Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài kiểm tra ở nhà của đinh thiện hiếu môn lịch sử các học thuyết kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.54 KB, 6 trang )

Bài kiểm tra ở nhà của Đinh Thiện Hiếu môn lịch sử các học
thuyết kinh tế. Nộp bài vào tuấn sau bản viết tay
Hãy dựa vào tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương,
phân tích luận điểm “ Phi thương bất phú” Luận điểm còn đúng
với thực tế nước ta hiện nay không?
Bài làm

2. Những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng thương:
- Luận điểm về tiền tệ: CN trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, tiền được
coi là tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách
kinh tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ. Mỗi quốc gia càng
có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng
thêm khối lượng tiền tệ.
- Luận điểm về ngoại thương: CN trọng thương đánh giá cao vai trò của thương
mại đặc biệt là ngoại thương. CN trọng thương xuất phát từ chỗ cho rằng tiền tệ
(vàng bạc) chỉ có thể gia tăng qua các hoạt động thương nghiệp, cụ thể là ngoại
thương. Ngoại thương đóng vai trò sinh tử đối với phát triển kinh tế của một
quốc gia. CN trọng thương cho rằng: Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại
thương là ống bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải
qua nội thương. Khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại
thương và ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu bằng cách hạn chế
nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Sự phồn thịnh của một quốc gia chính là
nhờ thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương chứ không phải do sản xuất (trừ
việc khai thác vàng).
Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ. Các đại biểu của CN
trọng thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị
trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; chủ
trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình không chảy ra nước ngoài.
- Luận điểm về chính sách ngoại thương: Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của
của cải được sinh ra trong lưu thông và luận điểm về ngoại thương phải thực
hiện xuất siêu của mình, CN trọng thương chủ trương xuất siêu với các mức độ


khác nhau giữa các khuynh hướng của quốc gia trong những thời kỳ khác nhau.
Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển công nghiệp. Nhập khẩu có thể giảm
nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài. Chỉ nên nhập khẩu những


hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất được nhưng có chi
phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng. Xuất khẩu phải chú ý
đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ trong
hoạt động ngoại thương. CN trọng thương ủng hộ chính sách thuế quan, chính
sách bảo hộ mậu dịch có lợi cho những hoạt động ngoại thương.
- Luận điểm về cơ chế kinh tế: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu
như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền
trong ngoại thương. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế được
CN trọng thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có
hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào
nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân.
Luận điểm về lợi nhuận: CN trọng thương cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự
tro đổi không ngang giá do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là
kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt. Họ coi thương nghiệp như là một
sự lường gạt, cái được của người này là cái mất của người kia và tương tự như
vậy là quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
3. Nhận xét về lý luận kinh tế của CN trọng thương:
Mặt tích cực: CN trọng thương đả phá mạnh mẽ hệ tư tưởng kinh tế phong
kiến.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, CN trọng thương giúp mọi người thoát khỏi cách giải
quyết các vấn đề kinh tế bằng các giáo lý đạo đức, các lý thuyết tôn giáo thần
học.
- CN trọng thương đưa ra được cương lĩnh của giai cấp tư sản Châu Âu trong
thời kỳ tích lũy ban đầu.
CN trọng thương đã đưa ra tuyên ngôn hướng vào việc phát triển hệ thống công

trường thủ công và lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã cố gắng nhận thức
CNTB, giải thích các quá trình kinh tế dưới góc độ lý luận dựa trên cơ sở các
thành tựu khoa học.
Mặt hạn chế: Những thành tựu lý luận còn nhỏ bé, những vấn đề kinh tế đã
được lý giải một cách giản đơn, chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm
hiểu bản chất bên trong của nó. Ví dụ: chỉ thấy vấn đề lưu thông, không thấy
được sản xuất là gốc và cũng chưa thấy được mối liên hệ giữa sản xuất, trao
đổi, phân phối và tiêu dùng.
Hệ thống các luận điểm kinh tế chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế.
4. Ý nghĩa:
Mặc dù CN trọng thương còn những hạn chế khó tránh được do điều kiện lịch
sử khách quan cũng như chủ quan nhưng CN trọng thương đã tạo những tiền
đề lý luận kinh tế - xã hội cho kinh tế chính trị tư sản phát triển. Bởi lẽ CN trọng


thương đã cho rằng: Sự giàu có không phải là ở giá trị sử dụng mà là ở giá trị
(tiền); Mục đích của hoạt động kinh tế hàng hóa là lợi nhuận. Các chính sách
thuế quan bảo hộ đã góp nhần thúc đẩy sự ra đời của CNTB.
Hiện nay, những nghiên cứu về CN trọng thương vẫn còn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn đối với chúng ta. Ví dụ: vấn đề tích lũy vốn, kêu gọi đầu tư từ nước
ngoài. Vai trò của ngoại thương trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thế giới. Vấn
đề bảo hộ mậu dịch, các chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội. Việc nghiên cứu CN trọng thương
có ý nghĩa thời sự đáng được nghiên cứu và vận dụng đối với nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
XHCN như Việt Nam ta hiện nay.

