Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích chiến lược marketing của công ty CP VC2 trong lĩnh vực xây lắp truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.45 KB, 19 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài

Bài làm.

I. LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU DN LỰA CHỌN.
Tôi đang công tác tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 – Vinaconex (gọi tắt là
VC2), với yêu cầu bài tập cá nhân của môn Quản trị Marketing tôi lựa chọn luôn
doanh nghiệp của mình để viết bài. Tôi nghĩ đó là một cách thiết thực nhất trong
việc hiểu rõ hơn về môn học, về đơn vị mình đang công tác. Công ty Cổ phần Xây
dựng số 2 – Vinaconex là một doanh nghiệp cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VC2. VC2 hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp – đầu tư. Tuy nhiên với khả năng mình và thời gian
dành cho bài tập cá nhân, tôi xin được giới hạn bài viết phân tích về VC2 trong
lĩnh vực xây lắp truyền thống.

Giới thiệu về VC2
Tên công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2

Tên tiếng Anh : CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY No.2
Tên viết tắt

: VINACONEX 2 JSC

Trụ sở chính

: Số 52 Lạc Long Quân - Quận Tây Hồ - TP Hà Nội



Điện thoại

: 04.37532039

Website

:

Fax: 04.38361012

Giấy CNĐKKD: số 0100105895 thay đổi lần thứ 10 ngày 22 tháng 12 năm
2011.
Vốn điều lệ

: 120.000.000.000 đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng)

Lĩnh vực hoạt động chính:


Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ các
cấp, cầu cống, thủy lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng
đô thị và khu công nghiệp, Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu:
các công trình xây dựng cấp thoát nước …



Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản;




Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.



Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu
thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án; …
Quá trình hình thành và phát triển:

1970

Công ty được thành lập từ năm 1970 với tên gọi ban đầu là “Công
ty Xây dựng Xuân Hoà”

03/1984 Hợp nhất Công ty Xây dựng số 20 và Liên hợp Xây dựng nhà ở
Vĩnh Phú đổi tên thành Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2
12/1989 Đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 thành Xí
nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 là Doanh nghiệp hạng 1.
04/1995 Chuyển Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 trực thuộc Tổng Công
ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.
06/1995 Đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 thành Công ty Xây
dựng số 2 gồm 3 xí nghiệp và 3 CN tại các tỉnh Cao Bằng, Sơn La,
Lào Cai.
09/2003 Chuyển đổi Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với


tên gọi là Công ty cổ phần Xây dựng số 2. Vốn điều lệ đăng ký là
10.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước là 51%.
02/2012 Sau nhiều lần phát hành bổ sung, Công ty hoàn tất đợt phát hành
thêm cổ phiếu vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.


Một số thành tựu xuất sắc đạt được trong quá trình hoạt động và phát
triển
Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính
Phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tặng thưởng nhiều danh hiệu như:
- Huân chương chiến công hạng 3.
- Huân chương Lao động hạng 3,2,1.
- Bằng khen Bộ XD: liên tục từ năm 2005-2011.
- Bằng khen Chính phủ và rất nhiều bằng khen khác …
Mô hình bộ máy quản lý.


Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có Trụ sở chính, các đội Công trình, các
đội Xây dựng, các đội sản xuất trực thuộc, 01 Công ty con và 04 chi nhánh.



Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức và
hoạt động được Đại hội đồng cổ đông sáng lập thông qua và sửa đổi, bổ
sung lần gần nhất ngày 04/04/2011, phù hợp với Luật doanh nghiệp được
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X.



Bộ máy quản lý của Công ty gồm:



Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 là cơ quan quyền lực
cao nhất của Công ty.




Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty
không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (theo quy định tại điều lệ tổ chức và


hoạt động của Công ty).


Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 hiện có 05 thành viên
gồm: 01 Chủ tịch, và 04 Ủy viên. Ban kiểm soát gồm 1 trường ban và 2
thành viên.
Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức và hoạt

