HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỖ VĂN THÁI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện: ĐỖ VĂN THÁI
Lớp: CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ, KHÓA
HỌC 2014 - 2016
Chức vụ: PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN
Đơn vị công tác: CÔNG AN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Tác giả đề án xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
giáo, cô giáo Học viện Chính trị khu vực I, đặc biệt tác giả xin được bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cán bộ theo dõi và cố vấn thực hiện đề án đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh đề án này.
Trân trọng cảm ơn Đảng ủy Công an tỉnh Phú Thọ, Đảng ủy Công an
huyện Phù Ninh, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ
tác giả hoàn thành đề án.
Tuy nhiên, do đề án được thực hiện trong một thời gian ngắn, nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự
quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học để
đề án được hoàn thiện.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016
TÁC GIẢ ĐỀ ÁN
ĐỖ VĂN THÁI
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ANQG
ANCT
ANTT
CCHT
CBCS
CMND
QLHC
TTXH
TTCC
VK, VLN
An ninh quốc gia.
An ninh chính trị
An ninh trật tự
Công cụ hỗ trợ
Cán bộ chiến sỹ
Chứng minh nhân dân
Quản lý hành chính
Trậ tự xã hội
Trật tự công cộng
Vũ khí, vật liệu nổ
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Quản lý hành chính về trật tự xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong
quản lý xã hội. Đối với nước ta quản lý hành chính về trật tự xã hội đã và
đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, đảm bảo cho công dân phát huy quyền dân chủ của mình. Quản lý
hành chính về trật tự xã hội (TTXH) là một bộ phận trong hệ thống công tác
nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, có vai trò quan trọng trong phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội. Hơn nữa hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội trong bối cảnh
thế giới hiện nay có nhiều biến động và thay đổi với tốc độ chóng mặt, khó có
thể dự báo được với những sự thay đổi này đã có những ảnh hưởng không
nhỏ đối với tình hình an ninh thế giới nói chung và tình hình an ninh trật tự
của một quốc gia nói riêng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc đấu tranh
giữ gìn ổn định trật tự, an toàn xã hội ngày càng khó khăn, gay go, quyết liệt
và phức tạp. Bên cạnh những thuận lợi, cũng có muôn vàn khó khăn, trở ngại
mới. Trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội còn nhiều vấn đề cần
tập trung giải quyết, như: quản lý di biến động về nhân hộ khẩu, vấn đề quản
lý hộ khẩu khu công nghiệp, khu chế xuất; các vụ việc tàng trữ, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ, vi phạm về buôn bán, đốt pháo nổ có chiều hướng gia tăng;
ngành nghề kinh doanh có điều kiện phát triển mạnh, vi phạm trong lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), trật tự công cộng và quản
lý đối tượng đặc xá, đối tượng trong cộng đồng đang là những vấn đề khó
khăn, phức tạp...
2
Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được chia tách và thành lập năm 1997,
có tổng diện tích tự nhiên 183,37 km2, được chia thành 19 đơn vị hành chính
cấp xã, dân số 107.756 người, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Hoạt động
quản lý hành chính về trật tự xã hội đã được các lực lượng Công an tham gia
thực hiện có hiệu quả như: Đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cấp
ủy, chính quyền các cấp giải quyết kịp thời những vụ việc liên quan đến tình
hình an ninh, trật tự trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ xảy ra, tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hoá - xã hội. Triển khai có hiệu quả kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an toàn
tuyệt đối các mục tiêu, các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở địa phương.
Làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện hoạt động chỉ đạo, móc nối của bọn
phản động lôi kéo, kích động người dân tộc thiểu số ở địa bàn gây rối an ninh
trật tự. Ngăn chặn không để hoạt động của các loại tà đạo phát triển, lan rộng.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp giải quyết ổn kịp thời các
vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến tình hình an ninh nông thôn. Tập
trung quản lý các loại đối tượng, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội
phạm, phát hiện, xử lý các ổ, nhóm tội phạm hình sự, ma túy, tụ điểm tệ nạn
xã hội. Công tác cải cách tư pháp đã có nhiều đổi mới, nhất là cải tiến các thủ
tục hành chính trong quản lý xuất nhập cảnh, cấp hộ khẩu, chứng minh nhân
dân, đăng ký xe ôtô, mô tô, quản lý vũ khí, phòng chống cháy nổ... Tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.
