Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

xã hội học quản lý ( chương 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.8 KB, 36 trang )


CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÍ XÃ HỘI THỜI KÌ
TRUNG HOA CỔ ĐẠI

Nhóm 2

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Phạm Thị Phương Anh
Phạm Thị Phương Dung
Ngô Thị Hồng Hà
Ninh Nguyễn Thanh Hằng
Nguyễn Thanh Liêm
Hà Tuyết Linh
Nguyễn Lực
Huỳnh Thị Như Ngân


1. Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử

• Khổng Tử là ai?





Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước
Công Nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương
Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).


1.1. Những nội dung chính về tư tưởng quản lí của Khổng
Tử
1.1.1. Đạo Nhân:



Trong các phạm trù lý luận cơ bản của Khổng Tử gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín …
thì nhân là quan trọng nhất. Theo góc độ quản lý, Nhân là nguyên tắc cơ bản của
hoạt động quản lý, vừa là đạo đức và hành vi của các chủ thể quản lý.




Nếu làm được 5 điều trong thiên hạ thì sẽ thực hiện được chữ nhân, 5 điều đó là:
Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. "Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo
đức khác trong triết lý Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt
chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học
Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ
ra cái bản chất nhất trong bản tính con người


1.1.2. Lễ




Lễ nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời mà qua đó xã
hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với
đời. Chữ lễ ở đây không chỉ là lễ phép, đức độ kính trên nhường dưới, mà còn thể
hiện qua những hình thức lễ nghi theo truyền thống đương thời.


1.1.3. Nghĩa



Nghĩa ở đây thể hiện vai trò trách, trách nhiệm của con người với người, giữa
người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời.



Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó
cũng là nghĩa.



Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình.


1.1.4. Trí



Trí là một sự hiểu biết, người không trí, không hiểu biết thì quả là một thiệt thòi
lớn, có thể nói người không trí không làm được gì cả.



1.1.5. Tín



Có trí mà không có tín thì chưa phải là điều tốt, ai đó có tài nhưng lại không có được
uy tín, lòng tin đối với người khác thì cũng chẳng được ai tôn trọng. Chữ tín trong cuộc
sống hàng ngày rất quan trọng.



Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng
tinh, mọi người tin tưởng.



Ngày nay cũng vậy cho dù anh có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai
theo. Chữ tín cái uy tín trong công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành
công.




Có được nhân, nghĩa, trí, tín tất lễ cũng phải có, bốn chữ trên gần như bao gồm cả
một nhân cách con người thì lý gì lễ không có? Chí ít gì cũng hiểu biết thế nào là lễ
và vì sao gọi là lễ ở đời. Vì vậy nếu nói: Người xưa thì NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ,
TÍN. Còn người nay thì NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN, LỄ thì cũng không gì là quá.
Nhưng cho dù là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín hay nhân, nghĩa, trí, tín, lễ đi chăng nữa thì
sự gắn kết cũng như mối tương quan bổ trợ giữa năm chữ trên cũng không bao giờ

thay đổi được. Năm chữ trên không thể thiếu đi một.


1.2. Tư tưởng của Khổng tử về đào tạo cán bộ quản lí

1.2.1. Đào tạo cán bộ quản lí chuyên nghiệp


1.

Có hai cách đào tạo quan lại:
Con cái của tầng lớp quý tộc quan lại được làm quan theo một phong tục “truyền tử”, làm
quan rồi sau đó mới học Lễ, học Nghĩa.

2.

Là những người bình dân được học tập trước khi làm quan, họ thi cử đỗ đạt và được làm
quan. Khổng tử đánh giá loại quan này cao hơn vì họ có khả năng thực tiễn và tự vận động
nhiều hơn loại quan thứ nhất.


1.2.2. Phẩm chất của nhà quản lí hay mô hình của người quân tử



Theo Khổng tử phẩm chất quan trọng của nhà quản lí là tính trung thành, trung
thành ở đây thể hiện cụ thể qua công việc của nhà quản lí.




Nhà quản lí phải có cái Nhân, mà sự cô đọng lớn nhất của cái Nhân này phải
được biểu đạt trong ba phẩm chất mà Khổng tử cho là quan trọng nhất đó là:
Nhân Trí và Dũng.


1.2.3. Vai trò của giáo dục trong đào tạo các phẩm chất nhà quản lí



Muốn hiểu được chữ Nhân, có được cái Trí, có được chính trực, có được “cái cương”
nhà quản lí cần phải học tập, vì “bất học diễn tường”, không học thì cái Trí đó sẽ làm
hại cái Nghĩa; sẽ bị “cái loạn”, cái mất trật tự làm lu mờ, che khuất; sẽ bị cái “táo bạo”,
“cái khinh xuất” làm hỏng.



Cần phải giữ một trạng thái chung dung. Chung dung là một phương pháp sử thế
hướng ngoại của cán bộ quản lí. Có nghĩa là biết rõ vị trí trong quan hệ xã hội của nhà
quản lí và người bị quản lí để sử lí cho khách quan.


1.2.4. Chính sách cán bộ



Chọn người và đề bạt người theo năng lực, theo đức, theo tài, chứ không thể dựa theo giai cấp,
dựa theo huyết thống.





Không được quá cầu toàn trong chính sách cán bộ, đối sử với cán bộ cần sáng suốt và đại lượng.
Người cán bộ cấp trên nếu biết người cán bộ cấp dưới có đức, có tài mà không đề bạt, cất nhắc là
loại cán bộ “tiếm quyền”.