động được Đại hội đồng cổ đông sáng lập thông qua và sửa đổi, bổ sung lần gần
nhất ngày 04/04/2011, phù hợp với Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X - kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005.
Một số nhóm sản phẩm chính.
Các nhóm sản phẩm/ dịch vụ của Vinaconex 2 đang thực hiện chủ yếu bao
gồm:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ;
- Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Trong đó, xây lắp là hoạt động xuyên suốt và truyền thống của VC2 kể từ
những ngày đầu thành lập. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, với sự nỗ lực không
ngừng của tập thể lãnh đạo, CBCNV trong Công ty, Công ty Cổ phần Xây dựng số
2 đã trở thành doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu trong nội bộ các công ty thành

viên của Tổng Công ty nói riêng và ngành xây dựng trong nước nói chung. Một số
công trình điển hình: Văn phòng Bộ công thương; Kho bạc nhà nước, Trụ sở Bộ
Công an, Khách sạn Charvit, Trụ sở tổng cục Hải Quan; Xây dựng nâng cấp cải tạo
bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
Hạ tầng kỹ thuật Depo…
Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, lãnh đạo Công ty đã mở ra hướng đi
mới, phát triển sang hoạt động đầu tư dự án.


- Dự án Tuyến đường từ Đê Sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì và Dự
án đối ứng theo hình thức Hợp đồng BT có Tổng mức đầu dự dự kiến: 500 tỷ.
- Dự án “Khu nhà ở sinh thái Vinaconex 2” nằm tại Mỏ đá 4B phường Đồng
Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư (dự kiến): 350 tỷ đồng.
- Dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ nằm ở vị trí giáp cửa ngõ phía
Tây Nam Thành phố, trên đường Vành đai 3, cách nút giao Khuất Duy Tiến và
Nguyễn Trãi hơn 1 km. Có tổng mức đầu tư trên 6.500 tỷ đồng.


Dự án “Khu nhà ở sinh thái Vinaconex 2”

Dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ …

Và rất nhiều dự án khác.

II. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VC2.
Nếu đầu bài là xây dựng chiến lược marketing cho VC2 thì chúng ta phải tìm
hiểu đối thủ trước sau đó phân tích điểm mạnh của VC2 và xây dựng chiến lược cho
VC2 để tạo sự khác biệt. Tuy nhiên với thời gian và yêu cầu của đầu bài tôi chỉ
dừng ở mức độ tìm hiểu, phân tích và so sánh. Để có cơ sở so sánh chiến lược
marketing của các đối thủ cạnh tranh, việc đâu tiên ta phải tìm hiểu và phân tích

chiến lược của chính VC2.
Bối cảnh chung của ngành xây dựng trong năm 2012 và giai đoạn trước
mắt:
Chủ trương của Nhà nước là tiếp tục tinh thần tài chính – tiền tệ chặt chẽ,
thận trọng và ưu tiên kiềm chế lạm phát xuống một con số, sẽ làm gia tăng thách
thức về nguồn huy động tài chính - tín dụng cả về quy mô và điều kiện tín dụng .
Ảnh hưởng rõ nét nhất bắt đầu từ các ngân hàng, công ty tài chính tiếp tục căng
thẳng về thanh khoản và thu hồi nợ, nhất là những khoản cho vay với lãi suất cao
trong các lĩnh vực kinh doanh, bất động sản, chứng khoán. Tiếp theo là các chính


sách của Nhà nước hướng đến các mục tiêu được đặt ra từ đầu năm dẫn đến việc
đầu tư công bị hạn chế, giãn tiến độ, các Chủ đầu tư thiếu vốn chầm trọng, các nhà
đầu tư thứ cấp và khách hàng không có khả năng tài chính và thêm một yếu tố nữa
chờ đợi thị trường bất động sản xuống đến đáy sau nhiều năm phát triển nóng. Song
song với điều đó, thị trường nguyên vật liệu liên tục tăng giá sau khi xăng dầu, điện
… được Chính phủ cho phép tăng giá. Tất cả các yêu tố tài chính trên dẫn đến
ngành xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp chuyên về Đầu tư bắt đầu
có dấu hiệu mệt mỏi, một số không chịu được áp lực từ lãi vay ngân hàng đã phá
sản hoặc trên bờ phá sản. Trong tình hình đó, các công ty ngành xây dựng buộc phải
xây dựng, điều chỉnh lại các kế hoạch, chính sách của mình để phù hợp với thực tế.
Phân tích SWOT của VC2.
Sau khi tổng hợp các phân tích vĩ mô, các môi trường bên ngoài tác động đến
doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp bản thân VC2 đã dùng mô
hình SWOT để nhìn nhận lại các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
mình.
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)


 Kinh nghiệm xây lắp được đúc kết  Bị chi phối của 51% cổ phần nhà
trong suốt 42 năm - Kết hợp thương

nước, nên các quyết định đôi khi

hiệu của Vinaconex đã được khẳng

không theo kịp tình hình phát triển và

định trên thị trường về chất lượng,

thay đổi của thị trường.

tiến độ.

