UBND HUYỆN PHÙ YÊN
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI
--------------------------
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MÔN KHOA HỌC LỚP 5
TÁC GIẢ: PHÙNG THÚY AN
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI
MƯỜNG THẢI, THÁNG 11 NĂM 2016
UBND HUYỆN PHÙ YÊN
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI
--------------------------
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MÔN KHOA HỌC LỚP 5
TÁC GIẢ: PHÙNG THÚY AN
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG THẢI
MƯỜNG THẢI, THÁNG 11 NĂM 2016
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2016 - 2017 là năm học thứ mười ngành giáo dục thực hiện cuộc
vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có nội
dung xây dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp đó được đông đảo cán bộ giáo
viên và học sinh hưởng ứng. Muốn thực hiện tốt công tác này trước hết phải giáo
dục cho học sinh cá ý thức bảo vệ môi trường. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trong giai đoạn hiện nay là một việc làm bức thiết. Trong những năm gần
đây, càng ngày mỗi người chúng ta càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môi
trường đang đè nặng lên chính mình. Đó là hậu quả của những hành động thiếu
hiểu biết của mỗi người nói riêng và của từng bộ phận trong cộng đồng núi chung.
Hơn lúc nào hết, mỗi người đều nhận thấy cần phải chấn chỉnh lại những hành
động của chính mình, cần phải quan tâm chăm sóc cho môi trường xung quanh ta
- “Ngôi nhà” điều kiện cho sự tồn tại, phát triển cho chính chúng ta và các thế hệ
con cháu mai sau.
Hãy cứu lấy “Ngôi nhà của chúng ta”. Tiếng chuông cảnh tỉnh ấy đã và đang
vang lên hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng
xã hội,…). Nếu như trước đây bộ môn giáo dục môi trường chỉ được giảng dạy ở
khoa Sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm thì nay đó có mặt ở
nhiều trường đào tạo khác nhau và bắt buộc đưa vào trường Tiểu học từ năm học
2007 – 2008. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường đó trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học nhất là các trường phổ thông. Do đó, tôi
quyết định nghiên cứu đề tài “Áp dụng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
trong các môn học ở cấp Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Làm cho học sinh Tiểu học có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi, đối
với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó, thông qua hệ thống
chương trình, nội dung giảng dạy, từng bước trang bị cho các em học sinh những
hiểu biết về môi trường, để từ đú giúp các em dần dần có ý thức, từ ý thức sẽ bộc
lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, những thái
độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở điều tra
thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường PTDTBT
Tiểu học Mường Thải. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường PTDTBT Tiểu học Mường Thải.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường
thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phạm vi về không gian: Tại trường PTDTBT Tiểu học Mường Thải.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu
học.
- Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh
trường PTDTBT Tiểu học Mường Thải.
- Đề xuất mới: Trang bị cho học sinh Tiểu học những hiểu biết nhất định về
môi trường, một số kĩ năng, biện pháp bảo vệ môi trường thông thường để các em
vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học
ý thức, thái độ, hành vi, đối với môi trường và bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề môi trường, bảo vệ môi
trường.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát: + Quan sát cảnh quan môi trường.
+ Quan sát hành vi của học sinh.
- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Đóng góp mới của đề tài:
- Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về môi trường:
+ Những nhận thức cơ bản về môi trường (đặc điểm môi trường, vai trò của
môi trường, tài nguyên đối với con người, mối quan hệ giữa con người với môi trường,
…).
+ Tình trạng môi trường hiện nay là những hậu quả do môi trường bị biến
đổi xấu đi gây ra.
+ Nội dung và các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Các chủ trương chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và
trách nhiệm của người công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường và bảo
vệ môi trường.
7. Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài.
- Từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
- Từ tháng 2/2010 đến tháng 4/2010: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài..
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Một số vấn đề về môi trường:
* Khái niệm về môi trường:
Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới
nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường
là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta đó là:
- Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật,
có tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật.
- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội.
Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên
thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo
đức, văn hoá, lịch sử.
- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
- Môi trường xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con
người theo một khuân khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc
sống của con người.
* Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có
ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi
trường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo
hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô
nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới
đời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm
giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và
hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công
nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng.
* Suy thoái môi trờng:
- Suy thoái môi trường đất: Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hoá.
Diện tích không gian sống bình quân của con ngời Việt Nam đang ngày càng bị thu
hẹp.
- Suy thoái rừng: Suy thoái rừng diễn ra ở cả hai khía cạnh: Chất lượng rừng
bị giảm, diện tích rừng bị thu hẹp.
