Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Dạy học tích hợp môn Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 9 trang )

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
PHÒNG GD& ĐT ANH SƠN

HỒ SƠ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÊN DỰ ÁN:
DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG BÀI 42:
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
SINH HỌC 9
MÔN: SINH HỌC

Anh sơn, tháng 02 năm 2017
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN SINH HỌC


1. Tên dự án dạy học
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời
sống sinh vật- Sinh học 9
2. Mục tiêu dạy học
a. Về kiến thức:
- Học sinh nhận biết được ánh sáng, sự truyền thẳng của ánh sáng, tác dụng của
ánh sáng, thay đổi ánh sáng (Kiến thức chương I- Quang học- Vật lý 7, Bài 56: Tác
dụng của ánh sáng- Vật lý 9, Bài 34 : Vitamin và muối khoáng- Sinh học 8, Bài 9:
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa- Địa lý 6)
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm
hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật. ( Kiến thức bài 21: Quang
hợp- Sinh học 6, bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật- Sinh học
9, bài 53- Cơ quan phân tích thị giác- Sinh học 8)
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. ( Kiến thức bài 42:
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật- Sinh học 9)
- Học sinh biết được sự sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi nhờ ánh sáng, nhiệt độ
(Kiến thức bài 31: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, bài 50: Môi trường


nuôi thủy sản– Công nghệ 7)
b. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khai thác thu nhân thông tin.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi học sinh đọc SGK, quan sát tranh vẽ để
tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c. Thái độ:
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Vật lí, công nghệ,
giáo dục công dân, địa lý…
d. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực tiên đoán, nhận định, hình thành giả thuyết khoa học
- Năng lực thực hành, quan sát, vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THCS Thọ sơn
+ Số lượng: 50 học sinh
+ Số lớp: 2 lớp
+ Khối lớp: Khối 9
4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống
xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự
xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
2



- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức
bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh và hiệu quả.
-Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy
sáng tạo.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là
nâng cao khả năng nhận biết về ánh sang, sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành tổ chức hợp lý trong chăn nuôi, trồng trọt
cho gia đình
- Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và nuôi, trồng
thêm các loại gia súc, gia cầm, các loại rau củ quả…
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
* GV: - Tranh phóng to H 42.1; 42.2 SGK.
- Bảng phụ ghi bảng 42.1 SGK
- Sưu tầm một số lá cây ưa sáng: Lá lúa, lá cây ưa bóng: Lá lốt
- Thí nghiệm tính hướng sáng của cây xanh
- Máy chiếu, máy tính
* HS: - Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị mẫu như đã dặn dò
- Bảng ghi phiếu học tập (Giấy A0), bút dạ
5.2. Học liệu
- Một số hình ảnh về động vật, thực vật
- Một số thông tin về ánh sáng, nhóm cây trồng, vật nuôi…
6. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm. Dạy học nêu vấn đề, quan sát
- Kỹ thuật: Động não, hỏi và trả lời, thực hành quan sát
7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

(Mô tả bằng giáo án và kèm theo slide power point)
7.1. Ổn định tổ chức:
7.2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Môi trường là gì? Phân biệt nhân tố sinh thái? Kể tên 1
vài nhân tố hữu sinh ảnh hưởng đến con người?
- Cho HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ - Tìm ra chữ ẢNH HƯỞNG- ÁNH
SÁNG- ĐỜI SỐNG- SINH VẬT (Slide 2-7)
7.3. Bài mới :
Khi chuyển 1 sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh đến nơi có ánh sáng yếu
(hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào? Nhân tố ánh sáng có
ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật?
Hoạt động 1: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật (20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Slide
- GV đặt vấn đề.
Chủ nhật vừa rồi Lan cùng
mẹ đi chơi ở cánh đồng
3


hoa hướng dương TH ở
Nghĩa Đàn. Thấy hoa đẹp,
lúc về Lan xin 1 ít cây về
trồng trong nhà. Theo em
bạn Lan trồng như vậy có
được không? Vì sao?
- GV kết luận và đi vào
mục I
- GV cho HS quan sát TNvề tính hướng sáng.
- Qua TN trên em hãy cho

biết cây trồng trong chậu
đặt bên cửa sổ có đặc điểm
gì ?
- GV giới thiệu về ánh
sáng: Ánh sáng là 1 loại
sóng điện từ, ánh sáng có
thể nhìn thấy được có bước
sóng từ 380-780nm. Ánh
sáng do các nguồn sáng
phát ra: Bếp lửa, bóng
đèn, mặt trời… Ánh sáng
truyền theo 1 đường thẳng
theo các tia sáng hoặc
chùm sáng, ánh sáng thay
đổi theo nhịp điệu ngày
đêm, có tác dụng quan
trọng đối với sinh vật.
- GV cho HS quan sát hình
ảnh Cây Sao trên slide
hoặc cây thông H42.2
SGK. Yêu cầu HS thảo
luận nhóm và hoàn thành
bảng 42.1/SGK
- GV dán kết quả của các
nhóm, cả lớp quan sát.
- Cho HS nhận xét, quan
sát minh hoạ trên tranh,
mẫu vật.

