Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nội dung và Phương pháp dạy học giải các bài toán có lời văn lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.69 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
và Lãnh đạo Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ cho phép em được
nghiên cứu Đề tài này; chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy
XXX, cùng các giảng viên Khoa sư phạm Trường Đại học Cần Thơ và
những thầy cô cùng lớp đã góp ý, giúp đỡ em hoàn thành Đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Ban Giám
hiệu trường đã tạo điều kiện cho em tham gia học khóa đào tạo này.
Qua thời gian nghiên cứu, bản thân đã cố gắng để hoàn thành Tiểu
luận với kết quả tốt nhất, hạn chế thấp nhất sai sót, tuy nhiên do trình độ và
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, trong quá trình thực hiện đề tài chắc
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của Ban
Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sư phạm Nhà trường, quý thầy cô, các bạn và
đặc biệt là thầy XXX để Tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Cuối lời em xin chúc Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa sư phạm Nhà
trường, quý thầy cô luôn dồi dào sức khoẻ, có nhiều hạnh phúc trong công
việc và cuộc sống gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
(Đề tài này thực hiện trong năm 2017.
Kết quả chấm điểm Đề tài này là 9 điểm nha cả nhà)

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN

I


-

MỞ

ĐẦU

.................................................................................................................
1
1.

do
chọn
đề
tài
.................................................................................................................
1
2.
Mục
tiêu
nghiên
cứu
.................................................................................................................
1
3.
Nhiệm
vụ
nghiên
cứu
.................................................................................................................
2

4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
.................................................................................................................
2
5.
Phương
pháp
nghiên
cứu
.................................................................................................................
2
6.
Thời
gian
nghiên
cứu
.................................................................................................................
2
7.
Cấu
trúc
Đề
tài
.................................................................................................................
3
PHẦN
II
NỘI
DUNG :
.................................................................................................................
4

Chương 1: Tìm hiểu nội dung dạy học về Giải các bài toán có
lời
văn
trong
chương
trình
Toán
Hai
.................................................................................................................
4
1.1 Nội dung về Giải các bài toán có lời văn trong chương
trình
Toán
Hai
.................................................................................................................
4
1.1.1. Nội dung giải toán có lời văn lớp Hai
.................................................................................................................
4
1.1.2. Hệ thống các tiết dạy học về Giải toán có lời văn trong
chương
trình
môn
Toán
lớp
Hai
.................................................................................................................
4
2



1.2. Đặc điểm về cấu trúc nội dung về Giải các bài toán có lời
văn trong chương trình toán Hai và cách trình bày của sách giáo
khoa
lớp
Hai
.................................................................................................................
7
1.2.1. Đặc điểm về hình thức của SGK Toán lớp Hai
.................................................................................................................
7
1.2.2. Đặc điểm chung của chương trình SGK Toán lớp Hai
.................................................................................................................
7
1.2.3. SGK Toán 2 được biên soạn thành từng tiết học, có thể
chia
thành
3
dạng:
.................................................................................................................
8
Chương 2: Tìm hiểu phương pháp dạy học về Giải các bài
toán có lời văn trong chương trình Toán Hai.:
11
2.1 Mục tiêu, mức độ yêu cầu dạy học về Giải các bài toán có
lời văn trong chương trình Toán Hai và Chuẩn kiến thức, kỹ năng
cần đạt về Giải các bài toán có lời văn trong chương trình Toán
Hai.
.................................................................................................................
11

2.1.1.
Mục
tiêu
chung:
.................................................................................................................
11
2.1.2.
Mục
tiêu
riêng:
.................................................................................................................
11
2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt về Giải các bài toán
có lời văn trong chương trình Toán Lớp Hai:
.................................................................................................................
11
2.2. Phương pháp dạy học về Giải các bài toán trong chương
trình
Toán
Hai:
.................................................................................................................
14
2.2.1. Các phương pháp dạy Toán có lời văn lớp Hai
.................................................................................................................
15
2.2.2. Phương pháp về Giải các bài toán có lời văn trong
chương
trình
Toán
lớp

Hai.:
.................................................................................................................
19
3


2.3. Phương pháp dạy học một số nội dung cụ thể:
22
2.4. Vài nét liên hệ vấn đề được nghiên cứu với thực tế phổ
thông
nơi
thực
tập.:
.................................................................................................................
27
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
.................................................................................................................
37
1.
Kết
luận:
.................................................................................................................
37
2.
Kiến
nghị:
.................................................................................................................
38

TÀI

LIỆU
THAM
KHẢO:
................................................................................................
39

4


PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ vĩ đại, Người cha kính yêu của dân tộc đã nhắc nhỡ rằng: "Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, đất nước Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ một phần công học tập của các em”. Lời dạy đó cho đến ngày nay
vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Để thực hiện tốt lời dạy của Bác trong công tác giáo dục thế hệ trẻ ngày
nay, thì việc đổi mới phương pháp Giáo dục và dạy học là một nhiệm vụ cấp thiết
hơn cả. Trong hệ thống môn học của chương trình Tiểu học nói chung và lớp Hai
nói riêng môn Toán giữ vị trí quan trọng. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu, tìm
hiểu nắm được chương trình sách giáo khoa Toán lớp Hai và những khó khăn,
thuận lợi từ đó có thể đổi mới biện pháp cũng như phương pháp để nâng cao tính
tích cực học tập cho học sinh.
Trong các môn học nói chung, biết vận dụng phương pháp học sẽ nắm chắc
yêu cầu của môn học và giá trị của nó đối với đời sống xã hội. Và ngược lại, môn
Toán dễ làm cho học sinh trở nên chán ngán, lo sợ, thiếu tự tin, có thể gây ức chế
khi đến giờ học môn toán, đồng thời là nguyên nhân làm cho các em khó tiếp cận
với các môn học khác.
Trong chương trình toán tiểu học lớp Hai tuy mức độ hơi khó nhưng kiến
thức kỹ năng có tính cơ bản mở đầu, nếu học sinh học kém môn toán sẽ hạn chế

trong những năm học tiếp theo. Cho nên đối với cấp học, bậc học hay môn học
nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu của nó và điều có học sinh khá, giỏi, trung bình,
yếu, kém nhưng với học sinh khá, giỏi thì các em tiếp thu được vốn tri thức nhanh
hơn so với những học sinh còn lại.
Nhằm khai thác, tìm hiểu nội dung biên soạn sách giáo khoa toán ở Tiểu học
với mạch kiến thức về Giải toán có lời văn để tìm ra phương pháp và hình thức dạy
học phù hợp với lứa tuổi học sinh giúp phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh. Giúp học sinh có cảm nhận và nhận định đúng về Giải toán có lời văn.
Để chúng em có điều kiện tiếp cận sớm chương trình sách giáo khoa Toán
lớp Hai, biết được nhưng khó khăn, những điểm hợp lí và chưa hợp lí, qua đó có
thể tìm ra những phương pháp thích hợp nhất, đồng thời được đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn, là cơ sở quan trọng để có thể vận dụng vào công việc giảng dạy
môn Toán sau này. Vì những lí do trên em mạnh dạng chọn đề tài: "Nội dung và
phương pháp dạy học Giải các bài toán có lời văn trong chương trình môn
Toán lớp Hai” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất của phương pháp dạy học tích cực, qua đó nắm được
vai trò và nội dung của một số phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời nghiên
cứu tìm biện pháp cải thiện phương pháp dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của
học sinh và đề xuất một số nội dung nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải
toán có lời văn cho học sinh Tiểu Học trong đó có học sinh lớp Hai.
- Tìm ra một số biện pháp và phương pháp phù hợp để nâng cao tính tích cực

