Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ ( CHƯƠNG 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.98 KB, 13 trang )

1. Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử


Khổng Tử là ai?
- Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh
ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công Nguyên, vào thời
Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng
Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh
Sơn Đông, Trung Quốc).
- Năm lên ba, Khổng Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm
lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19
tuổi, làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý
kho tàng, xuất nạp tiền lương.
- Nhờ làm việc chăm chỉ, xuất sắc, Khổng Tử được thăng
chức lên làm quan tư không, chuyên quản lý việc xây
dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học.
- Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn
học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư
tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó.
- Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi
thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu
(coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng.
- Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại
ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước
Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách cho tới khi
mất.
- Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.

1.1. Những nội dung chính về tư tưởng quản lí của Khổng Tử
1.1.1. Đạo nhân
Theo Khổng Tử “Nhân là yêu người”. Nhân là giúp đỡ người


khác thành công “ Người nhân, mình muốn thành công thì cũng
giúp người thành công”. Biết từ bụng ta suy ra bụng người đó là
phương pháp thực hành của người Nhân”. Trong các phạm trù lý
luận cơ bản của Khổng Tử gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín … thì


nhân là quan trọng nhất. Theo góc độ quản lý, Nhân là nguyên
tắc cơ bản của hoạt động quản lý, vừa là đạo đức và hành vi của
các chủ thể quản lý.

Nhân" được ông coi là cái quy định bản tính con người thông
qua "lễ", "nghĩa", quy định quan hệ giữa người và người từ
trong gia tộc đến ngoài xã hội. Nếu làm được 5 điều trong thiên
hạ thì sẽ thực hiện được chữ nhân, 5 điều đó là: Cung, Khoan,
Tín, Mẫn, Huệ. "Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù
đạo đức khác trong triết lý Khổng Tử để làm nên một hệ thống
triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu
coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những
vòng tròn đồng tâm thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái
bản chất nhất trong bản tính con người
1.1.2. Lễ
Với người xưa họ rất xem trọng lễ vì vậy sau chữ nhân là lễ 禮 .
Xem qua cách hành xử, ứng xử cùng với những nghi thức, lễ
nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời
mà qua đó xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân,
phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời. Chữ lễ ở đây không chỉ là
lễ phép, đức độ kính trên nhường dưới trong đạo vua – tôi, cha –
con, vợ - chồng, anh – em mà còn thể hiện qua những hình thức
lễ nghi theo truyền thống đương thời, cũng chính vì thế mà có
nhiều lễ nghi rờm rà, tốn kém, nhưng là điều không thể thiếu khi

hành xử một việc gì đó cho là quan trọng, để rồi nó trở thành
một nét văn hóa của dân tộc. Họ cho rằng có lễ rồi mới có nghĩa,
và ngày nay lễ cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong văn
hóa giao tiếp ứng xử của mọi người trong xã hội. Nhưng ngày
có phải lễ quan trọng hơn nghĩa không, điều đó cần phải bàn.
Thực tế cho thấy, nếu đánh giá một con người, một gia đình mà


chỉ xét qua cánh hành lễ nghi thôi không xét về nghĩa thì quả là
thiếu sót.
Bởi có nhiều người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ
nghi nhưng nghĩa thì lại thiếu, cũng chính vì thiếu nghĩa ở đời
mà sinh ra nhiều lễ nghi không phù hợp lại lãng phí thời gian
tiền của, nên không hợp với lòng người và làm sai lễ, không
đúng với giá trị thuần túy của lễ.
1.1.3. Nghĩa
Nghĩa 禮 ở đây thể hiện vai trò trách, trách nhiệm của con người
với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời
cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có
nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình
dòng họ, ông bà cha mẹ, vợ con, anh em bằng hữu cũng là
nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn
trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luốn
biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân
với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện
tại, họ biết cho khi đã nhận. Nghĩa cũng là sống cho mọi người
chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình. Có những việc có
thể họ chưa biết hành xử sao cho đúng với lễ nghi, nhưng giá trị
thực trong con người thực của họ qua những việc làm nghĩa thì
sẽ được mọi người người trong xã hội nhận ra và tôn trọng. Còn