Năm 1945, diện tích rừng là 14,3 ha; tỷ lệ che phủ là 43% tổng diện tích tự
nhiên.
Năm 1990, diện tích rừng là 9,1 ha; tỷ lệ che phủ là 27,7% tổng diện tích tự
nhiên.
Năm 1999, diện tích rừng là 9,6 ha; tỷ lệ che phủ là 28,8% tổng diện tích tự
nhiên.
- Suy giảm đa dạng sinh học: Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa
dạng sinh học cao nhất thế giới. Việt Năm có 13.766 loài thực vật. Khu hệ động vật có
51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loại thú,
khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 54 loài cá nước
ngọt,…
- Trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Số lượng
các cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
+ Voi: Trước thập kỷ 70 nước ta có 1500 - 2000 con, nay còn 100 - 150 con
+ Hổ: Trước thập kỷ 70 nước ta có khoảng 1000 con nay chỉ còn 80 - 100 con.
- Ô nhiễm môi trường nuớc:
Môi trường nước vừa bị ô nhiễm nặng, vừa có nguy cơ thiếu nước toàn cầu.
Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh; Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; Nạn
chặt, phá rừng không kiểm soát được.
Ở nước ta, cả ba nguyên nhân kể trên đã và đang tồn tại đồng thời có chiều
hướng phát triển, trong đó ô nhiễm nước là một hiện tượng đáng lưu ý. Nguyên
nhân của tình trạng này là:
+ Sử dụng nước quá tải, cùng với thói quen sinh hoạt mất vệ sinh làm ô
nhiễm nguồn nước.
+ Sử dụng hoá chất nông nghiệp và các chất tẩy rửa.
+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu dân
cư không được xử lý chặt chẽ trước khi đổ ra sông hồ.
- Ô nhiễm không khí: Các nguồn ô nhiễm không khí bao gồm:
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí.
+ Khói, chất độc,… của các hiện tợng tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa, sự
phân huỷ các chất hữu cơ.
+ Các chất thải của giao thông, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, các hoạt động dịch vụ, hoạt động của con người.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay là: Nhận
thức về môi trường và bảo vệ môi trường của đại bộ phân nhân dân còn thấp;
Thiếu công nghệ để có thể khai thác tài nguyên phù hợp; Sử dụng không đúng kỹ
thuật canh tác đất. Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và lạm dụng các loại
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; Khai thác cây rừng, săn bắn thú rừng bừa bãi
dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng; Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và huỷ
hoại nhiều loài hải sản biển; Hoạt động công nghiệp, nộng nghiệp, dịch vụ tạo ra
chất gây ô nhiễm nước và không khí; Sự ra tăng dân số và việc sử dụng nước quá
tải.
+ Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại
Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến
cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Theo kết quả điều tra của Chính phủ, những vi phạm và sự cố trong quá trình thì
công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty là nguyên nhân gây ra tình
trạng này. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường
thiệt hại 500 triệu USD.
+ Sau hơn 1 năm bị phát hiện xả trực tiếp nước thải chưa qua sử lí ra sông
Thị Vải (tháng 9/2008), tháng 12/2009, Viện Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho
thấy công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% - 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường từng thanh
tra đột xuất và phát hiện công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào
sông Thị Vải. Kết quả xử lý sai phạm tại Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng.
Tổng mức phạt hành chính với Vedan là 267,5 triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm.
Ngoài ra, Vedan phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi trường.
+ Tháng 5/2016, cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, tỉnh Hòa Bình gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân hai huyện Thạch
Thành, Vĩnh Lộc và vùng hạ lưu. Nguyên nhân được xác định là công ty mía
đường Hòa Bình, đơn vị xả thẳng nước thải chưa qua xử lý của nhà máy ra sông
Bưởi, với lưu lượng 250 – 300m3/ngày đêm.
Sông Bưởi là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Kim Tân, phục vụ nước
sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành. Công ty mía đường
Hòa Bình sau đó bị tạm đình chỉ hoạt động 6 tháng, phạt 480 triệu đồng về hành vi
xả thải gây ô nhiễm môi trường đồng thời bị buộc phải bồi thường cho các hộ nuôi
cá lồng ven sông.
2. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hình thành và phát triển ở
người học sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề môi trư ờng,
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo
dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và
sự nhạy cảm về môi trờng cùng các vấn đề của nó (nhận thức); Những tình cảm,
mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những
kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ
năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành
động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho các cá nhân và các
cộng đồng hiểu đợc bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân
đạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế văn
hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành
để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề môi trường, đề ra các giải pháp quản lý chất lượng môi trường.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của con
người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường, suy thoái
môi trường. Bởi vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết, hiểu về môi trờng, tầm
quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để bảo vệ
môi trường. Do đó, giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục quan
trọng nhằm đào tạo con ngời có kiến thức về môi trờng, có đạo đức về môi trường,
có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
3. Vai trò của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:
Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo
các em trở thành các công dân tốt cho đất nớc “Cái gì không làm được ở cấp Tiểu
học thì khó làm được ở cấp học sau”. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu
học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường .
Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về
bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một
thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi
trường.
Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh
Tiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ
giữa con người và môi trường; hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần
hình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen
sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm
cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực
để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng. Ngoài ra, các em học sinh còn
có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Từ
đó các em không nghịch phá các công trình công cộng.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh,
lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm,
xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho các
em.
II. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học:
1. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồm
đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan
hệ giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp
bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố
phường, …).
- Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh - sạch
- đẹp. Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ
sinh, chia sẻ, hợp tác. Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, đất nước. Thân
thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh.
2. Nội dung chương trình giáo dục môi trường:
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép, tích
hợp trong các môn học và đi vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với
lượng kiến thức phù hợp. Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cải
thiện môi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên nhiên với môi
trường.
* Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường qua các môn học có 3 mức độ:
Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ. Giáo dục bảo vệ môi
trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở
cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các
phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ
môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục
vì môi trường.
- Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộ
môn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới môi
trường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và xử lý
sự cố môi trường.
- Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo
như một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập. Nói cách khác là
cần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng.
- Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩn mực,
hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường. Hình thành và phát triển, rèn luyện các kỹ
năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo vệ môi
trường.
*Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp:
Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định mỗi
tuần ít nhất 1 tiết. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép vào
những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. Căn cứ vào những chủ đề chung cho toàn
bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định cho các khối
lớp theo hai mức độ: Các lớp 1, 2, 3 và các lớp 4, 5. Đối với học sinh Tiểu học nói
chung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là:
- Nhận biết, biết một số đặc điểm cơ bản về vai trò cúa cây cối, con vật, các
hiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu
thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Biết cách biểu đạt hiểu biết của mình về những sự vật, hiện tượng đơn giản
trong tự nhiên.
- Biết làm những việc đơn giản thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường,
lớp, gia đình, cộng đồng.
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi như ý thức bảo vệ cây
cối, con vật có ích, yêu thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng. Có ý thức thực
hiện quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá các
công trình công cộng. Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
cho học sinh Tiểu học gồm có các chủ đề sau:
+ Ngôi nhà của em: Nhà trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp có ảnh hởng tốt
đến sức khoẻ con người. Vì vậy, các em phải biết thường xuyên tự giác giữ gìn nhà
cửa sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng gia đình, trồng và
chăm sóc cây, con vật nuôi trong gia đình.
+ Mái trường thân yêu của em: Các em cần biết những điều nên làm và
không nên làm trong bảo vệ giữ gìn môi trường, yêu qúy giữ gìn bảo vệ môi
trường nhà trường, thực hiện quy định bảo vệ cảnh quan môi trường, tích cực tham
gia các hoạt động giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp.
+ Em yêu quê hương: Cảm nhận được vẻ đẹp nơi mình sinh sống, biết một
số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng, yêu quý và có ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường tại
cộng đồng.
+ Môi trường sống của em: Củng cố kiến thức qua các môn học về các
thành phần cơ bản của môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, ánh sáng,
động vật, thực vật,… Một số biểu hiện về ô nhiễm môi trường, nhận biết cảnh quan
môi trường xung quanh, có những việc làm đơn giản thiết thực để giữ gìn và bảo
vệ môi trường xung quanh.
+ Em yêu thiên nhiên: Con người sinh sống trong thiên nhiên và là một bộ
phận của thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh sẽ gây
tác hại đối với cuộc sống con ngời. Vì vậy, các em cần biết cảm nhận, yêu quý vẻ
đẹp của thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tham gia trồng và chăm sóc cây xanh,
chăm sóc yêu quý những con vật nuôi.
+ Vì sao môi trường bị ô nhiễm: Nhận biết và chỉ ra một số nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường đến con người và các sinh vật khác, thực hiện những hành
động cụ thể để tránh làm ô nhiễm môi trường.