5


học tập môn Toán cho học sinh nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề khó
khăn trong quá trình học tập của các em. Và phải có phương pháp cụ thể để tạo cho
học sinh biết cách tính toán giải toán, đặc biệt là phát huy tính tích cực tự giác chủ

động, sáng tạo của học sinh, phương pháp phù hợp với từng lớp và học sinh bồi
dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác
động đến hứng thú niềm vui để học sinh khỏi e sợ, chán ngán, rụt rè khi học môn
toán tạo niềm tin cho học sinh và giúp học sinh có động lực học tốt môn toán. Giúp
cho kết quả học tập của các em được nâng lên, nhất là môn toán, đáp ứng kịp thời
trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung và phương pháp dạy học Giải các bài toán có lời văn trong
chương trình môn Toán lớp Hai.

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp dạy học về Giải các bài toán có lời văn trong
chương trình môn Toán lớp Hai.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh và giáo viên dạy Toán lớp Hai với vai trò chủ nhiệm lớp học.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy
học Giải toán có lời văn trong chương trình môn Toán lớp Hai ở Trường Tiểu học.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, em vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, vấn đề có lý
luận liên quan làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng nhằm bổ sung và từng bước hoàn
chỉnh nội dung nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu sự tác động của giáo viên và

tính tích cực của học sinh đối với môn học và kết quả môn học đạt được để đánh
giá nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập môn Toán của học
sinh và chú ý hoạt động của giáo viên. Đây là phương pháp được sử dụng trong
phạm vi hẹp ở các giờ học môn Toán nhằm quan sát hành vi, thái độ, kỹ năng tính
toán, quan sát một cách tự nhiên, toàn diện tình hình tiếp thu kiến thức của học
sinh. Nắm được quá trình lên lớp học bài, và mức độ cho phép sự linh hoạt sáng
tạo của giáo viên để phù hợp với đối tượng học sinh và qua đó biết được tình hình
dạy học môn Toán của giáo viên ở trường tiểu học.
+ Phương pháp trò chuyện, trao đổi: Thông qua quá trình tiếp xúc, trò
chuyện với học sinh, đồng nghiệp, nhằm tiếp thu những thuận lợi, khó khăn,

6


vướng mắc của việc giải toán có lời văn, thông quá đó tìm hiểu, nhận xét khả
năng, trình độ của học sinh trong quá trình học tập.

6. Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 01/02/2017 đến ngày 28/02/2017: Hoàn thành đề cương.
- Từ ngày 01/3/2017 đến ngày 31/5/2017:
- Từ ngày 01/6/2017 đến ngày 10/6/2017:
Nộp về trường .

Thực hiện đề tài.
Điều chỉnh, hoàn tất đề tài.

7. Cấu trúc đề tài
Phần I - Mở đầu
Phần II - Nội dung

Chương 1: Tìm hiểu nội dung dạy học về giải các bài toán có lời văn trong
chương trình toán lớp Hai
Chương 2: Tìm hiểu phương pháp dạy học về giải các bài toán có lời văn
trong chương trình toán lớp Hai
Phần III - Kết luận

7


PHẦN II - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ GIẢI CÁC BÀI
TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP HAI
1.1 Nội dung về Giải các bài toán có lời văn trong chương trình
Toán lớp Hai
1.1.1. Nội dung giải toán có lời văn lớp Hai
- Dạy cách giải và cách trình bày bài giải các bài toán đơn vị cộng, trừ
trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Một số bài toán về nhân, chia trong phạm vi bảng nhân chia với 2, 3, 4, 5.
- Bước đầu làm quen với giải toán có nội dung hình học (tính độ dài, tính
chu vi các hình).
- Các bài toán liên quan đến phép tính với các đơn vị đã học (cm, m, km,
kg,…).
- Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích đề bài, giải
quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết).
- Toán lớp Hai không dạy các bài toán mang tính đánh đố học sinh nhưng
nội dung các bài toán phong phú, gần với thực tiễn xung quanh các em, bài toán
thường đặt ra dưới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn.
- Dạy trình bày bài giải của bài toán có lời văn gồm câu hỏi kèm theo phép
tính trung gian và đáp số.
1.1.2. Hệ thống các tiết dạy học về Giải toán có lời văn trong chương

trình môn Toán lớp Hai
Phân phối chương trình của mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Hai
như sau:

STT

Tiết

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

3
4
8
9
10
12
13

14
16
17
18
19
20
21

Bài tập cần
làm

Tên bài
Số hạng – tổng
Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập chung
Luyện tập chung
26 + 4 ; 36 + 24
Luyện tập
Cộng với số một số 9+5
49 + 25
Luyện tập
8 cộng với một số 8 +5
28 + 5
38 + 25
Luyện tập

3
4
4

4
4
2
4
4
3
4
4
3
3
3

8

Thời
lượng
(tiết)
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

1

Số trang
5
6
10
11
11
13
14
15
17
18
19
20
21
22


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
34
35
36
37
38

30
31
32
33

39
40
41
42


34
35

43
44

36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49

45
46
48
49
50
51
52
53

56
57
58
59
60
63

50
51
52
53
54
55

64
66
67
68
71
77

56
57

78
79

Bài toán về nhiều hơn
Luyện tập
7 cộng với một số 7 + 5

47 + 5
47 + 25
Luyện tập
Bài toán về ít hơn
Luyện tập
Ki - lô - gam
Luyện tập
26 + 5
Luyện tập
Bảng cộng
Luyện tập
Phép cộng có tổng bằng
100
Lít
Luyện tập
Luyện tập chung
Tìm một số hạng trong một
tổng
Luyện tập
Số tròn chục trừ đi một số
11 trừ đi một số
31 – 5
Luyện tập
12 trừ đi một số
32 – 8
52 – 28
Luyện tập
13 trừ đi một số 13 – 5
Luyện tập
14 trừ đi một số 14 – 8

