Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

kịch bản phiên tòa hồ sơ số 10 dân sự học viện tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.07 KB, 15 trang )

*** Thư ký phiên tòa:
- Đề nghị mọi người trong phòng xử án giữ trật tự. Sau đây tôi xin phổ biến nội quy phiên
tòa.
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng
có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng
đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc
vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên
tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy
mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút
trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư
ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ
có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều
khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của
Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình
ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội
đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng
và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút
thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn
nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt
thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử
án khi có lý do chính đáng.


Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu


tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi
tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ
tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
- Đề nghị tất cả mọi người trong phòng xử án đứng dậy... Kính mời Hội đồng xét xử vào
phòng xử án làm việc.
*** Thẩm phán:
- Hôm nay ngày 11 tháng 3 năm 2017, TAND TP Phủ Lý Tỉnh Hà Nam tiến hành xét xử
công khai sơ thẩm vụ án dân sự về “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là
Ông Chu văn Sinh và Bà Chu Thị Hồng Thanh và bị đơn là Bà Đinh Thị Tám. Thay
mặt HĐXX, tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa. Mời tất cả mọi người trong phòng xử án ngồi.
- Thay mặt HĐXX, tôi công bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử:
TAND TP PHỦ LÝ
TỈNH HÀ NAM
-----------------Số: 65/2012/QĐST-DS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------Phủ Lý, ngày 03 tháng 08 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TP PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
Căn cứ vào các điều 41, 179 và 195 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 20/2012/TLST- DS ngày 08 tháng11
năm 2012.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về việc: Kiện đòi tài sản

* Nguyên đơn:
- Bà Chu Thị Hồng Thanh (tên gọi khác Chu Thị Thanh), sinh năm 1930
Địa chỉ: số nhà 12, tổ 16 phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Người đại diện theo ủy quyền: Chị Chu Thị Hồng Tâm, sinh năm 1970
Địa chỉ: số nhà 61, tổ 16 phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Ông Chu Văn Sinh, sinh năm 1936
Địa chỉ: thôn Vạn Thắng, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn


* Bị đơn : bà Đinh Thị Tám, sinh năm 1930
Địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Chu Thị Loan, sinh năm 1935
Địa chỉ: tổ 3 phường Cầu Thía, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Người đại diện theo ủy quyền: ông Chu Anh Quyết, sinh năm 1952
Địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Bà Chu Thị The, sinh năm 1944
Địa chỉ: đội 1 thôn Diên Điền, xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Người đại diện theo ủy quyền: ông Chu Anh Quyết, sinh năm 1952
Địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Ông Chu Khắc Hồng, sinh năm 1956;
- Bà Trần Thị Đắc, sinh năm 1957;
- Bà Chu Thị Mai, sinh năm 1952
Cùng địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Thời gian mở phiên toà: 8giờ00 phút, ngày 17 tháng05 năm2013.
Địa điểm mở phiên toà: trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Vụ án được xét xử công khai
2. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà: bà Nguyễn Thị Xuyên
Các Hội thẩm nhân dân: Ông Phạm Minh Tường và bà Trần Thị Kim Oanh

Thư ký Toà án: ông Đỗ Xuân Lập
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân: bà Nguyễn Thị Thúy Tình .
Nơi nhận:
TÒA ÁN NHÂN DÂN TP PHỦ LÝ
- Các đương sự;
Thẩm phán
- VKS TP Phù Lý;
(đã ký, đóng dấu)
- Lưu hồ sơ vụ án.
Nguyễn Thị Xuyên

*** Thẩm phán:
- Đề nghị bà Nguyễn Ngọc Tường Vi - thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có
mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án
và lý do vắng mặt.
*** Thư ký phiên tòa:
- Kính thưa Hội đồng xét xử:
+ Nguyên đơn: Ông Chu Khắc Sinh và Bà Chu Thị Hồng Tâm có mặt.
+ Luật sư: Nguyễn Tiến Lộc, Thái Thị Long là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn có mặt.
+ Bị đơn: Bà Đinh Thị Tám có mặt


