Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quản trị chiến lược Lập ma trận IE và đề xuất chiến lược cho công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Đại Thắng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.81 KB, 30 trang )

BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới,
môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày
càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng
chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chỉ có thể qua một thời gian ngắn mà phát triển rất mạnh hay có thể phá sản, thì
việc không ngừng đổi mới nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của môi
trường đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh.
Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xác định rõ mình muốn đi đâu? phải đi
như thế nào? Những khó khăn, thách thức nào phải vượt qua? Và quan trọng hơn cả
là làm thế nào để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng tâm, nhất trí, nỗ
lực hết mình vì thành công chung của doanh nghiệp. Điều này trước hết phụ thuộc vào
công tác xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh đúng
đắn sẽ là đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài theo những mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Đại Thắng là công ty chuyên
kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ lợn; gia súc; gia
cầm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và nội địa. Sau hơn 24 năm hoạt động với việc
không ngừng cải tiến công nghệ, Công ty đã từng bước khẳng định được uy tín, sự tin
cậy của khách hàng quốc tế như: Nga, Ba Lan, Malaysia, Singapore, Hồng Kông... và
khách hàng 63 tỉnh nội địa tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây trên thị
trường xuất hiện nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực này, dẫn đến sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Mặt khác, mặt hàng lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu
tố khách quan như: kinh tế, thời tiết, dịch bệnh, cơ chế chính sách,... cho nên để công
ty hoạt động có hiệu quả nhằm hướng tới những mục tiêu mà công ty lựa chọn thì việc
xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp, thích ứng với môi trường, khẳng định vị


thế của mình và định hướng được sự phát triển lâu dài. Đó cũng chính là lý do tôi chọn
đề tài: “Lập ma trận IE và đề xuất chiến lược cho công ty Cổ phần chế biến thực phẩm
xuất khẩu Đại Thắng” làm bài tập lớn môn Quản trị chiến lược của mình.
Trong quá trình nghiên nhóm hẳn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp
ý nhiệt tình từ thầy và các bạn.
Em xin trân thành cám ơn!
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 1


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1. Tổng quan quản trị chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
Theo Fred R.David: “Chiến lược là tiến trình xác định mục tiêu dài
hạn lựa chọn phương tiện đạt tới mục tiêu đó.”
Theo Michael Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các
lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ.”
Theo Fred R.David: “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là
một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên
quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức, quản trị chiến lược tập trung
vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu
phát triển và các hệ thống thông tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành
công của tổ chức.”

1.1.2. Quá trình quản trị chiến lược
Quá trình quản trị chiến lược gồm có 3 giai đoạn: hoạch định chiến lược,
thực hiện thiến lược và kiểm soát chiến lược.
Bước 1: Hoạch định chiến lược
Là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh và nghiên cứu môi trường
kinh doanh để xác định những khó khăn và thuận lợi từ bê ngoài và những điểm
mạnh, điểm yếu từ bên trong, đề ra mục tiêu chiến lược và lựa chọn giải pháp tối
ưu để thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Bước 2: Thực hiện chiến lược
Là giai đoạn hành động trong quản trị chiến lược. Để thực thi chiến lược
đã vạch ra phải có một cơ cấu tổ chức tương ứng để đảm đương được nhiệm vụ
mới và huy động được nhà quản trị và nhân viên tham gia vào công việc.
Ba hoạt động của giai đoạn này là: thiết lập mục tiêu hàng năm; Đề ra
chính sách để theo đuổi mục tiêu; Phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Bước 3: Kiểm soát chiến lược
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 2


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược, có 3 hoạt động chính
là: xem xét lại các tiền đề của chiến lược; Đo lường và đánh giá các kết quả; tiến
hành các hoạt động điều chỉnh
1.2. Nôi dung xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

a) Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh.
Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế như: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán
cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, chính sách tài chính và tiền tệ. Với mỗi một yếu
tố đó có thể là cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp.
b) Yếu tố chính phủ và chính trị
Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt
động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về
thuê mướn, thuế, an toàn, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường,... Song song
đó, chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ.
c) Yếu tố văn hóa- xã hội
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố văn hóa-xã hội
nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố
thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như: khuynh hướng tiêu dùng,
chuẩn mực đạo đức, chất lượng cuộc sống, trình độ nhận thức,...
d) Yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, không khí…
Tác động của môi trường tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ
lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Sự quan tâm của các nhà quản trị
thông qua các quyết sách kinh doanh ngày càng tăng vì công chúng quan tâm
nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên.
e) Yếu tố công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và
đe dọa đối với các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải cảnh giác đối
với các công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm lạc hậu một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp, bên cạnh những lợi ích mà sự phát triển công nghệ đem lại.
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 3



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

1.2.2 Phân tích các yêu tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống
bên trong của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố bên trong nhằm tìm ra
điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá các yếu tố chủ
yếu của Công ty như: hoạt động quản trị, marketing, tài chính- kế toán, sản xuất,
nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, nề nếp tổ chức. Từ điểm mạnh và
điểm yếu của mình, Công ty sẽ thiết lập mục tiêu kết hợp cùng với các cơ hội và
nguy cơ từ bên ngoài để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
a) Marketing
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và
duy trì các mối liên hệ và trao đổi với khách hàng. Nhiệm vụ của công tác quản
trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ
chức đạt được mục tiêu đề ra. Bộ phận marketing phân tích các nhu cầu và thị
hiếu sở thích của thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm,
định giá, giao tiếp và phân phối phù hợp với các thị trường mà doanh nghiệp
hướng tới.
b) Tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh
nghiệp. Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán cần chú trọng những nội
dung: khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả
năng sinh lợi,…

c) Sản xuất
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Nếu bộ
phận sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với giá thành tương
đối thấp sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động marketing, bộ phận tài chính.
Ngược lại, nếu khâu sản xuất yếu kém thì hàng hóa dịch vụ sản xuất ra không
bán được, và tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác.
d) Nghiên cứu và phát triển
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 4


