Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vàng tính chất hóa học và ứng dụng trong kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.14 KB, 2 trang )

SEMINAR VÔ CƠ
Nhóm 29 – Lớp L03
Danh sách nhóm: 1. Kiều Xuân Ảnh
2. Phan Minh Hiếu
3. Nguyễn Trọng Huy
4. Phạm Thị Hà Trang

61000133
61000985
61001256
61003500

Vang- Tinh chât hoa hoc va ưng dung trong ky thuât.
Cấu tạo và tính chất vật ly
1. Cấu tạo: Vàng thuộc nhóm IB trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendelep.
Cấu hình electron: [Xe] 4f14 5d10 6s1. Cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt.
2. Tính chất vật ly
- Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng
ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Vàng là kim loại mềm (độ cứng 2.5), rất dễ uốn dẻo…
- Khối lượng riêng của vàng là 19,31 g/cm3, vàng nóng chảy ở 1064.180C.
- So với các kim loại kiềm, vàng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa cao
hơn nhiều.
- Vàng đứng thứ 3 về tính dẫn điện, chỉ xếp sau 2 kim loại cùng nhóm là Ag và Cu.
II.
Các tính chất hóa học điển hình
Vàng là kim loại hoạt động rất kém về mặt hóa học. Tính khử của vàng rất yếu
Eo Au3+/Au = +1.5V
1. Vàng không tác dụng với O2 kể cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao, không tan trong
các dung dịch acid có tính oxi hóa mạnh kể cả dung dịch đậm đặc.
2. Vàng chỉ có thể tan trong dung dịch nước cường toan hoặc trong dung dịch HCl
khi có mặt khí Clo.


Au + HNO3 + 4HCl  H[AuCl4] + 2H2O + NO
2Au + 3Cl2 + 2HCl  2H[AuCl4]
3. Vàng có thể tan trong dung dịch Xianua của kim loại kiềm khi có mặt oxi trong
không khí.
4Au + 8KCN + 2H2O + O2  4K[Au(CN)2] + 4KOH
4. Vàng có thể tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc.
2Au + 4HCN  2H[Au(CN)2] + H2
Phản ứng xảy ra nhờ tạo thành phức [Au(CN)2]- bền.
5. Ngoài ra vàng có thể tan trong thủy ngân do thủy ngân tạo hỗn hống với vàng.
Nếu ta đốt nóng hỗn hống thủy ngân sẽ bay hơi và thu được vàng.
III.
Điều chê
I.


Vàng được tách ra chủ yếu từ vàng tự do ở trong quặng gốc hoặc sa khoáng. Người ta
tách vàng ra khỏi quặng (đã nghiền) theo một hoặc kết hợp 2 hay 3 phương pháp chính
sau:
1. Tuyển trọng lực: Dựa vào tỉ khối của đất, đá, và cát bé hơn so với vàng, người ta dùng
dòng nước rửa trôi chúng ở trên các máng đãi đặt dốc để tách vàng. Tiếp tục đãi nhiều
lần như vậy bằng nước có thể thu được vàng thô.
2. Hỗn hống hóa: cho quặng hay tinh quặng thu được sau khi đã đãi bẵng nước đi qua
những máng đặt dốc và rung đáy máng có những lá đồng trên bề mặt được bôi thủy
ngân. Vàng tan trong thủy ngân tạo thành hỗn hống vàng và nằm lại trên mán. Đun
nóng hỗn hống vàng trong thiết bị riêng để chưng cất thủy ngân và thu vàng.
3. Xianua hóa: chế hóa quặng hay tinh quặng với dung dịch NaCN (hay KCN) và liên
tục sục không khí nén vào dung dịch trong ít ngày, vàng sẽ tan dần theo phản ứng:
4Au + 8NaCN + 2H2O + O2  4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
Sau đó dùng bụi kẽm đế kết tủa vàng:
2Na[Au(CN)2] + Zn  Na2[Zn(CN)4] + 2Au

Hoặc tách vàng bằng phương pháp trao đổi ion.
4. Tuyển nổi: đây là phương pháp thu hồi vàng có năng suất cao nhất là quặng chứa
vàng sunfua. Các chất đè chìm thường là Xyanua natri sunfua, kiềm, CuSO4, thủy tinh
lỏng, tinh bột…
IV.
Ứng dụng
Vàng là một nguyên tố có rất nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
1. Điện tử: vàng được ứng dụng vào các bộ phận công tắc, bộ chuyển mạch, rowle,
các thiết bị bán dẫn.
2. Hàng không và du hành vũ trụ: phủ lên các con tàu vũ trụ để chống sự bức xạ của
mặt trời.
3. Y học: điều trị chứng viêm khớp và các bệnh liên quan đến gan, tai và mắt.
4. Môi trường: thanh lọc nguồn nước, kiểm soát lượng khí thải rắn trong không khí
5. Công nghệ xanh: được sử dụng làm chất xúc tác đóng vai trò chủ đạo trong sự
phát triển của công nghệ xanh.
6. Công nghệ Nano
7. Chất xúc tác: vàng là một chất xúc tác quan trọng trong các quá trình công nghiệp.
8. Nha khoa: Dùng để thay thế những chiếc răng bị hỏng.
9. Trang trí thiết kế: Vàng được sử dụng thiết kế cho nhiều đối tượng khác nhau, từ
trang sức, mặt đồng hồ, bút máy, bút chì cho đến gọng kính và các dụng cụ trang
trí phòng tắm.
10. Đóng vai trò như tiền tệ giúp trao đỗi mua bán…
11. Vàng có thể sử dụng trong thức ăn ( Vàng không có độc tính).



×