Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

LVTS 2015 tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐÌNH SÁNG

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐÌNH SÁNG

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Dũng

HÀ NỘI - 2015

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Sáng

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH

9

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1.

Chất thải nguy hại và quy định của pháp luật về quản lý chất

9

thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại

9

1.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

11

1.2.

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Bộ


16

luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến

16

nay về các tội phạm môi trường nói chung và tội vi phạm quy
định về quản lý chất thải nguy hại nói riêng
1.2.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Bộ

21

luật hình sự Việt Nam hiện hành
1.2.3. Phân biệt tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

34

với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất
thải nguy hại và phân biệt tội này với một số tội phạm gây ô
nhiễm môi trường khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.3.

Kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số quốc gia về tội vi

38

phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
1.3.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)


39

1.3.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

41

4


1.3.3. Kinh nghiệm của Liên bang Nga

44

1.3.4. Kinh nghiệm của Cộng hòa Singapore

45

Chương 2:

THỰC TRẠNG VI PHẠM VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI

48

PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.

Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội có


48

liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
2.1.1. Một số đặc điểm về diện tích, dân số

48

2.1.2. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội có

49

liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và chất thải nguy hại
2.2.

Thực trạng vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

52

trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.

Thực tiễn xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải

56

nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.1. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính

56


2.3.2. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hành vi vi phạm quy định về

63

quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội và
những vướng mắc, bất cập
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

69

CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ ĐỐI
VỚI TỘI PHẠM NÀY

3.1.

Sự cần thiết và định hướng hoàn thiện các quy định của Bộ

69

luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về quản lý chất
thải nguy hại
3.1.1. Sự cần thiết

69

3.1.2. Những định hướng hoàn thiện


70

3.2.

Một số định hướng hoàn thiện Bộ luật hình sự về tội vi phạm
quy định về quản lý chất thải nguy hại

5

77


3.2.1. Về khái niệm tội phạm

77

3.2.2. Về dấu hiệu cấu thành tội phạm

81

3.2.3. Về chủ thể của tội phạm

82

3.2.4. Về các hình phạt áp dụng

84

3.3.


Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có liên

86

quan đến hoạt động xử lý tội vi phạm quy định về quản lý
chất thải nguy hại
3.3.1. Về các biện pháp ngăn chặn

86

3.3.2. Về yêu cầu đối với Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến

87

hành tố tụng
3.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đối với tội vi

88

phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
3.4.1. Kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực áp dụng pháp luật của

88

các cơ quan quản lý môi trường và cơ quan tư pháp
3.4.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng

89


đồng trong việc thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại
3.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý chất thải nguy hại

90

KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN

: Cụm công nghiệp


CTNH

: Chất thải nguy hại

KCN

: Khu công nghiệp

PLHS

: Pháp luật hình sự

QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại
TNHS

: Trách nhiệm hình sự

7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT


58

bảng
2.1

nói chung
2.2

Tình hình xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLCTNH

8

61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường sống đang là vấn đề nóng của mọi quốc gia. Phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân gắn với bảo vệ
môi trường (BVMT) sống trong lành, không bị ô nhiễm là bài toán đặt ra cho
mọi quốc gia, nhất là các quốc gia đang trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình
phát triển, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự ô nhiễm, suy thoái và
những sự cố môi trường diễn ra ở mức độ ngày càng nguy hiểm, đang đặt con
người đối mặt với những thảm họa thiên nhiên tàn khốc như sự nóng dần lên
của vỏ trái đất, thảm họa sóng thần, lỗ hổng tầng ôzôn, tình trạng ngập lụt ,
hạn hán v .v... Vì vậy, vấn đề BVMT đã trở nên vô cùng cấp thiết đươ ̣c các
quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam là một
trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự nóng lên
của vỏ trái đất và sự biến đổi khí hậu. Do vậy, vấn đề BVMT ở nước ta cần được

đặc biệt quan tâm và được hành động một cách quyết liệt và cấp thiết hơn.
Những thảm họa thiên nhiên gần đây diễn ra ngày càng liên tục với
mức tàn phá ngày càng cao. Để xảy ra những thảm họa này thì có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chủ yếu từ sự tác động của
con người vào tự nhiên như: phá rừng, khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hành
vi thải các chất thải ô nhiễm ra môi trường. Trong số các chất thải ra môi
trường có các chất thải nguy hại (CTNH). CTNH là một trong những dạng
chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất, theo khoản 2 Điều 3
Quy chế quản lý chất thải nguy hại (QLCTNH) do Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành thì "chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với
các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người" [10].

