Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.13 KB, 19 trang )

Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUAN HỆ THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN TRONG
BỆNH VIỆN

PHẠM THỊ THẢO QUYÊN
MSSV: 125272085

Tp. HCM 08/2017
1


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi Ban Chủ Nhiệm Khoa Y, Quý Thầy Bộ Môn “Quản Lý Bệnh Viện –
Kinh Tế Y Tế”, Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy em xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô đã cho chúng em những khái niệm về quản lý bệnh viện – kinh tế y tế, giúp cho
chúng em có cái nhìn rộng hơn đối với ngành Y, lĩnh vực mình đang theo đuổi và là
hành trang cho bước đường đi sau này hành nghề của em.
Để hoàn thành bài thu hoạch này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :Thầy
Nguyễn Thế Dũng ,Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt – phụ trách liên modules “Quản Lý Bệnh
Viện – Kinh Tế Y Tế” và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy: Thầy Nguyễn Thế Dũng


, Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, Thầy Nguyễn Hoan Phú,Thầy Bùi Minh Trạng,Thầy Lê
Trúc Phương, Thầy Đặng Thanh Hùng, Cô Phạm Thị Lượm, Thầy Ông Lê Trúc
Phương, Thầy Trương Trọng Hoàng, Cô Lưu Thị Thanh Huyền, Thầy Nguyễn Minh
Quân, Thầy Đặng Quang Mỹ và Thầy Nguyễn Thanh Hiệp đã hướng dẫn chúng em
thật tận tình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo
điều kiện, hỗ trợ cho chúng em có nơi để học tập.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn hẹp, trong quá trình làm bài sẽ khó tránh
khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này. Kính mong nhận được sự
cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
cao quý.
Tp HCM, ngày 1 tháng 8 năm 2017
Sinh Viên
Phạm Thị Thảo Quyên

2


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02


Hình ảnh 03
Hình ảnh 04

Người nhà hành hung bác sĩ, lỗi tại ai
Một thạc sĩ ngành quản lí Y Tế Phan Tấn Đức viết về
vấn đề giám sát phong bì, một vấn đề còn bức bối của
xã hội.
Người nhà chửi bác sĩ thờ ơ với bệnh nhân
Hình ảnh của mô hình AIDET

3

Trang
6
6

8
10


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, sức khỏe được định nghĩa là một trạng thái thỏa
mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm có trình trạng
không có bệnh hay không có thương tật.
Như vậy sức khỏe có 3 yếu tố:
-


Thể chất: thể lực tốt, không có bệnh tật, ổn định sinh lý
Tâm thần thỏa mái thích ứng mọi hoàn cảnh
Xã hội: quan hệ lành mạnh, cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội

Cùng với sự tiến bộ của Y học các ngành khoa học khác liên quan đến con người (tâm
lý học, xã hội học) quan niệm về sức khỏe và đối tượng của thầy thuốc mỗi ngày có
tính chất toàn diện hơn.
Như vậy nếu như trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì ngày
nay đối tượng của họ là người bệnh, một người cụ thể với những tâm tư, tình cảm và
hoàn cảnh khác nhau.
Từ những quan điểm toàn diện trên, quan niệm mới và toàn diện hơn trong cách thăm
khám và điều trị, trong đó mối quan hệ thầy thuốc và người bệnh giữ vai trò hết sức
quan trọng. Vì thế ngày nay ở bất kì chuyên khoa nào, ngoài kiến thức chuyên môn
nào đều cần hiểu rõ mối quan hệ và vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất cho việc
điều trị. V.M. BETCHEREP, nhà phẫu thuật thần kinh Nga, lúc sinh thời đã nói: “Nếu
sau khi được thăm khám và trò chuyện với thầy thuốc mà bệnh nhân không thấy dễ
chịu hơn thì đó không phải là thầy thuốc”.
1.2 Sự cần thiết của vấn đề:

Theo dòng lịch sử, nhân gian đã có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, ta
cũng đã thấy tầm quan trọng ở một nụ cười, của một tình thần tốt tác động rất nhiều
đối với sức khỏe bệnh nhân như thế nào. Vì vậy mà trên một người bệnh mà phương
pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có mối quan hệ tốt với người bệnh và cùng
một phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có quna hệ tốt với người bệnh,
tạo được sự tôn trọng, tin tưởng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều.
Người thầy thuốc có khi không chữa lành bệnh nhưng luôn luôn nâng đỡ và an ủi
người bệnh. Cho dù sau này có kĩ thuật xét nghiệm và phương pháp điều trị có tiến bộ
đến mức nào đi nữa, thì tầm quan trọng của mối quan hệ trên cũng không thể vì thế mà
giảm sút.