Cần phải quan tâm đến đời sống cán bộ, có chính sách khen thưởng và trừng phạt kịp thời.
Phải biết trọng người hiền và phải nghiêm khắc tiêu diệt kẻ ác.


1.2.5.2. Giáo dục nhân dân
• Là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của quản lí. Việc giáo dân phải thực
hiện theo chính sách người trên phải làm gương cho kẻ dưới. Đới với nhân dân
thì phải dạy cho người ta hiểu “tiên học lễ, hậu học văn” thông qua kỉ cương mà
nhà nước đặt ra.

1.2.5.3. Phương pháp chính hình
• Chính hình trong quan hệ giữa người quản lí và cấp dưới chính là biện pháp dùng
mệnh lệnh. Hình ở đây có nghĩa là hình pháp.


1.2.5. Quan hệ giữa người quản lí với nhân dân

1.2.5.1 .Dưỡng dân.
• Người quản lí phải biết thương dân, đó là làm cho dân đủ ăn đủ mặc, cho nên ông dùng
khẩu hiệu “túc thực rồi mới túc binh”




Việc đóng thuế đối với nhân dân phải nhẹ nhàng, phải đúng mực. Chi tiêu theo nguyên
tắc tiết kiệm.




Điều khiển, huy động sức dân phải phù hợp, phải kịp thời
Việc phân phối sản phẩm xã hội là phải coi trọng sự công bằng và theo chế độ quân
binh.


1.2.5.4. Sử dụng thuyết chính danh
• Thuyết chính danh là đòi hỏi người quản lí phải đặt đúng tên sự vật và gọi cái tên
của nó vốn có khiến danh (tên) đúng với thực chất hay bản chất của sự vật. Chính
danh tức là phải xứng đáng với chức vụ, với danh hiệu mà xã hội đã trao cho
mình, những điều đó được thể hiện qua những mô hình hành vi như Cung, Kính,
Hành, Giản.


2.Tư tưởng pháp trị - Hàn Phi Tử(280-233 Tr. CN)

• Hàn Phi Tử là ai?




Hàn Phi Tử là nhà triết học, người tập hợp các học thuyết luật học và là nhà Tản văn nổi tiếng
trong thời chiến quốc Trung Quốc (475-221 TCN). Ông đã sáng lập ra học thuyết luật học, trở
thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của nhà nước chế độ tập quyền trung ương chuyên chế thống

nhất đầu tiên ở Trung Quốc.



Được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, Lý Tư là bạn học của Hàn Phi Tử, biết ông có tài hơn mình,
ben rèm pha nói xấu với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe lời và đã giam Hàn Phi Tử và
cho ông uống thuốc độc.


2.1 Vài nét về tiền đề của tư tưởng pháp trị



Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ tiêu biểu nhất đó là thời kì Xuân Thu và thời
kỳ Chiến Quốc. Thời Xuân Thu năm 770-403 TCN có Lão Tử, Khổng Tử.



Thời kỳ Chiến Quốc 403-221 TCN là thời kỳ bất ổn định về chính trị tuy nhiên kinh tế
rất phát triển.




Chính sách thuế má thay đổi làm cho người nông dân được tự do hơn, độc lập hơn với
chủ điền trước đây.



Vấn đề kỹ thuật và thương mại thời Chiến Quốc có những bước tiến dài hơn so với

thời Xuân Thu.



Thời kỳ này vấn đề xã hội không được ổn định, chiến tranh liên miên, đạo đức xã hội
suy đồi, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa trụy lạc, tầng lớp quý tộc, quản lý chia rẽ
về mặt tư tưởng. Do đó, người ta thống nhất đất nước bằng một con đường khác. Tư
tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử (280-233TCN) ra đời.


2.2. TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử lấy 3 chữ pháp, thế, thuật làm nền tảng lí luận.
PHÁP: luật do vua ban ra, trăm quan quan sát, nhân dân thực hiện. Luật pháp được đặt ra phải
theo nguyên tắc sau:
+ Thứ 1: Luật pháp phải kịp thời,
+ Thứ 2: Luật pháp phải dễ hiểu, phổ biến, dễ thi hành.
+ Thứ 3: Pháp luật phải công bằng và phải bênh vực kẻ yếu.
+ Thứ 4: Pháp luật phải có sự thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, đối với tất cả tầng lớp bị
trị.


THUẬT: là kĩ thuật cai trị, học thuyết của Hàn Phi Tử được hiểu theo 2 nghĩa:
+ Thứ nhất là kĩ thuật: kĩ thuật là cách thức, là biện pháp để tuyển dụng, kiểm soát xã
hội của tầng lớp quan lại.
+ Thứ hai là tâm thuật: là mưu mô để chiếm quân thần không cho họ biết suy nghĩ và
ý đồ riêng của người vua, của người lanh đạo.
Thực chất đây là thủ đoạn của nhà vua điều khiển quan lại, phải giữ gìn pháp
luật và tuân theo mệnh lệnh.



THẾ: là uy thế quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để sử dụng quyền của
mình để trị nước.

-

Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay của nhà vua, không được trao quyền
cho bất ai, phảo dùng pháp luật để củng cố quyền lực.

-

Nếu chỉ có pháp luật và thuật thì thiếu quyền lực để cưỡng bức thì cũng không
thể cai trị được.


×