Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu công viên thành phố thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.47 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG TỐ LINH CHI
KHÓA 2015-2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:

60.58.01.06

Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công trình

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ BÍCH THUẬN

Hà nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội; Khoa Sau Đại học; Khoa Quản lý đô thị và các đơn vị
liên quan. Đặc biệt xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Bích Thuận đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thành


nội dung luận văn.
Xin được biết ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các
nhà quản lý đô thị, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm,
giúp đỡ tôi trong nghiên cứu, lý luận khoa học và thực tiễn.
Xin được gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn với chất lượng cao
nhất. Song với kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế, môi
trường công tác ở cấp tỉnh và các văn bản pháp lý thay đổi nhanh nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý
thầy, quý cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Tố Linh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên thành phố Thái Bình là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu đề xuất trong luận văn là trung
thực có nguồn gốc rõ ràng và chính xác.
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Tố Linh Chi



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
* Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 4
* Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 4
* Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................... 5
* Các khái niệm thuật ngữ ................................................................. 5
* Cấu trúc luận văn ............................................................................ 7
NỘI DUNG ...........................................................................................
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG
GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ................................................................ 8
1.1. Khái quát chung. ......................................................................... 8
1.1.1. Khái quát chung về thành phố Thái Bình .................................... 8


1.1.2. Khái quát chung về vị trí và quy mô của khu công viên trong
thành phố...................................................................................................... 12
1.2. Quá trình hình thành và phát triển khu công viên thành phố
Thái Bình .................................................................................................... 15

1.2.1. Thực trạng về hệ thống công viên cây xanh trên địa bàn thành
phố Thái Bình............................................................................................... 15
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển khu công viên thành phố Thái
Bình ............................................................................................................. 18
1.3. Thực trạng về quản lý khu công viên thành phố Thái Bình ... 21
1.3.1. Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng khu công viên ............ 21
1.3.2. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan khu công viên ............. 23
1.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý ....................................................... 30
1.3.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý công viên 31
1.3.5. Thực trạng cơ chế chính sách về quản lý khu công viên .......... 32
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu trong công tác quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình ................ 33
1.4.1. Về công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ............... 33
1.4.2. Về hệ thống bộ máy quản lý ..................................................... 34
1.4.3. Về sự tham gia của cộng đồng .................................................. 34
1.4.4. Về cơ chế chính sách ................................................................ 35
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ........................................... 36
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................. 36


2.1.1. Các văn bản pháp lý của Nhà nước về kiến trúc cảnh quan ....... 36
2.1.2. Các văn bản pháp lý của địa phương có liên quan .................... 42
2.2. Cơ sở lý luận .............................................................................. 42
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về không gian, kiến trúc cảnh quan
đô thị ............................................................................................................ 42
2.2.2. Các tiêu chí để quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan........... 44
2.3. Định hướng phát triển khu công viên theo đồ án quy hoạch
khu công viên thành phố Thái Bình đã được duyệt ................................. 48
2.4. Những yếu tố tác động đến việc quản lý không gian, kiến trúc

cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình ........................................ 57
2.4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................... 57
2.4.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội .......................................... 58
2.4.3. Công tác quy hoạch .................................................................. 60
2.4.4. Các yếu tố khoa học kỹ thuật .................................................... 61
2.4.5. Các cơ chế chính sách............................................................... 61
2.4.6. Sự tham gia của cộng đồng ....................................................... 63
2.5. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý không gian, kiến
trúc cảnh quan của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam ............... 65
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước ........................................................... 65
2.5.2. Kinh nghiệm nước ngoài .......................................................... 72
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU CÔNG VIÊN THÀNH PHỐ THÁI
BÌNH ........................................................................................................... 77


