BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ trong xã hội nào, nghề giáo cũng luôn được đề cao và quý trọng. Đặc
biệt là trong chế độ XHCN nghề giáo lại được tôn vinh và được xem là nghề cao
quý trong các nghề cao quý khác. Cái nghề “truyền chữ”, “trồng người” này lại
không đơn giản nhất là đối với học sinh cá biệt. Giáo dục học sinh cá biệt là một
vấn đề nhức nhối của nền giáo dục trong mọi thời đại. Đó là những học sinh luôn
tạo ra phiền hà, bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh cá biệt này có
một cách nhìn mới, có một định hướng mới tốt hơn trong suy nghĩ của các em,
hướng các em về một tương lai tươi sáng hơn đó là điều không phải giáo viên nào
cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy. Chính vì lẽ đó nên chúng tôi
chọn đề tài “Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT” để làm đề
2.
tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT.
Tạo ra cơ sở thực tiễn để từ đó xây dựng những phương pháp sư phạm nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT. Đưa ra một số biện pháp
giáo dục tích cực giúp cho những học sinh cá biệt từng bước thay đổi theo hướng
tích cực hơn. Bên cạnh đó phần nào giúp các thầy cơ quan tâm hơn về vai trị, trách
nhiệm của mình đối với cơng tác chủ nhiệm cũng như nghề nghiệp của mình. Giáo
viên phải xác định được “tất cả vì đàn em thân yêu” để xây dựng nhà trường thật
3.
vững mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể là những hiện tượng thường gặp ở học sinh, học sinh cá biệt trong
trường THPT
Ở đây, chúng tôi muốn phân biệt khái niệm “học sinh cá biệt” để thống nhất
về cách hiểu, cũng như xác định đối tượng để nghiên cứu.
Từ “cá biệt” hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là riêng lẻ, khơng phổ
biến, khơng phải là điển hình. Khi ta gọi “học sinh cá biệt” thường để ám chỉ
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
những học sinh có những khuyết điểm về học tập, rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên
“cá biệt” cịn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao nổi bật, những học
sinh có sáng kiến trong lớp. Vì thế thống nhất cách hiểu, chúng tơi tập trung nghiên
cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em chưa ngoan, có nhiều vi phạm và
4.
những học sinh thường tự ti, trầm cảm trong lớp.
Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở
trường trung học phổ thông sẽ có cơ sở thực tiễn cho q trình sư phạm, nâng cao
5.
được hiểu quả giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thơng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt ở trường trung học
phổ thông
Đưa ra những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục
6.
học sinh cá biệt.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát đối tượng, phân tích các dữ kiện để
xác định nguyên nhân.
Phương pháp lý luận: Thông qua việc tham khảo sách báo, học tập kinh
nghiệm của các các nhà giáo dục, trên cơ sở thực trạng học sinh cá biệt của nhà
trường để xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận về hiện tượng học sinh cá biệt ở trường THPT
1.1.1.
Khái niệm về học sinh cá biệt
Hiện tượng học sinh cá biệt ở mọi lứa tuổi của học sinh là hiện tượng học
sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. Biểu hiện ở phẩm chất
đạo đức, học lực của học sinh.
1.1.2.
Khái niệm về học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm là hiện tượng học sinh hư,
không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và xã hội mà tập thể lớp đang có. Biểu
hiện trong các lĩnh vực vui chơi, giao tiếp, sinh hoạt …trong lớp.
Hiện tượng học sinh cá biệt là kết quả giáo dục nhiều năm rèn luyện trên ghế
nhà trường cũng như môi trường xã hội cộng đồng, nơi ở…và sự tự giáo dục của
1.2.
học sinh đó.
Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp có 2 đặc trưng :
+ Do thiếu quan tâm của gia đình.
+ Mức độ hư hỏng chưa đến mức độ nghiêm trọng.
Mục đích của việc giáo dục học sinh cá biệt
Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác giáo dục của
Nhà trường và góp phần to lớn trong việc xây dựng và rèn luyện đạo đức, nhân
cách của học sinh. Có một thực tế trong dạy học nói chung và cơng tác chủ nhiệm
nói riêng là giáo viên thường áp đặt học sinh tức là chỉ yêu cầu học sinh phải làm
và chịu ảnh hưởng những điều mình dạy mà ít khi để ý xem học sinh đang suy nghĩ
gì, mong muốn điều gì. Điều này dẫn đến Nhà trường và Giáo viên trở nên xa lạ,
siêu thực tế với học sinh. Các em bắt đầu khơng cịn hứng thú với mơn học, khơng
muốn đến trường, thờ ơ lạnh nhạt thậm chí là thù ghét, chống đối …
Giáo viên đã không tôn trọng sự “đa dạng” của học sinh và chưa coi học
sinh là đối tượng để “phục vụ”. Nhà trường và Giáo viên phải xác định mình chính
là nơi để giúp các em trở thành những công dân tốt, tạo nên những “sản phẩm”
giáo dục tốt nhất mà xã hội yêu cầu.
Chúng tôi cho rằng công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ khơng hề dễ dàng,
cơng tác này địi hỏi ở người thầy khơng chỉ có “tâm” mà phải có sự tinh tế, khéo
léo và nghệ thuật để ứng xử cho phù hợp. Trong đó, cơng tác giáo dục học sinh cá
biệt lại là nhiệm vụ khó khăn nhất, địi hỏi sự tỉ mỷ, nỗ lực của thầy cô chủ nhiệm.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Khi giáo dục học sinh cá biệt, bản thân các em học sinh cá biệt cũng có
những điểm mạnh, những mặt tích cực, có những ý kiến, nhận xét nhanh, tinh ý ….
Tuy nhiên, những em học sinh này thường phải chịu nhiều áp lực thiệt thịi từ
chính thầy cơ và các bạn trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm có khi chỉ dựa vào cảm
tính mà trách mắng phạt tội. Chỉ cần một lời nói, mơt hành động mà thầy cơ cho là
khơng đúng thì học sinh cá biệt lại bị ấn tượng, quy chụp … Các em đã kém lại
càng kém hơn và không thể hoà đồng được cùng các bạn trong lớp như một vết
thương không được chữa lành, các em sẽ chán nản và tiếp tục vi phạm.