hơn là những lễ nghi mang tính chất hình thức mà không có
nghĩa. Vì vậy phải chăng ngày nay chữ nghĩa cần đặt trước chữ
lễ.
1.1.4. Trí
Nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải có trí, phải có một sự
hiểu biết nhất định ở xã hội. Có nhân, có nghĩa mà không có trí
thì chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ có áo giáp mà
không có gươm, đao, chỉ bảo vệ được mình mà không bảo vê


được người khác. Sống ở đời nếu chí sống cho riêng ta thì đơn
giản quá, mà muốn giúp đỡ được người khác tất mình phải có
tài, có hiểu biết. Trí 禮 là một sự hiểu biết, người không trí,
không hiểu biết thì quả là một thiệt thòi lớn, có thể nói người
không trí không làm được gì cả. Nếu như ngày xưa đánh giá chữ
trí của một con người qua sự hiểu biết về đạo quân tử, triết lý
khổng giáo, lão giáo hay phật giáo thì ngày nay ngoài sự hiểu
biết về lĩnh vực văn hóa xã hội, triết học thì cần có một sự hiểu
biết về khoa học tự nhiên, bước sang thế kỷ XXI, với cuộc sống
hiện đại, thông tin chóng mặt thì điều đó là cần thiết. Hiểu biết
nhiều có thể làm được nhiều việc có ích với đời nếu người đó có
nhân, có nghĩa trong tâm
1.1.5. Tín
Có trí 禮 mà không có tín 禮 thì chưa phải là điều tốt, ai đó có tài
nhưng lại không có được uy tín, lòng tin đối với người khác thì
cũng chẳng được ai tôn trọng. Chữ tín 禮 trong cuộc sống hàng
ngày rất quan trọng, dù thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi
người cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi
người xung quanh. Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được
đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng tinh, mọi người

tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuộc sống.
Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.
Ngày nay cũng vậy cho dù anh có tài nhưng không có được uy
tín thì cũng chẳng ai theo, muốn được người khác giúp đỡ thì
bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người, chưa nói
đến trong quan hệ làm ăn ở xã hội, chữ tín 禮 cái uy tín trong
công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành công.
Có được nhân, nghĩa, trí, tín tất lễ cũng phải có, bốn chữ trên
gân như bao gồm cả một nhân cách con người thì lý gì lễ không
có? Chí ít gì cũng hiểu biết thế nào là lễ và vì sao gọi là lễ ở đời.
Vì vậy nếu nói: Người xưa thì NHÂN, LÊ, NGHĨA, TRÍ, TÍN


Còn người nay thì NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN, LỄ thì cũng
không gì là quá. Nhưng cho dù là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín hay
nhân, nghĩa, trí, tín, lễ đi chăng nữa thì sự gắn kết cũng như mối
tương quan bổ trợ giữa năm chữ trên cũng không bao giờ thay
đổi được. Năm chữ trên không thể thiếu đi một.
1.2. Tư tưởng của Khổng tử về đào tạo cán bộ quản lí
1.2.1. Đào tạo cán bộ quản lí chuyên nghiệp.
Theo Khổng tử thì đào tạo cán bộ chuyên nghiệp phải hiểu
biết sâu sắc về con người, và lịch sử về xã hội.
Theo Khổng tử có hai cách đào tạo quan lại:
- Con cái của tầng lớp quý tộc quan lại được làm quan theo
một phong tục “truyền tử”, họ làm quan rồi sau đó mới học Lễ,
học Nghĩa.
- Là những người bình dân được học tập trước khi làm quan,
họ thi cử đỗ đạt và được làm quan. Chính Khổng tử đánh giá
loại quan thứ hai cao hơn vì họ có khả năng thực tiễn và khả
năng tự vận động nhiều hơn loại quan lại thứ nhất.

