Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ kết quả đánh giá phần a bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện việt nam tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên cả nước năm 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 104 trang )

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
_Toc492898968

Biểu đồ 3.1: Phân nhóm các bệnh viện theo khu vực địa lý .......................... 27
Biểu đồ 3.2: Phân nhóm các đối tượng nghiên cứu theo hạng bệnh viện ...... 27
Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình của các bệnh viện phần A2.3 Người bệnh được
cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt........ 39
Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình của các bệnh viện phần A3.1 Người bệnh được
điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta càng ngày được nâng
cao. Người dân bây giờ không chỉ muốn ăn no mặc ấm, mà phải ăn ngon mặc đẹp.
Cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, người dân ngày càng chú trọng chăm
lo sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Chính vì vậy, người
dân ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế. Mục đích cuối cùng của
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là đảm bảo đáp ứng được các quyền của người
bệnh đã được quy định trong Luật khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của người
cung cấp dịch vụ.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thực hiện đánh giá và chứng nhận chất
lượng bệnh viện và các tổ chức chăm sóc sức khoẻ sớm nhất trên thế giới. Những
thập niên 90 có sự phát triển nhanh chóng với sự ra đời các tổ chức tiêu chuẩn và
thẩm định chất lượng bệnh viện tại các nước châu Âu, Úc, Mỹ và một số quốc gia
Châu Á, Phi. Trong số các nước Đông Nam Á, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan,
Philippine là những nước sớm đưa chương trình đánh giá và chứng nhận chất
lượng vào thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện theo các bộ tiêu chuẩn do tổ
chức đánh giá và chứng nhận chất lượng xây dựng, trong đó, các bộ tiêu chuẩn
và tổ chức thẩm định chất lượng của Malaysia,Úc và Anh là những quốc gia có


3-5 tổ chức thẩm định chất lượng y tế [1],[2].
Ngày 03/12/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ban hành thí điểm Bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT nhằm
khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải
tiến và nâng cao chất lượng, cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và
mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế,
phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện là cơ sở để giúp cho Bệnh viện xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình, lựa
chọn các vấn đề ưu tiên cần cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh, hướng tới mục tiêu cao nhất là làm hài lòng người bệnh trên quan điểm
lấy người bệnh làm trung tâm [1].


2

Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện có 5 phần với 83 Tiêu chí hơn
1500 tiểu mục. Phần A Hướng đến người bệnh, Phần B Phát triển nguồn nhân lực,
Phần C: Hoạt động chuyên môn, Phần D Cải tiến chất lượng, Phần E: Tiêu chí đặc
thù chuyên khoa. Tính đến nay, sau 3 năm ban hành việc triển khai áp dụng Bộ Tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện đã được thực hiện rộng khắp trên phạm vi cả
nước. Qua đó, các bệnh viện từng bước đánh giá đúng thực trạng chất lượng tại
Bệnh viện mình, thay đổi cải tiến về trình độ chuyên môn, công tác quản lý Khám,
chữa bệnh; nâng cao y đức, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ trong khám, chữa
bệnh nâng cao sự hài lòng của người bệnh, của đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế
[1].
Hiện nay ngành Y tế không những tăng cường chất lượng điều trị mà tập
trung đổi mới toàn diện thái độ, phong cách hướng tới sự hài lòng của người bệnh
và lấy người bệnh làm trung tâm. Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện có 5
phần, nội dung phần A tập trung Hướng tới người bệnh, từ tình hình trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Kết quả đánh giá phần A “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng

Bệnh viện Việt Nam” tại các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên cả nước năm 2013 2015”. Với 2 mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kết quả sau 3 năm thực hiện thí điểm Bộ Tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện Việt Nam trong phần A Hướng đến người bệnh tại các
Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên cả nước năm 2013 - 2015.
2. Xác định yếu tố liên quan đến kết quả triển khai đánh giá Phần A trong
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện Việt Nam tại các Bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh trên cả nước năm 2013 - 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm khám bệnh, chữa bệnh [4].
Theo Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần
thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và
chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử
dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép
lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
1.1.2. Khái niệm bệnh viện [5]
Bệnh viện là nơi cung cấp các dịch vụ y tế nhằm đảm bảo chức năng bảo vệ,
chăm sóc và tăng cường sức khỏe nhân dân. Thực hiện công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội
ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng
để phục vụ người bệnh. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ thống, một
phức hợp và một tổ chức động:
Một hệ thống lớn bao gồm: Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa lâm

sàng, cận lâm sàng. Một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám
bệnh, người bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc…
Một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang thiết bị,
thuốc cần có để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc
phục hồi sức khỏe hoặc người bệnh tử vong.
Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, với nhiều hoạt động phức tạp mang tính đặc
thù riêng, đòi hỏi người quản lý bệnh viện như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó
các khoa phòng phải có các kỹ năng tốt trong việc điều phối các nguồn lực của
mình để đạt mục tiêu cao nhất là chữa khỏi bệnh cho người bệnh với hiệu quả và chi