Slide 8

- HS nghiên cứu trả lời

- HS các nhóm theo dõi và
trả lời
Slide 9
+ Cây có tính hướng sáng

- HS ghi nhớ kiến thức
(Chương I- Quang họcSlide 10
Vật lý 7, Bài 56: Tác dụng
của ánh sáng- Vật lý 9)

Slide 11
- HS nghiên cứu SGK
trang 122
+ Quan sát H 42.1; 42.2.
+ Các nhóm hoàn thành
bảng 42.1
- Các nhóm nhận xét
- HS quan sát tranh ảnh, Slide 12
mẫu vật.
- HS thảo luận nhóm, hoàn
thành bảng 42.1
(Bài 24,25 : Quang hợp,
Bài 28 :Phần lớn nước vào
cây đi đâu?- Sinh học 6)

- GV chiếu kết quả đúng.
4



Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc
Khi cây sống trong bóng râm,
Khi cây sống nơi quang đãng
điểm của cây
dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm
hình thái
- Lá
- Thân

+ Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh
nhạt
+ Thân cây thấp, số cành cây
nhiều

Đặc điểm
sinh lí:
- Quang hợp
- Thoát hơi
nước

+ Cường độ quang hợp cao
trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước
linh hoạt: Thoát hơi nước tăng
trong điều kiện có ánh sáng
mạnh, thoát hơi nước giảm khi
cây thiếu nước.


Hoạt động của GV
- GV cho HS các nhóm
xem mẫu vật thật Cây Là
lốt và cây Lúa.
- Giải thích cách xếp lá
trên thân của cây lúa và
cây lá lốt? Sự khác nhau
giữa 2 cách xếp lá này nói
lên điều gì?

+ Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh
thẫm
+ Chiều cao của cây bị hạn chế
bởi chiều cao của tán cây phía
trên, của trần nhà.
+ Cây có khả năng quang hợp
trong điều kiện ánh sáng yếu,
quang hợp yếu trong điều kiện
ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước
kém: Thoát hơi nước tăng cao
trong điều kiện ánh sáng mạnh,
khi thiếu nước cây dễ bị héo.

Hoạt động của HS

Slide

Slide 15

- Cây Lá lốt: Lá xếp ngang
nhận nhiều ánh sáng.
- Cây Lúa: Lá xếp nghiêng
tránh tia nắng chiếu thẳng
góc.
 Giúp thực vật thích nghi
với môi trường

- Nhu cầu về ánh sáng của
các loài cây có giống nhau - Dựa vào bảng trên và trả
không?
lời.
+ Không giống nhau
- Dựa vào điều kiện chiếu
sáng người ta chia thực vật - HS các nhóm: 2 nhóm
thành mấy nhóm, đó là (Ưa sáng, ưa bóng)
những nhóm nào?
- Hoạt động nhóm kể tên
cây ưa sáng và cây ưa - HS trả lời, các HS khác
bóng mà em biết?
nhận xét, bổ sung.
Slide 16
5


Nhóm cây
ưa bóng

Nhóm cây
ưa sáng


-Trong nông nghiệp người
nông dân đã ứng dụng điều
này vào sản xuất như thế
nào? Và có ý nghĩa gì?

