Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bs liem sieu am khop vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 93 trang )

SIÊU ÂM KHỚP VAI

BSCK1. LÊ THANH LIÊM - MEDIC


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
III.KỸ THUẬT KHÁM VÀ
GIẢI PHẪU SIÊU ÂM
KHỚP VAI
IV.CHÓP XOAY
1. Hình ảnh siêu âm chóp xoay
bình thường.
2. Rách chóp xoay.
3. Bệnh lý khác của chóp xoay:

V. CÁC BỆNH LÝ KHÁC
1. Viêm túi hoạt dịch dưới cơ
delta – mỏm cùng vai.
2. Chẹn khớp vai.
3. Khớp vai hạn chế.
4. Bệnh lý đầu dài gân nhị đầu.
5. Siêu âm khớp cùng đòn.
VI. KẾT LUẬN


I. TỔNG QUAN
• Nguyên nhân đau khớp vai: bệnh lý chóp xoay, viêm
khớp, viêm gân, tổn thương thoái hóa khớp,…Trong
đó, rách chóp xoay là nguyên nhân thường gặp nhất


ở bệnh nhân trên 40 tuổi.
• Chụp khớp có chất cản quang là phương tiện hàng
đầu để chẩn đoán rách toàn bộ bề dày chóp xoay.
• Ngày nay, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm
lấn (MRI, Siêu âm) ngày càng lấn lướt vai trò của
chụp khớp có chất cản quang.


I. TỔNG QUAN
• Siêu âm phân giải cao và hiển thị tức thì đã được
chứng minh là phương tiện hiệu quả trong viêc khảo
sát chóp xoay.
• Lợi thế chi phí thấp, đơn giản, tiện lợi, và sẵn có,
khảo sát động và so sánh đối bên.
• Tuy nhiên, siêu âm khớp vai là kỹ thuật khó, đòi hỏi
sự hiểu biết giải phẫu không gian ba chiều của khớp
vai, có kỹ thuật và kinh nghiệm thăm khám.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
1. Xương
• Khớp vai là khớp giữa ổ
chảo và chỏm xương cánh
tay.
• Mặt trước xương cánh tay
có củ bé (có 1 diện bám
gân) và lệch ra ngoài có
củ lớn (có 3 diện bám
gân).
• Hai mấu chuyển ngăn

cách với nhau bởi rãnh
gian củ (rãnh nhị đầu).


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
1. Xương
• Sụn viền là vành sụn bám
xung quanh ổ chảo.
• Phía dưới sụn viền có hở
một lỗ, có một túi cùng
hoạt dịch chui qua.
• Phía trên có mỏm cùng
vai, phía sau liên tục với
gai vai, phía trước tiếp
khớp với xương đòn.
• Mỏm cùng vai và khớp
cùng đòn tạo thành trần
xương của chóp xoay.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng
• Cơ dưới vai: chạy ngang, qua bờ dưới mỏm quạ, bám vào
mấu chuyển bé.
• Đầu dài gân cơ nhị đầu: chạy trong rãnh nhị đầu, uốn theo
chiều cong của đầu xương cánh tay, sau đó chạy chếch vào
trong và ra sau, bám vào phía trên của ổ chảo.
• Củ lớn có 3 diện bám gân, từ trước ra sau là gân cơ trên gai,
gân cơ dưới gai và gân cơ tròn bé.
• Gân cơ trên gai: diện bám dài 2cm, dày 1cm, ở phía trên

chõm xương cánh tay và khe khớp, ở phía dưới mỏm cùng vai.
Cơ trên gai nằm ở mặt sau xương bả vai, nguyên ủy ở hố trên
gai. Gân trên gai có 2 mặt, mặt nông (mặt hoạt dịch) và mặt
sâu (mặt khớp).


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng
• Gân cơ dưới gai: nằm sau diện bám gân cơ trên gai.
2 gân này tạo thành 1 dãy liên tục tại chỗ bám vào
xương. Cơ dưới gai ở hố dưới gai của xương bả vai,
các thớ cơ bao quanh gân và kéo dài tới gần vị trí
bám của gân.
• Gân cơ tròn bé: bám phía sau diện bám của gân dưới
gai, có thể có tổn thương đơn độc nên cần lưu ý khi
thăm khám.
• Dây chằng quạ - cánh tay: là dây chằng khỏe nhất
của khớp, bám từ mỏm quạ đến củ lớn và củ bé. Giữa
hai chẽ bám vào hai củ có đầu dài gân nhị đầu đi qua.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI

2. Gân, cơ, dây chằng


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng
• Các dây chằng ổ chảo - cánh tay: là những phần
dầy lên của bao khớp ở mặt trên và mặt trước, gồm có
3 dây chằng, dây chằng trên (từ vành trên ổ chảo tới
đầu trên củ bé), dây chằng giữa (từ vành trên ổ chảo
tới nền củ bé) và dây chằng dưới (từ vành trước ổ
chảo tới cổ phẫu thuật).
• Dây chằng quạ - mỏm cùng vai: là dãy xơ nối liền
giữa mỏm cùng vai và mỏm quạ.
• Mỏm cùng vai và mỏm quạ tạo thành vòm mỏm
cùng.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
2. Gân, cơ, dây chằng
• Các thành phần đảm bảo độ vững chắc thụ động
của khớp ổ chảo cánh tay: chóp xoay, bao khớp,
viền khớp, khoang xoay (rotator interval), áp lực âm
và dịch keo trong ổ khớp.
• Khoang xoay được biết như hệ thống ròng rọc nhị
đầu, là một phần của khớp vai, nơi mà gân nhị đầu
trong khớp được hỗ trợ bởi các dây chằng quạ - cánh

tay và dây chằng ổ chảo - cánh tay.
• Dây chằng quạ mỏm cùng vai và quạ cánh tay tạo
thành mái của khoang xoay, neo giữ gân trên gai và
dưới gai.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
3. Bao hoạt dịch
• Bao hoạt dịch khớp vai áp sát mặt trong bao khớp,
chứa hoạt dịch giúp cử động khớp dễ dàng.
• Bao có 3 đặc điểm:
– (1) Bọc quanh đầu dài gân cơ nhị đầu; do đó gân này tuy
nằm trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch;
– (2) Qua lỗ hỏng ở dưới sụn viền của bao khớp, bao hoạt
dịch liên quan trực tiếp với mặt sau của cơ dưới vai;
– (3) Bao hoạt dịch thông với túi thanh mạc của các cơ dưới
vai, cơ nhị đầu và cơ delta.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
3. Bao hoạt dịch
• Bao hoạt dịch quanh gân, tạo thuận lợi cho động tác
trượt của gân trên các thành phần xương, nhất là mỏm
cùng vai và mỏm quạ.
• Bao hoạt dịch dưới cơ delta – mỏm cùng vai: trải
rộng từ mỏm quạ ở phía trước, bao phủ mặt nông gân
chóp xoay và băng qua ổ chảo phía sau, có vai trò
quan trọng trong động tác dạng cánh tay vì gân trên
gai trượt dưới vòm mỏm cùng.
• Các bao hoạt dịch thường thông với nhau. Tuổi càng

cao tỷ lệ thông càng nhiều, tạo thành túi ảo lớn bao
phủ các gân.


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
3. Bao hoạt dịch


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
3. Bao hoạt dịch


II. GIẢI PHẪU KHỚP VAI
3. Thần kinh

Dây thần kinh
trên vai chi phối
cơ trên gai và
dưới gai.


III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
• Bệnh nhân ngồi ghế không có tay cầm. Người khám
ngồi trên ghế có bánh xe cao hơn bệnh nhân khoảng
5cm. Nên siêu âm cả hai vai, bắt đầu từ vai ít triệu
chứng hơn.
• Dùng đầu dò thẳng có độ phân giải cao, 7,5 –
12MHz.
• Khám theo trình tự từ trước ra sau, tạm chia thành 3

vùng: vùng trước, vùng trên và vùng sau. Các mốc
xương giúp hướng dẫn cho việc khảo sát.


III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
1. Vùng trước:
• Bệnh nhân ngồi phía trước người khám, khuỷu gấp
90 độ, cẳng tay trên đùi, bàn tay ngữa.
• Cắt ngang qua rãnh nhị đầu (1), là rãnh lõm, phản
âm sáng là bề mặt xương cánh tay.
• Trong rãnh có hình cắt ngang của đầu dài gân nhị
đầu, hình bầu dục, phản âm dày, đi xuyên qua
khoảng giữa chóp xoay và phân chia gân trên gai và
dưới vai.
• Xoay đầu dò 90 độ thành hình cắt dọc (2), trượt
đầu dò dọc rãnh nhị đầu để đánh giá tính toàn vẹn của
đầu dài gân nhị đầu.


III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
1. Vùng trước:


III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
1. Vùng trước:



III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
1. Vùng trước:
• Xoay đầu dò trở về mặt cắt ngang (3), di chuyển lên trên để
thấy gân dưới vai, có phản âm dày vừa phải, nằm ngang bên
dưới lớp mỡ và túi hoạt dịch dưới cơ delta. Xoay ngoài cánh
tay để khảo sát tính toàn vẹn của gân dưới vai, đồng thời để
chẩn đoán tình trạng bán trật của đầu dài gân nhị đầu.
• Tại vị trí này có thể khảo sát được khoang xoay, dây chằng
quạ cánh tay. Khi khoang xoay khiếm khuyết, gân nhị đầu di
động nhiều, độc lập với gân trên gai và dưới vai.
• Túi hoạt dịch dưới cơ delta bình thường như một lớp phản
âm kém, mỏng, khoảng 1-2 mm, giữa cơ delta và các gân chóp
xoay. Lớp mỡ tăng âm bao quanh mặt ngoài của lớp hoạt dịch.


III. KỸ THUẬT KHÁM VÀ GIẢI
PHẪU SIÊU ÂM KHỚP VAI
1. Vùng trước:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×