34 – 8
54 – 18
Luyện tập
65 – 38; 46 – 17; 57 –28;
78 – 29
Luyện tập
Luyện tập
100 trừ đi một số
Tìm số bị trừ
Luyện tập chung
Ôn tập về phép cộng và
phép trừ
Ôn tập về phép cộng và
phép trừ (tt)
Ôn tập về phép cộng và

9

1, 2, 3
1, 2, 3, 4
4
3
3
3
1, 2, 3
1, 2, 3, 4
3
4, 5
3
4

3
4
4

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

35
37
38
39
40

4
3
4
3

1
1
1
1

42
43
44
45

4
3

1
1

46
47


4
3
4
4
3
3
4
4
4
4
3
3
4
3

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1


48
49
51
52
53
54
55
57
60
61
62
63
64
67

4
4
3
3
5
4

1
1
1
1
1
1

68

70
71
72
75
82

4

1

83


58

82

59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71


83
84
85
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98

72
73
74
75
76
77
78
79

99
100
102
104
106
108

109
110

80
81
82
83
84
85
86
87
88

111
113
114
116
117
121
122
123
124

89
90
91
92
93
94
95

96

128
129
138
139
141
144
145
146

97
98
99
100

149
150
155
156

phép trừ (tt)
Ôn tập về giải toán
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Bảng nhân 2
Luyện tập
Bảng nhân 3
Luyện tập

Bảng nhân 4
Luyện tập
Bảng nhân 5
Luyện tập
Đường gấp khúc – Độ dài
đường gấp khúc
Luyện tập
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Bảng chia 2
Luyện tập
Bảng chia 3
Luyện tập
Tìm một thừa số của phép
nhân
Luyện tập
Bảng chia 4
Luyện tập
Bảng chia 5
Luyện tập
Luyện tập chung
Tìm số bị chia
Luyện tập
Chu vi hình tam giác –
Chu vi hình tứ giác
Luyện tập
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Mét
Ki – lô – mét

Luyện tập
Luyện tập
Phép trừ (không nhớ) trong
phạm vi 1000
Luyện tập
Luyện tập
Luyện tập chung
Ôn tập về phép cộng và
phép trừ

10

4

1

84

1, 2, 3
4
4, 5
3
2
3
2
3, 4
2
3
2
3, 4

3

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

88
88
89
90
95
96
97
98
99
100
101
102
103


1, 2, 3
4, 5
4, 5
2
3, 4
2
4, 5
4

1
1
1
1
1
1
1
1

104
105
106
109
111
113
115
116

4, 5
2, 3
3, 4

2, 3
3, 4
4
3
4
1, 2, 3

1
1
1
1
1
1
1
1
1

117
118
120
121
123
124
128
129
130

2, 3, 4
4
3

3
2
2, 3, 4
4
4

1
1
1
1
1
1
1
1

131
135
136
150
151
154
157
158

4
2
5
3, 4

1

1
1
1

159
164
165
170


101
102
103
104
105
106
107
108
109

157
158
159
160
162
164
165
166
167


Ôn tập về phép cộng và
phép trừ (tt)
Ôn tập về phép nhân và
phép trừ
Ôn tập về phép nhân và
phép trừ (tt)
Ôn tập về đại lượng
Ôn tập về đại lượng (tt)
Ôn tập về hình học (tt)
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Luyện tập chung

3, 4

1

171

3

1

172

3

1

173


2, 3
2, 3, 4
1, 2, 3, 4
3, 4
5
4, 5

1
1
1
1
1
1

174
175
177,178
180
181
181

1.2. Đặc điểm về cấu trúc nội dung về Giải các bài toán có lời văn
trong chương trình toán lớp Hai và cách trình bày của sách giáo khoa
lớp Hai
1.2.1. Đặc điểm về hình thức của Sách giáo khoa Toán lớp Hai
- Kích thước SGK: 17 × 24 (cm)
- Phân chia bài học, bài thực hành (màu xanh, màu trắng).
- Tăng số lượng hình, kích thước hình, tranh, ảnh minh họa.
- Đa dạng hóa các bài thực hành (tự luận, một số dạng trắc nghiệm).

- Lựa chọn, sử dụng thống nhất các thuật ngữ, các “lệnh” ngắn gọn , chính
xác, dễ hiểu.
1.2.2. Đặc điểm chung của chương trình Sách giáo khoa Toán lớp Hai
- Sách giáo khoa Toán lớp Hai là tài liệu cụ thể hóa và chuẩn hóa các yêu
cầu về kiến thức và kĩ năng nội dung theo quy định trong chương trình môn học ở
từng lớp, đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp giáo dục của cấp học (Điều
29- Luật Giáo dục - 2005 ). SGK Toán cấp Tiểu học có nhiều đổi mới (so với
trước 2002): SGK là tài liệu hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh, theo sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên sao cho:
- Học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng vững chắc; phát triển năng lực học
tập theo nguyện vọng và sở trường của học sinh. Tài liệu này có thể giúp HS thực
hiện các hoạt động tích cực (tự phát hiện và giải quyết vấn đề; tự chiếm lĩnh và
thực hành, vận dụng kiến thức mới;...) với sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của GV,
sự trợ giúp đúng mực của các thiết bị dạy học.
Hình thành được phương pháp học tập Toán cho học sinh.
Học sinh tiếp cận được với công cụ đánh giá mới (phối hợp tự luận và trắc
nghiệm).
Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV chủ động, linh hoạt lựa chọn nội dung,
điều chỉnh nội dung, tự phân chia thời lượng,…, tổ chức dạy học phù hợp với địa
phương và đối tượng học sinh. Chương trình tiểu học môn Toán đưa vào một số

11


nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống. Chương trình Toán Hai cả
năm có 175 tiết (5 tiết/tuần x 35 tuần) được phân thành 4 mạch nội dung cơ bản:
- Số học:
+ Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
- Đại lượng và đo đại lượng.