1.3. Lý
1.3.1.
1.3.1.1.
luận về nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục HS cá biệt
Phân loại học sinh cá biệt
Phương pháp phân loại học sinh cá biệt
Nghiên cứu hồn cảnh gia đình, hồn cảnh sống của học sinh cá biệt (60%
học sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình).
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh, vào đầu năm học chúng tôi tiến hành phát cho
mỗi học sinh 01 tờ hồ sơ học sinh. Trong đó, học sinh sẽ khai đầy đủ các thơng tin
lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng … Qua hồ sơ này, chúng tôi
dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua
những năm học trước đó.
- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân
của các em qua cha mẹ học sinh, qua chính quyền địa phương, qua các tổ chức
đoàn, đội …
- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Quá trình quan
sát, tiếp xúc của giáo viên và học sinh sẽ giúp cho giáo viên có thêm những hiểu
biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
- Đối với những giáo viên dạy mơn Ngữ văn có thể phân loại được học sinh
bằng chính những đề văn kiểm tra trên lớp. Giáo viên có thể ra một số đề bài như;
Em hãy tâm sự với thầy? Em hãy viết bài văn tự sự kể về bản thân mình?... Qua
những đề văn này, học sinh cá biệt có cơ hội để tâm sự, chia sẻ với thầy cô rất
nhiều. Giáo viên không chỉ hiểu được học sinh mà cịn tạo được tình cảm, sự tin
cậy của học sinh đối với mình.
Kết quả phân loại học sinh cá biệt
1.3.1.2.
Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự
trong giờ học, lười học bài, đi học muộn …
Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ,
thầy cơ.
Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy
cơ giáo, cha mẹ, hay nói tục chửi bậy.
Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ
bạc …
Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè,
hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ (nhóm học sinh cá biệt này đang có
xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay)
1.3.2.
Nội dung giáo dục
- Giáo dục học sinh cá biệt trong lớp là thái độ tình cảm đúng đắn với những
học sinh cá biệt đó.
- Bằng lý luận thực tiễn, cung cấp cho học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
những cách thức, biện pháp để học tập, rèn luyện có kết quả tốt.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
- Ngăn chặn những ảnh hưởng (nếu có) tách khỏi những học sinh hư hỏng,
những tệ nạn xã hội, phát huy lối sống lành mạnh tích cực.
- Kết hợp giữa giáo dục và dạy học.
1.3.3.
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
Giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ luôn đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm.
Trước hết và quan trọng nhất là làm cho học sinh hiểu được quan điểm của
mình gióa dục chứ không phải quan điểm nào khác. Điều quan trọng nhất là: giáo
dục học sinh cá biệt bằng phương pháp thuyết phục, mềm dẻo linh hoạt, dạy dỗ,
sau cùng là phương pháp bắt buộc (nếu cần thiết) đây là phương pháp cuối cùng.
Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt chúng ta cần sử dụng một số
phương pháp cơ bản như sau :
-Phương pháp quan sát sư phạm
-Phương pháp điều tra
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp tác động cá biệt
-Phương pháp khen thưởng
-Phương pháp tráh phạt
-Phương pháp giáo dục tập thể
-Phương pháp bùng nổ sư phạm
1.3.3.1.
Đối với bản thân học sinh cá biệt
Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, Giáo viên
chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, cố tình, mức độ nguy hại
của khuyết điểm. Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để
cảm phục học sinh.
Chúng tôi ý thức được rằng, Giáo dục đạo đức là nền tảng để giáo dục tri
thức, tài năng cho học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá
biệt. Đây là việc làm mang tính 2 mặt, địi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường
xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù
là nhỏ nhất.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học
sinh cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ
hội tự thể hiện mình. Cơng tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh
trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho
các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống
để các em tiến bộ.
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như:
thăm hỏi, đơi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương
tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đă tiến bộ để cảm hoá học sinh cá
biệt.
- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để
học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu.
- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chun
mơn. Đồng thời thầy cơ chủ nhiệm phải ln có tình cảm u thương, niềm tin
động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lịng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên
cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng
sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt. Giáo viên
chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với
học sinh.
1.3.3.2.
Kết hợp với gia đình cha mẹ học sinh cá biệt và khu dân cư
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, chúng tôi phát cho cha mẹ học
sinh nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn trong đó có cuốn “Dạy con
nên người” của nhà trường. Chúng tôi không chỉ chia sẻ với cha mẹ học sinh
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
những kiến thức giáo dục con cái mà còn tạo được sự thống nhất những quan điểm
giáo dục với cha mẹ học sinh.
- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hồn
cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi
hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia
đình.
- Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá
biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với
gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh.
- Kết hợp với địa phương, Khu dân cư để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp
thời những học sinh vi phạm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Gia đình – Nhà trường
– xã hội.
1.3.3.3.
Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường
Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh vừa
giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học.Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với
ban QLHS, ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
- Công tác quản lý của Nhà trường nên thường xuyên quan tâm, chú ý đến
công tác giáo dục học sinh cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục học sinh cá biệt của
Giáo viên chủ nhiệm. Sự quan tâm của nhà trường sẽ động viên Giáo viên chủ
nhiệm hoàn thành tốt được nhiệm vụ này.
Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau đã và đang được chúng tôi
thực hiện. Chúng tôi cũng hiểu rằng: Thực tiễn giáo dục học sinh cá biệt là rất khó
khăn và khơng phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Dù vậy, chúng
tôi vẫn đang hàng ngày nỗ lực, cố gắng, học hỏi để thực hiện tốt công việc này.
1.3.4.
1.3.4.1.