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển có thể giúp Công ty đứng
vững ở vị trí đầu trong ngành. Nó đòi hỏi những năng lực về phát triển những
sản phẩm dịch vụ mới, kiểm soát giá thành, và công nghệ sản xuất. Sự liên hệ
gắn bó giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và marketing có ý nghĩa đăc biệt đảm
bảo sự thành công của Công ty.
e) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của
Công ty. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu; phân tích
bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện, và kiểm tra các chiến lược của Công
ty. Khi phân tích nguồn nhân lực chú ý đến các nội dung như: trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, chính sách nhân sự ; năng lực, mức độ quan tâm và
trình độ của ban lãnh đạo…
f) Nề nếp tổ chức

Mỗi tổ chức đều có một nề nếp nhất định hướng tới cho phần lớn công
việc của nó. Nó ảnh hưởng đến phương thức thông qua quyết định, quan điểm
của nhà quản trị đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của
doanh nghiệp. Nề nếp của tổ chức cũng có thể gây nên trở ngại cho việc hoạch
định các chiến lược, hoặc là ưu điểm thúc đẩy hoạt động đó.
g) Nguồn thông tin
Cần thu thập thông tin qua nhiều nguồn băng nhiều phương tiện khác
nhau, có được thông tin chính xác giúp Công ty nắm bắt tình hình kinh doanh và
có nhũng quyết định phù hợp, tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.
1.2.3. Phân tích môi trường tác nghiệp
a) Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan của các yếu tố như: số
lượng doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí,... Các đối
thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành
lợi thế trong ngành. Do đó, doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh
để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động của họ.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 5


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới

với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Do vậy, doanh
nghiệp cần phải dự đoán được khả năng xâm nhập ngành của đối thủ và từ đó có
biện pháp đối phó.
c) Khách hàng
Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh
tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh
nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu
của hách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
d) Nhà cung cấp
Các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn
hàng khác nhau như: nguyên vật liệu, lao động, tài chính. Người cung
cấp nguyên vật liệu: để tránh tình trạng các tổ chức cung cấp nguyên vật liệu
gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm,…thì doanh nghiệp
cần quan hệ với nhiều nhà cung cấp, giảm thiểu tình trạng độc quyền.
e) Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không
ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
1.2.4. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược
a) Xác định nhiệm vụ
Nhiệm vụ là một phát biểu có giá trị lâu dài thể hiện sự kinh doanh, niềm
tin và ý tưởng của những người tham gia trong tổ chức đó. Để xác định được
nhiệm vụ của chiến lược ta cần phải xem xét một số yếu tố sau:
- Phải xác định chính xác khách hàng của doanh nghiệp là những ai ?
- Sản phẩm của doanh nghiệp thuộc vùng thị trường nào ?
- Công nghệ nào đang được sử dụng ?
- Phải tự đánh giá về mình.
- Mối quan tâm đến các thành viên trong tổ chức.
b) Xác định mục tiêu
Học viên: Nguyễn Nam Sơn


Page 6


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Mục tiêu là kết quả mong đợi sẽ có và cần phải có của một tổ chức sau
một thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp của chúng
ta tồn tại để làm gì? Mục tiêu của chiến lược bao gồm các đặc điểm sau: chuyên
biệt, linh hoạt, khả năng có thể đo lường, khả năng đạt tới được, tính thống nhất,
khả năng chấp nhận được, có thời gian cụ thể.
1.2.5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược
a) Xây dựng chiến lược
Quy trình hình thành một chiến lược tổng quát có thể khái quát thành 3
giai đoạn: giai đoạn nhập vào, giai đoạn kết hợp và giai đoạn quyết định. Giai
đoạn nhập vào: Giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã được nhập vào cần
thiết cho việc hình thành các chiến lược. Ở đây, ta sẽ xây dựng các ma trận đánh
giá các yếu tố bên trong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh
giá các yếu tố bên ngoài.
b) Lựa chọn chiến lược
Để lựa chọn chiến lược được tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải trả lời được 3
câu hỏi:
- Chúng ta để lại những dạng kinh doanh nào?
- Chúng ta rút khỏi những dạng kinh doanh nào?
- Chúng ta tham gia vào những dạng kinh doanh mới nào?
Những chiến lược của doanh nghiệp để chọn lựa:
- Chiến lược tăng trưởng tập trung:

+ Thâm nhập thị trường
+ Phát triển thị trường
+ Phát triển sản phẩm
- Chiến lược tăng trưởng đa dạng:
+ Đa dạng hóa đồng tâm
+ Đa dạng hóa hàng ngang
+ Đa dạng hóa kết hợp
- Những chiến lược phát triển hội nhập
+ Hội nhập về phía sau
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 7


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

+ Hội nhập về phía trước
+ Kết hợp theo chiều ngang

CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, LẬP
MA TRẬN EFE, IFE, IE CHO CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU ĐẠI THẮNG
2.1. Giới thiệu về công ty
– Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU ĐẠI THẮNG
– Tên giao dịch quốc tế : DAI THANG EXPORT FOODSTUFF AND