 Hoạt động Marketing chưa thực sự

 Có đầy đủ nguồn lực và nền tảng về
tài

chính,

nhân

sự,

sản

xuất,


hiệu quả do tính chất ngành nghề bị
giới hạn.

marketing... sẵn sàng thi công trong  Chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu
mọi điều kiện, địa điểm, tính chất
tình hình, hoạch định chiến lược cho
công trình và có tay nghề tương đối
Công ty.
cao.
 Bộ máy quản lý, nhân sự cồng kềnh
 Sản phẩm đa dạng, ngoài thế mạnh


chính là công trình cao tầng, Công ty

do đặc thù công ty nhà nước chuyển

còn thi công hệ thống hạ tầng, giao

sang cổ phần.

thông, thủy điện, thủy lợi … tương  Khó giữ chân được nguồn nhân lực
đối tốt.
chất lượng cao trước các doanh
 Hệ thống máy móc, thiết bị tương đối

nghiệp nước ngoài, tư nhân.

toàn diện, đầy đủ và hiện đại đảm bảo  Quy trình giao nhận khoán (Công ty
quá trình xây lắp và cạnh tranh cao.

giao khoán đội thi công) các công
 Hệ thống quản trị doanh nghiệp

trình xây lắp đôi khi thực hiện không

chuyên nghiệp bao gồm quản trị tài

tốt, nhất là với các đội không đủ

chính – kế toán - tồn kho, kinh doanh,

mạnh dẫn đến Công ty phải đứng ra

nhân sự, dự báo tình hình SXKD... .

hoàn tất.

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

 Trong giai đoạn khó khăn như hiên  Các đối thủ cạnh tranh ngày càng
nay, việc có nguồn lực về tài chính,

nhiều. Nhất là một số công ty liên

nhân sự và khai thác điểm mạnh tốt

danh, liên kết với nước ngoài.


như Công ty luôn được các chủ đầu  Hoạt động đấu thầu cạnh tranh ngày
tư tin tưởng và công việc tự tìm đến.
càng gay gắt. Giá bỏ thầu – tiến độ  Hạ tầng kỹ thuật của Việt nam nói

chất lượng luôn xong hành với nhau,

chung và thị trường Hà nội vẫn còn

ảnh hưởng đến việc xử lý và điều

nhiều, nhu cầu xây dựng vẫn lớn.

chỉnh điểm yếu.

 Các công trình có nguồn vốn từ nước  Công nghệ và thiết bị hiện đại thi
ngoài đang ổn định trở lại.
 Có sự hỗ trợ của Tổng công ty
Vinaconex như giảm sức ép cạnh
tranh nội bộ, điều phối thêm nguồn
lực cho dự án hợp tác sản xuất.

công trên thế giới luôn được nhập vào
Việt Nam thông qua các công ty liên
danh, liên kết với mức đầu tư tương
đối lớn.
 Trong giai đoạn khó khăn như hiện
nay, việc cẩn trọng để lựa chọn công


việc cho phù hợp (ngồn vốn, tiến độ

thanh quyết toán …) thực sự là một
thác thức không nhỏ.
Chiến lượng Marketing của VC2.
Với phương trâm: “Không ngừng nâng cao chất lượng công trình là nhiệm vụ
trọng tâm của Công ty”, tập thể Cán bộ, CNV Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 Vinaconex cam kết:
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý, thỏa mãn tối đa yêu
cầu của khách hàng
- Đảm bảo độ bền vững của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm của
Nhà nước
- CBCNV và công nhân luôn được đào tạo, huấn luyện, đáp ứng yêu cầu của
khách hàng
Giá trị cốt lõi.
- Có sản phẩm tốt nhất
- Có tiến độ nhanh nhất
- Làm vừa lòng khách hàng khó tính nhất
Trên cơ sở đó VC2 cụ thể hóa chiến lược Marketing trong năm 2012 và các
năm tới với chủ đề an toàn trong kinh doanh, bảo trọng nguồn vốn, giữ gìn uy tín và
thương hiệu của Công ty.
a. Chiến lược an toàn trong kinh doanh:
- Lựa chọn các công trình có nguồn vốn tốt, ổn định với tính chất không quá
phức tạp, mất nhiều thời gian thi công.
- Tăng cường công tác đàm phán trước khi ký hợp đồng với mục đích chia
nhỏ các kỳ thanh toán. Rút ngắn thời gian giữa các kỳ thanh toán, tăng tỷ lệ ứng