Việc làm cụ thể và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
Giáo dục về nề nếp sinh hoạt
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Cũng như mọi học sinh khác, các em học sinh cá biệt cũng vẫn là học sinh
của lớp, của lớp trưởng, các em cũng có trách nhiệm thực hiện tốt nội quy, quy
định của nhà trường, của lớp, các em phải đi học đúng giờ, phải mặt đồng phục
đúng quy định của trường, khi đến trường đầu tóc phải gọn gàng, đi dép phải có
quai hậu. Đó là những quy định rất chung song cũng rất cụ thể đối với các em học
sinh yêu cầu học sinh nào cũng phải tuân thủ theo nếu không tuân theo thì các em
sẽ bị phê bình. Nhưng khơng đơn giản như vậy bởi vì các em có mọi cách để
chống đối như các em mặc đồng phục của trường bên ngoài áo bên trong là một
loại áo rất mốt với lý do nóng quá em bỏ áo đồng phục ra hoặc có những em mang
theo những đơi dép khác trong cặp của mình khi vào lớp các em bỏ những đôi dép
quai hậu theo quy định vào ngăn bàn và lại lấy những đơi dép mốt của mình ra đi.
Các thầy cô giáo vào lớp không mấy ai lại đi xem từng đơi dép học sinh đang đi
bởi vì số học sinh này đâu có nhiều vì vậy phần lớn các thầy cô chú ý đến việc học
của học sinh trong giờ của mình và ý thức học tập của học sinh ở trên lớp cùng lắm
là thấy đồng phục của các em đúng hay khơng vì thế khơng phát hiện ra được.
Biện pháp: Với những trường hợp này, phải nhờ đến sự trợ giúp của một số
học sinh tin cậy trong lớp hay qua việc trò chuyện với các em mà thầy cơ biết
được, khi đó thầy cơ chưa thể tiến hành làm gì ngay được, phải yêu cầu học sinh
này cuối giờ ở lại gặp, lúc đó thầy cô mới hỏi han và câu chuyện dẫn dắt dần đến
đôi dép của em, khuyên các em nên dùng nó trong trường hợp nào thì phù hợp hơn,
tốt hơn và khi đó nó tơn vẻ đẹp của em lên rất nhiều lần, lúc đó có thể suy nghĩ của
các em sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Giáo dục nề nếp cho học sinh khơng phải chỉ có ăn mặc, dép guốc mà còn
nhiều vấn đề khác học sinh cá biệt như việc giữ vệ sinh từng lớp, hiện nay trong
trường có căn tin làm sao để các em phải có nơi có chốn, lớp học phải sạch sẽ
khơng gây ảnh hưởng tới tập thể lớp, ăn uống phải lịch sự, ở trong lớp việc xây
dựng nề nếp học tập cho các em lại càng cần thiết, làm sao các em phải trật tự ghi
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
chép, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, đấy là những mong muốn của thầy cô giáo
nhưng học sinh đâu phải em nào cũng tuân theo, có những em vào giờ học lại xin
phép giáo viên cho em xuống phịng y tế hoặc thưa cơ cho em về, với trường hợp
này làm sao cô lại khơng cho em về để giải quyết việc đó nhưng thực ra khơng
phải lý do đó mà các em nói dối giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp: Khi biết chuyện thầy cơ cũng tìm cách giải quyết làm sao cho
khơng ảnh hưởng đến các em.Thầy cơ có thể cho các em tự kiểm điểm có ý kiến
của phụ huynh nhưng có em lại đợi đến giờ đi học mới bảo bố mẹ mình ký bản
kiểm điểm, phụ huynh lại khơng nhìn rõ con mình vì sao bị kiểm điểm vẫn cứ ký
thế rồi lần nữa xin nghỉ giờ đi chơi. Thầy cô nên bắt buộc phải mời phụ huynh đến
làm việc để phụ huynh thấy rõ khuyết điểm của con mình và kết hợp với giáo viên
dạy dỗ các em còn các em nhận ra khuyết điểm của mình để sữa chữa.
Có một số em học sinh hay có lý do xin nghỉ. Thầy cơ nên theo dõi và tìm
hiểu lý do vì sao các em nghỉ nhiều đến như vậy. Nếu tìm được nguyên nhân, mà
nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình, thầy cơ nên gặp gia đình của các em để
phân tích giúp cho phụ huynh hiểu theo hướng tích cực hơn; nếu nguyên nhân xuất
phát từ các em thì thấy cơ cũng nên thơng báo cho gia đình, cùng gia đình uốn nén
lại các em.
Cũng có em rất ngoan song do hoàn cảnh éo le nên việc các em học theo
cũng gặp nhiều khó khăn, có em bố không ở với hai mẹ con của em mà mẹ em lại
đau yếu sau thời kỳ làm công nhân quốc phịng, bản thân em nhỏ yếu. Thầy cơ nên
động viên cả lớp quan tâm đến bạn nhiều hơn, gần gũi bạn, san sẻ với bạn tình cảm
để bạn yên tâm học tập. Động viên các em mua áo quần tặng em đó, giúp các em
đóng các khoản tiền ở trường bởi vì các em khơng nằm trong diện nào ưu tiên hay
miễn giảm.
Cũng có em hiền lành ít nói nhưng hay tủi thân, gia đình em do bn bán
khơng thuận lợi nên đã mất tất cả, cả nhà em phải đi ở nhờ, em học bình thường
nhưng khơng muốn nghỉ học trong khi đó vì điều kiện thực tế vơ cùng khó khăn về
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
kinh tế của gia đình em, bố mẹ em khơng có tiền cho em đi học. Trước tình hình đó
giáo viên nên quan tâm các em về vật chất và tinh thần.
Có em hay nói dối, hay gây sự với bạn bè hay đưa chuyện gây mất đồn kết
giữa các em.Thầy cơ nên tìm hiểu qua các em và biết được tính cách của em đó,
đến gia đình các em để nắm bắt cụ thể rõ ràng hồn cảnh của các em, mơi trường
các em sinh sống hằng ngày, từ đó thầy cơ kết hợp cùng gia đình các em thuyết
phục các em, phân tích nhiều lần để các em nhìn ra cái sai và tác hại của những lời
đưa chuyện của các em. Sau đó các em đã nhận ra được nhược điểm của mình và
để các em dần dần sữa chữa.