AGRICULTURAL

PRODUCTS

PROCESSING

JOINT

STOCK

COMPANY
– Tên viết tắt : DADEXFOCO
– Trụ sở chính : Đường Trần Nhân Tông, Phường Trần Quang Khải,
Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, Việt Nam
– Điện thoại : 0350.3867999
– Fax : 0350.3848448
– Vốn điều lệ đăng ký : 56.538.000.000đồng
– Vốn điều lệ thực góp : 56.538.000.000 đồng
– Ngày trở thành công ty đại chúng: 11/07/2014
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Đại Thắng
tiền thân là Xí nghiệp Đông Lạnh Thịt xuất khẩu thuộc Sở Nông Lâm nghiệp Hà
Nam – Ninh được thành lập theo quyết định số 151/QĐ_UB của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam Ninh ngày 02/03/1989.
Năm 2000, Công ty thực hiện theo quyết định số 2128/1999/QĐUB của
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngày 22 tháng 12 năm 1999 về việc chuyển
đổi thành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản Đại Thắng với vốn
điều lệ đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu là 3,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vốn điều lệ thực góp của Công ty tại thời điểm đó là 3,22 tỷ và tới
Học viên: Nguyễn Nam Sơn


Page 8


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

thời điểm tháng 3/2013 công ty mới hoàn thành tăng vốn lên 3,7 tỷ đồng , bằng
với vốn điều lệ đăng ký tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
Tháng 12/2013, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu
Đại Thắng thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tăng vốn
điều lệ của Công ty lên 12,95 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ
phần và các nguồn vốn khác để bổ sung vốn điều lệ.
Do nhu cầu và sự phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, tháng 2 năm
2014 Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 12,95 tỷ đồng lên 56,538 tỷ đồng để cơ cấu
các khoản nợ và đầu tư thêm các dây truyền sản xuất mới, đầu tư trang trại chăn
nuôi phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần chế biến thực
phẩm nông sản xuất khẩu Đại Thắng đã đạt đươc những thành quả nhất định.
Công ty đã từng bước khẳng định uy tín và sự tin cậy với các khách hàng trong
và ngoài nước. Hiện tại, Công ty đã có những khách hàng thường xuyên ở các
nước Hồng Kông, Mailaysia, Singapore...,các khách hàng trong nước ở Thành
phố HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật
Buôn bán thực phẩm
Buôn bán máy móc, thiết bị phụ tùng máy khác
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

Chế biến, quản lý thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi khác
2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh doanh nghiệp
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 9


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

a. Hoạt động sản xuất
Thịt lợn sữa đông lạnh là một trong những sản phẩm chính của Công ty cổ
phần Chế biến thực phẩm Nông sản xuất khẩu Đại Thắng. Hiện nay, nhà máy
đang chú trọng và tập trung chế biến thịt lợn sữa đông lạnh để xuất khẩu sang
các nước như Malaysia, Singgapore, Hồng Kông...Sản phẩm của công ty hiện
đang được ưa chuộng và có sản lượng tiêu thụ lớn ở các nước này. Đây vẫn sẽ là
sản phẩm chủ lực của Công ty trong thời gian tới.
b, Hoạt động hợp tác kinh doanh
Hiện nay Công ty thực hiện hợp tác đầu tư với các Công ty trong lĩnh vực
chăn nuôi, trong đó chủ yếu là mảng chăn nuôi lợn. Với lợi thế hoạt động sản
xuất chế biến thực phẩm lợn đông lạnh và mạng lưới khách hàng sẵn có, việc
hợp tác đầu tư vào trang trại chăn nuôi lợn cũng sẽ mở ra cơ hội kinh doanh lớn
cho công ty.
- Hợp tác với trang trại chăn nuôi heo hậu bị Hà Lạn, Hải Hậu – Nam

Định với dự án “Hợp tác khai thác, sử dụng trang trại chăn nuôi tại xã Giao
Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”
Công ty đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh tư số 03/2013/NDF.HTKD
ngày 06/04/2013 với Ông Vũ Trọng Nghĩa về đầu tư dự án này. Tổng giá trị đầu
tư dự án này dự kiến là 31 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Chế biến thực
phẩm nông sản xuất khẩu Đại Thắng góp 10 tỷ đồng và được nhận 30% lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất tại trang trại của dự án.
Quy mô của trang trại chăn nuôi lợn:
- Diện tích khai thác: 6 ha
- Quy mô chăn nuôi bao gồm 5 chuồng chăn nuôi lợn với Quy mô 8200
con/năm.
- Được thực hiện theo quy trình khép kín từ con giống-Chăn nuôi-tiêu thụ.
- Liên kết với Tập đoàn CP của Thái Lan ở Việt Nam – là một tập đoàn
sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất
của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tập
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 10


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

đoàn C.P thực hiện việc cung cấp từ con giống, thức ăn, kỹ sư chăn nuôi và bao
tiêu toàn bộ lợn khi xuất chuồng.
Hiện tại, trang trại đã đi vào hoạt động. Dự kiến năm 2014 sẽ bắt đầu có
lợi nhuận. Và đây sẽ là nguồn thu cho công ty trong những năm tới.
- Hợp tác kinh doanh với Bà Phạm Ngọc Hà với dự án “Hợp tác khai

thác, sử dụng trang trại chăn nuôi tại xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định”
Công ty đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2014/N.DFHTKD ngày
10/02/2014 với Bà Phạm Ngọc Hà về đầu tư dự án này. Tổng giá trị đầu tư dự án
này dự kiến là 7,2 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất
khẩu Đại Thắng góp 2 tỷ đồng , được nhận 30% lợi nhuận từ kết quả khai thác
của dự án.
Quy mô của trang trại chăn nuôi lợn:
+ Diện tích khai thác: 2 ha
+ Quy mô chăn nuôi bao gồm 3 chuồng chăn nuôi lợn thịt, 1chuồng lợn
đẻ với quy mô 2500 con lợn/năm và 4000 con lợn con/năm.
Hiện tại, trang trại đang trong quá trình đầu tư xây dựng, dự kiến cuối
năm 2014 sẽ hoàn thànhvà đầu năm 2015 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Dự kiến
dự án có doanh thu và lợi nhuận trong năm 2015.
c, Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm
Bảng 1: Cơ cấu doanh thu các sản phẩm và dịch vụ năm 2012, 2013 và năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
ST
T
1
2