trước hợp đồng để có thể đặt hàng hoặc mua các nguyên vật liệu có tỷ trọng lớn
hoặc giá không ổn định.
- Tăng tốc độ thanh quyết toán công trình sau khi bàn giao.
- Đào tạo lực lượng cán bộ thanh quyết toán nằm tại từng công trình và theo
suốt quá trình thi công. Dự phòng một tổ phản ứng nhanh để có thể hỗ trợ các công

trình phúc tạp, quy mô lớn.
b. Chiến lược bảo trọng nguồn vốn.
- Rà soát các dự án đầu tư, các khoản đầu tư máy móc thiết bị với phương
trâm chắc, bảo trọng nguồn vốn bỏ ra.
- Các dự án, các khoản đầu tư tài chính không hiệu quả dứt điểm thoái vốn.
- Cương quyết dừng – tạm dừng các công trình, dự án Chủ đầu tư không đáp
ứng được các điều khoản thanh toán theo hợp đồng. Hạn chế mức thấp nhất các Đội
thi công, Xí nghiệp tạm ứng, thanh toán vượt khối lượng thi công tại hiện trường
bằng khâu thanh, kiểm tra thường xuyên.
c. Chiến lược tranh thầu giá an toàn.
- Không phải bất cứ giá nào cũng làm mà giá phải đảm bảo các tiêu chí lợi
nhuận cho công ty. Các chỉ tiêu tài chính an toàn nhất, tránh việc nợ động từ các
chủ đầu tư dẫn đến lãi vay ngân hàng vượt quá khả năng sinh lời do công trình
mang lại.
- Đánh giá chính xác về phía Chủ đầu tư, khả năng thành công từ dự án đấu
thầu.
- Tập trung các công trình có nguồn vốn an toàn, nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, nguồn vốn tài trợ, một số công trình từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài …
d. Tận dụng triệt để các điểm mạnh của Công ty.
- Rà soát tận dụng triệt để máy móc thiết bị sẵn có của công ty.


- Lồng ghép kinh nghiệp, thế mạnh từ hệ thống quản trị chuyên nghiệp xuống
các công trường.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng Công ty, tăng cường công tác liên danh, liên
kết để nâng cao khả năng thắng thầu các công trình lớn.
e. Đẩy nhanh tiến độ, bàn giao công trình.
Với các công trình, dự án đáp ứng được nguồn vốn, tập trung nhân lực, máy
móc, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao dứt điểm, nhanh, gọn trong thời
gian sơm nhất có thể. Hạn chế đến mức thấp nhất việc trượt giá khi tiến độ kéo dài.

f. Chính sách đối với các sản phẩm bàn giao, các khách hàng cũ.
- Công tác bảo hành, bảo trì liên tục được duy trì và nâng lên tầm cáo mới –
luôn để khách hàng thỏa mãn ở mức cao nhất.
- Duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ.
g. Xây dựng uy tín và giữ gìn thương hiệu công ty.
- Qua kênh trang WEB, báo chí và thông qua các chương trình tài trợ các sự
kiện.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên.
- Duy trì đồng phục văn phòng, đồng phục công trường.
- Quảng bá ngay tại các công trường thi công bằng các Logo, pano giới thiệu
công ty, các công trình, dự án công ty thi công, làm chủ đầu tư.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động tại công trường.
III. LỰA CHỌN ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
MARKETING.
Trong lĩnh vực xây lắp tại thị trường Hà Nội rất nhiều công ty có bề dày
thành tích và doanh thu tương đương với VC2 (1.000 tỷ /năm) và thực sự đã - đang
là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với VC2. Có thể kể đến các Công ty trong cùng
Tổng Vinaconex, các Công ty thuộc Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD), Tập


đoàn Sông Đà, các Công ty có nguồn gốc tư nhân như CotecCons, Hòa Bình … Để
lựa chọn hai đơn vị phù hợp nhất để phân tích chiến lược Marketing của họ, cũng
như sao sánh với chiến lược của VC2, Tôi chọn một đơn vị cùng thuộc Tổng
Vinaconex là: Công ty CP VIMECO và một đơn vị bên ngoài là: Công ty cổ phần
xây dựng Cotec – Coteccons.
1. Công ty CP VIMECO.
a. Giới thiệu tóm tắt:
Tên công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO.


