Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Bs liem sieu am khop co tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 54 trang )

SIÊU ÂM KHỚP CỔ TAY

BSCK1. LÊ THANH LIÊM - MEDIC


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
II. KỸ THUẬT
III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu
2. Hội chứng ống cổ tay
(carpal tunnel syndrome)
3. Hội chứng kênh guyon
(Guyon `s canal syndrome)
IV. MẶT LƯNG CỔ TAY

1. Giải phẫu
2. Viêm bao gân duỗi ngắn và
dạng dài ngón cái (de
Quervain's tenosynovitis).
3. Intersection syndrome
V. CÁC BỆNH LÝ KHÁC
VÙNG CỔ TAY
VI. KẾT LUẬN


I. TỔNG QUAN
• Bệnh lý cơ xương khớp vùng cổ tay rất thường gặp,
phần lớn liên quan đến chấn thương và viêm, liên
quan đến hoạt động thể thao hay nghề nghiệp mà gân
căng quá mức hay chấn thương lập đi lập lại.


• Hiện nay, siêu âm siêu âm tần số cao là kỹ thuật hình
ảnh cắt ngang hiển thị tức thì duy nhất, với độ phân
giải không gian và tương phản tốt. Thêm vào đó, siêu
âm chi phí thấp, đơn giản, tiện lợi và sẳn có nên có
thể chỉ định đầu tiên để khảo sát tổn thương vùng cổ
tay.


I. TỔNG QUAN
• Tuy nhiên, do kích cở cấu trúc khảo sát nhỏ và có khả
năng tạo ảnh giả do kỹ thuật, nên siêu âm vùng cổ tay
vẫn phụ thuộc người làm, đòi hỏi kinh nghiệm và
nhiều trường hợp cần kết hợp những kỹ thuật khác
phù hợp với những tình huống cụ thể như X-Quang,
điện cơ hay cộng hưởng từ.
• Hình ảnh học phải đi kèm lâm sàng. Việc ấn chẩn
bằng siêu âm cho biết tương quan giữa tổn thương
với vị trí đau.


II. KỸ THUẬT
• Đầu dò thẳng 7,5 – 12 MHz là lựa chọn tốt nhất để
siêu âm gân, dây chằng và thần kinh vùng cổ tay.
• Luôn luôn cần khảo sát một cách có hệ thống, so sánh
vùng tương tự đối bên.
• Cần phối hợp giữa hình ảnh cắt ngang và cắt dọc và
kết hợp với khảo sát động.
• Kết hợp giữa siêu âm B – mode và Doppler có độ
nhạy cao với vi tuần hoàn để cho chẩn đoán tốt nhất.



III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu
• Dây chằng ngang cổ tay (Flex Retinac hay Transverse
Carpal Ligament): bên trong bám vào xương đậu và
móc xương móc, bên ngoài bám vào củ xương thuyền
và củ xương thang.
• Dây chằng ngang cổ tay cùng với các xương cổ tay
tạo thành một ống xương xơ gọi là ống cổ tay.
• Ống cổ tay chứa bốn gấp gân sâu, bốn gân gấp nông
và thần kinh giữa ở vị trí bề mặt. Ở đoạn xa thần kinh
giữa (Medial Nerve) chia ra thần kinh ngón tay, kích
thích ngón 1, 2, 3 và ½ ngoài ngón 4.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu
• Thần kinh trụ (Ulnar Nerve): phía trên cổ tay đi giữa gân gấp

cổ tay trụ và gân gấp chung các ngón nông, sau đó đi vào cổ
tay, ở trên bề mặt dây chằng ngang cổ tay, chui qua ống Guyon
cùng với động mạch trụ, kích thích ngón 5 và ½ trong ngón 4,
chia nhánh đến ngón cái và cơ đối ngón cái.
• Ống Guyon: được giới hạn bởi phía dưới là dây chằng ngang
cổ tay và dây chằng đậu móc (pisohamate ligament), phía trên
là dây chằng gan cổ tay (volar carpal ligament) và cơ gan tay
ngắn (palmaris brevis), thành bên ngoài là móc xương móc,
thành bên trong là xương đậu.
• Gân gập cổ tay trụ ở bờ trong, bám tận vào xương đậu, xương
bàn V và xương móc.
• Gân gập cổ tay quay ờ bờ ngoài, bám tận vào nền xương đốt
bàn II.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
1. Giải phẫu