4

phí tối ưu. Do vậy, quản lý bệnh viện là một khoa học và là một nghệ thuật trọng
việc quản trị nguồn nhân lực, quản trị các phương tiện y tế, quản trị tài chính tiền tệ,
quản trị marketing và quản trị chất lượng dịch vụ,…
1.1.3. Khái niệm chất lượng [6]
Chất lượng là gì? Tuỳ từng trường hợp, mỗi người sẽ hiểu khái niệm về chất
lượng một cách khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ đại diện cho ai trong hệ thống y tế.
Chất lượng - từ góc độ của người bệnh hay khách hàng - liên quan đến loại
hình chăm sóc và tính hiệu quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như
thái độ thân thiện, được đối xử tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của
nhiều dịch vụ phù hợp với túi tiền.
Nếu nhìn từ góc độ nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế lại sẽ quan tâm nhiều hơn
đến quy trình khoa học của chăm sóc y tế, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca
bệnh mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng ít tập trung vào khía cạnh “chăm sóc”.
Nhà quản lý cũng có quan niệm khác về chất lượng. Họ có thể cho rằng chất
lượng là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp, khả năng có thể chấp nhận được và hiệu
quả trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chi phí là yếu tố quan trọng đối với
nhà quản lý. Vì vậy, khi phải định nghĩa chất lượng là gì, cần phải tính đến quan

điểm khác nhau của từng đối tượng.
Nếu dựa trên các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết quả thực hiện thì:
“Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của ý định quyết
đoán, nỗ lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo”.
Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi phải được lập kế
hoạch, được nhắm tới và phấn đấu để thực hiện. Lập kế hoạch là việc làm quan
trọng để có được chất lượng. Xác định được đúng mục tiêu, mục đích đúng đắn và
các tiêu chí phù hợp là những điều cần thiết để có được chất lượng. Tất nhiên, nỗ
lực lập kế hoạch cần phải đi kèm với sự toàn tâm, sự cống hiến để thực hiện kế
hoạch và đạt được các mục tiêu đặt ra. Song tất cả những điều này sẽ không trọn
vẹn nếu không xem xét các khả năng và chiến lược khác nhau để lựa chọn và làm
theo. Đặt ra các ưu tiên và xác định được chiến lược quan trọng nhất là một nhiệm


5

vụ cần phải được hoàn thành để đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Hành động này phải được thực hiện với sự chính xác và với các kỹ năng cần
thiết để triển khai công việc một cách đúng đắn và có hiệu quả.
Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công tác lãnh đạo và quản lý thì:
“Chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong
những lần tiếp theo”.
Chất lượng là sự cải thiện gia tăng
Đây là một định nghĩa khá đơn giản về chất lượng, thế nhưng lại khá rắc rối. Gia
tăng có nghĩa là hệ thống có thể trả lời khẳng định 2 câu hỏi sau đây:
Hôm nay bạn có tốt hơn hôm qua không? Và… Liệu ngày mai bạn có tốt
hơn hôm nay không?
Để trả lời các câu hỏi trên không đơn giản, muốn trả lời chính xác thì phải đo
lường một cách chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ của một ai đó trước đây, hiện
nay và tương lai. Vì vậy, đo lường mức độ thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng trong

chất lượng và khả năng xác định được biện pháp và cách thức để đo lường mức độ
thực hiện đó một cách đầy đủ và phù hợp cũng quan trọng không kém.
Do đó, cần có một hệ thống thu thập số liệu, phân tích số liệu và báo cáo số
liệu, tất cả đều liên quan đến mức độ thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đó. Quy trình
này cần phải liên kết với hệ thống thường xuyên giám sát kết quả thực hiện và
thường xuyên nâng cấp khả năng thực hiện của nó.
Với những tiến bộ rất nhanh của công nghệ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cần phải được cập nhật với các thông tin y học hiện hành và nhờ vậy bảo đảm cho
các dịch vụ y tế được cung ứng thường xuyên nâng cấp hoạt động của mình.
1.1.4. Khái niệm chất lượng khám chữa bệnh
-

Khái niệm chất lượng khám
chữa bệnh


6

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là hình thức tổ chức các nguồn lực một
cách hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của những
người có nhu cầu nhất nhằm mục đích phòng bệnh và CSSK, an toàn, không gây
lãng phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cao hơn (Ovretveit).
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là mức độ đạt được các mục đích bên
trong của một hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe và đáp ứng được kỳ vọng
chính đáng của nhân dân [7],[8],[9].
Định nghĩa về chất lượng do Ovretveit đưa ra ở trên rất hữu ích cho việc xây
dựng chiến lược và kế hoạch quốc gia về chất lượng dịch vụ y tế bởi vì nó nhấn
mạnh tới cách thức sử dụng nguồn lực hiện tại thay vì chỉ tập trung vào việc gia
tăng nguồn lực sẵn có. Định nghĩa này bao gồm ba khía cạnh của chất lượng: chất
lượng đáp ứng nhu cầu của người bệnh, chất lượng chuyên môn và chất lượng quản

lý. Chính điều này khiến định nghĩa của Ovretveit được WHO đưa áp dụng trong
bản hướng dẫn xây dựng chiến lược an toàn và chất lược trong sự tiếp cận hệ thống
y tế và định nghĩa này cũng được coi là phù hợp với cách tiếp cận trong việc đánh
giá chất lượng dịch vụ KCB của JAHR 2012 [10], [11], [12].
Có một định nghĩa do Viện Y học của Mỹ đúc kết, và được WHO cho là một
định nghĩa thiết thực trong đó chỉ rõ sáu lĩnh vực hoặc khía cạnh của chất lượng
dịch vụ y tế cần tác động đến để cải thiện chất lượng [1],[2]. Việc đánh giá dịch vụ
từ các khía cạnh này rất có ích nhằm xác định các biện pháp can thiệp để cải thiện
chất lượng dịch vụ một cách cơ bản. Các khía cạnh bao gồm:
Một là - An toàn, cung cấp dịch vụ y tế với sự giảm thiểu rủi ro và nguy hại
cho người sử dụng dịch vụ;
Hai là - Hiệu quả, cung cấp dịch vụ y tế dựa vào cơ sở bằng chứng và đem lại
các kết quả cải thiện sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng, dựa trên nhu cầu;
Ba là - Người bệnh là trung tâm, cung cấp dịch vụ y tế có tính đến sở thích và
nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ cá nhân và các nền văn hóa của các cộng
đồng;
Bốn là - Kịp thời, dịch vụ y tế được cung cấp kịp thời, hợp lý về mặt địa lý, và
trong các cơ sởcó kỹ năng và nguồn lực phù hợp với yêu cầu y học;