Chỉ tiêu
Doanh thu bán
hàng trong nước
Doanh thu xuất
khẩu
Tổng cộng

Năm

2012

Tỷ trọng
(%)

Năm
2013

Tỷ trọng
(%)

Năm
2014

Tỷ trọng
(%)

15.655

16,53

13.345

22,69

14.936

18,30

79.074


83,47

45.482

77,31

66.710

81,70

94.730

100%

58.827

100%

81.646

100%

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2013 và 2014)

Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 11



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Năm 2012, hoạt động sản xuất của Công ty được đẩy mạnh, đồng thời tập
trung phát triển mảng kinh doanh, thúc đẩy bán hàng trong và nước ngoài. Cụ
thể, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 94,7 tỷ
đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm 83,47% và doanh thu
trong nước chiếm 16,53%.
Năm 2013, Công ty bắt đầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh chính là chế biến thịt lợn sữa đông lạnh, Công ty thực
hiện hoạt động hợp tác hợp tác kinh doanh với các cá nhân vào các trang trại
chăn nuôi trong khu vực.
Mặc dù, các dự án hợp tác kinh doanh này chưa đem lại doanh thu và lợi
nhuận cho trong năm 2013, nhưng được kỳ vọng trong tương lại sẽ đem lại
nguồn thu lớn cho Công ty.
Doanh thu thuần năm 2013 của Công ty đạt hơn 58,83 tỷ đồng giảm
37,90% so với năm 2012, trong đó doanh thu từ bán hàng trong nước đạt 13,35
tỷ đồng, giảm 14,75 % và doanh thu xuất khẩu đạt 45,48 tỷ, giảm 42,48%.
Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu như vậy là do trong năm 2013 ở khu
vực tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận bị ảnh hưởng của dịch lở mồm long
móng ở lợn nên việc cung cấp nguyên liệu bị ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động
sản xuất của công ty.
Năm 2014, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
chính và hợp tác đầu tư vào trang trại nuôi lợn trên địa bàn. Doanh thu bán hàng
của Công ty đạt 81,6 tỷ đồng trong đó doanh thu bán hàng trong nước và xuất
khẩu đạt tương ứng là 14,9 tỷ đồng và 66,7 tỷ đồng.
Bảng 2: Cơ cấu lợi nhuận gộp các sản phẩm và dịch vụ năm 2012, năm
2013 và năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

ST
T
1

Chỉ tiêu
Lợi nhuận gộp
từ bán hàng

Năm
2012
2.149

Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Tỷ trọng
/DTT
(%)
2,27

Năm
2013
1.488

Tỷ trọng
/DTT
(%)
2,53


Năm
2014
2.510

Tỷ trọng
/DTT
(%)
3,08
Page 12


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

2

trong nước
Lợi nhuận gộp
từ xuất khẩu
Tổng cộng

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

3.678

3,88

3.383

5,75


7.616

9,33

5.828

6,15

4.872

8,28

10.126

12,41

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2013 và 2014)

Lợi nhuận gộp năm 2012 của công ty đạt mức 5,83 tỷ đồng, đạt 6,15%
doanh thu thuần, trong đó lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng trong nước đạt
2,15 tỷ đồng chiếm 2,27% doanh thu thuần, lợi nhuận gộp bán hàng xuất khẩu
đạt 3,68 tỷ đồng, tương ứng 3,88% doanh thu thuần.
Năm 2013, Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng xuất khẩu và trong nước
giảm so với năm 2012 cụ thể lợi nhuận gộp từ việc xuất khẩu đạt gần 3,4 tỷ
đồng giảm 8,02%, lợi nhuận bán hàng trong nước đạt gần 1,5 tỷ đồng, giảm
30,74% so với năm 2012. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc bùng phát dịch
bệnh trong khu vực và các tỉnh lân cận nên nguồn cung cấp lợn cho quá trình
sản xuất giảm, bên cạnh đó các chi phí khác như giá xăng dầu, nguyên liệu đi
kèm cho sản xuất khác cũng tăng giá. Do đó, Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản

xuất kinh doanh giảm so với năm 2012.
Trong năm 2014, tỷ lệ lợi nhuận gộp thu được từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ trên doanh thu thuần tăng cao so với các năm trước chủ yếu thu được từ
hoạt động xuất khẩu. Cụ thể lợi nhuận gộp thu được từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ đạt 10,13 tỷ đồng bằng 12,41% doanh thu thuần trong đó lợi nhuận xuất
khẩu đạt 7,6 tỷ đồng, chiếm tới 9,33%. Trong thời gian này, Công ty đã thực
hiện tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển khách hàng trong nước
và nước ngoài. Ngoài ra, tỉnh Nam Định đã được kiểm soát được hoàn toàn dịch
bệnh bùng phát trong năm 2013 nên việc cung cấp nguyên liệu đầu vào rất thuận
lợi, giá các nguyên liệu phụ kiện khác cũng ổn định hơn.
d, Nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào
Nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào chủ yếu
Nhà máy của công ty chính là nơi có vùng chăn nuôi lợn phát triển nên việc
cung ứng đầu vào luôn ổn định. Ngoài ra, Công ty còn có những hợp đồng cung
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 13