Cũng có em rất hay khóc, bạn bè chưa kịp nói gì đến em đó thì em đó cũng
khóc và có những lần em đó khóc liền hai ngày làm gia đình em rất lo sợ. Thầy cơ
nên tiến hành tìm hiểu thực tế về bản thân em, gần gũi em, khích lệ em làm em
ngày càng vui hơn, vững vàng hơn và hòa mình với tập thể từ đó em ít khóc hơn.
Khi nhận một lớp chủ nhiệm có những em đã là đồn viên cũng có nhiều em
chưa là đồn viên, vậy giúp đỡ các em vào Đồn cũng có em thì dễ, có em nhận
thức ra mục đích vượt lên của mình nhưng có em do tính tự do q cao, mặc dù là
học sinh cá biệt nhưng tính khí khơng khác các em nam sống bất cần. Với những
em học sinh này đâu phải một sớm một chiều giúp các em nhận thức đúng đắn
được lối sống sinh hoạt cho mình, các em cịn có tính bảo thủ rất cao chính vì vậy
bản thân các thầy cơ đã bỏ khá nhiều công sức và nhiều biện pháp để giáo dục các
em nhằm làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống của các em cho phù hợp với một
học sinh cá biệt. Thầy cơ cần gần gũi các em, có những cái phải thông cảm với các
em, và cũng nên tâm sự kể chuyện cho các em, các câu chuyện đó có một phần
thực có một phần hư cấu sao cho nó gần với tính cách của học sinh đó. Qua nhiều
lần và nhiều ngày các em cũng nhận ra lâu nay bản thân mình đã mất học sinh cá
biệt tính và các em đã dần lấy lại.
Cũng có những em yêu rất sớm, tình yêu của các em làm nhiều em bị ảnh
hưởng tới việc học, đến giờ học và sinh hoạt có nhiều lúc các em như ngẩn ngơ,
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
không tập trung. Thực sự với những em này mà nói cấm thì khó lắm mà phải tìm
cách giúp các em là sao khơng để ảnh hưởng tới việc học tập, đến sinh hoạt hằng
ngày, giúp các em yên tâm hơn về mọi mặt, có những em vẫn giữ trọn được tình
cảm của mình mà vẫn học tốt vẫn thi được vào đại học, song cũng có những em chỉ
chọn được một trong hai con đường một là học đến nơi đến chốn thì khơng có thời
gian để nghĩ đến bạn trai của mình nhưng có những em sẵn sàng theo tiếng gọi của
tình yêu để ảnh hưởng tới việc học. Sau một thời gian thấy việc học của mình sa
sút thua kém bạn bè kèm theo sự gần gũi giúp đỡ của cô giáo và bạn bè cũng giúp
các em yên tâm trở lại để học hành cho nghiêm chỉnh , cùng các bạn xây dựng tập
thể lớp đồn kết nhất trí thương u giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Các thầy cô cũng nên sử dụng phương pháp: Chọn học sinh cá biệt làm lớp
trưởng, tổ trưởng bởi vì những em cá biệt này có thể làm tốt hơn những bạn học
sinh bình thường. Mặc dù là học sinh cá biệt nhưng có nhiều em rất hoạt bát, năng
động làm việc có trách nhiệm. Khi cử em đó làm lớp trưởng thầy cơ cũng hướng
dẫn các em cách làm, cách nói cách ứng xử với các bạn trong các tình huống xảy
ra, đồng thời cũng cho em một cái quyền lãnh đạo, luôn tạo ra điều kiện cho lớp
trưởng làm việc và ủng hộ em về mọi phương diện miễn sao em làm đúng, có lợi
cho lớp, có lợi cho học sinh và thúc đẩy được phong trào của lớp. Có những em
trong q trình tham gia công tác lớp là một lớp trưởng gương mẫu về mọi mặt, em
nói được học được làm được nên được bạn bè kính nể.
Nói tóm lại việc giáo dục nề nếp sinh hoạt, nề nếp học tập cho học sinh, học
sinh cá biết khơng phải đơn thuần nó cũng có khó khăn riêng địi hỏi giáo viên chủ
nhiệm phải quan tâm.
1.3.4.2.
Giáo dục học sinh, học sinh cá biệt ở cách nói năng, ứng xử
Trong việc giáo dục học sinh nói chung giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều
chú ý đến việc giáo dục học sinh thẩm mĩ, nói năng ứng xử đặc biệt đối với các em
học sinh học sinh cá biệt điều này vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay có những
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
học sinh rất ngoan ngỗn, nói năng lễ phép với người lớn, lịch sự với bạn bè nhưng
cũng không thiếu những học sinh là học sinh cá biệt nói năng thiếu lễ độ, văng tục
chửi bậy ngay cả đối với các em nam và cũng không e dè trước mặt người lớn tuổi.
Vì vậy việc giáo dục học sinh, học sinh cá biệt có cách ứng xử phù hợp với thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam là rất quan trọng, cũng khơng ít học sinh cần
phải quan tâm giáo dục về mặt này.
Bao giờ cũng vậy khi nhận một lớp chủ nhiệm trước hết tôi ổn định tổ chức
lớp, phân công hàng ngũ cán bộ từ lớp trưởng đến lớp phó phụ trách phong trào và
cơng tác học sinh cá biệt, cũng phải có học sinh, học sinh cá biệt tiêu biểu hơn
tham gia công tác của lớp. Có nhiều em học sinh cá biệt do khơng được nhắc nhở
thường xun nên rất hay nói trống khơng, thí dụ như khi giáo viên kiểm tra bài có
hỏi các em: “em đã học bài chưa?”, học sinh đó trả lời “chưa” hoặc “rồi” nhưng em
nói với ai thế? Khi học sinh đó sửa lại “em học rồi” nhưng em nói với ai? Học sinh
đó trả lời lại “thưa cô em học rồi”.