7

Năm là - Hiệu suất, cung cấp dịch vụ y tếvới việc sử dụng nguồn lực có hiệu
quả tối đa và tránh lãng phí;
Sáu là - Công bằng, cung cấp dịch vụ y tế không có khác biệt về chất lượng
theo các đặc điểm cá nhân người bệnh như giới tính, chủng tộc, dân tộc, vị trí địa lý,
hoặc tình trạng kinh tế xã hội.
1.1.5. Khái niệm về quản lý và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh
Trong các nghiên cứu và hoạt động thực tế về quản lý và cải thiện chất lượng
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở hầu hết các lĩnh vực trong đó có y tế, người ta

sử dụng nhiều khái niệm với những nội hàm đã được thừa nhận chung, trong đó có
một số khái niệm thông dụng như sau.
Đảm bảo chất lượng (Quality assurance - QA) là tổng thể các hoạt động được
thực hiện để thiết lập các tiêu chuẩn và để theo dõi và cải thiện kết quả làm việc sao
cho dịch vụ y tế được cung cấp có hiệu quả và an toàn nhất có thể. Đảm bảo chất
lượng được thực hiện thông qua hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động dự
phòng khác, như phân tích các sai sót và các tác động để xác định các sai sót tiềm
tàng dựa trên kinh nghiệm quá khứ và cho phép thiết kế lại để loại bỏ những sai sót
đó trong tương lai.
Kiểm soát chất lượng (Quality control - QC) và Kiểm soát chất lượng toàn bộ
(Total Quality Control - TQC) nhằm phát hiện và ngăn ngừa sai sót, thông qua việc
kiểm tra, xem xét một phần hoặc toàn bộ các yếu tố liên quan tới quá trình thực hiện
dịch vụ hoặc sản xuất sản phẩm trước khi dịch vụ được cung cấp.
Cải thiện chất lượng (Quality improvement - QI) là khái niệm mở rộng của
nội dung bảo đảm chất lượng (quality assurance) trong đó đảm bảo chất lượng có
phạm vi hẹp và chỉ phát hiện sai sót (“finding bad apples”) trong khi cải thiện chất
lượng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng. Cải thiện chất lượng là một nội dung
của Quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng (Quality management - QM) bao hàm tất cả các hoạt
động được tổ chức để chỉ đạo, kiểm soát và phối hợp nâng cao chất lượng. Các
hoạt động này bao gồm cả việc xây dựng chính sách về chất lượng và đặt ra các


8

mục tiêu chất lượng. Quản lý chất lượng cũng bao hàm cả lập kế hoạch về chất
lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải thiện chất lượng. Trong
cung ứng dịch vụ y tế, quản lý chất lượng tạo ra khuôn khổ chung giúp các cơ sở
cung ứng dịch vụ tổ chức, kiểm soát và liên tục cải thiện tất cả các khía cạnh của
cung ứng dịch vụ y tế.

1.2. Kinh nghiệm quản lý chất lượng khám chữa bệnh trên thế giới
1.2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
Nhìn chung, trên thế giới hiện nay các nước áp dụng chiến lược quốc gia
về chất lượng dựa trên sự pha trộn giữa bắt buộc và tự nguyện về quản lý chất
lượng. Các chính sách, chiến lược, quy định về quản lý chất lượng được ban hành
dưới dạng Luật, Nghị định hay Thông tư hướng dẫn. Ví dụ một số quốc gia có
truyền thống và quan tâm đến quản lý chất lượng đã đưa vấn đề chất lượng cơ sở
y tế vào trong luật:
Ở Úc, năm 1993 trong Luật Bệnh viện và phòng khám xác định rõ quyền người
bệnh, vấn đề đánh giá chất lượng từ bên ngoài, hệ thống chất lượng nội bộ và uỷ ban
bảo đảm chất lượng [26].
Ở Pháp, năm 1984 đã đưa vào Luật yêu cầu Uỷ ban y khoa của bệnh viện phải
có báo cáo đánh giá chất lượng hàng năm. Năm 1991, Luật yêu cầu bệnh viện phải
có hệ thống chất lượng nội bộ. Năm 1996, Pháp lệnh yêu cầu cải tiến chất lượng bắt
buộc, đánh giá và chứng nhận chất lượng bệnh viện và khảo sát người bệnh ở tất cả
các bệnh viện công lập và ngoài công lập.
Ở Bỉ năm 1987, Ý năm 1986, Hà Lan năm 1981 Luật yêu cầu phải có Uỷ ban
chất lượng bệnh viện.
Ở Mỹ, năm 1986 Luật quy định cơ quan tài trợ liên bang, quy định bắt buộc
vấn đề bảo đảm chất lượng và hiệu quả chăm sóc bởi Medicare và Medicaid.
Thuỵ Điển, năm 1997 Luật Sức khoẻ và Dịch vụ khám, chữa bệnh yêu cầu tất
cả nhân viên phải cải tiến chất lượng có hệ thống, tự đánh giá, thực hành dựa
trên bằng chứng, quản lý rủi ro, đánh giá kết quả và cải thiện chất lượng liên tục.


