Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

LVTS 2015 các tội về chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG HOÀNG LONG

CÁC TỘI VỀ CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ, VŨ KHÍ THÔ SƠ HOẶC
CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG HOÀNG LONG

CÁC TỘI VỀ CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ, VŨ KHÍ THÔ SƠ HOẶC
CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số


: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bạch Thành Định

HÀ NỘI - 2015

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

D-ơng Hoàng Long

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI CHẾ TẠO,

10

TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI
PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG,
PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ,
VŨ KHÍ THÔ SƠ HOẶC CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định các tội về

10

chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong Bộ
luật hình sự Việt Nam

1.1.1. Khái niệm

10

1.1.2. Đặc điểm

11

1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định các tội về chế tạo, tàng trữ, vận

13

chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí
thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.2.

Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999

4

15


Những quy định liên quan đến tội phạm về chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ

khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới
1.3.1. Những quy định của pháp luật hình sự Liên bang Nga
1.3.2. Những quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa
1.3.3. Những quy định của pháp luật hình sự Canada - Thụy Điển
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.3.

22

22
26
27
34

HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƢƠNG TIỆN KỸ
THUẬT QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ, VŨ KHÍ THÔ SƠ HOẶC
CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1.

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5


2.2.

Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các dấu hiệu pháp
lý và chế tài đối với các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ
hoặc công cụ hỗ trợ
Khách thể của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm
Chủ thể của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm
Chế tài đối với các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc
công cụ hỗ trợ
Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các dấu hiệu định
khung hình phạt trong các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ
hoặc công cụ hỗ trợ

5

34

34
36
42
43
43


45


2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.3.

Có tổ chức
Vật phạm pháp số lượng lớn
Vận chuyển, mua bán qua biên giới
Gây hậu quả nghiêm trọng
Tái phạm nguy hiểm
Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ
hoặc công cụ hỗ trợ
2.3.1 Tình hình tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
2.3.2. Tình hình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm
liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014
2.3.3. Nhận xét về tình hình tội phạm và tình hình áp dụng Bộ luật

hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ,
vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP

45
47
48
49
49
50

50

54

56

81

DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ CÁC TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƢƠNG TIỆN
KỸ THUẬT QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ, VŨ KHÍ THÔ SƠ
HOẶC CÔNG CỤ HỖ TRỢ

3.1.


Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái

6

81


phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
3.2.

Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự

89

trong đó có hướng dẫn về các tội liên quan đến chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ,
vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
3.3.

Nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân và năng lực, trình

92

độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
3.4.


Tăng cường quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố

94

tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân) trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi
cơ quan
3.5.

Các giải pháp về công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ

99

hỗ trợ
3.5.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

99

về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
3.5.2. Tổ chức kiểm tra và đánh giá tình hình kết quả thực hiện công

100

tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở các cấp, cơ
quan, đơn vị
3.5.3. Tiếp tục đổi mới phương pháp, biện pháp công tác quản lý vũ

101

khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

3.6.

Tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề phòng, chống tội phạm

102

về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
KẾT LUẬN

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

CCHT

: Công cụ hỗ trợ


KTQS

: Kỹ thuật quân sự

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

VKQD

: Vũ khí quân dụng

VKTS

: Vũ khí thô sơ

VLN

: Vật liệu nổ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

8


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Thống kê số vụ án (giai đoạn 2005-2014)

50

2.2

Đặc điểm nhân thân bị cáo bị xét xử (giai đoạn 2005-2014)

51

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Số hiệu

Trang

biểu đồ
2.1

Diễn biến số vụ án được đưa ra xét xử


53

2.2

Diễn biến số bị cáo đã bị xét xử

53

2.3

Cơ cấu số vụ án được đưa ra xét xử

54

2.4

Cơ cấu chế tài hình sự

55

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống,
tạo ra môi trường xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, giữ vững
kỉ cương pháp luật, sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN)

là nhiệm vụ và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những mục tiêu trên
được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998
của Chính phủ, Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương
trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, Quyết
định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015.
Bộ luật hình sự (BLHS) là một trong những công cụ sắc bén và hữu
hiệu của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm
bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, chống lại mọi
hành vi phạm tội, giáo dục người dân ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu to lớn trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội chúng ta cũng không thể xem nhẹ vấn đề gia
tăng của tội phạm nói chung và các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng (VKQD),
phương tiện kỹ thuật quân sự (KTQS), vật liệu nổ (VLN), vũ khí thô sơ
(VKTS) hoặc công cụ hỗ trợ (CCHT) nói riêng.
Thực tiễn tình hình tội phạm hiện nay đang cho thấy diễn biến hết sức
phức tạp, các đối tượng phạm tội ngày càng trở nên liều lĩnh, manh động, sẵn

