Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÁO dục bảo vệ môi trường đối với môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
2. Mục tiêu của sáng kiến
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
3.2. Về không gian
3.3. Về thời gian
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến
1.1. Cơ sở khoa học
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
3. Các giải pháp thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Năm học 2016 - 2017 là năm học thứ mười ngành giáo dục thực hiện
cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có
nội dung xây dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp đã được đông đảo cán bộ
giáo viên và học sinh hưởng ứng. Muốn thực hiện tốt công tác này trước hết phải
giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong giai đoạn hiện nay là một việc làm bức thiết. Trong những năm


gần đây, càng ngày mỗi người chúng ta càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môi
trường đang đè nặng lên chính mình. Đó là hậu quả của những hành động thiếu
hiểu biết của mỗi người nói riêng và của từng bộ phận trong cộng đồng núi chung.
Hơn lúc nào hết, mỗi người đều nhận thấy cần phải chấn chỉnh lại những hành
động của chính mình, cần phải quan tâm chăm sóc cho môi trường xung quanh ta
“Ngôi nhà” điều kiện cho sự tồn tại, phát triển cho chính chúng ta và các thế hệ
con cháu mai sau.
Hãy cứu lấy “Ngôi nhà của chúng ta”. Tiếng chuông cảnh tỉnh ấy đã và
đang vang lên hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, ti vi,
mạng xã hội,…). Nếu như trước đây bộ môn giáo dục môi trường chỉ được giảng dạy
ở khoa Sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm thì nay đó có mặt
ở nhiều trường đào tạo khác nhau và bắt buộc đưa vào trường Tiểu học từ năm học
2007 – 2008. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học nhất là các trường phổ thông. Do đó, tôi
quyết định nghiên cứu đề tài “Áp dụng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
trong các môn học ở cấp Tiểu học”.
2. Mục tiêu của sáng kiến
- Làm cho học sinh Tiểu học có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành
vi, đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó, thông qua hệ
thống chương trình, nội dung giảng dạy, từng bước trang bị cho các em học sinh
những hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức, từ ý thức
sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, những
thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở điều
tra thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh lớp 5 trường
Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Thải. Từ đó đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 trường Phổ
thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Thải.
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1. Về đối tượng nghiên cứu



- Là vấn đề giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5
thông qua môn Khoa học lớp 5.
3.2. Về không gian
- Tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Thải.
3.3. Về thời gian
- Từ tháng 7/2015 đến tháng 9/2015: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề
tài.
- Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
- Từ tháng 5/2016 đến tháng 7/2016: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến
Cơ sở khoa học
* Khái niệm về môi trường:
Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế
giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường
là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta đó là:
- Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh
vật, có tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
- Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã
hội. Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế, chính
trị, đạo
đức, văn hoá, lịch sử.
- Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,

sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
- Môi trường xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con


người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cuộc
sống của con người.
* Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có
ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi
trường làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo
hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô
nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới
đời sống con người và sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm
giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và
hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công
nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng.
* Suy thoái môi trường:
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường:
không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh
vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất
khác.
- Suy thoái môi trường đất: Theo Niên giám thống kê năm 2010, tổng diện
tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệu ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất. Theo đánh giá thì tổng diện tích đất nông
nghiệp có xu hướng giảm, từ giai đoạn 2000 đến nay, diện tích đất nông nghiệp đã

chuyển sang mục đích sử dụng khác là 500.000 ha. Một số nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nông nghiệp ở Việt Nam như:
+ Sử dụng phân bón không đúng cách đã và đang để lại dư lượng phân
bón cây trồng không hấp thụ, điều này tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông
nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê từ năm
1985 đến nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7% nhưng lượng phân bón
hóa học sử dụng tăng tới 51,7%, có khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây
trồng chưa được sử dụng, gây lãng phí tiền bạc của nhân dân. Đặc biệt, dưới góc
độ môi trường, hàng năm một lượng lớn phân bón được rửa trôi hay bay hơi đã
làm ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó là một trong
những tác nhân gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
+ Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày
càng gia tăng. Theo báo cáo của Cục bảo vệ thực vật, ước tính đến nay, có khoảng
hơn 3.000 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng với khối lượng trên