9

Philippine, năm 1995, Luật yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT
phải tham gia chương trình bảo đảm chất lượng.
Một số quốc gia, Chính phủ ban hành chính sách riêng về chất lượng khám

chữa bệnh, hoặc đưa vào chiến lược y tế hay kế hoạch chất lượng quốc gia. Các
văn bản quy phạm pháp luật có những điều khoản quy định liên quan đến hoạt
động thẩm định chất lượng bệnh viện, như:
- Quy định về cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh và cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám chữa bệnh.
- Quy định việc xây dựng hoặc thừa nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện.
- Thành lập hoặc cho phép Tổ chức đánh giá và chứng nhận chất lượng bệnh
viện hoạt động.
- Thành lập cơ quan quản lý chất lượng cấp quốc gia ...
Tại Việt Nam, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009), Điều 55 và Điều 56 quy
định về tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tổ chức chứng nhận chất lượng đối với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [4]. Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011
quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định cụ thể
về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tổ chức chứng
nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1.2.2. Tiến trình áp dụng đánh giá và chứng nhận chất lượng bệnh viện trên thế giới
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thực hiện đánh giá và chứng nhận chất
lượng bệnh viện và các tổ chức chăm sóc sức khoẻ sớm nhất trên thế giới. Những
thập niên 90’ có sự phát triển nhanh chóng với sự ra đời các tổ chức tiêu chuẩn
và thẩm định chất lượng bệnh viện tại các nước châu Âu, Úc, Mỹ và một số quốc
gia Châu Á, Phi. Trong số các nước Đông Nam Á, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan,
Philippine là những nước sớm đưa chương trình đánh giá và chứng nhận chất
lượng vào thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện theo các bộ tiêu chuẩn do tổ
chức đánh giá và chứng nhận chất lượng xây dựng, trong đó, các bộ tiêu chuẩn
và tổ chức thẩm định chất lượng của Malaysia đã được ISQua thẩm định. Úc và
Anh là những quốc gia có 3-5 tổ chức thẩm định chất lượng y tế.


10


Chương trình đảm bảo chất lượng ở Malaysia [13].
Chương trình đảm bảo chất lượng được Bộ Y tế Malaysia áp dụng lần đầu tiên
vào năm 1985. Được thử nghiệm ở 14 bệnh viện đa khoa Tỉnh và 12 bệnh viện
Huyện cỡ lớn để tiến hành đánh giá chất lượng với 12 chỉ số đánh giá vào năm
1986. Những năm sau đó, chương trình này đã được mở rộng ra tất cả các bệnh viện
trong cả nước và có thêm 9 chỉ số nữa được dùng để đánh giá chất lượng cho các
bệnh viện của Tỉnh và bệnh viện cỡ lớn ở Huyện. Như vậy đã cỏ sự quan tâm đến
việc đảm bảo chất lượng ở các bệnh viện khác nhau với các mức độ khác nhau.
Chương trình đảm bảo chất lượng lúc đầu được áp dụng ở tất cả các bộ phận của
Ban dịch vụ y tế, nhưng tới năm 1990 các Ban khác như: Ban sức khỏe, Ban dược lý.
Sau đó chương trình này được mở rộng ra ban Nha khoa và ban kỹ thuật y học.
Mục tiêu của chương trình đảm bảo chất lượng là đảm bảo cho người bệnh,
người nhà người bệnh và cộng đồng có thể được hưởng lợi ích cao nhất ở các dịch
vụ của Bộ Y tế với nguồn lực cho phép. Để đạt được mục tiêu của chương trình này
phải thiết kế một hệ thống theo dõi chất lượng của các dịch vụ CSSK để phát hiện
ra những thiếu sót về chất lượng trong bản kế hoạch đề ra, tìm ra nguyên nhân của
sự thiếu hụt đó, và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng.
Chương trình đảm bảo chất lượng trong CSSK, có 2 phương pháp đánh giá cơ
bản đã được thừa nhận:
- Những chỉ số y tế quốc gia (NIA: The National Indicator Approach)
- Những chỉ số riêng cho bệnh viện (HSA: The National Specific Approach)

Những chỉ số y tế quốc gia (NIA)
Với các chỉ số y tế quốc gia, những chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để đánh
giá chấp lượng CSSK. Các chỉ số được quan tâm nhiều ở các khu vực khác nhau
được chọn làm chỉ số đánh giá chung cho hầu hết các bệnh viện. Với mỗi nhóm chỉ
số này, có một tiêu chuẩn chung được đặt ra để so sánh việc thực hiện của các bệnh
viện. Những bệnh viện mà không đạt tiêu chuẩn chung này thì sẽ phải tiến hành
điều tra để xác định những nhân tố hoặc lý do làm cản trở việc đảm bảo chất lượng.
Sau đó có các biện pháp khắc phục để những bệnh viện đó có thể sử dụng các chỉ số