9


Ở Việt Nam, như đã khẳng định ở trên, với đặc thù là một quốc gia
đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa cao, vấn đề BVMT chưa thực sự
được quan tâm nên các vi phạm quy định về QLCTNH ngày càng gia tăng với
tính chất ngày một nghiêm trọng. Tuy nhiên khung pháp lý để quản lý và xử
phạt các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về QLCTNH chưa thực sự
hoàn thiện. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong khâu triển khai thực hiện làm cho
tình hình ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do CTNH gây nên ngày
càng nghiêm trọng.
Thành phố Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của cả nước, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh. Số lượng
các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) ở Hà Nội nằm trong
tốp dẫn đầu cả nước. Chính vì vậy, thực trạng vi phạm quy định về quản lý
môi trường nói chung trong đó có vi phạm pháp luật về QLCTNH ở Hà Nội

đang diễn biến ngày càng phức tạp. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về môi trường Công an thành phố Hà Nội (PC 49) thì hàng năm số
vụ vi phạm quy định về QLCTNH bị xử phạt bình quân khoảng 50-60 vụ trên
năm, với tính chất và mức độ nghiêm trọng.
Trong khung pháp lý về QLCTNH và xử lý vi phạm quy định về
QLCTNH thì pháp luật hình sự luôn giữ một vai trò quan trọng. Các quy định
về tội phạm môi trường nói chung và quy định về tội vi phạm quy định về
QLCTNH nói riêng luôn là những quy định mang tính chất nghiêm khắc nhất
để răn đe, trừng trị và giáo dục đối với những đối tượng có hành vi vi phạm
quy định về QLCTNH.
Trước tình hình vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là vi phạm
quy định về QLCTNH diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Nhà nước ta đang
dùng nhiều biện pháp để phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm. Trong số các
biện pháp xử lý, ngoài biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, Quốc hội nước Cộng hòa xã

10


hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6
năm 2009 đã sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, cụ thể là
quy định bổ sung nhiều tội phạm về môi trường. Điều này thể hiện thái độ
cương quyết của Nhà nước nhằm ngăn chặn loại hành vi vi phạm này.
Trong số những tội phạm về môi trường được quy định bổ sung có
"tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại". Theo đó, "Người nào vi
phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác,...". Đây là công cụ pháp lý quan
trọng nhằm răn đe và phòng ngừa hành vi vi phạm quy định về QLCTNH.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm quy
định về QLCTNH chưa thật sự đạt hiệu quả. Theo thống kê của các cơ quan

chức năng, trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014, vì những nguyên
nhân khác nhau mà các cơ quan chức năng chưa khởi tố được một vụ vi phạm
quy định về QLCTNH nào, mặc dù tình trạng vi phạm luôn có dấu hiệu gia
tăng. Việc phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm quy định về QLCTNH chỉ
dừng lại ở mức độ xử lý hành chính. Nguyên nhân của tình trạng này có thể
xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nhưng theo
quan điểm của chúng tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự chưa
hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật, trong đó có luật xử lý vi phạm
hành chính và các quy định của BLHS về QLCTNH.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS về
tội vi phạm quy định về QLCTNH và nâng cao hiệu quả xử lý đối với tội
phạm này đang là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay, đặc biệt trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Cũng cần nói thêm, để hoàn thiện các quy định của BLHS, cần phải
được nghiên cứu trong một thể thống nhất với các quy định của cả hệ thống
pháp luật về QLCTNH, của luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực gây
ô nhiễm môi trường và QLCTNH cũng như các quy định của BLHS. Đó là lý