- Các bài toán có yếu tố hình học.
- Giải các bài toán có lời văn (có một bước tính) trong chương trình Toán
Hai có các dạng bài như sau:
+ Các bài toán đơn về cộng, trừ.
+ Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
+ Các bài toán về hơn, kém một số đơn vị.
+ Các bài toán về nhân, chia.
+ Các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi bảng nhân 2, bảng nhân 3,
bảng nhân 4, bảng nhân 5.
+ Các bài toán về chia thành phần bằng nhau hoặc chia theo nhóm trong
phạm vi bảng chia 2, bảng chia 3, bảng chia 4, bảng chia 5.
Trình bày các nội dung theo kiểu đồng tâm, tích hợp giữa các tuyến kiến
thức giữa các môn học. Đảm bảo tính thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5, giữa các bài
học. Cách trình bày các nội dung theo quan điểm của toán học hiện đại (ẩn tàng),
từ trực quan sinh động đến trừu tượng khái quát, đa dạng, phong phú.
Trong đó số học là nội dung trọng tâm và là hạt nhân của môn Toán lớp 3.
Bốn mạch nội dung được tích hợp với nhau, tạo thành môn học thống nhất về cơ
sở khoa học và cấu trúc nội dung. Với thời lượng lớn dành cho số học và các phép
tính cho việc hành thành kiến thức và củng cố bằng các bài tập nhằm hình thành
các kỹ năng giải toán.
1.2.3. SGK Toán 2 được biên soạn thành từng tiết học, có thể chia thành
3 dạng
-Tiết học bài mới
Gồm phần học bài mới và phần các bài thực hành có ghi theo thứ tự bắt đầu
từ số 1.
Phần bài học thường đặt trong khung màu. Khác với SGK Toán 2 của các
chương trình toán học cũ, phần bài học thường không nêu các kiến thức có sẵn mà
thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề (bằng hình ảnh hoặc câu gợi vấn đề ...)
để HS dựa vào đó mà thực hiện các hoạt động tự phát hiện, giải quyết vấn đề và
tự xây dựng kiến thức mới (theo hướng dẫn của GV). Phần thực hành gồm 3 hoặc

4 bài luyện tập để củng cố kiến thức mới học. Các bài tập ở tiết dạy học bài mới
thường là các bài luyện tập trực tiếp, đơn giản, giúp học sinh nắm được (hoặc
thuộc được) bài học mới và bước đầu có kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức.
Bất cứ tiết học bài học nào cũng có một số bài tập để cũng cố, thực hành
trực tiếp các kiến thức mới học. Thời lượng để thực hành chiếm khoảng 50% hoặc

12


60% thời lượng tiết học. Tùy theo khả năng của từng HS mà yêu cầu HS thực hiện
một số hoặc toàn bộ bài tập thực hành, trong đó không được bỏ qua các bài tập
dạng cơ bản và quan trọng nhất.
- Tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập
Gồm 3 đến 5 câu hỏi, bài tập sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp
dần. Nói chung, mức độ của các bài tập đều phù hợp với năng lực học tập của HS,
kể cả các dạng bài tập mới, “Bài tập mở”. Một số bài tập trong nhiều tiết thực
hành, luyện tập có thể chuyển thành các trò chơi học tập (thường ở cuối tiết học)
nhằm thay đổi hình thức tổ chức dạy học, vừa giúp học sinh củng cố kĩ năng thực
hành vừa gây hứng thú học tập. Mỗi bài tập, câu hỏi thường có phần chỉ dẫn hành
động nêu thành “lệnh” và phần thông tin (nội dung chính của bài tập, câu hỏi).
Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong dạy học Toán 2 (kể cả phần
thực hành trong tiết dạy học bài mới) chiếm từ 60% đến 70% tổng thời lượng dạy
học Toán 2. GV cần tận dụng đặc điểm này để tăng cường thực hành, giúp HS
hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ
thực hành ngay trong các tiết học toán ở nhà trường.
Trong Toán 2, đã bước đầu hình giới thiệu một số bài tập trắc nghiệm có
nhiều lựa chọn để HS (và cả GV) làm quen với bài tập mới.
Vì SGK biên soạn cho các đối tượng học sinh khác nhau nên GV cần lưu ý
rằng: Mọi HS không nhất thiết phải làm hết các bài tập nêu trong SGK ngay trong
từng tiết học. Đối với số đông HS chỉ cần làm và chữa các bài tập cơ bản, vận

dụng trực tiếp kiến thức thức mới ngay trong tiết học, không nên “Chạy theo số
lượng bài tập”. Do đó, GV cần phải lựa trọn các bài tập quan trọng nhất, cần thiết
nhất để HS làm và chữa bài theo năng lực của từng đối tượng HS, hết sức tránh
gây những căng thẳng không cần thiết. Chỉ khi nào HS đã làm và chữa xong các
bài tập dạng cơ bản và quan trọng, GV mới khuyến khích HS giải quyết tiếp các
bài tập còn lại của SGK (ngay trong tiết học hoặc khi tự học).
Số đông các bài tập của SGK Toán 2 tuy không khó, không phức tạp nhưng
chứa đựng nhiều nội dung có thể khai thác, phát triển ở các mức độ khác nhau.
Sau khi HS đã thực hiện các yêu cầu cơ bản nhất của từng bài tập, nếu có điều
kiện về thời gian GV nên hướng dẫn HS khai thác chính các bài tập của từng tiết
học, hết sức tránh hiện tượng bắt HS phải làm thêm nhiều bài tập ở ngoài SGK,
nhất là các bài tập không phù hợp với mục tiêu của tiết học hoặc vượt quá phạm
vi cho phép của chương trình.
Giaos viên có thể tìm thấy trong SGK Toán 2 có rất nhiều bài tập giúp ích
cho sự phát triển năng lực học tập của HS (đặc biệt là năng lực nhận xét, phát hiện
ra cái mới trong khuôn khổ các nội dung đã học và quen thuộc). Vì vâỵ, trước khi
đi tìm các bài tập ở ngoài SGK Toán 2 để cho HS làm thêm, GV hãy cố gắng tìm
hiểu và khai thác đúng mức các bài tập có sẵn trong SGK Toán 2.
- Tiết kiểm tra
Cũng như các tiết luyện tập, luyên tập chung, thực hành... gồm có các bài
tập, các câu hỏi nhưng nội dung toàn diên hơn. Thông qua đó, GV có thể sử dụng
các bài tập của tiết này trong đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách:
+ Sử dụng các bài tập của tiết kiểm tra này để kiểm tra kết quả học tập của

13


HS theo quy định trong phân phối chương trình.
+ Coi các dạng bài tập này là “mẫu” để tham khảo và tự xây dựng các phiếu
kiểm tra mới, đảm bảo các nội dung, mức độ từng nội dung, tỉ lệ các nội dung phù

hợp với “mẫu” và phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học.
Tóm lại trước hết, GV phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, mức độ nội dung,
những khả năng có thể khai thác trong từng nội dung của các tiết học của SGK
Toán 2. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện học tập của lớp học. Điều quan trọng là giúp HS hoạt động học tập tích cực
để nắm chắc và vận dụng thành thạo các nội dung trong từng tiết học, góp phần
phát triển các năng lực tư duy và năng lực thực hành của HS.