11

đo lường chung. Sự đầy đủ hay thiếu hụt bất cứ một yếu tố đảm bảo chất lượng nào
sẽ phản ánh hiệu quả các giải pháp của các bệnh viện đó.
Hệ thống theo dõi dựa trên các chỉ số quốc gia sẽ đảm bảo rằng các hoạt động
liên quan đến chất lượng được duy trì liên tục cho tới khi chương trình đảm bảo
chất lượng trở thành một thể chế hoá của bệnh viện nghĩa là trở thành một công cụ
để cải tiến chất lượng CSSK.
1.3. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam
Đo lường chất lượng và chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở KCB
Trước đây, đã thực hiện việc đánh giá chất lượng các bệnh viện toàn quốc
hằng năm, thông qua việc sử dụng Bảng kiểm tra bệnh viện. Bảng kiểm tra bệnh
viện được xây dựng chi tiết, tập hợp các chỉ số định lượng và định tính, được lượng
hoá bằng cách cho điểm, nhằm mục đích đánh giá toàn diện, phân loại bệnh viện và
thực hiện công tác thi đua khen thưởng. Ngày 03/12/2013 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký
Quyết định số 4858/QĐ-BYT ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
Bệnh viện, áp dụng cho các Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân [3].
Quan điểm chủ đạo của Bộ tiêu chí là “Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt
động chăm sóc và điều trị”.
Mục đích Bộ tiêu chí: Các tiêu chí chất lượng được xây dựng và ban hành là
bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng tự đánh giá chất lượng theo Điều 8 của Thông
tư 19/2013/TT-BYT; cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành đánh
giá chất lượng bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất [14].
Mục tiêu của Bộ tiêu chí:
Mục tiêu chung của Bộ tiêu chí [3].
Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động
cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng,
hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và nhân

viên y tế, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
Mục tiêu cụ thể của Bộ tiêu chí [3].
1. Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.


12

2. Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được đang ở mức chất lượng nào để tiến
hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
3. Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
4. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện,
khen thưởng và thi đua.
5. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho đầu tư, phát triển, quy hoạch bệnh viện.
1.3.1. Kết cấu các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
- Phần C: Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí)
- Phần D: Cải tiến chất lượng (8 tiêu chí)
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Trong mỗi một phần được chia thành các mục, mỗi mục có một số tiêu chí nhất
định (mỗi mục có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện).
Phần A: hướng tới người bệnh được chia làm 4 phần:
Phần A1: chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh
Tiêu chí A1.1: Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ
thể
Tiêu chí A1.2: Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và
được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật.
Tiêu chí A1.3: Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự
hài lòng người bệnh

Tiêu chí A1.4: Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp
thời.
Tiêu chí A1.5: Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán...
theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên.
Tiêu chí A1.6: Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện.
Phần A2: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh.


13

Tiêu chí A2.1: Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường.
Tiêu chí A2.2: Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ
các phương tiện.
Tiêu chí A2.3: Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ,
chất lượng tốt.
Tiêu chí A2.4: Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe,
nâng cao thể trạng và tâm lý.
Tiêu chí A2.5: Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương
tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện.
Phần A3: Môi trường chăm sóc người bệnh.
Tiêu chí A3.1: Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh,
sạch, đẹp.
Tiêu chí A3.1: Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn
gàng, ngăn nắp.
Phần A4: Quyền và lợi ích người bệnh.
Tiêu chí A4.1: Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá
trình điều trị.
Tiêu chí A4.2: Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Tiêu chí A4.3: Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh

bạch, chính xác
Tiêu chí A4.4: Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế.
Tiêu chí A4.5: Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi
được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời.
Tiêu chí A4.6: Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người
bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp
Kết cấu một tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc
thang chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem xét các khía cạnh
toàn diện của một vấn đề và bao hàm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy
trình thực hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:


14

- Mức 1: Chất lượng kém
- Mức 2: Chất lượng trung bình
- Mức 3: Chất lượng khá
- Mức 4: Chất lượng tốt
- Mức 5: Chất lượng rất tốt
Phương pháp đánh giá tiêu chí.
Nguyên tắc chung đánh giá tiêu chí
1. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức từ mức 1 đến mức 5.
2. Tiêu chí được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong mức 1.
3. Tiêu chí được xếp ở mức 2, 3, 4, 5 nếu:
a. Không có tiểu mục nào trong mức 1.
b. Đạt được ĐẦY ĐỦ TOÀN BỘ các tiểu mục trong một mức.
Nguyên tắc chung đánh giá các tiểu mục của tiêu chí
1. Mỗi một tiểu mục của tiêu chí được đánh giá là “đạt” hoặc “không đạt”.
2. Một tiểu mục được đánh giá là “đạt” cần tuân thủ triệt để theo nguyên tắc:

“hoặc không, hoặc tất cả”
3. Phạm vi thời gian đánh giá của mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1 năm nếu
tiểu mục không có các yêu cầu cụ thể về mặt thời gian (từ 1/10 năm trước
đến 30/9 năm sau); hoặc tính từ ngày 1/10 của năm trước đến thời điểm
đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ 1 giường
bệnh có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10 năm
trước đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1
4. Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh được
đánh giá là đạt nếu khảo sát/phỏng vấn 7 người và có từ 5/7 người trở lên
trả lời đồng ý hoặc phỏng vấn 9 người và có trên 7/9 người đồng ý.
Phương thức đánh giá các tiểu mục của tiêu chí
1. Quan sát thực trạng, theo dõi hoạt động.
2. Tra cứu sổ sách, máy tính, văn bản, nhật ký, tài liệu, số liệu…
3. Kiểm tra, phỏng vấn nhanh nhân viên y tế/người bệnh/người nhà người bệnh.