11


do giải thích vì sao mặc dù đây là một luận văn chuyên ngành luật hình sự và
tố tụng hình sự nhưng tác giả đề cập đến hệ thống pháp luật nói chung về loại
hành vi này.
Từ những sự phân tích trên, tác giả chọn đề tài "Tội vi phạm quy định
về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu về tội phạm môi trường nói chung đã có

một số bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, như: Bài viết "Lực
lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường" của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an
(6/2007); Bài viết "Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng
Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp phòng, chống" do Thiếu
tướng, GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân
(2006) làm chủ nhiệm; Đề tài Khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường" do TS .
Phạm Văn Lơ ̣i, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003)
làm chủ nhiệm,
Ngoài ra, vấn đề các tội phạm về môi trường còn phần nào được đề
cập trong các giáo trình luật hình sự của các trường đại học luật như: Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, (Tập II), của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, của Học viện
Tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011; Tác giả Đinh Văn Quế, Bình luận khoa

12


học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 2002 v.v...
Tuy nhiên, có thể do mới được quy định hoặc do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà tội vi phạm quy định về QLCTNH vẫn chưa được các nhà
nghiên cứu nghiên cứu một cách chuyên sâu và tính cho tới thời điểm hiện tại
chưa có công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ viết về đề tài này, đặc
biệt là nghiên cứu trên một địa bàn rộng về diện tích cũng như lớn về quy mô

dân số và đa dạng về các loại hình KCN, CCN như ở thành phố Hà Nội. Như
vậy, một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Tội vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" mang tính khách quan và cấp thiết.
Mặc dù là một đề tài nghiên cứu trên một địa bàn nhất định là thủ đô
Hà Nội, nhưng với sự đa dạng về loại hình KCN (lớn, vừa và nhỏ), với quy mô
lớn về mặt dân số nên đề tài cũng góp phần làm cơ sở chung cho việc nắm bắt
đặc điểm tình hình vi phạm của loại hành vi này tại các loại hình KCN khác
nhau trên một số địa phương trong cả nước, góp phần đấu tranh phòng chống
loại tội phạm này nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài "Tội vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" mục đích của luận văn nhằm làm rõ
những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về QLCTNH như khái niệm,
đặc điểm của CTNH và QLCTNH đặc biệt là khái niệm, các dấu hiệu pháp lý
của tội vi phạm quy định về QLCTNH; Qua nghiên cứu về thực tiễn áp dụng
việc xử lý đối với tội phạm vi phạm quy định về QLCTNH, luận văn chỉ ra
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng để làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về các quy định trong BLHS để

13


đảm bảo vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với tội phạm này,
qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
này trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập

trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Dựa trên những quan điểm, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
hình sự về tội vi phạm quy định về QLCTNH, luận văn tổng hợp, phân tích và
làm rõ một số khía cạnh về tội vi phạm quy định về QLCTNH như: Khái
niệm của tội vi phạm quy định về QLCTNH; phân biệt hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực QLCTNH với hành vi phạm tội vi phạm quy định về
QLCTNH và phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác về môi trường,
nghiên cứu quy định về tội vi phạm quy định về QLCTNH tại một số quốc gia
khác nhằm phân tích, đánh giá để học hỏi kinh nghiệm lập pháp;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội vi phạm quy định về QLCTNH
trong BLHS hiện hành của Việt Nam từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội vi phạm
quy định về QLCTNH trên địa bàn thành phố Hà Nội để làm cơ sở chỉ ra
những tồn tại, hạn chế qua việc áp dụng pháp luật và những nguyên nhân cơ
bản của nó;
- Tổng hợp lại toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu và đề xuất những
nội dung hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam để có cơ sở xử lý
TNHS đối với các hành vi vi phạm quy định về QLCTNH.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung mà luận văn xác định bao gồm: khái
niệm, cơ sở lý luận và phân biệt với một số tội phạm về môi trường khác; quy
định về tội vi phạm quy định về QLCTNH trong luật hình sự Việt Nam và ở
một số nước trên thế giới; thực trạng vi phạm quy định về QLCTNH và tình