3.1. Quan điểm mục tiêu và nguyên tắc quản lý không gian, kiến
trúc cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình ................................ 77
3.1.1. Quan điểm ............................................................................... 77
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................. 78
3.1.3. Nguyên tắc ............................................................................... 78
3.2. Giải pháp về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu
công viên ..................................................................................................... 79
3.2.1. Các quy định chung .................................................................. 79
3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị .................... 83
3.2.3. Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan cho các không
gian cụ thể .................................................................................................... 84
3.3. Giải pháp về hệ thống các công cụ quản lý không gian, kiến
trúc cảnh quan. ........................................................................................... 96
3.3.1. Rà soát hệ thống các văn bản pháp lý. ...................................... 96

3.3.2. Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy. .................. 97
3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................. 98
3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý. .................................... 101
3.5. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng. ................... 104
3.6. Giải pháp quản lý về hạ tầng kỹ thuật. .................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

QLXD

Quản lý xây dựng

QLQH

Quản lý quy hoạch

CĐT
UBND

Chủ đầu tư
Ủy ban nhân dân



DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Vị trí địa lý thành phố Thái Bình

Hình 1.2

Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình

Hình 1.3

Vị trí khu công viên thành phố Thái Bình

Hình 1.4

Công viên Lê Quý Đôn (vườn hoa thị xã trước kia) giữa
trung tâm thành phố

Hình 1.5

Một số hình ảnh của công viên Lê Quý Đôn

Hình 1.6

Khu công viên phường Kỳ Bá đang xây dựng dở dang.
Vì nhiều lý do, công trình đang tạm dừng thi công


Hình 1.7

Vườn hoa trong các khu ở bị người dân lấn chiếm sử
dụng

Hình 1.8

Đồ án quy hoạch khu công viên thành phố Thái Bình

Hình 1.9

Khu dân cư hiện trạng giáp khu vực quảng trường

Hình 1.10

Khu vực đặt tượng Bác trên đồi

Hình 1.11

Công trình đang xây dựng

Hình 1.12

Quảng trường trung tâm

Hình 1.13

Nơi đặt tượng đài Bác


Hình 1.14

Đồi cây xanh nhân tạo

Hình 1.15

Khu vực hồ nước

Hình 1.16

Cây xanh được trồng trong khu vực

Hình 1.17

Các tuyến đường chính


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.18

Hệ thống lưới điện trên trục chính

Hình 2.1

Quy hoạch sử dụng đất khu công viên

Hình 2.2


Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất khu công viên

Hình 2.3

Trẻ em vui chơi tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ

Hình 2.4

Công viên miễn phí vào cửa – có nhiều khu vui chơi

Hình 2.5

Khu vui chơi được các doanh nghiệp đầu tư

Hình 2.6

Môi trường an toàn và sạch đẹp

Hình 2.7

Buồng cao thế, hạ thế trong công viên Cầu Giấy cũng
được trang trí, tô vẽ cẩn thận

Hình 2.8

Khu dịch vụ trong công viên

Hình 2.9


Điểm vui chơi xanh, sạch, đẹp, an toàn cho người dân.

Hình 2.10

Tổng thể công viên “Garden by the bay” của Singapore

Hình 2.11

Không gian bên trong nhà kính

Hình 2.12

Những siêu cây nhân tạo

Hình 3.1

Mặt đứng triển khai của khu công viên

Hình 3.2

Mặt cắt qua khu vực quảng trường trung tâm

Hình 3.3

Hệ thống cây xanh và trục cảnh quan trong khu công
viên

Hình 3.4

Minh họa gạch lát – cây xanh


Hình 3.5

Phối cảnh khu vực quảng trường

Hình 3.6

Minh họa hình thức quảng trường trung tâm

Hình 3.7

Khu vực làng văn hóa


Hình 3.8

Kiến trúc công trình sử dụng vật liệu truyền thống

Hình 3.9

Các vật liệu và màu sắc khuyến khích sử dụng

Hình 3.10

Minh họa công viên giải trí

Hình 3.11

Mặt cắt qua khu dân cư


Hình 3.12

Mô hình nhà ở truyền thống

Hình 3.13

Nhà ở nông thôn truyền thống và hiện đại

Hình 3.14

Mặt cắt ngang khu dân cư hiện trạng

Hình 3.15

Đề xuất mô hình quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu công viên thành phố Thái Bình