Theo một cuộc điều tra gần đây của Pháp: đối với dân chúng, những đức tính được
xem là quan trọng nhất của thầy thuốc là:
-

Lương tâm nghề nghiệp (66%)
Sự chính xác trong chuẩn đoán (62%)
Nhiệt tình (51%)

Hiểu được vai trò của mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân quan trọng như thế
nhưng tại sao nó vẫn là một vấn đề tốn nhiều giấy mực trên báo chí, những vụ cãi
4


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
nhau, đâm chết Bác Sĩ, kiện tụng vẫn xảy ra kinh niên như vậy. Nên đây là vấn đề cấp
bách và cần thiết mà tại sao chúng ta cần tìm hiểu và đưa ra phương pháp giải quyết.
Hơn thế, sự phát triển của một bệnh viện ngày nay ngoài việc nâng cao chất lượng cơ
sở vật chất, trình độ chuyên môn nhân viên y tế thì việc tiếp đón, thái độ chăm sóc
cũng cần phải đặc biệt quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, nên hôm
nay em xin được phép đề cập trong vốn khả năng hiểu biết của mình
1.3 Phạm vi bài thu hoạch:

Bài thu hoạch đề cập đến mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân từ thuở sơ khai đến hiện
tại (ở Việt Nam). Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng, tác động đến mối quan hệ thầy
thuốc bệnh nhân cũng như những thực trạng còn tồn tại. Và từ đó đưa ra hướng giải
quyết vấn đề.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT:
2.1 Mối quan hệ thầy thuốc -bệnh nhân:


Quan hệ Thầy thuốc-Bệnh nhân là một quan hệ hết sức đặc biệt bởi lẽ thầy thuốc đã
được xã hội giao phó, thầy thuốc có nhiều quyền đặc biệt trên bệnh nhân:
-

Người thầy thuốc được hỏi những vấn đề nhạy cảm, riêng tư nhất liên
quan đến bệnh của bệnh nhân: có quan hệ tình dục chưa, có dùng bao
cao su không, … Thậm chí những vấn đề mà bệnh nhân không thể kể với
ai như tiêm chích, nghiện ma túy, quan hệ nhiều bạn tình, …

-

Có quyền được thăm khám, nhìn sờ gõ nghe trên thân thể bệnh nhân và
kể cả trên những bộ phân nhạy cảm của bệnh nhân nhằm mục đích xác
định chuẩn đoán để đưa ra phương hướng điều trị.
Có quyền can thiệp trên thân thể bệnh nhân như tiểu phẫu, đại phẫu, …
với mục đích điều trị
Có quyền biết được tình trạng sức khỏe toàn diện của bệnh nhân, nắm
được hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

-

Và cũng do đó mà thầy thuốc có nhiều nghĩa vụ đối với bệnh nhân.
Thầy thuốc có khả năng ảnh hưởng, quyết định tới tính mạng của bệnh nhân, nên từ
việc chuẩn đoán, chữa bệnh cả đến từng cử chỉ, thái độ, lời nói đều ảnh hưởng đến sức
khỏe bệnh nhân, do đó người thầy thuốc không chỉ những giỏi về nghề mà còn phải
hết sức để ý đến lời nói và cả những biểu lộ không lời.
Tầm quan trọng mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân: Giúp thầy thuốc có được niềm tin
và sự hợp tác của bệnh nhân, giúp bệnh nhân được giải quyết những thắc mắc, được
thấu cảm, có niềm tin từ đó mà sớm hồi phục, sức khỏe được chăm sóc một cách toàn
diện hơn, chất lượng y tế cũng được nâng cao, tạo điều kiện để thu hút cũng như phát

triển cơ sở Y Tế đó.
2.2 Những nguyên tắc cơ bản của Y Đức:
- Không làm điều có hại
- Làm điều có lợi cho bệnh nhân

5


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Tôn trọng sự tự chủ: người thầy thuốc cần cung cấp đủ thông tin để bệnh
nhân quyết định
- Nói sự thật
- Bảo mật
- Công minh
- Không kì thị
- Trung thành với vai trò của mình
2.3 Y Đức trong Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12: [2]
Y Đức được thể hiện qua Điều 03: Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh, bao gồm:
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với
người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh, giữ bí mật thông tin về tình trạng
sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của
Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, em dưới
6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có
công với cách mạng, phụ nữ có thai.

5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
-

[2] Điều 03, Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11
năm 2009
2.4 Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh: [3]
1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐBYT
2. Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu
tiên theo quy định;
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải
thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả
năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và
hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ
định.
6


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
[3] Điều 06, Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,

người lao động làm việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT

3. Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích
nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết
những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc
mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người
bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước
cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương
pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác
chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
4. Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
a) Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần
giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế
mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người
đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến
theo quy định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
5. Những việc không được làm:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;

b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người
bệnh.
2.5 Một số phát hiện khoa học về quan hệ Thầy thuốc – bệnh nhân:

Một nghiên cứu của Hickson và cộng sự năm 1992 cho thấy những thầy thuốc thường
bị kiện cũng là những người thường hay bị than phiền về mối quan hệ TT-BN như:
7


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
+ Đối xử thiếu tế nhị
+ Bỏ mặc
+ Thiếu giải thích về các thủ thuật, xét nghiệm.
Theo một nghiên cứu khác của Beckman và cộng sự năm 1994, có đến 71% các vụ
khiếu kiện trong bệnh viện là do vấn đề trong quan hệ Thầy thuốc- bệnh nhân, cụ thể:
+ Bỏ mặc bệnh nhân
+Xem thường bệnh nhân và/hoặc gia đình bệnh nhân
+ Ít cung cấp thông tin
+ Không hiểu được góc nhìn của bệnh nhân và/hoặc gia đình bệnh nhân
Patrick Byrne và Barrie Long (1976) đã phân tích 2.500 băng ghi âm/ghi hình các cuộc
khám bệnh ở nhiều nước và ghi nhận có 2 cách tiếp cận chính
+ “Thầy thuốc trọng tâm” (67%)


Dùng những thuật ngữ chuyên môn




Chỉ quan tâm đến mặt sinh học, không quan tâm đến tâm tư hoặc những
vấn đề liên quan của bệnh nhân, áp đặt các quyết định lên bệnh nhân.

