoặc để họ
tự chọn những mảnh ruộng mà họ thích.
Ủng hộ về giống cây trồng, tôm giống, cá giống…để các gia đình chính
sách có điều kiện thuận lợi về ao vườn và diện tích mặt nước tham gia sản xuất,
mở rộng và phát triển kinh tế gia đình.
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện chính sách của Ban TBXH xã Trực
Chính
• Những kết quả đạt được
Công tác xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ TB, LS, NCCVCM luôn
được Ban TBXH xã Trực Chính giải quyết đúng theo trình tự thủ tục, bảo đảm
thực hiện một cách khách quan, đúng đối tượng, đúng chính sách của Nhà nước.
Công tác xét duyệt hiện nay xã đang áp dụng với NĐ 31/CP và các văn bản
thông tư hướng dẫn của cấp trên và hiệu quả đạt được là:
-Tháng 1/2016 tổng hợp được 198 hồ sơ trình Phòng LĐTBXH, kết quả
được duyệt 195 hồ sơ với tổng số tiền gần 90 triệu đồng.
-Xét duyệt hồ sơ và trình Phòng LĐTBXH 30 đối tượng hưởng theo
NĐ/31/CP về chế độ trợ cấp 1 lần với thân nhân NCCVCM đã chết với số tiền
60 triệu đồng.
-Lập hồ sơ xét duyệt và chi trả trợ cấp ưu đãi 1 lần và thường xuyên trong
giáo dục năm 2015-2016 cho hơn 150 đối tượng với số tiền là 300 triệu đồng.
-Duyệt và chi trả cho hơn 300 đối tượng là học sinh, sinh viên con đối tượng
chính sách hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục với số tiền hơn 400 triệu đồng.
• Những vướng mắc, tồn đọng
-Công tác xét duyệt, xác nhận và quản lý hồ sơ.
Hiện nay, phần lớn NCCVCM ở xã Trực Chính đều được hưởng các chế độ
chăm sóc ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số vướng mắc, tồn đọng
trong công tác xét duyệt, xác nhận thủ tục hồ sơ. Cụ thể là:
-Đối với Liệt sỹ: khó khăn trong công tác xác nhận, thủ tục tiến hành không
đủ điều kiện xác nhận, hoặc đủ điều kiện nhưng chưa được xác nhận, hoặc sau
khi đã xác nhận thì nội bộ gia đình xảy ra tranh chấp số tiền trợ cấp 1 lần dẫn

đến khiếu nại, tố cáo, mất đoàn kết; trường hợp vợ liệt sỹ tái giá cũng còn nhiều
20


bất cập, ví dụ không nuôi con liệt sỹ mà vẫn nhận là vợ liệt sỹ hoặc không chăm
sóc bố mẹ liệt sỹ khi tuổi cao sức yếu…Chính điều này đã dẫn đến tình trạng
hoài nghi và thiếu lòng tin của nhân dân; việc xác nhận liệt sỹ chống Pháp cũng
gặp nhiều khó khăn do thất lạc hồ sơ.
-Đối với thương binh, bệnh binh: do trước kia việc chi trả trợ cấp cho các
đối tượng xếp theo hạng nên cán bộ làm công tác thương binh, bệnh binh cũng ít
quan tâm đến tỷ lệ thương tật. Hiện tại việc chi trả thực hiện theo các văn bản
mới nên phải chi trả theo tỷ lệ % thương tật (do mất hồ sơ gốc), đòi hỏi phải đi
giám định lại thương tật mất rất nhiều thời gian và chi phí tốn kém. Có nhiều đối
tượng bệnh tái phát nặng nhưng vẫn nhận chế độ trợ cấp cũ do chưa được giám
định lại thương tật. Mặt khác việc quy định về điều kiện, tiêu chuẩn lý do
thương binh, bệnh binh có vết thương tái phát chưa cụ thể, công tác giải thích
văn bản khó hiểu dẫn đến một số sai sót sơ hở, xảy ra trường hợp làm giả giấy
tờ, khai man để được giám định lại thương tật, gây khó khăn cho việc xác nhận
và giải quyết chế độ.
-Đối với các đối tượng NCCVCM khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ như
hồ sơ người bị địch bắt tù đày, nhất là những người không thoát ly và những
người không phải Đảng viên do việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờ ban đầu bị thất lạc,
mất mát. Đối với những người hoạt động kháng chiến ở chiến trường Lào,
Campuchia vẫn chưa được giải quyết chế độ…
-Về cán bộ làm công tác chính sách người có công ở xã Trực Chính còn ít,
lại được đào tạo không đúng chuyên môn, khối lượng công việc ngày càng nhiều
do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành. Đối với các cán bộ cấp Xã,
phường trình độ chuyên môn còn hạn chế, lại kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ
khác, không ổn định nên việc giải thích các kiến nghị của đối tượng chưa được
rõ ràng, chưa cụ thể khiến các đối tượng phải đi lại nhiều lần; việc thực hiện chế