+ Tiết kiệm trong tiêu dùng: Biết tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường,
quý trọng các đồ dùng, tài sản thiên nhiên, sản phẩm lao động, tiết kiệm sử dụng
hợp lý các đồ dùng trong sinh hoạt, học tập, biết phân loại tận dụng phế thải.
Giáo dục bảo vệ môi trờng là một nội dung giáo dục trong trờng Tiểu học. Do
đó, đặc thù giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phơng pháp dạy học đa
dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phơng pháp dự án, đóng vai,… đồng thời giáo dục
bảo vệ môi trường còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các môn học.
3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:
Từ năm học 2007 - 2008, thực hiện chỉ thị số 02/2005/CT - BGD “Vê tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho
giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Khi dạy những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên thường sử
dụng các phơng pháp mà ở đó học sinh được tranh luận, bày tỏ ý kiến, thái độ,
hành động,… như: Các phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức làm việc theo phiếu
học tập, trò chơi, điều tra,… Nhờ những phương pháp này, học sinh có thể tự phát
hiện những kinh nghiệm đúng, sai, sự cần thiết bảo vệ môi trường, nêu các phương
hướng cải thiện môi trường xung quanh; tham gia công tác giữ gìn vệ sinh bảo vệ
môi trường. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường
qua các môn học ở cấp Tiểu học. Tuy nhiên, vấn đề phát triển kiến thức, kỹ năng
và hình thành thái độ về giáo dục môi trường trong các bài học đạt hiệu quả chưa
cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học có liên quan đến vấn đề môi trư ờng các
em học sinh mới chỉ hiểu và nắm đợc kiến thức trong sách giáo khoa còn việc vận
dụng vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa được nâng cao ý
thức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường trong nhà
trường và cộng đồng. Hiện tượng học sinh ăn quà vứt rác thải bừa bãi, không đúng
quy định vẫn thường xảy ra . Đó chính là khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần
tiếp tục tháo gỡ về các mặt: Công tác tổ chức của nhà trường; việc lựa chọn nội
dung dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị
dạy học hiện có; cơ chế quản lý chỉ đạo của nhà trường với mục đích cuối cùng là
làm cho học sinh:
- Bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường.
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương.
- Thân thiện với môi trường, quan tâm tới môi trường xung quanh.
III. Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học:
1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học rất đa dạng và phong phú.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù
hợp với nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh Tiểu học. Các hình thức
đa dạng, phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển
tải các nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn.
Để tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp cho học sinh tiểu học có thể tổ chức các hình thức sau:
- Câu lạc bộ: Có thể tổ chức cho những nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở
thích tìm hiểu môi trường tự nhiên hoặc các di sản văn hoá, lịch sử. Có thể tổ chức
câu lạc bộ về di tích lịch sử ở quê hương, câu lạc bộ về một loài cây, con,…
như: “Câu lạc bộ những nhà địa chất trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà lịch sử trẻ
tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà sinh vật cảnh “,… Hoạt động của các câu lạc bộ có
thể là: Thu thập, trưng bày, báo cáo thông tin về một loài thú quý hiếm, điều tra
đơn giản, phát hiện vấn đề như: Tình hình chặt phá cây cối tại trường, cộng đồng,
tình hình ô nhiễm nước sông, hồ,…; tham gia giải quyết một vấn đề môi trường
của trường, lớp, cộng đồng như trồng cây, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh,…
- Tham quan: Tạo điều kiện cho học sinh có những hoạt động học tập về môi
trường và bảo vệ môi trường đạt chất lượng cao trong những tình huống thích hợp
ngoài khuôn khổ lớp học. Hoạt động này giúp học sinh có những trải nghiệm trực
tiếp trong những khung cảnh khác nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây dựng kiến
thức, kỹ năng của học sinh thông qua những cơ hội học tập khám phá. Phân tích,
hình thành thái độ và phát triển óc thẩm mĩ, tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh hiểu
biết lẫn nhau. Có thể tổ chức những chuyến đi thăm cơ sở nhà trường và cộng đồng
địa phương, thăm nhà nhà máy, trung tâm ở thành thị, thăm cảnh thiên nhiên như:
rừng, công viên …
- Trò chơi: Thông qua trải nghiệm trong những tình huống khác nhau, trò
chơi tạo điều kiện cho học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, thái độ và thực hành
kỹ năng bảo vệ giữ gìn môi trường một cách tự nhiên, hứng thú. Trò chơi có thể
được thực hiện ở tất cả các chủ điểm. Có thể tổ chức các trò chơi như: Trò chơi
đóng vai, giải quyết tình huống học tập, trò chơi vận động - học tập. Những loại
trò chơi này giúp học sinh nhận biết các hành vi có lợi hay có hại đối với môi
trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tìm những giải pháp bảo vệ môi
trường.