+ “Bệnh nhân trọng tâm” (33%)


Dùng từ ngữ nôm na, dễ hiểu



Quan tâm đến tâm tư và những vấn đề liên quan của bệnh nhân để bệnh
nhân tham gia vào các quyết định.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
3.1 Tác động của công nghệ truyền thông:

Trong những năm vừa qua không khó để mọi người nhận ra càng ngày dường như
càng có nhiều bài báo đưa tin về mối quan hệ, cách giao tiếp, ứng xử giữa người thầy
thuốc và bệnh nhân và nhiều hệ lụy của nó.
Rõ ràng một sự khác biệt to lớn về quan hệ thầy thuốc bệnh nhân giữa xưa và nay xảy
ra bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Mạng internet lớn mạnh và rộng khắp
khiến tin tức đến với người dân nhanh chóng. Bất kỳ một điểm nhỏ xảy ra ở một nơi
nào đó gần như ngay lập tức có thể trở thành điểm nóng mà cả nước biết đến. Nhưng
thông tin báo chí về ngành y rất đa chiều, bao gồm những thông tin thuận lợi và bất
lợi, nhưng cũng có một số phóng viên đưa tin thiếu khách quan ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín của ngành hoặc cá nhân bác sĩ.
Những tin tức như “Bác sĩ bị người nhà hành hung lỗi tại ai [3]”, “Bác sĩ giẫm chân
lên giường bệnh nhân” [4], “vụ nữ sinh bị cắt chân” [5] đều là những tin “nóng” được
lan truyền rộng rãi.


8


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế

Với những tin tức truyền thông như thế, đầu tiên phải nhắc đến là niềm tin của người
dân, người bệnh vào các y, bác sĩ đang bị xói mòn. Việc các bác sĩ “giữ” bệnh nhân lại
để điều trị nhưng lại vượt khả năng chuyên môn của mình dẫn đến các hậu quả đáng
tiếc đã từng xảy ra. Trường hợp của nữ sinh ở Đắk Lắk bị cưa mất một chân là một ví
dụ điển hình. Nếu em được chuyển viện kịp thời, nếu em được các bác sĩ quan tâm
chữa trị, và còn rất nhiều thứ “nếu” nữa thì em đã không phải chịu cảnh tàn tật như
hiện nay.
Khi xảy ra những tai biến y khoa, chết người…thì các kết luận của Hội đồng y khoa
hầu như coi tai nạn đó là bất khả kháng trong y học và người nhà bệnh nhân phải chấp
nhận. Điều này khiến cho người nhà và bệnh nhân khi vào khám bệnh ở tuyến cơ sở
đều cảm thấy bất an, chỉ muốn mau chóng được chuyển viện.
3.2 Quan hệ bác sĩ và bệnh nhân ngày nay còn mang tư tưởng xin cho

Tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong bệnh viện diễn ra khá phổ biến. Nên nếu có
một tình huống nào đó xảy ra giữa bác sĩ và bệnh nhân thì đều được mọi người suy
đoán là “có lẽ chưa có phong bì”.
Một thạc sĩ ngành quản lí Y Tế Phan Tấn Đức ngày 188̸78̸2017 đã có bài viết về vấn đề
giám sát phong bì, một vấn đề còn bức bối của xã hội.

9


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế


Nhiều người cảm nhận rằng khi đến các bệnh viện, họ như là người đang cầu ơn từ các
bác sĩ chứ không phải họ là người chi trả tiền để nhận được dịch vụ y tế tương xứng.
Từ những bất đồng nhỏ, lâu rồi tích tụ thành những mâu thuẫn khiến cho mối quan hệ
giữa những người làm trong ngành y với bệnh nhân trở nên “cơm không lành, canh
chẳng ngọt”, dễ dẫn đến “động chân, động tay” mỗi khi có những bất đồng. Chỉ cần
một sai sót nhỏ, một cử chỉ khiến người nhà bệnh nhân không thấy hài lòng cũng có
thể dẫn tới xô xát, hành hung y bác sĩ.
Người Việt ta có câu “Tại anh tại ả tại cả đôi bên”. Để xảy ra những hành động côn đồ,
hung hãn trong bệnh viện, ngoài sự thiếu kiềm chế của người nhà bệnh nhân thì cũng
có một phần nguyên nhân không nhỏ từ phía bác sĩ. Để hạn chế tình trạng này, cả hai
phía đều phải xem xét lại mình và có những tiết chế, hành động phù hợp
3.3 Kiến thức y khoa của người dân được nâng cao