10


sàng sản xuất trái phép cũng như sử dụng vũ khí, VLN, công cụ có khả năng
sát thương cao để thực hiện tội phạm. Thực trạng này vừa làm mất an ninh
trật tự, gây hoang mang trong dư luận xã hội; đồng thời, loại tội phạm này còn
có khả năng gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những
trường hợp phạm tội khác. Điều này được thể hiện bởi tình trạng chế tạo, tàng

trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, VLN,
CCHT thường xuyên xảy ra đang gây nhức nhối, bức xúc trong nhân dân.
Trong khi đó, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự liên
quan đến các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, VLN, CCHT cho thấy còn có nhiều bất cập về
lý luận dẫn đến những vướng mắc trong thực tiễn làm ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Điều đó đặt ra một
thực tế cấp bách cần phải nghiên cứu sửa đổi các quy định của BLHS cũng
như các quy định pháp luật có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn
tại như: vấn đề định tội danh trong các trường hợp cụ thể, bất cập trong áp
dụng BLHS do quy định nhiều tội danh trong cùng một điều luật, các quy
định về đối tượng tác động của tội phạm còn gây những cách hiểu và áp dụng
khác nhau, chế tài của điều luật còn nhiều điều chưa hợp lý... Bên cạnh đó, để
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp, Nhà nước ta đang
không ngừng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật nói chung và các
quy định của pháp luật hình sự nói riêng; đây là một xu thế tất yếu và là
nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân; đồng thời, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà các văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc đã đề ra, cũng như các yêu cầu cấp bách được thể hiện
thông qua các văn bản của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

11


2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020.
Do đó, để góp phần làm sáng tỏ nội dung cũng như những tồn tại

trong công tác áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp
luật hình sự về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT,
tác giả đã quyết định chọn đề tài "Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong
Luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS
hoặc CCHT đã được nghiên cứu dưới các góc độ khoa học luật hình sự và tội
phạm học ở những mức độ khác nhau thông qua các công trình sau đây:
* Nhóm thứ nhất, các giáo trình, sách chuyên khảo: Trường Đại học
Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2010,
do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự Phần các tội phạm - Phần thứ II: Các tội phạm cụ thể, tập II,
Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; TS. Trần Minh Hưởng, Tìm
hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bình luận
và chú giải, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001, do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên (tái bản năm 2003 và
2007); GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001…
* Nhóm thứ hai, các luận án, luận văn, bài viết và đề tài khoa học
như: Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm vũ khí ở Việt Nam, Luận văn

12


thạc sĩ Luật học của Nguyễn Văn Cần, 1997; Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng,

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự và đấu tranh phòng chống tội phạm này trong quân đội, Luận văn
thạc sĩ Luật học của Trần Việt Dũng, 1999; Đấu tranh phòng chống tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong quân đội, Luận văn thạc sĩ Luật học
của Nguyễn Văn Huấn, 2003; Một số vấn đề vướng mắc về lý luận và thực
tiễn khi áp dụng Điều 232 Bộ luật hình sự của Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí
Toà án nhân dân, số 6/2006; Một số vướng mắc và kinh nghiệm trong việc
giải quyết các vụ án chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ của Xuân Lộc, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2012;
Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị từ thực tiễn áp dụng pháp luật đối
với các tội xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ của Lê Xuân
Sinh, tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2012…
Các công trình nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đề cập dấu hiệu cấu
thành các tội phạm riêng rẽ liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, VLN, CCHT và các biện pháp
đấu tranh phòng, chống các tội phạm này một cách khái quát. Việc nghiên
cứu một cách có hệ thống và toàn diện đối với các tội phạm về chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương
tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT dưới góc độ khoa học luật hình sự còn
chưa được cụ thể, còn thiếu các nội dung cần tập trung đi sâu như: phân tích
lịch sử hình thành và xây dựng các quy phạm pháp luật có liên quan, việc
định tội danh và quyết định hình phạt, vấn đề xác định trách nhiệm hình sự
(TNHS) của người phạm tội, các tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng, cũng
như chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn để đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm pháp luật về các tội phạm trên. Do
vậy, dựa theo tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng

13



định việc nghiên cứu đề tài "Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong Luật
hình sự Việt Nam" là vấn đề bổ ích và cần thiết trên cả hai phương diện lý
luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận và thực tiễn liên quan đến các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS
hoặc CCHT trong Luật hình sự Việt Nam, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự đối với các tội phạm này trong thực tiễn.
Về mặt lý luận, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung liên quan đến
các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT như: quá
trình hình thành và xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự về các tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD,
phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT trong sự phát triển chung của
pháp luật hình sự Việt Nam; ý nghĩa của việc ghi nhận các tội phạm này trong
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Luật hình sự
Việt Nam; phân tích khái niệm, đặc điểm và phân biệt các hành vi được quy
định trong BLHS Việt Nam hiện hành từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá
về các tội phạm này.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy
định của pháp luật hình sự đối với tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS,
VLN, VKTS hoặc CCHT; đồng thời, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế


14


xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của tội phạm này; từ
đó, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định liên quan
đến tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT trong BLHS
Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
những quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa, các dấu hiệu pháp lý, dấu hiệu định khung của các tội về chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện
KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT theo quy định BLHS Việt Nam năm 1999;
thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về những tội
phạm này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS,
VLN, VKTS hoặc CCHT trong BLHS Việt Nam {Tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện
KTQS (Điều 230); Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VLN (Điều 232); Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKTS hoặc CCHT (Điều 233)}.
Đề tài nghiên cứu và giải quyết những vấn đề dưới góc độ pháp lý
hình sự của các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc
CCHT theo quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, nghiên cứu đánh giá
tình hình áp dụng BLHS về vấn đề trên trong thực tiễn; chỉ ra nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật

thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự
liên quan.

15


5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, trong đó tập trung vào
quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 về các tội phạm về chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện
KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT.
Về thời gian, địa bàn, luận văn nghiên cứu quy định của BLHS Việt
Nam năm 1999 về các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS
hoặc CCHT và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam trong thời gian 10 năm (từ năm
2005 đến năm 2014).
6. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận trong nghiên cứu của đề tài được xác định dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh
chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, cũng như thành
tựu của các ngành khoa học pháp lý như lý luận chung nhà nước và pháp luật,
triết học, xã hội học, tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự;
những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo
và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học về Luật hình sự.
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp tổng
hợp... đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của
Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo thực tiễn xét xử

thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Công an về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN,
VKTS hoặc CCHT. Những số liệu thống kê, tổng kết hằng năm trong các báo

16


cáo của ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các tài liệu vụ án
hình sự trong thực tiễn xét xử...
7. Những đóng góp mới của luận văn
Về lý luận:
- Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và tương đối
toàn diện những vấn đề lý luận chung liên quan đến các tội phạm về chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD,
phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT.
- Hệ thống hóa lịch sử hình thành và xây dựng các quy phạm pháp luật
hình sự liên quan đến các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS
hoặc CCHT, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về giá trị lập pháp của các
tội phạm này qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, nghiên cứu so sánh với pháp
luật hình sự một số nước trên thế giới.
- Phân tích những quy định cụ thể của BLHS Việt Nam năm 1999 liên
quan đến các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT
với những tình tiết định tội, định khung để đưa ra những kết luận khoa học về
việc tiếp tục hoàn thiện tội phạm này trong BLHS năm 1999.
Về thực tiễn:
- Luận văn nghiên cứu một cách tương đối tổng thể và chi tiết các vấn
đề trên thực tiễn, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc và các vấn đề còn

tồn tại liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm này
để làm căn cứu nghiên cứu sửa đổi các quy định của BLHS.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành
cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các
nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp
hình sự tại các cơ sở đào tạo luật; cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại
các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan thi

17


hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ
và đúng pháp luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong
Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ
hoặc công cụ hỗ trợ và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

18



Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI CHẾ TẠO,
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ, VẬT LIỆU NỔ, VŨ KHÍ THÔ SƠ HOẶC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định các tội về
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí
thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Trong khoa học luật hình sự và tội phạm học, tội phạm và nội dung
của khái niệm tội phạm là những vấn đề quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét
và đầy đủ bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội, cũng như những
đặc điểm pháp lý của luật hình sự quốc gia, đồng thời, nó còn "được xem như
là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không
phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý
khác..." [23, tr. 19].
Theo pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được
các nhà làm luật ghi nhận trong Điều 8 BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2009). Theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.


