Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BBKH tiem nang va dinh huong phat trien DLST huyen dao PQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.24 KB, 11 trang )

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ
(TỈNH BÌNH THUẬN)
Võ Thị Kim Liên1
TÓM TẮT
Huyện đảo Phú Quý (thuộc tỉnh Bình Thuận), là hòn đảo tiền tiêu của Việt Nam. Đây là
đảo có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch
vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng hiện có. Nội dung bài báo này sẽ trình bày nét cơ bản
về tiềm năng, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý.
Từ khóa: Du lịch đảo Phú Quý, Huyện đảo Phú Quý, Phát triển du lịch sinh thái
ABSTRACT
Potential and solutions in developing ecotourism in Phu Quy island district
(Binh Thuan province)
Phu Quy island district (belonging to Binh Thuan province), is the outpost island of Viet
Nam. This is an island which has many potentials in developing the ecotourism. However,
current tourist activities on the island are still limited comparared to its potentials. This paper
presents basic issues on these potentials, suggests some solutions in developing ecotourism at
Phu Quy island district.
Key words: Phu Quy island tourism, Phu Quy island district, developing ecotourism
1. Đặt vấn đề
Huyện đảo Phú Quý được thành lập ngày 27/4/1977, với tổng diện tích khoảng 18 km2,
bao gồm 1 đảo lớn và 8 hòn nhỏ nằm xung quanh đảo lớn. Đảo Phú Quý nằm trong cụm đảo
ven bờ của Việt Nam có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng; có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, mang tính đặc trưng vùng biển đảo. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái
(DLST) huyện đảo Phú Quý rất lớn, là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều bãi biển
hoang sơ với dải cát trắng dài, cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh và những danh lam
thắng cảnh cấp Quốc gia đã tạo nên một vùng trời biển rất riêng, rất đặc sắc và cũng là nơi có
đầy đủ những tiềm năng để phát triển ngành du lịch với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, du
lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý trong quá trình phát triển vẫn chưa khai thác được những thế
1


Võ Thị Kim Liên: Học viên cao học Địa lý học K26, Đại học Sư phạm TP HCM


mạnh về tự nhiên sẵn có, chưa phát triển được những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để tạo
sự lôi cuốn du khách. Hiệu quả đem lại từ du lịch chưa tương xứng với nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có của đảo. Bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa ra những tiềm năng của Phú Quý để
phát triển du lịch sinh thái, để từ đấy đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái hợp lí,
đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý
Huyện đảo Phú Quý có diện tích khoảng 18km2, với số dân 27.948 người (2015). Tọa độ
từ 10o29'B đến 10o31'B và từ 108o55'Đ đến 108o59Đ. Đảo Phú Quý cách Thành Phố Phan
Thiết 56,7 hải lý (120km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385km)
về phía Tây. Nằm trong nội thủy trên các tuyến giao thông đường hàng hải nội địa (thành phố
Hồ Chí Minh - Hải Phòng) và đường hàng hải quốc tế (TP. Hồ Chí Minh - Hồng Kông, Hàn
Quôc, Đài Loan, Vladivostock, Tokyo...).
Chính vị trí địa lí tự nhiên đã tạo cho huyện đảo Phú Quý những thuận lợi ban đầu trong
việc phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Thêm vào đó, Phú Quý có cơ hội đón dòng khách
tham quan du lịch sẵn có từ Mũi Né (Bình Thuận) đổ về, do vị trí địa lí thuận lợi và sự mới mẻ
về địa điểm du lịch gây sự tò mò cho du khách.
2.1.Tiềm năng về tự nhiên

Với đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và hình thái lãnh thổ, tài nguyên DLST Phú
Quý rất phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là một số loại sau:
*Các hệ sinh thái (HST) tự nhiên đặc thù: Phú Quý được sự ưu đãi của thiên
nhiên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với các HST đa dạng, giàu tiềm năng. Song có
giá trị nhất đối với hoạt động DLST ở đây là HST san hô, cỏ biển; HST biển đảo; cảnh
quan thiên nhiên, HST núi cao,…
- HST san hô, cỏ biển:
Phú Quý có HST rạn san hô và cỏ biển rất lớn. Với tổng diện tích rạn san hô ven
bờ là 1595 ha, gồm 191 loài. Các rạn san hô chủ yếu phân bố xung quanh đảo Phú Quý

và các đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đỏ, Hòn Đen. Dưới đáy biển, san hô dày đặc, ở
ven bờ thường gặp các loại san hô cứng, san hô đá, ra xa có các loài san hô nước, san
hô mềm, san hô sừng, san hô xanh, san hô đỏ nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp.


Vùng thảm cỏ biển rộng lớn, 173 loài rong biển và 8 loài cỏ biển, trong đó có 61
loài rong biển có giá trị sử dụng. Rong Câu và rong Mơ là các nhóm có sinh lượng lớn
và có giá trị kinh tế cao với sản lượng hàng năm ước tính trên 1.000 tấn rong tươi. Cỏ
biển và rong biển làm thành một thảm màu xanh chiếm hầu hết vùng biển nông quanh
đảo. Diện tích phân bố khoảng trên 500 hecta. Loài ưu thế nhất là cỏ Vích (Thalassia
hemprichii) sau đó là cỏ Kiệu Tròn (Cymodocea rotundata) với độ phủ có thể đạt 50100%.
Với sự đa dạng HST san hô, cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt
động DLST: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ, HST đa dạng dưới đáy biển,
học tập, nghiên cứu sinh vật biển.
- HST bãi biển và các đảo lẻ lân cận:
Địa hình Phú Quý có những dãy núi thấp dần ra phía biển nên Phú Quý hình
thành nhiều bãi biển, với những bãi cát trắng trải dài, nước trong xanh như: bãi biển
Vịnh Triều Dương, bãi Nhỏ, bãi Lạch Dù, bãi Rạch Sỏi,… thích hợp cho xây dựng các
khu DLST với nhiều loại hình du lịch tham quan ngắm cảnh, tham quan các làng chài
trên đảo kết hợp với các hoạt động thể thảo gắn liền với biển.
Ngoài đảo chính, Phú Quý còn có nhiều đảo lân cận như: Hòn Tranh, Hòn Đen,
Hòn Đỏ, Hòn Giữa, Hòn Hải…. du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành,
làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm
ngưỡng những dãy san hô kỳ thú, ngoài thú tắm biển, du khách còn tự tạo cho mình thú
vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại tại các đảo lẻ.
*Các hệ sinh thái nông nghiệp: Ngày nay, HST nông nghiệp đã được nhìn nhận
là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo
nên các sản phẩm DLST nông thôn.
- HST lồng bè:
Ở Phú Quý, kiểu DLST tham quan lồng bè tại khu vực Lạch Dù, xã Tam Thanh

đã bắt đầu xuất hiện và phát triển trong vài năm gần đây. Hầu như khách du lịch đến
Phú Quý đều không bỏ lỡ chuyến đi bè thú vị.
Khu nuôi cá mú lồng bè Lạch Dù với khoảng 108 hộ kinh doanh nuôi cá mú lồng
bè với 1837 lồng và diện tích mặt nước khoảng 15.000 m2, được xem là lớn nhất nước


và là huyện duy nhất của tỉnh Bình Thuận có thể nuôi cá mú. Nơi đây đã được Chính
phủ có quyết định thành lập khu kinh tế huyện đảo Phú Quý (2002). Du khách đến đây
có thể tự câu cá, tự chế biến hải sản để thưởng thức sau khi đã thỏa thích tắm biển và
lặn ngắm san hô tại nơi đây.
Hiện nay, loại hình du lịch lồng bè trên đảo Phú Quý đang phát triển mạnh, hấp
dẫn mọi du khách, đặc biệt là giới trẻ.
2.2.Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

*Văn hóa bản địa: Huyện đảo Phú Quý có tài nguyên nhân văn rất phong phú,
góp phần quan trọng cho sự phát triển các loại hình DLST nơi đây.
- Di tích lịch sử, văn hóa
Toàn đảo có 28 di tích lịch sử, văn hóa và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật
thể được hình thành và tồn tại đến hôm nay.
Bảng 1. Các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên đảo Phú Quý
Số TT

Tên di tích lịch sử

Cấp

Vị trí

1


Vạn An Thạnh

Di tích cấp quốc gia

Xã Tam Thanh

2

Chùa Linh Quang

Di tích cấp quốc gia

Xã Tam Thanh

3

Đình làng Long Hải

Di tích cấp tỉnh

Xã Long Hải

4

Đền thờ Công chúa Bàn Tranh

Di tích cấp tỉnh

Xã Long Hải


5

Đền thờ thầy Sài Nại

Di tích cấp tỉnh

Xã Long Hải

6

Đền thờ bà Chúa Ngọc – Vạn Thương

Di tích cấp tỉnh

Xã Ngũ Phụng

7

Đình làng Triều Dương

Di tích cấp tỉnh

Xã Ngũ Phụng

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017
Các di tích lịch sử, văn hóa trên đảo được kế thừa, tiếp biến từ văn hóa của người
Chăm và người Hoa. Người dân Phú Quý có đời sống tín ngưỡng tâm linh gắn liền với
biển cả và Phật giáo như: tín ngưỡng thờ Thành Hoàng tại các đình làng, tín ngưỡng
thờ Ông Nam Hải (cá voi) qua các lăng vạn. Phú Quý là nơi có mật độ phân bố di tích
lịch sử dày đặc và phong phú so với đất liền. Đây là một trong những tiềm năng để Phú

Quý phát triển DLST.
- Lễ hội văn hóa dân gian truyền thống tiêu biểu


Hệ thống lễ hội ở Phú Quý được chia thành 3 loại: lễ hội chung của cộng đồng
người dân toàn đảo (lễ hội đền thờ công chúa Bàn Tranh, lễ hội đền thờ Thầy Sài Nại,
lễ hội chùa Linh Quang, lễ cầu ngư vạn An Thạnh), lễ hội riêng của cộng đồng làng (lễ
hội đình, lăng vạn, đền miếu) và lễ nghi trong gia đình, dòng tộc (tục thờ cúng tổ tiên,
ông bà, cha mẹ). Mỗi lễ hội mang bản sắc riêng, thu hút không chỉ người dân trên đảo
mà còn thu hút cả khách DLST.
- Làng nghề truyền thống:
Trên đảo có nhiều nghề thủ công khá phát triển như: nghề chế biến hải sản, nghề
nuôi cá lồng bè tại khu vực Lạch Dù xã Tam Thanh, nghề lặn ốc tại thôn Phú Long xã
Long Hải, nghề nuôi dông tại thôn Phú An xã Ngũ Phụng,… sản phẩm làm ra được
xuất bán rộng rãi trong đất liền và phục vụ cho khách du lịch khi đến đảo.
Các làng nghề đều có ưu thế về tài nguyên phong phú và sẵn có, rất thuận lợi cho
người dân hoạt động dễ dàng. Đồng thời, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện
thuận lợi để người dân an tâm sản xuất. Như làng nghề nuôi cá lồng bè, Ủy ban nhân
dân huyện Phú Quý đã hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư mạnh
hơn về cơ sở vật chất, phát triển số lồng bè nuôi cá, bên cạnh đó, huyện miễn phí hoàn
toàn thuế mặt nước. Người dân không phải chi trả bất kì chi phí thuế nào liên quan đến
việc sử dụng mặt nước biển vào phục vụ sản xuất, nuôi cá lồng bè.
Các làng nghề tại Phú Quý mang nét đặc sắc riêng của đời sống người dân làng
chài. Điều đấy tạo nên điểm trội trong việc thu hút khách DLST. Đến với các làng
nghề, du khách có thể tự mình chế biến, trải nghiệm đời sống của người dân qua các
hoạt động như câu cá, tham quan quy trình sản xuất.
- Các loại hình nghệ thuật
Loại hình văn hóa phi vật thể nổi tiếng ở Phú Quý là văn học nghệ thuật dân gian:
hát bội, chèo bả trạo. Đây là hai loại hình nghệ thuật dân gian được người dân trên đảo
ưa thích và duy trì đến ngày nay.

Đặc biệt, lòng hiếu khách và sự thật thà của người dân đảo Phú Quý là điều đầu
tiên mà hầu hết du khách đều cảm nhận được ở Phú Quý. Người dân nơi đây mang vẻ


chân chất của người vùng biển. Họ sống hiền lành, chân thật, chịu thương, chịu khó.
Khi đến đây, du khách không bao giờ sợ bị lạc đường, cướp giật, mất trộm, mất xe bởi
người dân rất nhiệt tình, thân thiện.
*Văn hóa ẩm thực: Cuộc sống của người dân Phú Quý gắn liền với biển nên hải
sản là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Có khi chỉ là một nồi canh
cá luộc, hấp, hoặc nướng lên ăn, nhưng chính hương vị, độ tươi ngon của hải sản sẽ để
lại cho du khách nhiều ấn tượng. Du khách đến đảo sẽ bị lôi cuốn bởi những món ăn
đặc sản biển nơi đây như: cua huỳnh đế, cua mặt trăng, cá mú đỏ, ốc nón, gỏi ốc…
được chế biến rất đơn giản.
3. Những nhân tố cấu thành để phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý
3.1.Chính sách và mục tiêu phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quý

Trên cơ sở phát triển du lịch của tỉnh, chiến lược phát triển du lịch huyện đảo Phú
Quý, tập trung xây dựng đảo Phú Quý trở thành 1 trong 6 điểm du lịch cấp quốc gia.
Phát triển DLST gắn với khai thác, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi
trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng biển đảo và quốc gia. Đa dạng loại hình địa đón
khách bằng đường thủy và đường hàng không. Trong đó, DLST được tập trung khai
thác theo 2 hướng chính sau đây:
- Tập trung phát triển DLST gắn với biển đảo: Phát huy thế mạnh bãi biển đẹp,
phong cảnh hùng vĩ để hình thành các điểm du lịch và các tuyến du lịch ven biển, phát
triển du lịch hải đảo mang sắc thái riêng, tạo ra SPDL phong phú, đa dạng, hoạt động
quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút du khách đến nhiều lần...
- Phát triển DLST gắn với giá trị văn hóa bản địa và làng nghề truyền thống: Vừa
mang lại sự đa dạng cho hoạt động DLST, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa của
quốc gia và khu vực trên đảo.
3.2.Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật


- *Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông toàn huyện
bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ đã có những chuyển biến tích cực. Đường
bộ: toàn huyện có 60km đường nội bộ,, trong đó có 26km đường nhựa, còn lại là
đường cấp phối; Giao thông đường biển là phương tiện phổ biến nhất hiện nay nối đảo
với đất liền và các đảo khác nhau. Toàn huyện có 1 cảng biển (Triều Dương), 1 tàu
chuyên chở hành khách (Tàu Hưng Phát 26) với thời gian đi lại là 3,5 – 4 giờ, 4 tàu
khác là tàu Bình Thuận 16, 18, Quê Hương và tàu Phú Quý 07 chuyên chở hành khách
và hàng hóa với thời gian đi lại từ 5-7 giờ; Trên đảo có một sân bay với đường băng


dài 200m, rộng 80m, phục vụ mục đích quân sự (chủ yếu là máy bay trực thăng từ sân
bay Ninh Thuận đến).
*Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã

phủ sóng trên đảo và trên biển cách đảo 5 hải lí. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Sóng
truyền hình đã phủ song khắp đảo 24/24. Đặc biệt, các khách sạn nhà hàng đều chú ý
đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc. Những điều kiện trên đã cơ bản đáp ứng được
nhu cầu của khách du lịch khi đến Phú Quý.
*Các công trình cung cấp điện nước: Năm 2014, nâng cấp hệ thống điện Diesel và

đầu tư 03 trụ phong điện tại xã Long Hải, phát điện 24/24, phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân và nhu cầu du lịch; Hiện nay, Phú Quý có 2 nhà máy nước sinh hoạt
là Ngũ Phụng và Long Hải với tổng công suất thiết kế 2.200m3/ngày đêm. Trên đảo có
11 giếng khoan cung cấp nước thô cho nhà máy nước Phú Quý.
*Các cơ sở lưu trú, ăn uống: Tính đến năm 2016, tổng số nhà nghỉ trên địa bàn
huyện đảo Phú Quý là 20 nhà nghỉ với 124 phòng và 175 giường. Các nhà nghỉ hầu hết
tập trung ở xã Tam Thanh với 19 nhà nghỉ, giá phòng dao động từ 200.000 đ – 300.000
đ/phòng; Các cơ sở ăn uống ở huyện đảo khá phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm
quán cà phê, quán nhậu có phục vụ ăn, quán ăn hải sản, nhà hàng...Có các cơ sở ăn

uống nằm gần các cơ sở lưu trú khách sạn hoặc ở các điểm tham quan du lịch,... nhằm
phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau.
Bảng 2. Số lượng cửa hàng, quán ăn, giải khát phục vụ trên đảo, năm 2016

Quán ăn uống
Buôn bán hàng
Nuôi trồng
giải khát
hóa, hải sản
thủy sản
Tam Thanh
46
191
20
Ngũ Phụng
21
31
12
Long Hải
13
9
76
Nguồn: Phòng kinh tế huyện đảo Phú Quý, 2016)
4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Phú Quý
4.1.Định hướng phát triển các điểm và tuyến du lịch sinh thái Phú Quý

Với lợi thế tài nguyên DLST đa dạng, cùng với sự phân bố tập trung của nhiều tài
nguyên ở một số nơi như Long Hải, Tam Thanh, Ngũ Phụng. Phú Quý có thể phát triển
thành các tuyến DLST trong đó có các điểm du lịch như sau:



**Tuyến Triều Dương - Bãi Nhỏ - Gành Hang: Phạm vi của tuyến bao gồm
khu dân cư Tam Thanh, điểm du lịch Vịnh Triều Dương, cột mốc Phú Quý, Gành
Hang, Bãi Nhỏ.
Đây là nơi quy tụ tài nguyên sinh thái đa dạng, gắn với văn hóa địa phương Tam
Thanh: có chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, Vịnh biển, gành, Hòn Tranh.
Đây là nơi có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, bưu chính viễn thông được
trang bị tốt nhất phục vụ cho hoạt động du lịch.
*Tuyến địa phận Long Hải: Với phạm vi của cụm thuộc địa phận xã Long Hải
gồm có các điểm: Núi Cao Cát, Mũi Doi Mộ Thầy, khu lồng bè nuôi cá mú, đền thờ
Công chúa Bàn Tranh, Hòn Đen, Hòn Đỏ
Các loại hình DLST có thể phát triển chủ yếu: tham quan các di tích lịch sử - văn
hóa, làng nghề; thăm các đảo và câu cá, lặn ngắm san hô. Ngoài ra kết hợp các loại
hình khác nghỉ dưỡng; thể thao biển.
*Tuyến địa phận Ngũ Phụng: Với phạm vi thuộc địa phận xã Ngũ Phụng. Điểm
có thể tổ chức tốt hoạt động DLST gồm Núi Cấm trên núi có Đèn Hải Đăng và Đuốc
Bác, Doi Dừa, Bãi Lăng, trụ Phong điện, chùa Linh Bửu
4.2.Định hướng phát triển sản phẩm và loại hình du lịch sinh thái Phú Quý

Với hệ thống các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học biển, tài nguyên nhân văn, với
các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa gắn liền với cộng đồng cư dân trên đảo…trên cơ
sở tiềm năng, cần phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn, đa dạng hơn loại hình và sản
phẩm DLST:
*Loại hình du lịch tham quan thắng cảnh sinh thái:
Sản phẩm du lịch gắn với loại hình tham quan thắng cảnh sinh thái là các di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh, các làng nghề tại đảo như Mộ Thầy – làng chài Phú
Long; Vịnh Triều Dương – Cảng Phú Quý; Bãi Lăng – Doi Dừa. Với các hình thức
tham quan, trải nghiệm cuộc sống với ngư dân làng chài, không xả rác phá hoại môi
trường.
*Loại hình du lịch thám hiểm, mạo hiểm, lặn biển: Phát triển tập trung ở các

hòn đảo lẻ lân cận như Hòn Đen, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, khu vực bè cá Lạch Dù. Loại
hình cần được chú trọng khai thác hợp lí, vừa khai thác vừa bảo tồn tài nguyên biển
đảo. Chú ý đến hoạt động mang tính chất du lịch, giải trí, không mang nặng tính kinh


tế. Loại hình phải được đầu tư phát triển hiện đại, nhất là trang bị tàu có kính ngắm san
hô cho du khách, phương tiện lặn, có đội ngũ hướng dẫn là những thợ lặn chuyên
nghiệp, am hiểu hiểu về các loại san hô để hướng dẫn cho du khách. Hoạt động tour,
tuyến phải được kiểm soát nghiêm ngặt để vừa quản lí tốt, vừa đảm bảo an toàn cho du
khách.
*Loại hình du lịch tìm hiểu HST nông nghiệp: Loại hình trải nghiệm lao động
sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp: tham quan khu nuôi cá mú lồng bè, khu sản xuất
thủy sản, mua cá tươi sống ở một số bến bãi, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, vừa góp
phần phát triển kinh tế địa phương. Phát triển sản phẩm hải sản đặc trưng nơi đây để
tạo sự hứng thú, thu hút khách du lịch.
*Loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa: Loại hình tham quan,
học tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng, đình chùa và các
làng chài trên đảo tại một số nơi: Làng chài Phú Long, Long Hải, Chùa Linh Sơn, Chùa
Linh Quang, các đình làng. Đặc biệt là tham quan làng chài, vừa thấy được hoạt động
cuộc sống thường nhật của người dân vùng biển, vừa trải nghiệm cuộc sống ngư dân.
Ngoài ra, còn có các loại hình tham quan, tìm hiểu văn hóa lễ hội: Lễ hội cầu ngư,
Hội hát bộ,..
*DLST kết hợp với các loại hình du lịch khác: Phát triển thêm các loại hình du
lịch khác: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du
lịch nghiên cứu; du lịch hành hương. Cần xây dựng tập trung ở bờ biển phía Đông đảo,
để khai thác hiệu quả, tạo SPDL đa dạng hơn.
Trên cơ sở định hướng, khai thác các loại hình và sản phẩm DLST trên đảo một
cách hiệu quả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch, cho kinh tế địa phương và
cho cả cộng đồng dân cư sinh sống trên đảo. Đồng thời cũng giữ gìn, bảo tồn được tài
nguyên DLST giúp phát triển lâu dài.

4.3.Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật du lịch

Để thu hút khách du lịch đến với Phú Quý, điều đầu tiên phải tính đến hạ tầng
giao thông kết nối giữa đảo Phú Quý và đất liền. Đầu tư phát triển đội tàu trung tốc và
cao tốc chất lượng cao chịu được sức gió lớn, chỉ phục vụ chở khách để rút ngắn thời
gian và khoảng cách giữa đảo với đất liền cũng như hạn chế phụ thuộc vào thời tiết để
luôn đảm bảo số lượng khách đến đảo, đảm bảo vệ sinh, tiện nghi đáp ứng yêu cầu du
lịch.


Hiện nay trên đảo đã có điện 24/24, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng cúp điện do
thiếu điện, do đó cần khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió để
đảm bảo phục vụ lượng khách du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, nước sạch là vấn
đề rất nan giải tại đảo, cần huy động người dân và tạo điều kiện về vốn để xây hồ chứa
nước mưa tích trữ trong nhà đủ sử dụng vào những mùa khô nắng.
Đầu tư nâng cấp các thiết bị thông tin liên lạc giữa đảo với đất liền, đảm bảo các
vùng đều có sóng di động ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ truyền hình cáp vì hiện
nay chất lượng dịch vụ truyền hình cáp tại các nhà nghỉ rất kém.
Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao phù hợp với thị trường mục tiêu
dưới dạng nhà nghỉ nhỏ nhưng tiện nghi, nhà nghỉ sinh thái. Đồng thời, cần vận động,
lựa chọn tạo điều kiện về vốn và hướng dẫn người dân đầu tư các mô hình homestay
gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo giữ được nét nguyên sơ đặc trưng của đảo, tránh làm
tổn hại đến môi trường du lịch cũng như cơ sở hạ tầng.
4.4.Định hướng phát triển nhân lực du lịch Phú Quý

Ưu tiên đào tạo những lao động địa phương thành những hướng dẫn viên DLST
chuyên nghiệp. Vì không ai có thể thấu hiểu tự nhiên, con người nơi đây bằng chính cư
dân địa phương – những người đã sinh sống, gắn bó, trải nghiệm trên chính HST mà họ
đang làm việc.
Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách

du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia hoạt động
du lịch. Xây dựng và tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu về nghiệp vụ, phong cách
ứng xử với du khách, bảo vệ môi trường du lịch.
4.5.Định hướng phát triển thị trường DLST

Trong phát triển du lịch công tác quảng bá, xúc tiến đóng vai trò quan trọng,
không những giúp cho khách du lịch biết đến những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn,
những điểm đến thú vị mà còn giúp khách du lịch lựa chọn chuyến đi phù hợp với
mình. Chính vì vậy, Phú Quý cần xác định công tác quảng bá, xúc tiến là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển du lịch. Cần xác định ưu tiên phát triển thị
trường khách nội địa, duy trì thị trường khu vực và các trung tâm gởi khách lớn như:
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên..., hướng
tới tham gia xúc tiến các thị trường du lịch nội địa có thu nhập cao, có nhu cầu du lịch


sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu văn hóa và lối sống ngư dân đảo.
Và thị trường khách Tây Âu, Bắc Mỹ.
5. Kết luận
Phú Qúy có tiềm năng lớn để phát triển loại hình DLST. Trên địa bàn có nhiều
HST với ĐDSH cao, tiêu biểu là HST biển- đảo; HST san hô – cỏ biển và các HST
nông nghiệp; Ngoài ra còn có HST nhân văn gắn với lịch sử, văn hóa, các làng nghề
truyền thống địa phương. Đây là điều kiện tốt để tổ chức các đa dạng tour DLST: lên
núi, xuống biển, vào nhà dân tìm hiểu văn hóa địa phương.
Trong thời gian qua, hệ thống CSHT và CSVCKT có bước phát triển tạo điều
kiện cho du lịch và DLST phát triển. Đường lối chính sách của Nhà nước ngày càng
thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khai thác các tìm
năng du lịch của huyện.
Để khai thác tiềm năng DLST có hiệu quả, tác giả đã đề xuất một số định hướng
dựa trên các nguyên tắc phát triển DLST, xoay quanh các vấn đề về: sự quan tâm hơn
nữa của các cấp quản lý trong công tác quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng – cơ sở vật

chất kĩ thuật; thu hút đầu tư vào loại hình DLST; đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề,
hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp; quảng bá hình ảnh du lịch huyện bằng nhiều
hình thức sâu và rộng; cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch để không làm
tổn hại đến môi trường; tăng cường hơn nữa sự tham gia và lợi ích từ DLST cho cộng
đồng địa phương, đặc biệt xây dựng cơ chế chính sách cho phát triển du lịch cũng như
DLST của huyện đảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bình Thuận Online, Đẩy mạnh phát triển du lịch đảo Phú Quý, Bình Thuận.

[2]

Lê Duy Thông (2015), Phát triển du lịch biển – đảo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 20032013, luận văn Thạc sĩ Địa lí trường ĐH Sư phạm Tp.HCM.
[3]

Tổng cục Du lịch, Du lịch Phú Quý (Bình Thuận) hướng đến phát triển bền vững, Hà
Nội, Việt Nam.
[4]

Phòng Văn hóa Thông tin huyện đảo Phú Quý, Báo cáo tổng kết về phát triển du lịch
huyện đảo Phú Quý năm 2015.



×