Giáo viên cũng nên hướng các em học sinh cá biệt vào các hoạt động phong
trào của lớp, ví dụ như ngày 8/3, ngày hội của các em nữ, tơi lại có một khoảng
thời gian để trao đổi với các em cách nói năng như thế nào, có lúc các em nghe nói
lại những câu nói, câu trả lời của bạn mình mà bật cười, nụ cười rất hồn nhiên,
chân thành và thật đáng yêu, cứ dần dần như thế các em đã bảo nhau, đóng góp ý
kiến cho nhau và cùng nhau sữa chữa để tiến bộ. Với những thí dụ như trên các em
tự phát biểu nên trả lời câu hỏi thầy cô giáo như thế nào cho đúng ngay từ lúc ban
đầu.
Có những em do học yếu, khi làm bài kiểm tra giáo viên trông kiểm tra
nghiêm túc không được mở tài liệu hay khơng chép được của bạn, khi ra ngồi rất
tự nhiên nói với bạn bè “ơng ấy trơng ghê thế” hay “bà ấy trông ghê thế”. Đấy là
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
khi các em còn đang học trong trường mà đã nói đến những người trực tiếp dạy dỗ
mình như vậy. Với các em này cũng khơng thể bỏ qua và cũng không thể sẵn giọng
ngay với các em được, đã có trường hợp tơi hỏi các em: “cho cơ hỏi em nói ơng ấy,
bà ấy là ai thế?”, cõ những học sinh rất tự nhiên nói rõ là “thầy” hoặc “cơ”. Các em
khơng có lỗi với thầy cơ, mà có lỗi với chính em, các em cần rút kinh nghiệm lần
sau.
Trong thực tế có những em là nữ mà có cá tính như nam, thậm chí cịn cố tạo
ra cho mình hình dáng, đầu tóc như con trai, nói năng cấc nấc bậy bạ như nói
chuyện với bạn 10 câu thì phải có đến 7 hay 8 câu văng tục bậy bạ, tan học ra cổng
trường đi sau các em đó thì xấu hổ lắm nhưng nếu như ngay lúc đó mà khun bảo
em đó thì không những làm xấu mặt em học sinh ấy mà còn để tập trung sự chú ý
của nhiều em khác hơn. Thầy cơ nên gọi riêng em học sinh đó, nhắc nhở và hỏi
nguyên do tại sao em lại dùng những câu nói như vậy để nói với bạn, nhắc em nhớ
lại lúc đó quanh em có bao nhiêu bạn cả trai và gái như vậy thì những lời nói của
em để các bạn cùng nghe các bạn sẽ nghĩ về em như thế nào, chưa nói đến những
người đi ngoài đường họ sẽ nghỉ về em, về trường học của em như thế nào. Quan
tâm sự, em đó sẽ nhận bra sai lầm của mình.
Có những em học địi những thanh niên bên ngồi khơng đi học để nhuộm
tóc vàng có chỗ lẫn màu đỏ, màu hơi xanh nhìn thật khó coi vơ cùng. Thầy giáo
tổng giám thị cùng cố vấn đoàn thanh niên và Ban giám hiệu nhà trường cũng làm
rất căng vấn đề này vậy mà có em cãi lại cả thầy tổng giám thị. Thầy cô nên phân
tích cho các em hiểu, bằng lời lẽ, mình là người Việt Nam vốn dĩ từ xưa da vàng,
mắt đen, tóc đen khi có tuổi thì tóc sẽ bạc đi trừ những người lai căng giữa bố và
mẹ ruột một trong hai người là người nước ngồi mới có được tóc vàng hoe, vì vậy
mình phải giữ được những cái gì vốn có của tổ tiên ơng cha ta để lại. Mặt khác khi
ra đường chẳng may có một người nào đó mất cái gì đấy mặc dù mình không hề
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
làm những chuyện xấu đó nhưng người ta cứ nhìn cách ăn mặc, đầu tóc, đi đứng
của mình trước hết mình cũng nằm trong diện khả nghi của họ. Lúc đó rất phiền
phức và để đến khi xong việc mọi chuyện đã rõ ràng thì má đã bị sưng, cho nên
không nên tạo ra một cái gì đó tập trung sự chú ý của mọi người vào mình nó sẽ
khơng có lợi cho mình.
Thầy cơ nên họp toàn bộ học sinh, học sinh cá biệt của lớp để tổ chức cho
các em hội thảo, trao đổi với nhau nên làm như thế nào để xứng đáng là học sinh
ngoan, chăm học, có ý thức tốt ở lớp đồng thời là đứa con ngoan trong gia đình,
biết nghe lời bố mẹ, biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương và nhường nhịn
mọi người, chịu khó giúp đỡ gia đình tề gia nội trợ, chăm nom em út ở nhà. Hướng
dẫn các em khi nhà có khách nếu bố mẹ các em khơng có ở nhà các em nên tiếp
khách như thế nào, khi rót nước mời khách thì phải rót như thế nào đó để nước
trong chén không bị sủi bọt, mời khách như thế nào cho lịch sự thể hiện là người
có học. Nếu bố mẹ các em ở nhà đang tiếp khách, bản thân các em từ trong nhà đi
ra ngoài hay đi từ ngoài vào trong thì khơng được đi qua trước mặt khách mà phải
đi như thế nào để khách cho rằng mình là một người có ý tứ, nghĩa là mình được
sống trong một gia đình có nề nếp tốt.
Ngay cả những việc rất nhỏ trong gia đình như nấu ăn, lau nhà cửa không
phải làm thế nào cũng được mà phải biết cách làm vừa nhanh vừa sạch sẽ, như khi
lau nhà đòi hỏi các em phải biết quét nhà như thế nào và tiến hành lau từ đâu đến
đâu để đảm bảo làm gọn gàng đến đâu sạch sẽ đến đấy hay việc nấu một bữa cơm
bình thường thì phải chú ý đến việc cho nước vào nồi cơm như thế nào, thức ăn
làm kể từ luộc rau thôi cũng phải có chút kỹ thuật đến việc sào nấu các món ăn
khác đảm bảo cơm ngon canh ngọt thức ăn đơn giản mà lại ngon và hấp dẫn.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Thầy cơ nên hịa đồng, chân thực nhiệt tình với các bạn học sinh cá biệt. Với
các bạn với nhau, phải chơi cho đúng mực bao giờ cũng phải có ranh giới nhất định
của người khác giới không suồng sã với các bạn, phải biết tôn trọng bạn khơng làm
điều gì gây tổn thương đến bạn và đến chính mình, khơng đưa chuyện khơng nói
xấu các bạn khác.