19


Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - các tội phạm về chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương
tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm
(chung) đã nêu ở trên. Trên cơ sở tổng kết các quan điểm khác nhau trong khoa
học và căn cứ vào các quy định của BLHS năm 1999 hiện hành, có thể khái
niệm về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là các hành vi
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS hoặc CCHT do người có năng lực
TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến chế độ
quản lý của Nhà nước đối với VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS và CCHT.
1.1.2. Đặc điểm
Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là hành vi làm ra, cất
giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt,
cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt… VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS,
CCHT. Các tội phạm này mang những đặc trưng sau:
- Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng thường để lại ở
hiện trường những dấu vết và thiệt hại vật chất cụ thể như dấu vết đi lại, cất
giữ, nguyên vật liệu để sản xuất… Trong trường hợp sử dụng vũ khí, VLN thì
thiệt hại vật chất về tính mạng, sức khỏe, tài sản là rất rõ ràng.
- Hậu quả, tác hại do hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra
thường kèm theo cả các tác hại phi vật chất. Đó là sự mất an ninh, trật tự, gây
tâm lý hoang mang trong xã hội, mức độ lây lan về phương hướng lựa chọn
vũ khí, VLN trong hoạt động gây án đối với các tội phạm là rất nhanh.

- Hành vi phạm tội, đặc biệt là hành vi sản xuất và tàng trữ vũ khí,
phương tiện KTQS, VLN, CCHT thường tái diễn nhiều lần nếu chưa bị phát
hiện và kịp thời xử lý.

20


- Về nhân thân người phạm tội, có cả người ngoài quân đội trực tiếp
thực hiện và cũng có vụ xảy ra do quân nhân móc nối, câu kết với người
ngoài quân đội cùng thực hiện hành vi phạm tội. Đa số các vụ việc xảy ra tại
những đơn vị làm nhiệm vụ ở miền núi, biên giới; vũ khí, VLN sau khi bị
chiếm đoạt thường được các đối tượng bán qua biên giới hoặc cung cấp cho
bọn tội phạm sử dụng làm phương tiện gây án trong các vụ án khác.
- Trong thực tế, có nhiều vụ mất vũ khí, VLN, CCHT nhưng không
được đơn vị phát hiện kịp thời nên tội phạm có cơ hội thực hiện hành vi phạm
tội trong thời gian dài, chiếm đoạt lượng vũ khí, VLN không nhỏ; chỉ khi
thông qua kiểm tra, kiểm kê, đơn vị mới phát hiện được. Có nhiều trường
hợp, kẻ chiếm đoạt vũ khí, VLN, CCHT thường phạm một tội khác, khi bị bắt
mới khai ra hành vi phạm tội về vũ khí, VLN, CCHT...
- Việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép, chiếm
đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT thường được tiến hành
với các phương thức, thủ đoạn hết sức đa dạng. Việc sản xuất, tàng trữ thường
được tiến hành bí mật, ngụy trang bằng các cơ sở sản xuất bình thường hoặc
tiến hành ở nơi hẻo lánh. Việc sử dụng trái phép hay chiếm đoạt (trừ trường
hợp trộm cắp, lừa đảo…) lại mang tính chất công khai. Đáng chú ý, trong thời
gian gần đây, xuất hiện các thủ đoạn mới như bẫy nổ thông qua cài đặt chất
nổ vào đài cassette, loa đài, trong các gói quà biếu, tặng để ám hại nhau hoặc
sử dụng súng bút, súng bắn đạn hoa cải để thực hiện hành vi phạm tội khác.
- Trong số các vụ án đã khởi tố điều tra trong thời gian qua thì các đối
tượng phần nhiều sử dụng súng quân dụng, các loại súng tự chế như súng

dạng bút, súng kíp, súng bắn đạn ghém, súng bắn đạn hoa cải… và các loại
VLN tự chế. Đối với các vụ án sử dụng VLN gây án thì thường được chế tạo
dưới hai dạng, kích nổ trực tiếp bằng kíp nổ hoặc qua dây cháy chậm. Nguồn
gốc của các loại vũ khí, VLN và CCHT hiện nay một phần do các đối tượng
mua bán từ nước ngoài vào nước ta (như thẩm lậu từ khu vực biên giới phía
bắc giáp Trung Quốc, biên giới tây nam giáp Campuchia), do sót lại sau chiến