100.000 tấn/năm. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, không
tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thiếu kiến thức về sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến tình trạng tồn dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật
trong đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và con người.
+ Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi gia súc cũng ngày càng phát triển,
mở rộng về quy mô và diện tích. Chất thải từ các hoạt động chăn nuôi, gia súc, gia
cầm hầu như không được xử lý đúng kỹ thuật, xả thải trực tiếp ra môi trường cũng
là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước. Thói quen canh tác lạc
hậu của người nông dân đã khai thác kiệt quệ đất đai mà ít chú ý đến hoạt động bồi
bổ, cải tạo đất, dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp thoái hóa, bạc màu.
+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ để lấy đất canh tác hoặc do thiên nhiên đã
làm mất một diện tích lớn đất phủ thực vật dẫn đến rửa trôi và xói mòn đất. Theo
số liệu thống kê, tính riêng năm 2010, tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá
lên đến 7.781 ha, phần lớn trong rừng bị cháy và rừng bị phá là rừng nguyên sinh.

Sự suy giảm diện tích rừng đã gây sức ép không nhỏ đối với môi trường, làm mất
các chất dinh dưỡng trong đất, làm suy thoái và mất tính năng sản xuất của đất. Đất
nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng một phần lớn từ quá trình này.
- Suy thoái rừng: Suy thoái rừng diễn ra ở cả hai khía cạnh: Chất l ượng
rừng bị giảm, diện tích rừng bị thu hẹp.Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất
khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha năm. Quá trình mất rừng diễn ra
nhanh hơn ở giai đoạn 1975 – 1990: Mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/ năm.
Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn
đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây
công nghiệp như cà phê, chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên từ những
năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm
cho diện tích rừng tăng lên.
Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy
thoái rừng ở nước ta là:
+ Đốt nương làm rẫy: sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị
mất hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời
gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2
diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy.
+ Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là
phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50%
diện tích rừng bị mất trong khu vực.
+ Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
+ Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh,
riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
+ Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí
tài nguyên rừng.
+ Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộ rụng lá.


- Suy giảm đa dạng sinh học: Việt Nam được coi là một trong 15 trung

tâm đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Việt Nam có 13.766 loài thực vật. Khu hệ
động vật có 51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và
phân loại thú, khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống,
54 loài cá nước ngọt,…
- Trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Số
lượng các cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị
tiêu diệt.
+ Voi: Trước thập kỷ 70 nước ta có 1500 - 2000 con, nay còn 100 - 150
con
+ Hổ: Trước thập kỷ 70 nước ta có khoảng 1000 con nay chỉ còn 80 - 100
con.
- Ô nhiễm môi trường nuớc:
Môi trường nước vừa bị ô nhiễm nặng, vừa có nguy cơ thiếu nước toàn
cầu. Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Nhu cầu nước dùng cho công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh; Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng; Nạn chặt, phá rừng không kiểm soát được.
+ Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại
Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến
cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Theo kết quả điều tra của Chính phủ, những vi phạm và sự cố trong quá trình thi
công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty là nguyên nhân gây ra tình
trạng này. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường
thiệt hại 500 triệu USD.
+ Sau hơn 1 năm bị phát hiện xả trực tiếp nước thải chưa qua sử lí ra sông
Thị Vải (tháng 9/2008), tháng 12/2009, Viện Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho
thấy công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% - 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường từng thanh
tra đột xuất và phát hiện công ty Vedan xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào

sông Thị Vải. Kết quả xử lý sai phạm tại Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng.
Tổng mức phạt hành chính với Vedan là 267,5 triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm.
Ngoài ra, Vedan phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi trường.
+ Tháng 5/2016, cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, tỉnh Hòa Bình gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân hai huyện Thạch