Cùng với kinh tế phát triển, ngày nay người ta không còn lo về miếng ăn, cái mặc mà
lẽ dĩ nhiên là quan tâm về chất lượng cuộc sống mà sức khỏe cũng là một mối quan
tâm lớn. Những kiến thức y khoa phổ biến khắc các trang web, các kênh tin tức truyền
hình, báo chí… khi có vấn đề về sức khỏe, người ta có thể lên mạng tìm kiếm. Hiển
nhiên kiến thức về y khoa của người dân bây giờ cao hơn trước nhiều.
Những thông tin họ có được có những thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có những
thông tin không chính xác. Với sự hiểu biết này, bệnh nhân sẽ cộng tác với bác sĩ tốt
hơn trong quá trình khám chữa bệnh và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, nhưng có
những bệnh nhân sử dụng hiểu biết của mình để phản ứng các chỉ dẫn của bác sĩ,
những ý kiến của bệnh nhân có khi hợp lý và cũng có lúc không đúng, trong cả hai
tình huống đều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý từ hai phía.
3.4 Quyền của bệnh nhân ngày càng mở rộng

Xã hội đã có sự thay đổi, khác với trước đây, bệnh nhân có quyền được biết về các
thông tin bệnh tật của họ, nhân viên y tế không còn truyền thống áp đặt một chiều mà
ngày càng phát huy vai trò tư vấn trong quá trình khám chữa bệnh. Mô hình khám

chữa bệnh hiện nay lấy “Bệnh nhân là trung tâm”.
Luật khám chữa bệnh đã mở rộng hơn quyền của bệnh nhân, dần dần bệnh nhân có
những đòi hỏi các y bác sĩ, bệnh viện phải đáp ứng những yêu cầu theo luật định. Đáp
ứng đầy đủ các quyền lợi của bệnh nhân cũng là một áp lực rất lớn, trong số đó cũng
10


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
có những người lạm dụng quyền bệnh nhân để gây khó khăn cho y bác sĩ và các cơ sở
y tế.
Cũng do đó mà bệnh nhân muốn bác sĩ giao tiếp với mình càng nhiều hơn. Trước thực
trạng đó mà có nhiều trường hợp bệnh nhân hành hung bác sĩ vì cho rằng bác sĩ thờ ơ
với bệnh nhân, nhưng cũng phải suy xét lại là hiện trạng gây ra mẫu thuẫn giữa bác sĩ
và bệnh nhân là do đâu mà chúng ta nên đưa ra phương pháp khắc phục.

3.5 Hiệu ứng tâm lý đối với các hiện tượng tiêu cực của ngành y

Những tiêu cực, yếu kém nhiều mặt của ngành y hiện tại và trong những năm gần đây
đã gây bất lợi cho nhân viên y tế. Sự cao quý của ngành y ngày càng giảm dần trong
suy nghĩ của bệnh nhân, thay vào đó là những ấn tượng không tốt về nhân viên y tế, sự
trân trọng của bệnh nhân đối với y bác sĩ đã không còn nhiều mà thường bắt gặp
những ánh mắt nghi ngờ. Niềm tin của cộng đồng đối với y bác sĩ ngày càng giảm sút,
người dân có tâm lý rất sợ mỗi khi phải đến bệnh viện và ngại tiếp xúc với nhân viên y
tế. Không ít bệnh nhân và thân nhân dựa vào những yếu kém đã lan truyền để uy hiếp
tinh thần những người hành nghề y. “Tôi sẽ cho đăng báo” hoặc “tôi sẽ đưa lên mạng”
là những câu nói thường được nghe từ thân nhân bệnh nhân khi họ không hài lòng về
nhân viên y tế. Ngoài ra, một số bệnh nhân hoặc thân nhân có tính ỷ vào quyền thế,
nếu họ có người thân làm quan chức hoặc làm cán bộ lãnh đạo của bệnh viện, họ sẵn
sàng làm tổn thương cho bất kỳ nhân viên y tế nào mà họ không vừa ý. Đây là những

mặt trái của bệnh nhân, thân nhân mà các y bác sĩ đang gánh chịu, hiện tượng này
ngày càng phổ biến.
3.6 Quản lý và cơ sở hạ tầng ở bệnh viện còn kém

Sự phát triển ngành y tế nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân về
vấn đề khám chữa bệnh. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên phổ biến và
điều này góp phần lớn tới mâu thuẫn trong quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân.
Sự thiếu sót về các văn bản luật và dưới luật để rạch ròi quyền được bảo vệ chính đáng
của nhân viên y tế. Cấp quản lý ngành cũng loay hoay và không có những ứng phó và
hỗ trợ kịp thời, các cơ sở y tế luôn bị động trong các tình huống phát sinh
3.7 Nhân viên y tế phải đối mặt với sự bất an
11


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Những vụ như “Bác sĩ trực cấp cứu bị bệnh nhân hành hung” [6], thậm chí mất mạng
[7] đều không xa lạ với tất cả mọi người.
Các vụ việc phản ánh trên báo chí chỉ là phần bề nổi của một tảng băng chìm, tại các
cơ sở y tế thường xuyên có những xung đột giữa bệnh nhân và thầy thuốc ở nhiều mức
độ khác nhau.
Làm việc trong môi trường như vậy mà rõ ràng thiếu sự bảo vệ từ pháp luật, xã hội,
người bác sĩ tất nhiên phải lo lắng.
Ngoài điều trị cho bệnh nhân, có lẽ người bác sĩ cũng phải dành suy nghĩ cho việc tự
vệ của mình.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Nhận diện đúng đắn các mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc và vai trò của
chúng có thể giúp việc điều chỉnh các chính sách, điều chỉnh tâm lý xã hội để đạt tới
các quan hệ tốt nhất nhằm phát triển y tế Việt nam.