“Phi thương bất phú” trong hành trang
tới CNXH ở nước ta
Cập nhật lúc 16:45, Thứ Tư, 25/01/2006 (GMT+7)

,
Đón Bính Tuất - 2006 với những thành quả nổi bật của Ất Dậu - 2005, trong đó
có thành quả Thương mại của ta như một bước đột phá lớn, tôi đã có điều kiện
kiểm nghiệm lại niềm tin của mình đối với triển vọng của nước ta khi mới vào
Xuân 2005. Niềm tin này tôi đã bày tỏ trên Báo Thương Mại số Tết Ất Dậu 2005: Việt Nam qua 5 “giáp Dậu”. Trong bài báo đầu xuân đó tôi đã viết: “Qua
thực tiễn gần 2 thập kỷ đổi mới, ta có thể nhận định rằng, Việt Nam đang thật sự
cất cánh và tăng tốc theo đường bay mà mình đã định. Bước vào Ất Dậu - 2005
chắc chắn sự tăng tốc còn ngoạn mục hơn…”.
Vâng, “thực tiễn biết nói” đã minh chứng sự tăng tốc ngoạn mục hơn đó của
nước ta trong Ất Dậu - 2005.
Bài viết này chủ yếu là đề cập đến một số thành tựu và cảm nghĩ về những bài
học của Thương mại Việt Nam - một trong những lĩnh vực gây ấn tượng tích cực,
mạnh mẽ nhất trong hành trang của cả nước ta từng bước vững vàng đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Trước hết, về những “thực tiễn biết nói”, có thể nêu khái quát những thành
quả chủ yếu của nước ta trong năm 2005:
Về “những con số biết nói”: GDP cả nước tăng 8,4% đã
“kéo” tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2001 - 2005)
gần mức 7,5% như mục tiêu đã định. Trong tỷ lệ tăng GDP
đó của cả nước thì xuất khẩu đóng góp khoảng 50%
(Thương mại luôn gắn kết với các ngành, các cấp tạo nên
thành quả đó). Riêng giá trị xuất - nhập khẩu đạt khoảng
69 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 32 tỉ USD (năm 2004 đạt

Sản xuất giày thể
thao xuất khẩu.


26 tỉ USD), “kéo” nhập siêu lần đầu tiên xuống thấp kỷ lục của nước ta còn hơn
15% kim ngạch xuất khẩu (năm 2004 là 24%)…

Về “những thực tiễn biết nói” quan trọng hơn nhưng khó thể hiện bằng con số
như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh và hợp lý theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nhạy bén trước thực tiễn biến động, do đó có những đổi
mới về chủ trương, cơ chế quản lý kinh tế tạo điều kiện nhiều mặt cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn
dân ta gắn với sự hợp tác quốc tế đã làm cho ta vượt bao gian nan cả về kinh tế,
chính trị - xã hội lẫn thiên tai dịch bệnh… có lúc tưởng chừng khó vượt qua. Sự
gắn liền tăng trưởng kinh tế với kết quả to lớn xóa đói, giảm nghèo chủ yếu từ
sản xuất và giải quyết việc làm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân. Lòng tin và sự phấn khởi của đại đa số nhân dân ta đối với Đảng và
Nhà nước, với chế độ ta và công cuộc đổi mới ngày càng tăng. Sự ổn định chính
trị, trật tự và an ninh xã hội cùng với tăng trưởng kinh tế… đã làm cho nước ta
ngày càng là một môi trường đầu tư - hợp tác kinh tế có sức hấp dẫn hơn; là một
đối tác bình đẳng, đáng tin cậy hơn; là một “điểm đến” an toàn, ưu ái và cuốn hút
quốc tế hơn…
Riêng với Ngành thương mại
Qua 20 năm đổi mới và đặc biệt là qua Ất Dậu - 2005, tôi cảm nhận về Bài học
“phi thương bất phú” - hiểu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ
Chí Minh và của Đảng ta để Thương mại ngày càng vững vàng cùng các ngành,
các cấp và cả dân tộc ta từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một là, những luận điểm của V.I.Lênin mà vài chục năm trước Đổi mới, chúng ta
và nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã “bỏ qua” một cách duy ý chí. Ví dụ: về “kinh
tế hàng hóa” và “kinh tế nhiều thành phần”; về “quan hệ hàng hóa - tiền tệ - thị
trường”; về “hạch toán - kinh doanh”; về “học cách buôn bán và làm thương
mại”, “không sợ những quan hệ tư bản chủ nghĩa nảy sinh trong kinh tế khi
chuyên chính vô sản vững mạnh” và “phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tất cả
những thành tựu mà nhân loại, nhất là chủ nghĩa tư bản đã tạo ra” - với “công
thức” có ý nghĩa tượng trưng là: “Đường sắt Phổ + Quản lý Mỹ + Giáo dục Mỹ +
Chính quyền Xô Viết = Chủ nghĩa cộng sản”; rằng, “Đảng nào muốn chặn đứng
sự trao đổi, mua bán hàng hóa… thì chẳng những là dại dột mà còn là tự sát”…