Quản lý trật tự, an toàn giao thông có tiến bộ rõ rệt, thường xuyên kiểm tra,
xử lý, góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Công tác xây dựng Đảng, xây
dựng lực lượng Công an được quan tâm, củng cố cả về chính trị, tư tưởng và
tổ chức. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ được nâng lên,
phương tiện và điều kiện làm việc được cải thiện hơn trước, từng bước chính
qui hiện đại.
3
Tuy nhiên, trong quản lý về TTXH trên địa bàn vẫn còn không ít những
hạn chế trong quản lý cư trú, nắm di biến động về nhân hộ khẩu chưa được
cập nhật kịp thời nhất là ở một số địa bàn giáp ranh; việc tàng trữ, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ trái phép trong nhân dân còn phức tạp; các cơ sở ngành nghề
kinh doanh có điều kiện phát triển nhanh kéo theo những vi phạm trong lĩnh
vực kinh doanh có điều kiện về ANTT; Công tác quản lý đối tượng đặc xá,
đối tượng trong cộng đồng hiêu quả chưa cao; tình hình vi phạm Luật Giao
thông đường bộ, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng; bên cạnh đó việc
phối hợp với các lực lượng trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở
một số nơi chưa chặt chẽ và hiệu quả chưa cao; nhận thức về nhiệm vụ đảm
bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở một bộ phận cán bộ,
đảng viên còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác; công tác quản lý kinh tế - xã
hội, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp chưa theo kịp với tình hình
nên dẫn đến những sơ hở, thiếu sót để kẻ địch và bọn tội phạm lợi dụng hoạt
động. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hành chính
về TTXH ở địa phương như: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
nhân dân còn hạn chế; một số văn bản hướng dẫn còn thiếu, chồng chéo; trình
độ, năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, trách nhiệm
và tác phong làm việc còn quan liêu ...
Chính vì vậy, tôi chọn tên đề án Nâng cao hiệu quả quản lý hành
chính về trật tự xã hội trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2016 - 2020 cho đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội nhằm đạt tới
mục tiêu: chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả các hành
vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, giữ vững trật tự xã hội, kỷ
4
cương pháp luật trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ
năm 2016 đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Xây dựng lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH
từng bước chính qui hiện đại. Phục vụ đắc lực cho công tác quản lý xã hội
của nhà nước, góp phần xây dựng môi trường xã hội ổn định tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương với mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2.2. Nắm chắc tình hình hoạt động của các loại đối tượng và tội phạm
hình sự, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật;
giảm số vụ việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra
phức tạp về di cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, cháy, nổ, tai nạn giao thông
nghiêm trọng ... và không để hình thành băng, nhóm tội phạm, hoạt động theo
kiểu xã hội đen diễn ra trên địa bàn huyện và vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn xã hội mang tính chất liên huyện, liên tỉnh.
2.2.3. Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm và trình độ nghiệp
vụ nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách trên lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh
chống các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội từ Công an huyện đến
lực lượng Công an các xã, thị trấn.
2.2.4. Kiện toàn các điều kiện về phương tiện, công cụ hỗ trợ và
phục vụ công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án:
Hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 (bao gồm quản lý về nhân khẩu, hộ
khẩu, cư trú, đi lại; quản lý chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ khác;
5
quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý ngành, nghề kinh có
điều kiện về an ninh trật tự; quản lý trật tự an toàn những nơi công cộng).
3.2. Không gian thực hiện đề án:
Đề án được tiến hành trên địa bàn huyện Phù Ninh và đặt trong tổng
thể tình hình an ninh - trật tự của tỉnh Phú Thọ.
3.3. Thời gian thực hiện đề án:
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2016 đến năm 2020.
