Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại rừng quốc gia đền hùng phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN QUYẾT TIẾN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ
TẠI RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĂN SÂM

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN QUYẾT TIẾN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ


TẠI RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay đã và đang được
rất nhiều nước quan tâm và nó đã trở thành chiến lược trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá,
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên toàn phạm vi thế giới. Một số tổ
chức thế giới về đa dạng sinh học như: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
(IUCN), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo
vệ thiên nhiên (WWF), Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v…Năm
1992, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua công
ước về bảo tồn đa đạng sinh học. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh
hưởng sâu sắc nhất của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học được hiểu là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi
nguồn, bao gồm cả hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái
khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái.
Trong những năm gần đây, đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nguyên nhân chủ
yếu là do con người sử dụng không hợp lý.
Đứng trước những hiểm họa do việc suy giảm đa dạng sinh học gây ra,
những năm gần đây, nước ta cũng đã thay đổi và bổ sung nhiều chính sách
nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, tham gia vào các tổ chức thế giới
về bảo tồn đa dạng sinh học.

Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc
nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu rõ được thành phần và tính
chất của hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng nhằm xây dựng mô hình về khai
thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền


2

vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái
đã bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dài cho con người. Ngày nay, mặc dù
với sự phát triển vượt bậc của các ngành công nghiệp chế biến khác, phục
vụ đời sống con người, nhưng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm của thực
vật thân gỗ vẫn ngày càng gia tăng. Do đó việc tìm hiểu đa dạng về nhóm
cây này vẫn phải được đề ra, một mặt phục vụ cho đời sống ngày càng cao
của nhân dân, mặt khác phải bảo vệ, tôn tạo được nguồn tài nguyên thực vật
thân gỗ đảm bảo cân bằng sinh thái, cải tạo nuôi trồng, giữ cho rừng luôn
bền vững, cho năng suất cao.
Khu Rừng quốc gia Đền Hùng là một trong những trung tâm đa dạng
sinh học không chỉ của vùng Đông Bắc mà còn cho cả Việt Nam. Bên cạnh
đó tài nguyên rừng nơi đây còn mang giá trị to lớn trong việc nâng cao giá trị
của khu Di tích Đền Hùng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật
nói chung và thực vật thân gỗ nói riêng là hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa
dạng thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ”.


3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm về đa dạng sinh học
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học
cũng như nhận thức được tính đa dạng sinh học trở nên hết sức quan trọng
trên toàn thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật
để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Ngày nay, do sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người ngày
càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết về thế giới
tự nhiên con người lại càng khai thác tận diệt tài nguyên, vì thế, nguồn đa
dạng sinh học ngày càng suy giảm.
Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa ĐDSH như sau: “Đa dạng
sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàng
triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ
sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là
sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ
sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái mà
chúng cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài, giữa các
loài và các hệ sinh thái ”.
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989)
đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất,
là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng
trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi
trường”. Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam có nêu ra
một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các
nguồn sinh vật sống trên hành tinh, gồm tổng số loài động vật và thực vật,
tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng hệ sinh thái của


4


cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác
nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này đã đề cập
đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái. Tuy nhiên, định nghĩa trên còn dài dòng, không rõ ràng, dễ nhầm
lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; còn một điểm không rõ nữa là định
nghĩa trên chỉ nói đến hai nhân tố là động vật và thực vật trong giới sinh vật
mà bỏ quyên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm và vi sinh
vật.
Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông thường nhất, ngắn
gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo
tồn đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio
de Janeiro (1992): “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả
mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái
nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh
thái”. Định nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng.
1.2. Tổng quan về nghiên cứu đa dạng thực vật
1.2.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Người ta đã tìm
thấy các tài liệu mô tả về thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước
Công nguyên và ở Trung Quốc khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Song
những công trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 - 20 như: Thực vật chí
Honkong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc
và Trung tâm Ấn Độ (1874). Theo hướng nghiên cứu thống kê và mô tả thực
vật phải kể đến các công trình như: Thực vật chí Đông Dương của Lecomte
và cộng sự (1907 -1952), Thực vật chí Malaisia (1948 – 1972), Thực vật chí
Vân Nam (1979 - 1997).