- Văn hoá nghệ thuật: Các hình thức kể chuyện, biểu diễn, sưu tầm và sáng
tác thơ, truyện, vẽ tranh tác động vào xúc cảm của học sinh, giúp học sinh củng cố
và phát triển thái độ đúng đắn đối với các vấn đề môi trường. Đối với học sinh từ
lớp 3 đến lớp 5 có thể tổ chức vẽ tranh về chủ đề ngôi nhà của em, phong cảnh của
quê hương; viết, hát về cảnh đẹp quê hương, về gia đình, kể chuyện về cây, con bị
ảnh hưởng bởi tác động của con người, của ô nhiễm môi trường vào nơi sinh sống
của chúng,…
- Giải quyết các vấn đề môi trường của cộng đồng: Học sinh bước đầu vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã học ở trên lớp để giải quyết những vấn đề thực tế về
môi trường, trên cơ sở đó củng cố, phát triển kiến thức và thái độ về môi trường.
Các vấn đề môi trường của cộng đồng mà học sinh Tiểu học có thể tham gia giải
quyết là: Giữ gìn, làm đẹp quang cảnh khu di tích, danh lam thắng cảnh, chăm sóc
cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh; Điều tra về các vấn đề môi trường tại cộng
đồng như: Số gia đình sử dụng nước sạch, số các bạn nhỏ ở xã bản ăn uống không
hợp vệ sinh,… cổ động về bảo vệ môi trường; tham gia vào giải quyết những vấn
đề môi trường cấp bách tại cộng đồng như: Dọn dẹp, tạo một sân chơi chung sạch
đẹp, tham gia ngày hội trồng cây,…
* Một số hoạt động minh hoạ:
ĂN UỐNG SẠCH SẼ
(Dùng cho lớp 1)
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Biết được ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ đối với sức khoẻ con người nói
chung, đối với bản thân nói riêng.
- Có thói quen ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh; ghét thói ăn uống bậy bạ, không
hợp vệ sinh.
- Biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh (ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh,
không uống nước lã, ăn có giờ giấc, biết rửa tay trước khi ăn).
II. Thời gian: 30 - 40 phút.
III. Nội dung và hình thức tổ chức:
1. Nội dung:
- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh có lợi gì? Nếu ăn uồng không sạch sẽ, mất vệ
sinh thì sẽ có hại gì cho sức khoẻ của mỗi người chúng ta?
- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh là ăn sạch, uống sạch, không ăn những thức
ăn ôi thiu hoặc quả xanh mà chỉ dùng đồ ăn đã được nấu chín, không uống nước lã
hoặc nước từ nguồn không sạch có trong tự nhiên mà chỉ uống nước đã đun sôi.
Nếu biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh thì sức khoẻ sẽ được đảm bảo, hạn chế được
bệnh tật.
- Nếu môi trường có nguồn nước bị bẩn, rau xanh và hoa quả bị hỏng thì
chúng ta không được dùng để ăn uống.
2. Hình thức tổ chức:
Cho học sinh xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
VI. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số tranh vẽ về nguồn nước bị ô nhiễm, về mâm cơm không đậy lồng
bàn nên bị ruồi nhặng đậu vào, về một vài loại rau xanh thường gặp hằng ngày.
- Soạn một số câu hỏi về những điều nên và không nên từ những bức tranh ở
trên về ăn sạch và uống sạch.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị ý kiến để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
V. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Xem tranh.
* Mục đích: Giúp học sinh nhận biết sự ô nhiễm môi trường.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên treo lên bảng vài bức tranh về nguồn nước bẩn, về hình ảnh những
con ruồi đậu mâm cơm, về một vài loại rau xanh hoặc hoa quả thường gặp.
- Sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
- Học sinh cùng nhau suy nghĩ để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
* Kết luận: Không đươc uống nước từ những nguồn nước bẩn, không ăn các loại rau quả
bị hỏng. Nếu chúng ta ăn uống không sạch sẽ thì sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân
mình.
2. Hoạt động 2: Phân biệt những điều nên và không nên.
* Mục đích: Giúp học sinh nhận biết những điều nên và không nên trong việc ăn
uống hằng ngày.