Có những em do phát triển tâm sinh lý của bản thân sớm và do môi trường
đưa lại các em yêu sớm, trong trường hợp này thầy cô không thể gay gắt với các
em mà nên nêu rõ cho các em cái thiệt thòi của một người con gái khi vấp vào yêu
sớm nó gây ảnh hưởng đến bản thân mình rất nhiều về mọi mặt, các em ở lứa tuổi
này yêu sớm rất dễ bị sa ngã, dễ bị tổn thương, bỏ cả thời gian học tập kể cả học
bài ở nhà. Tư tưởng không tập trung, bài về nhà không đảm bảo, không thuộc bài,
đến lớp cũng không tập trung, giáo viên kiểm tra bài không học, khơng làm bài,
giáo viên nhắc nhở thì sinh ra chán nản hoặc có em do sợ giáo viên kiểm tra bài
mình nên đưa ra lý do này lý do khác để xuống phịng y tế hoặc xin về.
Có những trường hợp các em nói dối thầy cơ giáo, nói dối bố mẹ. Có những
em xin giáo viên cho về vì lý do đến ngày tháng của con gái, nếu như vậy thì giáo
viên nào chẳng cho về nhưng khơng phải các em về nhà mà các em lại hẹn bạn
mình cùng đi chơi. Sự việc xảy ra môt lần được sẽ xảy ra lần thứ hai, thứ ba rồi
nhiều lần thành quen xin thầy này, cô kia cứ vậy. Trong trường hợp như vậy là một
giáo viên chủ nhiệm không thể bỏ qua vì tương lai của các em, vì nề nếp hoạt động
chung của trường, của lớp.
Thầy cô không những giúp đỡ giáo dục các em học sinh cá biệt ở lớp do tôi
chủ nhiệm mà cả nước những lớp thây cơ dạy. Phân tích cho các em càng là học
sinh cá biệt càng phải học bởi vì chỉ có học, chỉ có phấn đấu vươn lên trong học tập
mới tạo cho mình một tương lai, mới học cho mình một nghề đúng với khả năng
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
của mình hay là tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội mặc dù có thể em chỉ là
một cơng nhân bình thường hay một người lao động bình thường nhưng khơng ai
chê cái nghề đó của em để rồi khi em có một gia đình riêng em có thể lo cho cho
gia đình riêng của em được, không phải phụ thuộc vào ai, đặc biệt khơng phải phụ
thuộc ai về kinh tế bởi vì nếu mình lệ thuộc người khác về kinh tế thì rất khổ, lúc
đó mình bị mất tự do, muốn đi đâu họ đồng ý mới đi được. Rồi dần dần mình sẽ
mất hết bạn bè, liệu rằng trong những trường hợp ấy chồng mình đặc biệt là gia
đình nhà chồng nghĩ về mình như thế nào. Chính vì thế là con gái càng phải học
nhiều hơn để có thể tự lo cho mình và từ đó mới có điều kiện để giao lưu với bạn
bè, học hỏi nhiều hơn ở bạn bè và xã hội để củng cố các kiến thức về nghề nghiệp,
giao tiếp và xã hội. Nói tóm lại mới có thể nâng cao nhận thức về mọi mặt cho
chính bản thân mình.
Cũng có em do hồn cảnh riêng của bố mẹ, do bố mẹ để lại những hậu quả
khơng lấy gì làm đẹp cho lắm gây ảnh hưởng râ nhiều đến tư tưởng của em, bạn bè
biết đặc biệt các em nam có những em do sốc nổi của tuổi trẻ dễ bầu bạn.
1.4.
Lí luận về nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt
Hiện tượng học sinh cá biệt là hiện tượng phẩm chất, nhân cách của học sinh
phát triển sai lệch so với cấc chuẩn mực chung.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt, do môi trường
xã hội thiếu lành mạnh, do sự thiếu quan tâm của gia đình, tất cả tạo điều kiện cho
học sinh hư hỏng, ngoài ra do ảnh hưởng của những người sống xung quanh, làm
ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hnaj chế đến năng lực học tập của
các em.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
1.4.1.
Những biểu hiện của học sinh cá biệt
- Bỏ giờ , bỏ tiết và nghỉ học không lý do: Đây là hành vi phổ biến nhất ở
các đối tượng này, thực tế cho thấy những học sinh này thường có mặt tronh giờ
dạy của giáo viên chủ nhiện lớp và trong tiết dạy của những giáo viên có biện pháp
quản lý chặt chẽ thường xuyên kiểm tra nề nếp học tập của học sinh. Đối với
những giáo viên dễ giải thì các học sinh này thường bịa ra những lý do khác nhau
ví dụ như; Đau bụng, nhức đầu, thấy người khó chịu…để xinh nghỉ.
Sau khi xin được nghỉ học thì các học sinh này thường tụ tập thành một
nhóm la cà ở các quán cà phê hoặc chơi điện tử; thậm chí cịn đánh ăn tiền…khi
các bạn trong lớp ra về thì các em mới cắp sách ra tới cổng cùng về, với tư cách rất
”ung dung” coi như mình vẫn đi học bình thường.
-Hay gay gỗ, đánh nhau và nói tục chửi thề:
Hiện tượng thường thấy ở học sinh cá biệt là rất hay nói tục và chửi thề với
những lời lẻ hết sức thô thiển nghe không lịch sự, mất đi sự tao nhã của ngôn ngữ
trong cách xưng hô với nhau, với những người xung quanh. Ngồi học thường hay
kiếm cớ gây gỗ với bạn bè bàng cách tranh giành sách vở, chỗ ngồi, đồ dùng học
tập của bạn mà chỉ cần một phản kháng nhỏ của bạn là sẵn sàng “thượng cẳng
chân, hạ cẳng tay”.