Hình 3.16

Mô hình bãi xe kết hợp cây xanh

Hình 3.17

Một số mẫu thùng rác khuyến khích sử dụng

Hình 3.18

Hình thức ghế nghỉ chân nên đơn giản, thanh thoát

Hình 3.19


Một số hình ảnh cho biển chỉ dẫn


1

PHẦN MỞ ĐẦU
*) Lý do chọn đề tài
Thái Bình là một trong những trọng điểm phát triển của vùng duyên hải
Bắc Bộ và của vùng đồng bằng sông Hồng. Nơi đây chịu những ảnh hưởng
tích cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật – đô thị quan trọng như tuyến
đường Quốc lộ QL10, Quốc lộ QL39, và các trung tâm đô thị đã đang phát
triển mạnh như Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương. Đây là những yếu tố
ngoại lực có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thành phố Thái Bình được coi là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóaxã hội của Tỉnh, đồng thời, là đô thị đầu tàu trong hệ thống đô thị của Tỉnh.
Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng chính phủ ra quyết định công nhận
là đô thị loại II vào tháng 12 năm 2013. Đến nay, thành phố đang tích cực
triển khai các chính sách và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục
tiêu đưa thành phố Thái Bình sớm trở thành đô thị loại I.
Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế thì yêu cầu phát triển các mặt văn
hóa - xã hội cũng là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo sự phát triển đô thị
một cách hài hòa và bền vững.Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển của hệ
thống các trung tâm văn hóa, du lịch, tại thành phố Thái Bình vẫn chưa tận
dụng được các lợi thế và chưa có quy mô xứng đáng với tiềm năng phát triển
kinh tế-xã hội của khu vực. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có quá ít các khu
công viên, giải trí. Trong những năm gần đây, thành phố cũng đã chú trọng
đến việc quy hoạch hệ thống các công viên trên địa bàn thành phố, song đến
nay việc triển khai xây dựng các khu công viên này vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, bất cập.
Phường Hoàng Diệu thành phố Thái Bình trước đây được coi là khu

vực ngoại thành với quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn. Tuy nhiên, theo định
hướng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Bình đến năm 2030 đã


2

được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt năm 2011, đã xác định mục tiêu phát
triển không gian thành phố Thái Bình về phía Bắc sông Trà Lý, trên địa bàn
phường Hoàng Diệu và khu vực phụ cận, đã mở ra hướng phát triển thuận lợi,
là tiền đề quan trọng để xây dựng thành phố hai bên sông. Cực phát triển phía
bắc sông Trà Lý, trên địa bàn phường Hoàng Diệu sẽ được quy hoạch các khu
chức năng quan trọng, bao gồm: khu trung tâm hành chính chính trị mới của
tỉnh, các khu công cộng, thương mại dịch vụ, thể dục thể thao, công viên...
Để có thể phát triển hài hòa các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội cũng như
phát huy được các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, UBND tỉnh Thái Bình đã
phê duyệt đề xuất quy hoạch khu công viên thành phố Thái Bình với định
hướng bảo tồn văn hóa nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời, tạo
nên một khu công viên hỗn hợp với đầy đủ các điều kiện để phát triển và bảo
tồn các giá trị văn hóa , tạo cảnh quan đẹp cho khu trung tâm mới của thành
phố Thái Bình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đô thị và khách
du lịch.
Hơn nữa, thực hiện chủ trương của Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam về việc xây dựng tượng đài "Bác Hồ với nông dân" tại tỉnh
Thái Bình, các cấp, các ngành tỉnh Thái Bình đã nhất trí lựa chọn địa điểm
xây dựng Quảng trường Thái Bình để xây dựng tượng đài "Bác Hồ với nông
dân" tại khu đất quy hoạch công viên tại phường Hoàng Diệu, thành phố Thái
Bình. Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 “Khu công viên thành phố
Thái Bình” đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt. Cho đến nay, một số
hạng mục của dự án đã và đang được triển khai xây dựng.
Trên thực tế, nhiều đồ án, dự án xây dựng mới trên địa bàn thành phố