Hồ Chí Minh cho rằng: trong kinh tế hàng hóa thì “mua bán phải theo giá cả thích
đáng”; rằng, “Trong nền kinh tế quốc dân có 3 mặt quan trọng: nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp… quan hệ mật thiết… thương nghiệp là cái khâu
giữa nông nghiệp và công nghiệp… nếu bị dứt thì không liên kết được… không
củng cố được công nông liên minh…”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, thương
nghiệp cần “mua những thứ đã khuyến khích đồng bào bán, bán những thứ
đồng bào cần mua”.
Và, “Ngành Thương nghiệp phải mua bán công bằng, chớ nên ép cấp, ép giá…
việc mua bán phải có hợp đồng và làm đúng hợp đồng”; “… phải đồng tâm nhất
trí mới làm tròn nhiệm vụ kinh doanh…, mới giúp đỡ tư nhân kinh doanh để ổn


định vật giá, thúc đẩy sản xuất…”, “… phải hợp sức lại để chặn tay bọn đầu cơ…
vì chúng vừa làm cho chính quyền vất vả, vừa làm cho nhân dân thiệt thòi”…
Hai là, bài học “phi thương bất phú” của chúng ta hiện nay không còn trong
phạm vi hạn hẹp cổ xưa coi thương mại, buôn bán chỉ là việc của những cá
nhân, những “cánh thương lái”… nào đó. Trái lại, những quan hệ Thương mại,
hoạt động thương mại ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò có ý nghĩa quyết định
trong nền sản xuất xã hội và nền kinh tế hiện đại; chẳng những của mọi quốc gia
mà còn mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, “làm thương mại” phải đặc biệt
chú ý nắm bắt để chủ động vận dụng các quy luật và tính quy luật kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội… nói chung. Các quy luật chung đó còn thể hiện qua các quy
luật và tính quy luật cụ thể hơn như: Thị trường, cung - cầu, giá cả, hợp tác, đấu
tranh, cạnh tranh; luật quốc gia và quốc tế, quan hệ quốc gia và quốc tế; các mối
quan hệ đơn phương, song phương, đa phương, các quan hệ chằng chịt giữa
kinh tế với chính trị, văn hóa - xã hội; việc phát hiện, khai thác kịp thời và hợp lý
các tiềm năng nội lực, ngoại lực - truyền thống và hiện đại; phân tích và khai
thác những “mũi nhọn kinh tế” và lợi thế so sánh… và… Hai thập kỷ đổi mới và
nhất là thời đoạn 2001 - 2005, riêng lĩnh vực thương mại đã cho ta những “bài
học cay, đắng, ngọt, bùi”… qua các quy luật, tính quy luật, các mối quan hệ rất

đa dạng và phức tạp đó. Không thường xuyên học hỏi - nâng cao nhận thức
mới, đúng đắn, cập nhật để có thể “dĩ bất biến, ứng vạn biến” ngay trong lĩnh vực
Thương mại đầy hấp dẫn nhưng rất phức tạp này… sẽ bị trả giá đắt nhất là khi
đã gia nhập WTO sẽ có những vận hội mới và thách thức mới to lớn hơn nhiều.
Ba là, bài học “phi thương bất phú” của ta hiện nay cần rút ra nữa là: Những
người trực tiếp làm thương mại ngày càng phải thể hiện bản lĩnh chuyên nghiệp
cao của những Thương gia xã hội chủ nghĩa thì mới góp phần thực hiện tốt
đường lối Đổi mới của Đảng ta được cô đúc trong câu: Vừa mở rộng hợp tác
quốc tế có hiệu quả ngày càng cao, vừa giữ vững nền độc lập - tự chủ theo mục
tiêu xã hội chủ nghĩa
Những người làm Thương mại Việt Nam có tính chuyên nghiệp cao rất cần bản
lĩnh của Thương gia xã hội chủ nghĩa; rất cần hiểu và thể hiện bài học này. Chỉ
có làm được như vậy mới góp phần vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và dân tộc
để vừa mở rộng hợp tác quốc tế có hiệu quả ngày càng cao, vừa giữ vững độc
lập, tự chủ theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Riêng trên mặt trận Thương mại,
càng không thể thuần túy kinh tế, hạch toán lỗ lãi qua kim ngạch… bằng bất kỳ
giá nào, bất chấp cả những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản trong đường lối đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng ta đã đề ra. Ví dụ: trong kinh tế
hàng hóa, cơ chế thị trường, hội nhập… nói chung và Thương mại nói riêng thì
hạch toán lỗ lãi, hiệu qủa, sản lượng chất lượng… là yêu cầu khách quan - khoa
học - thực tiễn; kể cả việc hội nhập với các khu vực và gia nhập WTO là rất cần
thiết và rất quan trọng… nhưng vẫn phải thường trực tính nguyên tắc: tôn trọng
lẫn nhau, giữ vững độc lập, tự chủ không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi để hòa bình và phát triển nhanh, bền vững,
tiến bộ, văn minh.


Bốn là, bài học “phi thương bất phú” của Thương mại ta qua 20 năm đổi mới
cũng xuất phát từ Bài học “lấy dân làm gốc”. Mà, dân ở đây trước hết và chủ lực
chính là công - nông - trí thức - nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta

dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau đó là các ngành, các cấp… trong phát triển sản
xuất và vật chất; tinh thần… mới tạo ra các thị trường trong nước và tham gia
chủ động hội nhập các thị trường quốc tế. Ngành Thương mại, ngành ngoại
giao… như Bác Hồ chỉ rõ: là những cầu nối, là sợi dây liên kết bền chặt để cho
nhân dân ta ở mọi thành phần kinh tế, mọi dân tộc, mọi tôn giáo, mọi giai tầng xã
hội và mọi ngành, nghề… hợp tác, liên doanh, phát triển sản xuất. Hơn nữa,
Thương mại hiện vẫn “làm dâu trăm họ” nhưng không chỉ là “cô dâu” bảo sao
nghe vậy như xưa… mà thương mại ngày càng tỏ rõ là một người dũng sĩ giữ vị
thế ngày càng chủ động góp phần quyết định sự tăng trưởng, phát triển của cả
Hệ thống sản xuất và kinh tế toàn xã hội. Bài học “lấy dân làm gốc” trong 20 năm
qua, đặc biệt trong năm 2005 càng thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực sản xuất - kinh
tế nước ta, trong đó có thương mại nổi bật - cũng thực chất là “vì dân và do
dân”. Ví dụ: khi có những biến động bất lợi về thị trường xuất - nhập khẩu do
Đông Âu, Liên Xô sụp đổ; khi có “những vụ kiện cáo” vô lý làm ta mất nhiều lợi
thế và rất đáng lo ngại… thì Nhà nước ta, các bộ, ngành, trong đó có Thương
mại đã đưa ra nhiều chủ trương chuyển hướng sáng tạo, hiệu quả để vẫn chủ
động phát huy cả nội lực từ dân. Một mặt là gỡ bí “đầu ra” cho dân - tức là vì
dân. Nhưng mặt khác, cũng lại do dân phát huy tài trí và sự tự tin, phấn khởi vào
những chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh… mà từ đó ta mở rộng ra các
mặt hàng khác, các thị trường mới đầy triển vọng tốt đẹp để có thành quả vượt
bậc của Ất Dậu - 2005 và mở ra triển vọng tốt đẹp cho những năm tới.
Đó là những minh chứng sống động của những Bài học từ thực tiễn Thương mại
và đất nước ta đang cất cánh và tăng tốc theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa - thực chất là: xã hội hóa - của dân, do dân, vì dân theo ánh sáng Mác Lê nin, Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta.
Xin chúc Thương mại ta, đất nước ta, dân tộc ta một Bính Tuất - 2006 an khang,
thịnh vượng hơn, tiến bộ, văn minh hơn.




×