21


tranh và thất thoát từ các đơn vị được trang cấp quản lý, sản xuất sử dụng; đặc
biệt một số được tự chế, sản xuất trái phép trong nước để cung cấp cho những
kẻ đi gây án. Các sản phẩm này gồm có các loại súng ngắn, súng colt, súng
dạng bút có tính năng, tác dụng tương tự như VKQD… Khi có vũ khí trong
tay, các đối tượng thường manh động hơn, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị
phát hiện, bắt giữ.
- Đa số các vụ sử dụng VLN để gây án, hung thủ đều có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng cho tất cả các khâu gây án với mục đích giết người, đe dọa giết người,
hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ.
- Loại vũ khí, VLN, CCHT tội phạm thường sử dụng gây án bao gồm:
súng quân dụng, lựu đạn, các loại súng tự chế (súng bắn đạn hoa cải, súng bắn
đạn ghém, súng săn, súng dạng bút…); VLN (chủ yếu là Amonit, TNT);
CCHT (súng bắn đạn cay, súng hơi cay, dùi cui điện…).
Trên đây là những đặc điểm đặc trưng các tội phạm liên quan đến
VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS và CCHT, việc nghiên cứu đặc
điểm hình sự của nhóm tội này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, xây dựng
chính sách có cơ sở để đánh giá về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, thông qua đó có thể ban hành các quy định pháp luật một cách hợp
lý, với hệ thống chế tài tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như
tạo những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.

1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định các tội về chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ
trợ trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Bộ luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của
Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế
độ XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền làm
chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, chống lại mọi hành vi

22


phạm tội, giáo dục người dân ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Do đó,
ý nghĩa quan trọng nhất trong việc quy định các tội phạm về chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện
KTQS, VLN, VKTS, CCHT chính là hướng đến mục tiêu trừng trị kẻ phạm
tội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây dựng lòng tin trong nhân dân
về tính nghiêm khắc của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
Bên cạnh đó, công tác chống tội phạm là một bảo đảm hiệu quả cho việc
phòng ngừa các hành vi xảy ra trên thực tế, bởi "trong mọi trường hợp không
được coi nhẹ hoạt động phòng ngừa tội phạm mà cốt lõi là việc sử dụng sự tác
động tổng hợp của các biện pháp về kinh tế, xã hội, tổ chức và quản lý, giáo
dục và thuyết phục" [25, tr. 4].
Từ mục tiêu vĩ mô về bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống tội
phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chúng ta có thể thấy ý
nghĩa của việc ban hành các quy định này nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
- Hạn chế được tình trạng VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS,
CCHT trôi nổi ngoài xã hội.

- Tạo sự đồng thuận cao và những chuyển biến tích cực của cán bộ,
chiến sĩ, nhân dân đối với công tác quản lý vũ khí, VLN, CCHT; đặc biệt đối
với đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Trong tình hình hiện tại ở nhiều địa phương tiếp tục xảy ra nhiều vụ
đe dọa đặt bom, mìn, tống tiền hoặc sử dụng chất nổ tự tạo, các loại vũ khí để
chống người thi hành công vụ, giải quyết mâu thuẫn cá nhân; hành vi vận
chuyển, mua bán trái phép vũ khí, VLN, CCHT qua biên giới còn nhiều sơ
hở, thường bị bọn tội phạm lợi dụng… Nên việc BLHS quy định rõ về các
hành vi phạm tội và các chế tài hình sự áp dụng với kẻ phạm tội sẽ là biện
pháp bảo đảm trừng trị thích đáng, vừa giáo dục người phạm tội lại vừa có tác
dụng răn đe hiệu quả đối với các đối tượng khác có ý định phạm tội.