Thái Bình đã và sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong công tác quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan. Ngay từ công tác lập và phê duyệt một số đồ
án quy hoạch đã không chú trọng vào các yếu tố về thiết kế đô thị, không gian


3

kiến trúc cảnh quan. Đến các bước sau quy hoạch là quản lý, khai thác cũng
còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô
thị. Các hiện tượng xây dựng sai quy hoạch, tự ý thay đổi kiến trúc cảnh quan,
kết nối giữa các không gian đô thị mới và không gian đô thị hiện hữu, lấn
chiếm đất công cộng, đất cây xanh v.v… Làm cho hình ảnh đô thị xấu đi
nhanh chóng và không đi theo đúng định hướng của đồ án quy hoạch đã đặt
ra, chất lượng đô thị không đạt được như kỳ vọng, làm giảm hiệu quả đầu tư
và gián tiếp gây ô nhiễm không gian kiến trúc cảnh quan chung vốn đã lộn
xộn tại thành phố Thái Bình và gây nhiều bức xúc cho người dân.
Vì vậy, vấn đề quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan, là vấn đề hết sức nóng bỏng, khiến nhiều nhà chuyên
môn đang phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật, chất lượng, hiệu quả.
Thêm vào đó, khu công viên thành phố Thái Bình với diện tích 91,8ha
là khu vực công viên hỗn hợp, tập trung và trọng điểm của toàn tỉnh Thái
Bình. Đây sẽ là nơi kết hợp giữa yếu tố văn hóa di sản như: quảng trường,
tượng đài, đền thờ Bác Hồ, các công trình văn hóa, làng nghề truyền thống…
với yếu tố du lịch, giải trí của người dân. Do vây, việc quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan nơi đây càng cần được chú trọng.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý quy
hoạch theo xây dựng, quản lý quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu
công viên thành phố Thái Bình mang tính cấp thiết có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người hiện đại, các hoạt

động hồi phục và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, vui chơi giải trí phù hợp
đúng chức năng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu "Quản lý không
gian, kiến trúc cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái


4

Bình" là cần thiết và cấp bách, mang tính thời sự cao, phù hợp với định
hướng phát triển quy hoạch, kiến trúc của tỉnh Thái Bình.
*) Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả không gian kiến trúc,
cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
*) Đối tượng nghiên cứu
Không gian, kiến trúc cảnh quan khu công viên thành phố Thái Bình.
Hệ thống quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực công viên
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
*) Phạm vi nghiên cứu
Khu công viên thuộc địa bàn phường Hoàng Diệu – thành phố Thái
Bình nằm trong định hướng quy hoạch chung thành phố Thái Bình đã được
UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày
24/11/2011, và đã được lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.
Tổng diện tích nghiên cứu theo quy hoạch: 91,8ha.
*) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.



5

*) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện lý luận về công tác nghiên
cứu kiến trúc cảnh quan đô thị trong đó tập trung vào lý luận về kiến trúc
cảnh quan các công viên trong đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Có thể áp dụng các giải pháp đề xuất quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên tại phường Hoàng Diệu vào
việc quản lý hệ thống công viên còn lại trên địa bàn thành phố Thái Bình.
*) Các khái niệm và thuật ngữ
- Khu công viên thành phố Thái Bình: là khu công viên trung tâm, có
quy mô lớn và hiện đại nhất thành phố Thái Bình nói riêng và của tỉnh Thái
Bình nói chung. Khu công viên được quy hoạch có diện tích 91,8ha, với đầy
đủ các tiện ích phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong tỉnh.
Đặc biệt khu công viên gắn liền với quảng trường và tượng đài Bác Hồ với
nông dân là công trình trọng điểm được tỉnh đầu tư xây dựng. Hiện nay công
trình vẫn đang được lập quy hoạch và triển khai xây dựng được một phần.
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của
thị xã; thị trấn.
- Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều ảnh hưởng quan sát
ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường



6

phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi núi,
gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
- Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị,
- Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Theo nghĩa
rộng thì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm
việc, nghỉ ngơi...) ở đô thị.
- Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác
động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự hài hòa giữa chúng.
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồn các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí
hậu, không trung và con người.
+ Yếu tố nhân tạo gồm: kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí.
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những
nội dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập
hình ảnh cấu trúc không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên
nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng
cao chất lượng sống đô thị.


