1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Tính cấp thiết của viêc̣ nghiên cứu luâ ̣n văn.
Đối với mọi quốc gia, để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền
vững thì một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là phải mở rộng, thu
hút đầu tư từ mọi nguồn lực của xã hội. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện ngân sách nhà
nước còn hạn hẹp thì vai trò của đầu tư càng trở nên quan trọng và thu hút đầu
tư có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành lâm
nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư vào lâm nghiệp. Tuy nhiên theo nhận định chung, đầu
tư vào lâm nghiệp còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu
phát triển lâm nghiệp của đất nước.
Xuất phát điểm của kinh tế vùng Tây Bắc còn quá thấp, cơ sở hạ tầng
nông thôn miền núi còn yếu kém, đặc biệt là giao thông đường bộ, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong đó có phát triển lâm nghiệp.
Tỷ lệ tăng dân số còn cao trong khi diện tích canh tác ruộng nước ít. Sự
gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực, gỗ và lâm sản của đồng bào vùng cao
đang là sức ép lớn đối với rừng hiêṇ có trên địa bàn.
Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía Tây Bắc
của tổ quốc, nơi tập trung các sông lớn là: sông Đà, sông Mã, sông Nậm Rốm,
sông Bôi... Rừng Tây Bắc có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu
nguồn, duy trì nguồn nước cho các hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Sơn
La, Lai Châu... Đây là những công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông
Nam Á, với vai trò điều tiết và cung cấp nước cho đồng bằng Bắc Bộ, cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, cho việc phát triển kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phòng ở vùng biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc. Mặt
2
khác, vùng Tây Bắc là vùng có nhiều dân tộc thiểu số với thu nhập bình quân
thấp nhất nước ta, do vậy mà cần có chính sách phát triển kinh tế để tạo thế
phát triển cân bằng giữa các vùng đồng bằng và miền núi. Chính vì vậy việc
xây dựng và phát triển rừng bền vững trên địa bàn vùng Tây Bắc là vô cùng
cấp bách hiện nay, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc. Trước hết là Nhà nước với vai
trò chủ đạo trong việc đầu tư nguồn vốn “mồi” cũng như tạo ra các chính sách
ưu tiên để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế
hộ gia đình, tư nhân và các hợp tác xã ở địa phương tham gia vào việc đầ u tư
phát triển và bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng một cách hiệu quả. Ngoài ra
còn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát
triển lâm nghiệp. Do vâ ̣y, cầ n thiế t phải có những giải pháp để viê ̣c đầ u tư vào
phát triể n lâm nghiêp̣ đươ ̣c nhiề u thành phầ n kinh tế trong và ngoài nước
tham gia với quy mô đầ u tư lớn. Để đề xuấ t đươ ̣c mô ̣t số giải pháp có tiń h
khoa ho ̣c và thực tiễn nhằ m thúc đẩ y hoa ̣t đô ̣ng đầ u tư phát triể n vào lâm
nghiê ̣p trên điạ bàn 4 tin
̉ h Tây Bắ c Bô ̣ Viê ̣t Nam (Hoà Bình, Sơn La, Lai
Châu, Điện Biên) (Sau đây gọi chung là vùng Tây Bắc) trong những năm tới,
tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
đầu tư phát triển vào lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Tây Bắc Bộ Việt
Nam” để nghiên cứu.
Đầu tư phát triển vào lâm nghiệp gồm nhiều lĩnh vực đầu tư như: Đầu
tư vào lĩnh vực lâm sinh; Cơ sở hạ tầng … Do thời gian thu thập tài liệu có
hạn, tôi tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng đầu tư cho lĩnh vực lâm sinh.
Các lĩnh vực còn lại chỉ đề cập, tổng quan và khái quát.
3
2 - Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
a - Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, rào cản về đầu tư
phát triển vào lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Tây Bắc Bộ Việt Nam.
Để từ đó đề suất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển
vào lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Tây Bắc Bộ Việt Nam gồm: Tỉnh
Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
b - Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề đầu tư phát triển vào
lĩnh vực lâm nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển vào lĩnh vực lâm
nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên giai đoạn
2005 - 2009.
- Đề suất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển
vào lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Tây Bắc Bộ Việt Nam gồm: Tỉnh
Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đố i tươ ̣ng nghiên cứu: là các chỉ tiêu, số liê ̣u, các vấ n đề đầu tư phát
triể n vào lâm nghiêp̣ trên điạ bàn Tây Bắ c và kế t quả, tình hình đầ u tư phát
triể n vào liñ h vực lâm nghiêp̣ trên điạ bàn 4 tỉnh.
* Pha ̣m vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luâ ̣n văn nghiên cứu trên điạ bàn 4 tin̉ h Tây Bắ c Bô ̣
Viê ̣t Nam, bao gồ m tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điêṇ Biên.
- Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố
trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009, số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu
thập số liệu của năm 2009.
4
4 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Luận văn là công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực; là tài
liệu tham khảo giúp tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và Điê ̣n Biên xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp từ nay đến năm 2015 một
cách có cơ sở khoa học.
5 - Bố cục của Luận văn:
Đă ̣t vấ n đề .
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Thực tra ̣ng đầ u tư phát triể n vào liñ h vực lâm nghiê ̣p vùng
Tây Bắ c giai đoa ̣n 2005 - 2009.
Chương 3: Đề xuất mô ̣t số giải pháp nhằ m thúc đẩ y hoa ̣t đô ̣ng đầ u tư
vào liñ h vực lâm nghiê ̣p vùng Tây Bắ c giai đoa ̣n 2010 - 2015.
Kết luận và Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất và sự tác động của đầu tư và đầu tư phát
triển.
Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng
trong bất kỳ nền kinh tế - xã hội nào. Thuật ngữ “Đầu tư” (Investment) có thể
được hiểu đồng nghĩa với “Sự bỏ ra”, “Sự hy sinh” từ đó có thể coi “Đầu tư”
là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật
chất, trí tuệ…) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong
tương lai. Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm đầu tư khác nhau,
nhưng thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau:
- Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các
địa phương, các ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.
- Đầu tư là hoạt động kinh tế nhằm phát triển trong tương lai, đó là hoạt
động sử dụng tiền vốn và các nguồn lực khác trong một khoảng thời gian
tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
- Đầu tư là việc bỏ tiền ra nhằm tạo những năng lực mới để từ đó dự
kiến khai thác được khoản tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra.
- Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội.
Như vậy đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn
với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân
6
phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa cá nhân, các tổ chức không phải là
đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích luỹ của xã
hội, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ tiền tiết kiệm của dân và vốn
huy động khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm
duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Đầu tư phát triển (đầu tư tài sản vật chất và sức lao động) là loại hình
đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi
hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời
sống của mọi người dân trong xã hội. Đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa
chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên
nền móng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường
xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này và nhằm duy trì hoạt động
của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Trong tác phẩm “tư bản”, Mác đã giành phần quan trọng nghiên cứu
về cân đối kinh tế, về mối quan hệ giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội
để đảm bảo quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, về các vấn đề trực
tiếp liên quan đến tích luỹ. Theo Mác, các yếu tố tác động đến quá trình tái
sản xuất là đất, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều kiện để đảm
bảo quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng là chia nền kinh tế thành hai
khu vực là sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Không
những thế nền sản xuất xã hội còn phải đảm mối quan hệ:
(C+V+M)I > CI + CII
Có nghĩa là tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn
cho những tiêu hao vật chất CI và CII ở cả hai khu vực của nền kinh tế, mà còn
phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản
xuất tiếp theo. Còn khu vực II (sản xuất cho tư liệu tiêu dùng) thì:
7
(C+V+M)II > (V+M)I + (V+M)II
Có nghĩa là tư liệu tiêu dùng cho khu vực II tạo ra không chỉ bù đắp tư
liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực mà còn dư thừa để đảm bảo thoả mãn nhu cầu
tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô sản xuất của nền sản xuất xã hội được
mở rộng.
Để có dư thừa về tư liệu sản xuất, một mặt phải tăng cường sản xuất tư
liệu sản xuất ở khu vực I, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở
cả hai khu vực. Để có dư thừa về tư liệu tiêu dùng, một mặt phải tăng cường
sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II mặt khác phải tăng cường thực hành
tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực.
Ngoài ra Mác còn phân tích về các yếu tố kinh tế kỹ thuật. Mục đích
nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư và họ dựa vào chủ yếu là cải tiến kỹ thuật.
Ông cho rằng cải tiến kỹ thuật làm tăng số lượng máy móc, dư thừa lao động,
nghĩa là cấu tạo hữu cơ C/V Có xu hướng ngày càng tăng. Do đó các nhà tư
bản cần nhiều tiền vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất
lao động của công nhân. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm, các nhà tư
bản không được dùng hết giá trị thặng dư. Họ phải chia giá trị thặng dư thành
hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất.
Từ đó có thể tìm ra con đường cơ bản, quan trọng và lâu dài để tái sản
xuất mở rộng là phải phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản
xuất và trong tiêu dùng.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng
cung và đối với tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư,
dù tăng hay giảm đều cùng một lúc phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi
quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá
của các hàng hóa có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động,
8
vật tư) đến một mức độ nào đó làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người
lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt
ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các
yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm
lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động,
giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh tế .
Khi đầu tư tác động đến hai mặt của nền kinh tế, nhưng theo chiều
hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô
nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này
để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động
tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng
trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP
tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước
Vốn đầu tư
ICOR =
Mức tăng GDP
Từ đó suy ra
Mức tăng GDP =
Vốn đầu tư
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư. Ở các nước phát triển ICOR thường lớn do thừa vốn thiếu lao động, vốn
được sử dụng để thay thế công nghệ hiện đại có giá cao. Còn các nước chậm
9
phát triển ICOR thấp do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử
dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Kinh nghiệm cho thấy ICOR trong công nghiệp cao hơn ICOR trong
nông nghiệp. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến
tốc độ tăng trưởng thấp, còn đối với nước đang phát triển, phát triển về bản
chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ
lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến.
1.1.1.2. Một số lý luận về đầu tư phát triển trong lâm nghiệp.
Khái niệm đầu tư trong lâm nghiệp.
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai, mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về
các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động.
Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí
tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các
kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất
của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Theo định nghĩa và phân loại của Liên hiệp quốc đã được nhiều nước
thừa nhận thì: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế bao gồm tất cả các hoạt
động chủ yếu gắn sản xuất hàng hoá có liên quan đến gỗ (gỗ tròn cho công
nghiệp, củi, than củi, gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy, giấy và đồ mộc), sản xuất,
chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng”.
10
Như vậy, theo định nghĩa trên, lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan
trọng đối với các đóng góp cho nền kinh tế quốc dân bằng các sản phẩm được
sản xuất và chế biến từ rừng và dịch vụ môi trường.
Tuy nhiên, đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay thì cần phải có một quan
niệm đầy đủ hơn về lâm nghiệp, đó là: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ
thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và
dịch vụ từ rừng như các hoạt động gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất,
chế biến nguyên liệu lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan
đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp cũng gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt cho
người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng”.
Lâm nghiệp có tính đặc thù nổi bật là:
- Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, phụ thuộc vào tự nhiên, tính rủi ro cao.
- Phạm vi địa bàn sản xuất rộng, tái sản xuất tự nhiên là chủ đạo, giữa
khai thác và tái sinh tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ và mang tính thời vụ.
- Lâm nghiệp có tính xã hội sâu sắc, có mối quan hệ mật thiết đến vấn
đề đất đai, tài nguyên, kinh tế - xã hội tại các vùng khó khăn, xa xôi, nơi có
đồng bào các dân tộc sinh sống, dân trí thấp.
Như vậy, đầu tư trong lâm nghiệp là hoạt động tổng hợp có nhiệm vụ
sử dụng tiền vốn và các nguồn tài nguyên khác, không ngoài khái niệm đầu tư
nói chung nhưng khi triển khai sử dụng tiền vốn và các nguồn tài nguyên đất
đai, tài nguyên rừng trong một thời gian tương đối dài nhằm bảo tồn gen và
đa dạng sinh học, đem lại những lợi ích kinh tế, nguồn nước, môi trường, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Phân loại đầu tư trong lâm nghiệp.
* Phân loại đầu tư theo thời gian:
- Đầu tư ngắn hạn thường áp dụng cho dự án có thời gian thực hiện 1 - 2 năm.
11
- Đầu tư dài hạn thường áp dụng cho dự án có thời gian thực hiện từ 2
năm trở lên.
* Phân loại đầu tư theo mục đích đầu tư:
- Đầu tư lâm sinh, là các hoạt động đầu tư vào các khâu: trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh có tác động, nuôi dưỡng
rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng, xây dựng nguồn giống cây rừng.
- Đầu tư bảo vệ rừng là hoạt động đầu tư vào phòng chống cháy rừng,
phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống khai thác rừng trái phép và bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Đầu tư nghiên cứu khoa học bao gồm đầu tư nghiên cứu cơ bản về
rừng và đầu tư ứng dụng như: nghiên cứu tạo giống cây lâm nghiệp, nghiên
cứu xây dựng qui trình sử dụng rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến sản
phẩm rừng.
- Đầu tư khuyến lâm gồm các hoạt động chuyển giao công nghệ, đào
tạo, phổ biến khoa học kỹ thuật, giáo dục cộng đồng liên quan đến lâm nghiệp
- Đầu tư chế biến lâm sản gồm các hoạt động chế biến nguyên liệu từ
rừng thành sản phẩm, bán thành phẩm, đáp ứng yêu cầu sử dụng của con
người và các ngành kinh tế.
Trong các hoạt động đầu tư trên đều bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ và phát triển rừng như: hệ thống đường giao
thông, công trình phòng trừ sâu bệnh hại, công trình phòng chống cháy rừng,
trạm bảo vệ, cọc mốc, biển báo, trụ sở làm việc, nhà xưởng, máy móc, trang
thiết bị khác.
* Phân loại đầu tư theo nguồn vốn:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân
sách địa phương),
12
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
* Dự án đầu tư:
Một dự án là công việc đầu tư có kế hoạch, là việc thực hiện công tác
quản lý, hoặc là một đề xuất cho các hoạt động mới có liên quan đến việc sử
dụng các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định và có thể được đánh
giá một cách độc lập.
Một dự án có thể là một nhà máy nghiền bột gỗ nguyên liệu giấy hay
đầu tư trồng rừng 10 ha rừng trồng lấy củi. Một dự án bao giờ cũng tạo nên
một cơ sở nhất định cho việc đánh giá các lựa chọn và đưa ra các quyết định
có tính kinh tế.
* Nguồn lực:
Nguồn lực bao gồm nhiều không chỉ nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên, mà quan trọng nhất đó là nguồn tài chính. Lâm nghiệp là một ngành
đòi hỏi tương đối nhiều vốn. Khái niệm vốn được sử dụng ở đây để chỉ những
đầu tư về các nguồn tài nguyên cố định (bao gồm cả đất đai), là những loại tài
nguyên đòi hỏi phải được nuôi dưỡng và phải có sự hỗ trợ cho các hoạt động
kinh tế, mà thường thì các hoạt động này có chu kỳ kinh tế lớn hơn 1 năm hay
1 giai đoạn thị trường nhất định. Trong khi đó, các chi phí như diễn ra trong
một khoảng thời gian tương đối ngắn. Các khoản chi từ vốn thường là các loại
chi phí trọn gói góp phần duy trì sản xuất trong một vài hoặc nhiều giai đoạn.
Các nhà máy cưa xẻ gỗ, nhà máy sản xuất bột giấy, thậm chí đơn giản hơn là
các thiết bị cần thiết để khai thác và vận chuyển gỗ đến nơi buôn bán, cũng
cần phải có những khoản vốn đầu tư đáng kể. Ngoài ra, đối với vốn đầu tư để
13
khai thác và chế biến lâm sản, còn có một đặc trưng mang tính đặc thù riêng,
đó là tỷ lệ cao giữa lượng vốn tích luỹ (sự tích luỹ để phát triển rừng trong cả
một giai đoạn của chu kỳ) với khối lượng sản xuất hàng hoá hàng năm. Giá trị
tiềm tàng của lượng vốn được tích luỹ này là một dạng vốn có tính chi phí cơ
hội cao, và phải được tính đến trong khi quyết định về đầu tư vào rừng và đưa
ra quyết định quản lý tài nguyên rừng. Để thu hút vốn trong ngành lâm
nghiệp, các ngành công nghiệp rừng phải có khả năng sinh lãi đủ để trang trải
mọi chi phí và phải có lợi nhuận tương đối khá. Chỉ có như vậy, giá trị của gỗ
và rừng mới có thể tăng lên được.
* Sự khan hiếm của vốn - chi phí thời gian của đầu tư.
Hầu hết vốn ở các nước đều khan hiếm đặc biệt là nước đang phát triển.
Điều này đòi hỏi về vốn của các dự án có khả năng thực thi về mặt kỹ thuật
thường vượt quá khả năng cung cấp vốn có sẵn của các tổ chức. Do đó, những
nhà ra quyết định cần phải lựa chọn giữa các dự án khác nhau có tính cạnh
tranh để phân bổ các nguồn quỹ có hạn này cho các dự án. Các dự án đầu tư
này phải có tính khả thi về mặt kinh tế, người ra quyết định phải có đủ các căn
cứ và có đủ thông tin tin cậy để so sánh và phân hạng các dự án theo lợi
nhuận thực được dự tính trước. Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận, nhất thiết phải
so sánh tất cả các khả năng của dự án và việc đầu tư, và phân hạng chúng theo
phần đóng góp tương ứng của các dự án và việc đầu tư.
* Xác định tính khả thi của dự án đầu tư.
Việc xác định tính khả thi là một trong những nhiệm vụ cơ bản của các
nhà kinh tế lâm nghiệp là xác định giá trị các dự án đầu tư của ngành lâm
nghiệp và định rõ các lựa cho ̣n, giải pháp về quản lý rừng. Mục tiêu cơ bản
của xác định giá trị kinh tế là, xác định xem liệu lợi nhuận có nhiều hơn chi
phí hay không để có thể đưa ra một quyết định thực thi một cách chắc chắn,
có căn cứ. Như đã chỉ rõ, khi các chi phí và lợi nhuận không đồng thời xảy ra,
14
thì ứng dụng các phép phân tích thống kê chưa đủ để đánh giá dự án. Lợi
nhuận tích luỹ được ở giai đoạn cuối của một dự án đầu tư trồng rừng phải
được so sánh với các chi phí trồng rừng đã được chi từ nhiều năm trước. Nếu
so sánh trực tiếp tổng chi phí và tổng thu mà không tính đến thời gian, tức là
đã bỏ qua giá trị của quỹ thời gian và chi phí cơ hội của các tài nguyên đã
được dùng để đầu tư trồng rừng.
* Phân tích tài chính thông qua chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại thuần).
Trồng rừng vì mục đích thương mại là một quyết định đầu tư có tính
chất cơ bản của nghề rừng (mà chủ yếu là rừng sản xuất). Có rất nhiều loài
cây có khả năng để đầu tư trồng rừng và mỗi loài, mỗi khu rừng lại có khả
năng phát triển và cho năng suất riêng. Cây có thể được trồng theo kiểu quảng
canh bằng các phương pháp tự nhiên và với chi phí tiền tệ thấp. Các khu rừng
cũng có thể được trồng và quản lý theo lối thâm canh, có sử dụng các kỹ thuật
gieo hạt và các phương pháp lâm sinh như tỉa thưa, xén cành trước khi thu
hoạch. Mỗi hoạt động này đều góp phần làm cho rừng phát triển nhanh hơn,
với khối lượng tăng trưởng lớn hơn hoặc chất lượng gỗ được nâng cao.
Nhưng từng hoạt động nói trên cũng sẽ đòi hỏi các chi phí.
Các quyết định đầu tư thường được phê duyệt thông qua các phép phân
tích giá trị hiện tại thực, mà nhờ đó các chi phí và lợi nhuận tương ứng được
điều chỉnh theo phép so sánh tại một thời điểm chung. Có một điểm quan
trọng cần phải nhớ, đó là các chi phí thực và các sự kiện thực luôn xảy theo
thời gian. Giá trị hiện tại thực là tổng thực của các chi phí và lợi nhuận đã
được khấu trừ. Quá trình tính toán giá trị hiện tại thực bao gồm 4 bước sau:
- Xác định và định lượng tất cả các đầu vào, đầu ra.
- Xác định thời gian của các đầu vào và đầu ra.
- Ước tính giá trị của các đầu vào và đầu ra.
- Khấu trừ tất cả các giá trị cho hiện tại và xác định giá trị hiện tại thực.
15
Đầu vào có thể bao gồm là: diện tích trồng (số ha), số lượng gieo trồng
trên mỗi 1ha, số ngày công lao động cần thiết để trồng 1ha rừng, các công cụ
dụng cụ có liên quan và các phương tiện chuyên trở lao động, vật liệu. Cần
phải xác định rõ các loại lao động, dụng cụ và phương tiện vận tải có liên
quan tới việc dẫy cỏ và khai thác.
Đầu ra, là sản phẩm thu từ gỗ và các lợi ích từ rừng, nhưng đối với
rừng sản xuất thì điều đầu tiên là cần phải dự tính được chất lượng gỗ.
Ta có công thức:
Trong đó:
: là khoản thu của năm i.
: là khoản chi phí của năm i.
n : là số năm.
r : là tỷ suất chiế t khấ u đươ ̣c cho ̣n.
Đặc điểm của đầu tư trong lâm nghiệp.
* Thời gian kéo dài:
Trồng rừng là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian theo chu kỳ dài,
có loài cây phải mất đến 70-80 năm mới được khai thác, còn trung bình là 3040 năm như trồng Lim, Táu, Dẻ, Sao…và ít nhất cũng phải mất 7-8 năm như
trồng Bạch đàn, keo lá Tràm, tai tượng… Do vậy mà rừng chịu sự tác động của
rất nhiều yếu tố biến động của thiên nhiên và con người dẫn đến những rủi ro
trong đầu tư. Mặt khác chi phí đầu tư cao, và bao gồm nhiều loại chi phí:
- Chi phí cho trồng và chăm sóc cây con đến khi rừng đạt chu kỳ kinh
doanh.
- Xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng hệ thống đường lâm
nghiệp, đầu tư phòng chống cháy rừng hệ thống vườn rừng được bảo vệ.
16
- Chi phí những rủi ro ngoài ý muốn của người trồng rừng như sâu
bệnh, lửa rừng, mưa bão, hạn hán, chặt trộm, thủ tục vay vốn, cấp giấy phép
khai thác, vận chuyển, tiêu thụ quá phức tạp…
Ngoài ra còn phải đầu tư rất nhiều sức lực để chăm sóc và bảo vệ rừng
trong cả một quá trình đầu tư dài hạn. Thế nên chi phí đầu tư ban đầu cao mà
lại phải chờ sau vài trục năm sau mới được thu hoạch sẽ không thu hút được
các nguồn đầu tư nhất là đầu tư tư nhân. Mặt khác những tư nhân và hộ gia
đình vùng rừng núi thì thiếu điều kiện về vốn, lao động, kỹ thuật lâm sinh để
đầu tư. Các tư nhân ở thành phố hay ở nơi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện phát
triển đầu tư, thường không thích đầu tư vào rừng vừa lâu lại vừa rủi ro cao,
lợi nhuận thấp, khó đánh giá được, thậm chí nhiều khi hết cả cuộc đời mà
không được khai thác cây, không thu lại được vốn. Chính vì vậy từ lâu nay
nguồn vốn đầu tư trồng rừng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do
đó việc bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới đòi hỏi nhà nước phải có
chiến lược phát triển đồng bộ cũng như chiến lược thu hút nguồn vốn từ các
thành phần khác tham gia đầu tư vào lâm nghiệp.
* Khả năng sinh lợi thấp; thời gian thu hồi vốn lâu:
Trồng rừng trong khoảng thời gian dài không những gây tâm lý không
muốn đầu tư là vì vốn đầu tư khê đọng lớn nên chịu nhiều sự biến động nền
kinh tế và tự nhiên xã hội mà còn khả năng sinh lời của vốn đầu tư rất thấp.
Bởi rừng trồng ở những nơi có đất xấu khô cằn, vị trí địa lý, địa hình phức
tạp, giao thông kém phát triển. Nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển, người
dân sống chủ yếu dựa vào rừng, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp. Do đó vốn
rừng trồng không những không được đầu tư mà còn bị khai thác bừa bãi đến
khi đến tuổi khai thác thì sản lượng gỗ thấp giá trị kinh tế không cao (Keo,
Bạch Đàn trong ba năm chi phí khoảng 3,8-5 triệu/ha sau 8-10 năm mới cho
thu hoạch được từ 80-100 m3/ha khai thác. Nếu đơn giá gỗ nguyên liệu bán ở
17
cửa rừng thì cũng chỉ bán được 300-550.000đồng/m3 như thế doanh thu chỉ
đạt: 30-55 triệu đồng/ha trừ chi phí trồng và chăm sóc và công khai thác mất
khoảng 8-10 triệu thì người trồng rừng được lời 3,7 triệu đồng đến 5,6 triệu
đồng/ha/năm là thấp mà thời gian thu hồi vốn là quá lâu. Đó là chưa tính đến
những rủi ro như cháy rừng, sâu bệnh, bão lụt, hạn hán tàn phá.
Do thời gian trồng rừng lâu nên thiếu vốn. Do định kiến mà ngân hàng
cho vay vốn để trồng rừng cũng chỉ là vay trung hạn ít được vay dài hạn. Lãi
suất vay trồng rừng hiện vẫn áp dụng là 8%/năm, nghĩa là sau 10 năm người
vay trồng rừng phải trả gần gấp đôi cả vốn và lãi, hiệu quả lại thấp như nói ở
trên nên hiện nay không ai dám vay để trồng rừng. Người ta đánh giá rất thấp
nghề trồng rừng, mà họ thường đổ xô đi vào trồng cao su, cà phê, tiêu và các
cây ăn quả, tạo ra một sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nông nghiệp với sản
xuất lâm nghiệp.
Hơn nữa các nhà đầu tư thường nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như
sắp xếp vị trí của các ngành theo tiền thuế doanh thu hay GO của ngành đó
đối với nền kinh tế, do vậy mà ngành Lâm nghiệp bị xếp vào hàng kém, bị coi
nhẹ và rất khó được các công ty nước ngoài - công ty liên doanh tham gia góp
vốn đầu tư.
Một điển hình cho một liên doanh trồng rừng ở Việt Nam bị thất bại là
liên doanh trồng rừng giữa Việt Nam và Đài Loan ở Kiên Giang giữa công ty
Nông lâm sản Kiên Giang với công ty lâm nghiệp Taipei (Đài Bắc). Sau 9
năm trồng rừng đã phải giải thể toàn bộ sản lượng gỗ Bạch Đàn của hơn
20.000ha rừng Bạch Đàn đã trồng tính giá trị trên lý thuyết chỉ đạt khoảng 19
triệu USD trong khi mọi chi phí bỏ ra đã lên tới 24-25 triệu USD và nhà nước
Việt Nam đã đồng ý phải cho công ty quốc tế trồng rừng Kiên Tài (Kiên
Giang - Đài Loan) được phép giải thể và bồi thường cho phía Đài Loan hàng
trục triệu USD.
18
* Hiệu quả kinh tế xã hội lớn:
Đầu tư trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao, nhưng thực
tế lại rất khó phân tích tổng hợp đánh giá được những con số về giá trị xã hội
của nó, như bảo vệ môi sinh môi trường, tài nguyên thiên nhiên, chống xói
mòn, lũ lụt, cung cấp nước cho sinh hoạt, cho thuỷ lợi, và phát điện. Đầu tư
trồng rừng mang lại những giá trị văn hoá, lịch sử to lớn, có khi để lại cho
hàng nghìn năm sau những khu rừng rừng có giá trị về bảo tồn quỹ gien, bảo
vệ một động thực vật quý hiếm của rừng nhiệt đới như vườn Quốc gia Cát
Tiên, Cúc Phương... Đầu tư trồng rừng còn tạo điều kiện là tổ ấm cho những
loài động vật hoang dại và động vật quý hiếm sinh sống và phát triển tránh
được sự tuyệt chủng đang xảy ra ở nhiều nơi trên toàn thế giới.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.1.2.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển lâm nghiệp một số nước trên
thế giới.
Đầu tư phát triển trong lĩnh vực lâm nghiệp theo hướng hiện đại hoá và
bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược
phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt trong phát triển tài nguyên rừng. Trên
cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức
phát triển chung cho quá trình đầu tư phát triển trong lĩnh vực lâm nghiệp đối
với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều
kiện cụ thể của mình, dưới đây là kinh nghiệm đầu tư phát triển lâm nghiệp ở
Châu Á :
* Đầu tư phát triển lâm nghiệp ở Trung Quốc:
Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới,
đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó,
nền nông nghiệp Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ
truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận
19
dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự
túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa
đến nay, nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo
hướng hiện đại hóa và bền vững. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự
chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng
như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Nông nghiệp,
nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những
thành tựu đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện từng bước, một bộ phận
dân cư đã có đời sống khá giả.
Theo số liệu thống kê năm 1994, diện tích trồng rừng quốc gia để trồng
rừng gỗ đạt 2.504.000 ha, chiếm 41,8% diện tích trồng rừng tổng cộng của
Nhà nước của năm đó, nhưng 11% ít hơn so với các khu vực trồng rừng gỗ
thành lập năm 1993, trong đó có 0,463 triệu ha đã được phát triển nhanh và
cao sản lượng gỗ rừng trồng, 8,32% ít hơn so với năm 1993.
Để đảm bảo sự phát triển rừng trồng gỗ mịn, Nhà nước đã sử dụng các
kênh sau đây để đảm bảo tài chính cần thiết cho phát triển trồng rừng gỗ:
- Đầu tư theo quy hoạch của Nhà nước. Trong những năm gần đây, Bộ
Lâm nghiệp đã phân bổ 20-30 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ thành lập doanh
nghiệp của rừng trồng có năng suất cao và phát triển nhanh của Bộ và các địa
phương. Từ 1980-1986, 83.000.000 nhân dân tệ đã được đầu tư và 100.000 ha
rừng trồng.
- Địa phương đầu tư. Một số tỉnh / khu tự trị và quận bố trí kinh phí
hàng năm từ tài chính địa phương để thiết lập các đồn điền gỗ. Ví dụ, ở tỉnh
Quảng Đông, Sở Tài chính tỉnh đã phân bổ 12.910.000 nhân dân tệ mỗi năm
trong những năm gần đây thành lập cơ sở trồng; ở tỉnh Hồ Bắc, RMB
13.000.000 nhân dân tệ (5 triệu USD từ các tỉnh, Ủy ban Quy hoạch và 8 triệu
USD từ các tỉnh Sở Tài chính) đã được phân bổ giữa 1980-1985 để trồng rừng
phát triển nhanh và năng suất cao.
20
- Lâm nghiệp vay vốn từ các ngân hàng Nhà nước. Gần đây trong năm
nhiều tỉnh, huyện đã bố trí từ các khoản vay nông nghiệp một số tiền nhất
định của quỹ là các khoản vay, lâm nghiệp và các lĩnh vực lâm nghiệp trả
quyền lợi bằng cách sử dụng các quỹ cải tạo rừng tập thể và các khoản trợ cấp
trồng rừng của Nhà nước . Thực hành này đã được thông qua tại Phúc Kiến,
Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh và Hồ Bắc. Tỉnh Quảng Đông phát hành
10.000.000 nhân dân tệ của các khoản vay hàng năm và lâm nghiệp tỉnh Hồ
Bắc đã phát hành 20.000.000 nhân dân tệ của các khoản vay lâm nghiệp giảm
giá hàng năm từ năm 1984. Từ năm 1986, Nhà nước đã quyết định phát hành
giảm giá các khoản vay trị giá 300 triệu nhân dân tệ cho các dự án lâm nghiệp
trong đó 42% là dành cho thành lập các đồn điền trồng có năng suất cao.
- Bộ sưu tập tiền hoàn lại cho các quỹ tái sinh. Trong tỉnh Phúc Kiến
20-50% giá đăng nhập được khấu trừ của ngành lâm nghiệp như quỹ tái sinh
này sẽ được trả lại cho người nộp sau khi tái sinh được hoàn tất. Trong Tam
Minh Địa, nơi thực hành đã chứng tỏ thành công, 80% tài trợ trồng rừng được
cung cấp bởi các đơn vị sản xuất từ việc bán hàng đăng nhập của họ. Trong
Quận của tỉnh Giang Tây, 10 nhân dân tệ mỗi mét khối là trích từ nhật ký bán
hàng là Quỹ tái sinh của chủ rừng được gửi vào tài khoản ngân hàng đặc biệt
và sự quản lý của Lâm quận Station cho các mục đích kỹ thuật lâm sinh. Sử
dụng sai là bị cấm. Kể từ khi hệ thống như vậy được thông qua, về nhân dân
tệ 1,2-1.500.000 RMB có thể bị thu hồi mỗi năm quỹ lâm sinh.
Đầu tư bằng gỗ đòi hỏi các ngành. Kể từ năm 1980 một số gỗ đòi hỏi
các vùng, lĩnh vực đã thực hiện các hoạt động trồng rừng liên doanh với tập
thể nông thôn bằng các biện pháp đền bù thương mại nông lâm nghiệp hoặc
liên doanh. Trong hầu hết trường hợp, ngành gỗ yêu cầu cung cấp đầu tư và
kỹ thuật trong khi tập thể đóng góp lao động nông thôn; các gỗ do đó sản xuất
phải cung cấp chủ yếu là các nhà đầu tư. Đây là một thực hành cùng có lợi mà
21
không chỉ có thể cung cấp gỗ cho ngành đòi hỏi, mà còn giúp nông dân lâm
nghiệp và trở nên giàu có.
Để thúc đẩy đầu tư Nhà nước, Ngân hàng Thế giới dự án phát triển lâm
nghiệp (tín dụng 605-CHA) được giới thiệu vào năm 1985. Dự án này nhằm
hỗ trợ chủ yếu là 92 trang trại lâm nghiệp Nhà nước ở Quảng Đông, Tứ
Xuyên và Hắc Long Giang thành lập và chuyển đổi rừng trồng gỗ thương
mại, xây dựng đường rừng, thiết bị phụ kiện mua sắm. Thực hiện dự án này
không chỉ thể hiện khả năng của các trang trại lâm nghiệp nhà nước thực hiện
dự án mà còn cung cấp một cơ hội tốt cho các Bộ Lâm nghiệp để tích lũy kinh
nghiệm trong quản lý sự tham gia của nhiều tỉnh trong dự án của Hiệp hội
Phát triển Quốc tế.
Trong tháng sáu, năm 1988, chính phủ Trung Quốc yêu cầu Ngân hàng
Thế giới cung cấp tài trợ và hợp tác để giới thiệu kỹ thuật tiên tiến để thành
lập các đồn điền gỗ phát triển nhanh và năng suất cao ở 16 tỉnh/khu tự
trị. Quy mô trồng rừng trong giai đoạn đầu của dự án là 985.000 ha với tổng
vốn đầu tư 2.357 triệu nhân dân tệ trong đó Ngân hàng Thế giới cho vay là
300 triệu USD. Năm 1989, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trong tài liệu của nó
được mã hóa Nongjing (1989) số 245, phê duyệt đề xuất của Bộ Lâm nghiệp
Liên quan đến các giai đoạn đầu của Dự án Xây dựng 6,7 triệu hecta của tăng
trưởng nhanh và năng suất rừng trồng cao Căn cứ khi sử dụng Ngân hàng Thế
giới và Quỹ đối tác vay trong nước. Vào tháng 5, năm 1990, các cuộc đàm
phán kỹ thuật đã được tiến hành giữa hai bên và sự đồng thuận đã đạt
được. Ngày 29 tháng 5 năm 1990, Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế
giới chấp thuận trên sẽ dự án Trồng rừng Quốc gia Trung Quốc (CR. 2145CHA). Trong tháng mười hai năm 1991, Bộ Lâm nghiệp gửi Ngân hàng Thế
giới, theo các ý kiến và kiến nghị của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, các
đề xuất để phát triển tài nguyên rừng và bảo vệ dự án (FRDPP). Bộ lâm
22
nghiệp tổng hợp các nghiên cứu khả thi của phát triển tài nguyên rừng và bảo
vệ dự án và đệ trình vào tháng Hai năm 1994 đến Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
phê duyệt. Quy mô của FRDPP là 900.000 ha với thời gian dự án của 6 năm
(trong đó có 2 năm để chăm sóc cây mới trồng) và đầu tư tổng cộng 2.900
triệu nhân dân tệ trong đó Ngân hàng Thế giới cho vay là 200 triệu USD. Nó
chứng minh rằng cơ sở của gỗ rừng trồng tăng trưởng nhanh và năng suất cao
là một thước đo thực tế và chiến lược xây dựng nguồn tài nguyên rừng, giảm
từ nguồn tài nguyên và khủng hoảng kinh tế, giảm thiểu không phù hợp giữa
nhu cầu gỗ và cung cấp, duy trì và cải thiện hệ sinh thái và môi trường nói
chung .
Mục tiêu tổng thể phát triển trồng rừng gỗ ở Trung Quốc có những
vùng rừng hiện có và các quận lâm nghiệp làm cơ sở trọng điểm, ưu tiên
chuyển đổi, tái tạo và cải thiện chất lượng thấp đứng hiện có, khoanh nuôi tái
sinh kết hợp với chăm sóc cây mới trồng non tuổi và trung bình, thông qua
phương pháp tiếp cận quản lý chuyên sâu và định hướng. Vùng có điều kiện
thuận lợi được lựa chọn để được nhanh chóng phát triển và năng suất cao gỗ
rừng trồng. Quy mô tổng thể theo kế hoạch sẽ được 40.350.000 ha rừng trồng
gỗ, trong đó có 27.660.000 ha rừng trồng tăng trưởng nhanh và năng suất gỗ
cao. Việc nhanh chóng phát triển mới và gỗ rừng trồng có năng suất cao
chương trình phát triển sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn:
- Trong kế hoạch năm năm lần thứ IX giai đoạn (1996-2000),
3.340.000 ha được quy hoạch trong đó trồng mới được 1.550.000 ha, trồng và
chăm sóc cây từ 1 đến 2 tuổi 1.130.000 ha, khoanh nuôi tái sinh của các vùng
đã lựa chọn được 0,66 triệu ha;
- Từ năm 2001 đến năm 2010, 6.390.000 ha được quy hoạch, trong đó
mới phát triển nhanh và gỗ rừng trồng có năng suất cao được 3.450.000 ha,
chuyển đổi rừng hiện có vào và năng suất cao được trồng phát triển nhanh
1.060.000 ha và trồng rừng phát triển nhanh và năng suất cao được 1.880.000 ha;
23
1.1.2.2. Đầu tư phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Chính phủ
đã quan tâm đến đầu tư cho lâm nghiệp, nhất là thời kỳ hoà bình sau năm
1954. Đất nước trải qua 3 giai đoạn chiến tranh, phục hồi đất nước sau chiến
tranh và đổi mới đến nay. Mỗi thời kỳ đều có đầu tư, trong chiến tranh chủ
yếu tập trung khai thác gỗ phục chiến tranh, sau hoà bình vừa khai thác gỗ
cho xây dựng vừa khôi phục lại rừng đã mất. Nhưng trong gần 20 năm đổi
mới, lâm nghiệp đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư
lớn nhất, nhiều chương trình, dự án (327, 661 và nguồn hỗ trợ ODA) đã mang
lại những kết quả khả quan trên các lĩnh vực bảo vệ rừng, tạo rừng mới và đổi
mới nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc quản lý và phát triển rừng.
Đã phủ xanh phần lớn diện tích đồi trọc, tạo ra một số vùng nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến lâm sản góp phần bảo vệ môi trường, xoá đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế miền núi.
Đầu tư phát triển lâm nghiệp đã tác động chung đến những lĩnh vực đầu tư cụ
thể sau:
Về quản lý và bảo vệ rừng: Đã bố trí quản lý bảo vệ trên 12.461 triệu
ha diện tích rừng hiện có, trong đó trực tiếp giao khoán bảo vệ rừng 2,4 triệu
ha, còn lại do các doanh nghiệp, ban quản lý, các khu rừng đặc dụng, chính
quyền các cấp và lực lượng kiểm lâm bố trí quản lý. Các địa phương đã tích
cực triển khai công tác phòng chống cháy rừng, diện tích rừng bị cháy đã
giảm. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, khai thác rừng còn xảy ra chưa được
giải quyết cơ bản, từ năm 2001- 2003 diện tích rừng bị phá, cháy 57.482 ha
(tài liệu kiểm toán nhà nước báo cáo 25/01/2005).
Hệ thống rừng đặc dụng quốc gia đã cơ bản hình thành, 126 khu rừng
(28 vườn quốc gia) với 2.541.675 ha đã được xác định ranh giới trên bản đồ
và thực địa và hình thành 81 ban quản lý để bảo vệ và triển khai đầu tư nhằm
24
bảo tồn thiên nhiên và nguồn gen quý hiếm. Tồn tại lớn nhất của hệ thống
rừng đặc dụng là trách nhiệm quản lý còn chồng chéo, đầu tư thấp và có 20
khu chưa có chủ quản lý.
Xây dựng rừng:Từ những đổi mới về chính sách lâm nghiệp, năm 2004
và những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có những tiến bộ đáng kể. Hoạt
động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ lấy quốc doanh làm chính sang phát
triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đã áp dụng
biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tiến độ trồng rừng cả nước trước đây
bình quân 50.000 ha/năm, gần đây bình quân 200.000 ha/năm. Tính đến
31/12/2009 diện tích rừng cả nước là 13,3 triệu ha,( theo Quyết định số
2140/QĐ-BNN-TCLN) góp phần nâng độ che phủ của rừng cả nước từ 37,7%
( năm 2005), lên 39,1% năm 2009. Vùng Tây Bắc từ 39,3% (năm 2005) lên
42 % (năm 2009).
Đầu tư lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu:Cả nước có khoảng
169.000 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 1.200 doanh nghiệp và trên 300 doanh
nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút trên nửa triệu lao động, tạo ra
hàng vạn việc làm và góp phần xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2004 và khả
năng năm 2005 đạt 1,5 tỷ USD. Đầu tư cho chế biến chủ yếu huy động nguồn
vốn tư nhân và FDI, Nhà nước chỉ đầu tư một số cơ sở công nghiệp lớn như
nhà máy Giấy, ván MDF, ván dăm. Riêng ngành công nghiệp giấy Việt Nam
đã có những bước phát triển đáng kể, mức tăng trưởng về tiêu dùng giấy và
các sản phẩm giấy vượt so với dự báo và mức tăng trưởng sản lượng các sản
phẩm giấy cũng vượt so với kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao, thể hiện
qua các số liệu sau :
Về công suất và sản lượng giấy toàn ngành:
- Năm 2000 đạt 408.000 tấn, vượt 108.000 tấn so với mục tiêu là
300.000 tấn.
25
- Năm 2002 đạt 468.000 tấn, vượt 93.000 tấn so với mục tiêu là
375.000 tấn.
- Năm 2005 dự kiến đạt 850.000 tấn, vượt 350.000 tấn so với chỉ tiêu
đề ra là 500.000 tấn.
Các lĩnh vực khác:Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước cấp vốn đầu tư cho
mở đường lâm nghiệp phục vụ vận chuyển lâm sản, khai thác gỗ và trồng
rừng. Từ 1964 đến hết năm 1993, hơn 6.000 km đường được mở vào vùng
sâu, vùng xa tạo thành mạng lưới giao thông để hiện nay Nhà nước tiếp tục
đầu tư nâng cấp và nối với các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, khai thác gỗ giảm nên việc đầu tư mở
đường lâm nghiệp không còn như trước, chương trình phủ xanh đất trống đồi
núi trọc (327) và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chỉ cho 5% vốn của dự án
cho đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, các dự án vay ODA, đường tuần tra bảo vệ
trong các khu rừng đặc dụng, đường chống cháy rừng trong dự án trồng rừng
đang được đầu tư phục vụ lâm nghiệp và dân sinh miền núi. Nghiên cứu khoa
học, giáo dục đào tạo, giống lâm nghiệp đang được nhà nước quan tâm đầu
tư, tạo thành hệ thống lâm nghiệp trong cả nước.
Về vốn đầu tư: Trong 5 năm gần đây (2001-2005), mức đầu tư lâm
nghiệp có tăng nhưng chưa đáp ứng, ngân sách đạt khoảng 70% nhu cầu, vốn
tín dụng đầu tư trồng rừng sản xuất thấp do chưa có cơ chế đầu tư hợp lý.
Ước tổng số vốn thực hiện của dự án là: 8.987 tỷ đồng.
Ngân sách TƯ: 2.913 tỷ đồng, bằng 32,5,% tổng mức.
Ngân sách địa phương: 6.074 tỷ đồng, bằng 67,5% tổng mức.
Việc quản lý vốn và cấp phát vốn đầu tư ngân sách được thực hiện khá
chặt chẽ. Sau khi có Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính
phủ thì trồng rừng sản xuất không được đưa vào đối tượng vay qua Quỹ phát
triển đầu tư, sang năm 2005 mới được Chính phủ bổ sung.