Tên viết tắt

: VIMECO

Trụ sở chính

: Lô E9 đường Phạm Hùng - Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: (04) 37848204
Website

Fax: (04) 37848202

:

Giấy CNĐKKD: số 0100105895 thay đổi lần thứ 10 ngày 22 tháng 12 năm
2011.
Vốn điều lệ

: 130.000.000.000 đ (Một trăm ba mươi tỷ đồng)

Công ty cổ phần VIMECO được thành lập ngày 24/3/1997. Là Doanh nghiệp
Hạng I, thành viên thuộc Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt
Nam – VINACONEX.
Với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, việc Vimeco điều chỉnh lại
chiến lược Marketinh cho phù hợp với tình hình trước mắt là việc cần thiết và hợp
lý.
a. Chiến lược trúng thầu bằng sở trường.
- Tận dụng tối đa thế mạnh đã có.

Ngoài công tác xây dựng truyền thống, Vimeco trong những năm qua đẫ đi
đầu trong việc cải tiến, đầu tư máy móc thiết bị, tập trung mạnh vào các thiết bị thi
công phần ngầm như máy khoan nhồi, máy ép tải trọng lớn, máy thi công tường


paret … nên trong công tác đấu thầu chiến lược của Vimeco đó là nhằm vào các
công trình có phần ngầm tương đối lớn, để từ đó tận dụng máy móc thiết bị, kinh
nghiệm thi công phần ngầm của họ nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Ngoài thi công nhà cao tầng, phân khúc hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũng
được vimeco tập trung khai thác.
b. Tích cực cải tiến mô hình quản lý.
- Mô hình quản lý tập trung từ Công ty đến từng công trường sẽ đảm bảo
quyền lợi cho Người lao động, là nền tảng giữ vững và nâng cao uy tín, thương hiệu
của Công ty.
- Chăm lo cơ sở vật chất cho Công ty là nguồn động lực để Công ty phát triển
ổn định bền vững.
c. Tập trung công tác thanh quyết toán và thu hồi vốn.
- Với khẩu hiệu “Không có doanh thu thì không có lợi nhuận” Vimeco tăng
cương tối đa trong khâu thanh quyết toán công trình, nhằm thu hồi vốn một cách
nhanh nhất.
- Thành lập Phòng Thanh toán với nhiệm vụ hỗ trợ 100% cho các công
trường trong việc thanh quyết toán, nhằm chuyên môn hóa ở mức cao nhất.
d. Tập trung đào tạo, xác định rõ ràng nhân tố con người.
- Với phương trâm “Xây dựng những Con người biết làm việc và biết cách
làm hài lòng khách hàng” và “Con Người là nhân tố quyết định cho sự thành bại
của Công ty là nguồn tài sản vô giá cần quan tâm nuôi dưỡng và phát triển”
vimeco không ngừng sàng lọc, đào tạo nguồn nhân lực. Tính hòa đồng tập thể, tính
kỷ luật cao, sự nghiêm túc và tinh thần dám làm dám chịu trách nhiệm cá nhân là
đòi hỏi tuyệt đối ở mỗi thành viên.
e. Chính sách đãi ngộ với khách hàng.



Với phương châm “Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn” VIMECO hy vọng là người
bạn chân thành và đáng tin cậy với tất cả khách hàng cùng với “Chữ tín” về chất
lượng, tiến độ giá thành là mục tiêu cao nhất mà Công ty muốn hướng đến.
f. Xây dựng uy tín và giữ gìn thương hiệu công ty.
- Qua kênh trang WEB, báo chí và thông qua các chương trình tài trợ các sự
kiện.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên.
- Duy trì đồng phục văn phòng, đồng phục công trường.
- Quảng bá ngay tại các công trường thi công bằng các Logo, pano giới thiệu
công ty, các công trình, dự án công ty thi công, làm chủ đầu tư.
- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động tại công trường.
2. Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons
Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons được cổ phần hóa vào tháng
8/2004 và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002611 do Sở Kế
hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 24/08/2004 và cấp lần thứ VIII vào ngày
07/09/2009 số 0303443233.
- Tên đầy đủ:
- Tên giao
dịch:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC –
COTECCONS.
Cotec Construction Joint Stock Co.,

- Tên viết tắt: COTECCONS.
- Vốn điều lệ:

317.700.000.000 VNĐ (Ba trăm mười bảy tỷ bảy trăm triệu

đồng)

- Mã số thuế: 0303443233
- Trụ sở

236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí

chính:

Minh

- Điện thoại: 08.35142255 - 3.5142266

Fax: 08. 35142277


- Website:

www.coteccons.vn

Email:

Coteccons là một trong các công ty xây dựng tiên phong trong lĩnh vực thuê
CEO là người nước ngoài, với tham vọng bằng thời gian ngắn nhất đưa được toàn
bộ các thành tựu trong lĩnh vực xây dựng của nước ngoài về với thị trường Việt
nam. Ban đầu thị trường chỉ gói gọn tại Thành phố Hồ Chí Mình và đồng bằng
Sông Cửu Long, mấy năm trở lại đây Coteccons phát triển và chiếm một thị phần
quan trọng tại thị trường Hà nội bằng phương châm giá cao, chất lượng cao, tiến độ
tốt và công tác vệ sinh mô trường được quan tâm hàng đầu.
a. Chiến lược trúng thầu bằng giá cao.

- Quản lý công trường bằng phương pháp hiện đại nhất của thế giới, từ con
người, tới máy móc thiết bị cho đến công tác vệ sinh, an toàn lao động được
Coteccons quan tâm tới vấn đề nhỏ nhất. Chiến lược của Coteccons nhằm vào các
dự án cao tầng, có chất lượng cao, phân khúc cao cấp nên Chủ đầu tư sẵn sàng trả
giá cao cho nhà thầu.
b. Tập trung đào tạo, xác định rõ ràng nhân tố con người.
- Coteccons tự hào có một Đội ngũ Cán bộ quản lý, Kỹ sư, Kiến trúc và
chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm, tinh nhuệ và sáng tạo. Mỗi CBNV Công
ty luôn nỗ lực học tập, không ngừng sáng tạo để tự hoàn thiện mình.
- "Con người là chìa khóa của thành công" – Tài sản lớn nhất của
Coteccons là nguồn nhân lực. Do vậy chúng tôi luôn quan tâm xây dựng đội ngũ
Cán bộ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp để đưa Công ty phát triển ngày càng
vững mạnh.
- Tất cả CBNV luôn được trao dồi về đạo đức, niềm tin và lòng tự hào về
Công ty. Từ đó, nhân viên Coteccons luôn ý thức vị trí đóng góp của mình trong
việc hình thành văn hóa công ty, không ngừng học tập, sáng tạo, cần cù và chính
trực. Chính sách nhân sự luôn được cải tiến để CBNV Coteccons có được môi
trường làm việc tốt nhất.


c. Môi trường làm việc chuyên nghiệp:
- Năng động và chuyên nghiệp, luôn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hội
để tự khẳng định mình.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ và hội thảo chuyên đề để
bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ CBNV.
- Có chính sách thu hút nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ, sinh viên
mới ra trường có thành tích học tập giỏi, đạo đức tốt.
- Các chính sách lao động tiền lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi khác được
Coteccons quan tâm
d. Xây dựng uy tín và giữ gìn thương hiệu công ty.

- Thông qua những hoạt động từ thiện Công ty Coteccons xây dựng thương
hiệu của mình thông qua việc hưởng ứng tích cực, xem đây là một phần trách
nhiệm của Công ty đối với cộng đồng, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn.
e. Kỷ luật trong Công ty:
CBNV được yêu cầu phải nghiêm túc thực hiện những qui định sau:
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính đoàn kết nội bộ để hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ tuyệt đối sự phân công công việc và điều động của cấp trên.
- Báo cáo đầy đủ và trung thực nhiệm vụ được giao. Khi gặp khó khăn trong
công việc phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để giải quyết kịp thời.
- Cán bộ đặc trách công tác chuyên môn nghiệp vụ không được lợi dụng chức
quyền để nhận hoa hồng, tiền bồi dưỡng từ khách hàng dưới bất cứ hình thức nào
gây

mất

uy

tín

cho

Công

ty.

- Không được dùng danh nghĩa của Công ty để làm việc cá nhân. Nghiêm
cấm các hành vi gian dối trong lao động và trong tác nghiệp dẫn đến thiệt hại về tài



sản



lợi

ích

của

Công

ty.

- Nghiêm cấm mọi hình thức tiết lộ thông tin, tự ý mang tài liệu ra khỏi văn
phòng làm việc hoặc cung cấp thông tin của Công ty ra bên ngoài khi chưa có sự
đồng

ý

của

cấp

trên.