7


- Quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan: Bao gồm những quy
định quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan,
kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố, tuyến phố trong đô thị do
chính quyền xác định theo yêu cầu quản lý.
*) Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh
quan khu công viên thành phố Thái Bình.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý kiến trúc cảnh quan khu công viên
thành phố Thái Bình.
Chương 3:Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh khu công viên
thành phố Thái Bình.
Phần 3: Kết luận – Kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo – Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


115


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Công trình Công viên thành phố Thái Bình gắn liền với quảng trường
Bác Hồ với nông dân là một công trình trọng điểm của tỉnh Thái Bình, được
đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu của nhân dân không chỉ về du
lịch, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, mà còn mang tính chất chính trị xã hội.
Việc thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp ”Quản lý không gian, kiến
trúc cảnh quan Công viên thành phố Thái Bình” nhằm đánh giá chung về thực
trạng phát triển, các giải pháp quản lý các khu công viên tại thành phố Thái
Bình để đưa ra được những bất cập, khó khăn còn tồn tại trong tình hình
chung hiện nay.
Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả nhất
định, cụ thể:
- Đánh giá thực trạng: Từ những khái quát chung về tình hình phát triển
hiện nay của thành phố Thái Bình tuy đã có những bước phát triển mang tính
đột phá để mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2020, nhưng với việc tập
trung đầu tư xây dựng cho các dự án nhà ở, các công trình thương mại dịch vụ
thu hút đầu tư nên các không gian xanh trong đô thị thời gian vừa qua còn ít
được quan tâm. Trên thực tế, hiện nay các khu công viên cây xanh trên địa
bàn thành phố Thái Bình nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung còn rất hạn
chế. Các khu vực vườn hoa, công viên chưa được nghiên cứu đầu tư thỏa
đáng, việc quản lý các khu vực này còn lỏng lẻo, thiếu các quy định cụ thể,
chưa có phân cấp rõ ràng. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư cho các không gian
xanh, sạch trong đô thị là điều quan trọng cho sự phát triển toàn diện của đô
thị. Hệ thống cây xanh, mặt nước trong các khu công viên kết hợp với các


116


công trình kiến trúc phụ trợ, quảng trường, các không gian xung quanh tạo
thành một quần thể du lịch, nghỉ ngơi, và là lá phổi xanh cho đô thị.
- Các cơ sở khoa học: Dựa trên các nội dung quy định pháp lý của Nhà
nước và của địa phương về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là
cơ sở để quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu công viên. Thông quan
các cơ sở thực tiễn như: việc phân tích những yếu tố tác động đến công tác
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu công viên, việc đánh giá chung
về tình hình phát triển, hiện trạng của một số công viên trong nước và trên thế
giới để thấy rõ được sự thiếu hụt lớn các không gian chức năng trong khu
công viên, các quy định, các hình thức quản lý đối với khu công viên. Đồng
thời luận văn cũng xác định rõ định hướng phát triển khu viên theo đồ án quy
hoạch đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Các giải pháp quản lý: Thông qua việc đánh giá hiện trạng, và dựa
trên các cơ sở khoa học, cơ sỏ thực tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp để khắc
phục những tồn tại, bất cập hiện nay, cải thiện không gian xanh cho thành
phố, và các giải pháp để quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đạt hiệu quả.
Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan của khu công viên
phải dựa vào các quy định chung, các quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã
được phê duyệt để đưa ra các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh
quan cho từng không gian, từng khu vực cụ thể. Ngoài ra, nghiên cứu và cần
triển khai các giải pháp đồng bộ về các vấn đề cụ thể về: các công cụ pháp lý;
các cơ chế chính sách; bộ máy quản lý; hạ tầng kỹ thuật; sự tham gia tích cực
của cộng đồng.
Việc nghiên cứu và đề xuất những vấn đề trong luận văn với mong
muốn góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý đô thị cho thành phố Thái Bình
nói chung và việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Công viên thành