Slide 17, 18
+ Trồng xen kẽ cây để tăng
năng suất và tiết kiệm đất,
chiếu sáng để cây sinh
trưởng…
(Bài 24,25: Quang hợp Sinh học 6)

Kết luận:
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái,
sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) của thực vật.
- Nhu cầu về ánh sáng của các loài không giống nhau, chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng.
+ Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác.
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Slide
- GV đưa ra hình ảnh và đặt
vấn đề
Slide 19
Tôi là GS. Cù Trọng Xoay,
tôi có 1 thí nghiệm như sau:
Vào đêm có trăng sáng, tìm
một tổ kiến và quan sát kiến

bò trên đường mòn nhờ ánh
sáng mặt trăng. Đặt trên
đường đi của kiến một chiếc
gương nhỏ để phản chiếu
ánh sáng, sau đó theo dõi
hướng bò của kiến. Có 3
phương án xảy ra, em chọn
phương án nào?
+ Kiến sẽ tiếp tục bò theo - HS nghiên cứu thí
hướng cũ
nghiệm, thảo luận và chọn
+Kiến sẽ bò theo nhiều phương án đúng (phương
6


hướng khác nhau
+Kiến sẽ đi theo hướng ánh
sáng do gương phản chiếu.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu
thí nghiệm SGK trang 123.
Chọn khả năng đúng
- Điều đó chứng tỏ ánh sáng
có vai trò gì đối với đời sống
động vật?
GV: Chốt lại: Như vậy ánh
sáng là điều kiện cần thiết để
động vật nhận biết các vật và
định hướng bằng thị giác
trong không gian. Các cơ
quan thị giác thu nhận các tia

sáng phản xạ từ những vật
xung quanh. Nhờ đó động
vật cảm nhận được thế giới
vật chất bên ngoài.
( Bài 53- Cơ quan phân tích
thị giác- Sinh học 8)
- GV yêu cầu HS hoạt động
nhóm kể tên các động vật
hoạt động vào ban ngày, ban
đêm?
Động vật
Động vật
hoạt động
hoạt động
vào ban
vào ban đêm
đêm

án 3)
- HS trả lời câu hỏi: Giúp
động vật có thể nhận biết
hướng đi
Slide 21

Slide 23
- HS các nhóm thực hiện

- Mùa hè và mùa đông độ
Slide 25
dài ngày như thế nào, điều

này có ảnh hưởng tới các - HS: Ngày hè dài hơn
ngày đông, điều này ảnh
loại động vật không ?
hưởng tới động vật. Mùa
hè chim thưởng sinh sản.
(Bài 9: Hiện tượng ngày,
- Dựa vào điều kiện chiếu đêm dài ngắn theo mùa- - Slide 26, 27,28,29,30
sáng người ta chia động vật Địa lý 6)
thành mấy nhóm, đó là
- HS: Thành 2 nhóm (Ưa
những nhóm nào?
sáng, ưa tối)
- Trong chăn nuôi người ta
7


có những biện pháp kĩ thuật
gì để tăng năng suất?
- HS: Chiếu sáng để cá, gà Slide 31, 32
sinh sản....
(Bài 31: Sự sinh trưởng
và phát dục của vật nuôi- Trẻ em mới sinh các bà mẹ Công nghệ 7)
thường cho tắm nắng vào
buổi sáng để làm gì?
- Tắm nắng để tổng hợp
vitamin D cần thiết cho sự Slide 33
trao đổi canxi, photpho
giúp xương chắc khỏe.
(Bài 34 : Vitamin và muối
khoáng- Sinh học 8)

- GV chốt kiến thức
Kết luận:
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong
không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm
động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: Gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất
hay đáy biển.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập ( 5')
1. Củng cố bài học
- Tổ chức trò chơi: Đuổi nhạc bắt chữ. Các nhóm nghe ca khúc Em Yêu Mùa Hè
Quê Em, Ghi lại tên các loài động vật, thực vật có trong ca khúc trên. Xác định loài
đó thuộc:
- Thực vật ưa sáng hay ưa bóng
- Động vật ưa sáng hay ưa tối.
(Silde 34,35)
2. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 2, 3 vào vở.
- Đọc trước bài 43.
8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm của từng tổ, nhóm
9. Các sản phẩm của học sinh
- Các mẫu vật đã chuẩn bị
- Các phiếu học tập:

8


+ Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc điểm
Khi cây sống nơi
Khi cây sống trong bóng râm,
của cây
quang đãng
dưới tán cây khác, trong nhà
Đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
Đặc điểm sinh lí:
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
+ Cây ưa sáng và cây ưa bóng:
Nhóm cây ưa bóng
Nhóm cây ưa sáng
+ Các động vật hoạt động vào ban ngày, ban đêm:
Động vật hoạt động vào ban đêm
Động vật hoạt động vào ban đêm
+ Trò chơi: Đuổi nhạc bắt chữ : Các loài động vật, thực vậtnb :
Nhóm cây ưa bóng
Nhóm cây ưa sáng

Động vật hoạt động vào ban ngày

Động vật hoạt động vào ban đêm


9



×