1.2.2. Phẩm chất của nhà quản lí hay mô hình của người quân tử
Theo Khổng tử phẩm chất quan trọng của nhà quản lí là tính
trung thành, trung thành ở đây thể hiện cụ thể qua công việc của
nhà quản lí.
Nhà quản lí phải có cái Nhân, mà sự cô đọng lớn nhất của cái
Nhân này phải được biểu đạt trong ba phẩm chất mà Khổng tử
cho là quan trọng nhất đó là: Nhân Trí và Dũng.
1.2.3. Vai trò của giáo dục trong đào tạo các phẩm chất nhà quản



Khổng tử cho rằng, muốn hiểu được chữ Nhân, nhà quản lí
cần phải học tập, vì “bất học diễn tường”. Nhà quản lí muốn có
cái Trí mà không học thì cái Trí đó sẽ làm hại cái Nghĩa; nhà
quản lí muốn có chính trực mà không học thì sẽ bị “cái loạn”,
cái mất trật tự làm lu mờ, che khuất; nhà quản lí muốn có “cái
cương” mà không muốn học thì sẽ bị cái “táo bạo”, “cái khinh
xuất” làm hỏng.
Cần phải giữ một trạng thái chung dung. Chung dung là một
phương pháp sử thế hướng ngoại của cán bộ quản lí. Có nghĩa là
biết rõ vị trí trong quan hệ xã hội của nhà quản lí và người bị
quản lí để sử lí cho khách quan.
1.2.4. Chính sách cán bộ
- Sáng suốt hay còn gọi là Trí. Trí là sự hiểu biết người, đề
bạt những người chính trực, nhửng người có tài năng.
- Chọn người và đề bạt người theo năng lực, theo đức, theo
tài, chứ không thể dựa theo giai cấp, dựa theo huyết thống.
- Không được quá cầu toàn trong chính sách cán bộ, trên cơ
sở phải phân biệt được các vị trí và vai trò của từng loại cán bộ
từ cao xuống thấp để dao quyền, đồng thời đòi hỏi ở họ những

trách nhiệm và nghĩa vụ tương đương. Trong vấn đề đối sử với
cán bộ cần sáng suốt và đại lượng, có thể bỏ qua các sai phạm
nhỏ của cấp dưới, nhưng cương quyết không bỏ qua những lỗi
lớn có tính nghiêm trọng, không được làm ngơ với những sai
phạm của cấp dưới.Người cán bộ cấp trên nếu biết người cán bộ
cấp dưới có đức, có tài mà không đề bạt, mà không cất nhắc là
loại cán bộ “tiếm quyền”.
- Cần phải quan tâm đến đời sống cán bộ quản lí, có chính
sách khen thưởng và trừng phạt kịp thời.


- Trong chính sách cán bộ phải biết trọng người hiền và phải
nghiêm khắc tiêu diệt kẻ ác, hình thức tiêu diệt kẻ ác chính là
hình thức trọng hiền.
1.2.5. Quan hệ giữa người quản lí với nhân dân
1.2.5.1 Dưỡng dân.
Dưỡng dân nghĩa là nuôi dân. Người quản lí là cha mẹ
của nhân dân, do trách nhiện của người quản lí trong quan hệ
với nhân dân được thể hiện ở những nội dung như sau:
- Người quản lí phải biết thương dân, đó là làm cho dân
đủ ăn đủ mặc, cho nên ông dùng khẩu hiệu “túc thực rồi mới
túc binh”
- Việc đóng thuế đối với nhân dân phải nhẹ nhàng, phải
đúng mực. Chi tiêu theo nguyên tắc tiết kiệm.
- Điều khiển, huy động sức dân phải phù hợp, phải kịp
thời
- Việc phân phối sản phẩm xã hội là phải coi trọng sự
công bằng và theo chế độ quân binh.
1.2.5.2. Giáo dục nhân dân
Là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của quản lí.