5


Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. 1974 cho rằng “chỉ cần điều
tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi
sống nhưng không có sự phân hoá về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật
cụ thể. Tolmachop A.I. đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật
cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 – 2000 loài.
Brummitt (1992), chuyên gia của phòng bảo tàng thực vật Hoàng gia
Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản
thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là
Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và
Hạt kín (Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477
chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao
gồm 10.715 chi, 357 họ và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm
2.762 chi, 97 họ.
Nghiên cứu về phân loại dạng sống ở trên thế giới cũng có nhiều kiểu
khác nhau. Điển hình là cách phân loại, lập phổ dạng sống của Raunkiaer
(1934). Theo ông, dấu hiệu để phân loại được chọn là vị trí của chồi so với
mặt đất trong thời gian bất lợi của năm.
Hệ thống phân loại đó có thể được trình bày tóm tắt như sau:
A. Cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes)
B. Cây có chồi sát đất Ch (Chaméphytes)
C. Cây có chồi nửa ẩn H (Hémicryptophytes)
D. Cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes)
E. Cây một năm Th (Thérophytes)
Trong đó cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) được chia thành các
dạng nhỏ:


6


a- Cây gỗ lớn chồi trên đất Meg (Mégaphanérophytes)
b- Cây gỗ vừa có chồi trên đất Mes (Mésophanérophytes)
c- Cây nhỏ có chồi trên đất Mi (Microphanérophytes)
d- Cây thấp có chồi trên đất Na (Nanophanérophytes)
Raunkiaer còn gộp những cây gỗ thuộc 2 dạng Mégaphanérophytes và
Mésophanérophytes thành nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất (MM).
e- Cây có chồi trên đất leo cuốn Lp (Lianes phanérophytes)
f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám Ep (Epiphytes
phanérophytes)
g- Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Phanérophytes herbacés).
h- Cây có chồi trên đất thân mọng nước Sp (Phanérophytes succlents).
Raunkiaer đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau
trên trái đất và lập được phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN) như sau:
SN

Ph

Ch

H

Cr

Th

46

9


26

6

13

%

hay SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 H + 6 Cr + 13 Th.
Đây là một cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các thảm thực vật
giữa các vùng khác nhau trên trái đất. Phổ dạng sống của các vùng được kí
hiệu là SB. Thường thường ở vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch
là 20%, còn H, Cr và Th hầu như không có. Trái lại, trong vùng khô hạn thì
Th và Cr có thể có một tỷ lệ khá cao, còn Ph lại giảm xuống. Điều này được
thể hiện qua một số dẫn liệu về phổ dạng sống của một số hệ thực vật ở các
vùng khác nhau trên trái đất:
1. Miền nhiệt đới Guana
SB = 88 Ph + 12 Ch
2. Miền nhiệt đới ẩm


7

SB = 61 Ph + 6 Ch + 12 H + 5 Cr + 16 Th.
3. Miền xa mạc (Li Bi)
SB = 12 Ph + 21Ch + 20 H + 5 Cr + 42 Th.
4. Miền ôn đới (Đan Mạch)
SB = 7Ph + 3 Ch + 50 H + 22 Cr + 18 Th.
5. Miền Bắc cực
SB = 1 Ph + 22 Ch + 60 H + 15 Cr + 2 Th.

(Nguồn: Nguyễn Bá Thụ, 1995)
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao so với các nước
trên thế giới. Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Ta có
thể nhắc tới một số tác giả như: Tuệ Tĩnh (1417) trong cuốn “Nam dược thần
hiệu” đã mô tả tới 579 loài cây làm thuốc, Lý Thời Chân (1595) trong cuốn
“Bản thảo cương mục” đã đề cập đến hơn 1000 vị thuốc thảo mộc… Song
việc điều tra nghiên cứu thực vật có tính quy mô lớn ở nước ta mới chỉ bắt
đầu vào thời Pháp thuộc. Trước hết phải kể đến các công trình: “Thực vật chí
Nam bộ” của Leureiro [42]; Thực vật chí rừng Nam bộ của các tác giả Pierre
L. [44]. Một trong công trình lớn nhất về quy mô cũng như giá trị là công
trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp Lecomte et al.
[41], kết quả của nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đông
Dương”, trong kết quả nghiên cứu này theo Lecomte thì vùng Đông Dương
có hơn 7.000 loài. Đây là bộ sách có ý nghĩa lớn với các nhà thực vật học;
hiện nay, bộ sách này vẫn còn có giá trị với những người nghiên cứu thực vật
Đông Dương nói chung và hệ thực vật Việt Nam nói riêng. Tiếp theo đó là bổ
sung của Humbert H.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7
tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh


8

hoạ. Đến năm 1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng
chủ biên. Võ Văn Chi (1997) đã công bố “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Ngô
Tiến Dũng, 2006).
Theo hướng nghiên cứu đa dạng phân loại ở các vùng của Việt Nam có
công trình của Phan Kế Lộc (1973) “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở
miền Bắc Việt Nam”. Tác giả đã thống kê được 5.609 loài thuộc 1.660 chi và

240 họ.
Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong
công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật có
7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Ngành Hạt
kín có 6.366 loài (chiếm 90,89%), 1.727 chi (chiếm 93,35%) và 239 họ
(chiếm 82,70%). Ngành Hạt trần có 39 loài (chiếm 0,56%), 18 chi (chiếm
0,97%), 8 họ (chiếm 2,77%) và còn lại là nhóm Quyết thực vật.
Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Bình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập
thể các tác giả đã xuất bản tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố
3.754 loài thực vật bậc cao có mạch bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt
Nam. Công trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong phú
vào bậc nhất nước ta nên rất có ý nghĩa. Trong công trình “Thực vật ở đảo
Phú Quốc” (1985), tác giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 929 loài thực
vật bậc cao có mạch, trong đó có 112 loài cây trồng, 817 loài cây có phân bố
tự nhiên và ghi nhận thêm 19 loài mới cho Việt Nam, không kể Nấm.
Đáng chú ý nhất là bộ “Cây Cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991
– 1993) xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê mô tả
được 10.419 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong 2 năm 1999
đến 2000, ông đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3
quyển, đã thống kê mô tả 11.611 loài thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành.
Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê được ở Việt Nam có 10.192 loài, 2.298 chi


9

và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết
lá thông (Psilotophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đá
(Lycopodiophyta) có 54 loài, 4 chi, 2 họ; ngành Thuỷ phỉ (Isoetophyta) có 1
loài, 1 chi, 1 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 loài, 1 chi, 1 họ;

ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 632 loài, 138 chi, 28 họ; ngành Hạt trần
(Gymnospermae) có 52 loài, 22 chi, 8 họ; ngành Hạt kín có 9.450 loài, 2.131
chi, 244 họ.
Gần đây (2001 – 2005), tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu
Tài nguyên và Môi trường – ĐHQGHN, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu
bản thực vật cùng với các tài liệu đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống kê đầy đủ nhất các loài thực vật có ở
Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất.
Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các Vườn Quốc gia (VQG),
Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều công
trình. Điển hình phải kể tới các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn
Bá Thụ ở VQG Cúc Phương (1995); Năm 1995, trong luận án phó tiến sỹ
khoa học nông nghiệp với đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn
Quốc gia Cúc Phương” tác giả Nguyễn Bá Thụ đã thống kê được trên diện
tích 222 km2 có 1.944 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi, 219 họ, 86 bộ của 7
ngành thực vật bậc cao và đã bổ sung thêm 270 loài thực vật cho hệ thực vật
Cúc Phương so với danh lục thực vật năm 1971. Trong số đó có 127 loài, 74
chi, 31 họ thuộc ngành Rêu (Bryophyta). Đồng thời tác giả đã phân tích khá
đầy đủ sự đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý, thành phần cũng như cấu trúc
rừng. Lê Thị Huyên ở VQG Cát Bà (1998), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở
VQG Bạch Mã (2003), Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù
Mát (2004), Nguyễn Văn Thanh ở VQG Xuân Sơn (2005).