Với thực trạng như hiện nay mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân còn nhiều bất cập,
nó cần được sự quan tâm sâu sát nhiều hơn từ các nhà chức trách, cần cái nhìn mới
hơn từ xã hội, để tìm ra nguyên nhân, tìm ra mâu thuẫn để từ đó khắc phục, cải thiện
để đưa nó về đúng với vị trí ban đầu của mình.
Về phía cách giao tiếp, ứng xử giữa bác sĩ đối với bệnh nhân và người nhà cho thấy
bên cạnh những người thầy thuốc giỏi, tận tâm hết lòng vì bệnh nhân, ngày nay vẫn
còn có không ít những thầy thuốc đạo đức kém, xa rời người bệnh, nhũng nhiễu, hạch
sách người bệnh, người nhà người bệnh, chuyên môn kém, phát ngôn thiếu kiềm chế,
thờ ơ lạnh lùng trước những nỗi đau mà người bệnh đang gánh chịu, không hoàn thành
lời thề Hippocrates, 12 điều y đức của BYT cũng như các chuẩn mực giao tiếp quy
định đối với CBYT và bệnh nhân.
Về phía ngược lại, xã hội đã và đang có định kiến với ngành Y tế cũng như CBYT,
chưa có cái nhìn quan tâm, cảm thông, sâu sát đến đời sống đội ngũ CBYT, nhiều cá
nhân lỗ mãng, có những hành động gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, đe dọa tính mạng
của nhiều người thầy thuốc, làm họ bất an, không thể tập trung và không dám liều
mình để làm những điều tốt nhất cho người bệnh. Cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa
có cái nhìn chung, cái nhìn thiện cảm dành cho ngành Y tế, chưa có chế độ đãi ngộ đặc
biệt, hành động thiết thực chăm lo đời sống CBYT để giúp họ tập trung vào chuyên
môn
4.2 Kiến nghị cải thiện mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân.
4.2.1. Mô hình AIDET:
AIDET là một mô hình giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân được đưa ra bởi
Quint Studer, được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Mỹ trong khoảng 10 năm gần
đây. Nội dung của AIDET bao gồm:
A (Acknowledge): Đặt quan hệ
I (Introduction): Tự giới thiệu
12


Khoa Y – ĐHQG TPHCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
D (Duration): Thông tin về thời gian
E (Explanation): Giải thích về thủ thuật
T (Thanks): Cảm ơn

Đây là những điều hết sức đơn giản, nhưng khá nhiều nhân viên y tế của ta không biết
hoặc bỏ qua. Vì thế, có nhiều tình huống trớ trêu xảy ra như bệnh nhân không biết bác
sĩ của mình là ai, không biết mình đang uống thuốc gì, thậm chí khi vào phòng mổ
cũng không biết bác sĩ sẽ làm gì.
Acknowledge
Có thể nói đơn giản là lời chào, hay như ông bà ta thường nói, miếng trầu là đầu câu
chuyện … Cũng có thể nói câu chào là đầu câu chuyện. “Chào ông/bà …” với nụ cười
trên môi là một cách thức hoàn hảo để đem lại lòng tin cho người bệnh. Nếu không
biết tên bệnh nhân, có thể nói “Xin chào ông/bà ư. Có phải ông /bà …. không ạ?”. Một
thực tế thường gặp ở phòng khám các bệnh viện lớn là những cái tên được xướng lên
trống không qua Micro: “Ông Trần Văn A”, “Bà Trần thị B” … Hoặc tệ hơn khi các
bác sĩ khám bệnh: “Bà Trần Thị B phải không ?...”
Lời chào không chỉ đơn giản là câu chào. Một nụ cười thân thiện từ xa khoảng 5m có
thể kèm với sự giao tiếp bằng ánh mắt. Câu chào khi đến gần có thể kèm theo với động
tác ngôn ngữ cơ thể, vẫy tay chẳng hạn, cũng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái ngay
từ đầu. Mặt khác, câu chào không chỉ hạn chế cho bệnh nhân của mình. Hãy mở rộng
lời chào và nụ cười với những người cùng đi với bệnh nhân, bạn bè hay gia đình,
người lớn hay trẻ con cũng đều như thế.
Introduction:
Một thói quen khác của các nhân viên chúng ta là hay giả định bệnh nhân đã biết
mình, hoặc giả định là bệnh nhân sẽ phải nhìn vào bảng tên trên áo mà biết mình là ai,
nên chẳng bao giờ tự giới thiệu. Trước hết, không mấy khi bệnh nhân chú ý nhìn vào
bảng tên. Kế đến, bệnh nhân thường lo lắng về tình trạng của mình nên ít khi đủ tập
trung để nhớ những cái tên chỉ nhìn thoáng qua.