Việc giáo dân phải thực hiện theo chính sách người trên phải
làm gương cho kẻ dưới. Đới với nhân dân thì phải dạy cho
người ta hiểu “tiên học lễ, hậu học văn” thông qua kỉ cuong mà
nhà nước đặt ra.
1.2.5.3. Phương pháp chính hình
Chính hình trong quan hệ giữa người quản lí và cấp dưới
chính là biện pháp dùng mệnh lệnh. Hình ở đây có nghĩa là hình
pháp.


1.2.5.4. Sử dụng thuyết chính danh
Thuyết chính danh là đòi hỏi người quản lí phải đặt đúng tên
sự vật và gọi cái tên của nó vốn có khiến danh (tên) đúng với
thực chất hay bản chất của sự vật. Chính danh tức là phải xứng
đáng với chức vụ, với danh hiệu mà xã hội đã trao cho mình,
những điều đó được thể hiện qua những mô hình hành vi như
Cung, Kính, Hành, Giản.
2. Tư tưởng pháp trị - Hàn Phi Tử (280-233 Tr.CN.)
Hàn Phi Tử là ai?


-

-

-

Hàn Phi Tử là nhà triết học, người tập hợp các học thuyết
luật học và là nhà Tản văn nổi tiếng trong thời chiến quốc
Trung Quốc (475-221 TCN). Ông đã sáng lập ra học

thuyết luật học, trở thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của
nhà nước chế độ tập quyền trung ương chuyên chế thống
nhất đầu tiên ở Trung Quốc.
Hàn Phi Tử sinh vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, là
Vương tộc nước Hàn sau thời chiến quốc. Ông nói ngọng,
không có sở trường nói chuyện nhưng lại rất giỏi viết lách.
Được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, Lý Tư là bạn học của
Hàn Phi Tử, biết ông có tài hơn mình, ben rèm pha nói xấu
với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe lời và đã
giam Hàn Phi Tử và cho ông uống thuốc độc.

2.1. Vài nét về tiền đề của tư tưởng pháp trị
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ tiêu biểu nhất đó là
thời kì Xuân Thu và thời kỳ Chiến Quốc. Thời Xuân Thu năm
770-403 TCN có Lão Tử, Khổng Tử. Thời kỳ Chiến Quốc 403221 TCN là thời kỳ bất ổn định về chính trị tuy nhiên kinh tế rất
phát triển. Nếu thời Xuân Thu công cụ sản xuất chủ yếu là đồng
thì thời kỳ Chiến Quốc người ta chủ yếu sử dụng công cụ bằng


sắt. Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quan hệ sản
xuất, mở rộng đất đai nông nghiệp và tăng năng suất lao động.
Chính sách thuế má thay đổi làm cho người nông dân được tự
do hơn, độc lập hơn với chủ điền trước đây. Vấn đề kỹ thuật và
thương mại thời Chiến Quốc đã có những bước tiến dài hơn so
với thời Xuân Thu. Thời kỳ này vấn đề xã hội không được ổn
định, chiến tranh liên miên, đạo đức xã hội suy đồi, quan lại
tham nhũng, ăn chơi xa hoa trụy lạc, tầng lớp quý tộc tầng lớp
quản lý chia rẽ về mặt tư tưởng. Do đó, người ta thống nhất đất
nước bằng một con đường khác: ổn định đất nước không phải
bằng đức trị. Đó là tiền đề khách quan để ra đời tư tưởng pháp

trị của Hàn Phi Tử (280-233TCN).
2.2. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử
Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử lấy 3 chữ pháp, thế, thuật làm
nền tảng lí luận.
PHÁP: luật do vua ban ra, trăm quan quan sát, nhân dân thực
hiện. Luật pháp được đặt ra phải theo nguyên tắc sau:
+ Thứ 1: luật pháp phảo kịp thời,
+ Thứ 2: luật pháp phải dễ hiểu, phổ biến, dễ thi hành.
+ Thứ 3: pháp luật phải công bằng và phait bênh vực kẻ yếu.
+ Thứ 4: Pháp luật phải có sự thực thi như nhau đối với tất cả
mọi người, đối với tất cả tầng lớp bị trị.
THUẬT: là kĩ thuật cai trị, học thuyết của Hàn Phi Tử được hiểu
theo 2 nghĩa:
+ Thứ nhất là kĩ thuật: kĩ thuật là cách thức, là biện pháp để
tuyển dụng, kiểm soát xã hội của tầng lớp quan lại.