-Những hành vi không lành mạnh:
Điều đáng nói ở lứa tuổi này là: đối với em học sinh nam thường tạp hút
thuốc, uống rượu bia chơi các trị chơi mang tính ăn thua,cá độ thơng qua các trò
chơi như đánh bida, đánh bài, chơi game…
Đối với các em học sinh nữ thì chú trọng hình thức bên ngồi ,ăn mặc khơng
đúng quy định như: mặc quần jean, không bỏ áo trong quần, chú đến người khác
phái, nhuộm tóc…
-Tổ chức các băng nhóm để hoạt động khơng lành mạnh:
Thành phần trong các băng nhóm bao gồm những học sinh cá biệt trong lớp
trong trường có khi cịn có các thanh niên ngồi trường.Điều đáng lo ngại là chúng
có thể lôi kéo những học sinh ngoan tham gia vào các hoạt độngcủa băng nhóm. Vì
vậy ảnh hưởng của các băng nhóm này đối với hoạt động của nhà trường, của lớp
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
rất lớn, tuy các em không cơng khai nhưng các em tự làm ngấm ngầm. Nó kìm
hãm tích cực trong việc tham gia các phong trào của lớp, của đoàn đội...
- Kết quả học tập, hạnh kiểm chưa Đạt yêu cầu:
Do ham chơi lười học, thường xuyên trốn học nên không nắm được bài nên
kết quả học tập yếu kém. Vì vậy mỗi khi kiểm tra thường hay vi phạm quy chế
như: mở tập, chép bài của bạn nếu bạn khơng cho chép thậm chí cịn giằng bài của
bạn để chép hoặc hù dọa đánh bạn.
1.4.2.
Nguyên nhân chủ quan
Do bản thân học sinh nhân thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc học cũng như môn học hoặc do ý thức học tập chưa cao, do khả năng tiếp thu
tri thức yếu dẫn đến chán nản tự ti trong học tập.
1.4.3.
1.4.3.1.
Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của mơi trường giáo dục gia đình
Mỗi đứa trẻ có nhân cách phát triển tốt thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình, nhà trường, và xã hội. Trong bối cảnh đát nước và quốc tế đang có những
thay đổi về mọi mặt, đặc biệt từ khi đát nước ta bước vào thời kì đổi mới, hội nhập,
kinh tế quốc tế sâu rộng thì gia đình ngày càng có vai trị quan trọng trong đó đề
cao và nhấn mạnh vai trị giáo dục và hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên,
với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích
nhu cầu ham muốn vật chất mà quên đi sự quan tâm gia đình của mình đối với con
cái, bỏ mặt không quan tâm đến việc học tập kể cả những thói hư tật xấu, cha mẹ
cũng khơng biết để răn dạy. Do đó từ những vi phạm nhỏ ần dần đến những vi
phạm lớn hơn.
Cũng chính những nhu cầu ham muốn vật chất mà nhiều gia đình ít chú
trọng đến đời song tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đỗ vỡ
và ly hơn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình khơng được bền vững. Ảnh hưởng
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
rất nhiều đến tâm lý cũng như việc học tập của các em, dễ bị ức chế, bỏ nhà đi
chơi, không thiết tha đến việc học tập, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ
học.
Những gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải lao động vất vả,
không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, thả lỏng
cho các em tự phát triển trong mơi trường cịn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy , có gia đình
buộc con cái phải lao động, làm cho các em khơng có thời gian học tập ở nhà như
soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, khơng
làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô kiểm tra bài cũ,…Từ đó thua sút
bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học.
1.4.3.2.
Nguyên nhân từ phía nhà trường
Một số giáo viên cịn lúng túng chưa tìm được phương pháp, cũng có thể
phương pháp giảng dạycủa giáo viên chưa có sức lơi cuốn học sinh vào bài giảng,
hoặc có giáo viên chưa am hiểu tâm lí, hồn cảnh gia đình của học sinh, có thái độ
thiếu quan tâm chu đáo với học sinh, thiên vị trong đối xử khiến các em có cảm
giác bị thầy cô ghét bỏ, nảy sinh ở các em thái độ bất cần, hành vi chống đối giáo
viên.
1.4.3.3.
Nguyên nhân từ phía xã hội
Mơi trường sống hết sức phức tạp và ngày càng bị “ơ nhiễm” trên mọi bình
diện. Cịn luồng văn hóa khơng lành mạnh như “ bạo lực,…” từ nước ngoài đã len
lỏi vào nhiều tầng lớp dân cư ở thành phố và nông thôn bằng nhiều con đường
hkhác nhau. Các tệ nạn xã hội, các quan điểm, đã làm đảo lộn nhiều giá trị nhân
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
văn. Bên cạnh đó, ra khỏi cổng trường là có rất nhiều trị chơi hấp dẫn, cuốn hút
làm các em quên đi nhiệm vụ học tập dẫn đến kết quả kém trong việc học tập và
làm tha hóa đạo đức của các em.
1.4.3.4.
Ngun nhân từ phía bạn bè
Học sinh cá biệt thường chơi với những bạn học sinh còn nhiều nhược điểm
trong học tập, đạo đức kém, hay nghỉ học, nói dối, đánh nhau ,…. Các em thường
xa lánh những bạn tốt , học sinh cá biệt thường thích được các bạn chú ý và ra oai
trước các bạn khác, có thể do các em nói chuyện cho đỡ buồn ngủ,… Như vậy, yếu
tố bạn bè có ảnh hưởng khơng nhỏ tới ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức các em.
Các em thường xuyên tiếp xúc với bạn xấu nên ảnh hưởng không tốt đến ý thức và
hành vi của mình.
1.5.