10

1.2.3. Ở Đền Hùng
Đối với việc nghiên cứu về thực vật ở Rừng quốc gia Đền Hùng phải
kể đến công trình nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam

tháng 6/2001. Theo số liệu thống kê sơ bộ ban đầu, thực vật Rừng quốc gia
Đền Hùng có 636 loài (trong đó có 180 loài được gây trồng), 424 chi, 144 họ
thuộc 5 nghành thực vật bậc cao có mạch trong đó có nhiều loài cây bụi và
dây leo.
Một số nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp cũng
được triển khai tại Rừng quốc gia Đền Hùng. Trong đó phải kể đến các công
trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, công dụng của
cây rừng làm cở sở cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực
đền Hùng Vương Lâm thao – Phú Thọ” của Vương Duy Hưng năm 2000;
“Tìm hiểu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên làm cơ sở cho công tác quản
lý bảo vệ tài nguyên rừng trong Khu di tích lịch sử đền Hùng Vương – Lâm
Thao – Phú Thọ” của Nguyễn Duy Công năm 2000; “Sơ bộ nghiên cứu đánh
giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ” của Đặng Thị Tuyết năm 2004;…
Nhìn chung, các nghiên cứu về tài nguyên thực vật ở Rừng quốc gia
Đền Hùng chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu về tính đa dạng thực vật
thân gỗ. Chính vì vậy mà việc quản lý bảo vệ những loài thực vật thân gỗ, đặc
biệt là những loài thực vật thân gỗ có giá trị bảo tồn và kinh tế cao tại Đền
Hùng vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, việc triển khai
một đề tài nghiên cứu về tính đa dạng thực vật thân gỗ tại khu vực Rừng quốc
gia Đền Hùng là hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung và
hoàn thiện thêm cho danh lục thực vật tại Đền Hùng, cung cấp những thông
tin về đa dạng thực vật thân gỗ nói chung và hiện trạng của các loài thực vật
thân gỗ quý hiếm nói riêng, làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ các loài thực
vật thân gỗ và những nghiên cứu tiếp theo tại khu vực Rừng quốc gia Đền
Hùng.


11


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tính đa dạng sinh học về thành phần loài, dạng sống,
công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền
Hùng từ đó đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực
vật có hiệu quả.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện 4 nội dung
sau:
- Điều tra, xây dựng danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài, dạng sống, công
dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật thân gỗ tại Rừng quốc gia Đền Hùng.
* Nghiên cứu, xây dựng bộ dữ liệu các loài thực vật thân gỗ có giá trị
bảo tồn cao tại Rừng quốc gia Đền Hùng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có hiệu
quả tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Điều tra ngoại nghiệp
* Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu
Trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với việc lập các tuyến điều tra để
tiến hành nghiên cứu và thu mẫu.


12


Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các
dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai
cao và theo sinh cảnh. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau,
nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Đề tài tiến hành điều tra theo các tuyến như sau:
+ Tuyến thứ nhất: Từ cổng chính lên đền Thượng rồi xuống đền Giếng,
dài 1,7 km.
+ Tuyến thứ hai: Từ núi Chùa bé đi lên đền Thượng, dài 1 Km.
+ Tuyến thứ ba: Bắt đầu từ ngã 5 đền Giếng đi dọc theo hướng Tây khu
vực nghiên cứu, dài 2,5 Km.
+ Tuyến thứ tư: Bắt đầu từ ngã 5 đền Giếng đi dọc theo hướng Đông
khu vực nghiên cứu, dài 2,5 Km.
Trên các tuyến điều tra lập 15 OTC, diện tích 1000m2. Trong OTC tôi
tiến hành điều tra, thu thập mẫu tất cả các loài thực vật thân gỗ.
* Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ,
bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành.
* Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và có quả
càng tốt.
- Mỗi cây nên thu từ 3 – 5 mẫu.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi
thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như:
đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu
như: màu sắc, mùi vị…
* Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi
mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ
ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:


13


- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã,…) và nơi lấy (thung lũng, sườn hay đỉnh
núi hoặc đồi, …)
- Ngày lấy mẫu.
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá,
hoa, quả, …
- Người lấy mẫu.
Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực
để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
2.4.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm
Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý
tại Trung tâm Đa dạng sinh học, Trường Đại học Lâm nghiệp. Nội dung công
việc gồm:
+ Ép mẫu và sấy mẫu.
+ Phân loại mẫu theo họ và chi.
+ Giám định mẫu tiêu bản được thực hiện bởi tác giả cùng với sự giúp
đỡ của các chuyên gia về Phân loại Thực vật của Trung tâm Đa dạng sinh
học, Bộ môn Thực vật rừng đồng thời đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu
đang lưu trữ tại Trung tâm Đa dạng sinh học.
+ Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc; phân tích từ tổng thể đến
chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với nghi chép.
+ Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích mẫu chúng tôi tiến hành tra
tên khoa học dựa theo các khóa xác định.
2.4.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật
* Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:


14


Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt
Nam (tập I – 2001, tập II – 2003 và tập III – 2005), Tên cây rừng Việt Nam
[11] và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org .
Danh lục thực vật thân gỗ của Đền Hùng được xây dựng theo hệ thống
phân loại của Takhtajan (2009). Các ngành thực vật được sắp xếp từ ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt
kín (Angiospermae). Đối với ngành Hạt kín (Angiospermae) được chia ra 2
lớp:

lớp

Hai



mầm

(Dicotyledoneae)



lớp

Một



mầm

(Monocotyledoneae). Các họ trong từng ngành, các chi trong từng họ và các

loài trong từng chi được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh lục thể hiện
được tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, giá trị sử dụng, mức độ đe dọa.
* Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [43], bao
gồm:
o

Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ

thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.
o

Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp

chi (số loài trung bình của một chi).
o

Đánh giá đa dạng các họ, chi: thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài

nhất, tiêu biểu cho hệ thực vật.
* Đánh giá sự đa dạng về dạng sống:
Dạng sống là một đặc trưng nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật
cũng như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài
trong tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được
thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng
biệt phản ánh môi trường sống nơi đó. Cho đến nay, khi phân tích bản chất
sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng nhiệt đới người ta
vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1943) (ghi theo Thái
Văn Trừng, 1999).



15

Bảng 2.1. Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934)
(Thái Văn Trừng, 1999)
Dạng sống
Nhóm cây chồi trên
Những cây gỗ, dây leo, thảo, bì sinh, ký sinh có chồi tồn tại

Ký hiệu
Ph
Phananerophytes

nhiều năm cách đất từ 25cm trở lên. Gồm các dạng sống
Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m

Meg

Chồi trên vừa: là cây gỗ cao 8 – 25m

Mes

Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 – 8m

Mi

Chồi trên lùn: cây bụi

Na

Cây bì sinh sống lâu năm


Ep

Cây kí sinh, bán ký sinh sống lâu năm

Pp

Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm

Hp

Cây mọng nước sống lâu năm cao trên 25cm

Suc

Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm

Lp

Nhóm cây chồi sát đất

Ch

Gồm những cây có chồi cách mặt đất 0 – 25cm, mùa bất

Chamaephytes

lợi thường được lá khô che phủ
Nhóm cây chồi nửa ẩn


Hm

Cây có chồi nằm dưới, ngay sát mặt đất, mùa bất lợi Hemicryptophytes
thường được lá khô che phủ
Nhóm cây chồi ẩn
Cây có chồi nằm sâu trong đất (hoặc trong bùn, nước),

Cr
Cryptophytes

mùa bất lợi phần khí sinh tàn rụi hết nhưng còn phần thân
ngầm ở dưới đất, sẽ tái sinh vào mùa thuận lợi sau đó
Nhóm cây chồi một năm
Cây chỉ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong vòng một năm
rồi chết, chỉ còn hạt để duy trì sang mùa thuận lợi sau đó

Th
Therrophytes


16

Trong dạng sống, cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng
sống đó là xem trong thời kỳ khó khăn cho cuộc sống loài đó tồn tại dưới
dạng sống nào: Chỉ là hạt nghỉ hay có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị
trí nào so với mặt đất, có được bảo vệ hay không… Chúng tôi chọn cách phân
chia này để xây dựng phổ dạng sống cho hệ thực vật thân gỗ của Rừng quốc
gia Đền Hùng .
* Đánh giá về tài nguyên thực vật
Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm

của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật
thân gỗ Đền Hùng bằng các tư liệu chuyên ngành như: “Từ điển cây thuốc
Việt Nam”; “1900 loài cây có ích”; “Cây cỏ có ích Việt Nam”; “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam”; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam”; “Cây cỏ Việt
Nam”; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; “ Lâm Sản Ngoài Gỗ Việt
Nam”; … Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình
bày trong bảng 2.2 cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật thân gỗ
TT
1
2
3
4
5
7
8
9
10
11
12
13

Nhóm công dụng
Cho gỗ
Cho thuốc
Cho tinh dầu
Cho dầu béo
Cho tinh bột
6Cho rau ăn
Làm cảnh và bóng mát

Cho quả
Cho nhựa
Cho sợi
Cho màu
Cho tanin
Cho nguyên liệu

Kí hiệu
G
T
Td
D
B
R
C
Q
N
S
M
Tn
Nl


17

* Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài thực vật
thân gỗ quý hiếm:
Từ bảng danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã
được chỉ định trong danh lục của các chỉ tiêu (Danh lục đỏ): Sách Đỏ Việt
Nam 2007; Nghị định 32 CP của chính phủ; IUCN 2009 Red list Data.

* Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài thực vật thân gỗ có giá trị
bảo tồn cao tại Rừng quốc gia Đền Hùng:
Kế thừa các tài liệu về thực vật của (Phạm Hoàng Hộ 1999, 2000; Lê
Mộng Chân, Lê Thị Huyên 2000; PROSEA; Hoàng Văn Sâm và cộng sự
2004, Thực vật rừng, Sách đỏ Việt Nam… các trang web như:
www.vfu.edu.vn, www.botany.vn, www.ipni.org, …) về các hạng mục: Đặc
điểm hình thái, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố, tình trạng. Bên
cạnh đó chúng tôi kết hợp với những kết quả nghiên cứu thực địa điều tra tình
hình của các loài tại khu vực nghiên cứu để mô tả đặc điểm nhận biết, đặc
điểm sinh học, phân bố và giá trị của từng loài cây gỗ quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu.


18

Chương 3
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Rừng quốc gia Đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tọa độ địa lý là:
- Từ 210 24’ 08” đến 210 28’ 76” vĩ độ Bắc.
- Từ 1040 77’ 55” đến 1040 81’ 68” kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp xã Kim Đức và xã Vân Phú (thành phố Việt Trì).
- Phía Tây giáp xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao).
- Phía Nam giáp xã Chu Hóa (thành phố Việt Trì) và thị trấn Hùng Sơn
(huyện Lâm Thao).
- Phía Bắc giáp xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh).

Rừng quốc gia Đền Hùng có tuyến quốc lộ số 2, quốc lộ 32C và tỉnh lộ
309 chạy qua; cách tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai 5km về phía Tây Bắc.
Nhìn chung, Rừng quốc gia Đền Hùng có vị trí thuận lợi về giao thông đi lại.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Theo kết quả nghiên cứu của Trạm nông hóa thổ nhưỡng, Rừng quốc
gia Đền Hùng nằm ở vùng bán sơn địa, vùng chuyển tiếp giữa núi rừng với
đồng bằng, điều này đã tạo cho cảnh quan địa lý nơi đây khá phong phú, đa
dạng nhiều hình vẻ. Khu vực Đền Hùng có rừng núi giống như mạn ngược, có
vùng đồi gò đặc trưng của trung du, có vùng đồng bằng, sông ngòi giống như
miền xuôi. Sự thuận lợi về vị trí địa lý và đa dạng về địa hình đã góp phần tạo
nên cảnh quan hài hòa như một bức tranh thủy mặc.


19

Đặc điểm cơ bản nơi đây là vùng đồi gò thấp, chiếm từ 70 - 80% diện
tích đất tự nhiên. Độ cao giảm dần từ Tây bắc xuống Đông Nam và từ vùng
trung tâm ra phía Tây Nam và Đông Bắc. Căn cứ vào độ cao chia ra làm hai
dạng địa hình chính sau:
3.1.2.1. Địa hình đồi núi thấp
- Chiếm phần lớn diện tích, có dạng đồi núi sườn thoải theo hướng về
phía các thềm sông Thao và sông Lô. Khu vực trung tâm Rừng quốc gia Đền
Hùng được chia thành các tiểu vùng theo độ dốc như sau:
- Độ dốc dưới 100, bao gồm các đồi thấp và đất bồi tụ. Vùng này có
diện tích 28,53 ha.
- Độ dốc từ 10 - 150, có diện tích 15,40 ha. Gồm khu vực đồi Hình
Nhân, Phân Đăng, Phân Bùng, …
- Độ dốc từ 15 - 200, có diện tích 38,18 ha. Gồm khu vực đền Giếng,
đồi Phân Trà, đồi Công Quán, …
- Độ dốc từ 20 - 250, có diện tích 38,68 ha. Gồm Trọc Bé, Cao Lồ, Gò

Lật, Cao Phầy, …
- Độ dốc trên 250, có diện tích 83,2 ha. Gồm Trọc Lớn, đồi Phân
Đậu,…
3.1.2.2. Địa hình thung lũng
Dạng địa hình này có diện tích không lớn, thường được phân bố dọc
theo các thung lũng nhỏ hẹp ven theo tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông
Lô. Độ cao tuyệt đối từ 26 - 32m. Đất ở đây khá tốt, thuận lợi cho việc trồng
lúa nước, các loại cây hoa màu và cây ăn quả.
3.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng
Rừng quốc gia Đền Hùng nằm trong vùng đồi gò đất giữa, đây là vùng
phù sa cổ được các quá trình vận động tạo sơn nâng lên, đất tốt, có tầng dày,
có lẫn đá cuội, sỏi. Lớp đất mỏng với các kiểu địa mạo đồi Gnai, đồi phù sa


20

cổ, các bậc thềm thung lũng lũ tích tương ứng với các kiểu địa hình (đồi thấp
là chủ yếu, sau đó đến gò và đồi trung bình) và thung lũng bồi tích. Điều đó
tạo nên những tiểu vùng đồi xen ruộng. Do cấu tạo địa mạo nên địa thế ở khu
vực Đền Hùng cơ bản là sườn dốc thoải. Vì vậy, sinh ra những kiểu mẫu chất,
sườn tích, phù sa cổ và phù sa mới. Có thể chia ra 03 loại đất chính:
3.1.3.1. Đất đồi gò (Feralit) phát triển trên đá biến chất Gnai
Đất có màu đỏ vàng phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá Gnai.
Màu đặc trưng này thay đổi phụ thuộc vào kiểu địa hình, lớp phủ thực bì và
tuổi khai thác sử dụng đất. Loại đất này có độ tơi xốp cao, một số diện tích có
hiện tượng kết von. Loại đất này phân bố hầu hết trên các đồi gò trong khu
vực. Tùy theo dạng địa hình, độ dày tầng đất và tầng trung khí hậu, loại đất
này được phân thành 17 dạng lập địa.
3.1.3.2. Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ
Loại đất này có màu nâu vàng, phát triển trên phù sa cổ. Quá trình kết

von, đá ong hóa là đặc thù của loại đất này. Vì vậy, đất có độ phì nhiêu kém.
Loại đất này thường xuất hiện ở vị trí sườn đồi gò thấp, độ cao trung bình từ
40 - 50m. Dựa trên đặc điểm địa hình, địa thế, độ dày tầng đất và tầng trung
khí hậu, loại đất này được chia làm 07 dạng lập địa.
3.1.3.3. Đất thung lũng, bồi tụ
Lập địa thung lũng bồi tụ bao gồm 02 tổ hợp đất là: Đất phù sa cổ bồi
tụ lũ tích và đất dốc tụ do bồi tụ của sườn lũ tích gây ra.
Đất thung lũng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất đồi gò tiếp giáp.
Nhưng do rửa trôi, bào mòn theo chiều ngang của dòng chảy mặt nên đất
thung lũng cũng bị ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu. Tuy nhiên, do sự tích lũy
của thung lũng nên đất thung lũng có độ phì nhiêu cao hơn đất đồi gò. Sự tụ
thủy của thung lũng tạo ra cho đất phù sa, đất dốc tụ ngập nước thường
xuyên, hoặc theo mùa tạo nên quá trình lây hóa. Đặc trưng chính của tổ hợp


21

đất thung lũng là: đất có quá trình glây, nhão nhuyễn không có kết cấu và chỉ
thích hợp đối với các loại cây trồng chịu nước.
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
Theo tài liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Việt Trì, khu vực
Đền Hùng có khí hậu Á nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70 80% so với lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
thời tiết thường ít mưa, khí hậu khô, lạnh.
3.1.4.1. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,30C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 28,30C (tháng 6,7).
+ Nhiệt độ tháng trung bình thấp nhất: 15,70C (tháng 1).
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,30C.

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 3,50C.
- Số giờ nắng
+ Nắng và nóng nhiều nhất trong tháng 5 và tháng10.
+ Nắng ít nhất trong các tháng 1 và tháng 3.
+ Tổng số giờ nắng cả năm: 1.662 giờ.
- Bức xạ mặt trời
+ Tổng số bức xạ khi trời quang mây cao nhất: 25,1.Kcal/cm2/tháng
(tháng 6).
+ Tổng số bức xạ khi trời quang mây thấp nhất: 11,6.Kcal/cm2/tháng
(tháng 12).
+ Tổng lượng bức xạ thu nhập thực tế cao nhất: 13,9.Kcal/cm2/tháng
(tháng 6).


22

+ Tổng lượng bức xạ thu nhập thực tế thấp nhất: 0,0. Kcal/ cm2/tháng
(tháng 12).
- Mưa phùn
+ Số ngày mưa phùn cả năm: 26,7 ngày.
+ Số ngày mưa phùn nhiều nhất là tháng 3: 8,1 ngày.
- Mưa
+ Lượng mưa tập chung vào tháng 7 và tháng 8.
+ Số ngày mưa trung bình năm: 120,1 ngày.
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.850mm.
+ Lượng mưa trung bình lớn nhất vào tháng 7: 382mm.
+ Lượng mưa trung bình nhỏ nhất vào tháng 12: 24,9mm.
- Độ ẩm
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84%.
+ Độ ẩm trung bình cao nhất: 87%.

+ Độ ẩm trung bình thấp nhất: 82%.
- Gió
Có chế độ gió mùa rõ rệt và bị phân hướng do điạ hình tự nhiên. Hướng
gió chủ đạo là Đông - Đông Nam và gió Tây Bắc cũng có tần suất đáng kể.
+ Tốc độ gió trung bình năm: 1,8m/s.
+ Tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất: 2,4m/s.
+ Tốc độ gió mạnh nhất (tháng 6): 40m/s.
- Bão và lốc xoáy
Bão thường xảy ra vào tháng 05 đến tháng 10 và thường kéo dài theo
mưa to. Tháng 06 và tháng 08 đôi khi có gió lốc xoáy gây thiệt hại về cây cối
và nhà cửa.


23

3.1.4.2. Đặc điểm thủy văn
3.1.4.2.1. Sông
Khu vực Đền Hùng nằm ở giữa hai con sông lớn. Cách sông Lô 6,5km
về phía Đông Bắc; cách sông Thao 5,5km về phía Tây Nam.
- Sông Lô
Theo các thông số quan trắc tại Trạm khí tượng thủy văn thành phố Việt trì:
+ Diện tích lưu vực: 35.400km2.
+ Mực sông thay đổi theo mùa: mực nước cao nhất: 18,17m; mực nước
thấp nhất: 5,3m.
+ Lưu lượng nước lớn nhất: 14.000m3/s; lưu lượng thấp nhất: 970 m3/s.
- Sông thao
Theo các thông số quan trắc tại Trạm khí tượng thủy văn thị xã Phú Thọ:
+ Diện tích lưu vực: 135.000 km2. Dòng chảy quanh co, cát và phù sa
lắng đọng tạo thành nhiều bãi lớn.
+ Mực nước cao nhất: 20,23m.

+ Mực nước thấp nhất: 12,0m.
+ Lưu lượng nước lớn nhất: 8.180m3/s.
+ Lưu lượng nước thấp nhất: 178m3/s.
3.1.4.2.2. Hồ
Khu vực Rừng quốc gia Đền Hùng có hệ thống ao, hồ khá phong phú,
dễ kiến tạo. Đặc biệt có nhiều hồ vừa có tiềm năng thủy lợi, vừa có giá trị tạo
cảnh quan và điều hòa khí hậu như: hồ Gò Cong, hồ Lạc Long Quân, hồ Đập
Nhà Bìa, hồ Hoóc Trai, hồ Nhà Chùa, hồ Nhà Nhen,…
3.1.4.2.3. Nước ngầm
Theo tài liệu của Đoàn địa chất thủy văn 54 - Liên đoàn II đã thăm dò
và đánh giá khả năng cấp nước ngầm như sau:


×