+ Thứ hai là tâm thuật: là mưu mô để chiếm quân thần không
cho họ biết suy nghĩ và ý đồ riêng của người vua, của người
lanh đạo.
Thực chất đây là thủ đoạn của nhà vua điều khiển quan lại,
phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh.
THẾ: là uy thế quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để
sử dụng quyền của mình để trị nước.
-

-

Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay của nhà vua,
không được trao quyền cho bất ai, phảo dùng pháp luật để

củng cố quyền lực.
Nếu chỉ có pháp luật và thuật thì thiếu quyền lực để cưỡng
bức thì cũng không thể cai trị được.

+ Pháp, thuật và thế có mối quan hệ chặt chẽ cho nhau, bổ sung
cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện
để thực hành pháp luật.
+ Thưởng, phạt là công cụ để thi hành pháp luật. Phạt nặng nề
để răn đe kẻ xấu, thưởng hậu để khuyết khích, động viên mọi
người làm việc. Thưởng phạp nghiêm minh, thỏa đáng mới bảo
vệ được pháp luật.
+ Phủ nhận thần quyền.
3. Tôn Tử
3.1 .Vài nét về tiểu sử
Tôn Tử còn có tên là Tôn Vũ. Năm 532 TCN nổ ra cuộc đấu
tranh vũ trang giữa các lực lượng cũ và mới trong nước Tề, vì
thế Tôn Tử rời nước Tề sang nước Ngô sống ẩn dật tại Cô Tô.
Tại đây ông gặp và kết bạn với Ngũ Tử Tư và được Ngũ Tử Tư
tiến cử lên ngôi vua Ngô. Ông đã trình lên vua Ngô tác phẩm
chính của ông là “Tô Tử Binh pháp” dày 13 tập với nội dung


chính là sách lược và chiến lược của chiến tranh mà mục tiêu là
thắng lợi. Đối với xã hội học quản li, triết lý của Tôn Tử có hai
nội dung quan trọng là chiến lược sử dụng quyền lực và kỹ thuật
dùng người trong quản lí con người.
3.2. Chiến lược sử dụng quyền lực
3.2.1 Khái niệm quyền lực
- Quyền lực ở đây được sử dụng theo nghĩa rộng và chung nhất
là sức mạnh của người này đối với người kia trong tương tác xã

hội mà kết quả là một bên giành thắng lợi hay đạt mục đích
không phụ thuộc vào ý chí , tình cảm của bên kia .
3.2.2 Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực
3.2.2.1 Đạo
Đạo là quy tắt ứng xử giữa những người , giữ vị trí xã hội khác
nhau mà nội dung cơ bản của nó là việc quy định người dân phải
tuân theo ý của vua chúa , kẻ dưới phải tuân theo người trên ,
con phải tuân thủ cha .
3.2.2.2. Trời
Trời là quy luật của tự nhiên như mùa (xuân , hạ ,thu ,đông ) gió
, bão ,tuyết ,nắng ,mưa , ngày và đêm… Dựa vào những quy luật
của tự nhiên này để tiến hành một cuộc chiến tranh sao cho có
lợi nhất.
3.2.2.3. Đất
Đất ở đây được Tôn Tử hiểu là sự xa gần về mặt địa lí , sự lợi
hại của nó như cao thấp , hiểm trở hay bằng phẳng trên cơ sở đó
mà bày binh bố trận.
3.2.2.4. Tướng
Tướng là những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo như thông
minh , trung thành , dũng cảm , nhân ái nghiêm túc.
3.2.2.5. Pháp
Pháp là mô hình thể chế , trong đó cách sắp xếp trật tự các vị trí
xã hội sao cho phù hợp với những phẩm chất cụ thể của mỗi cá
nhân , ngoài ra còn đề cập tới số lượng biên chế trong quân sự
phù hợp với một nhiệm vụ chiến đấu nào đó
3.2.2.6. Thế
Thế là tình thế tạo ra dựa trên tương quan quân lực giữa các
bên . Phán xét tình thế sẽ giúp cho người cầm quyền lực chọn