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

ứng nguồn nguyên liệu với một số thương lái ở các tỉnh lân cận như: Nam Định,
Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình…và một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Sự ổn định của các nguồn cung cấp:
Nhìn chung việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của Công ty luôn luôn ổn
định. Trong thời gian tới, trang trại lợn ở Hải Hậu đã có thể cung cấp một lượng
lớn nguồn nguyên liệu này cho công ty. Ngoài ra, nguồn cung ứng nhiên liệu

khác phục vụ trong quá trình chế biến cũng rất ổn định về số lượng cũng như
chất lượng vì Công ty đã có được mối quan hệ đối tác bền chặt trong nhiều năm
với các nhà cung ứng nguyên liệu trong phạm vi tỉnh cũng như một vài tỉnh
thành trên cả nước.
Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty:
Nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất của Công ty là từ các hộ dân và các
trang trại chăn nuôi trên địa bàn, ngoài ra, Công ty còn có những hợp đồng cung
ứng nguyên liệu với một số thương lái ở các tỉnh lân cận như: Hà Nam, Thái
Bình, Ninh Bình…Do đó, hai nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chi phí hoạt động
kinh doanh của Công ty là giá thịt lợn hơi và chi phí vận chuyển lợn tới nhà
máy.
Nguyên liệu chính của công ty là thịt lợn hơi. Nhìn chung, việc cung cấp
nguyên liệu đầu vào của Công ty luôn luôn ổn định về số lượng và chất lượng.
Giá cả của thịt lợn hơi phụ thuộc nhiều vào chi phí chăn nuôi lợn như giá cám
công nghiệp, giá ngô, giá gạo… Do đó, mọi chính sách vĩ mô của Nhà nước liên
quan tới các thị trường yếu tố đầu vào trên đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh
doanh của Công ty. Về chi phí vận chuyển lợn tới công ty, trong năm 2013 giá
xăng dầu thế giới và trong nước biến động mạnh và có xu hướng tăng, điều này
ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngoài các nhân tố trên, dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận
của ngành chăn nuôi nói chung và hoạt động sản xuất của Công ty nói riêng.
Trong năm 2013, do dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng không tốt tới hoạt động
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 14


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3


Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

sản xuất kinh doanh của Công ty. Bước sang năm 2014, tình hình dịch bệnh đã
được kiểm soát khá tốt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tăng cường
các trạm tiêm vắc xin phòng bệnh ở gia súc, gia cầm. Do đó, hoạt động kinh
doanh của Công ty phần nào ổn định hơn.
e, Cơ cấu chi phí
Bảng 6: Cơ cấu chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị
(đồng)

Tỷ lệ/
DTT

Giá trị
(đồng)

Tỷ lệ/
DTT


Giá trị
(đồng)

Tỷ lệ/
DTT

88.902

93,85%

53.956

91,72%

71.520

87,59%

4.256

4,49%

3.742

6,36%

3.186

3,90%


2

Giá vốn bán
hàng
Chi phí QLDN

3

Chi phí bán hàng

-

-

-

-

480

0,59%

4

Chi phí tài chính

519

0,55%


295

0,50%

502

0,61%

93.678

98,89%

57.993

98,58%

75.688

92,69%

1

Tổng cộng

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2013 và 2014)

Trong năm năm 2012, Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,
do đó giá vốn bán hàng tăng lên đáng kể tương ứng với doanh thu, kèm theo đó
là sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo Báo cáo kiểm toán, giá

vốn bán hàng của Công ty năm 2012 là 88,9 tỷ đồng chiếm 93,85% doanh thu
thuần. Thực hiện chính sách cắt giảm chi phí, giá vốn/doanh thu thuần năm 2013
là 91,72% và năm 2014, việc thực hiện cắt giảm chi phí đã trở nên có hiệu quả,
tỷ trọng giá vốn trên doanh thu thuần chỉ còn 87,59%.
Về chi phí bán hàng, do chủ yếu năm 2012, 2013 công ty xuất bán hàng
cho những đối tác đã có quan hệ với công ty lâu năm, đồng thời các đơn hàng
đều được khách hàng bao thầu 1 đơn vị vận chuyển nên không phát sinh các
khoản chi phí bán. Chi phí gián tiếp trong giai đoạn này tập trung chủ yếu ở chi
phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Sang năm 2014, công ty tích cực
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, trong đó công ty đã tìm kiếm được nhiều khách
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 15


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

hàng mới trong và ngoài nước. Khoản chi phí bán hàng năm 2014 là 480 triệu
đồng, tuy nhiên, khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng doanh thu
(0,59%) nên không ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của công ty.
Chính sách quản lý chi phí:
Công ty đang tiến hành kiện toàn lại bộ máy tổ chức và hoạt động theo
hướng tinh gọn các phòng ban, chuyên môn hóa các công đoạn sản xuất, nâng
cao công nghệ sản xuất, hiện đại hóa quá trình chế biến để giảm thiểu chi phí và
nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, Ban lãnh đạo Công ty cũng quán triệt
tinh thần tiết kiệm trong lao động sản xuất tới từng cán bộ công nhân viên nhằm
mục đích giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong các khâu sản xuất

để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
f, Trình độ công nghệ
Hiện nay Công ty đang sử dụng những công nghệ và trang thiết phù hợp
với quy chuẩn của các nước và đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường
sinh thái. Các dây truyền giết mổ, đông lạnh, vận chuyển của Công ty được sản
xuất trong nước và nhập khẩu ở nước ngoài.
Dây truyền chế biến của công ty tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt
được các đối tác đánh giá cao. Sản phẩm chính là Lợn sữa đông lạnh của công ty
được khách hàng đánh giá rất cao và tiêu thụ rất tốt.
g, Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Công ty trong những
năm qua đã tập hợp được những cán bộ nòng cốt, có trình độ chuyên môn cao,
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi
và phát triển những sản phẩm mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao
cho Công ty. Một trong những thành tựu nổi bật của Ban giám đốc là đã cùng
với các cán bộ nghiên cứu của các Công ty khác trong ngành, sáng chế ra công
nghệ và quy trình sản xuất, cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao.

Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 16


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Công ty hợp tác với trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện việc
nghiên cứu và phát triển con giống mới có chất lượng tốt và tạo hiệu quả kinh tế

cao trong quá trình chăn nuôi của trang trại.
Công ty đang triển khai xây dựng phân xưởng sản thực phẩm chín: Sản
phẩm chính được sản xuất là Xúc xích, và các sản phẩm khác từ thịt lợn. Dự
kiến cuối năm 2014 phân xưởng sẽ đi vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản
phẩm và tạo nguồn thu lớn cho Công ty.
h, Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Công ty rất chú trọng đầu tư cho khâu quản lý, giám sát chất lượng sản
phẩm từ thu mua đến từng công đoạn chế biến. Để đủ tiêu chuẩn bán ra thị
trường, các sản phẩm của Công ty đều phải trải qua những công đoạn kiểm tra,
giám sát sau:
Đối với thu mua nguyên liệu đầu vào: Công ty cũng chọn lựa những loại
lợn tốt, đạt tiêu chuẩn và được kiểm dịch của cục thú ý.
Đối với chế biến:
- Tại nhà máy đều có các cán bộ chuyên môn trực tiếp giám sát từng khâu
trong quá trình chế biến.
- Sau đó lợn sau khi làm sạch được đưa vào kho đông. Chỉ những lô sản
phẩm có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường mới được phép lưu kho
sản phẩm này.
- Toàn bộ quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty đều được
áp dụng theo quy chuẩn nghiêm ngặt.
i, Hoạt động marketing
Bên cạnh thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, số lượng sản phẩm,
Công ty cũng rất chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phân phối
sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất tới khách hàng. Mỗi thành viên trong
công ty có nghĩa vụ quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình ra ngoài thị
trường. Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện rất tốt hoạt động marketing
theo những đặc thù riêng có của mình và đã đạt được những hiệu quả cao. Sản
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 17



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

phẩm của Công ty đang hình thành một thương hiệu có uy tín trên địa bàn tỉnh,
các tỉnh miền Nam như: Thành phố HCM, Vũng Tàu...và các nước bạn như
Hồng Kông, Malaysia, Singgapore...
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
a. Những nhân tố thuận lợi
Chính sách của Nhà nước: Xuất khẩu thực phẩm Nông sản được Nhà
nước dành cho những chính sách ưu đãi về hoạt động xuất khẩu của sản phẩm
nàynên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty và mang lại giá trị và
hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn lực sản xuất: Hiện tại, nguồn lực sản xuất của Công ty vẫn đang
rất dồi dào, với các trang trại và các hộ gia đình chăn nuôi với số lượng lớn. Dây
truyền chế biến hiện đại tiên tiến. Việc cần làm hiện nay của Công ty là mở rộng
sản xuất về quy mô, nâng cao năng lực sản xuất để có thể chế biến được tối đa
nguồn lực và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tận dụng tối đa lợi thể sẵn
có của Công ty.
Nguồn lực con người: Với đội ngũ CBCNV tận tâm, tay nghề cao, được
điều hành bởi những cán bộ, lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, Công ty có
đủ nội lực để phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững trong những năm tới.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay Công ty có những khách hàng
lâu năm ở trong nước cũng như các khách hàng ở các nước như Malaysia,
Singgapore, Hồng Kông…nên sản phẩm chế biến ra sẽ được tiêu thụ rất nhanh.
b, Những nhân tố khó khăn

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước: Kinh tế thế giới và Việt Nam vừa
trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn và mới chỉ bắt đầu phục hồi nên vẫn còn
rất nhiều những thử thách trong thời gian tới. Các ngành công nghiệp nhìn
chung đều giảm công suất sản xuất, kéo theo đầu ra cho sản phẩm cũng bị thu
hẹp lại trong thời gian qua, chế biến Nông sản xuất khẩu cũng là một ngành chịu
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 18


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Thêm vào đó, Giá xăng dầu trong
thời gian quacũng đã tăng khá mạnh, gây ra những khó khăn nhất định trong vấn
đề quản lý, hoạch định chi phí sản xuất của Công ty.Ngoài ra, dịch bệnh bùng nổ
thời gian quan cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.2.3. Lập ma trận EFE, IFE, IE
A. Ma trận đánh giá các yêu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt, đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu
của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty. Sau khi nghiên cứu tổng hợp
các yêu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty như trên, tôi tiến hành lập ma trận
EFE cho Công ty như sau:
STT

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Tầm quan

trọng

Phân
loại

Số điểm
quan
trọng

0,2

3

0,6

0,15

2

0,3

0,12

3

0,36

0,15

3


0,45

0,1

2

0,2

0,12

3

0,36

Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi – chế
1

biến thực phẩm hiện là ngành kinh tế chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là nước đứng thứ tư trong các nước

2

có số đầu heo lớn, điều đó chứng tỏ có rất
nhiều nước đang có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn.
Xuất khẩu thực phẩm Nông sản được Nhà
nước dành cho những chính sách ưu đãi về