15

Phương thức tính điểm cho một tiêu chí
1. Tiêu chí được đánh giá đạt mức nào được tính điểm tương ứng với mức đó
(dao động từ 1 đến 5 điểm).
2. Điểm đánh giá tiêu chí của các nhóm vấn đề quan trọng, ưu tiên cải tiến
hiện nay được nhân với các hệ số 1,5 hoặc hệ số 2. Cục trưởng Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh sẽ quyết định cụ thể hệ số áp dụng cho các nhóm tiêu chí.
1.4. Một số kết quả trong 3 năm triển khai Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng
Bệnh viện
Theo kết quả báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
có 52 tỉnh gửi báo cáo kết quả đánh giá về cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong
đó kết quả phần tiêu chí A có tỉnh Tuyên Quang thuộc khu vực Trung du và miền núi
bắc bộ điểm chất lượng phần A đạt 3.21 cao nhất cả nước, sau đó là tỉnh Hải Phòng

đạt 3.02 điểm thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh có kết quả thấp nhất cả
nước là Hậu Giang 2.02 điểm thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [16]. * Lưu
ý: Kết quả trên có thể không phản ánh đúng kết quả trung bình các bệnh viện trong
tỉnh vì có nhiều tỉnh chỉ tiến hành đánh giá lại tại rất ít bệnh viện trực thuộc.
Từ kết quả tại báo cáo tổng kết giao ban KCB năm 2013 điểm trung bình phần
A chia theo hạng bệnh viện cho thấy kết quả của đoàn đánh giá luôn khắt khe hơn
và thấp hơn kết quả của bệnh viện tự đánh giá. Sau khi các đoàn đánh giá lại thì kết
quả điểm trung bình phần A của các bệnh viện hạng I là 3.05 điểm,giảm 0.1 điểm so
với các bệnh viện tự chấm. Tại các bệnh viện hạng II là 2.73 điểm giảm 0.19 điểm
so với bệnh viện tự chấm điểm, bệnh viện hạng III là 2.51 giảm 0.17 điểm. Bệnh
viện hạng IV là kết quả bệnh viện tự chấm bằng với kết quả của đoàn kiểm tra là
2.18 [18].
Kết quả kiểm tra phần A được chia theo tuyến bệnh viện kết quả của bệnh viện
tự đánh giá thì Bệnh viện Ngoài công lập điểm cao nhất cả nước và bệnh viện các
Bộ ngành điểm cao bằng các bệnh viện tuyến TW. Tuy nhiên sau khi đoàn kiểm tra
đánh giá lại thì kết quả có sự thay đổi. Bệnh viện tuyến TW có điểm chất lượng cao
nhất cả nước là 3.11 giảm 0.08 điểm so với kết quả của bệnh viện tự đánh giá; Bệnh


16

viện tuyến tỉnh điểm trung bình là 2.67 giảm 0.2 điểm so với kết quả của bệnh viện
tự đánh giá [18].
Các bệnh viện trên toàn quốc đã tiến hành kiểm tra, đánh giá bệnh viện năm
2014. Đến ngày 15/1/2015 đã có 1199 bệnh viện các tuyến hoàn thành việc tự đánh
giá chất lượng và nhập báo cáo trực tuyến, chiếm 87,6%; có 981 bệnh viện đã được
cơ quan quản lý đánh giá, chiếm 71,7%. Theo kết quả từ phần mềm thống kê trực
tuyến, tổng số có 29/63 Sở Y tế đã tổ chức đoàn đánh giá cho 100% bệnh viện trực
thuộc, có 19/63 Sở Y tế đánh giá được từ 50% đến 99% bệnh viện trực thuộc. Các
tỉnh đánh giá cho các bệnh viện trực thuộc dưới 50% là Cao Bằng, Phú Thọ, Bình

Định, Hậu Giang, Thanh Hóa, Tây Ninh, Quảng Ngãi. Có những tỉnh chỉ tiến hành
kiểm tra, đánh giá cho 2 đến 3 bệnh viện là Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Nghệ
An, Bắc Ninh, Đà Nẵng. Tỉnh Kon Tum và Kiên Giang chỉ đánh giá cho 1 bệnh
viện [19].
Kết quả trung bình cả nước sau 3 năm triển khai Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện Việt Nam cho thấy chất lượng bệnh viện trên cả nước được cải
thiện từng năm [20].
Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện trên toàn quốc trong 03 năm liên tiếp
2013, 2014 và năm 2015 cho thấy, điểm đánh giá chất lượng trung bình của các
bệnh viện đã tăng lên tuy còn chậm nhưng đã khá rõ nét, cụ thể: Năm 2013, các
bệnh viện tự đánh giá đạt trung bình: 2,5 điểm, Đoàn đánh giá của Bộ Y tế đánh giá
đạt trung bình: 2,45 điểm. Năm 2014, các bệnh viện tự đánh giá đạt trung bình: 2.8
điểm, Đoàn đánh giá của Bộ Y tế đánh giá đạt trung bình: 2,4 điểm. Năm 2015, các
bệnh viện tự đánh giá đạt trung bình: 3,03 điểm, Đoàn đánh giá của Bộ Y tế đánh
giá đạt trung bình: 2,7 điểm [20].