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
a. Bệnh học
• Hội chứng ống cổ tay được Jame Paget mô tả vào giữa thế kỹ
18, là một tập hợp các triệu chứng do thần kinh giữa bị chèn ép
ở vùng ống cổ tay.
• Đây là một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở

phụ nữ, liên quan nghề nghiệp trong đó rất thường gặp ở
những người làm việc văn phòng, làm việc bằng tay liên tục ở
một tư thế cố định trong thời gian dài.
• Phần lớn là vô căn. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân có thể
gây hội chứng ống cổ tay như: Viêm bao gân gấp
(tenosynovitis); Amyloidosis; Gãy các xương trong ống cổ tay;
Vết thương cổ tay hay xơ hóa sau mổ; Nang hoạt dịch khớp; U
dây thần kinh (neurinoma) hay schwannoma.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
b. Kỹ thuật khám và giải phẫu siêu âm
• Dùng đầu dò Linear 7-12MHz, khảo sát dây thần kinh giữa ở
mặt lòng cổ tay, trên mặt cắt ngang và dọc.
• Thần kinh giữa: Trên mặt cắt ngang, cổ tay gấp. Thần kinh giữa
nằm nông hơn gân gập, ngay phía sau dây chằng ngang cổ tay,
có dạng oval ở phía gần, dẹt hơn ở phía xa.
• Biến thể giải phẫu thần kinh giữa chẽ đôi và động mạch ở giữa.
• Đo diện tích mặt cắt ngang của thận kinh giữa trước và sau dây
chằng ngang cổ tay.
• Khảo sát động dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.
• Đo bề dầy dây chằng ngang cổ tay.
• Tìm kiếm viêm gân và tổn thương xương trong ống cổ tay.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)



III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
Thần kinh giữa phản âm dày đoạn cẳng tay nhưng
phản âm kém đoạn trong ống cổ tay.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
c. Siêu âm chẩn đoán
• Trong hội chứng ống cổ tay cấp, có thể không thấy bất thường
hình thể nào đáng kể. Trường hợp mạn tính, thần kinh giữa có
thể phù nề, thay đổi hình dạng và đặc điểm hồi âm, giảm cử
động thần kinh khi làm nghiệm pháp động.
• Tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán
• Notch sign: là dấu hiệu thần kinh giữa phù nề như cũ hành
đoạn sát bờ gần ống cổ tay và dẹt đoạn trong ống cổ tay.
• Inverted Notch sign: là dấu hiệu thần kinh giữa phù nề như
cũ hành đoạn sát bờ xa ống cổ tay và dẹt đoạn trong ống cổ
tay.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
c. Siêu âm chẩn đoán: Notch sign - Inverted Notch sign



III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
c. Siêu âm chẩn đoán
• Phù nề thần kinh giữa:
• Tiết diện thần kinh giữa đoạn sát bờ gần ống cổ tay > 12 mm2
(Hobbson-Webb et al. 2008 – độ nhạy và đặc hiệu 100%).
• Tăng tưới máu trên Power Doppler.
• Sự khác biệt kích thước thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ
tay nhẹ, vừa và nặng không có ý nghĩa thống kê (Mohammadi
et al. 2010).
• Dây thần kinh giữa chuyển động kém trong ống cổ tay.
• Dây chằng ngang cổ tay dày trên 4mm.
• Siêu âm có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 82% và 97%
trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
Tìm nguyên nhân khác có thể gây hội chứng ống cổ tay như:
Viêm bao hoạt dịch khớp hay U dây thần kinh (neurinoma),...


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
2. Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome)
Thần kinh giữa chẽ đôi



III. MẶT LÒNG CỔ TAY
3. Hội chứng kênh guyon (guyon `s canal syndrome)
a. Bệnh học
• Hội chứng kênh Guyon là hội chứng chèn ép cục bộ thần kinh
trụ ở cổ tay khi nó đi qua kênh Guyon.
• Nguyên nhân: do chấn thương, gãy xương móc, công việc hay
thể thao thường xuyên đè ép lên gan tay; do khối choáng chỗ
chèn ép như cơ dị dạng, khối u, nang; do viêm khớp; do huyết
khối trong động mạch trụ;...
• Bệnh hiếm gặp hơn hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng lâm
sàng tùy thuộc vào mức độ chèn ép trong ống Guyons và vị trí
chèn ép, thường gặp nhất là giảm cảm giác ngón V và nữa
ngoài ngón IV, yếu và teo cơ mô út và cơ liên cốt. Trường hợp
nặng có triệu chứng bàn tay vuốt trụ.
• Điện cơ giúp chẩn đoán hội chứng kênh Guyon và phân biệt
với hội chứng đường hầm khuỷu tay.


III. MẶT LÒNG CỔ TAY
3. Hội chứng kênh guyon (guyon `s canal syndrome)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×