* Cách tiến hành:
- Phát cho học sinh phiếu bài tập có các câu hỏi về những điều nên và không
nên trong việc ăn uống hợp vệ sinh.
- Học sinh làm bài trong 10 phút, sau đó giáo viên gọi vài em lên trình bày
kết quả của mình.
- Có thể cho học sinh tự liên hệ thực tiễn hằng ngày trong việc ăn uống sạch
sẽ hợp vệ sinh ở nhà cũng nh ở nơi công cộng.
- Kết thúc hoạt động cho học sinh hát bài Thật đáng chê.
* Kết luận: Chúng ta không được ăn những thức ăn ôi thiu hoặc quả xanh, không
được uống nước lã. Chỉ nên ăn chín uống sôi. Như thế sẽ làm cho ta khoẻ mạnh,
không bị bệnh tật.
GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
(Dùng cho lớp 2,3)
I. Mục tiêu: Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Hiểu đợc sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách
nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong
sạch. Biết thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Thời gian: 30 - 40 phút
III. Nội dung và hình thức tổ chức:
1. Nội dung:
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc của con người. Môi trường cung cấp cho
con người những điều kiện để sống như: ăn, mặc, ở,…
- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Vì vậy, con người cần
phải có trách nhiệm với môi trường, sống thân thiện với môi trường.
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2. Hình thức tổ chức:
Trò chơi thảo luận và liên hệ bản thân.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, băng hình về sự ô nhiễm, tàn phá môi trường.
- Các dụng cụ để thực hiện hoạt động như: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính,
kéo, hồ dán, …
- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động.
- Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”.
2. Học sinh:
- Làm các cánh hoa và nhuỵ hoa cho hoạt động.
- Chuẩn bị ý kiếm xung quanh nội dung mà giáo viên đã phổ biến cho lớp.
V. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động khởi động: Trò chới “Bỏ rác vào thùng”.
* Mục tiêu: Trò chơi giúp định hướng nội dung hoạt động cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm: Nhóm “thùng rác” và nhóm “bỏ rác”.
- Phổ biến cách chơi:
+ Nhóm “bỏ rác” xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm sẵn một vật tượng
trưng cho rác (cặp, sách, bút, giầy, dép, …). Nhóm “thùng rác” đứng ở trong vòng
tròn.
+ Khi có lệnh chơi, các em nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ
đựng khối lượng rác là 3.
+ Khi có lệnh kết thúc, trong nhóm “bỏ rác”, em nào còn cầm rác là thua.
Em nào vứt rác đi mà không bỏ vào “thùng rác” là bị phạt. Trong nhóm “thùng
rác”, em nào cầm thiếu hoặc cầm thừa số rác quy định cũng bị phạt.
- Học sinh thực hiện trò chơi.
- Sau đó thảo luận câu: Vì sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác vừa
bãi có tác hại gì?
* Kết luận: Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch,
tránh được dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ cho con người. Vậy môi trường là gì?
Môi trường ảnh hưởng đến con người như thế nào? Đó là nội dung của hoạt động
mà hôm nay chúng ta cùng nhau thực hiện.
2. Hoạt động 1: Thảo luận chung cả lớp.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu môi trường là gì?
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh xem một bức tranh hoặc ảnh đã chuẩn bị trước có vẽ phong
cảnh rừng cây, sông núi, trời đất, chim muông, thú vật, … và một bức tranh hoặc
ảnh mô tả đường xá, nhà máy, khói bụi, … (trong đó có con người sinh sống).
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong tranh, ảnh đó?
+ Những gì em nhìn được trong tranh, ảnh có liên quan đến cuộc sống của
con người như thế nào?
- Cả lớp cùng trao đổi, thảo luận các câu hỏi trên và rút ra nhứng kết luận
cần thiết nhất.
* Kết luận: Môi trường bao gồm không khí, nước, đất đai, âm thanh, ánh sáng, cây
cối, sông núi, biển, hồ, động thực vật, các khu dân cư, khu sản xuất.
3. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
* Mục tiêu: Học sinh biết sự cần thiết phải tự liên hệ cá nhân trong việc giữ gìn và
bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 học sinh.
- Giao cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to. Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê các nội
dung có liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, vi phạm bảo vệ môi
trường. Đề ra những kiến nghị về việc bảo vệ môi trường.
- Học sinh thực hiện hoạt động.
* Kết luận: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do còn người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường và tài nguyên
thiên nhiên giúp cho con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp, phát triển bền vững, lâu
dài.