13


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Tùy theo mức quan trọng của nhân viên và loại thủ thuật, ý nghĩa của việc giới thiệu
bản thân có thể cũng khác nhau. Mức độ tự giới thiệu đơn giản nhất cũng phải bao
gồm tên, nơi công tác và chức trách. Ngược lại, trong những trường hợp phức tạp như
bác sĩ phẫu thuật đến tư vấn về cuộc mổ chẳng hạn, việc tự giới thiệu bản thân có thể
mở rộng đến quá trình công tác, mức độ kinh nghiệm của mình trong vấn đề sắp xử lý,
số ca mình đã từng làm. Tất cả những chi tiết đó nhằm cung cấp thông tin cho bệnh
nhân và tạo sự tin cậy cần thiết. Tình huống khá thường gặp ở ta là nhân viên y tế chỉ
chăm chăm làm việc của mình, không quan tâm đến cảm nghĩ của bệnh nhân. Ở các
bệnh viện, số lượng y tá thực tập là rất lớn. Mỗi ngày, các y tá thực tập (nói chính xác
hơn- vẫn còn là học sinh) thực hành trên các bệnh nhân nhưng không hề giới thiệu và
xin phép. Các bệnh nhân cũng không dám có ý kiến hay phàn nàn, chỉ biết răm rắp
nghe theo những người mặc áo trắng và cứ ngỡ là họ cũng là nhân viên y tế chuyên
trách của mình. Cũng như vậy, các bệnh nhân hoặc không biết ai điều trị cho mình,
hoặc cũng không biết bác sĩ có đủ kinh nghiệm hay không, hoặc thậm chí có đủ bằng
cấp hay không.
Trong một lần đi khám, bệnh nhân có thể chỉ tiếp xúc với một vài người. Tuy nhiên,
nếu phải nằm viện, số nhân viên y tế tiếp xúc mỗi ngày có thể là rất lớn. Do đó, bệnh
nhân không có cách nào nhớ hết các nhân viên đã tiếp xúc cũng như vai trò của mỗi
người. Chính vì thế, những nhân viên trực tiếp phụ trách như bác sĩ điều trị, bác sĩ
phẫu thuật, y tá phụ trách... cần phải nhấn mạnh vai trò của mình và giúp bệnh nhân
phải nhớ được tên mình. Danh thiếp là một công cụ hữu hiệu trong trường hợp này.
Thông thường, đó là những danh thiếp chính thức với logo bệnh viện hay phòng khám
với các thông tin liên lạc cần thiết.
Duration:
Thông tin về thời gian cần được cung cấp cụ thể và chính xác. Hiện nay, các cơ sở y tế

vẫn làm viện theo kiểu ai đến trước làm trước. Một số cơ sở đã thực hiện được việc
khám theo hẹn. Tuy nhiên, dù là khám theo hẹn hay không theo hẹn thì trong lần tiếp
xúc đầu tiên với bệnh nhân, điều mà họ muốn biết là:
-Chờ bao lâu thì sẽ đến phiên mình
-Cuộc khám/thủ thuật sẽ kéo dài bao lâu
Trong đa số trường hợp, các nhân viên y tế đều có thể trả lời được hai câu hỏi này với
độ chính xác tương đối. Bệnh nhân Việt Nam thường rất kiên nhẫn. Họ không sợ chờ,
mà chỉ sợ là không biết chờ đến bao giờ. Vì thế, ngay cả khi không thể thực hiện cuộc
khám theo hẹn hay phải trì hoãn vì lý do nào khác, việc cập nhật thông tin cho bệnh
nhân là điều công bằng và cần thiết. Nói cách khác, nếu ta không thể cam kết về thời
gian thì ít nhất hãy cam kết về khoảng thời gian bệnh nhân sẽ được cập nhật thông tin.
Explanation:
Đây có lẽ phần thiếu sót nhiều nhất, cũng là phần khó thực hiện nhất trong hệ thống y
tế của nước ta. Một phần vì quá tải, các nhân viên chỉ cố làm cho nhanh, cố gắng thực
hiện càng nhiều ca càng tốt. Phần khác, có lẽ nhân viên luôn có giả định là bệnh nhân
sẽ “tự động” biết mình đang được làm gì, nên không cần giải thích. Chúng ta có lẽ
chưa chú ý nhiều đến việc này nhưng phần nào có thể nói đây là sự vi phạm quyền
được thông tin của bệnh nhân.
14


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Nội dung của giải thích thường bao gồm: can thiệp y khoa sắp làm, lợi và hại của nó,
thời gian thực hiện, các tai biến có thể gặp, tiên lượng và theo dõi về sau.
Thanks:
Việc cảm ơn bệnh nhân sau khi tiếp xúc, thăm khám hầu như đã trở thành quy ước
chung trong ngành. Nhân viên y tế cảm ơn bệnh nhân đã lựa chọn cơ sở cũng như dịch
vụ của mình, hay nói cách khác đã thể hiện sự tin tưởng vào chính mình. Qua lời cảm
ơn, nhân viên y tế thể hiện sự cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất trong khả năng của

mình.
4.2.2 Biên soạn cẩm nang đi viện:
Vai trò: Cung cấp các kiến thức và kĩ năng giúp người bệnh tự tin hơn và tương tác tốt
hơn với nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh, góp phần cải thiện chất lượng
dịch vụ y tế và kết quả khám chữa bệnh. Đặc biệt, các thông tin này sẽ giúp người
bệnh có ứng xử phù hợp hơn với các tình huống nảy sinh trong khám chữa bệnh, từ đó
giúp giảm các căng thẳng, mâu thuẫn và bạo lực tại cơ sở y tế– vấn đề đang khiến
nhân viên y tế và người quản lí y tế lo ngại.
Tài liệu gồm 5 phần:
-