độ của một số đối tượng chưa được kịp thời nên còn nhiều đơn thư khiếu nại…
- Về công tác quản lý hồ sơ
Hồ sơ Thương binh, liệt sỹ, NCCVCM có ý nghĩa rất quan trọng là căn cứ
pháp lý quan trọng để quản lý đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà
nước là cơ sở để thực hiện giải quyết chế độ đối với người có công được xác định
chính xác, kịp thời. Đồng thời cũng là tài liệu quan trọng để các cơ quan sử dụng
21


khi cần thiết cho việc sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách cũng như việc xây
dựng kế hoạch cấp kinh phí, biện pháp quản lý của các cấp, các nghành liên quan.
Tuy nhiên, hiện nay ở các cấp xã phường, còn lưu trữ hồ sơ bằng giấy trắng
mực đen nên không tránh khỏi bị nhàu nát, hoặc giấy mực bị phai màu không
nhìn rõ chữ gây cản trở trong việc tìm hồ sơ, thông tin cho các đối tượng.
4.Các chương trình chăm sóc người có công với cách mạng
Dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân, công tác
xã hội hóa chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng được triển khai và thực hiện có hiệu quả trên toàn xã với nhiều hoạt
động và hình thức đa dạng phong phú. Phong trào ngày càng cụ thể hóa với các
mục tiêu, nội dung thiết thực, thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối
với NCCVCM; đồng thời cũng mang lại hiệu quả to lớn. Điều đó được thể hiện
rõ nhất trong 5 chương trình chăm sóc đời sống TB, GĐLS và NCCVCM.
• Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa:
Với mục tiêu hỗ trợ gia đình TB, GĐLS và NCCVCM làm mới hoặc sửa
chữa nhà ở đồng thời sẽ cố gắng xóa nhà dột nát, xuống cấp cho các gia đình
chính sách thì những gia đình chính sách có hoàn cảnh thật sự khó khăn và có
nhu cầu bức thiết về nhà ở là những đối tượng chủ yếu được hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà tình nghĩa.
Đến năm 2016, dưới sự chỉ đạo của Phòng LĐTBXH Huyện, xã Trực
Chính đã trích ngân sách để xây dựng 8 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình

chính sách với tổng kinh phí là 300.000.000 đồng.
Cũng trong năm 2016, xã Trực Chính đã hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà
cho các đối tượng chính sách trên địa bàn xã cụ thể như sau:
Xóm, thôn
An Thành

Nhà sửa chữa
1

An Vinh

2

An Thịnh

1

Dịch Diệp

2

Đối tượng
Mẹ LS
1.TB ¼
2.BB 70%
CĐHH
1.BB ¼
2.CĐHH

22


Kinh phí(triệu đồng)
9
1.10
2.7
10
1.10
2.10


Nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng và sữa chữa nhà tình nghĩa cho
các gia đình chính sách được lấy từ:
-Ngân sách xã: 30%
-Ngân sách Huyện: 20%
-Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” từ sự đóng góp của các cơ quan tổ chức, các đơn
vị và cá nhân trong và ngoài xã, của các gia đình và dòng họ: 50%
Qua số liệu trên có thể thấy nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nhà
tình nghĩa chủ yếu được lấy từ sự huy động đóng góp của cộng đồng làng xóm
là cơ bản. Điều này thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của nhân dân xã Trực
Chính tới phong trào chăm sóc người có công.
• Chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng sống tại gia đình.
-Ổn định về thương tật, bệnh tật đối với thương binh, bệnh binh nặng sống
tại gia đình; tạo cho họ tư tưởng ổn định về chính trị, luôn tin tưởng vào trách
nhiệm và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Trong nhiều năm qua, Xã Trực Chính đã có nhiều hình thức vận động toàn
thể nhân dân tham gia có hiệu quả vào chương trình ổn định đời sống vật chất
tinh thần cho NCCVCM. Cụ thể:
+Tổ chức khám chữa bệnh, mua thẻ BHYT, tặng quà cho các đối tượng
người có công nhân các dịp lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, ngày 27/7, Ngày quốc
khánh 2/9…

+Vận động các cơ quan ban ngành, các đơn vị, các cá nhân nhận chăm sóc
bố mẹ liệt sỹ cô đơn, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi…
+Tổ chức chăm sóc sức khỏe cho thương binh, bệnh binh ngay tại các gia
đình và tại các trạm xá xã, kiểm tra hướng dẫn khi vết thương cũ tái phát…
+Tạo điều kiện cho các gia đình thương binh, bệnh binh sớm ổn định về
chỗ ở và tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh tăng thu nhập, hỗ trợ phát
triển sản xuất…
+Tổ chức giao lưu văn nghệ, cổ vũ tinh thần người có công.
Ổn định về đời sống: đưa các gia đình chính sách có mức sống trung bình
trở lên. Ổn định về gia đình: gia đình vui vẻ, hòa thuận.
Với nhiều hình thức chăm sóc và có hiệu quả như vậy, đã ngày càng nâng
cao sức khỏe cho anh em thương bệnh, binh, tạo cho họ niềm tin, sớm ổn định
cuộc sống, cùng phát triển kinh tế gia đình.
• Chương trình xây dựng “quỹ đền ơn đáp nghĩa”

