Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Bài thảo luận môi trường và con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.5 KB, 17 trang )

Bài thảo luận
Môi trường và con người
Ô nhiễm môi trường không khí và tác động của ô nhiễm môi
trường không khí?


Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành
phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ
làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm
giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho
con người và sinh vật.


Tác nhân gây ô nhiễm







Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx...
Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
Các khí quang hóa: PAN, O3
Các chất lơ lửng: sương mù, bụi
Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ



Các hoạt động gây ô nhiễm
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia
ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.


A. Nguồn tự nhiên








Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng
và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại
khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó
được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các
quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa
thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn
đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành
bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung
bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực
vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các
phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình

thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các
loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.


B. Nguồn nhân tạo





Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con
người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình
đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt
tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa
cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát,
rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình
vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất
độc hại cao, thường tập trung trong một không
gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ,
quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng
chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau


B. Nguồn nhân tạo


Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc

biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình
tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu
động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá
cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên
từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa
hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho
hai bên đường.



Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các
hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt
gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ
xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi,
khí thải từ các nhà máy


Tác động của ô nhiễm môi trường không khí
      1. Tác

      

hại đối với sức khoẻ con người và động vật sống trên mặt đất:

Ô nhiễm không khí đối với cơ thể con người và động vật trước
hết là qua đường hô hấp cũng như là tác động trực tiếp lên mắt
và lên da của cơ thể. Chúng gây ra các bệnh như ngạt thở, viêm
phù phổi, một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với các bệnh

ho, hen suyễn, lao phổi, ung thư phổi, gây cay chảy nước mắt,
gây bệnh dị ứng, ngứa trên da, mề đay, bụi đá và bụi amiăng
gây ra bệnh bụi phổi ... Nguy hiểm nhất là một số chất ô nhiễm
không khí gây bệnh ung thư. Tác động của các chất ô nhiễm vào
đường hô hấp mạnh hay yếu, một phần còn phụ thuộc vào sự
hoà tan của chúng trong nước. Nếu các chất ô nhiễm có tính hoà
tan trong nước thì khi ta hít thở không khí, chúng sẽ hoà tan với
dung dịch lỏng trên đường hô hấp và gây tác động lên cơ quan
này. Tính chất xâm nhập vào phổi của nhiều loại chất ô nhiễm
còn liên quan đến sự có mặt của các khí dung trong không khí.


1. Tác hại đối với con người và động vật sống trên mặt
đất
Ô nhiễm môi trường không khí đã làm tăng tỷ lệ số người mắc
các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm mũi, viêm xoang), bệnh hô
hấp dưới (viêm phổi, hen, lao), bệnh suy nhược thần kinh, bệnh
đau đầu, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, bệnh về mắt và các
chứng dị ứng. Ở nơi nào môi trường không khí càng bị ô nhiễm
nặng thì tỷ lệ người mắc bệnh càng lớn.
      
      Nói chung, động vật được chăn nuôi cũng như động vật
hoang dã đều nhạy cảm đối với ô nhiễm môi trường không khí
lớn hơn con người. Ở một số nước công nghiệp lớn, một số loài
động vật đã bị diệt vong vì ô nhiễm môi trường.


2. Tác hại đối với thực vật



Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có tác
hại xấu đến thực vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và
nghề làm vườn. Biểu hiện chính là làm cho cây trồng chậm phát
triển đặc biệt là sương khói quang hoá đã gây tác hại rất lớn đối
với các loại rau: rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô, các loại cây ăn
quả và các loại phong lan.
      Những thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như
sulfurơ SO2, hydro florua HF, natri clorua NaCl, các hơi, bụi từ
công nghiệp luyện đồng, chì, kẽm, nhuộm … Đặc biệt là hơi khí
bốc ra từ các lò nung vôi, nung gạch thủ công, ngay cả khi nồng
độ của chúng còn thấp cũng đã làm chậm quá trình sinh trưởng
của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt,
bị thúi và mức độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều bị
rụng, chết hoại.


2. Tác hại đối với thực vật


Các loại bụi đất đá bám vào cây lá nhiều cũng
ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật vì làm
giảm quá trình lục diệp hoá quang hợp của cây.
 