-

-

PHẦN 1: Trước khi đi viện: các chuẩn bị cần thiết để giảm thiểu sự bị động khi
sử dụng dịch vụ y tế
PHẦN 2: Đi bệnh viện: các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để có thể tham
gia hiệu quả vào quá trình khám, chẩn đoán và điều trị bệnh của mình.
PHẦN 3: Xử trí một số tình huống ở bệnh viện: giúp người bệnh thái độ và
cách ứng xử phù hợp trong những tình huống không mong muốn ở bệnh viện và
những điều cần làm hay không làm khi muốn đưa ra các phản hồi và khiếu nại.
PHẦN 4: Thông tin cơ bản cần biết về bệnh viện: thông tin cơ bản về thực
hành khám, chữa bệnh tại bệnh viện, môi trường làm việc của bác sĩ, phí dịch
vụ y tế và bảo hiểm và cơ chế phản hồi.
PHẦN 5: Bảng kiểm: tóm tắt thông tin về dịch vụ và ứng xử trong bệnh viện để
người bệnh và người nhà có thể tham khảo nhanh khi cần.

4.2.3 Những biện pháp trong cải thiện mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân
4.2.3.1 Về phía bác sĩ

- Giữ gìn sức khỏe: Để hoàn thành tốt công việc trước tiên người bác sĩ

-

phải đảm bảo bản thân có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn. Những biện
pháp quen thuộc và hữu ích như:
o Tập luyện thể dục thể thao
o Nghỉ ngơi hợp lý
o Chế độ dinh dưỡng tốt
o Giữ các mối quan hệ của bản thân với gia đình và xã hội tốt
Luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ:

Kiến thức chuyên môn là điều quan trọng và liên quan trực tiếp đến y đức.
Muốn không làm hại bệnh nhân, làm điều có ích cho bệnh nhân, người bác sĩ
phải biết làm điều gì là có hại, điều gì là có lợi.

15


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Học y là học cả đời, cùng với những kiến thức y học đổi mới mỗi ngày, người
bác sĩ có tránh nhiệm phải cập nhập kiến thức và nâng cao tay nghề
-

Học cách ứng xử, giao tiếp với bệnh nhân

Có thể đổ lỗi cho áp lực công việc, cho sự quá tải… Khiến người thầy thuốc
không chu đáo với từng bệnh nhân của mình.
Nhưng có câu “lời nói chẳng mất tiền mua”, trong khả năng của mình, người

thầy thuốc cần cố gắng thể hiện sự niềm nở, tận tâm của mình với bệnh nhân.
Những cách ứng xử tinh tế đâu phải ai cũng biết, bởi vậy việc ứng xử giao tiếp
tuy đơn giản mà lại khó khăn. Biết động viên, an ủi, biết lắng nghe bệnh nhân.
Để giao tiếp tốt cần tuân thủ 3 nguyên tắc tối quan trọng: Thấu cảm, tôn trọng,
chân thành
-

Hiểu biết về pháp luật, những quy định hành nghề

Trong quá trình làm việc, bất cứ lúc nào cũng phải đối diện với nhiều yếu tố rủi
ro.
Người hành nghề y quan trọng là danh tiếng bởi nó tác động vào niềm tin của
người bệnh. Để giảm thiểu sai lầm, rõ ràng người thầy thuốc cần biết những
quy định luật lệ hành nghề.
4.2.3.2 Về phía bệnh nhân
-

Tôn trọng người thầy thuốc

Từ một đối tượng được xem là chiếu dưới trong mối quan hệ bệnh nhân và thầy
thuốc, nay vị thế đã chuyển dần. Sự giao tiếp hai chiều đã tạo dựng mối quan hệ
giữa bệnh nhân và thầy thuốc càng tốt đẹp hơn.Tuy nhiên, nếu đã là khách
hàng, người trả tiền để sử dụng dịch vụ, dòng tiền của khách hàng là dòng tiền
để bệnh viện tồn tại, thì không ít bệnh nhân có cảm giác mình là “thượng đế”
hoặc có một chút dòng máu của “thương đế”, do vậy bệnh nhân nêu cao tinh
thần “thượng đế” trong lời nói, hành động, và đôi lúc họ có những thái độ trịch
thượng, khiêu khích, xúc phạm nhân viên y tế.
Một mối quan hệ tốt cần duy trì trên sự bình đẳng, bệnh nhân muốn được tôn
trọng thì họ cũng cẩn thể hiện sự tôn trọng đến bác sĩ. Tuy người bệnh trả là
đồng tiền nhưng những đồng tiền ấy chủ yếu để chi trả cho chính bản thân họ.

Với sự tận tâm hết lòng, với kiến thức chuyên môn sâu rộng mà cái người bác sĩ
cứu về là sức khỏe, là cả một tính mạng, như vậy còn chưa đáng để được tôn
trọng sao?
-

Nâng cao kiến thức y học

Việc nâng cao kiến thức là cần thiết để bệnh nhân có thể hợp tác với bác sĩ tốt
hơn.
Những kiến thức nửa vời sẽ rất nguy hiểm khi bệnh nhân nghi ngờ chẩn đoán
điều trị của bác sĩ, từ đó lên án không thương tiếc với người bác sĩ.