17

Bảng 1.1. Kết quả giảm thời gian khám bệnh chung của cả 3 tuyến, theo từng loại
hình khám bệnh năm 2015 [20]
STT

Loại hình khám bệnh

1

Khám lâm sàng đơn thuần trung bình
Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ
thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh,

thăm dò chức năng trung bình
Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ
thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn
đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm
dò chức năng
Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ
thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn
đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
Trung bình giảm thời gian khám bệnh/
1 lượt khám so với trước cải tiến

2

3

4

5

Thời gian
khám
49,6 phút

Giảm so với
trước cải tiến
47 phút

Thời gian
quy định
< 2 giờ


89,1 phút

40 phút

< 3 giờ

116,2 phút

56 phút

< 3,5 giờ

145,3 phút

52 phút

< 4 giờ

48,5 phút

Bảng 1.2. Tình hình triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
của các bệnh viện tuyến Tỉnh theo báo cáo triển khai chỉ thị 05 [15].
Mục

Hoạt động

1

Mua thêm ghế chờ


Tỷ lệ BV đã thực hiện
5,3%

2
3
4
5
6
7
8

Kê thêm giường ghế
Xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất
Mua sắm trang thiết Bệnh viện: đèn; quạt; chiếu,…
Mua máy xét nghiệm, KCB hiện đại
Ứng dung CNTT
Trang bị các thiết bị y tế cần thiết
Xây dựng khu nhà chờ có ghế ngồi
Xây dựng buồng khám, quầy khám phát thuốc, thu
tiền hợp lý
Cung cấp đủ thuốc và vật tư tiêu hao
Sử dụng bảng phát số tự động
Sử dụng phần mền kê đơn thuốc
Công khai bảng giá

25,3%
28%
22,6%
32%

16%
6,6%
24%
30,6%

9
10
11
12
13

20%
13,3%
30,6%
4%


18

14

Tập huấn cán bộ liên quan về bảng giá

26,6%

1.5. Đặc điểm 7 khu vực kinh tế trên cả nước [16]
- Trung du và miền núi bắc bộ gồm 15 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,

Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Diện tích: 101.000 km2,

chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12 triệu (2006), chiếm 14,2% dân số cả
nước. Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề khu vực ĐBSH, BTB và giáp vịnh Bắc Bộ.
Khu vực có vị trí địa lý đặc biệt và Giao thông vận tải phát triển đang được đầu tư
tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các khu vực khác trong nước và xây dựng nền
kinh tế mở. Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt (thưa dân, nhiều dân tộc ít người, vẫn
còn nạn du canh du cư…).
- Bắc trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị,Thừa Thiên Huế. Diện tích: 51.500 km2, chiếm15,6 % diện tích cả nước.
Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước. BTB là khu vực lãnh thổ
kéo dài và hẹp ngang nhất nước, Tiếp giáp: ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào
và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB.
- Khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình. Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích của cả nước. Dân số 18,2
triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. Là khu vực kinh tế trọng điểm
phía Bắc tạo động lực phát triển khu vực và các khu vực khác, dễ dàng giao lưu
kinh tế với các khu vực khác và với nước ngoài, gần các khu vực giàu tài nguyên.
- Khu vực Duyên hải nam trung bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Diện tích 4,4 nghìn km2 (13,4% diện tích cả nước). Dân số: 8,9 triệu người (10,5%
dân số cả nước), có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa, Trường Sa, tiếp giáp: BTB, Tây
Nguyên, ĐNB, biển Đông.
- Khu vực Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông và Lâm Đồng. Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5% diện tích cả nước). Dân số: 4,9


19

triệu người (5,8% dân số cả nước). Tiếp giáp: Duyên hải NTB, ĐNB, Campuchia và
Lào. Đây là khu vực duy nhất ở nước ta không giáp biển, thuận lợi giao lưu với các

khu vực, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.
- Khu vực Đông Nam Bộ gồm TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây
Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1% diện tích cả
nước), dân số: 12 triệu người (14,3% dân số cả nước) là khu vực có diện tích nhỏ,
dân số thuộc loại trung bình. Tiếp giáp: NTB, Tây Nguyên, ĐBSCL, Campuchia và
biển Đông◊ thuận lợi giao thương trong và ngoài nước. Là khu vực kinh tế dẫn đầu
cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu và thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tích:
40.000 km2 (12% diện tích cả nước). Dân số: hơn 17,4 triệu người (20,7% dân số
cả nước).


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2016 đến
7/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa các tỉnh trên cả nước.
Khu vực Trung
du và miền núi Bắc

Khu vực Bắc
Trung bộ

Khu vực
Tây Nguyên


Khu vực Đồng
bằng sông Hồng

Khu vực
Duyên hải
nam trung
bộ

Khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long

Khu vực
Đông nam bộ


21

Bản đồ 2.1: Bản đồ các khu vực nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn ĐTNC:
- Báo cáo của Các Bệnh viện đa khoa tỉnh trên cả nước.
- Báo cáo của Bệnh viện công lập.
- Báo cáo của các Bệnh viện triển khai thí điểm Bộ tiêu chí đầy đủ 3 năm
- Báo cáo có đủ kết quả đánh giá của đoàn kiểm tra cả 3 năm tiến hành nghiên

cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ ĐTNC:
- Báo cáo của Bệnh viện tư nhân.
- Báo cáo không gửi đầy đủ báo cáo của 3 năm triển khai thí điểm Bộ tiêu chí.
- Báo cáo không đủ kết quả của đoàn đánh giá trong 3 năm.

- Báo cáo của Bệnh viện Y tế Bộ ngành.
2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
Đặc điểm chung của các BVĐK tuyến tỉnh:
-

Khu vực miền
Hạng BV
Số lượt khám bệnh trong 3 năm
Số lượt điều trị nội trú 3 năm

Nguồn lực BVĐK tuyến tỉnh:
- Số giường bệnh 3 năm
- Tổng số Bác sỹ trong 3 năm
- Tổng số Điều dưỡng trong 3 năm

Kết quả đánh giá phần A trong “Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Việt Nam” tại các BVĐK tuyến tỉnh năm 2013 – 2015”

Phần A3. A3.