+ Luật sư: Trần Thị Như Nguyệt, Lê Huỳnh Nhật Minh, Tạ Chí Nhớ là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn có mặt
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Chu Anh Quyết, ông Chu Khắc
Hồng, bà Chu Thị Đắc, bà Chu Thị Mai có mặt.
Thưa hết.
*** Thẩm phán:
- Sau đây, tôi tiến hành kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy

triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng
khác.
+ Đề nghị Nguyên đơn - ông Chu Khắc Sinh đứng dậy, ông cho biết họ và tên
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX, Tôi tên Chu Khắc Sinh
*** Thẩm phán: Đề nghị ông cho HĐXX biết ông sinh vào ngày tháng năm nào?
***Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX tôi sinh ngày 1936
*** Thẩm phán: ông cho HĐXX biết địa chỉ thường trú?
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX tôi đăng ký thường trú tại: thôn Vạn Thắng, xã Hòa
Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

*** Thẩm phán: ông cho HĐXX biết hiện tại ông đang làm công việc gì?
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX hiện tại tôi đang làm nông.
*** Thẩm phán: Mời ông ngồi. HĐXX mời nguyên đơn - bà Chu Thị Hồng Tâm đứng
dậy. Đề nghị bà cho HĐXX biết họ và tên
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX, Tôi tên Chu Thị Hồng Tâm
*** Thẩm phán: Đề nghị bà cho HĐXX biết ngày tháng năm sinh?
***Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX tôi sinh ngày 1970
*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết địa chỉ thường trú?
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX tôi đăng ký thường trú tại: số nhà 61, tổ 16 phường Nam
Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết hiện tại bà đang làm công việc gì?
*** Nguyên đơn: Kính thưa HĐXX hiện tại tôi làm nội trợ tại nhà.
*** Thẩm phán: Mời bà ngồi. HĐXX mời bị đơn - bà Đinh Thị Tám đứng dậy. Đề nghị
bà cho HĐXX biết họ và tên


*** Bị đơn: Kính thưa HĐXX, Tôi tên Đinh Thị Tám
*** Thẩm phán: Đề nghị bà cho HĐXX biết ngày tháng năm sinh?
*** Bị đơn: Kính thưa HĐXX tôi sinh ngày 1930

*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết địa chỉ thường trú?
*** Bị đơn: Kính thưa HĐXX tôi đăng ký thường trú thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam

*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết hiện tại bà đang làm công việc gì?
*** Bị đơn: Kính thưa HĐXX hiện tại tôi làm nội trợ tại nhà.
*** Thẩm phán: Mời bà ngồi. HĐXX mời người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - bà
Trần Thị Đắc đứng dậy. Đề nghị bà cho HĐXX biết họ và tên
*** NCQNVLQ: Kính thưa HĐXX, Tôi tên Trần Thị Đắc
*** Thẩm phán: Đề nghị bà cho HĐXX biết ngày tháng năm sinh?
*** NCQNVLQ: Kính thưa HĐXX tôi sinh ngày 1957
*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết địa chỉ thường trú?
*** NCQNVLQ: Kính thưa HĐXX tôi đăng ký thường trú tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

*** Thẩm phán: Bà cho HĐXX biết hiện tại bà đang làm công việc gì?
*** NCQNVLQ: Kính thưa HĐXX hiện tại tôi làm ruộng
*** Thẩm phán: Mời bà ngồi. Sau đây tôi phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của
người tham gia tố tụng khác.
Còn 3 người chưa thẩm tra: Chu Anh Quyết, Chu Khắc Hồng, Chu Thị Mai
+ Đề nghị nguyên đơn đứng dậy, Tại phiên tòa ngày hôm nay, nguyên đơn có các
quyền và nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
- Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi
kiện.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.


- Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú của mình; trong quá trình Tòa án

giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú thì phải thông báo kịp thời cho
đương sự khác và Tòa án.
- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
- Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
- Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với
Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm
chứng.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp
dụng.
- Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật
này.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
+ Nguyên đơn đã nghe rõ các quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa?



*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Tôi đã nghe rõ
*** Thẩm phán: Tại phiên tòa ngày hôm nay, nguyên đơn có yêu cầu luật sư Nguyễn Tiến
Lộc, Thái Thị Long làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên
tòa, nguyên đơn có yêu cầu thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên
đơn hay không?
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Tôi không yêu cầu thay đổi
*** Thẩm phán: Mời nguyên đơn ngồi. Đề nghị Bị đơn đứng dậy.
+ Tại phiên tòa ngày hôm nay, bị đơn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của
nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
- Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu
cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận
để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú của mình; trong quá trình Tòa án
giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú thì phải thông báo kịp thời cho
đương sự khác và Tòa án.
- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
- Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
- Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.



- Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với
Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm
chứng.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp
dụng.
- Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật
này.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
+ Bị đơn đã nghe rõ các quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa?
*** Bị đơn: Tôi đã nghe rõ
*** Thẩm phán: Tại phiên tòa ngày hôm nay, bị đơn có yêu cầu luật sư Trần Thị Như
Nguyệt, Lê Huỳnh Nhật Minh, Tạ Chí Nhớ làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị đơn tại phiên tòa, bị đơn có yêu cầu thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị đơn hay không?
*** Bị đơn: Tôi không yêu cầu thay đổi
*** Thẩm phán: Mời bị đơn ngồi. Đề nghị người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đứng
dậy.
+ Tại phiên tòa ngày hôm nay, NCQLVNVLQ có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.



- Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với
bên bị đơn.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú của mình; trong quá trình Tòa án
giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú thì phải thông báo kịp thời cho
đương sự khác và Tòa án.
- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
- Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
- Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác tham gia tố
tụng.
- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự.
- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với
Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm
chứng.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp
dụng.
- Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật
này.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.



- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
+ NCQLVNVLQ đã nghe rõ các quyền và nghĩa vụ của mình hay chưa?
*** NCQLVNVLQ: Tôi đã nghe rõ lần lượt trả lời
*** Thẩm phán: Mời NCQLVNVLQ ngồi.
+ Sau đây tôi giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử, người ngồi bên tay trái tôi là
Ngô Đình Nguyên Khôi - cán bộ Phòng Tài nguyền Môi Trường, thành phố Phủ Lý, người
ngồi bên tay phải tôi là Nguyễn quang Lộc - cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ, Thành phố Phủ
Lý. Tôi là Diệp Bảo Nghĩa – Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa.
+ Người ngồi trước mặt phía bên tay trái tôi là Nguyễn Ngọc Tường Vi – cán bộ Tòa
án giữ nhiệm vụ thư ký phiên tòa.
+ Người ngồi trước mặt phía bên tay phải tôi là Nguyễn Văn Lợi - đại diện VKSND
thành phố Phủ Lý.
+ Đề nghị nguyên đơn đứng dậy, nguyên đơn có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội
thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa hay không?
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Kính thư HĐXX không
*** Thẩm phán: Mời nguyên đơn ngồi. Đề nghị bị đơn đứng dậy. Bị đơn có đề nghị thay
đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa hay không?
*** Bị đơn: Kính thư HĐXX không
*** Thẩm phán: Mời bị đơn ngồi. Đề nghị NCQLVNVLQ đứng dậy. NCQLVNVLQ có đề
nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa hay không?
*** NCQLVNVLQ: Kính thư HĐXX không
*** Thẩm phán: Mời NCQLVNVLQ ngồi. Hai vị hội thẩm có ai có ý kiến gì về phần thủ
tục hay không?
*** Hội thẩm (lần lượt hai hội thẩm trả lời, ngồi trả lời): Tôi không có ý kiến gì thêm
*** Thẩm phán: Vị đại diện VKS có ý kiến gì về phần thủ tục hay không?
*** VKS (VKS đứng lên để trả lời rồi ngồi xuống): Về phần thủ tục, HĐXX đã làm đúng
theo quy định của pháp luật, tôi không có ý kiến gì thêm, mời HĐXX tiếp tục làm việc.



*** Thẩm phán: Vị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa
ngày hôm nay có ý kiến gì thêm đối với phần thủ tục hay không?
*** LS nguyên đơn (đứng trả lời rồi ngồi xuống): Tôi không có ý kiến gì thêm đối với
phần thủ tục kính mời HĐXX tiếp tục làm việc.
*** Thẩm phán: Vị luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tại phiên tòa ngày
hôm nay có ý kiến gì thêm đối với phần thủ tục hay không?
*** LS bị đơn (đứng trả lời rồi ngồi xuống): Tôi không có ý kiến gì thêm đối với phần thủ
tục kính mời HĐXX tiếp tục làm việc.
*** Thẩm phán: Nếu không ai có ý kiến gì về phần thủ tục, tôi tuyên bố kết thúc phần thủ
tục chuyển sang phần hỏi.
+ Đề nghị nguyên đơn đứng dậy. Tại phiên tòa ngày hôm nay, nguyên đơn có thay
đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Kính thư HĐXX tôi không thay đổi
*** Thẩm phán: Tại phiên tòa ngày hôm nay, các đương sự có thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết vụ án hay không
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Thanh lần lượt trả lời): Kính thư HĐXX chúng tôi không
thỏa thuận được.
*** Thẩm phán: Mời nguyên đơn ngồi. Đề nghị bị đơn đứng dậy. Tại phiên tòa ngày hôm
nay, bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
*** Bị đơn: Kính thư HĐXX tôi không thay đổi
*** Thẩm phán: Tại phiên tòa ngày hôm nay, các đương sự có thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết vụ án hay không
*** Bị đơn: Kính thưa HĐXX chúng tôi không thỏa thuận được.
*** Thẩm phán: Mời bị đơn ngồi. Đề nghị NCQLVNVLQ đứng dậy. Tại phiên tòa ngày
hôm nay, NCQLVNVLQ có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn
bộ yêu cầu độc lập hay không.
*** NCQLVNVLQ: Kính thưa HĐXX tôi không có yêu cầu gì
*** Thẩm phán: Tại phiên tòa ngày hôm nay, các đương sự có thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết vụ án hay không



*** NCQLVNVLQ: Kính thưa HĐXX chúng tôi không thỏa thuận được.
*** Thẩm phán: Vì các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
vụ án do đó HĐXX tiếp tục giải quyết vụ án. Đề nghị người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của
nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.
*** LS nguyên đơn (đứng lên đọc và ngồi xuống): [Yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn.doc]
*** Thẩm phán: Đề nghị nguyên đơn đứng dậy. Sau khi nghe ý kiến trình bày của vị luật
sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn về yêu cầu của nguyên đơn và các
chứng cứ chứng minh, nguyên đơn có ý kiến gì bổ sung hay không?
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Kính thư HĐXX tôi không có ý
kiến gì bổ sung.
*** Thẩm phán: Mời nguyên đơn ngồi. Đề nghị Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề
nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp
pháp.
*** LS bị đơn (đứng lên đọc và ngồi xuống): [Bản ý kiến của bị đơn.doc]
*** Thẩm phán: Đề nghị bị đơn đứng dậy. Sau khi nghe ý kiến trình bày của vị luật sư bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn về ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên
đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh thì bị đơn có ý kiến gì
bổ sung hay không?
*** Bị đơn: Kính thư HĐXX tôi không có ý kiến gì bổ sung.
*** Thẩm phán: Mời bị đơn ngồi. Đề nghị người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình
bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên
đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
*** NCQVNVLQ (đứng lên đọc và ngồi xuống): [Bản ý kiến của NCQLVNVLQ.doc]
*** Thẩm phán: Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của đương sự, để làm rõ thêm các tình tiết của vụ án các đương sự, người bảo


vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các được sự được phép đặt câu hỏi với người khác về các
vấn đề liên quan đến vụ án.
... Chuyển sang phần hỏi, lần lượt mời ông Sinh – NĐ, bà Tâm – NĐ đặt câu hỏi, sau
đó là LS của nguyên đơn; bà Tám – BĐ; LS của bị đơn; NCQLVNVLQ...
... Nếu các đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không
còn câu hỏi nào khác thì Chủ tọa hỏi; sau đó là các Hội thẩm và KSV...
Lưu ý:
- Đương sự và Luật sư chỉ được đặt câu hỏi sau khi đề nghị với HĐXX và HĐXX đồng
ý bằng cách đề nghị người được hỏi đứng dậy.
- Nếu không còn câu hỏi nào để đặt thêm, đương sự và luật sư phải nói “tôi/luật sư
không còn câu hỏi nào để đặt thêm với ....., đề nghị HĐXX cho phép tôi/luật sư được
đặt câu hỏi cho ...... (hoặc đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc)”
- Đương sự, Luật sư chỉ được đặt câu hỏi/trả lời khi HĐXX mời, khi hỏi hay trả lời
phải đứng dậy.
- Hội thẩm khi đặt câu hỏi không phải đứng. VKS khi hỏi phải đứng.


*** Thẩm phán: Đề nghị nguyên đơn đứng dậy. Ngoài các câu hỏi và các vấn đề đã nêu
Nguyên đơn có còn câu hỏi nào liên quan đến vụ án cần đặt ra cho những đương sự khác
nữa hay không?
*** Nguyên đơn (ông Sinh và bà Tâm lần lượt trả lời): Kính thưa HĐXX tôi không còn
câu hỏi nào để đặt thêm, kính mời HĐXX tiếp tục làm việc.
*** Thẩm phán: Mời nguyên đơn ngồi. Đề nghị nguyên đơn đứng dậy
các vị hội thẩm, luật sư, đương sự còn có câu hỏi nào nữa không? (Nhìn hội thẩm), luật sư
bên nguyên đơn
Luật sư ND: tôi không có câu hỏi gì thêm, mời HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ tọa: luật sư bên bị đơn

Luật sư BD: tôi không có câu hỏi gì thêm, mời HĐXX tiếp tục làm việc
Chủ tọa: Ông Sinh?
Ông Sinh: dạ không.
Chủ tọa: bà Tâm
Bà Thanh: Dạ thưa không
Chủ tọa: bà Tám
Bà Tám: Dạ thưa không
Chủ tọa: Ông Quyêt
Ông Quết: dạ không
Chủ tọa: bà Đắc
Bà Đắc: Dạ thưa không
Chủ tọa: bà Mai
Bà Mai: Dạ thưa không
Chủ tọa: ông Hồng
Bà Hồng: Dạ thưa không
Chủ tọa: nếu không ai có câu hỏi gì thêm tôi xin kết thúc phần xét hỏi chuyển sang phần
tranh luận.
Để nghị luật sư phía nguyên đơn phát biểu ý kiến.
Luật sư ND:……………………………………………………..
Chủ tọa: nguyên đơn có bổ sung gì không.
Nguyên đơn: thưa không


Chủ tọa: để nghị luật sư bị đơn phát biểu
Luật sư:…………………………………………………………
Chủ tọa: bị đơn có bổ sung gì không.
Bị đơn: tôi không có ý kiến gì thêm
………………
Chủ tọa: có ai còn có ý kiến gì để tranh luận nữa không?
Luậ sư ND: tôi không có ý kiến gì thêm, mời HĐXX tiếp tục làm việc

Luật sư BD: tôi không có ý kiến gì thêm, mời HĐXX tiếp tục làm việc
Nguyên đơn: dạ thưa không
Bị đơn: dạ thưa không
Chủ tọa: nếu không ai có ý kiến gì thêm tôi tuyên bố kết thúc phần tranh luận chuyển sang
nghị án.
…………………………
Thẩm phán: Nhận thấy người tham gia tố tụng đã phát biểu, tranh luận và đối đáp xong. Mời đại
diện VKS phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thứ
ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến
trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN
Trên đây là trình bày của đại diện Viện Kiểm sát. Đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng các tình
tiết sự việc để có quyết định hợp lý đảm bảo quyền lợi của các bên.
Thẩm phán: Cảm ơn đại diện VKS

Thư ký : Mời HDXX vào phòng xử án. Yêu cầu tất cả mọi người trong phòng xử án đứng
dậy.



×