THI TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG CỦA EM
(Bài dùng cho lớp 4 - 5)
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Nâng cao hiểu biết về môi trường của một nhà trường, thấy được trách nhiệm
của người học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường nhà trường luôn xanh, sạch,
đẹp.
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích môi trường của một nhà trường về những
cái được và cái chưa được cần phải khắc phục. Biết đề ra những biện pháp thích
hợp để bảo vệ môi trường nhà trường.
- Luôn thể hiện thái độ tôn trọng và ủng hộ những hành vi đúng, đồng thời
phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường nhà trường.
II. Thời gian: 40 phút.
III. Nội dung và hình thức tổ chức:
1. Nội dung:
- Môi trường nhà trường bao gồm những gì? Những cái đó do đâu mà có? Vì
sao mỗi học sinh chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ cho môi trường nhà trường
luôn xanh, sạch, đẹp?
- Những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 - 5.
2. Hình thức tổ chức: Thi tìm hiểu theo nhóm, tổ học sinh.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hướng dẫn học sinh những nội dung cần tìm hiểu.
- Gợi ý các em cách quan sát, thu thập thông tin và viết báo cáo thu hoạch.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp cùng với giáo viên chuẩn bị chương trình của cuộc
thi.
2. Học sinh:
- Từng tổ phân công nhau thực hiện việc quan sát, sưu tầm những thông tin
nói về nhà trường, về việc xây dựng khung cảnh sư phạm của nhà trường.
- Viết báo cáo thu hoạch theo nhóm, tổ hoặc cũng có thể cá nhân học sinh tự
viết bản thu hoạch riêng.
- Cử người dẫn chơng trình.
- Chuẩn bị trang trí cho cuộc thi.
V. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Quan sát môi trường nhà trường.
* Mục tiêu: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát và tổng hợp các nhận xét từ
các kết quả quan sát được.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 3 - 4 học sinh. Giao nhiệm vụ cho các nhóm
tiến hành hoạt động quan sát môi trường nhà trường. Học sinh ghi chép lại tất cả
những gì quan sát được: Từ khung cảnh chung của nhà trường đến bồn hoa, cây
cảnh, từ môi trường lớp học đến môi trường xung quanh nhà trường.
- Viết thành báo cáo thu hoạch để chuẩn bị cho cuộc thi tìm hiểu.
* Kết luận: Môi trường nhà trường bao gồm từ lớp học tới sân trường, từ bồn hoa
cây cảnh tới hàng cây xanh xung quanh trường, … đều cần được giữ gìn và bảo vệ
để làm cho khung cảnh nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp.
2. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu môi trường nhà trường.
* Mục tiêu: Giúp học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về môi trường nhà
trường, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi
trường.
* Cách tiến hành:
- Đại diện mỗi nhóm trình bày báo cáo thu hoạch của nhóm về kết quả tìm
hiểu điều tra.
- Lớp thảo luận và góp ý kiến bổ sung.
- Sau cùng cả lớp thống nhất một bản cam kết trong việc giữ gìn và bảo vệ
môi trường nhà trường.
* Kết luận: Bảo vệ môi trường nhà trường là trách nhiệm của mỗi người học sinh
chúng ta. Vì vậy, cần phải có những hành động thiết thực để góp phần cùng cộng
đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nhà trường thêm xanh, sạch, đẹp.
2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
môn học.
a). Định hướng:
Bảo vệ môi trường đó và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học sinh
bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, ánh sáng,
động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng); mối quan hệ của con người và các
thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp bảo vệ môi trường xung
quanh (nhà ở, trường, lớp,…); bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng cây, chăm sóc cây, làm cho môi trường
xanh, sạch, đẹp); sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, sống tiết kiệm,
ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ hợp tác; yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê
hương, đất nước; thân thiện với môi trường; quan tâm tới môi trường xung quanh.
Để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học có hiệu quả,
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp trong các môn học
với kiến thức phự hợp ở 3 mức độ:
- Mức độ toàn phần: Được áp dụng với những bài học có mục tiêu, nội dung
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Được áp dụng với những bài học chỉ có một bộ phận có
mục tiêu nội dung phù hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ liên hệ: Được áp dụng với những bài học có mục tiêu, nội dung có
điều kiện liên hệ một cách logíc với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
b). Hình thức và phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
* Hình thức:
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách hướng dẫn và đặc thù giảng dạy từng
môn học ở Tiểu học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo các hình thức
sau:
- Khai thác trực tiếp:
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trường,
giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là gúp
phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết
về môi trường được học sinh cảm nhận qua các bài học sẽ in sâu vào tâm trí các
em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những
hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc thù của
từng môn học.