23


Ngày 9/11/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 91/1998/NĐ-CP về
việc xây dựng và quản lý quỹ “đền ơn đáp nghĩa” trong cả nước bằng sự vận
động ủng hộ theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của các tổ chức và cá nhân.
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được sử dụng để tu bổ, xây dựng nghĩa trang và nhà
bia tên liệt sỹ; hỗ trợ và xây dựng để sửa chữa nhà cho các gia đình có công với
cách mạng; hoặc thăm hỏi các gia đình chính sách khi gặp khó khăn trong cuộc
sống vào các dịp lễ lớn. Đây là việc làm hợp đạo lý, thể hiện tình cảm và trách
nhiệm của mỗi người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
Hưởng ứng tinh thần trên, trong nhiều năm qua Xã Trực Chính kết hợp với
các xóm phát động và tổ chức cuộc vận động, xây dựng và quản lý quỹ “đền ơn
đáp nghĩa”, để người dân hiểu biết và tự nguyện tham gia.
Công tác quản lý quỹ được thực hiện chặt chẽ đúng điều lệ, không xảy ra thất

thoát và được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Kết quả thu quỹ đền ơn đáp
nghĩa theo báo cáo tổng kết đến tháng 12/2016 của Ban TBXH, cụ thể như sau:
Xóm , thôn
An Thành
An Khánh
Dịch Diệp
An Thịnh
An Định
An Vinh
An Ninh
An Trạch
An Bình
Tổng

Số tiền(triệu đồng)
10
7
8
15
8
11
10
10
10
92

Như vậy tại địa bàn xã 100% các thôn xóm đều tham gia ủng hộ quỹ “đền
ơn đáp nghĩa” qua đó thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của cộng đồng
nhân dân.
• Chương trình tặng sổ tiết kiệm

Tặng sổ tiết kiệm là một chương trình thiết thực góp phần trợ giúp cho
NCCVCM đang gặp khó khăn về đời sống hoặc đang cần vốn để làm ăn là đối
tượng tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa. Sổ tiết kiệm được tặng với mục đích nhằm hỗ
trợ người có công về kinh phí để sản xuất, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của
bản thân và của gia đình.
24


Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa được các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa
bàn xã hưởng ứng và thể hiện một cách tích cực. Hàng năm nhân dịp các ngày lễ
lớn xã cùng các đơn vị đều tổ chức tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối
tượng chính sách gặp khó khăn với giá trị mỗi sổ từ 300.000đ-500.000đ. Từ năm
2009-2016 toàn xã tặng được 800 sổ với tổng số tiền lên đến 489.000.000đ.
•Chương trình chăm sóc bố mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Bà
mẹ VNAH, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi.
Đây là một chương trình thiết thực và quan trọng, vì vậy được nhân dân
trong Xã hết sức coi trọng và thực hiện tích cực với các hình thức cụ thể như:
biếu tiền hàng tháng, tặng sổ tiết kiệm; giúp xây dựng và sửa chữa nhà ở, thăm
hỏi động viên khi lễ tết, ốm đau và được tổ chức tang lễ khi qua đời…Đặc biệt
đối với các con cháu liệt sỹ được tạo điều kiện, giúp đỡ để các cháu được học
hành chu đáo được học nghề và có việc làm phù hợp.
Trong thời gian qua Ban TBXH xã Trực Chính tham mưu với cấp Ủy, Đảng
chỉ đạo tốt những việc sau: nắm chắc số người và hoàn cảnh cần chăm sóc,
phụng dưỡng trên địa bàn xã, vận động các cơ quan đoàn thể nhận chăm sóc
phụng dưỡng, tổ chức kết nghĩa đỡ đầu con liệt sỹ...Từ các việc làm có hiệu quả
trên, góp phần cho thấy sự quan tâm của Đảng, chính quyền và nhân dân xã
Trực Chính đối với các đối tượng.
Có thể nói rằng việc thực hiện 05 chương trình chăm sóc đời sống người có
công ở xã Trực Chính đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đây thực sự
là những chương trình có ý nghĩa, không những bù đắp sự thiếu hụt của các gia

đình mà còn bổ sung thêm cho chính sách ưu đãi của Nhà nước ngày càng hiệu
quả. Nhờ vậy đời sống của bộ phận người có công ở Xã Trực Chính đã dần được
cải thiện và đi vào ổn định.
5. Các nguồn lực hỗ trợ
-Nhà nước là một nguồn lực chính để chính sách cho người có công với
cach mạng. Ngoài ra, xã kêu gọi các công ty, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, các
cá nhân có lòng hảo tâm đóng góp xây dựng quỹ và đặc biệt là sự đóng góp của
người dân trong toàn xã để hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những gia
đình chính sách đó chính là lòng “thương người như thể thương thân”, tình đoàn

25


×