14


hình xử lý vi phạm các hành vi vi phạm quy định về QLCTNH trên địa bàn
thành phố Hà Nội; những hạn chế, bất cập trong BLHS và đề xuất những nội
dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội này.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy định hiện hành về
CTNH và QLCTNH đặc biệt là quy định về tội vi phạm về QLCTNH trong
BLHS Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Về phạm vi
lãnh thổ, đề tài nghiên cứu tình hình xử lý hành vi vi phạm quy định về
QLCTNH trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 5 năm từ 2010 - 2014.
3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội vi phạm quy định về QLCTNH
và thực trạng vi phạm quy định về QLCTNH trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua đó đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt
Nam hiện hành về tội này.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu… nhằm phân tích các
tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu mà đề
tài đặt ra.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là công trình nghiên cứu khoa học
đầu tiên ở cấp độ của một luận văn thạc sĩ luật học về tội vi phạm quy định về
QLCTNH theo quy định của BLHS Việt Nam, đặc biệt đề tài nghiên cứu trên
một địa phương nhất định là Hà Nội nên kết quả nghiên cứu của luận văn có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điểm mới của luận văn gồm:

15


- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về

QLCTNH được quy định trong luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra đươ ̣c những vướ ng mắc, bất cập của các quy định hiện hành
liên quan đến tội vi phạm quy định về QLCTNH trong việc áp dụng trên địa
bàn thành phố Hà Nội;
- Tổng hợp chi tiết những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc
áp dụng quy định về tội vi phạm quy định về QLCTNH trên thực tế của
BLHS Việt Nam hiện hành;
- Đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS Việt
Nam hiện hành về tội này.
- Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến
lĩnh vực này cũng như các độc giả khác có quan tâm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội vi phạm quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
Chương 2: Thực trạng vi phạm và tình hình xử lý vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đối với tội phạm này.

16


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN

LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Có thể nói rằng, vấn đề BVMT chậm được quan tâm hơn một số lĩnh
vực khác, bởi lẽ phải đến năm 1993 chúng ta mới lần đầu tiên ban hành Luật
BVMT. Tuy nhiên, trước tình hình môi trường bị phá hoại ngày một nghiêm
trọng, vấn đề BVMT trở thành vấn đề nóng nên Đảng và Nhà nước ta đã có
những cải cách rất mạnh mẽ trong lĩnh vực pháp luật về BVMT. Trong số
những lĩnh vực được cải cách mạnh mẽ đó thì những sửa đổi, bổ sung về CTNH
và QLCTNH là một trong những minh chứng rõ nét. Cụ thể, khi ban hành Luật
BVMT 1993, các nhà làm luật mới chỉ nhắc đến chất thải một cách chung chung:
"2- Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các
dạng khác" [45]. Tuy nhiên, khái niệm cụ thể về CTNH vẫn chưa được quy
định cụ thể trong luật, trong giai đoạn này, khái niệm CTNH mới chỉ được
nghiên cứu dưới góc độ của khoa học về BVMT. Điều này có nhược điểm làm
giảm hiệu quả nhất định trong quá trình tăng cường pháp luật trong QLCTNH.
Sau một giai đoạn dài từ khi ban hành Luật BVMT năm 1993, phải
đến năm 1999 thì chúng ta mới có quy định cụ thể về khái niệm CTNH và
khái niệm này được quy định cụ thể tại Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về
ban hành quy chế QLCTNH.
Xét về khoa học, quá trình hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con
người luôn làm phát sinh ra các loại chất thải. Hiểu một cách đơn giản, chất
thải là những chất không sử dụng được nữa, do con người thải bỏ ra trong