16


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
Bác sĩ được đào tạo bao nhiêu năm, lại làm việc bao nhiêu năm thế nhưng lại
không bằng niềm tin vào những trang thảo luận bởi những “chuyên gia” trên
mạng.
Chẳng hạn khi ở bệnh viện Từ Dũ, khi sản phụ chuyển dạ, lẽ dĩ nhiên là rất đau
đớn, bác sĩ đã khám và quyết định có thể sinh thường. Vậy mà người nhà và
bệnh nhân lại lên án, bác sĩ không hiểu tình hình, đau như vậy mà còn không
cho mổ, để lâu em bé chết ngạt… Khi mà việc lựa chọn sinh thường hay sinh
mổ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thậm chí người học y còn thấy khó khăn,
nhưng bệnh nhân chỉ dựa vào đau đớn đã đưa ra y lệnh bắt bác sĩ làm theo.
-

Hiểu và cảm thông với những khó khăn của bác sĩ


Khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên y luôn được dạy để thấu hiểu nỗi khổ
của bệnh nhân. Và quả thực, trong cuộc đời, ai không từng 1 lần là bệnh nhân.
Bởi vậy người bác sĩ có thể hiểu được nỗi khổ của bệnh nhân.
Nhưng còn bệnh nhân, có ai sẽ có cơ hội khám cả 100 bệnh nhân một ngày, ôm
3 lần mới ôm hết được chỗ bệnh án, thức xuyên đêm cho 1 ca mổ, ngày lễ tết
trực bệnh viện sát xao vì số ca tai nạn tăng cao…
Một sự bức xúc tạm thời của người bệnh cũng có thể đẩy 1 người hành nghề y
bao năm phải trượt dốc, mặc bao cống hiến trước đây của họ.
Trong mối quan hệ thầy thuốc bác sĩ hiện này, cần sự cảm thông hơn với bác sĩ.
Tất nhiên, những người bác sĩ cũng cần có thái độ tích cực hơn, thực hiện tốt y
đức của mình
4.2.3.3 Về phía nhà nước xã hội
-

Cải thiện về tổ chức và điều kiện làm việc

Với tình trạng áp lực công việc khổng lồ, môi trường làm việc không thoải mái,
người bác sĩ sẽ không phát huy được khả năng và sự quan tâm đến bệnh nhân
Do đó trước hết cần tạo một môi trường thuận lợi:
Giảm sự quá tải bằng cách nâng cao chất lượng y tế ở tuyến dưới
Áp dụng mô hình bác sĩ gia đình.
Có những quy chuẩn làm việc công khai
Tăng cường cơ sở hạ tầng bệnh viện
-

Nâng cao đãi ngộ với nhân viên y tế đúng với sự cống hiến của họ

Người bác sĩ chỉ có thể cống hiến hết mình cho công việc khi nhu cầu cuộc
sống, gia đình phải được đảm bảo. Bác sĩ thời gian đào tạo lâu dài, quá trình
làm việc vất vả, áp lực, luôn phải học thêm những kiến thức, kỹ năng mới…

Nhưng họ chỉ được trả một mức lương thấp.
Để cải thiện điều này, mô hình bệnh viện tự chủ về kinh tế là một bước tiến phù
hợp với phát triển kinh tế thị trường
Ngoài vấn đề đó, những đãi ngộ khác có thể áp dụng như những ưu tiên trong
bảo hiểm xã hội… có thể được áp dụng
17


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế
-

Quản lý tốt vấn đề truyền thông

Công nghệ thông tin phát triển mạnh và rất khó khăn kiểm soát thông tin nhưng
từ những tiêu cực quá lớn của những thông tin sai lệch vẫn cần 1 cơ quan để
phụ trách về những thông tin liên quan đến y tế
Người dân cần được biết câu trả lời chính xác từ 1 sự việc. Việc giải thích cho
người dân cần rõ ràng đáng tin cậy. Nên có những trang web đưa những thông
tin chính xác đã được kiểm duyệt đến với người dân.
-

Có những luật định rõ ràng bảo vệ nhân viên y tế

Những vụ việc mâu thuẫn giữa bác sĩ và bệnh nhân mà khi lỗi thuộc về phía
bệnh nhân thường kết thúc bằng việc hòa giải, giải quyết bằng “tình người”.
Như vậy vô tình đẩy nhân viên y tế vào phía yếu hơn. Trong khi họ đang cố
gắng để cứu chữa lại luôn phải cam chịu những sự gay gắt từ phía bệnh nhân và
người nhà, từ những lời mắng nhiếc đến hành vi hung hăng thậm chí ảnh hưởng
đến cả tính mạng.

Cần có những quy định rõ ràng về nhân viên y tế để bảo quyền cũng như sự
công bằng trong một mối quan hệ.

18


Khoa Y – ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. BS. Trương Trọng Hoàng Bài giảng “Mối quan hệ thầy thuốc bệnh
nhân”
[2] Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009
[3] Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao
động làm việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT
[4] Truy cập ngày 1-8-2017 từ />[5] Truy cập ngày 18-7-2017 từ />[6] Truy cập ngày 1-8-2017 từ />[7] Truy cập ngày 16-3-2016 từ />[8] />[9] Truy cập ngày 22-5-2017 />
19



×