Những loài cây có nụ hoa quay đầu xuống dưới
đất thì ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm bụi hơn so
với các loài cây có nụ hoa hướng lên trời.
Tuy nhiên cũng có chất ô nhiễm có tác dụng tốt
đối với thực vật, có tác dụng tăng cường sinh
trưởng cây, đặc biệt là đối với các loại tảo như là
các chất photpho, nitơ và cacbon.



3.Tác hại đối với vật liệu


Nói chung, ô nhiễm không khí có tác dụng xấu, làm vật liệu, kết
cấu cũng như đồ dùng và thiết bị chóng bị hư hỏng.
 Các chất ô nhiễm trong không khí như SO2, H2SO4, clorua, các
sol không khí … làm gỉ sét thép, làm hư hỏng các mối hàn kim
loại và vật liệu xây dựng rất nhanh. Do đó, làm giảm tuổi thọ công
trình và tăng nhanh tốc độ phải sửa chữa nhà cửa. Các loại đá
dùng trong xây dựng sẽ bị phá hoại nếu trong không khí có chứa
nhiều khí CO2 bởi vì khi độ ẩm lớn thì khí CO2 sẽ kết hợp với hơi
nước để hình thành axit cacbonic H2CO3, chúng có tính chất ăn
mòn đá, lâu ngày tạo thành các khe rãnh trên mặt đá. Các chất ô
nhiễm oxit đồng, oxit lưu huỳnh có tác dụng xấu đối với sản phẩm
dệt, giấy và đồ da.


3.Tác hại đối với vật liệu


Với sự xuất hiện của máy bay siêu âm đã gây ô nhiễm tiếng ồn
máy bay rất nguy hiểm. Các máy bay siêu âm thường phát ra
các tiếng nổ âm thanh (bom âm thanh) với áp lực cao, vượt quá
100 N/m2. Các tiếng nổ âm thanh này có khả năng phá hoại kết
cấu xây dựng như làm vỡ cửa kính.


4. Ảnh hưởng đối với khí hậu

 Ô nhiễm môi trường không khí không những gây ảnh
hưởng xấu đối với khí hậu khu vực mà còn gây ảnh
hưởng tới khí hậu toàn cầu.

      Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu thể hiện ở sự
hình thành hiệu ứng nhà kính của tầng khí CO2, làm
tăng nhiệt độ toàn cầu, nâng cao mực nước biển hay
là hiện tượng làm thủng tầng ozon, cái ô bảo vệ sinh
vật trên trái đất khỏi bị bức xạ tử ngoại của mặt trời
hủy diệt … Sau đây là một số ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đối với khí hậu địa phương.


4. Ảnh hưởng đối với khí hậu


a. Tăng cao nhiệt độ:
      Nhiệt độ tối thiểu trong ngày ở vùng đô thị cao
hơn vùng nông thôn xung quanh 2 – 5oC và nhiệt
độ trung bình năm thường cao hơn 0,5 – 1,3oC.
Nguyên nhân là do đốt nhiên liệu và các quá trình
sản xuất theo phương pháp gia công nhiệt đã tỏa
lượng nhiệt lớn vào môi trường không khí, đồng
thời diện tích bề mặt nhà cửa, đường xá, sân bãi
chiếm nhiều, chúng hút bức xạ mặt trời nhiều hơn
mặt đất có cây xanh ở nông thôn. Mặt khác, lượng
nước bốc hơi hút nhiệt ở thành phố ít hơn ở nông
thôn. Ngược lại, độ ẩm tương đối của không khí ở
thành phố thấp hơn ở nông thôn 2 – 8%.



4. Ảnh hưởng đối với khí hậu
b. Giảm bức xạ mặt trời và tăng độ mây:
 Các bụi khói, sương mù ô nhiễm môi trường
không khí đô thị có tác dụng hấp thụ 10 – 20%
bức xạ mặt trời và làm giảm tầm nhìn, tức là
làm giảm độ trong suốt của khí quyển. Các bụi,
các sol khí do hoạt động sản xuất, giao thông và
sinh hoạt của con người thải vào không khí có
khả năng tạo ra các hạt nhân ngưng đọng hơi
nước trong khí quyển. Hơi nước kết tủa ở vùng
đô thị thường lớn hơn vùng nông thôn 5 – 10%.
 Dựa vào các thành quả khoa học kỹ thuật ngày
nay con người đã có thể chủ động điều khiển
một phần sự biến thiên của khí hậu như là
phương pháp nhân tạo làm giảm bớt sương mù ở
sân bay, làm mưa nhân tạo, làm tan cơn bão …




×