- Khai thác gián tiếp:
Đối với các bài học không trực tiếp nói về giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ
môi trường nhằm nâng cao ý thức cho học sinh. Khi soạn giáo án, giáo viên cần có
ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi
trường. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về giáo dục bảo
vệ môi trường, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp.
Giáo viên cũng cần xác định rõ: Đây là yêu cầu “Tích hợp” theo hướng liên tưởng
và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng
liên hệ lan man, sa đà hoặc gượng ép, không phù hợp với đặc thù môn học.
- Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên:
Đối với những bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trường hợp phần
lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ
mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những
cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xac,
chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện
những hành vi thiết thực nhất. Tuy nhiên, do học sinh Tiểu học cò nhỏ, hơn nữa
thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều
nên khi có thể tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơi có vấn đề môi trường.
Vì vậy, mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là
hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu
quả cao, giáo viên có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ học thông qua sách, báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết
học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác
như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền
trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống,…
GIÁO ÁN MINH HOẠ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2
Bài 6: Tiêu hóa thức ăn
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cú khả năng:
- Núi về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Biết được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giỳp cho thức ăn tiờu hoỏ được dễ dàng.
- Biết được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ cú hại cho sự tiờu hoỏ.
* Học sinh cú ý thức: Ăn chậm, nhai kĩ; khụng nụ đựa khi ăn no; khụng nhịn
đi đại tiện và đi đại tiện đỳng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đỳng chỗ để giữ vệ
sinh mụi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh vẽ cơ quan tiờu hoỏ, cơm nguội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
Gắn tờn hoặc chỉ trờn hỡnh vị trớ cỏc bộ phận của cơ quan tiờu hoỏ.
2. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1
Thực hàn và thảo luận để nhận biết sự tiờu hoỏ thức ăn
ở khoang miệng và dạ dày
a). Mục tiờu:
Học sinh núi về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
b) Cỏch tiến hành:
Bước 1: Thực hành cỏ nhõn:
Giỏo viờn phỏt cho học sinh hoặc học sinh tự chuẩn bị cơm nguội. Yờu cầu
cỏc em nhai kĩ ở trong miệng. Sau đú, mụ tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang
miệng và núi cảm giỏc của em về vị của thức ăn.( Cú thể thực hiện ở nhà).
Bước 2: Trao đổi theo cặp:
Học sinh trao đổi trong nhúm 2 người, tham khảo thụng tin trong sỏch giỏo
khoa và trả lời cỏc cõu hỏi:
- So sỏnh vị ở miệng khi bắt đầu nhai cơm nguội và sau khi nhai một lỳc
lõu.
- Nờu vai trũ của răng, lưỡi, nước bọt khi ta ăn.
- Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gỡ?
Bước 3: Làm việc cả lớp:
Đại diện một số nhúm phỏt biểu ý kiến về sự biến đổi thức ăn ở khoang
miệng và dạ dày, cỏcn nhúm khỏc nhận xột bổ xung.
Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt
tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục
được nhào trộn nhờ cú sự co búp của dạ dày và một phần thức ăn được biến đổi
thành chất bổ dưỡng.
HOẠT ĐỘNG 2
Làm việc với SGK để tim hiểu về sự tiờu hoỏ thức ăn ở ruột non, ruột già
a). Mục tiờu:
Học sinh núi về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
b). Cỏch tiến hành:
Bước 1: Làm việc cỏ nhõn:
Giỏo viờn yờu cầu học sinh đọc thụng tin trong SGK, trả lời theo cõu hỏi
sau:
- Thức ăn vào ruột non sẽ tiếp tục được biến đổi thành gỡ?
- Phần chất bổ cú trong thức ăn được đưa đi đõu?
- Ruột già cú vai trũ gỡ trong quỏ trỡnh tiờu hoỏ?
- Tại sao chỳng ta cần đi đại tiện hàng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
Giỏo viờn gọi một số học sinh trỡnh bày trước lớp, học sinh khỏc bổ sung.
Kết luận: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ
dưỡng, thấm qua thành ruột non vào mỏu đi nuụi cơ thể. Chất bó được đưa xuống
ruột già, biến thành phõn rồi thải ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG 3
Vận dụng kiến thức đó học vào cuộc sống
a). Mục tiờu:
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giỳp cho thức ăn tiờu hoỏ được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no cú hại cho sự tiờu hoỏ.
b) Cỏch tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhúm: