Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 18 trang )

Sáng kiến:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC NỘI DUNG KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS CAO THẮNG ”

Người thực hiện: Bùi Thị Thư


CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN GỒM BA PHẦN CHÍNH
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trình bày những lý do đề suất sáng kiến
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng của vấn đề
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
IV. Hiệu quả của SK
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN .


CHƯƠNG I:
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn lịch sử là môn học rất được chú trọng ở các nhà trường phổ thông nói
chung và trường Trung học cơ sở nói riêng. Thông qua bài giảng, người thầy có thể
giúp cho học sinh nắm được sự phát triển của xã hội loài người, những quy luật
của xã hội… Để từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm
tự hào dân tộc, tiếp thu và phát huy di sản văn hóa của nhân loại với những giá trị
nhân văn truyền thống….
Tuy nhiên, chưa có một chuyên đề nào hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy lịch sử, mà chủ yếu là giáo viên tự tìm tòi
những thông tin về kênh hình đó thông qua những tài liệu lịch sử hoặc từ những
nguồn thông tin khác.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh khai


thác nội dung các kênh hình trong sách giáo khoa lịch sủ 8 ở trường THCS Cao
Thắng”.


CHƯƠNG II:
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và
yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn
SGK Lịch sử THCS có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo
khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu của giáo viên mà còn
là tài liệu học tập của học sinh theo định hướng mới. Kênh hình trong SGK
không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một
nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh.
Kênh hình trong SGK lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ,
tranh ảnh lịch sử: Dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn
cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Sự phong phú, đa dạng của kênh hình trong SGK như vậy, đòi hỏi giáo
viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo.


II. Thc trng ca vn
ã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng
sách giáo khoa trong dạy học Lịch sử ở trờng trung học cơ sở
nhằm nâng cao hiệu hiệu quả giờ học. Tuy nhiên, việc khai
thác nội dung kênh hỡnh trong sách giáo khoa là biện pháp quan
trọng để nâng cao chất lợng dạy học lại cha đợc quan tâm
một cách đầy đủ.
Một là: Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh ch của sách
giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy

nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hỡnh không chỉ là
nguồn kiến thức quan trọng, mà còn là phơng tiện trực quan
có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn
hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Hai là: Không ít giáo viên cha hiểu rõ xuất xứ, nội dung
ý nghĩa của kênh hỡnh trong sách giáo khoa.
Ba là: Có nhng giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội
dung kênh hỡnh nhng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử
dụng mang tính hỡnh thức,minh ha cho bi ging.


III. Các biện pháp giải quyết vấn đề .
1. Các nguyên tắc khi sử dụng các kênh hình.
Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa
cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa
làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên
không sử dụng chúng trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với
học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh,
giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để
vận dụng cho phù hợp. Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh
nào cũng giới thiệu mô tả thì không đủ thời gian.


2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh.
Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài
liệu. Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học
sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh.
- Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai? ...
- Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh.

3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh.
Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét hình thành kỹ năng mô tả tường
thuật. Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.


4. Các bước làm việc với các kênh hình trong sách giáo khoa.
Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách
khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu nội dung của tranh ảnh.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh,
học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung
khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.


5. Một số biện pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ.
* Khai thác nội dung tranh ảnh

Hình 84 - Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
Hình 84 được sử dụng khi dạy mục I, ý 2 – Chiến sự ở Gia Định những
năm 1859. GV cần cho HS quan sát kĩ bức tranh, gợi ý một số câu hỏi để các
em thảo luận nhóm.
- Đại đồn Chí Hòa được xây dựng nhằm mục đích gì?
- Vì sao Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ nhanh chóng?


Hình 99 Tình cảnh nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1- Các vùng nông thôn. GV cho
HS quan sát ảnh và gợi mở một số câu hỏi để HS thảo luận:

- Quan sát ảnh, em thấy người nông dân đang làm gì?
- Em có suy nghĩ gì về đời sông của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp
thuộc?


Hình 100 - Công nhân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 2 - Đô thị phát triển, sự xuất hiện
của các giai cấp, tầng lớp mới. GV cho HS quan sát kĩ bức tranh, gợi mở một số
câu hỏi cho HS thảo luận:
Em suy nghĩ gì về đời sông của giai cấp công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc.


* Khai thác nội dung các lược đồ

Hình 86 -Lược đồ những địa diểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kì ( 1860- 1875)
Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II - Cuộc kháng chiến chống pháp từ
năm 1858 đến năm 1873. GV giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS quan sát
kết hợp với theo dõi nội dung SGK để thảo luận một số câu hỏi sau:
- Quan sat lược đồ, em thấy quy mô các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì?


Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II, ý 3 - Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 1895 ). Khi sử dụng, trước hết GV giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS
quan sát, kết hợp với SGK và gợi mở:
- Em hãy xác định căn cứ chính của nghĩa quân trên lược đồ?
- Vì sao nghĩa quân Hương Khê lại chọn căn cứ Ngàn Trươi làm đại bản doanh?


Hình 96 - Lược đồ căn cứ Yên Thế
Lược đồ nhằm cụ thể hóa vị trí địa lí của căn cứ Yên thế, GV có thể dựa vào

đó để giảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 -1913 ). Khi sử dụng,
GV giải thích các kí hiệu và hướng dẫn HS quan sát:
- Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa
quân. chiến thuật đánh địch chủ yếu của nghĩa quân là gì?
- Cuộc khởi nghĩa này có gì khác với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần
Vương? Qua đó nói lên điều gì?


IV. Hiệu quả của sáng kiến.
Trong năm học 2015 - 2016, Sau khi hoàn thành sáng kiến tôi đã mạnh dạn
áp dụng vào quá trình giảng dạy tại trường THCS Cao Thắng và kết quả thu
được là khả quan.
- Tỉ lệ học sinh yêu thích môn Lịch sử cao hơn ( thời kì điều tra là cuối học kì
I và sau bài 30 của học kì II).
- Đa số học sinh có hứng thú khi học môn Lich sử
- Kết quả so sánh Lớp 8C : Tổng số 34 học sinh
Giỏi

Khá

TB

Yếu

TT

Năm học
2015-2016

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

HKI

8

23,5

12

35,3

13

38,3


1

2,9

2

HKII

12

35,3

15

44,1

7

20,6

0

So sánh

Tăng – Giảm

Tăng
4


Tăng
11,8

Tăng
3

Tăng
8,8

Giảm
6

Giảm
17,6

Giảm
1

Giảm
2,9


CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Tôi hi vọng với nội dung của sáng kiến này sẽ giúp GV giảng dạy môn
Lịch sử giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng kênh hình trong SGK. Để
làm được điều này tôi mong rằng PGD nên có một cuộc hội thảo để cho GV
có cơ hội trao đổi kinh nghiệm việc sử dụng kênh hình trong SGK
Trong năm học 2015-2016, mặc dù so sánh chất lượng giữa 2 học kỳ là

chưa cao song với sự điều chỉnh và sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò,
chất lượng bộ môn đã có nhiều tiến bộ rõ rệt so với thời gian trước.
Bản thân là người trực tiếp nghiên cứu về những vấn đề nêu trên. Tôi tin
rằng với những hệ thống biện pháp mà sáng kiến đưa ra đưa ra sẽ có tính
khả thi nếu được nhà trường vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt.


2. Kiến nghị
- Tôi chỉ có một số kiến nghị như sau: Mong rằng các cấp lãnh đạo quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất ( Lớp học, các tư liệu tranh ảnh, lược đồ, các tài
liệu tham khảo...) để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và
phương tiện dạy học, mở nhiều lớp tập huấn để giáo viên nâng cao trình độ
sư phạm
-Với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít
-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn
lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường
THCS Cao Thắng đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này .




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×