Thành, Vĩnh Lộc và vùng hạ lưu. Nguyên nhân được xác định là công ty mía
đường Hòa Bình, đơn vị xả thẳng nước thải chưa qua xử lý của nhà máy ra sông
Bưởi, với lưu lượng 250 – 300m3/ngày đêm.
Sông Bưởi là nguồn cung cấp nước chính cho nhà máy nước Kim Tân,
phục vụ nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành. Công ty
mía đường Hòa Bình sau đó bị tạm đình chỉ hoạt động 6 tháng, phạt 480 triệu đồng
về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường đồng thời bị buộc phải bồi thường cho
các hộ nuôi cá lồng ven sông.
Ở nước ta, cả ba nguyên nhân kể trên đã và đang tồn tại đồng thời có chiều
hướng phát triển, trong đó ô nhiễm nước là một hiện tượng đáng lưu ý. Nguyên
nhân của tình trạng này là:
+ Sử dụng nước quá tải, cùng với thói quen sinh hoạt mất vệ sinh làm ô
nhiễm nguồn nước.
+ Sử dụng hoá chất nông nghiệp và các chất tẩy rửa.
+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu dân
cư không được xử lý chặt chẽ trước khi đổ ra sông hồ.
- Ô nhiễm không khí: Các nguồn ô nhiễm không khí bao gồm:
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí.
+ Khói, chất độc,… của các hiện tượng tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa, sự
phân huỷ các chất hữu cơ.
+ Các chất thải của giao thông, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,
các hoạt động dịch vụ, hoạt động của con người.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay là:

Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của đại bộ phân nhân dân còn thấp;
Thiếu công nghệ để có thể khai thác tài nguyên phù hợp; Sử dụng không đúng kỹ
thuật canh tác đất. Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và lạm dụng các loại
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; Khai thác cây rừng, săn bắn thú rừng bừa bãi
dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng; Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và huỷ
hoại nhiều loài hải sản biển; Hoạt động công nghiệp, nộng nghiệp, dịch vụ tạo ra
chất gây ô nhiễm nước và không khí; Sự ra tăng dân số và việc sử dụng nước quá
tải.
Từ những thực trạng về những vấn đề ô nhiễm môi trường kể trên chúng ta nhận
thấy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học nói chung và cho học
sinh lớp 5 của trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Thải nói riêng trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết.


* Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường:
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hình thành và phát triển ở
người học sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề môi trư ờng,
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo
dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và
sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); Những tình cảm,
mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những
kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ
năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành
động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho các cá nhân và các
cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường
nhân đạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế
văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực
hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề môi trường, đề ra các giải pháp quản lý chất lượng môi trường.

Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của con
người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường, suy thoái
môi trường. Bởi vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết, hiểu về môi trường,
tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để bảo
vệ môi trường. Do đó, giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục
quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi
trường, có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
* Vai trò của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học:
Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào
tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “Cái gì không làm được ở cấp
Tiểu học thì khó làm được ở cấp học sau”. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
Tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi
trường . Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên
truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có
cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện
với môi trường.
Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh
Tiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ
giữa con người và môi trường; hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần
hình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen
sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm
cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực


để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng. Ngoài ra, các em học sinh còn
có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Từ
đó các em không nghịch phá các công trình công cộng.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải

bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn
minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc
cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho
các em.
2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
2.1. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồm
đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan
hệ giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp
bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố
phường,…).
- Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh - sạch
- đẹp. Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ
sinh, chia sẻ, hợp tác. Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, đất nước. Thân
thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh.
2.2. Nội dung chương trình giáo dục môi trường
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép,
tích hợp trong các môn học và đi vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với lượng kiến thức phù hợp. Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực
cải thiện môi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường.
* Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua môn Khoa học lớp 5
có 3 mức độ:
Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ. Giáo dục bảo vệ môi
trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở
cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các
phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ

môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục
vì môi trường.


- Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của
bộ môn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới
môi trường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và
xử lý sự cố môi trường.
- Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân
tạo như một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập. Nói cách khác
là cần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng.
- Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩn
mực, hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường. Hình thành và phát triển, rèn luyện các
kỹ năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo vệ môi
trường.
2.3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học
Từ năm học 2007 - 2008, thực hiện chỉ thị số 02/2005/CT - BGD “Vê
tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm
cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp thông qua các môn học và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.
Khi dạy những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên thường sử
dụng các phương pháp mà ở đó học sinh được tranh luận, bày tỏ ý kiến, thái độ,
hành động,… như: Các phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức làm việc theo phiếu
học tập, trò chơi, điều tra,… Nhờ những phương pháp này, học sinh có thể tự phát
hiện những kinh nghiệm đúng, sai, sự cần thiết bảo vệ môi trường, nêu các phương
hướng cải thiện môi trường xung quanh; tham gia công tác giữ gìn vệ sinh bảo vệ
môi trường. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường
qua các môn học ở cấp Tiểu học. Tuy nhiên, vấn đề phát triển kiến thức, kỹ năng
và hình thành thái độ về giáo dục môi trường trong các bài học đạt hiệu quả chưa

cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học có liên quan đến vấn đề môi trư ờng các
em học sinh mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức trong sách giáo khoa còn việc vận
dụng vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa được nâng cao ý
thức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường trong nhà
trường và cộng đồng. Hiện tượng học sinh ăn quà vứt rác thải bừa bãi, không đúng
quy định vẫn thường xảy ra . Đó chính là khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần
tiếp tục tháo gỡ về các mặt: Công tác tổ chức của nhà trường; việc lựa chọn nội
dung dạy học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị
dạy học hiện có; cơ chế quản lý chỉ đạo của nhà trường với mục đích cuối cùng là
làm cho học sinh:
- Bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường.
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.


- Có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa
tuổi.
- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương.
- Thân thiện với môi trường, quan tâm tới môi trường xung quanh.
3. Các giải pháp thực hiện
GIÁO ÁN MINH HOẠ
KHOA HỌC LỚP 5
BÀI 36: CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Mức độ tích hợp: Bộ phân, Toàn phần)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, em:
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Gương mẫu và vận động những người xung quanh cùng thực hiện các
việc làm bảo vệ môi trường.
* Bảo vệ môi trường:

- Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
- Mức độ tích hợp: bộ phận, toàn phần.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách hướng dẫn học Khoa học lớp 5; sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh
ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phiếu học tập Bảng 1, phiếu Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hội đồng tự quản làm việc
a, Trưởng ban đối ngoại giới thiệu về lớp.


b, Trưởng ban học tập giao lưu bài cũ:
+ Kể tên một số tác động tiêu cực của con người đến môi trường?
+ Kể một số tác động tích cực của con người đến môi trường?
+ Để bảo vệ môi trường, con người cần làm gì?
c, Trưởng ban đối ngoại cho cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình” và
hỏi các bạn một số câu hỏi:
+ Nêu một số việc làm của bạn để giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp?
+ Bạn sẽ làm gì để vận động những người xung quanh cùng thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi trường?
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (15p’)
Mục tiêu: Biết và hiểu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ
bầu không khí trong sạch.
Cách tiến hành:
- Hoạt động theo nhom lớn: Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và lời cỏc
cõu hỏi trong sỏch giỏo khoa.
- Sau khi học sinh làm việc theo nhúm đụi xong, tiến hành làm việc cả lớp.
- Giỏo viờn yờu cầu học sinh trả lời về cỏc vấn đề:

+ Chỉ ra những việc nờn làm và khụng nờn làm để bảo vệ bầu khụng khớ trong
lành.
+ Liờn hệ bản thõn.
- Giỏo viờn kết luận:
+ Những việc nờn làm để bảo vệ bầu khụng khớ trong lành: Trồng cõy gõy
rừng, phủ xanh đồi trọc, xử lớ cỏc chất thải ra mụi trường; Luụn nõng cao ý thức
giữ gỡn mụi trường, thường xuyờn dọn dẹp cho mụi trường sạch sẽ; Dựng cỏc loài
cụn trựng để tiờu diệt cỏc loại sõu bệnh; Làm ruộng bậc thang để chống việc rửa
trụi đất.
+ Những việc khụng nờn làm:


HOẠT ĐỘNG 2
Vẽ tranh cổ động
Mục tiờu: Học sinh cam kết tham gia bảo vệ bầu khụng khớ trng lành và
tham gia tuyờn truyền, cổ động người khỏc cựng bảo vệ bầu khụng khớ trong sạch.
Cỏch tiến hành:
- Giỏo viờn chia nhúm và giao nhiệm vụ cho cỏc nhúm: Thảo luận về nội
dung tranh, phõn cụng cỏc thành viờn trong nhúm vẽ tranh.
- Trỡnh bày và đỏnh giỏ.
- Giỏo viờn nhận xột và kết luận.
Môn: Khoa học - Lớp 5
Tre, mây, song
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự
GV: Võ Văn Gạch
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN LAI VUNG
Khoa học:
Vật chất và năng lượng
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Khoa học:

Tre, mây, song
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Khoa học:
Tre, mây, song
Đây là cây gì ? Hãy nói những điều em biết về loài cây này ?
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Khoa học:
Tre, mây, song
CÂY TRE
CÂY MÂY
CÂY SONG
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:
Cây tre
Lá tre
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Cây mây
Cây song
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:


Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
SGK trang 46
Đọc các thông tin và kết hợp với hiểu biết của mình để lập bảng so sánh đặc điẻm,
công dụng của tre, mây, song.
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:

Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
- Mọc thành bụi, cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m thân rỗng, gồm nhiều đốt
thẳng.
- Cứng, có tính đàn hồi.
- Mọc thành bụi,cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh.
- Có loài dài đến hàng
trăm mét.
Làm nhà, đồ dùng trong gia đình, nông cụ…
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ.
- Làm dây buộc bè, làm bàn ghế…
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tre giữ chân đê
Hoa mây
Song kiểng
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
I. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:

Đặc điểm:
Công dụng:
1.Tre:
Cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m, thân rỗng,
gồm nhiều đốt thẳng

Cứng, có tính đàn hồi
Làm nhà, đồ dùng trong gia đình,…
2.Mây, song:
Đặc điểm:
Công dụng:


Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh.
Có loài dài đến hàng trăm mét
Đan lát, đồ mĩ nghệ, buộc bè, làm bàn, ghế,…
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Theo em, cây tre, mây, song còn có đặc điểm chung gì ?
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Đặc điểm chung:
Mọc thành từng bụi
Có đốt
Lá nhỏ
Được dùng làm nhiều đồ dùng trong gia đình
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Ngoài những ứng dụng nhuư làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia
đình, em có biết tre còn đưu?c dùng vào những việc gì khác ?
ỨNG DỤNG KHÁC
Làm cọc đóng móng nhà.
Chống xói mòn.

Làm cung tên, chông để đánh giặc
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tre có
44 loài
Mây, song có 33 loài
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
7
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
Quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47
- Kể tên các đồ dùng có trong hình 4, 5, 6, 7.
- Những đồ dùng đó được làm từ vật liệu nào ?
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014


2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
-Ống đựng nước.
-Đòn gánh.
Tre
Bàn ghế tiếp khách.
Mây, song

Rổ.
Tre
-Tủ.
-Giá đựng đồ.
-Ghế.
Mây, song
5
6
7
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
Bàn ghế sa lông
Giỏ xách tay
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
Gh? tre
Gh? mõy, song
Giỏ mõy
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
LN
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:
Tre, mây, song là vật liệu phổ biến được dùng làm đồ dùng trong gia đình, trong
sản xuất, làm hàng mĩ nghệ.

Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Làng nghề mây song
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
K? tờn một số đồ dùng làm bằng tre, song, mây mà em biết ?
Khoa học


Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Một số sản phẩm làm từ mây, tre, song.
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2. Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
3. Cách bảo quản đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
Đồ dùng bằng tre, mây, song thường được sơn dầu để chống ẩm mốc, không nên
để các đồ dùng này ngoài mưa nắng.
1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
II. Cách bảo quản đồ dùng làm bằng tre, mây, song:
Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có
trong nhà bạn ?
Cách bảo quản
Tránh để nơi ẩm ưu?t,

không để ngoài trời
nắng, mua.
Sơn dầu mặt ngoài.
Lau chùi sạch sẽ.
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
I. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song:

Đặc điểm:
Công dụng:
1.Tre:
Cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m, thân rỗng,
gồm nhiều đốt thẳng.
Cứng, có tính đàn hồi
Làm nhà, đồ dùng trong gia đình,…
2. Mây, song:
Đặc điểm:
Công dụng:
Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh.
Có loài dài đến hàng trăm mét.
Đan lát, đồ mĩ nghệ, buộc bè, làm bàn, ghế,…
II. Cách bảo quản:


Tránh để nơi ẩm ướt, tránh mưa, nắng.
Lau chùi sạch sẽ.
Sơn dầu mặt ngoài.
Khoa học
Tre, mây, song

Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tre :
Mây, song:
MS
T
Củng cố bài học
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
2.Cây leo, thân gỗ, dài, mọc thành bụi
1.Cây mọc đứng, thân rỗng bên trong.
3.Thân cao khoảng 10-15m, gồm nhiều
đốt thẳng.
4.Thân cứng, có tính đàn hồi dùng làm
đồ dùng trong gia đình.
5.Dùng để buộc bè,làm bàn ghế, đồ
mĩ nghệ.
T
MS
T
T
MS
Tranh
Khoa học
Tre, mây, song
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tre và mây, song là những vật liệu phổ biến ở nước ta được dùng làm đồ dùng
trong gia đình, trong sản xuất, làm hàng mĩ nghệ…
Đồ dùng bằng tre và mây, song thường được sơn dầu để chống ẩm mốc, không để
ngoài mưa nắng.

Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Khoa học
Tre, mây, song
Tiết học kết thúc
Dặn dò
Về nhà: Xem lại bài.
Học thuộc lòng ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị: Sắt, gang, thép.


* Phương pháp:
Khi dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học,
giáo viên sử dụng các phương pháp của từng bộ môn và lưu ý về một số vấn đề
sau:
- Phương pháp thảo luận:
Thảo luận là phương pháp giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ
của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề
môi trường có liên quan đế nội dung bài học, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi,
thái độ đúng đắn về môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả
lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
- Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh lớp 5. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh với sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội được những tri thức cần thiết về môi
trường và bảo vệ môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý
thực hiện theo quy trình: Xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát;
tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ: Khi dạy bài 36 “Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?” (Sách
hướng dẫn khoa học lớp 5 Tập 2 – Trang 103, 104, 105), giáo viên có thể tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường bằng việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào là

đúng để bảo vệ môi trường. Có thể tổ chức hoạt động này như sau:
A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
a, Lấy từ gọc học tập bảng 1.
b, Quan sát các hình 1 – 6
c, Thảo luận và ghi vào các ô trống trong bảng 1.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nếu ý kiến
của mình để hoàn thành Bảng 1 (Sách hướng dẫn Khoa học lớp 5 tập 2 – trang 103)
theo nhóm để biết được một số hành động nào là đúng để bảo vệ môi trường. Khi
được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi
đúng đắn: Sử dụng biện pháp sinh học để bảo vệ cây trồng, trồng và bảo vệ rừng,
phân loại và quản lí rác thải, phát triển các nguồn năng lượng cạch, làm ruộng bậc
thang, lắp đặt hệ thống xử lí nước thải,...
- Phương pháp trò chơi:


Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và
học sinh lớp 5 nói riêng. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em
lĩnh hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo
viên lưu ý: Chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời
gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả trò chơi; rút ra bài học
qua cách chơi. Tuỳ vào nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức
những trò chơi phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, giáo
viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của
mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với các tình
huống đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 34 “Môi trường tự nhiên có vai trò gì đối với đời sống
của con người” (Sách hướng dẫn học Khoa học lớp 5 Tập 2 – Trang 96, 97), giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” như sau:
B. Hoạt động thực hành - Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Ô cửa bí mật”

a, Nhóm trưởng lấy từ góc học tập phiếu học tập 2.
b, Đọc, trả lời câu hỏi theo bảng gợi ý đáp án và viết vào ô chữ:
Khi học giải ô chữ các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua Bảng
gợi ý đáp án. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận
thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học, môi trường xung quanh.
- Phương pháp tìm hiểu điều tra:
Trong giáo dục bảo vệ môi trường, đây là phương pháp tổ chức cho học
sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm
hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu
quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Khi sử dụng phương pháp này,
giáo viên cần lưu ý: Thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân, nhóm) tiến
hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục môi trường (phương pháp này
thường dùng cho học sinh lớp 3, 4, 5).
Ví dụ: Khi dạy bài 35 “Con người tác động đến môi trường như thế
nào?” (Sách hướng dẫn khoa học lớp 5 Tập 2 – Trang 101, 102), giáo viên có thể
cho học sinh tìm hiểu về các vấn đề:
B. Hoạt động thực hành
Điều tra
a, Lấy từ goc học tập phiếu điều tra và mang theo giấy bút.


b, Đi quan sát môi trường địa phương theo sự phân công của thầy, cô
giáo và theo gợi ý trong phiếu điều tra.
+ Cách xử lý rác thải của địa phương nơi gia đình em sinh sống.
+ Các loại nhà tiêu thường xử dụng ở địa phương.
+ Ở địa phương, các gia đình, bệnh viện, các hàng quán, cơ sở sản xuất
thường cho nước thải chảy đi đâu?
Khi dạy bài “Thân cây” (lớp 3), giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
+ Ở địa phương em, có những loại cây gì?
+ Ở địa phương em, người ta sử dụng thân cây để làm gì?

Tóm lại: Phương pháp giảng dạy của giáo viên về môi trường cần có hai nội
dung chính:
Thứ nhất: Sự thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm.
Thứ hai: Môi giáo viên đều là một nhà môi trường trong giảng dạy lĩnh vực
chuyên môn của mình.
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
Từ khi áp dụng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn
học ở cấp Tiểu học, quá trình tổ chức các hoạt động và các nội dung giáo dục môi
trường đã thu được kết quả sau:
Học sinh lớp 5 phấn khởi, tích cực, say mê học tập, có ý thức tốt đối với
môi trường. Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
không làm ảnh hưởng đến các môn học chính. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp có gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được học sinh lớp 5
nhiệt tình tham gia. Các em học sinh lớp 5 được nâng cao ý thức trong các hành vi
đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi trường và sẵn sàng nhắc nhở người thân thực
hiện việc bảo vệ môi trường. 100% đội ngũ giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn Khoa học lớp 5 là
cần thiết. Do đó họ tích cực học tập, tích luỹ những kiến thức cơ bản và các thông
tin cập nhật về môi trường để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học đã có tác dụng tích
cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống tức là các em học sinh
lớp 5 đã biết về môi trường và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các chuẩn mực hành
vi về bảo vệ môi trường được xuất hiện cụ thể là:


- Về tri thức đạo đức: Các em biết tôn trọng, quý trọng thiên nhiên; sống
thân thiện và có trách nhiệm với môi trường như: ý nghĩa, tác dụng của hành vi bảo
vệ môi trường; Tác hại của những hành động gây ô nhiễm môi trường; ý nghĩa ích
lợi của môi trường trong lành, tác hại của môi trường bị ô nhiễm; Các em đã sớm