17


hoạt động của mình. Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật BVMT Việt
Nam 2005 thì "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác" [49]. Từ khái
niệm trên, ta có thể hiểu về chất thải một cách cụ thể như sau:
i) Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như: rắn, lỏng, khí…
Những yếu tố phi vật chất không được coi là chất thải.
ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ. Như vậy, vật chất đó có phải là
chất thải hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, phải loại trừ trường hợp do đặc thù trong hoạt động của mình, chủ
sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này mang tính chất bị động
đối với chủ sở hữu cũng như đối với đối tượng khác. Một vật chất sẽ tồn tại
dưới dạng chất thải từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra
cho đến khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình
sử dụng khác.
iii) Vật chất này được sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác của con người như: Hoạt
động du lịch, khoa học…[40, tr. 45].
Nếu căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải, có thể phân loại chất
thải thành CTNH và chất thải thông thường. Cả hai loại này đều mang những
đặc điểm chung của chất thải. Tuy nhiên, xét về khả năng gây hại trực tiếp
hoặc gián tiếp cho môi trường và con người thì CTNH được coi là có mức độ
độc hại cao hơn hẳn so với chất thải thông thường.
Với sự phát triển của tư duy pháp lý trong thời kỳ mới, cộng thêm sự
thay đổi về nhận thức trong vấn đề BVMT, đến năm 1999, với những thành
tựu phát triển công nghiệp và sự tác động của nó đến môi trường, đòi hỏi phải
kiểm soát nghiêm ngặt về CTNH. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg, để đặt ra Quy chế QLCTNH, trong đó quy
định cụ thể về CTNH tại khoản 2 Điều 3:

18



Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ
nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy
hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người [10].
Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với
cách diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại khoản 11 Điều 3 Luật BVMT 2005.
Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác [49].
Do tình hình thực tiễn có nhiều thay đổi và một số hạn chế của Luật
BVMT năm 2005 mà Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua ngày
23/6/2014 ban hành Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015,
luật này quy định: CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại
khác [54].
Như vậy, khái niệm này cấp độ về sự lây nhiễm và ăn mòn đã được
điều chỉnh tăng, cụ thể: từ mức độ "dễ lây nhiễm" chuyển sang "lây nhiễm";
từ mức độ "dễ ăn mòn" chuyển sang "gây ăn mòn". Hơn nữa, danh mục CTNH
cũng được cập nhật bổ sung kịp thời. Điều này cho thấy, việc BVMT đã trở
lên cấp bách hơn bao giờ hết.
1.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Đồng thời với việc xác định CTNH, vấn đề QLCTNH cũng được đặt
ra và được cải cách quyết liệt. Năm 1999, vấn đề QLCTNH đã được Nhà
nước rất quan tâm, cụ thể là vào ngày 16/07/1999, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về ban hành Quy chế QLCTNH
(sau đây gọi là Quy chế QLCTNH), đây được coi là văn bản pháp luật đầu
tiên của Nhà nước ta về QLCTNH. Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế QLCTNH
thì: "Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại

19



trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ,
xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại" [10]. Với quy định này, vấn đề phòng
ngừa, giảm thiểu tác hại của CTNH chưa được đặt ra, đây cũng là thiếu sót
chính trong Quy chế QLCTNH.
Sau một thời gian thực hiện, Quy chế QLCTNH đã bộc lộ những khiếm
khuyết nhất định, làm cho công tác QLCTNH không đạt hiệu quả như mong
muốn. Đến năm 2006, các khiếm khuyết này đã được khắc phục bằng các quy
định trong Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH (gọi tắt là Thông tư số 12/2006/TTBTNMT). Tại mục 2.1, Thông tư 12/2006/TT-BTNMT quy định: QLCTNH
gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu hủy CTNH [1].
Sau 5 năm thực hiện theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT, các quy
định về QLCTNH tiếp tục bộc lộ những bất cập cần phải khắc phục để hoàn
thiện hơn cơ chế QLCTNH trong tình hình mới. Trước yêu cầu đó, ngày
14/4/2011, Bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành Thông tư số 12/2011/TTBTNMT quy định về QLCTNH (gọi tắt là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT).
Trong Thông tư 12/2011/TT-BTNMT thì khái niệm QLCTNH được quy định
tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này như sau: QLCTNH là các hoạt động liên
quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực
tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH [4].
Sau một thời gian thực hiện, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT cũng đã bộc
lộ một số khiếm khuyết nhất định, dẫn đến công tác QLCTNH chưa đạt hiệu
quả như mong muốn. Mặt khác, Thông tư này được ban hành dựa trên cơ sở
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã hết hiệu lực. Để tăng cường công tác
quản lý nhà nước về chất thải nguy hại và hoàn thiện quy định về vấn đề này
phù hợp với Luật bảo vệ môi trường mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định

20



số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu (gọi tắt là
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) và Bộ Tài nguyên môi trường ban hành Thông
tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại (gọi
tắt là Thông tư 36/2015/TT-BTNMT) thay thế Thông tư số 12/2011/TTBTNMT. Theo đó, quản lý chất thải nguy hại được pháp luật về môi trường
điều chỉnh với tư cách là một bộ phận nằm trong hệ thống quản lý chất thải và
phế liệu nói chung. Theo Điều 1 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì: "Nghị
định này quy định về: Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải
rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng,
nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu" [14]. Như vậy, vấn đề quản lý chất thải
nguy hại được điều chỉnh một cách tổng thể trong văn bản về quản lý chất
thải, phế liệu nói chung. Điều này nhằm phù hợp với thực tế là chất thải nguy
hại chỉ là một dạng chất thải có tính nguy hiểm cao hơn so với các chất thải
thông thường khác.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì khái niệm quản lý chất
thải được quy định như sau: "Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm
thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
chất thải" [54]. Quản lý chất thải nguy hại với tư cách là một bộ phận nằm
trong hệ thống quản lý chất thải và phế liệu nói chung, cho nên khái niệm
quản lý chất thải nguy hại được hiểu như sau: "Quản lý chất thải nguy hại là
quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nguy hại".
Như vậy, khái niệm QLCTNH lần đầu tiên được quy định tại Quy chế
QLCTNH, sau đó khái niệm này đã quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật bảo vệ
môi trường 2015. Theo quy định hiện tại, khái niệm QLCTNH được diễn đạt
một cách khái quát, rõ ràng, có nội hàm rộng hơn và đầy đủ hơn so với quy
định tại khoản 3 Điều 3 của Quy chế QLCTNH cũng như so với quy định tại


21


mục 2.1 của Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và khoản 1 Điều 3 Thông tư
12/2011/TT-BTNMT. Các nhà làm luật đã không coi quản lý chất thải nguy
hại là các hoạt động riêng lẻ liên quan đến chất thải nguy hại nữa mà coi nó là
một quá trình từ phòng ngừa cho đến giảm thiểu và cho đến khâu cuối cùng là
xử lý chất thải nguy hại. Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt các khâu của
việc QLCTNH theo một quá trình chặt chẽ hơn, bao gồm các khâu phòng
ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý CTNH. Như vậy, trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan nhà
nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc QLCTNH không chỉ có từ
khi chất thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc
phòng ngừa, giảm thiểu và giám sát bằng việc áp dụng mọi biện pháp kĩ thuật
hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh trên
thực tế hoặc chủ động kịp thời ứng phó khi có các sự cố môi trường xảy ra.
Đồng thời không chỉ liên quan đến công tác QLCTNH trực tiếp mà còn ở
dạng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTNH. Như vậy,
phạm vi quy định về QLCTNH rộng hơn rất nhiều so với các quy định trước
kia, đòi hỏi trách nhiệm của các chủ thể QLCTNH là lớn hơn trong việc
QLCTNH.
Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
Một là, trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm
quyền QLCTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan nhà nước có
trách nhiệm QLCTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm QLCTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực
tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế, xử lý, tiêu hủy.
Hai là, nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản
lý nhà nước về BVMT và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện.

Cụ thể là: các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ

22


thống pháp luật về QLCTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời
những sai phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những
hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý CTNH.
Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành
các biện pháp để QLCTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó.
Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông
thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là
tiến hành thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH,
đặc biệt là trong ngành công nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này
được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các
nguồn phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được
vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi
lưu giữ tạm thời.
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và
nhiệt… nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính
để phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng.
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp. CTNH sau khi xử lý
trung gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi
xử lý cuối cùng của quy trình.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn
được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau

như: chôn lấp hoặc thiêu đốt [55, tr. 79].
Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như:
kinh tế, pháp lý, kĩ thuật… trong đó công cụ pháp lý được coi là phương tiện

23


hiệu quả hàng đầu trong công tác QLCTNH, thông qua việc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
1.2. TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945
đến nay về các tội phạm môi trƣờng nói chung và tội vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại nói riêng
Có thể chia lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự
(PLHS) Việt Nam về tội vi phạm quy định về QLCTNH thành ba giai đoạn,
bao gồm: giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS 1985; giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất - BLHS 1985 đến khi
đến khi BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009; giai đoạn từ khi BLHS
1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đến nay.
1.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ
nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
Trong giai đoạn trước khi có BLHS năm 1985, do những nguyên nhân
cả chủ quan lẫn khách quan như hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước ta
khi vừa trải qua một thời gian dài của chiến tranh giành độc lập, điều kiện
kinh tế xã hội còn khó khăn v.v… nên những quy định của pháp luật về
BVMT khỏi sự ô nhiễm chưa được quan tâm, chú trọng nhiều. Từ những năm
1960, vấn đề BVMT đã được Nhà nước ta quan tâm thông qua các chủ
trương, chính sách như: Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về việc thu tiền
bán khoán lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng

ngày 11/9/1972... Đến những năm 1980 vấn đề BVMT nói chung được đạo
luật cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp 1980 quy định tại Điều 36: "Các cơ
quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân
đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống" [42]. Đánh giá một

24


cách khái quát, PLHS nước ta giai đoạn 1945 đến trước năm 1985 có thể thấy
mặc dù chưa đầy đủ, nhưng ở mức độ nhất định đã có những quy định khá cụ
thể và chặt chẽ trong việc BVMT ở một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, do
những hạn chế khách quan của điều kiện kinh tế, xã hội nên môi trường với
tính chất và tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại
chưa thực sự được nhận thức một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành cũng như
yêu cầu của việc BVMT. Do vậy, trong lĩnh vực lập pháp, các quy định về
BVMT nói chung và pháp luật hình sự nói riêng chưa được nhận thức một
cách đầy đủ và khái quát thành một khách thể nhóm với tư cách là đối tượng
được bảo vệ đầy đủ của pháp luật hình sự. Trong giai đoạn này, tội vi phạm
quy định về QLCTNH chưa được quy định.
1.2.1.2. Giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình
sự 1985 đến khi Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009
Trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1999, thời kỳ này nền kinh tế
của đất nước đang hồi phục, quá trình đô thị hóa, sự sử dụng rộng rãi các loại
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; nạn phá rừng tràn lan đã làm mất cân bằng
sinh thái trầm trọng... đã làm vấn đề BVMT trở thành thách thức lớn của xã
hội [29, tr. 51]. Đứng trước những yêu cầu về BVMT khỏi sự ô nhiễm, Nhà
nước ta đã quy định trong BLHS năm 1985 một số hành vi xâm hại đến các
yếu tố của môi trường gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm và cá nhân vi

phạm sẽ bị truy cứu TNHS. Đây là lần đầu tiên vấn đề BVMT được ghi nhận
trong BLHS, tuy nhiên vấn đề này chưa được quy định trong một chương riêng
biệt trong BLHS mà nó được ghi nhận tại 4 điều luật trong các chương VIII
"các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính" và
chương VII "các tội phạm về kinh tế" đó là: Điều 180 - Tội vi phạm các quy
định về quản lý và bảo vệ đất đai, Điều 181 - Tội vi phạm các quy định về
quản lý bảo vệ rừng, Điều 195 - Tội vi phạm các quy định về BVMT gây hậu

25


×