23


1.2. Các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân
sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trƣớc khi có Bộ luật
hình sự năm 1999
Trong lịch sử phát triển của đất nước, pháp luật của các triều đại
phong kiến Việt Nam luôn chú trọng tới việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị. Tuy nhiên, ở thời kỳ này các quy tắc xử sự chung chỉ được thể hiện
qua các chiếu chỉ, dụ, sắc lệnh của nhà vua mà chưa được pháp điển hóa
thành các quy định thành văn mang tính hệ thống; việc pháp luật thành văn
được phát triển khoảng từ đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý. Trong sách Đại Việt sử
kí toàn thư Ngô Sĩ Liên viết:
Trước kia, việc kiện tụng trong nhà nước phiền nhiễu, quan
lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí
nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai

Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời
thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình
thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong,
xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện… [Dẫn theo 24, tr. 14].
Thời nhà Trần, Hình luật cũng khá được chú trọng, tuy nhiên do ảnh
hưởng nhiều yếu tố đặc biệt là do thời gian và chiến tranh nên cho tới nay các
bộ hình luật này đều bị thất truyền. Trong hơn 360 năm tồn tại, triều đại nhà
Lê đã để lại những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh
vực pháp luật và điển chế. Trong đó có thể kể tới các đạo luật "Quốc triều
hình luật", "Lê triều quan chế", "Thiên Nam dư hạ tập", "Hồng Đức thiện
chính thư"… Tuy nhiên, nổi bật và quan trọng nhất trong số các đạo luật thời
này là Bộ "Quốc triều hình luật", gồm 6 tập được hoàn thiện dưới thời vua Lê
Thánh Tông. "Quốc triều hình luật" là thành tựu chung của toàn bộ nền pháp
luật thời Lê với nhiều lần được bổ sung và hoàn chỉnh. Đạo luật này không
chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hình sự mà còn điều chỉnh các quan

24


hệ khác như hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình… Tuy nhiên, do những hạn
chế khách quan mà chế tài do vi phạm các quan hệ xã hội được đạo luật bảo
vệ đều là những chế tài mang tính hình sự. "Quốc triều hình luật" có các quy
định riêng về các tội phạm trong lĩnh vực hình sự, trong đó có các tội phạm
liên quan đến vũ khí, khí tài quân sự được quy định trong chương Quân chính,
điều này được lý giải bởi hoàn cảnh lịch sử do đất nước luôn phải đối mặt với
tình trạng chiến tranh chống quân xâm lược, do đó, vấn đề vũ khí được quy
định nghiệm ngặt, nhất là trong công tác quản lý của nhà binh, còn đối với
việc sử dụng vũ khí thì không được đưa vào để áp dụng các chế tài của triều
đình do thời kỳ này, vũ khí chỉ là những VKTS, thậm chí là các phương tiện
dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, không có khả năng sát thương hàng

loạt và do đó việc sử dụng như thế nào không được triều đình đặt ra. Điều 13
chương Quân chính trong bộ luật quy định:
Những người giữ kho vũ khí, bán trộm đồ binh khí, thì phải
chém; lại phải bồi thường gấp đôi, rồi sung công; viên chánh phó
ngũ trưởng không xem xét để cho lính bán trộm mà không phát giác
ra, thì bị biếm hoặc bị đồ. Người lính ở trong ngũ ấy biết mà không
cáo thì bị tội đánh một trăm trượng, và bị giáng chức; nếu báo cáo
và bắt được người bán trộm thì được miễn tội. Quan cai quản không
răn đe để cho lính ăn trộm, thì phải biếm hay bị phạt. Nếu chính
viên ấy bán trộm thì tội cũng thế [48, tr. 126].
Như vậy có thể thấy, Quốc triều hình luật quy định hình phạt rất
nghiêm khắc đối với hành vi bán trộm đồ quân khí do những người có trách
nhiệm quản lý gây ra (hình phạt chém), luật quy định luôn cả chế tài dân sự,
đó là việc phải bồi thường cho triều đình do hành vi phạm tội gây ra. Bên
cạnh đó, hình phạt biếm (phạt tiền) cũng được quy định và áp dụng rất phổ
biến, đây là một điểm có thể nghiên cứu học tập trong quá trình lập pháp hiện
tại. Về hành vi vận chuyển quân khí, triều đình cũng chỉ quy định áp dụng chế
tài nếu vi phạm trong quá trình chống giặc ngoại xâm, đó là việc cố tình chậm

25


×