đón tiếp, hướng
dẫn, cấp cứu NB

Điều
kiện cơ sở vật chất
phục vụ NB

Gồm các Tiêu chí
A1.1; A1.2; A1.3;
A1.4;A1.5


Gồm các Tiêu
chí: A2.1; A2.2;
A2.3; A2.4; A2.5.

Gồm các Tiêu
chí:A3.1;
A3.2.

Phần A1. Chỉ dẫn,

Phần

A2:

Môi trường
chăm sóc NB

Phần A4 A4. Quyền

và lợi ích của NB
Gồm các Tiêu chí:
A4.1. A4.2. A4.3.
A4.4.; A4.5; A4.6.


22

Kết cấu một tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.


Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm
bậc thang chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem xét các khía
cạnh toàn diện của một vấn đề và bao hàm các nội dung về yếu tố cấu trúc,
yếu tố quy trình thực hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau:
-

Mức 1: Chất lượng kém
Mức 2: Chất lượng trung bình
Mức 3: Chất lượng khá
Mức 4: Chất lượng tốt
Mức 5: Chất lượng rất tốt

Nguyên tắc chung đánh giá một tiêu chí:

- Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức từ mức 1 đến mức 5.
- Tiêu chí được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong
mức 1.
- Tiêu chí được xếp ở mức 2, 3, 4, 5 nếu:
+

Không có tiểu mục nào trong mức 1.

+

Đạt được đầy đủ và toàn bộ các tiểu mục trong một mức

Nguyên tắc chung đánh giá các tiểu mục của tiêu chí:
- Mỗi một tiểu mục của tiêu chí được đánh giá là “đạt” hoặc “không
đạt”.
- Một tiểu mục được đánh giá là “đạt” cần tuân thủ triệt để theo

nguyên tắc: “hoặc không, hoặc tất cả”.
- Phạm vi thời gian đánh giá của mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1
năm nếu tiểu mục không có các yêu cầu cụ thể về mặt thời gian (từ 1/10 năm
trước đến 30/9 năm sau); hoặc tính từ ngày 1/10 của năm trước đến thời điểm
đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ 1 giường bệnh
có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10 năm trước
đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1.


23

- Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh
được đánh giá là đạt nếu khảo sát/phỏng vấn 7 người và có từ 5/7 người trở
lên trả lời đồng ý hoặc phỏng vấn 9 người và có trên 7/9 người đồng ý.
Phương thức đanh giá các tiểu mục của tiêu chí:
- Quan sát thực trạng, theo dõi hoạt động.
- Tra cứu sổ sách, máy tính, văn bản, nhật ký, tài liệu, số liệu…
- Kiểm tra, phỏng vấn nhanh nhân viên y tế/người bệnh/người nhà
người bệnh.
Phương thức tính điểm cho một tiêu chí:
1. Tiêu chí được đánh giá đạt mức nào được tính điểm tương ứng với
mức đó (dao động từ 1 đến 5 điểm).
2. Điểm đánh giá tiêu chí của các nhóm vấn đề quan trọng, ưu tiên cải
tiến hiện nay được nhân với các hệ số 1,5 hoặc hệ số 2. Cục trưởng Cục Quản
lý Khám, chữa bệnh sẽ quyết định cụ thể hệ số áp dụng cho các nhóm tiêu
chí.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có (số liệu thứ cấp).
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu

- Chọn mẫu toàn bộ các BVĐK tuyến tỉnh trên cả nước, các bệnh viện đạt tiêu
chuẩn đối tượng.
- Lựa chọn nghiên cứu có n=96 trên tổng số 162 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
trên cả nước.
- Chọn mẫu có chủ đích theo 7 khu vực kinh tế.


24

Bảng 2.1. Số bệnh viện tiến hành nghiên cứu tại các Khu vực
Khu vực

Tổng số

Trung du và miền núi bắc bộ

18

Bắc trung bộ

5

Đồng bằng sông Hồng

15

Duyên hải Nam Trung Bộ

14


Tây Nguyên

6

Đông Nam Bộ

15

ĐBSCL

23
Tổng

96

2.4.3. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu
Tên biến

STT

Chỉ số

Công cụ
thu thập

I .Thông tin chung
1

Khu vực kinh tế


2

Hạng BV

3

Số giường bệnh thực kê năm Số giường Trung bình năm
2013,2014, 2015

4

Số lượt khám bệnh ngoại trú Số lượt khám trung bình, và trung
năm 2013, 2014, 2015

5

bình 3 năm.

Số lượt điều trị nội trú 3 năm Số lượt điều trị trung bình năm,
2013, 2014, 2015

6

Tỷ lệ % bệnh viện chia theo hạng.

và trung bình 3 năm

Tổng số bác sỹ , Tổng số Tỷ số Điều dưỡng/bác sỹ trung
điều dưỡng


Kết quả
trực
tuyến tại
phần mền
quản lý
bệnh viện

bình trong 3 năm và trung bình cả
3 năm

II. Đánh giá kết quả 3 năm triển khai bộ tiêu chí.
A.Phần hướng đến người bệnh
1

Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng Điểm TB 3 năm và điểm trung Kết
dẫn, cấp cứu người bệnh bình từng năm phân theo hạng trực

quả


×