3


hoạt động xuất khẩu của sản phẩm nàynên rất
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty
và mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
Khách hàng lâu năm ở trong nước cũng như

4

các khách hàng ở các nước như Malaysia,
Singgapore, Hồng Kông…
Công ty đang sử dụng những công nghệ và
trang thiết phù hợp với quy chuẩn của các nước

5

và đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ môi
trường sinh thái. Dây truyền chế biến của

công ty tạo ra những sản phẩm đạt chất
lượng tốt được các đối tác đánh giá cao.
6

Sản phẩm của Công ty đang hình thành một

Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 19


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

thương hiệu có uy tín trên địa bàn tỉnh, các tỉnh
miền Nam như: Thành phố HCM, Vũng
Tàu...và các nước bạn như Hồng Kông,
Malaysia, Singgapore...
Kinh tế thế giới và Việt Nam vừa trải qua một
giai đoạn hết sức khó khăn và mới chỉ bắt đầu

7

phục hồi nên vẫn còn rất nhiều những thử

0,05

3

0,15

0,06

2

0,12

0,05

3


0,15

thách trong thời gian tới.
Là Doanh nghiệp được thành lập từ những năm
80, Công ty đã có 1 vị thế quan trọng trong tỉnh

8

cũng nhý trong ngành chế biến thực phẩm xuất
khẩu
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận
của ngành chăn nuôi nói chung và hoạt động

9

sản xuất của Công ty nói riêng.
Tổng cộng

1

2,69

Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,69 đã cho thấy khả năng
phản ứng của Công ty trước các cơ hội cũng như các mối đe dọa bên ngoài là
trên mức trung bình. Vì vậy chiến lược phát triển phải nhằm nâng cao hơn nữa
khả năng phản ứng của Công ty đối với các yếu tố trên.
B. Ma trận các yếu tố bên trong doanh nghiệp (IEF)
Ma trận các yếu tố nội bộ - IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và
điểm yếu cơ bản của Công ty được trình bày ở Bảng 6. Sau khi nghiên cứu tổng

hợp các yếu tố bên trong Công ty, tôi tiến hành lập ma trận IFE cho Công ty như
sau:
STT

Các yếu tố bên trong chủ yếu

Tầm quan
trọng

Phân
loại

Số điểm
quan
trọng

1

Là công ty cổ phẩn nên có khả năng thu hút
vốn đầu tư tốt

0,13

4

0,52

2

Nguồn vốn khá lớn đối với một công ty trong

lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu

0,05

3

0,15

3

Khả năng quản lý đạt trình độ chuyên môn
cao

0,05

3

0,15

4

Việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của Công

0,07

3

0,21

Học viên: Nguyễn Nam Sơn


Page 20


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

ty luôn luôn ổn định.
5

Chi phí sản bán hàng tăng cao

0,05

2

0,1

6

Sản phẩm của công ty luôn được nghiên cứu
đổi mới, nâng cao chất lượng

0,1

2

0,2


7

Công ty rất chú trọng đầu tư cho khâu quản
lý, giám sát chất lượng sản phẩm từ thu mua
đến từng công đoạn chế biến.

0,05

3

0,15

8

Công ty đã thực hiện rất tốt hoạt động
marketing theo những đặc thù riêng có của
mình và đã đạt được những hiệu quả cao.

0,15

1

0,15

9

Kênh phân phối, hệ thống mạng lưới tiếp thị
rộng lớn trên khắp các tỉnh thành


0,13

3

0,39

10

Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ
năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên
nghiệp vụ.

0,05

3

0,15

11

Tỷ nợ vay nợ của công ty ở mức tương đối
cao so tổng tài sản

0,12

3

0,36


12

Đội ngũ CBCNV tận tâm, tay nghề cao, được
điều hành bởi những cán bộ, lãnh đạo có trình
độ chuyên môn cao

0,05

3

0,15

Tổng cộng

1

2,68

Nhận xét: Tổng điểm quan trọng bằng 2,68 cho thấy Công ty chịu sự tác
động của môi trường nội bộ ở mức khá. Doanh nghiệp có những điểm mạnh như
là công ty cổ phần nên dễ huy động vốn, nguồn vốn lớn. Để nâng cao vị thế
cạnh tranh khi xây dựng chiến lược cần chú ý khắc phục những điểm yếu như:
Chi phí bán hàng tăng cao trong những năm gần đây, giảm tỷ lệ nợ vay…
C. Ma trận yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE)
Ma trận IE tổng hợp, tóm tắt, đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu
của cả môi trường bên trong lẫn môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty.
Sau khi xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE và ma trận các yếu tố bên
trong IFE, kết hợp hai ma trận trên tôi xây dựng ma trận IE như sau:

Học viên: Nguyễn Nam Sơn


Page 21


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

Tổng điểm quan trọng của ma trận IFE

Tổng
điểm
quan
trọng
của ma
trận
EFE

Cao
(3 => 4)
Trung bình
(2 => 2,9)
Thấp
(1 => 1,9)

Mạnh

Trung bình


Yếu

(3 => 4)

(2 => 2,9)

(1 => 1,9)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

Với tổng điểm quan trọng của IFE là 2,68; tổng điểm quan trọng của EFE
là 2,69 thì Công ty sẽ nằm ở ô V trên ma trận IE với chiến lược nên sử dụng là
nắm vững và duy trì: Chiến lược phù hợp là chiến lược thâm nhập thị trường,
phát triển sản phẩm từ năm 2015 đến năm 2020.


Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 22


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XK ĐẠI THẮNG
3.1 Xây dựng mục tiêu Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất
khẩu Đại Thắng
3.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu
Hiện nay, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Đại Thắng được
đánh giá là một trong các công ty hàng đầu về kinh doanh thịt lợn đông lạnh ở
Việt Nam. Dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp có thời gian hoạt động kinh doanh nhiều hơn so với
nhiều doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực nông dược; có bề dày kinh nghiệm
và quan hệ quốc tế rộng;
- Có vốn kinh doanh lớn (xếp hạng thứ hai trong các công ty kinh doanh
nông dược);
- Có doanh số mua vào và bán ra lớn, chiếm thị phần về giá trị
khoảng 20% – 22% trong cả nước;
- Có hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, với 17 chi nhánh trực
thuộc và trên 200 khách hàng phân phối trung gian;
- Đang kinh doanh những sản phẩm có chất lượng cao, nổi tiếng, được

khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng, được đánh giá là công ty hàng đầu
trong cả nước;
- Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, năng động, hoạt động đều
khắp trong cả nước;
- Có thương hiệu được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.
Định hướng phát triển của Công ty so với ngành, chính sách của Nhà nước và
xu hướng thế giới như sau:
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 23


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường kinh doanh nông dược từ năm 2012
đến nay tăng trưởng bình quân trên 15% mỗi năm về giá trị doanh số mua và
bán. Dự báo của các nhà kinh doanh, tốc độ này sẽ tiếp tục duy trì đến năm
2020.
- Tình hình xuất khẩu nông sản tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, điều này sẽ tạo ra cơ hội cho sự tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng
trưởng mạnh trong thời gian tới.
3.1.2. Mục tiêu của Công ty đến năm 2020
Với vị thế như trên, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Đại
Thắng có đủ điều kiện để xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
cho mình với mục tiêu là Công ty từ nay đến năm 2020 là “trở thành nhà cung
cấp thực phẩm xuất khẩu lớn nhất khu vực miền Bắc” với:
- 500 tỷ đồng doanh thu

- Tạo công ăn việc làm cho 500 lao động
- Sản phẩm chủ lực của công ty sẽ có mặt tại 20 quốc gia trên thế giới
a) Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường Công ty lựa chọn chiến lược thâm nhập
thị trường nhằm tìm cách tăng trưởng trong thị trường hiện tại đối với các sản
phẩm của Công ty hiện đang sản xuất kinh doanh.
Để đưa ra chiến lược này Công ty phải dựa vào những điểm mạnh mà
Công ty hiện đang có và các cơ hội của môi trường đang hoạt động. Các điểm
mạnh đó là: Công ty đang có hệ thống khách hàng lớn, một loạt hệ thống phân
phối gồm các chi nhánh, cửa hàng, đại lý trên toàn quốc, vị thế của một trong
những công ty đầu ngành..
b) Chiến lược phát triển sản phẩm
Căn cứ để lựa chọn chiến lược là tận dụng các điểm mạnh từ môi trường
bên trong như: lãnh đao có năng lực và kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên có trình
độ chuyên nghiệp, năng lực tài chính, sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, tận
dụng trình độ công nghệ dây truyền chế biến của công ty tạo ra những sản phẩm
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 24


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
3

Lớp Quản lý kinh tế 2014-1-lớp

đạt chất lượng tốt được các đối tác đánh giá cao. Bên cạnh đó, bộ phận Nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới của Công ty trong những năm qua đã tập hợp
được những cán bộ nòng cốt, có trình độ chuyên môn cao, dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban Giám đốc đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và phát triển những

sản phẩm mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho Công ty. Một
trong những thành tựu nổi bật của Ban giám đốc là đã cùng với các cán bộ
nghiên cứu của các Công ty khác trong ngành, sáng chế ra công nghệ và quy
trình sản xuất, cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao.
3.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược của Công ty
3.2.1. Giải pháp thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường
a) Marketing: Thực hiện chiến lược “khác biệt sản phẩm” dựa trên ưu
điểm của các sản phẩm nổi tiếng để tiếp tục mở rộng thị trường cũ và thâm nhập
thị trường mới, trên cơ sở triển khai mô hình chuyên đề cây trồng có giá trị kinh
tế cao. Đồng thời cung cấp thêm sự tiện ích cho khách hàng trung gian và nông
dân qua dịch vụ, chính sách bán hàng, hậu mãi như: giao hàng tận nơi, đúng lúc,
hỗ trợ khoa học kỹ thuật, v.v... Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện và nâng
cao kỹ năng marketing, tăng cường thêm về số lượng của nguồn nhân lực, đặc
biệt là đội ngũ marketing.
b) Giá: Xây dựng kế hoạch về giá trong kinh doanh là vấn đề đòi hỏi
Công ty phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỷ mỉ sao cho xây dựng được giá
cả thích hợp cho từng mặt hàng kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Để
có mức giá hợp lý thì Công ty phải thường xuyên theo dõi căn cứ vào giá
nguyên liệu nhập từ các nguồn hàng hợp lý và giá gia công, căn cứ vào sự biến
động của các yếu tố trên thị trường và chính sách thuế của nhà nước.
Công ty nên áp dụng giá phân biệt cho từng mức bán của các đại lý cấp 1
một cách hợp lý. Tuy nhiên, Công ty nên khống chế các đại lý để họ thực hiện
đúng bảng giá quy định của Công ty khi sản phẩm tới tay người nông dân, triệt
để xử lý các đại lý tự động tăng giá bán các sản phẩm của Công ty như cắt
thưởng, không được hưởng chiết khấu nếu vi phạm nhiều lần có thể huỷ bỏ hợp
Học viên: Nguyễn Nam Sơn

Page 25



×