117


phố nói riêng được cải thiện tốt hơn, mang lại những không gian xanh và sạch
cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị.
Kiến nghị
Qua nghiên cứu, các cấp chính quyền địa phương đã có những chính
sách để phát triển đô thị. Tuy nhiên, để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng
quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan Công viên thành phố Thái Bình, kiến
nghị một số vấn đề như sau:
* Đối với Ủy ban nhân dân thành phố:
- Thành phố Thái Bình cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển
khu công viên, xây dựng các dự án riêng lẻ cho từng khu vực, và có kế hoạch
bố trí kinh phí, phân kỳ đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay.
- Thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh các hạng mục cho phù
hợp với nhu cầu thực tế.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý đô thị tại địa phương.
- Đẩy mạnh việc xúc tiến thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp
có uy tín để đầu tư xây dựng các hạng mục phát triển khu công viên.
* Đối với các cấp ban ngành:
- Cần sớm ban hành các quy định, các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho việc
quy hoạch, quản lý khu công viên.
- Nhanh chóng phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố
Thái Bình.
- Tổ chức lập các quy hoạch chi tiết và công khai quy hoạch cho người
dân.


118

* Đối với người dân và cộng đồng xã hội:
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của mỗi người dân trong quá trình

hình thành nên Khu công viên: tham gia từ bước lập quy hoạch; trong quá
trình xây dựng dự án đến việc khai thác sử dụng các hạng mục công trình sau
này.
- Tham gia và hưởng ứng tích cực các hoạt động tuyên truyền nâng cao
ý thức người dân về bảo vệ cảnh quan, không gian của Khu công viên.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD.
2. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD
về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2005), Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, Thông tư
số 20/2005/TT-BXD.
4. Bộ Xây dựng (2008), Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô
thị, Thông tư số 06/2008/TT-BXD.
5. Bộ Xây dựng (2008), Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố, Thông tư số 08/2008/TT-BXD.
6. Nguyễn Ngọc Châu (2012), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội.
7. Chính phủ (2009), Về quản lý chiếu sáng đô thị, Nghị định số
79/2009/NĐ-CP.
8. Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
9. Chính phủ (2010), Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP.
10. Chính phủ (2010), Về quản lý cây xanh đô thị, Nghị định số
64/2010/NĐ-CP.
11. Chính phủ (2013), Về đầu tư phát triển đô thị, Nghị định số

11/2013/NĐ-CP.


12. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Cao Đức, Quá trình đô thị hóa các đô thị lớn ở Việt Nam
giai đoạn 1990-2000: Thực trạng và giải pháp.
14. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của
cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
15. Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
16. Phạm Trọng Mạnh (2012), Quản lý đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội.
17. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội.
18. Nguyễn Tố Lăng (2009), Công tác quản lý đô thị - Một nội dung
khoa học cấp bách - Kinh nghiệm thế giới và Khu vực, Hội thảo khoa học Đô
thị Việt Nam - Quy hoạch và quản lý phát triển bền vững - Hội Quy hoạch
Phát triển đô thị Việt Nam
19. Phạm Sỹ Liêm (2008), Đưa tư duy phát triến hiện đại vào Quy
hoạch và quản lý đô thị nước ta. Tạp chí Người Xây Dựng số tháng 7/2008.
20. Phạm Sỹ Liêm (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị
theo quy hoạch - Hội thảo Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch - Viện
nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.
21. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
22. Kim Quảng Quân (2010), Thiết kế đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội.
23. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về Quy hoạch
và quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.



×