phương án tác chiến nếu thấy thế địch mạnh thì nên tránh , dùng
các thao tác quân sự để đánh lừa địch , tạo ra thế mạnh cho ta
.Ông chỉ ra những thao tác quân sự như “dùng lượng nhỏ để nhử
kẻ địch , nhân địch rối loạn mà chiến thắng “ kẻ địch có binh
lực mạnh thì tránh xa nó “ dùng lời lẽ nhúng nhường để địch
kêu căng mà lơi lỏng “.
3.2.2.7. Hư – Thực
Hư thực là phạm trù đối lập với sự thống nhất . Phạm trù này
dùng để chỉ binh lực nhiều hay ít , trang bị mạnh hay yếu , ý chí
chiến đấu của quân sĩ dũng cảm hay khiếp nhược , tính chiến
đấu ở trạng thái chủ động hay bị động. Những gì liên quan tới
“lợi” đều là “thực”, ngược lại liên quan tới “bất lợi” là “hư” ,
“Hư – Thực” được áp dụng rộng trong chiến lược quan hệ
không những trong chiến tranh mà còn ngay trong các quan hệ
xã hội nhất là quan hệ thương mại , chính trị. Trong quan hệ ,
con người luôn tiến tới cái “thực” của mình làm cho đối phương
nhận phấn “hư” để giành quyền chủ động và đạt tới mục đích đã
định. Dùng nguyên tắt tránh “thực” đánh “hư” kết hợp “kì” và
“chính” để đánh thắng quân địch. Dùng “sở trường” của mình
để đánh vào “sở đoãn” của địch , có nghĩa là dùng thế mạnh của
mình để đánh vào thế yếu của địch.Có thể lấy yếu đánh mạnh ,
lấy ít địch nhiều mà vẫn giành thắng lợi.
3.2.2.8. Quyền mưu
Là sức mạnh bản chất của con người , là trí tuệ của nhân loại , là
hình thức tồn tại của trí tuệ loài người .Quyền mưu trong chiến
đấu còn gọi là mưu công , có nghĩa là vận dụng các mưu kế ,
sách lược để chiến thắng kẻ địch
Vậy quyền mưu là vấn đề tất yếu , nó là nghệ thuật của chiến
trang .Quyền mưu trong xã hội hiện nay đôi khi được hiểu ở
khía cạnh tiêu cực nào đó.Tuy nhiên những ý nghĩa tiêu cực có

thể có nếu ai đó lợi dụng “ quyền mưu” để làm hại người khác
mang lại lợi ích cho cá nhân, chống lại lợi ích tập thể , cộng
đồng xã hội
Quyền mưu có bản chất là “ việc binh đứng trên phép lừa” vi
bản chất của chiến tranh là giành thằn lợi . Nếu mục đích của
chiến tranh là bảo vệ dân tộc , chống xâm lược là phi nghĩa .
Quyền lực trong binh pháp Tôn Tử dã dược áp dụng rộng rãi


trong đời sống chính trị , thương mại hiện nay .Ngày nay người
ta hay dùng thuật ngữ quyền thuật cũng là cách dùng để chỉ một
số quyền mưu trong đời sống chính trị mà bản chất của nó cũng
chỉ là nghệ thuật lừa đối phương để giành thắng lợi.



×