Sự cần thiết phải giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
Xuất phát từ việc nhận thức quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh ở giai đoạn phổ thong trùn học là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi vì ở giai
đoạn này học sinh đang tự hồn thiện mình về nhân cách, lẫn quan niệm sống, và
vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ
hết.
Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội; thành
công trong giáo dục học sinh cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an
ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những cơng dân tốt. Đối với gia đình,
CMHS, giáo dục học sinh cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp
họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng. Đối với tập thể lớp đó là
điều kiện đảm bảo cho lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng
nhau tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã chú trọng công tác giáo dục học sinh cá
biệt. Bước đầu, chúng tơi cũng có được những thành cơng và góp phần khẳng định
chất lượng giáo dục của Nhà trường.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Thực trạng về hiên tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Trường nào lớp nào cũng có nhiều học sinh cá biệt và những học sinh này đa
số gây khơng ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, đơi khi họ rất mệt mỏi vì nói
hồi mà các em khơng nghe, càng phạt thì càng lì hơn hoặc chống đối ngầm. Điều
này ảnh hưởng nhiều đến thi đua của lớp.
Học sinh cá biệt là học sinh có cá tính đặc biệt và những học sinh cá biệt này
thường có hồn cảnh đặc biệt, là những thuật ngữ thường dung của nhà trường,
thầy cô để chỉ những học sinh có biểu hiện kém về đạo đức, lười nhác trong học
tập, hay quay cóp, nói dối, ý thức tổ chức kỷ luật kém, bỏ giờ, thích “chơi trội”,
khơng chấp hành nội quy nhà trường, thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè. Tuy
nhiên, ẩn chứa đằng sau những học sinh có đặc điểm này là một hồn cảnh rất
riêng, một cá tính đặc biệt chưa được phát huy đúng hướng. Mặt tiêu cực của xã
hội , sự quan tâm chưa đúng cách của gia đình, hay phương pháp giáo dục chưa
phù hợp đều ảnh hưởng rất xấu đến sự hình thành nhân cách học sinh.
Học sinh cá biệt có rất nhiều loại, mối loại có một nguyên nhân, cần một
cách giải quyết.
Trong một lớp thường có nhiều học sinh yếu nhưng mỗi em lại có một hồn
cảnh rất riêng, một nhuyên nhân như :
Học sinh thứ nhất: học yếu là do các em được bố mẹ nuông chiều, ham
chơi, lười học, không học bài, đi chơi với bạn xáu rủ rê sa đà.
Học sinh thứ hai: cá biệt học yếu là do học lực yếu. do em bị mất kiến thức
cơ bản ở lớp dưới.
Học sinh thứ ba: cá biệt học yếu là do hồn cảnh khó khăn, phải phụ giúp
thêm cho gia đình.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
Học sinh thứ tư: cá biệt học yếu do cha mẹ ly hôn,ở với ông bà chán nản
lười học rồi dần dần bỏ học, tính nhút nhát, rụt rè.
Ở tất cả các loại học sinh cá biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân
cách năng lực học tập của học sinh. Nếu không kịp thời uốn nắn, giáo dục sẽ có
nhiều ảnh hưởng khơng tốt đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em
và cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Thực trạng là thế song người giáo viên phải nhận thức được rằng học sinh
chúng khơng có tội. Nếu chúng được sống trong một gia đình lành mạnh, đầy đủ,
được sự quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm của gia đình thì các em sẽ có một nhân
cách tốt và ngược lại. Vì thế học sinh chỉ là nạ nhân mà thôi.
2.2. Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
2.2.1. Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt trường
Để học sinh bắt được việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm tức là những chuẩn
mực đạo đức các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà
trường cần phải thơng báo cho các em biết được các mức độ xếp loại hạnh
kiểm(tốt, khá, trung bình, yếu) theo Thơng từ 40, Điều lệ trường THPT.Hiểu được
thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị
xếp loại hạnh kiểm yếu, khỏi liệt vào danh sách cá biệt.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nội quy nhà trường và hướng dẫn cho các
em thực hiện nội quy, có chế độ khen chê cơng bằng, khách quan.
Trong buổi chào cờ đầu tuần cần phải nhận xét đánh giá chu đáo, nêu gương
tốt, việc tốt để các em noi theo, nên có những hoạt động văn nghệ giao lưu giữa
các học sinh trong đó có học sinh cá biệt để các em có thể hịa đồng, cảm thấy
hứng thú và tự tin hơn.
BỔ SUNG PHẦN MỤC LỤC
2.2.2. Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
Ngoài việc giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt
lớp cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thơng qua giờ sinh hoạt lớp, giáo
viên chủ nhiệm cán bộ lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của học
sinh khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy
được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của giáo viên chủ nhiệm,
học sinh trong lớp, học sinh khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa
chữa.
Trong khi giáo dục các em, giáo viên chủ nhiệm khơng nên nặng nề kiểm
điểm, phê bình mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các
em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội
quy, trong quy định xếp loại của thông tư 40 làm cho các em thấy được phạm vi vi
phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các en khắc phục. Giáo viên chủ nhiệm
nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây
dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến…với thành tích như vậy thì khơng bất cứ thành
viên nào trong lớp phá vỡ.
2.2.3. Giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi sát sao đến hành vi của học sinh cá
biệt
Cùng với việc phân loại học sinh cá biệt, xác định những lỗi mà học sinh đó
hay vi phạm, tìm hiểu ngun nhân, giáo viên cần hường xuyên theo dõi, nắm bắt
đầy đủ, chính xác mọi hoạt động, lỗi vi phạm hay biểu hiện tích cực của học sinh
trong từng buổi học để tác động, uốn nắn hoặc biểu dương kịp thời. Nguồn thông
tin giúp giáo viên thu thập là: Nhận xét trong sổ đầu bài; thông qua giáo viên bộ
môn; qua ban theo dõi nề nếp của nhà trường; qua ban cán sự lớp và thông qua bạn
bè thân quen với học sinh đó... Đặc biệt, cần thường xuyên quan tâm, gần gũi với