nảy nở những hành vi, những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường.
- Về thái độ: Các em tích cực tham gia các công việc bảo vệ môi trường;
Yêu mến thiên nhiên xung quanh; Bày tỏ thái độ về hành vi - đồng tình với hành vi
tốt; Lên án, phê phán hành vi không tốt đối với môi trường.
- Về hành vi: Các em đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi
trường bằng những hành động phù hợp như: Chăm sóc cây, vật nuôi, bảo vệ động
vật có ích, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Cảnh quan sạch đẹp của nhà trường luôn có
sự góp sức của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là
trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững
của trái đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường,
một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường. Giáo dục bảo vệ môi
trường trong nhà trường là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học,
giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi trường và hiểu biết về
các quyết định của con người liên quan đế môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo
cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày
mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng
sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành
mạnh.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường làm cho học sinh và giáo viên có ý
thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu
nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa hoạt động con người môi trường. Qua đó, phát triển những kỹ năng cơ
bản bảo vệ và giữ gìn môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết
những vấn đề môi trường nảy sinh trong cuộc sống; Tham gia tích cực vào những
hoạt động khôi phục, bảo vệ, giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của
môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống chúng
ta.
Ở Tiểu học, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải thực
hiện theo nguyên tắc tự giác và sử dụng qua nhiều phương thức giáo dục khác nhau.

Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với giá trị đạo đức (qua các môn học) sẽ
đạt hiệu quả cao. Thật vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học được
xem xét dưới góc độ đạo đức - Bảo vệ môi trường là một chuẩn mực đạo đức xã hội.
Và việc giáo dục này có tác dụng “cộng hưởng” cho cả giáo dục đạo đức lẫn giáo dục
môi trường. Nội dung giáo dục đạo đức sẽ trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn khi gắn
vấn đề đạo đức với vấn đề bảo vệ môi trường. Ngược lại, nhờ giáo dục môi trường


thông qua các môn học mà học sinh thấy được các sắc thái giá trị của việc bảo vệ hay
gây ô nhiễm môi trường.
4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối
cùng là trang bị cho học sinh lớp 5 một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát
triển bền vững của trái đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo
lý môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường. Giáo
dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một thực thể mang tính xuyên suốt trong
các môn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi trường
và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đế môi trường. Giáo dục môi
trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống
hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em
có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế
giới phát triển lành mạnh.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường làm cho học sinh và giáo viên có ý
thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường, thu
nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa hoạt động con người với môi trường. Qua đó, phát triển những kỹ năng
cơ bản bảo vệ và giữ gìn môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết
những vấn đề môi trường nảy sinh trong cuộc sống; Tham gia tích cực vào những

hoạt động khôi phục, bảo vệ, giữ gìn môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của
môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống chúng
ta.
Ở Tiểu học, giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải thực
hiện theo nguyên tắc tự giác và sử dụng qua nhiều phương thức giáo dục khác nhau.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với giá trị đạo đức (qua các môn học) sẽ
đạt hiệu quả cao. Thật vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học được
xem xét dưới góc độ đạo đức - Bảo vệ môi trường là một chuẩn mực đạo đức xã hội.
Và việc giáo dục này có tác dụng “cộng hưởng” cho cả giáo dục đạo đức lẫn giáo dục
môi trường. Nội dung giáo dục đạo đức sẽ trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn khi gắn
vấn đề đạo đức với vấn đề bảo vệ môi trường. Ngược lại, nhờ giáo dục môi trường qua
các môn học mà học sinh thấy được các sắc thái giá trị của việc bảo vệ hay gây ô nhiễm
môi trường.
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường. NXB giáo dục Hà
Nội, năm 1999.
2. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Bộ giáo dục và đào tạo - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Tiểu học (dự thảo) năm
2003.
4. Bộ giáo dục và đào tạo - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục. Tài
liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Tiểu học (dự thảo)
2003.
5. Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học
ở cấp Tiểu học. Hà Nội, năm 2008.
6. Tạp chí giáo dục số 85 năm 2004. Bộ giáo dục và đào tạo.


3. Các giải pháp thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận


2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


×