6
B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm quản lý hành chính về trật tự xã hội hay quản lý
Nhà nước về trật tự xã hội
Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH) là một bộ phận của quản
lý hành chính Nhà nước. Là quá trình các chủ thể theo sự phân công, phân
cấp dựa vào các quy định của pháp luật, chức năng nhiệm vụ được giao, phối
kết hợp với các biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình về con người,
ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, phương tiện đặc biệt,
địa bàn công cộng phức tạp về trật tự xã hội và các vấn đề khác có liên quan,
nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm, vi phạm
pháp luật, xây dựng, duy trì đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, phục vụ công tác quản lý xã hội của Nhà nước.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hoạt động quản lý hành chính về
an ninh trật tự (ANTT) bao gồm các nội dung cơ bản như: đăng ký, quản lý
cư trú đối với công dân; quản lý người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hiện có mặt tại lãnh thổ Việt Nam; quản lý ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện về ANTT; quản lý phương tiện đặc biệt như vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ, con dấu; cấp, quản lý chứng minh nhân dân; quản lý
trật tự an toàn giao thông; quản lý đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị;
quản lý, giáo dục đối tượng theo quy định của pháp luật ở địa bàn cơ sở; quản
lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; quản lý nhà nước
đối với các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ
phục vụ cho các yêu cầu quản lý nhà nước về ANTT và phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm.
7
Hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trong đề án này được hiểu
là các chủ thể quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời
các quy định của Nhà nước về quản lý hành chính về an ninh trật tự.
Quản lý hành chính về TTXH là công tác nghiệp vụ cơ bản của lực
lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các
vi phạm về trật tự xã hội.
Quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quá trình tiến hành phải dựa
vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để đảm bảo việc thi hành
pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, đảm bảo ANTT.
Quản lý hành chính về TTXH là một hoạt động hành chính công khai
nhưng có ý nghĩa nghiệp vụ Công an sâu sắc.
Nội dung, hính thức và phương pháp quản lý hành chính về TTXH phải
thường xuyên được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật và yêu cầu
nghiệp vụ của lực lượng Công an trong từng giai đoạn.
Quản lý hành chính về TTXH phải đáp ứng nhiệm vụ thực hiện các
chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước và chính quyền dân chủ của nhân dân.
Quản lý hành chính về trật tự xã hội (hay quản lý Nhà nước về trật tự
xã hội) là hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan Nhà nước và các tổ
chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được thực hiện chủ yếu băng pháp luật
và phương tiện khác để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về đảm bảo
trật tự xã hội.
Theo nghĩa rộng, quản lý hành chính về trật tự xã hội bao gồm các lĩnh
vực:
Thứ nhất, quản lý nhân, hộ khẩu; cấp, quản lý chứng minh nhân dân
(CMND) và các giấy tờ khác; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý ngành nghề
kinh doanh đặc biệt, quản lý dịch vụ bảo vệ.
Thứ hai, quản lý về trật tự an toàn giao thông.
8
Thứ ba, quản lý về phòng cháy, chữa cháy.
Thứ tư, quản lý Nhà nước về cải tạo phạm nhân.
Thứ năm, quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú đi lại của người
nước ngoài, Việt kiều và công dân Việt Nam.
Theo nghĩa hẹp, quản lý hành chính về trật tự xã hội bao gồm các lĩnh
vực: Quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu; cấp, quản lý chứng minh
nhân dân và các loại giấy tờ khác; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý ngành
nghề kinh doanh đặc biệt; quản lý các dịch vụ bảo vệ.
Hiệu quả của các tiến trình đổi mới trên tất cả các mặt của đời sống xã
hội phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của quản lý Nhà nước. Quản lý hành
chính về TTXH là bộ phận khăng khít của toàn bộ hệ thống đó; nó vừa là hoạt
động công khai của Nhà nước để góp phần quản lý xã hội, vừa là biện pháp
nghiệp vụ cơ bản của ngành Công an trong lĩnh vực bảo vệ ANTT.
1.1.2. Mục tiêu của quản lý hành chính về trật tự xã hội
Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội là một bộ phận của quản lý
hành chính nhà nước có mục tiêu chung:
Đảm bảo sự ổn định và an toàn của đất nước của toàn bộ hệ thống
chính trị kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Phục vụ đắc lực cho công tác quản lý xã hội của nhà
nước, góp phần xây dựng được môi trường xã hội ổn định tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chủ động phòng ngừa kịp thời phát hiện đấu tranh với bọn tội phạm,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội ngăn ngừa tới mức thấp nhất các loại tệ nạn xã
hội, đẩy lùi và làm giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, loại trừ văn hoá
phẩm độc hại.
9
Tổ chức tạo điều kiện để phát huy được quyền dân chủ của dân đảm
bảo cho công dân thật sự được sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Được sống trong môi trường xã hội ổn định.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý hành chính về trật tự xã hội
Quản lý hành chính về an ninh trật tự là một hoạt động hành chính công
khai nhưng có ý nghĩa nghiệp vụ Công an sâu sắc.
Lực lượng Công an nhân dân nói chung, cảnh sát nhân dân nói riêng
được giao chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật
tự để đưa vào hoạt động xã hội vào trật tự nhất định quá trình tổ chức thực
hiện các nội dung quản lý hành chính về TTXH: Đăng ký quản lý hộ khẩu,
nhân khẩu, phương tiện đặc biệt... những nội dung này tiến hành công khai
dựa trên quy định pháp luật của nhà nước thông qua đó lực lượng Công an
nhân dân có đầy đủ khả năng điều kiện thu nhận khai thác xử lý các thông tin
nghiệp vụ về đối tượng phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, vì vậy quản lý hành chính về TTXH không phải là một hoạt động hành
chính đơn thuần mà có ý nghĩa nghiệp vụ Công an sâu sắc.
Nội dung hình thức phương pháp quản lý hành chính về TTXH thường
xuyên phải được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật và yêu cầu
nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
Xã hội loài người luôn vận động biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Trong đó có con người giữ vai trò quyết định là chủ thể quản lý xã hội nhà
nước luôn cải tiến về bộ máy, cơ chế cho phù hợp với tình hình phát triển xã
hội, tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội hoàn thiện mình. Cùng với
sự phát triển này bọn tội phạm có các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phức
tạp về tính chất mức độ thủ đoạn... Do đó yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng
Công an nhân dân phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong từng thời kỳ.
10
Quản lý hành chính về TTXH là bộ phận quản lý hành chính nhà nước,
biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân để đáp ứng yêu
cầu phát triển xã hội, hoạt động quản lý hành chính phải luôn bổ sung điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu nghiệp vụ của ngành
công an nhân dân, sự thay đổi đó diễn ra: Nội dung hình thức, phương pháp tổ
chức thực hiện. Đòi hỏi các chủ thể quản lý kịp thời nắm bắt biến động về
thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội nhất là các đối tượng quản lý. Các thông
tin này phải được ghi nhận phản ánh khách quan từ cơ sở, đảm bảo cho sự
thay đổi quản lý hành chính về an ninh trật tự luôn phù hợp pháp luật đáp ứng
yêu cầu phát triển xã hội, yêu cầu nghiệp vụ của ngành.
Quản lý hành chính về TTXH phải đáp ứng nhiệm vụ thực hiện các
chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước và quyền dân chủ của công dân.
Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, xây dựng ban hành nhằm
điều chỉnh hoạt động xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi cấp ngành được nhà
nước giao nhiệm vụ trên một lĩnh vực cụ thể lực lượng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội được nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các thể
lệ hành chính về an ninh trật tự: Đăng ký quản lý nhân hộ khẩu... Quản lý trật
tự công cộng. Những hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các
phương diện. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nghĩa vụ của công dân
trong quá trình tham gia xã hội: Cư trú, đi lại... quá trình tổ chức thực hiện lực
lượng Cảnh sát nhân dân phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ. Đảm bảo
thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện nội dung quản lý
hành chính về TTXH.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý hành chính về TTXH, cán
bộ, chiến sĩ cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải nhận thức đúng
11
đắn công tác này. Nắm vững vận dụng sáng tạo quy định pháp luật yêu cầu
nghiệp vụ của ngành. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
làm việc với tinh thần khách quan thận trọng, bám sát thực tiễn cải tiến nội
dung phương pháp làm việc chủ động cải tiến lề lối làm việc, giảm bớt phiền
hà thủ tục tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ thực hiện thắng
lợi chủ trương cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước.
1.1.4. Nguyên tắc quản lý hành chính về trật tự xã hội
Trong quản lý hành chính về trật tự xã hội cần quán triệt những nguyên
tắc cơ bản sau:
Một là, nguyên tắc kết hợp quản lý hành chính về trật tự xã hội
theo ngành và theo lãnh thổ trên cơ sở phân công phân cấp của nhà nước
Quản lý hành chính về TTXH là nội dung quan trọng của quản lý hành
chính nhà nước được nhà nước giao cho Công an trực tiếp tổ chức thực hiện.
Đây là vấn đề khó khăn phức tạp dễ phát sinh lệch lạc. Kết quả quản lý hành
chính về TTXH có tác động tốt, xấu, quá trình quản lý xã hội công tác nghiệp
vụ của Công an, quyền nghĩa vụ của công dân, muốn làm tốt Công an nhân
dân phải nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống pháp
luật tổ chức bộ máy xây dựng cơ chế hoạt động điều hành cho phù hợp tập
trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Mặt khác từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Công an
các cấp có sự phân công khác nhau. Nội dung yêu cầu quản lý hành chính về
TTXH ở các cấp đặt ra là khác nhau. Việc phân công phân cấp quản lý hành
chính về TTXH ở mỗi địa bàn, cấp có sự khác nhau. Quản lý hành chính về
an ninh trật tự theo ngành và quản lý hành chính về an ninh trật tự theo lãnh
thổ trên cơ sở phân công phân cấp là hai mặt hoạt động thống nhất có sự kết
hợp chặt chẽ, sự kết hợp này là nguyên tắc trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Do vậy, cơ quan quản lý hành chính về an ninh trật tự ở
12
Trung ương, địa phương cần nhận thức, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được phân công. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng,
Chính quyền các cấp, có sự kết hợp chặt chẽ các ngành có liên quan trong
thực hiện nội dung quản lý hành chính về an ninh trật tự.
Hai là, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành
chính về trật tự xã hội
Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó
tất cả cơ quan nhà nước tổ chức xã hội, nhân viên... đều phải tôn trọng thực
hiện đúng pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Quản lý hành chính về TTXH là công tác nghiệp vụ quan trọng của
ngành Công an để phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm vi phạm
pháp luật, nên phải tuân thủ nguyên tắc này. Thực tiễn thực hiện nội dung của
biện pháp hành chính về an ninh trật tự là thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ
của ngành công an thông qua việc tổ chức hướng dẫn các thể chế hành chính
về an ninh trật tự của nhà nước. Xét về phương thức hoạt động là biện pháp
công khai những nội dung bí mật sâu sắc. Làm tốt nội dung của quản lý hành
chính về an ninh trật tự chính là cơ sở quan trọng để thực hiện ý đồ nghiệp vụ
của Công an nhân dân. Cơ sở pháp lý là dựa vào luật hành chính của nhà
nước các nội dung quy ước thể lệ các ngành, các cấp. Thể hiện sự khác biệt
giữa quản lý hành chính và an ninh trật tự với biện pháp khác. Tính pháp chế
xã hội chủ nghĩa thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình tổ chức thực hiện nội
dung quản lý hành chính về TTXH. Từ tổ chức tuyên truyền vận động quần
chúng đến thanh tra đấu tranh xử lý vi phạm được quy định rõ ràng trong văn
bản pháp luật hành chính nhà nước. Để làm tốt quản lý hành chính về TTXH
đáp ứng yêu cầu trong quản lý xã hội mỗi cán bộ chiến sĩ cần nắm vững quán
triệt vấn đề này.
1.1.5. Vai trò của quản lý hành chính về trật tự xã hội
13
Cũng như tất cả các quốc gia nói chung, vấn đề quản lý hành chính về
trật tự xã hội nói chung và an ninh, trật tự xã hội nói riêng có vai trò hết sức
quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước bởi nó là một tiền đề nhằm ổn
định xã hội xác lập cơ sở để phát triển các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội.
Chúng ta biết rằng bản chất của quản lý hành chính về trật tự xã hội là
nhằm quản lý con người trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội tập trung vào quản
lý cư trú đi lại, ngành nghề, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự cũng
như các hoạt động khác của con người. Khi tham gia vào quá trình xã hội, quá
trình quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giúp cho các nhà quản lý có
được những thông tin cần thiết về con người trong các hoạt động của đời sống
xã hội như thông tin về dân số, cơ cấu mật độ dân số, an toàn giao thông...
Đây là những nguồn thông tin rất cơ bản thu được thông qua các hoạt động
quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch
định đường lối, xây dựng các chính sách cũng như chiến lược phát triển kinh
tế, văn hoá của đất nước, các kế hoạch của các ngành, các cấp từ Trung ương
tới cơ sở.
Ngoài ra còn có vai trò to lớn là điều chỉnh, điều khiển các hoạt động
xã hội và hành vi của công dân theo trật tự nhất định của nền trật tự xã hội
chủ nghĩa đó là một nền trật tự của một xã hội mà nơi đó con người sống có
kỷ cương, nền nếp, lành mạnh, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Quản lý hành chính về trật tự xã hội là công tác nghiệp vụ của lực
lượng Công an nhân dân để phòng ngừa tội phạm, hoạt động quản lý hành
chính về trật tự an toàn xã hội có tác dụng tước bỏ điều kiện xoá bỏ cơ số tội
phạm và phần tử xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp.
Hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội có điều kiện đi sâu nắm
chắc tình hình thu nhập thông tin, cung cấp thông tin cho các hoạt động
nghiệp vụ làm cơ sở cho việc triển khai các mặt công tác nghiệp vụ khác của
14
lực lượng Công an nhân dân như hỗ trợ cho các hoạt động điều tra: hoạt động
sưu tra, xác minh hiềm nghi... Dù ở giai đoạn nào thì vai trò của quản lý hành
chính về trật tự an toàn xã hội rất lớn góp phần xây dựng cuộc sống yên vui
lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của đất nước.
Đất nước ta hiện nay đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá với đặc trưng của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhiều
thay đổi cơ bản vì hiện đại hoá kinh tế có mối quan hệ đến vấn đề dân chủ
hoá các mặt đời sống xã hội. Người lao động ở thời kỳ này đòi hỏi phải có
việc làm và tự do lựa chọn việc làm theo khả năng trí tuệ của mình. Các
quyền cơ bản của dân đòi hỏi phải được đảm bảo hơn như các quyền tự do cư
trú, đi lại... Vấn đề dân chủ của dân phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là đảm bảo cho quyền tự do của công dân được
thực hiện trong thực hiện pháp luật, hoạt động quản lý hành chính về trật tự an
toàn xã hội đóng vai trò biểu hiện của nhà nước pháp quyền, nó đảm bảo vững
chắc cho nhà nước của dân, do dân, vì dân. Song còn đó những mặt trái: sự
phân hoá giàu nghèo, tội phạm mới xuất hiện, phương thức thủ đoạn của tội
phạm ngày càng tinh vi... Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước
luôn phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó,
quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì
nó quan hệ đến sự an toàn và ổn định của xã hội, sự bền vững của quốc gia và
sự sống của chế độ.
1.1.7. Các chủ thể quản lý hành chính về trật tự xã hội
Chủ thể tiến hành quản lý hành chính về trật tự xã hội là lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Ở cấp Trung ương, Cảnh sát
quản lý hành chính có chức năng làm công tác tham mưu hướng dẫn chỉ đạo
15
Công an các địa phương thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự an
toàn xã hội theo quy định pháp luật.
Cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương: lực lượng Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội được tổ chức thành một phòng nghiệp vụ thuộc
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố.
Đối với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, lực lượng
này tổ chức thành 2 đội nghiệp vụ riêng thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo Công an
quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và có tên gọi Đội cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, đội cảnh sát trật tự.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Đề án được xây dựng dựa trên những mục tiêu cơ bản trong đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội của Đảng ta, đó là:
Phòng chống vi phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng yếu
thường xuyên lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất
của nhà nước do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm
nòng cốt.
Chiến lược phòng chống vi phạm pháp luật là một nội dung quan trọng,
bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm
vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước, các đoàn thể trong sạch
vững mạnh tạo môi trưởng xã hội, ổn định lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh đối ngoại của đất nước. Sử
dụng đồng bộ các biện pháp chính trị - tổ chức- hành chính, kinh tế - xã hội,
pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng chống vi phạm pháp luật.
Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm
chính. Coi trọng phòng ngừa xã hội, phòng ngừa từ gia đình và cơ sở. Phát
16
huy sức mạnh của cả hệ thống chính chính trị và sức mạnh tổng hợp của cả xã
hội vào cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. Khắc phục một bước
căn bản, vững chắc nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển
của các loại vi phạm pháp luật, trước hết là nguyên nhân, điều kiện do những
sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiềm chế sự gia tăng của
một số loại vi phạm pháp luật nguy hiểm, từng bước làm giảm tình hình vi
phạm pháp luật. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về phòng, chống vi phạm pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm
của các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, huy
động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng chống vi phạm pháp luật.
Nâng cao một bước căn bản năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách
phòng chống vi phạm pháp luật đủ sức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Đặc biệt, đề án xây dựng trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 48/CT-TW
ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”.
Cơ sở chính trị của Đề án còn là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
Phù Ninh lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của đề án là dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật,
trong đó có các văn bản hành chính của Nhà nước. Bên cạnh đó là các văn
bản quy phạm pháp luật bao gồm:
Luật Cư trú.
Quốc hội ban hành luật số 36/2013/QH ngày 20/10/2013, sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Cư trú.
17
Ngày 18/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2014/NĐ-CP
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (thay thế
Nghị định 107/2007/NĐ-CP và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngày 09/9/2014, Bộ Công an có ban hành Thông tư số 35, 36/TT/BCA
quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú và biểu mẫu sử dụng trong đảng
ký quản lý cư trú (thay thế Thông tư số 52/2010/TT-CAT và Thông tư số
81/2011/TT-BCA).
Ngày 20/11/2014, Bộ Công an có ban hành Thông tư số 61/TT/BCA
của Bộ Công an (thay thế Thông tư số 80/2010/TT-CAT).
Chỉ thị số 5496/CT-UBND tỉnh Phú Tho, ngày 27/12/2013 về tăng
cường công tác quản lý công dân Việt Nam xuất cảnh sang Trung Quốc làm
thuê, quản lý chặt chẽ đối tượng, quản lý người nước ngoài đến du lịch, thăm
thân và làm việc tại địa bàn.
Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối tượng được
cấp CMND.
Nghị định 170/2007//NĐ-CP của Chính phủ và giấy CMND theo quyết
định số 143/CP ngày 19/8/1996 của Hội đồng Chính phủ.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam số 24/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
28/4/2000.
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 quy định điều kiện về
ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vầ an ninh trật tự.
Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 hướng dẫn thị hành
Nghị định số 72/2009/NĐ-CP.
Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh
dịch vụ bảo vệ.
18
Thông tư số 45/2009/TT-BCA(C11) ngày 14/7/2009 hướng dần thi
hành một số điều của Nghị định 52/2008/NĐ-CP.
Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 quy định về tín hiệu
của xe được quyền ưu tiên.
Nghị định 47/CP ngày 12/08/1996 của Chính phủ.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Những năm 2013 - 2015 trên địa bàn toàn huyện xảy ra tổng số 562 vụ
việc; trong đó phạm pháp hình sự xảy ra chiếm 49%; tai, tệ nạn xã hội xảy ra
chiếm 31%. Các vụ việc xảy ra trên địa bàn chủ yếu là tội phạm cố ý gây
thương tích, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng (TTCC) và tệ nạn đánh
bạc, tai nạn giao thông..., tội phạm giết người nguyên nhân do xuất phát từ
mâu thuẫn cá nhân; đã phát hiện thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm: Đánh
bạc trá hình dưới nhiều hình thức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có
tổ chức cũng như các ổ nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; tội
phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp tài sản còn diễn biến phức tạp và có xu
hướng gia tăng; tội phạm mua bán người, ma túy vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp;
tình hình cháy, nổ được kiềm chế rõ rệt; tai, tệ nạn xã hội chủ yếu là tệ nạn
đánh bạc, tai nạn, va chạm giao thông gia tăng trên cả ba phương diện (số vụ,
số người chết, số người bị thương).
Công tác quản lý cư trú được triển khai thực hiện sâu rộng đến cấp cơ
sở, hiện nay toàn huyện có 28.579 hộ = 108.530 khẩu; tổ chức các đoàn công
tác xuống địa bàn xã, trường cấp III để cấp chứng minh nhân dân cho công
dân và tiếp công dân tại trụ sở Công an huyện được 16.385 hồ sơ, đạt 100%
chỉ tiêu giao; quản lý tốt 133 cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;
tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông tiếp tục gia tăng, chủ yếu do ý
19
thức của người tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số
người quy định, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi
hoặc không có giấy phép lái xe...
Tình hình thực tiễn trên đây đã thôi thúc tác giả xây dựng đề án Nâng
cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020.
2. Nội dung thực hiện của đề án Nâng cao hiệu quả quản lý hành
chính về trật tự xã hội trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2016 - 2020
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Những tháng đầu năm 2016, tình hình thế giới, khu vực, trong nước
tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tranh chấp căng
thẳng trên Biển Đông còn tiềm ẩn phức tạp; nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động
“Diễn biến hoà bình”, trong đó chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, phá
hoại nội bộ, kích động gây rối an ninh, trật tự, gây bạo loạn vẫn là hướng tấn
công chính; an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh mạng, an ninh nội bộ, an ninh
trong dân tộc, tôn giáo sẽ vẫn là vấn đề nóng, cấp bách, tiềm ẩn nguy cơ phức
tạp cao.
Đối với địa bàn huyện Phù Ninh, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội có
chiều hướng gia tăng. Song, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Công an
tỉnh, Cấp uỷ, Chính quyền huyện; lực lượng Công an huyện Phù Ninh đoàn
kết chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, tình hình ANCT cơ bản ổn định; công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh
kinh tế, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh thông tin được giữ vững, tình hình
khiếu kiện đông người, vượt cấp đã cơ bản được giải quyết ổn định, không có
20
điểm nóng phức tạp về chính trị - xã hội; nhân dân các dân tộc tin tưởng vào
sự lãnh đạo của đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội trên
địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ những năm 2013 - 2016
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Công tác phòng, chống tội phạm
Đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành, lực lượng vũ trang tổ chức
thực hiện có hiệu quả nhiều đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm,
phòng chống Ma túy và Nghị quyết 09/CP của Chính phủ, Chương trình Quốc
gia phòng chống tội phạm; Chương trình phòng, chống kiểm soát ma tuý giai
đoạn 2011 - 2016; Chương trình phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em;
phòng chống tội phạm trên tuyến biên giới; phòng chống tệ nạn xã hội. Kết
quả: Tiếp nhận tổng số 424 tin báo, tố giác; trong đó phạm pháp hình sự xảy
ra 277 vụ/440 đối tượng; tai, tệ nạn xã hội xảy ra 172 vụ, phát hiện 124 đối
tượng (đánh bạc); chết 66 người do nhiều nguyên nhân ( Tự tử, chết do đuối
nước, điện giật, tai nạn giao thông...); bị thương 97 người; tài sản thiệt hại
khoảng 657 tỷ đồng (do 15 vụ cháy gây ra).
Khởi tố điều tra đề nghị truy tố đạt trên 100% số vụ, tỷ lệ điều tra giải
quyết án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 100%. Bắt, giam
giữ 283 đối tượng vi phạm pháp luật còn lại; tổ chức truy bắt, vận động đầu
thú 48/60 đối tượng có quyết định truy nã; đưa 02 đối tượng vào Cơ sở giáo
dục. Công tác quản lý, giáo dục, cải tạo đối với can phạm nhân đảm bảo đúng
pháp luật, không có can phạm nhân trốn trại, suy kiệt, chết, không xảy ra nạn
đầu gấu trong nhà tạm giữ.
2.2.1.2. Công tác đăng ký và quản lý cư trú