- Giữ bí mật kinh doanh của Công ty.
- Không được tiết lộ thông tin về thu nhập của Cá nhân.
f. Đầu tư cải tiến trang thiết bị và phát triển kho bãi

- Hiện nay Coteccons đang áp dụng các hệ ván khuôn tiên tiến trên thế giới
như Doka (Áo), Coffa hộp kim nhôm (Hàn quốc), giàn giáo bao che trượt đã mang
lại hiệu quả rõ rệt trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm chi phí nhân công và
đảm bảo ATLĐ.
- Việc đầu tư kho bãi cũng được Công ty đặc biệt chú trọng nhằm bảo quản
tốt khối lượng tài sản trang thiết bị của Công ty.
- Toàn bộ vật tư thiết bị sau khi thi công sẽ được tập kết về kho phân loại bảo
quản theo danh mục, bảo đảm các vật tư thiết bị được quản lý chặt chẽ, tái sử dụng
được nhiều lần.
IV: SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 3
CÔNG TY.
Cùng giống nhau trong một số chiến lược về con người, máy móc thiết bị, tiến độ
và chất lượng, xây dựng uy tín và thương hiệu, Tuy nhiên với Chiến lược giá thành (một
phần rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của cả 3 công ty) thì có sự
khác biệt.
Nội dung chính

VC2

VIMECO

COTECCONS

Chiến lược giá - Giá an toàn, đảm - Tập trung vào thế - Tập trung vào các
thành

bảo lợi nhuận nhất mạnh là thi công dự án cao cấp, với
định. Chú trọng đến phần ngầm để tận giá kinh doanh cao,
nguồn vốn của chủ dụng


máy

móc, từ đó áp dụng khoa


đầu tư và thời gian thiết bị và kinh học kỹ thuật, quản
thanh quyết toán và nghiệm. Từ đó xây lý tiến tiến để đảm
hoàn

thành

công dựng

trình.

giá

trúng bảo

chất

lượng,

thầu hợp lý (thấp tiến độ với giá cao.
hơn đối thủ cạnh
tranh).

Chiến lược nhân Chưa nhận định rõ Con Người là nhân Con người là chìa
sự


ràng về sự quan tố quyết định cho khóa
trọng

của

của

thành

con sự thành bại của công. Tài sản lớn

người. Chỉ dựa vào Công ty là nguồn nhất của Coteccons
bề dày kinh nghiệm tài sản vô giá cần là nguồn nhân lực
của mình để tập quan
trung đào tạo một dưỡng

tâm

nuôi



phát

số lĩnh vực cụ thể triển
như CB thanh quyết
toán ...
Chính vì sự khác biệt này nên hiện tại phân khúc của 3 Công ty tương đối khác
nhau, tuy nhiên với mỗi công trình, dự án thì sự khác biệt theo chiến lược của từng Công
ty không rõ ràng và cụ thể hóa, nên cả 3 Công ty vẫn nhìn nhận và thường xuyên cạnh

tranh tương đối quyết liệt trong khi đấu thầu.
Với VC2 là đơn vị tôi đang công tác, thì việc phân tích đối thủ, tìm ra điểm mạnh
của đối thủ để tự điều chỉnh chính mình là việc hết sức quan trọng và cần thiết để tồn tại
và phát triển. Có nhiều điểm mạnh của đối thủ mà bằng nội tại của mình có thể thay đổi
trong thời gian ngắn, như chiến lược con người - Công ty cũng đã nhìn nhận nghiêm túc
và cố gắng thay đổi bằng việc đầu tiên cử một loạt CB trung cao cấp tham dự các lớp học
nâng cao như MBA … và rồi sàng lọc, thay thế, tuyển dụng. Hy vọng trong thời gian
ngắn nữa bằng những nỗ lực của mình VC2 có lớp lãnh đạo đầy đủ Tâm, Tài và từ đó có
sự nhìn nhận lại yếu tố con người để phát triển công ty ngày một bền vững.
Tôi xin kết thúc bài viết, trân trọng cảm TẦI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Quản trị Marketing - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh
doanh quốc tế, Griggs University;
2. Bài giảng Môn quản trị Marketing của Tiến sỹ Nguyễn Thị Mai Anh Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế, Griggs University.
3. />4. />5.
VN/Default.aspx.

/>


×