14


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỀ GIẢI CÁC
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HAI
2.1. Mục tiêu, mức độ yêu cầu dạy học và Chuẩn kiến thức, kỹ
năng cần đạt về Giải các bài toán trong chương trình Toán Hai
2.1.1. Mục tiêu chung
- Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và các thao tác
đã học, luyện kĩ năng tính toán, bước đầu tập dượt vận dụng kiến thức và kĩ năng
thực hành vào thực tiễn.
- Qua việc dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển
năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khơi gợi và tập dượt
khả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi.
- Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đặc tính và phong cách làm việc
của người lao động mới như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn
cứ, tính cẩn thận chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra. Từng bước
hình thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc
phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng
tạo theo những mức độ khác nhau.
2.1.2. Mục tiêu riêng
Bước đầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của môn Toán để giải quyết các

vấn đề đơn giản thường gặp như Giải toán có lời văn (có không quá hai bước tính)
trong đó có một số dạng bài toán như tìm một trong các phần bằng nhau của một
số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số
bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị,
bài toán có nội dung hình học…
- Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 được coi là giai đoạn cơ bản.
- Giai đoạn 4, 5 là giai đoạn tập sâu.
- Toán Hai là giai đoạn cơ bản nên mục tiêu dạy học được cụ thể hóa thành
những yêu cầu sau:
+ Số học (số và phép tính): Các số trong phạm vi 1000; phép cộng và phép
trừ các số trong phạm vi 1000; phép nhân và phép chia.
+ Đại lượng và đo đại lượng: Độ dài; Khối lượng, dung tích; Thời gian;
Tiền Việt Nam.
+ Các yếu tố hình học: Hình chữ nhật, Hình tứ giác, Đường thẳng, Đường
gấp khúc; Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
+ Giải toán: Các bài toán giải bằng một bước tính về cộng, trừ, nhân hoặc chia.
+ Một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung dạy học.
2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt về Giải các bài toán có lời văn
trong chương trình Toán Hai
Chuẩn kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng sự chuẩn hóa trong chỉ đạo thực
hiện và đánh giá kết quả thực hiện theo một chương trình giáo dục. Vì vậy, nội
dung của chuẩn kiến thức và kỹ năng phải phản ánh đúng và đầy đủ những nội

15


dung cơ bản nhất, quan trọng nhất cần thiết của chương trình giáo dục, đảm bảo
cho mọi học sinh bình thường thực hiện đúng yêu cầu của nhà trường đều có thể
đạt hoặc vượt chuẩn. Chuẩn kiến thức và kĩ năng của toán hai tồn tại ở những
dạng sau:

* Về phép đếm
Biết đếm đến 1000, bao gồm:
+ Đếm từ 1 đến 1000.
+ Điền hai số tiếp liền trong các dãy số, chẳng hạn:
198; 199; 200;…;…
410; 420; 430;…;…
84; 86; 88;…;…
* Về đọc các số đến 1000
- Biết đọc , viết các số đến 1000, trong đó có:
+ Viết, đọc bằng chữ và chữ số.
+ Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
- Biết phân các số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị
và ngược lại.
Chẳng hạn: 872 = 800 + 70 + 2 hoặc
600 + 50 + 9 = 659
* Về so sánh các số trong phạm vi 1000
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số
để so sánh các số có đến ba chữ số.
- Biết xác định số bé nhất (hoặc lớn nhất), tro0ng một nhóm có đến 4 số
cho trước.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược
lại (nhiều nhất là 4 số).
* Về phép cộng và phép trừ các số có đến ba chữ số
- Thuộc bảng cộng và bảng trừ có nhớ (trong phạm vi 20).
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học và trong các
trường hợp:
+ Cộng, trừ các số tròn trăm.
+ Số có ba chữ số cộng (hoặc trừ) với số có một chữ số, số tròn chục, số
tròn trăm (phép tính không nhớ).
- Biết đặt tính và làm tính cộng, trừ các số đến hai chữ số (có nhớ 1 lần),

các số có đến ba chữ số (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Biết tính các giá trị các biểu thức số có không quá 2 dấu phép tính cộng,
trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu với các số có hai chữ số).
- Biết tìm x trong các bài tập dạng:
x + a = b; a + x = b; x – a = b; a – x = b (với a, b là các số có không quá
hai chứ số) bằng sử dụng các bảng tính hoặc mối quan hệ giữa thành phần và kết
quả của phép tính.
* Về phép tính nhân và phép chia
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học (bảng nhân, chia
2, 3, 4, 5) và trong các trường hợp:
+ Nhân, chia số tròn chục, với (cho) số có một chữ số (trường hợp đơn giản
như 40 x 3, 80 : 2, …).
- Bước đầu nhận biết (qua các hoạt động hoặc tranh vẽ) tính chất giao hoán
của phép nhân (chưa nêu tên gọi “giao hoán”) bằng các ví dụ cụ thể như: nhận

16


biết 4 x 2 cũng bằng 2 x 4…..
- Nhận biết phép chia là phép tính ngược của phép nhân bằng hoạt động
trên các đồ dùng dạy học và bằng các ví dụ cụ thể như:
16 : 2 =
x 2 = 16
- Biết tính giá trị các biểu thức số có không quá 2 dấu phép tính, và chỉ
nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học.
- Biết tìm x trong các bài tập dạng:
“tìm

x × a = b ; a × x = b ; x ÷ a = b với a, b là các số bé và phép tính để

x ” là nhân hoặc chia trong phạm vi các bảng tính đã học.
* Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị
- Nhận biết, gọi tên và viết: 1/2, 1/3, 1/3,1/4, 1/5. Chưa nêu tên gọi “phân số”.

- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) các phần bằng và không bằng nhau
của đơn vị.
- Nhận biết một số nhóm đồ vật, một số hình đơn giản có chứa các ô vuông
đã được chia thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.
* Về đại lượng và đo đại lượng
- Biết đề - xi - mét (dm), mét (m), mi - li – mét(mm), ki - lô – mét (km) là
các đơn vị đo dộ dài.
- Ghi nhớ được: 1m = 100cm, 1m = 10dm, 1dm = 10 cm,
1m = 1000mm, 1km = 1000 m.
- Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti – mét để đo độ dài.
- Biết ước lượng các độ dài trong phạm vi 20cm, 5m.
- Biết ki-lô-gam (kg) là đơn vị đo khối lượng và biết sử dụng một số loại
cân thông dụng để thực hành đo khối lượng.
- Biết lít (l) là đơn vị đo dung tích và biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để
thực hành đo dung tích.
- Biết một ngày có 24 giờ. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số
3, số 6. Biết xem lịch để xác định số ngày trong một tháng nào đó và xác định một
ngày trong tháng nào đó là ngày thứ mấy (trong tuần lễ),…
- Nhận biết các đồng tiền Việt Nam: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000
đồng và mối quan hệ giữa chúng (thông qua thực hành sử dụng tiền).
* Về hình học
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật , hình tứ giác (chưa yêu cầu
nhận ra hình chữ nhật là hình tứ giác, hình vuông là hình chữ nhật), đường thẳng,
đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của nó.
* Về giải bài toán có lời văn

- Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng, trừ; trong đó

17


có các bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn” một đơn vị.
- Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân, chia; chủ yếu
là các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi các bảng nhân 2, 3, 4, 5, và các
bài toán về chia thành phần bằng nhau hoặc chia theo nhóm trong phạm vi các
bảng chia 2, 3, 4, 5.

2.2. Phương pháp dạy học giải toán các bài toán trong chương
trình Toán lớp Hai
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp hình thành kỹ năng
giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính. Ví các bài toán là sự kết hợp đa dạng,
nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi
kỹ năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết cách tính thông thạo đặc biệt
là biết nhận dạng bài toán và lựa chọn thích hợp.
Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động có hiệu quả, giáo viên
không làm thay hoặc áp đặt cách giải mà hướng dẫn học sinh từng bước tìm ra
cách giải bài toán:
- Giáo viên tóm tắt bài toán để biết bài toán cho gì? Hỏi gì?
- Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề toán với phép
tính tương ứng.
- Trình bày bài giải, viết câu lời giải phép tính giải và đáp số.
Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động giải toán có lời văn trong
chương trình Toán Hai có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp
sau đây:
* Hướng dẫn HS phân tích các bài toán: Đọc kĩ đề bài. Đây là bước nghiên
cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa của bài toán. Nắm được

nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến các câu hỏi của bài. Do đó, giáo viên
có thể yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới những dữ kiện quan
trọng.
Để tìm hiểu nội dung đề bài, học sinh cần hiểu cách diễn đạt bằng lời văn
của đề bài, nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài thông qua việc tóm tắt bài
toán bằng sơ đồ hoặc hình vẽ, khó khăn đầu tiên của học sinh khi học giải toán đó
chính là khó khăn về ngôn ngữ, bởi các đè bài toán thường là sự kết hợp giữa ba
thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ ký hiệu (chữ số,
các dấu phép tính, các dấu quan hệ, các loại dấu ngoặc…).
Ví dụ các ngôn ngữ trong đời sống trong đời sống như “bay đi”, “bị vỡ”…
thì tương tự ngôn ngữ toán học “bớt”, “chạy đến”, “ được thưởng”… thì tương tự
ngôn ngữ toán học “thêm”.
Vì vậy, người giáo viên thường xuyên bổ sung nhóm từ bằng cách thường
dùng các thuật ngữ toán học giúp các em hiểu được nghĩa của các thuật ngữ và ký
hiệu để có thể sử dụng đúng các thuật ngữ. Một trong những việc làm giúp học
sinh hiểu được đề bài là yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài theo cách diễn tả của
mình dựa vào tóm tắt của bài toán. Điều này giúp học sinh nhớ được đề bài để tập
trung suy nghĩ về nó.
* Mỗi bài toán gồm có ba yếu tố:

18


- Dữ kiện bài toán: Là những cái đã cho biết trong bài toán. Đôi khi nó đã
cho dưới dạng ẩn.
- Những ẩn số: Là những cái chưa biết và cần tìm.
- Những điều kiện: Là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số.
* Trong giải toán, để học sinh có thể tập trung vào các yếu tố cơ bản của
bài toán, giáo viên cần dạy học sinh biết tóm tắt bài toán dưới dạng ngắn gọn, cô
đọng nhất bằng sơ đồ lời, hình vẽ, sơ đồ đoạn thẳng…

- Lập kế hoạch giải: Để lập kế hoạch giải một bài toán, ta thường dùng
phương pháp phân tích hoặc tổng hợp. Phân tích thường được tiến hành dưới hai
dạng:
+ Phân tích để sàng lọc: Nhằm loại bỏ các yếu tố thừa, các tình tiết không
cơ bản trong bài toán.
+ Phân tích thông qua tổng hợp: Khi phân tích thông qua tổng hợp, ta đem
các dữ kiện của bài toán đối chiếu với yêu cầu của bài toán để hướng sự suy nghĩ
vào mục tiêu cần đạt là mối quan hệ giữa cái cần tìm với các dữ kiện. Vì vây, phân
tích thông qua tổng hợp là khâu chủ yếu của quá trình giải toán. Song, vì đây là một
hoạt động quan trọng của khâu giải toán, nên giáo viên cần từng bước giúp học sinh
sử dụng thao tác này thông qua luyện tập.
- Thực hiện kế hoạch giải:
+ Bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài toán
và cách trình bày bài giải.
+ Kiểm tra lời giải và đánh giá.
Đây không phải là bước bắt buộc đối với quá trình dạy toán, nhưng lại là
bước không thể thiếu trong dạy học toán.
Bước này có nhằm mục đích:
- Kiểm tra, rà soát lại công việc giải bài toán.
- Tìm cách giải khác và so sánh các cách giải khác.
- Suy nghĩ khai thác đề bài toán.
Đối với học sinh tiểu học, mục đích cơ bản là rèn cho học sinh thói quen
kiểm tra, rà soát lại công việc giải. Đối với học sinh khá, giỏi cần rèn luyện thói
quen tìm cách giải khác cho một bài toán và so sánh cách giải.
2.2.1. Các phương pháp dạy Toán có lời văn lớp Hai
2.2.1.1. Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học
Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo
viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó
nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán.

Do đặc điểm nhận thức của HS tiểu học nói chung và của HS lớp Hai nói riêng
thì chủ yếu là tri giác trực quan cụ thể mà các đối tượng Toán học thì thường mang tính
trừu tượng và khái quát cao nên phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong quá
trình dạy học Toán. Với những hình ảnh trực quan sẽ giúp HS dễ dàng tiếp cận và chiếm

19


lĩnh kiến thức Toán học trừu tượng. Bản chất của PPDH này là GV tác động vào tư duy
HS theo đúng quy luật nhân thức "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn”.
* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan
- Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phải phù hợp với nhận thức của HS, phù
hợp vói nội dung yêu cầu của bài học ... Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mĩ
nhưng không quá cầu kì, lòe loẹt sẽ gây phân tán chú ý của HS vào những dấu hiệu
không bản chất, đồng thời cũng trách dùng các phương tiện quá máy móc.
- Cần sử dụng đúng mức, đúng phương tiện trực quan. Khi cần tạo điểm tựa
trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng phương tiện, khi HS đã hình thành
kiên thức thì hạn chế bớt việc dùng phương tiện trực quan, và có thể tùy theo bài học
khi HS đã hình thành được kiến thức thì không sử dụng phương tiện trực quan để tập
dần cho HS tư duy trừu tượng.
- Đối lớp HS Tiểu học đặc biệt là ở HS giai đoạn đầu như HS lớp 2 thì phương
tiện trực quan phải mang tính cụ thể hơn.
2.2.1.2. Phương pháp dạy học pháp hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo tình huống có chứa đựng
vấn đề (toán học). Trong quá trình hoạt động, HS sẽ phát hiện ra vấn đề, có nguyện
vọng giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó nâng
cao một bước trình độ kiến thức, kĩ năng và tư duy. Phương pháp này làm cho HS tập
được thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm năng động, sáng tạo trong học tập
cũng như trong cuộc sống. Là phương pháp tích cực hóa người học, chủ động chiếm

lĩnh tri thức một cách vững chắc. Người GV phải chủ động linh hoạt lựa chọn xây
dựng các tình huống có vấn đề và có nhiều cách xây dựng tình huống như: xây dựng
tình huống có vấn đề từ thực tiễn, lập một khẳng định đã biết..v..v..dựa vào tình hình
và mức độ hiểu biết của lớp mà ta lựa chọn cho phù hợp để có thể phát huy tối đa khả
năng của người học nhất là trong số học khi hình thành bài mới.
Đây là PPDH tích cực và đang được khuyến kích sử dụng trong dạy học, đặc
biệt là ở các lớp nhỏ như lớp 1,2,3.. Thông qua PPDH này GV sẽ giúp HS phát triển kĩ
năng tư duy, linh hoạt trong học tập cũng như hình thành và phát triển ở HS phương
pháp, năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.
* Khi dạy học giải quyết vấn đề cần quan tâm đến 3 giai đoạn: trước khi dạy,
trong khi dạy và sau khi dạy
- Trước khi dạy
+ GV cần chuẩn bị các kiến thức gần gũi với HS
+ Xây dựng tình huống, xác định đối tượng HS và cách thức tổ chức dạy học
+ Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học
- Trong khi dạy:
+ Tổ chức, triển khai kế hoạch dạy học, xử lí các tình huống nảy sinh
+ Tổ chức triển khai các tình huống có vấn đề
+ Tổ chức hoạt hộng của HS nhằm phát triển vấn đề gợi động cơ giải quyết vấn
đề cho HS

20


+ Tổ chức các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, đồng loạt để giải quyết vấn đề.
Hoạt động phân hóa của GV trong tổ chức HS giải quyết vấn đề. Can thiệp thích hợp
của GV vào hoạt động của các đối tượng HS.
+ Tổ chức thảo luận về giải pháp giải quyết vấn đề
+ Phân tích lời giải đưa ra tri thức mới
- Sau khi dạy:

Củng cố một số kĩ năng và kiến thức đã hình thành trong quá trình giải quyết
vấn đề, chuẩn bị cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp theo.
2.2.1.3. Phương pháp gợi mở vấn đáp
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra
những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh
suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết,
giúp học tìm ra những kiến thức mới.
Với PPDH này GV sẽ kích thích HS tự tìm kiến thức thông qua hệ thống câu
hỏi, PP này còn giúp cho người học tập dượt suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi,
kiến thức được hình thành theo cách này sẽ giúp HS nhớ lâu, hiểu kĩ và tự tin hơn.
Ví dụ:
Khi dạy bài: Tìm số bị chia
Bài toán: Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có
tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi
em được 5 chiếc kẹo.)
+ Bài toán hỏi gì (Hỏi tất cả có bao nhiêu chiếc kẹo?)
+ Muốn tìm tất cả có bao nhiêu chiếc kẹo ta làm như thế nào? (Lấy 3 em nhân
với 5 chiếc kẹo.)
Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này giờ học sẽ sôi nổi hơn phát huy được
khả năng học tập của từng học sinh, rèn luyện được cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng
lời, phát triển các năng lực tư duy của học sinh.
Dạy toán 2 còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất,
thông dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự
học. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên
phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến
thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
* Điều kiện khi sử dụng gợi PP mở- vấn đáp trong dạy học
- Khi xây dựng hệ thống câu hỏi cần lưu ý:

+ Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu và nội dung bài học, không quá
khó hoặc quá dễ.
+ Mỗi câu hỏi cần có nội dung xác định, phù hợp với mục tiêu của tiết học.
+ Cùng một nội dung có thể hỏi nhiều cách khác nhau để HS tư duy năng động,

21


hiểu kiến thức từ nhiều gốc độ.
+ Cần dự đoán trước khả năng trả lời của HS để chuẩn bị sẵn một số câu hổi
phụ, dẫn dắt HS tìm tòi suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Sau khi các câu hỏi được đặt ra thì GV cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng
nghe và thảo luận về các câu trả lời để nhận xét bổ sung, sửa sai nếu cần. GV phải là
người đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng đắng của câu trả lời, cần khen
những ý trả lời đúng, bên cạnh đó thì cũng sửa chữa những chỗ chưa đúng và dựa vào
đó mà chính xác hóa kiến thức.
- Cần sử dụng PP gợi mở - vấn đáp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.
2.2.1.4. Phương pháp giảng giải minh hoạ
Phương pháp giảng dạy - minh họa là PPDH trong đó GV dùng lời để giải thích
tài liệu có sẵn, kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó
giúp HS hiểu nội dung bài học.
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình dạy toán ở Tiểu học vì nội dung
môn Toán có những khái niệm rất trừu tượng đối với HS tiểu học, các em khó có thể tự
tìm thấy được kiến thức. Khi đó GV cần sử dụng phương pháp này để giảng dạy giúp
HS hiểu được kiến thức, hình thành khái niệm. Ưu điểm chính của phương pháp này là
truyền đạt khá nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian. Nhược điểm chính là mức
độ tích cực của HS trong khi tiếp nhận kiến thức bị hạn chế. Với yêu cầu đổi mới
PPDH hiện nay phương pháp này không được khuyến khích sử dụng. Vì thế phạm vi
sử dụng chủ yếu khi hình thành các kiến thức mới – các khái niệm trừu tượng.
2.2.1.5. Phương pháp thực hành luyện tập

Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập
các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động
thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy, phương
pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong
các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng
cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành,
giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng.
* Khi dạy thực hành, luyện tập cần chú ý:
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các
bài thực hành luyện tập:
Các bài thực hành, luyện tập thường cón nhiều dạng có các mức độ khó khác
nhau. Nếu HS tự nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan hệ mới của
bài thực hành, luyện tập thì HS sẽ biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản đã học
được để làm bài. GV không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cho HS mà nên
giúp HS cách phân tích bài toán để HS biết sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết
các bài toán.
- Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình.
+ Tổ chức cho HS làm bài tập theo thứ tự trong SGK, không lướt hoặc bỏ bài
dù HS cho là dễ.
+ Sau mỗi bài nên tự kiểm tra, nếu làm xong thì chuyển sang làm bài tiếp theo.
Không nên cho HS chờ quá lâu. GV nên có kế hoạch tổ chức cho HS khá, giỏi (làm

22


nhiều bài tập hơn khai thác tiềm ẩn trong bài) cũng như giúp cho HS làm chậm.
- Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Khi cần có thể tổ chức cho HS trao đổi nhóm về giải bài tập, khuyến khích
nhận xét bài của bạn, rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi.
+ Tạo sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm để HS tự tin vào bản thân.

- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập:
+ Tập cho HS thói quen làm xong bài phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, sai
sót gì không.
+ Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình của bạn (đổi vở) bằng điểm
rồi báo cho GV.
+ Khuyến khích cho HS nói ra những hạn chế của mình, của bạn và nêu khắc
phục.
- Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài tập của mình, với các cách giải
đã có sẵn:
+ Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập, GV nên tạo niềm vui và đã hoàn thành công
việc được giao và những tiến bộ trong học tập.
+ Tập cho HS có thói quen và có phương pháp tìm cách giải quyết tốt nhất cho
bài làm của mình. GV không nên “áp đặt” HS theo phương án có sẵn, hãy động viên
có em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
Tóm lại:
Trong dạy học Toán người GV cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các
phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự
tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn
luyệnkĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán lớp Hai.
2.2.2. Phương pháp về Giải các bài toán có lời văn trong chương trình
Toán lớp Hai
2.2.2.1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
- Do có sơ đồ đoạn thẳng các khái niệm và quan hệ trừu tượng của toán học
được biểu thị trực quan hơn. Ngoài chức năng tóm tắt bài toán bài toán, sơ đồ
đoạn thẳng còn giúp trực quan hóa các suy luận, làm cơ sở tìm ra lời giải bài toán.
Dùng sơ đồ đoạn thẳng có thể giải các dạng toán khác nhau trong chương trình
toán ở tiểu học.
- Khi sử dụng sơ đồ đoạn thẳng, ngoài chức năng tóm tắt đề bài, sơ đồ đoạn

thẳng còn là chỗ dựa để học sinh tìm được lời giải bài toán. Vì nhờ sơ đồ đoạn
thẳng các khái niệm và quan hệ trừu tượng của bài toán học được biểu diễn một
cách trực quan đối với học sinh tiểu học và sơ đồ đoạn thẳng giúp trực quan hóa
các suy luận và là chỗ dựa để học sinh tìm ra lời giải bài toán.
Ví dụ: Nhà bạn Mai nuôi 22 con gà, nhà bạn Lan nuôi 18 con gà. Hỏi hai
nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà?

23


Giải: Theo đề bài ta có sơ đồ sau:
22 con gà
Nhà Mai:
Nhà Lan:

? con gà

18 con gà
2.2.2.2. Phương pháp rút về đơn vị
- Khi giải toán rút về đơn vị thường theo 2 bước:
+ Bước 1: ( Rút về đơn vị) Trong bước này ta tính một đơn vị của đại lượng
này ứng với bao nhiêu một đơn vị của đại lượng kia.
+ Bước 2: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết bằng cách nhân ( hoặc chia)
cho giá trị đơn vị của đại lượng tính được ở bước 1.
Ví dụ: Có 12 hộp bánh như nhau đựng 48 cái bánh nướng. Hỏi 15 hộp như
vậy đựng được bao nhiêu cái bánh nướng?
Giải
Số bánh đựng trong một hộp là:
48 : 12 = 4 (cái)
Số bánh nướng đựng trong 15 hộp là:

4 x 15 = 60 (cái)
Đáp số: 60 cái
2.2.2.3. Phương pháp dùng tỉ số
Được tiến hành theo hai bước:
- Bước 1: Tìm tỉ số bằng cách xác định trong hai giá trị của một đại lượng
thì giá trị này gấp (hoặc kém) giá trị kia bao nhiêu lần.
- Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng kia.
Ví dụ: Một đội công nhân trong rừng, bình quân 3 ngày trồng được 1000
cây thông. Hỏi với mức trồng như vậy, trong 12 ngày đội công nhân đó trồng
được bao nhiêu cây thông?
Giải
12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
12 : 3 = 4 (lần)
Số cây thông đội công nhân trồng được trong 12 ngày là:
1000 x 4 = 4000 (cây)
Đáp số: 4000 (cây)
2.2.2.4. Phương pháp tỉ lệ
Khi giải các bài toán ở tiểu học có lúc phải kết hợp các phương pháp khác nhau
để giải toán. Phương pháp chia tỉ lệ thường được kết hợp với phương pháp sơ đồ đoạn

24


thẳng với chức năng là tóm tắt đề bài toán. Từ đó, chia các đoạn thẳng theo tỉ lệ của
một phần cơ sở và đi tìm các giá trị cần tính.
Ví dụ: Lớp 4A có 32 HS. Biết 2/5 số bạn nam nhiều hơn ½ số bạn nữ là 2
bạn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu HS nữ?
Giải
Có: 2/5 số bạn nam nhiều hơn ½ số bạn nữ là 2 bạn.
Vậy: 4/5 số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là 4 bạn.

Giả sử có thêm 4 bạn nữ nữa, thì số bạn nữ bằng 4/5 só bạn nam. Ta có sơ đồ:
Số nam:
32 + 4
Số nữ lúc sau:

Số HS nữ lúc sau là:
36 : (5 + 4) x 4 = 16 (HS)
Số HS nữ trong lớp là:
16 – 4 = 12 (HS)
Đáp số: 12 HS.
2.2.2.5. Phương pháp thay thế
- Phương pháp thay thế thường được dùng để giải các bài toán về tìm hai
hay nhiều số khi biết tổng hiệu giữa các số đó.
Ví dụ: Hải đố em: “Trong hai túi của anh có 80 viên bi, nếu anh chuyển từ
túi phải sang túi trái một số bi đúng bằng số bi ở túi trái và hơn túi phải 16 viên
bi. Hỏi lúc đầu mỗi túi có bao nhiêu viên bi?”
Giải
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Số bi ở túi phải lúc sau:
Số bi ở túi trái lúc sau:

80
16

Hai lần số bi ở túi trái lúc đầu là:
(80 + 16) : 2 = 48 (viên bi)
Số bi ở túi trái lúc đầu là:
48 : 2 = 24 (viên bi)
Số bi ở túi phải lúc đầu là:
80 – 24 = 56 (viên bi)


25


×